You are on page 1of 62

ĐỖ VĂN LỢI (Tổng Chủ biên)

PHẠM THỊ THU HÀ - NGUYỄN THỊ THU HẰNG (Đồng Chủ biên)

Lớp
11
ĐỖ VĂN LỢI (Tổng Chủ biên) - PHẠM THỊ THU HÀ - NGUYỄN THỊ THU HẰNG (Đồng Chủ biên)
ĐOÀN TRƯỜNG SƠN - NGUYỄN THỊ THU HOÀI - ĐỖ THỊ THU TRANG - PHẠM XUÂN THANH
NGUYỄN THỊ MAI LY - ĐÀO TRUNG QUÂN - HOÀNG THỊ KIM LIÊN - PHÙNG THỊ LAN
LÊ THỊ THANH HOÀN - NGUYỄN THỊ LINH - NGUYỄN THỊ LÀ

Lớp
11
LỜI NÓI ĐẦU

Hải Phòng được biết đến là một thành phố cảng năng động, hiện đại đồng
thời giàu nét văn hóa, lưu giữ nhiều truyền thống tốt đẹp.
sẽ giúp các em khám phá về lịch sử, truyền
thống, những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội… của thành phố Hải Phòng.
Tài liệu gồm 06 chủ đề gắn với các nội dung về lịch sử thành phố Hải Phòng
trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, một số nhân vật tiêu biểu, truyện ngắn Hải
Phòng, quá trình hội nhập quốc tế, thị trường lao động và vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm tại thành phố Hải Phòng. Mỗi chủ đề được thiết kế gồm bốn hoạt
động: Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập và Vận dụng thể hiện
bằng các biểu tượng; thông qua các hoạt động nhằm giúp học sinh phát triển
năng lực tự học, tự trải nghiệm khám phá và xây dựng định hướng hướng nghiệp
cho bản thân.
Chúng tôi hi vọng rằng,
không chỉ giúp các em hiểu sâu sắc, toàn diện hơn về mảnh đất, con người
Hải Phòng từ đó thêm yêu thương, gắn bó với thành phố quê hương, đồng thời
định hướng hành động để góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển thành phố.
Chúc các em có những trải nghiệm và niềm vui cùng
và sẽ yêu thích, giữ gìn cuốn sách này.

BAN BIÊN SOẠN

2
MỤC LỤC

Chủ đề NỘI DUNG Trang

Nhân dân Hải phòng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc (từ thế kỉ I đến thế kỉ
1 5
XIX)

2 Danh nhân Hải Phòng trong lịch sử 15

3 Giới thiệu một số truyện ngắn Hải Phòng 26

4 Thị trường lao động và việc làm tại Hải Phòng 38

5 Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở Hải Phòng 46

6 Hải Phòng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 54

3
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH

Mở đầu
Xác định vấn đề học sinh cần giải quyết, kết nối với những vấn đề
học sinh đã biết, nêu vấn đề nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú cho
học sinh.

Kiến thức mới


Các nội dung (kênh chữ, kênh hình) và các hoạt động học tập giúp
học sinh tiếp nhận kiến thức mới.

Kết nối tri thức với các lĩnh vực khác


Các thông tin hỗ trợ có tính liên môn nhằm làm rõ các nội dung chính.

Câu hỏi

Em có biết?
Mở rộng, cung cấp thêm thông tin liên quan đến nội dung bài học.

Luyện tập
Các câu hỏi, bài tập, thực hành để củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ
năng gắn với kiến thức vừa học.

Vận dụng
Sử dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống,
vấn đề trong thực tiễn.

4
Chủ đề
NHÂN DÂN HẢI PHÒNG
1 TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC
(TỪ THẾ KỈ I ĐẾN CUỐI ThẾ KỈ XIX)

Mục tiêu:

(Hải Như, , 1970, theo báo Hải Phòng ngày 13-5-2005)

Hải Phòng - vùng đất cửa biển, phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng
trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (981 và
1075 - 1077), kháng chiến chống quân Nguyên (thế kỉ XIII)... hay trong các cuộc đấu tranh chống Bắc
thuộc (179 TCN - 938), chống ách đô hộ của nhà Minh (1407 - 1427), chống thực dân Pháp (cuối thế
kỉ XIX), nhân dân Hải Phòng dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần làm nên những trang sử hào hùng
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

5
I. ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN HẢI PHÒNG TRONG CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (TỪ THẾ KỈ
THỨ I ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX)
1. Nhân dân Hải Phòng đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc
(179 TCN - 938)
Thời Bắc thuộc, vùng đất Hải Phòng là một trong những nơi đương đầu trực tiếp chống lại sự xâm
lăng và âm mưu đồng hóa của phong kiến phương Bắc. Tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43)
chống ách đô hộ của nhà Hán, vùng đất Hải Phòng có nhiều tướng lĩnh và nhân dân tham gia, trong đó,
nổi bật nhất là nữ tướng Lê Chân. Tham gia khởi nghĩa Lý Bí (542 - 602) chống ách đô hộ của nhà
Lương, vùng đất Hải Phòng có 8 danh tướng. Tham gia khởi nghĩa Phùng Hưng (766 - 779) chống ách
đô hộ của nhà Đường, vùng đất Hải Phòng có 4 tướng họ Trương. Nhân dân Hải Phòng đã góp phần
vào cuộc đấu tranh bền bỉ chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc để cuối cùng giành thắng lợi
hoàn toàn vào năm 938.
Năm 40, được tin Trưng Trắc, Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, Lê
Chân đã tuyển mộ được hơn một trăm thanh niên ở khu vực An Dương
tham gia. Do tài năng hơn người nên bà đã được Hai Bà Trưng phong là
Thánh Chân công chúa, cùng Trưng Nhị làm tướng tiên phong đánh quân
Tô Định. Sau khi giành được độc lập, bà được giao trọng trách Chưởng
quản binh quyền nội bộ, đóng quân bảo vệ vùng ven biển Đông Bắc.
Trong khởi nghĩa Hoàng Độ (huyện An Dương) đã tập hợp nghĩa binh lập nên đội
Hai Bà Trưng (40 - thủy quân Nại Xuyên - Ngọ Dương lập nhiều công lớn, được Trưng
43), tại Hải Phòng Vương khen thưởng. Lễ hội Bơi trải cổ truyền ở Ngọ Dương đã phản ánh
đã thống kê được 12 phong trào luyện quân thủy của họ Hoàng, đến nay vẫn được lưu truyền.
địa điểm có di tích
Ngũ Đạo tướng quân và mẹ là Trần Thị Trinh quê ở trang Thượng
và thần tích nói về Câu (xã Tân Viên, huyện An Lão) đều là tướng của Hai Bà Trưng, chỉ
các tướng lĩnh và huy một cánh quân lớn đi đánh các đồn trại địch ở miền ven biển. Hai
nhân dân địa phương mẹ con đã đến lập đồn phòng thủ tại khu Đại Điền (xã Tân Viên), tuyển
thuộc các huyện An mộ thêm lính, tổ chức dân binh ở nhiều làng bên sông Đa Độ, Văn Úc.
Dương, Thủy Khi Mã Viện sang xâm lược, cả hai mẹ con đều chiến đấu anh dũng và
Nguyên, An Lão, hi sinh.
Tiên Lãng, Vĩnh
Bên cạnh đó, còn có nhiều vị tướng lĩnh khác trên vùng đất Hải
Bảo và nội thành
Phòng tham gia và có công lao trong cuộc khởi nghĩa. Huyện Thủy
Hải Phòng ngày nay
Nguyên có ba anh em họ Trương là Trương Tế, Trương Lại, Trương Độ
tham gia khởi nghĩa.
(xã Liên Khê), Sĩ Quyền (xã Mỹ Đồng). Huyện Vĩnh Bảo có Phạm
Đàm (xã Tam Đa), Long Lang (xã Lý Học). Huyện Tiên Lãng có ba chị
em ruột Tạ Ả Ráng, Tạ Huy Thâu, Tạ Đoan Dung (xã Tiên Minh), ba
anh em Hoàng Công, Dũng Công, Lược Công (xã Đoàn Lập), Đào
Lang (xã Khởi Nghĩa)...

Nại Xuyên nay thuộc huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Ngọ Dương nay thuộc xã An Hòa, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.

6
Lễ hội Bơi trải Ngọ Dương đã có từ lâu đời, gắn liền
với sự tích thờ vị Thành hoàng làng Ngọ Dương là
Hoàng Độ. Lễ hội được tổ chức vào ngày 24, 25 tháng
Chạp và các ngày 2, 3, 5 tháng Giêng tại đền, chùa Ngọ
Dương và sông Cổ Bồng trước cửa đền. Nghi lễ gồm
có hành lễ dâng hương (chỉ dâng đồ chay), nghi lễ rước
nước và tổ chức thi bơi trải.
Tham gia bơi trải là những nam giới từ 18 đến 45
tuổi, có sức khỏe, hiểu biết về bơi trải. Trang phục của
các thành viên mỗi trải theo 5 màu: đỏ, vàng, hồng,
xanh nõn chuối và xanh lam. Trải được sơn vẽ màu vàng, có đầu và đuôi hình rồng, thân vẽ vẩy. Lễ hội
đã được Nhà nước xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, năm 2020.
Hoàng Thanh, người trang Lương Quy (nay thuộc xã Lê Lợi, huyện An
Dương), tham gia khởi nghĩa từ đầu, lập nhiều chiến công. Khi Lý Bí lên ngôi
vua đã phong cho ông chức Hoài đạo tướng quân, rồi Thiên quan tư mã. Khi
quân nhà Lương sang đàn áp, Hoàng Thanh hết sức chống trả và đã anh dũng hi
sinh. Chị gái ông là Hoàng Thị Lãng có công giúp vua Lý Nam Đế một vạn
quan tiền chi việc quân nhu, được phong là Tư Thuận phu nhân.
Nguyễn Đình Thản ở trang Tràng Duệ (nay thuộc xã Lê Lợi, huyện An
Dương) đã đem hết gia sản đến giúp Lý Phật Tử đang đóng tại thành Ô Diên
Nhân dân đánh đuổi quân Lương. Lý Phật Tử phong ông làm Dũng Liệt tướng quân. Sau
Hải Phòng đó, ông theo Lý Phật Tử đánh bại quân Tùy. Khi Lý Phật Tử thất bại, ông thu
tham gia thập tàn quân mưu phục nước, phò giúp Thái tử làm vua. Khi Thái tử bị bắt, ông
khởi nghĩa đau buồn mà mất. Nhân dân Tràng Duệ lập miếu thờ suy tôn ông là phúc thần.
Lý Bí, góp
Vương Công Hiển ở ấp An Tràng (nay thuộc thị trấn Trường Sơn, huyện An
phần xây
Lão) đã đem quân tham gia khởi nghĩa và được Lý Bí tin dùng. Khi bị quân nhà
dựng nhà
Lương phản kích, ông đã bày mưu cho vua Lý thoát vây, đánh thắng quân Lương.
nước Vạn
Lý Bí xưng đế, phong Vương Công Hiển là Thiếu úy , cho cai quản vùng An
Xuân (542 -
Tràng. Khi quân Lương sang đánh, ông được vua giao cho bố phòng chặn đánh địch
602)
nhưng do thế địch mạnh, quân ta rút lui, Vương Công Hiển đã anh dũng hi sinh.

Bên cạnh đó, còn một số nhân vật tiêu biểu khác như: Vũ Công An, người
trang Quỳnh Lâu (nay thuộc xã Bắc Sơn, huyện An Dương), làm quan trong triều
đình của vua Lý Nam Đế. Nguyễn Hồng, ở trang Hà Liên (nay thuộc xã Bắc Sơn,
huyện An Dương), giữ chức Đô ngự sử, tham gia chặn giặc trên sông Bạch Đằng.
Hai danh tướng Lưu Quảng và Lưu Thiện chọn trang Hoa Lăng (nay thuộc
xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên) lập đồn phòng thủ ven biển chống giặc.
Sông Cổ Bồng bắt nguồn từ sông Lạch Tray chảy qua cửa đền, chùa Ngọ Dương và tiếp tục chảy qua địa phận huyện Kim Thành,
tỉnh Hải Dương.
Lý Phật Tử là cháu của Lý Nam Đế (còn gọi là Hậu Lý Nam Đế).
: chức quan võ, chỉ huy cấm quân (quân lính bảo vệ nhà vua và triều đình).
7
Trương Nữu, người trang Du Lễ, huyện Nghi Dương (nay thuộc
xã Du Lễ, huyện Kiến Thụy) đã đem quân về tập trung dưới quyền
của Phùng Hưng, được phong làm Đại tướng quân, chặn giữ nơi hiểm
yếu, chuẩn bị quân lương đánh thành Đại La .
Nhân dân Ba anh em họ Trương là Trương Phán, Trương Dị, Trương Thanh
Hải Phòng người huyện An Lão (nay thuộc phường Bắc Hà, quận Kiến An) đã
tham gia khởi tham gia khởi nghĩa. Mẹ của ba anh em họ Trương là bà Phùng Thị
nghĩa Trinh đã ngầm chiêu mộ dân binh vùng ven biển An Lão, Kiến Thụy,
Phùng Hưng An Dương tham gia nổi dậy. Khởi nghĩa thành công, bà được phong
(766 - 779) là công chúa, cả ba con được ban chức tước.
Sau khi Phùng Hưng mất, các tướng họ Trương ở vùng đất Hải
Phòng đều phò giúp con của Phùng Hưng là Phùng An. Khi nhà
Đường đem quân tiến đánh, Trương Nữu và ba anh em họ Trương đã
chiến đấu chống giặc đến cùng và đều anh dũng hi sinh.
Cuối tháng 12 năm 938, đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán tiến vào vùng biển Đông Bắc, âm
mưu xâm lược nước ta. Trận địa phục kích của Ngô Quyền và nhân dân ta đã khiến quân Nam Hán thất
bại nhanh chóng. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 chống quân Nam Hán của Ngô Quyền diễn ra chủ
yếu trên vùng đất Hải Phòng. Nhân dân vùng đất Hải Phòng đã tham gia và góp phần quan trọng vào
thắng lợi vĩ đại của dân tộc trên nhiều phương diện: tham gia đội quân dân tộc của Ngô Quyền, tham
gia xây dựng trận địa cọc trên sông Bạch Đằng, chuẩn bị hậu cần, tham gia đánh trận… Tiêu biểu là
Nguyễn Tất Tố, Đào Nhuận và 30 “thần tử” người làng Gia Viên (Quận Ngô Quyền), Đỗ Cảnh Thạc và
ba anh em Lý Minh, Lý Bảo, Lý Khả ở làng Hoàng Pha (xã Hoàng Động, Thuỷ Nguyên)…
2. Nhân dân Hải Phòng đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Minh (1407-1427)
Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ thất bại, đất nước rơi vào
một thời kì đau thương dưới ách đô hộ của nhà Minh kéo dài 20 năm (1407 - 1427). Chính sách đô hộ
tàn bạo của nhà Minh đã vấp phải sự đấu tranh quyết liệt của nhân dân ta với hàng loạt cuộc khởi nghĩa
bùng lên ở khắp nơi trong cả nước. Trong đó, có nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra trên vùng đất Hải Phòng
khiến kẻ địch không lúc nào được yên.
Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa sau:
Khởi nghĩa Nguyễn Sư Cối (1409 - 1410)

Cuối năm 1409, Nguyễn Sư Hào kiệt nhiều nơi về tụ Đầu năm 1410, tướng nhà
Cối tự xưng vương, cùng với nghĩa. Theo chính sử nhà Minh là Trương Phụ dẫn quân
Đỗ Nguyên Thố chiếm cứ địa Minh, nghĩa quân có đến trên thuỷ, bộ đến bao vây. Cuộc
bàn Nghi Dương làm căn cứ 2 vạn người. Nghĩa quân chiến đấu diễn ra ác liệt, quân
khởi nghĩa. nhiều lần tập kích quân Minh giặc bị tổn thất rất nhiều,
và thắng lớn. nhưng do quá chênh lệch về
lực lượng, cuộc khởi nghĩa bị
dập tắt.

Đại La là một thành trì, thủ phủ của An Nam đô hộ phủ thời nhà Đường. Thành nằm ở vị trí thuộc quận Ba Đình của thành phố Hà
Nội hiện nay.
Nghi Dương nay là địa bàn các quận, huyện: Đồ Sơn, Dương Kinh, Kiến Thụy.
8
Khởi nghĩa Phạm Ngọc (1419 - 1420)

Phạm Ngọc, nhà sư ở Được nhân dân cả Đầu năm 1420, quân
Đồ Sơn, tự xưng là La vùng Đông Bắc hưởng Minh đem đại quân đến
Bình vương, tập hợp dân ứng, cuộc khởi nghĩa phát đàn áp. Phạm Thiện và
chúng nổi dậy chống quân triển nhanh chóng. Nhiều Ngô Trung bị bắt; Phạm
Minh. thủ lĩnh nghĩa quân ở các Ngọc và những thủ lĩnh
Nghĩa quân đã chiếm vùng xung quanh như Đào nghĩa quân khác thoát
cứ và làm chủ được một Thừa, Phạm Thiện, Lê vòng vây, tiếp tục tập hợp
vùng rộng lớn, hoạt động Hành, Ngô Trung... đến lực lượng chiến đấu, gây
khắp vùng Hải Phòng tập hợp lực lượng dưới lá cho quân Minh nhiều khó
ngày nay, làm chủ nhiều cờ của La Bình vương. khăn. Đến giữa năm 1420,
đường sông, đường bộ. Phạm Ngọc bị quân Minh
bắt đưa về Bắc Kinh.

Khởi nghĩa Lê Ngã (1419 - 1420)

Lê Ngã (đổi tên là Dương Cuối năm 1419, Lê Ngã tập Nghĩa quân đã nhiều lần
Cung) người làng Tràng hợp nghĩa quân nổi dậy chống tấn công vào các thành lũy của
Kênh (huyện Thuỷ Nguyên). quân Minh. Cuộc khởi nghĩa đã quân Minh. Đặc điểm nổi bật
Vốn là gia nô của một quý tộc được đông đảo quần chúng của cuộc khởi nghĩa là ngoài
họ Trần nên Lê Ngã rất cảm hưởng ứng. Lê Ngã tự xưng là tính chất giải phóng dân tộc
thông với cuộc sống cơ cực Thiên Thượng hoàng đế, chiếm còn in đậm tính chất của cuộc
của dân nghèo, nhất là tầng cứ cả một khu vực rộng lớn ở đấu tranh giai cấp giữa tầng
lớp nô tì trong xã hội. Lê Ngã vùng Quảng Ninh - Hải Phòng lớp dân nghèo với tầng lớp quý
kêu gọi nhân dân nổi dậy khởi ngày nay. Lê Ngã còn phong tộc, quan lại theo nhà Minh.
nghĩa vừa để thoát khỏi ách tước cho các tướng thuộc quyền
Năm 1420, nhà Minh đưa
thống trị của ngoại bang, vừa và cho đúc một loại tiền riêng
quân đến đàn áp. Nghĩa quân
nhằm đấu tranh cho quyền lợi tiêu dùng trong khu vực kiểm
chiến đấu quyết liệt nhưng
của tầng lớp nghèo khổ nhất soát của nghĩa quân.
cuối cùng tan rã.
trong xã hội.

Trong khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427), trong lúc nghĩa quân Lam Sơn hoạt động mạnh ở vùng
Thanh Hóa trở vào thì ở phía Bắc, những cuộc đấu tranh của nhân dân vẫn tiếp tục diễn ra khắp nơi.
Những cuộc đấu tranh của nhân dân các địa phương phía Bắc, trong đó có nhân dân phủ Tân An (Hải
Phòng), đã khiến cho quân Minh gặp nhiều khó khăn, hỗ trợ đắc lực cho nghĩa quân Lam Sơn phát
triển, mở rộng phạm vi hoạt động. Cuối năm 1426, khi nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc, nhân dân
vùng duyên hải, trong đó có nhân dân Hải Phòng, không chỉ tiếp tế lương thực, ủng hộ nghĩa quân về
mọi mặt mà còn gia nhập nghĩa quân hoặc tự vũ trang lập thành các đội dân binh, cùng với nghĩa quân
vây đánh các đồn lũy của địch, giải phóng xóm làng, quê hương, góp phần cùng nhân dân cả nước
hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc.

9
3. Nhân dân Hải Phòng đấu tranh chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX
Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) do nhà Nguyễn kí kết với thực dân Pháp
đã đánh dấu Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta
cuối thế kỉ XIX, đặc biệt là các cuộc khởi nghĩa lớn, đã tác động mạnh mẽ đến cuộc đấu tranh chống
Pháp của nhân dân Hải Phòng, trực tiếp hình thành các căn cứ và lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia.
Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Đốc Tít, Tiền Đức, Đốc Trịch, Thống Ất, Cai Chiêm, Mạc Đĩnh
Phúc…

Khởi nghĩa Đốc Tít (1882 - 1889)

Đốc Tít, người làng Lưu Thượng, Kinh Môn, Hải Dương. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc
Kì, ông tham gia cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật ở Bãi Sậy, Hưng Yên. Ông được giao
nhiệm vụ tuyển quân, lập căn cứ để mở rộng cuộc khởi nghĩa. Ông đã chọn động Thiên Khai, chùa
Kim Liên và làng Trại Sơn (xã An Sơn, Thủy Nguyên) lập căn cứ.
Cuộc khởi nghĩa lan rộng ra nhiều địa phương, liên kết với các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn
Thiện Thuật ở Hưng Yên, khởi nghĩa của Tiền Đức ở Cát Bà. Thực dân Pháp phải huy động lực
lượng quân lớn tổ chức nhiều cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân nhưng đều bị thất bại.
Tháng 10 - 1888, thực dân Pháp dùng gần một nghìn quân, có pháo binh hỗ trợ, tấn công, bao
vây, triệt đường cung cấp lương thực của nghĩa quân. Để bảo toàn tính mạng cho nghĩa quân, ông
chấp nhận đàm phán để kí hòa ước. Ông đã bị thực dân Pháp lừa bắt và đày đi An-giê-ri.

Khởi nghĩa Tiền Đức (1885 - 1889)

Tiền Đức cùng Đốc Tít khởi xướng cuộc khởi nghĩa tại khu vực Trại Sơn, Thủy Nguyên.
Tháng 6 - 1885, ông phối hợp với Lãnh Pha, Lãnh Hy, Đề Hồng, Đề Hẹn đẩy mạnh hoạt động ở
vùng Đông Triều (Quảng Ninh) và vùng biển Cát Bà. Ở đảo Cát Bà, ông dựa vào địa hình hiểm trở
vùng Trung Trang, Mái Gợ, Trà Báu, xây dựng đồn tiền phương, đồn trung, đồn hậu.
Năm 1889, quân Pháp đổ bộ lên đảo tấn công căn cứ. Ông và nghĩa quân rút về Việt Hải, sau đó
rời Cát Bà.

Khởi nghĩa Đốc Trịch, Thống Ất, Cai Chiêm (1885 - 1886)

Hưởng ứng chiếu Cần Vương, ở khu vực Sái Nghi, Thái Ngơi, Lang Thượng (xã Mỹ Đức, huyện
An Lão) có ba ông Đốc Trịch, Thống Ất, Cai Chiêm kêu gọi dân chúng nổi dậy phò vua, đánh đuổi
giặc Pháp.
Nghĩa quân đã liên hệ, phối hợp với cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật và Đốc Tít. Quân
Pháp tổ chức nhiều cuộc tấn công nghĩa quân nhưng đều thất bại.
Tháng 12 - 1886, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn. Ba ông đã hi sinh và cuộc khởi
nghĩa bị dập tắt.

10
Khởi nghĩa Mạc Đĩnh Phúc (1896 - 1898)

Mạc Đĩnh Phúc, người làng Bình Hà (thị trấn Thanh Hà, Hải Dương), vốn họ Mạc ở Cổ Trai
(Kiến Thụy, Hải Phòng).
Từ năm 1896, ông đã bí mật tích cực chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa chống thực dân
Pháp. Năm 1897, ông tổ chức lễ tế cờ, tuyên bố khởi nghĩa, tự phong làm vua, với khẩu hiệu
“Bình Tây, diệt Nguyễn”, khôi phục nhà Mạc.
Cuộc khởi nghĩa lan rộng ra khắp vùng duyên hải Bắc Kì. Tri phủ Kiến Thụy là Phạm Duy Du
cũng tham gia và nộp phủ đường cho nghĩa quân.
Tháng Chạp năm 1897, nghĩa quân đồng loạt tấn công các huyện lị Vĩnh Bảo, Ninh Giang, Tứ
Kỳ, tỉnh lị Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, các cuộc tấn công đều bị thất bại.
Cuộc khởi nghĩa đã bị thực dân Pháp khủng bố dã man.

Có thể nói rằng, những năm cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước của nhân dân Hải Phòng đã làm
cho thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn trong công cuộc ổn định tình hình Hải Phòng để tập trung đầu
tư, khai thác thuộc địa. Các cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng một lần nữa chứng minh tinh
thần yêu nước, đấu tranh kiên cường của nhân dân Hải Phòng, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, khơi nguồn cho những trang sử hào hùng trong các giai đoạn tiếp theo.

II. ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN HẢI PHÒNG TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (TỪ SAU NĂM
938 ĐẾN NĂM 1288)

1 Đóng góp của nhân dân Hải Phòng trong kháng chiến chống quân Tống lần
thứ nhất (981)
Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ bộ tiến đánh Đại Cồ Việt: đạo quân bộ theo đường
Lạng Sơn, đạo quân thuỷ tiến theo sông Bạch Đằng. Vua Lê Đại Hành đã trực tiếp chỉ huy chặn đánh
thủy quân giặc. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Mùa
Kết nối với
xuân tháng 3, Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng đến Lạng Kết nối
lịch sửvới
dânđịa
tộclí
Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch
Sông Bạch Đằng là đoạn cuối sông Đá Bạc,
Đằng. Vua tự làm tướng chống giữ, sai binh sĩ đóng cọc ngăn
hợp lưu với sông Cấm ở cửa Nam Triệu. Từ
sông, quân Tống rút lui”.
cửa biển Bạch Đằng, dùng thuyền có thể
Chiến trường chống quân xâm lược Tống đã diễn ra ở tiến sâu vào nội địa nước ta. Từ đảo Vũ Yên
nhiều nơi vùng Đông Bắc và vùng trung tâm châu thổ sông đến Hạ Đoạn, Lương Xâm, Xâm Bồ, Tràng
Hồng, nhưng khu vực cửa biển Bạch Đằng và địa bàn huyện Cát hiện nay là vùng cửa biển Bạch Đằng.
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay là chiến trường
, NXB Thời Đại, 2011, tr.138.

11
chính. Nhiều thần tích, di tích còn lại đến nay cho thấy sự tham gia đông đảo của nhân dân trên vùng
đất Hải Phòng trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 981.
Chợ Phướn ở Thủy Đường (huyện Thủy Nguyên) là nơi đặt bản doanh tiền phương. Huyện Thủy
Nguyên có bốn anh em Phạm Quang, Phạm Nghiêm, Phạm Huấn và Phạm Cúc Nương ở trang Thủy
Đường (nay thuộc xã Thủy Đường) đã trực tiếp tham gia chiến đấu; Phạm Quảng ở trang Hoa Chương
(nay thuộc xã Mỹ Đồng) là người thân tín bên cạnh vua Lê Đại Hành, được giao chỉ huy một đạo binh
lớn chia thành các đạo thủy, bộ đánh thẳng vào doanh trại quân Tống trên sông Bạch Đằng. Ba anh em
Đào Tế, Đào Lai, Đào Bộ ở trang Trinh Hưởng (nay thuộc xã Thiên Hương) đã được vua Lê Đại Hành
giao chỉ huy đánh bại quân Tống ở khu vực Lục Đầu Giang (nay thuộc tỉnh Hải Dương).
Huyện Tiên Lãng có năm anh em Đặng Công Xuân, Đặng Công Trung, Đặng Công Thọ, Đặng
Công Tuấn và Đặng Công Nghiêm ở trang Đốc Kính (nay thuộc xã Toàn Thắng) đã hăng hái tham gia
chiến đấu, lập nhiều chiến công ở chiến trường Đông Bắc. Hoàng Độ, Hoàng Trản, Quảng Đức, Khoan
Lưu ở trang Ngân Bồng và Ngân Cầu (nay thuộc xã Quyết Tiến), Huy Thâu Trinh Thục công chúa, Ả
Lãng Phương Viên công chúa, Đoan Dung Thục Diệu công chúa và Lý Xoa Kỳ bản lộ đại tướng (xã
Tiên Minh) đã chiến đấu đánh quân Tống ngay tại làng quê mình…

2 Đóng góp của nhân dân Hải Phòng trong kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai
(1075-1077)

Cuối năm 1075, trước những hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, quân đội nhà Lý
đã chủ động bao vây, tiêu diệt ba căn cứ quân sự, hậu cần và các trại dọc biên giới của quân Tống, sau
đó rút quân về nước, khẩn trương chuẩn bị kháng chiến
Cuối năm 1076, quân Tống theo nhiều đường tiến vào xâm lược Đại Việt. Nhân dân vùng đất Hải
Phòng tiếp tục có những đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai. Vua Lý
thương tiếc cho lập đền tại quê nhà Cam Lộ.
Nguyễn Trung Thành, người trang Cam Lộ, huyện Giáp Sơn (nay thuộc phường Hùng Vương, quận
Hồng Bàng), làm quan Gián nghị đại phu vì có công lớn trong “đánh Tống bình chiêm” nên được
phong chức Bình chương quân quốc trọng sự (hàm Tể tướng ), đã hi sinh trong trận Chung Sơn. Vua
Lý thương tiếc cho lập đền thờ tại quê nhà Cam Lộ.

Đỗ Nghị, tên chữ là Công Hoằng, ở trang Đồng Giới (nay thuộc xã An Đồng, huyện An Dương) được
giao chuyên lo việc tuần phòng, bảo vệ vùng ven biển. Khi quân Tống sang xâm lược, ông đem theo cả
gia đình, môn khách cùng binh sĩ dưới quyền tham gia. Vợ ông là phu nhân Đỗ Hồng (có tài liệu chép
là em gái) cũng xuất lương thực, tiền bạc giúp việc quân cơ. Trong một trận đánh, ông bị giặc bắt, chúng
dùng nhiều thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông kiên quyết không chịu đầu hàng. Nhân lúc giặc sơ hở,
Đỗ Nghị nhảy xuống sông tuẫn tiết.
Đào Lôi ở trang Vân Tra (nay thuộc xã An Đồng, huyện An Dương), là người văn võ song toàn, đời
vua Lý Thái Tổ, giữ chức Đô đài lang, rồi Tiền Kim ngô tướng quân, sau về trí sĩ tại quê nhà. Khi quân
Tống sang xâm lược, vua Lý Thánh Tông triệu ông hồi kinh, dù tuổi già nhưng ông vẫn xin ra trận.
: chức quan có trách nhiệm can gián nhà vua.
: chức quan đứng đầu các quan trong triều, giúp vua điều hành công việc.
: người có tài năng được một gia đình quý tộc thời phong kiến coi trọng và nuôi dưỡng lâu dài trong nhà.
: thôi làm quan, về nghỉ.
12
An Tấn, người trang Cựu Điện (nay thuộc xã Nhân Hoà, huyện Vĩnh Bảo), bốn anh em Hoàng Uy,
Hoàng Tế, Hoàng Thiện, Hoàng Trinh Nương ở trang Dưỡng Chân (nay thuộc xã Chính Mỹ, huyện Thuỷ
Nguyên), Nguyễn Hùng ở trang Trịnh Xá (nay thuộc xã Thiên Hương, huyện Thuỷ Nguyên)... cũng tham

3 Đóng góp của nhân dân Hải Phòng trong kháng chiến chống quân Nguyên (thế kỉ XIII)

Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285)

Cuối tháng 1 năm 1285, các mũi tấn công của Ở trang Văn Đẩu (nay thuộc quận Kiến
quân Nguyên bắt đầu vượt qua biên giới tiến vào An) có hai anh em Trần Nhội và Trần
nước ta. Thế giặc rất mạnh, vua tôi nhà Trần phải Phương. Trần Nhội từng thi đậu Thái học
tổ chức rút lui khỏi kinh thành Thăng Long để bảo sinh , được bổ vào Viện hàn lâm. Trần
toàn lực lượng. Phương đỗ võ cử, được sung làm quản vệ. Các
Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn hộ giá các ông về quê tuyển mộ binh sĩ, tiến cử em vợ là
vua Trần bí mật rút về các lộ vùng Đông Bắc (Hải Nguyễn Thiên Lộc, Nguyễn Thiên Mẫn và
Phòng - Quảng Ninh), rồi chờ cho Toa Đô vượt Nguyễn Bình.
qua Thanh Hoá tiến ra Trường Yên thì quay lại Vũ Đăng Dũng, người trang Đan Điền (nay
thuộc xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo) đứng
chiếm lấy Thanh Hoá để làm căn cứ. Từ Hải Đông,
ra chiêu mộ hương binh, lập đồn Cự Lai, gia
vua Trần qua làng Thủy Chú (nay thuộc Thủy
nhập quân triều đình đánh giặc, cứu nước.
Nguyên), dùng thuyền nhẹ ra đảo Tháp Nhĩ Sơn
Vũ Hải (xã Du Lễ, huyện Kiến Thụy) tham
(Đồ Sơn), nơi có căn cứ thủy quân, rồi dùng thuyền
gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần
lớn vượt vào Thanh Hóa chuẩn bị cho cuộc phản
thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288), được truy
công chiến lược.
phong là Bạt Hải đại vương…

Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba (1287-1288)

Năm 1287, quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ ba. Quân dân nhà Trần đã có kế sách
chống giặc, tổ chức chiến đấu quyết liệt khiến quân Nguyên rơi vào tình thế bất lợi, buộc phải tìm
đường rút quân về nước. Trong đó, cánh quân rút theo đường sông Bạch Đằng đã bị quân ta đánh tan.
Trong chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, nhân dân Hải Phòng đã có nhiều đóng góp quan trọng.
Nhân dân các làng xã dọc sông Giá, sông Bạch Đằng đã tích cực quyên góp lương thực, lên rừng
chặt cây, ngăn các nhánh sông, lạch triều để chặn thuyền giặc, kết bè, mảng để chất củi khô, dầu trám
phục vụ đánh hỏa công.
Để biểu thị quyết tâm tiêu diệt địch, Trần Hưng Đạo đã trao cho quân dân trong vùng Trúc Động
(huyện Thủy Nguyên) một thanh kiếm và một lá cờ.
Hang Lương (Thủy Nguyên), Phú Xá (Hải An) là nơi chứa lương thực, chùa Vẽ là nơi Trần Hưng
Đạo vẽ sơ đồ, chùa Đỏ là nơi binh sĩ nấu cơm chờ đánh giặc.

: người đỗ kì thi do triều đình tổ chức dưới thời Trần.

13
Ở Thủy Nguyên, có hai anh em Trần Hộ, Trần Độ lập các đội dân binh các làng Phục Lễ, Phả Lễ
tuần tra trên sông, đảm bảo việc giữ gìn bí mật cho trận địa cọc. Lý Hồng, Vũ Nguyên tổ chức cho
dân làng Do Lễ rèn giáo mác. Vũ Đại ở Dưỡng Động dẫn một đạo dân binh mai phục ở bên sông
Bạch Đằng.
Ông Lủi, bà Lủi là những người dân kiếm củi ở làng Tràng Kênh tự nguyện làm liên lạc.
Vũ Chí Thắng, người làng Hàng Kênh (Quận Lê Chân) được Trần Quốc Tuấn cử về miền Hải
Đông bí mật bố trí đồn trại.
Lương Toàn, người trang Quý Xuyên (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo), tự bỏ tiền mua sắm vũ khí,
tuyển người tài giỏi trong trang xung quân.
Nguyễn Danh Uy người làng Quỳnh Hoàng (xã Nam Sơn, huyện An Dương) cùng Nguyễn
Lãng tuyển quân tham gia chiến đấu.
Bùi Thị Từ Nhiên ở trang Phú Lương (nay thuộc quận Hải An) vận động dân làng đóng góp
lương thực nuôi quân.
Mai Thị Tuyết ở làng Xưa (Thuỷ Nguyên) đã xuất tiền của, vận động dân làng bắc cầu qua sông
Hà Tê để giúp việc quân.
Quận Đa phu nhân ở trang Câu Tử (nay thuộc xã Hợp Thành, huyện Thuỷ Nguyên) động viên
hai con trai đánh giặc và cả hai đã anh dũng hi sinh…

Với những công lao của Bùi Thị Từ Nhiên trong cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên, Trần Hưng Đạo đã phong tặng cho bà là Nữ
tướng hậu cần. Năm 1328, Nữ tướng hậu cần Bùi Thị Từ Nhiên qua
đời, dân làng tưởng nhớ công lao của bà đã tạc tượng thờ tại đền Phú
Xá cùng với Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Đền đã được Nhà
nước xếp hạng là Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia, năm 1988.
Hiện nay, ở phường Đông Hải 1, quận Hải An có một con đường
mang tên nữ tướng Bùi Thị Từ Nhiên.

Vẽ sơ đồ khái quát đóng góp của nhân dân Hải Phòng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc (từ thế kỉ I
đến cuối thế kỉ XIX).

Sưu tầm tư liệu và trình bày theo cách của em (đoạn phim, tập san, bài thuyết trình…) để
giới thiệu về một nhân vật hoặc một cuộc khởi nghĩa của nhân dân vùng đất Hải Phòng trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc (từ thế kỉ I đến cuối thế kỉ XIX) mà em ấn tượng nhất.

14
Chủ đề
DANH NHÂN HẢI PHÒNG
2 TRONG LỊCH SỬ

Mục tiêu:

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã sản sinh ra rất nhiều anh hùng, danh
nhân. Hải Phòng tự hào là một vùng đất có nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu, đó là những người lập
nhiều chiến công trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, hoặc có những đóng góp đối với sự
nghiệp xây dựng đất nước (bộ máy nhà nước, phát triển kinh tế…) hoặc góp phần vào sự phát triển của
nền văn hóa, giáo dục của dân tộc.

I. KHÁI QUÁT
Hải Phòng là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Trong lịch sử, thời kì nào vùng đất Hải Phòng cũng có
những người tài năng, tiêu biểu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và trong sự nghiệp chống
ngoại xâm. Dù đó là những người sinh ra ở Hải Phòng hoặc là những người từ địa phương khác tới sinh
sống, làm việc, gắn bó nhiều năm với vùng đất cửa biển thì ở họ đều có điểm chung là lòng yêu nước và
sự đóng góp trí tuệ, công sức cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Về chính trị, vùng đất Hải Phòng là nơi phát tích của vương triều Mạc với hai vị vua tiêu biểu là
Thái tổ Mạc Đăng Dung, người khởi lập Vương triều Mạc; Thái tông Mạc Đăng Doanh, người đã ngăn
: bắt đầu làm nên sự nghiệp từ nơi nào đó.

15
chặn sự suy thoái kinh tế, phục hồi nền văn hóa dân tộc và đặt nền móng cho sự hình thành “Đô thị ven
biển đầu tiên của Việt Nam”.
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, trên vùng đất Hải Phòng mỗi thời kì đều xuất hiện những nhân vật
tiêu biểu, góp công đầu trong những chiến công chung của dân tộc. Đó là Nữ tướng Lê Chân, người có
công khai phá vùng đất nội thành ngày nay và mở đầu truyền thống chống ngoại xâm của người Hải
Phòng. Nguyễn Tất Tố và Đào Nhuận là những chàng trai trẻ thạo nghề sông nước đã giúp Ngô Quyền
dựng trận địa cọc ở cửa sông Bạch Đằng (938). Vũ Hải, sinh ra từ làng chài ven biển, đã chiến đấu và hi
sinh trên vùng biển quê hương (1288). Thời hiện đại, Hải Phòng có Nguyễn Đức Cảnh, người sáng lập
Chi bộ Cộng sản ở Hải Phòng (1929) - một trong những chi bộ cộng sản ra đời sớm nhất ở nước ta…
Trên lĩnh vực kinh tế, đầu thế kỷ XX, cùng với hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn, thành phố
Hải Phòng là nơi khởi nghiệp và phát triển của một số nhà tư sản dân tộc có tinh thần yêu nước và tư
tưởng độc lập trong kinh doanh, cạnh tranh quyết liệt với tư sản Pháp - Hoa, tiêu biểu là hai nhà tư sản
Bạch Thái Bưởi và Nguyễn Sơn Hà.
Trên lĩnh vực văn hóa và giáo dục, vùng đất Hải Phòng cũng có những nhân vật góp phần vào sự
phát triển văn hóa, giáo dục của quê hương, đất nước. Trong đó, phải kể đến Tiến sĩ Nguyễn Chuyên
Mỹ (thời trung đại) và nhạc sĩ, nhà thơ Văn Cao (thời hiện đại).

II. MỘT SỐ NHÂN VẬT TIÊU BIỂU TRONG SỰ NGHIỆP CHỐNG NGOẠI XÂM

1 Lê Chân

Lê Chân quê ở trang Vẻn, Đông Triều (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Năm 20 tuổi, Lê Chân nổi
danh tài sắc, bị Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định ép làm tỳ thiếp và giết cha. Vì vậy đã cùng nhiều
bạn hữu lánh ra vùng đất bên sông Cấm khai phá, lập trang An Biên (tên nôm là làng Vẻn), chuẩn bị
lực lượng cho ý chí quyết “Đền nợ nước, trả thù nhà”. Đồng đất được mở mang, dân chúng hội tụ, chăm
chỉ cày cấy, tích lũy lương thảo. Nhiều thanh niên trong vùng xung phong tham gia nghĩa quân, lực
lượng nghĩa binh ngày càng đông đảo. Mùa xuân năm 40, hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị phất cờ
khởi nghĩa. Lê Chân lập tức kéo quân về tụ nghĩa. Bà được Hai Bà Trưng phong làm Thánh Chân công
chúa, cùng Bình Khôi công chúa Trưng Nhị làm tướng tiên phong đánh quân Tô Định.
Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, giao cho nữ tướng Lê Chân trọng trách
Chưởng quản binh quyền nội bộ , đóng quân bảo vệ vùng ven biển Đông Bắc. Nữ tướng đã huy động
quân dân xây dựng khu vực trang An Biên thành đồn lũy đề phòng giặc từ biển vào, gọi là Hải tần
phòng thủ. Bên cạnh việc canh giữ biên cương, bà còn chiêu mộ thêm dân, chăm lo phát triển mở mang
trang ấp.

Nhà Hán sau khi đặt được ách cai trị trên đất nước ta đã chia nước ta làm hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. Quận Giao Chỉ tương
đương vùng Bắc Bộ Việt Nam ngày nay.
: nhiệm vụ quản lí quân đội trong triều.

16
Mùa hè năm 42, nhà Hán cho quân sang đàn áp, thủy quân theo đường biển tiến vào cửa sông Bạch
Đằng. Nữ tướng Lê Chân trực tiếp chỉ huy đánh chặn nhưng do lực lượng mỏng, thế địch mạnh nên
quân ta phải rút lui. Thế cùng, Lê Chân tuẫn tiết, quyết không sa vào tay giặc.
Nữ tướng Lê Chân được lịch sử ghi nhận có những đóng góp to lớn trong việc khai phá, hình thành
nên vùng đất nội thành Hải Phòng ngày nay và là người mở đầu truyền thống yêu nước chống ngoại
xâm của nhân dân vùng đất Hải Phòng.

Kết Kết nốingày


nối với với nay
lịch sử dân tộc

Nữ tướng Lê Chân được nhiều địa phương thờ phụng. Tiêu biểu là đền An Biên (xã Thủy An,
huyện Đông Triều, Quảng Ninh), quê hương nữ tướng; đền Nghè, đình An Biên (phường An Biên,
Quận Lê Chân, Hải Phòng), nơi bà khai hoang, lập trang ấp, xây dựng lực lượng và chặn đánh cuộc
xâm lược của Mã Viện; đình Hoàng Mai (phường Mai Động, quận Tây Hồ, Hà Nội), nơi bà lập sới
vật để huấn luyện quân sĩ; đền thờ ở Lạt Sơn (xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam), nơi đặt
căn cứ địa và nơi bà tuẫn tiết...
Để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Lê Chân, ở thành phố Hải Phòng hiện nay có một quận, một
phố và hai ngôi trường mang tên bà: Quận Lê Chân, phố Lê Chân, trường THCS Lê Chân và
trường THPT Lê Chân. Đồng thời, tên của bà được đặt tên cho giải thưởng trao cho những người
phụ nữ có thành tích xuất sắc của thành phố Cảng - giải thưởng “Nữ tướng Lê Chân”.
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân được tổ chức vào tháng Hai (Âm lịch) hằng năm, là một
trong những lễ hội lớn nhất ở thành phố Hải Phòng, được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia, năm 2016.

2 Nguyễn Tất Tố và Đào Nhuận

Nguyễn Tất Tố và Đào Nhuận, người làng Gia Viên , là một trong những người lập công đầu
trong trận đại chiến đánh bại quân Nam Hán trên cửa sông Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền chỉ huy.
Đào Nhuận, gốc người Thủy Đường (Thủy Nguyên), cùng cha làm nghề đánh cá, có sức khoẻ,
tinh thông võ nghệ. Nguyễn Tất Tố cùng cha làm nghề thuyền câu, có tài bơi lặn, giỏi võ.
Năm 938, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta theo đường biển vào cửa sông Bạch Đằng. Ngô
Quyền gấp rút cùng quân sĩ và nhân dân chuẩn bị cuộc kháng chiến. Đào Nhuận và Nguyễn Tất Tố đã
tự nguyện đầu quân, được Ngô Quyền trọng dụng. Đào Nhuận được Ngô Quyền giao cho chỉ huy quân
sĩ và nhân dân lên rừng lấy gỗ đẽo cọc nhọn cắm ở cửa sông rồi cùng Ngô Xương Ngập và Dương Tam
Kha đem quân mai phục hai bên bờ sông. Nguyễn Tất Tố được Ngô Quyền giao chỉ huy 20 thuyền nhẹ
ra cửa biển chờ giặc tới thì khiêu chiến nhử chúng vào trận địa cọc của quân ta.
Khi thuyền giặc vượt qua bãi cọc cũng là lúc thủy triều bắt đầu rút, Nguyễn Tất Tố phất cờ hiệu
tấn công. Phục binh của ta ở hai bên bờ sông do Dương Tam Kha, Ngô Xương Ngập, Đào Nhuận chỉ
huy tiến ra đánh phá, chia cắt đội hình quân giặc. Ngô Quyền chỉ huy đại quân tiến công. Quân Nam
Hán lúng túng run sợ, quay thuyền tháo chạy, thuyền xô vào hàng cọc vỡ, đắm.
(4)
Làng Gia Viên thuộc khu vực trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng hiện nay.

17
Sau khi đánh bại quân xâm
lược, năm 939, Ngô Quyền xưng
vương. Đào Nhuận, Nguyễn Tất Tố
và nhiều người lập chiến công đã
được Ngô Vương khen thưởng.
Nhân dân làng Gia Viên cũng được
miễn thuế khoá và binh lương.

3 Vũ Hải
Theo thần phả làng Du Lễ (nay là xã Du Lễ, huyện Kiến Thụy), Vũ Hải thuở nhỏ là cậu bé khôi
ngô, thông minh, lớn lên có sức khỏe hơn người, tính tình hiền hậu, hay làm việc thiện.
Khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ hai (1285), nhà Trần tuyển chọn người tài giúp
nước, Vũ Hải đã lên kinh đô ứng thí. Ngay sau khi trúng tuyển, ông đã được vua ban chức Phó Đô trung
lang tướng và tham gia đội quân của Thái sư Trần Quang Khải chặn đường tiến của Toa Đô từ Chiêm
Thành đánh ra Nghệ An. Do chiến đấu dũng cảm, ông được phong chức Tả tham nghị . Sau đó, ông
tiếp tục tham gia đánh tan quân Nguyên trên sông Nhị Hà và Tây Kết . Kháng chiến thắng lợi, Vũ
Hải được phong chức Phó Đô ngự sử và được vua cho về quê nhà an dưỡng.
Năm 1287 - 1288, quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ ba, Vũ Hải được nhà vua phong
chức Bạt Hải tướng quân và cho chỉ huy một đạo quân thủy. Ông đã chọn 40 trai tráng giỏi nghề bơi lội
xung vào đội quân của mình. Sau những trận chiến ác liệt, tướng quân Vũ Hải đã hi sinh trên vùng biển
quê hương ở cửa biển Đại Bàng (Văn Úc). Ông được triều đình truy phong là Bạt Hải đại vương và
nhân dân lập đền thờ tại quê hương.
4 Nguyễn Đức Cảnh
Nguyễn Đức Cảnh, sinh ngày 02-02-1908, quê làng Diêm Điền, nay là thị trấn Diêm Điền,
huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Cha là thầy giáo, có thời kì dạy học ở làng Cựu Đôi, huyện Tiên
Lãng. Mẹ là người họ Trần làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo. Cha mất sớm, gia cảnh khó khăn nên
Nguyễn Đức Cảnh được bạn của cha là Trần Mỹ, người làng Cổ Am, đang làm Tuần phủ tỉnh Thái
Bình xin được đem về nuôi và đổi sang họ Trần. Sau khi học xong Tiểu học, Nguyễn Đức Cảnh được
sang học trường Thành Chung ở Nam Định. Vì vậy, Nguyễn Đức Cảnh được thừa hưởng gia phong và
sự học hành nghiêm túc.
Những năm 1925 - 1926, khi học ở Nam Định và sau đó làm thợ nhà in ở Hà Nội, Nguyễn Đức
Cảnh rất tích cực tham gia phong trào yêu nước của học sinh và thợ thuyền. Tháng 9-1927, ông sang
chức quan đứng đầu đội bảo vệ hoàng cung.
tên gọi của vương quốc Chăm-pa giai đoạn từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV - một quốc gia cổ có lãnh thổ trên phần đất
tương ứng miền Trung Việt Nam ngày nay.
chức quan thuộc hàng ngũ phẩm, có vai trò dự bàn những công việc quan trọng.
tên gọi của sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội ngày nay.
Tây Kết nay thuộc địa phận huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
chức quan đứng đầu Ngự sử đài, có nhiệm vụ can gián nhà vua, đàn hặc (phê phán) các quan, bàn chính sự, xét hỏi các vụ
kiện người quyền quý ở kinh đô ức hiếp dân lành.
(1
chức quan đứng đầu một tỉnh thời Nguyễn.
18
Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Tháng 2-1928, ông được
kì bộ Thanh niên Bắc Kì cử làm Bí thư Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và
tháng 4-1929, thành lập Chi bộ Cộng sản thành phố Hải Phòng. Đầu năm 1930,
Nguyễn Đức Cảnh dự hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương
Cảng (Trung Quốc). Sau đó, Nguyễn Đức Cảnh trở về Việt Nam, thành lập và
làm Bí thư Đảng bộ thành phố Hải Phòng. Tháng 5-1930, ông làm Bí thư Xứ ủy
Bắc Kì và cuối năm được điều vào tham gia Xứ ủy Trung Kì.
Tháng 4-1931, Nguyễn Đức Cảnh bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình.
Thời gian trong nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), ông đã dồn tâm trí soạn cuốn “Công
nhân vận động” nêu rõ đặc điểm giai cấp công nhân, kinh nghiệm vận động công nhân. Mờ sáng ngày
31-7-1932, thực dân Pháp cho thi hành bản án đối với Nguyễn Đức Cảnh. Trước khi lên máy chém, thái
độ bình tĩnh, hiên ngang của người chiến sĩ cộng sản kiên trung đã làm cho kẻ thù phải run sợ.
Nguyễn Đức Cảnh là học trò xuất sắc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh một trong những
người sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam, Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Hải Phòng, là người tận trung với
nước, tận hiếu với dân, nêu cao tấm gương sáng về phẩm chất, khí tiết và đạo đức của người chiến sĩ
cộng sản.

III. MỘT SỐ NHÂN VẬT TIÊU BIỂU TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ

1 Mạc Đăng Dung

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, vùng đất Hải Phòng là đất phát tích của Vương triều
Mạc, người khởi dựng là Mạc Đăng Dung. Ông sinh năm 1483, đời vua Lê Thánh Tông, tại làng Cổ
Trai, huyện Nghi Dương, nay thuộc xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Mạc Đăng
Dung là cháu 7 đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần.
Sinh thời, Mạc Đăng Dung làm nghề đánh cá, có sức khoẻ phi thường, tướng mạo khôi ngô tuấn
tú, đi thi võ trúng Đô lực sĩ và được sung vào đội túc vệ chuyên cầm dù theo vua Lê Uy Mục. Bằng sự
nhạy bén chính trị của bản thân, Mạc Đăng Dung thăng tiến rất nhanh. Năm 1511, ông được phong tước
Vũ Xuyên bá, đến năm 1516, được cử làm Trấn thủ Sơn Nam với chức Phó tướng Tả đô đốc. Trải qua ba
đời vua Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng, Mạc Đăng Dung được ban tước vương, uy
thế bao trùm. Năm 1527, trước sự hỗn loạn của triều Lê, ông đã phế truất vua Lê Cung Hoàng, lên làm
vua, lập ra nhà Mạc.
Mạc Đăng Dung ở ngôi 3 năm, giống như nhà Trần, tháng 12 năm 1529, ông nhường ngôi cho con
là Mạc Đăng Doanh, còn mình thì rút về ở Cổ Trai làm Thái Thượng hoàng nhưng vẫn là người quyết
định triều chính. Hằng tháng, vào ngày 8 và 22, vua và triều thần vẫn phải về yết kiến Thái Thượng
hoàng. Mạc Đăng Dung mất năm 1541, thọ 59 tuổi.
: đội quân hầu bảo vệ trong cung vua (thời phong kiến).

19
2 Mạc Đăng Doanh
Mạc Đăng Doanh (sử sách không ghi năm sinh), là con trai trưởng của Mạc Đăng Dung, cũng đã
từng làm quan dưới triều Lê sơ. Tháng Giêng năm 1530, ông lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Đại Chính
và cho xây dựng Dương Kinh như kinh đô thứ hai sau trung tâm quyền lực ở kinh thành Thăng Long,
với cung điện, lầu các làm nơi ở của Thái Thượng hoàng. Dương Kinh cũng là “Đô thị ven biển đầu tiên
của Việt Nam”.
Dưới sự trị vì của Mạc Đăng Doanh, Vương triều Mạc đã tạo ra nhiều bước phát triển cho đất
nước. Ông có nhiều cải cách về kinh tế, khuyến khích phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Mạc Đăng Doanh thấy trong nước còn nhiều trộm cướp nên ra lệnh cấm nhân dân các xứ không được
mang gươm giáo, dao nhọn và các đồ binh khí đi ngoài đường. Nếu ai trái lệnh thì sẽ bị trị tội. Vì vậy,
các sử gia phong kiến dù không ưa nhà Mạc nhưng vẫn phải thừa nhận: “Từ đấy, những người đi buôn
bán chỉ đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ, trong khoảng mấy năm, trộm cướp biệt tăm, súc
vật chăn nuôi, tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm thôi. Mấy năm liền
được mùa, nhân dân tứ trấn đều được yên ổn” .
Mạc Đăng Doanh cũng là một vị vua coi trọng văn hóa - giáo dục. Năm 1536, ông đã cho sửa lại
Quốc Tử Giám (1536), năm sau (1537) lại đích thân đến tế ở Văn Miếu. Ba khoa thi dưới triều ông đã
chọn được 45 Tiến sĩ, trong đó có 3 Trạng nguyên nổi tiếng là Nguyễn Thiển, Nguyễn Bỉnh Khiêm và
Giáp Hải. Vùng đất Hải Phòng có 8 Tiến sĩ và Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Mạc Đăng Doanh ở ngôi không được lâu, ông mất năm 1540 và từ đó, nhà Mạc suy yếu dần.

“[Mạc Đăng Doanh] là con Đăng Dung, tính khoan hậu giản dị. Ông giữ pháp độ, cấm hà
khắc tàn bạo, ít việc tạp dịch, nhẹ thuế khóa. Bấy giờ được mùa, nhà no, người đủ, trong nước gọi
thời ấy là trị bình”. (Theo Phan Huy Chú, ,
Bản dịch của Viện Sử học Việt Nam năm 1960)

Kết Kết nốingày


nối với với nay
lịch sử dân tộc Khu Tưởng niệm Vương triều Mạc được khởi công
xây dựng năm 2009, khánh thành năm 2010 trên diện
tích đất rộng 10,5 ha. Nhà chính điện là nơi thờ 5 vị vua
nhà Mạc là Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc
Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên và Mạc Mậu Hợp.
Khu Tưởng niệm hiện đang lưu giữ nhiều cổ vật quý
giá như chiếc chuông đồng lớn nặng 1.527kg, chiếc
Hình 2.3. Khu Tưởng niệm Vương triều Mạc chiêng đồng với hình ảnh hai con rồng khắc nổi... Đặc
(xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy) biệt là thanh Định Nam Đao được Nhà nước công nhận là
(Ảnh: website Cổng TTĐT TP. Hải Phòng) Bảo vật quốc gia, năm 2020.

Địa bàn hành chính của Dương Kinh là một vùng rộng lớn, bao gồm Hải Dương, Hải Phòng, một phần của Bắc Ninh, Thái Bình
ngày nay.
Các vùng đất xung quanh Thăng Long (Hà Nội ngày nay) đươc gọi là tứ trấn gồm: vùng phía Tây Thăng Long gọi là trấn Sơn
Tây, vùng phía Nam gọi là trấn Sơn Nam, vùng ven biển phía Đông gọi là trấn Hải Đông, vùng phía Bắc gọi là trấn Kinh Bắc.
Lê Quý Đôn, , NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2007, tr.342.
20
IV. MỘT SỐ NHÂN VẬT TIÊU BIỂU TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ

1 Bạch Thái Bưởi

Đầu thế kỷ XX, tư sản người Việt từng bước trỗi dậy, cạnh tranh
mạnh mẽ với tư sản Pháp-Hoa. Một trong những người tiêu biểu nhất là
Bạch Thái Bưởi và thành phố Hải Phòng là nơi phát triển sự nghiệp của
ông.
Bạch Thái Bưởi, tên thật là Đỗ Thế Bửu, sinh năm 1874, người làng
Yên Phú, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là thành phố Hà Nội).
Thiếu thời, ông làm thư ký cho một hãng buôn và được chọn làm thuyết
minh tại giới thiệu tiềm năng kinh tế của xứ Đông
Dương tại Boóc-đô (Pháp). Trở về, ông bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. Dù
gặp nhiều khó khăn, thua lỗ, bị tịch thu tài sản nhưng người thanh niên tài
Hình 2.4.
Bạch Thái Bưởi trí này không thoái chí, ngã lòng.
(1874 - 1932) Năm 1909, trước sự chèn ép của chính quyền thực dân, ông chuyển
sang kinh doanh vận tải thủy tại Hải Phòng, với tên Bạch Thái Bưởi. Lúc
đầu, hãng chỉ có 3 chiếc tàu thuê lại là Phi Long, Phi Phụng, Bái Tử Long. Lúc này, ông gặp phải các
đối thủ cạnh tranh quyết liệt là các chủ người Pháp và người Hoa.
Trong tình thế khó khăn đó, Bạch Thái Bưởi nghĩ đến thứ “vũ khí” mà cả hai đối thủ trên đều
không có, đó là tinh thần dân tộc của người Việt Nam. Ông đã tìm ra những giải pháp hợp lý như đặt
tên các anh hùng dân tộc cho các đội tàu của mình, tạo dựng các bến đỗ thuận tiện và giá vé hợp lí, cổ
động đồng bào sử dụng phương tiện của ông để đi lại, giao thương trên các miền sông nước.
Vì vậy, việc kinh doanh của ông ngày càng phát triển, thâu tóm được các công ty vận tải của người
Pháp và người Hoa. Năm 1915, ông mua 3 chiếc tàu, mua xưởng sửa chữa và đóng tàu của Mác-ti tại
Cửa Cấm nay thuộc thành phố Hải Phòng. Năm 1916, ông chuyển trụ sở từ Nam Định ra Hải Phòng.
Trong vòng 10 năm (1909 - 1919), công ty của Bạch Thái Bưởi đã có tới 30 chiếc tàu lớn nhỏ cùng
nhiều xà lan hoạt động hầu hết các tuyến sông Bắc Kì rồi vươn ra các vùng lãnh thổ và các nước xung
quanh như Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc, Phi-lip-pin, Xin-ga-po… Vì vậy, Bạch Thái Bưởi
được mệnh danh là “Chúa sông ở Bắc Kì”.
Ngày 7-9-1919, công ty của Bạch Thái Bưởi đã hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu
có tải trọng 600 tấn, hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công. Sự kiện này làm kinh ngạc
giới kinh doanh và được xem là sự kiện tượng trưng cho “Phong trào chấn hưng thương trường cổ động
thực nghiệp” của tư sản Việt Nam lúc đó.
Bên cạnh đó, Bạch Thái Bưởi còn mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như mở nhà in,
khách sạn, tiệm buôn, mở đồn điền và khai thác than ở Bí Chợ (Đông Triều). Ngoài ra, ông còn là Nghị
viên tỉnh Kiến An và tích cực hoạt động từ thiện. Dù thành công như vậy, nhưng trước sự chèn ép của
chính quyền thực dân và tư sản Pháp - Hoa, cuối cùng, hãng vận tải thủy của Bạch Thái Bưởi vẫn bị
phá sản.
: thành viên của Hội đồng một tỉnh hoặc thành phố.

21
2 Nguyễn Sơn Hà
Nguyễn Sơn Hà là nhà tư sản đã tạo nên bước đột phá của ngành
sơn Việt Nam và là một doanh nhân yêu nước. Ông sinh năm 1894 ở
Hà Nội, hoạt động kỹ nghệ, chính trị - xã hội và văn hóa chủ yếu ở Hải
Phòng, được giới tư sản Pháp xếp vào đội ngũ doanh nhân tiêu biểu
của xứ Đông Dương.
Thời trẻ, ông về Hải Phòng làm kế toán cho hãng sơn Xô-va Cốt-
tuy (Sauvage Cottu) và khéo léo học kỹ nghệ pha chế sơn. Năm 22
tuổi, để thực hiện ý tưởng của mình, ông xin thôi việc và tiến hành sản
xuất thử sơn. Với sự kiên trì, sáng tạo, ông đã thành công và lập hãng
Hình 2.5. sơn Résitenco nổi tiếng, không thua kém sơn của Pháp.
Nguyễn Sơn Hà
(1894 -1980) Sản phẩm hãng sơn của ông có nhiều chủng loại, chất lượng cao,
giá rẻ và hoàn toàn sử dụng nguyên liệu trong nước… Dù bị chính
quyền thực dân và tư sản Pháp chèn ép nhưng với nghệ thuật kinh doanh léo léo, đặc biệt giữ chữ tín
nên hãng sơn của ông ngày càng phát đạt. Bên cạnh đó, gia đình ông còn tích cực hoạt động xã hội,
nhân đạo, từ thiện, sáng lập tổ chức Ánh Sáng, trường học Trí Tri, Hội Truyền bá Quốc ngữ, cứu tế…
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong “Tuần lễ vàng” do Chính phủ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa phát động, gia đình ông đã đóng góp 105 lạng vàng và nhiều tiền bạc cho cách mạng. Vợ
và con gái của ông cũng hiến tặng toàn bộ số nữ trang gồm vàng bạc, đá quý, cân được 10,5kg. Với
những đóng góp tích cực của ông và gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng ảnh của Người, Mặt trận
Việt Minh đã tặng giấy khen cho ông.
Trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông
được nhân dân Hải Phòng bầu là đại biểu Quốc hội khóa I. Vợ ông là ủy viên của Ủy ban cách mạng
lâm thời thành phố (từ cuối tháng 8-1945).
Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), ông và gia đình lên chiến
khu Việt Bắc, tiếp tục sản xuất những sản phẩm mới phục vụ quân đội và nhân dân. Khi miền Bắc giải
phóng (1955) , Nguyễn Sơn Hà là ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội và tiếp tục trúng cử đại biểu Quốc
hội các khóa II, III, IV, V.

Kết nối với ngày nay

Ngày 13-10-2006, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam đã truy tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” cho Nguyễn Sơn Hà, Bạch Thái
Bưởi. Năm 2010, Nhà nước đã xếp hạng căn nhà số 49 Lạch Tray (Quận Ngô Quyền, Hải Phòng),
nơi gia đình nhà tư sản Nguyễn Sơn Hà sinh sống trong nhiều thời kì, là di tích văn hóa. Hiện nay,
tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, có những con đường
được đặt theo tên hai ông.

22
V. MỘT SỐ NHÂN VẬT TIÊU BIỂU TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA, GIÁO DỤC

1 Nguyễn Chuyên Mỹ

Nguyễn Chuyên Mỹ (không rõ năm sinh, năm mất) người làng Thạch Lựu, tổng Đại Phương
Lang, huyện An Lão, phủ Kinh Môn (nay là thôn Thạch Lựu, xã An Thái, huyện An Lão, thành phố
Hải Phòng) được lịch sử ghi nhận là một trong những nhà văn hóa, nhà giáo tiêu biểu.
Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống khoa bảng, ba cha con đều là Tiến sĩ Nho học. Cha
ông là Nguyễn Kim, đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Nhâm Tuất (1502), đời vua Lê Hiến Tông, khi mới 33
tuổi, làm quan đến chức Hiến sát sứ . Ông cùng em trai là Nguyễn Đốc Tín đỗ Tiến sĩ khoa thi năm
Giáp Tuất (1514), niên hiệu Hồng Thuận thứ 6. Sau khi đỗ, anh em ông ra làm quan với nhà Lê, sau
thấy triều Lê suy đồi, Nguyễn Chuyên Mỹ giúp Mạc Đăng Dung lên làm vua. Ngay đợt khen thưởng
đầu, ông được vua Mạc Đăng Dung ban tước Văn Đẩu hầu, dần làm quan đến chức Thượng thư .
Dân chúng lưu truyền đôi câu đối
(nghĩa là: Cùng một đời, cùng một triều đại có ba tiến sĩ; cùng một nhà, cùng một ngày có hai
người vinh quy). Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài “Đề Văn Đẩu hầu gia” ca ngợi truyền thống học hành của
gia đình Tiến sĩ Nguyễn Chuyên Mỹ.
Khi về trí sĩ, ông mở trường dạy học. Học trò theo học rất đông, tương truyền có tới 300 người,
trong đó nhiều người thành đạt. Theo Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Chuyên Mỹ còn
sáng tác nhiều văn thơ nhưng bị thất lạc, nay chỉ còn lại 5 bài thơ được chép trong tập “Toàn Việt thi
lục” của Lê Quý Đôn.
Sau khi mất, Nguyễn Chuyên Mỹ được gia đình và học trò an táng, sau này được triều đình nhà Lê
phong làm phúc thần .

Từ đường Tam Tiến sĩ là từ đường của dòng họ Nguyễn - một công trình kiến trúc cổ nay thuộc
làng Thạch Lựu, xã An Thái, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Từ đường thờ ba cha con đỗ
Tiến sĩ đồng triều là Nguyễn Kim, Nguyễn Chuyên
Mỹ và Nguyễn Đốc Tín. Từ đường được khởi dựng
vào cuối thế kỉ XVI do học trò, sĩ phu địa phương
cùng con cháu xây dựng. Các đồ thờ tự chính bằng
gỗ được bài trí trong từ đường có niên đại tạo tác
cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Từ đường đã được
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng xếp hạng Di
tích lịch sử văn hóa, năm 2005.
Hình 2.6. Từ đường Tam Tiến sĩ
(xã An Thái, huyện An Lão)
(Ảnh: Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng)

(17)
: chức quan đứng đầu Hiến sát sứ ty - cơ quan có chức năng duy trì trật tự, kỉ cương, lo việc giám sát, xét xử ở địa
phương.
: chức quan đứng đầu một bộ trong triều đình phong kiến (tương đương chức Bộ trưởng ngày nay).
: những người có công với làng, với nước, được nhân dân thờ phụng, mong đem tới điều may mắn, yên lành, được triều
đình ban sắc phong.
23
2 Văn Cao

Nhạc sĩ Văn Cao, tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15-
11-1923, tại Hải Phòng, trong một gia đình viên chức. Ông học tiểu
học và trung học tại trường Bonnal (trường Trung học phổ thông
Ngô Quyền ngày nay), Trường Xanh Giô-dép (nay là Trung tâm
Giáo dục Thường xuyên).
Từ năm 16 tuổi (1939), tài năng âm nhạc của Văn Cao đã được
bộc lộ với một loạt ca khúc nổi tiếng do ông sáng tác:
Điều đặc biệt là
tuy học nhạc phương Tây nhưng Văn Cao ít chịu ảnh hưởng của âm
nhạc Pháp, mà hướng các giai điệu của mình gần với âm nhạc dân
tộc.
Hình 2.7. Văn Cao
(1923 - 1995)
Từ năm 1943, ông tham gia hoạt động trong Mặt trận Việt
Minh. Thời gian này, ông sáng tác nhiều ca khúc yêu nước, nổi
tiếng như Đặc biệt, năm
1944, ông sáng tác bài hát , sau này đã trở thành Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), ông sáng tác các ca khúc mang âm hưởng cách
mạng như

Ngoài ra, trong các sáng tác của mình, Văn Cao còn viết những ca khúc dịu dàng, đẹp đẽ về một
tương lai tươi sáng cho quê hương, đất nước như
Cùng với âm nhạc, tài năng của Văn Cao còn được thể hiện qua các tác phẩm hội hoạ và thơ ca.
Tiêu biểu là ba bức tranh sơn dầu Các ca khúc của ông cũng mang
đầy chất thơ và có những bài thơ Văn Cao sáng tác mang hơi thở nóng hổi của hiện thực cuộc sống như

Văn Cao mất năm 1995 tại Hà Nội. Trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, ông đã được Nhà nước
trao tặng nhiều giải thưởng cao quý như Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập
hạng Ba, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh. Hiện nay, tên của ông cũng
được đặt cho nhiều đường phố ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí
Minh…

24
Sử dụng thông tin về các danh nhân tiêu biểu của Hải Phòng đã học trong chủ đề, lập bảng tóm tắt
những đóng góp của họ đối với quê hương, đất nước theo gợi ý sau:
Lĩnh vực Tên danh nhân Công lao, đóng góp

Em hãy lựa chọn một trong 2 nhiệm vụ sau đây:


1. Sưu tầm tư liệu và trình bày theo cách của em (đoạn phim, tập san, bài thuyết trình…) để
giới thiệu về một danh nhân tiêu biểu của Hải Phòng mà em ấn tượng nhất.
2. Tìm hiểu các hoạt động tôn vinh những danh nhân tiêu biểu ở địa phương em sinh sống và
chia sẻ với bạn học, thầy/cô và người thân.

25
Chủ đề
GIỚI THIỆU MỘT SỐ
3 TRUYỆN NGẮN HẢI PHÒNG

Mục tiêu:

T ruyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường chỉ xoay quanh một, hai tình huống diễn ra
trong khoảng thời gian, không gian hạn chế. Do dung lượng bị giới hạn, truyện ngắn
thường chắt lọc, dồn nén để từ những lát cắt đời sống mà tạo được sức khơi gợi mạnh mẽ.
Đây là thể loại có vị trí, vai trò quan trọng trong văn học Việt Nam. Với riêng các cây bút Hải Phòng,
truyện ngắn cũng có sức hấp dẫn mãnh liệt. Thể loại này thu hút đông đảo các thế hệ văn sĩ Hải Phòng -
những người sinh ra, lớn lên ở Hải Phòng và cả những người có duyên gắn bó văn nghiệp với mảnh đất
này. Trước Cách mạng, những người tiên phong đặt nền móng vững chắc cho thể loại truyện ngắn
trong văn học Hải Phòng có thể kể đến Khái Hưng và Nguyên Hồng. Nếu Khái Hưng để lại dấu ấn với
truyện ngắn theo khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa ca ngợi tình yêu tự do, khẳng định cái Tôi cá nhân
( ,…) thì Nguyên Hồng lại đau đáu với những
trang văn hiện thực lấm láp gió bụi cần lao của cầu tầu, bến sông, xóm thợ ( ,...)
Trong giai đoạn kháng chiến, các nhà văn Hải Phòng hòa mình vào dòng chung của văn học dân tộc,
tập trung viết về đề tài chiến đấu và lao động sản xuất và để lại một số thành tựu đáng ghi nhận. Đặc
biệt từ sau 1975 đến nay, truyện ngắn Hải Phòng có sự nở rộ, bứt phá và đổi mới không ngừng. Dù là
những người đã thành danh từ thời kì kháng chiến hay những gương mặt mới xuất hiện trên văn đàn thì
các cây bút đều cống hiến với sức sáng tạo mãnh liệt, nhanh chóng bắt nhịp với yêu cầu đổi mới của
văn học và sự chuyển mình của đời sống. Đó là Lưu Văn Khuê, Bùi Ngọc Tấn, Đình Kính, Nguyễn
Quang Thân, Bão Vũ, Đoàn Lê,…
Diện mạo truyện ngắn Hải Phòng được tạo nên từ sự đóng góp đầy tâm huyết của nhiều thế hệ nhà
văn tài năng. Mỗi người một góc khám phá riêng, một chất giọng riêng, một tâm tư riêng nhưng dường
như luôn có “một sợi chỉ xanh óng ánh” xuyên suốt các trang văn của họ. Đó chính là tình yêu với cuộc
đời với con người với mảnh đất Hải Phòng. Hải Phòng như một điểm tựa giúp các tác giả vun trồng đời
văn của mình, khơi nguồn sáng tạo để viết nên những trang truyện phong phú, đặc sắc, giàu giá trị.

26
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Người con gái

1. Chuẩn bị

- Truyện ngắn của Nguyên Hồng được sáng tác và phản ánh hiện thực đời
sống Hải Phòng giai đoạn trước Cách mạng. Các em cần tìm hiểu những nét chính về bối cảnh
lịch sử và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản.
- Khi đọc hiểu truyện ngắn , các em cần chú ý: câu chuyện được kể, sự kiện
chính; nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật; thông điệp của tác giả… Đặc biệt, cần khám
phá và cảm nhận về đặc trưng của không gian Hải Phòng, con người Hải Phòng được thể hiện
trong tác phẩm.

2. Đọc hiểu

Người con gái ấy da nâu nhờn. Ðó vừa là nước da của hai cha mẹ không nhan sắc mấy, vừa
là cái sắc riêng biệt của hạng người phải làm ăn lấm láp. Vả lại, có muốn trau chuốt, người con
gái ấy cũng không thể khác hơn. Những thứ phấn màu gạch non
hay da cam cho hợp làn da và những thứ son thắm tươi, thơm,
hạng tốt, y không có tiền mua, mà dùng táp nham hay xin của
chị em bạn mỗi người một tý thì chỉ làm rõ rệt cái nghèo nàn
đắng cay của mình.
Ai đấy ở lâu Hải Phòng chắc còn phải nhớ cái ngõ hẹp giữa hai bức tường thẳng vút, toả ra
mấy ngõ nữa với những dãy nhà một mái cho thuê từng giường, cái ngõ Hàng Gà trước cầu
Carong đi sang chợ Sắt ấy... Mười ba, mười bốn năm về trước, con bé ấy vẫn thường bế em ra
ngoài ngõ này, hau háu nhìn những hàng quà và sự nhộn nhịp suốt bờ hè. Nhà y cũng thuê được
một gian, chen ngay vào dãy nhà của phường buôn gà vịt. Mẹ y mất đã hơn một năm, phường
buôn kia thường chép miệng nhắc đến người bạn tháo vát mà biết điều, không biết đến bao giờ
họ mới được một kẻ như thế. Cha y đi làm cho xưởng thợ tiện của người khách bên kia phố. Ba
cha con ăn uống do vợ người em trai ở chung nhà thổi nấu.
(Lược một đoạn:
)
Con bé ấy phải thôi học. Y ở nhà để trông coi cả em mình và hai đứa con nhỏ của chú thím.
Mười tuổi đầu rồi. Vào cái trạc này, những trẻ nhà nghèo khác đã xách được ấm nước, cái hòm
kem phấn đánh giày mũ, hay rá bánh rán, bánh kê đi rong phố kiếm ngày mươi lăm xu đỡ cha

27
mẹ. Ðây, y không phải dầu dãi mưa nắng, đầu đường cuối chợ, chỉ nhởn nhơ chơi với các em
cho người lớn lo ăn, thì cũng phải tập làm đôi việc chứ. Quét tước nhà cửa, dọn cơm rửa bát, dần
dà biết đun ấm nước, luộc mớ rau rồi ghế nồi cơm, con bé ấy còn phải nhận lấy nhiều công việc
lặt vặt khác. Cái con bé tóc cợp bằng chiếc lược nhựa xanh, xưa kia luôn luôn có mặt ở ngoài
ngõ, giờ thỉnh thoảng mới dám ra khỏi nhà. Nhưng chỉ chơi đùa được một lúc rồi sực nhớ, y lại
vội dắt lũ em về trước cửa, trống ngực đập thình thình. Cửa vẫn khép chặt, đồ đạc vẫn y nguyên,
tiếng reo cười ngoài kia vẫn rộn ràng, con bé thần mặt ra, vẻ mến tiếc và tủi cực hiện như in qua
sắc da bừng bừng mồ hôi nhễ nhại.
Người thím, trưa đến không gửi hàng về nhà nữa; cả người chú, ông vào làm thay anh và
cũng lại biền biệt từ sáng sớm đến chiều tối. Tinh sương, con bé ấy dậy cùng người đàn bà nọ.
Bà thổi cơm cho cả nhà ăn rồi nắm sẵn mấy bát để lúc nào những đứa bé đói thì bảo chị lấy cho
ăn. Không buôn cất của người ta, bà lần mò đi những chợ xa mua rau đậu, hoa quả. Hai gành
hàng của bà nặng trĩu, cả những đàn ông khoẻ nhấc lên cũng phải nhăn mặt. Thế mà nó cứ lẽo
đẽo trên vai bà một tháng đủ ba mươi ngày, nắng mưa cũng mặc.
Ðã nhiều hôm, sau một đêm ngủ li bì bàng hoàng thức dậy, người thím thấy mặt mày
choáng váng, hai thái dương đau chói và khắp người ê ẩm, đã tưởng đến nằm liệt giường mất.
Nhưng chỉ một nồi lá tre, lá bưởi hay lá sả đun sôi lên xông, và ít gừng giã, hoà rượu đánh với tóc
rối, người thím lại áo dài nâu thắt vạt ra đi với những người đàn bà khác. Mặt trời mới lộ một
khoảng hồng phớt mà người thím cuống quít lo sợ như ngày đã bị cướp đi gần hết. Bà quẳng vội
cho con bé ấy đồng năm xu, nói qua những tiếng thở:
- Ðây, cầm lấy trưa mua bún hay canh bánh đa cho chúng nó ăn. Trưa nay không có cơm và
tối tao mới về được đấy.
Cúi mặt xuống, nghe từng tiếng nói khản ấy dằn ra, con bé thấy rõ trên đầu mình hai hàm
răng người thím rít lại và hai con mắt bà lại gờm gờm đưa nhìn
qua mình ra thằng bé em còn nằm ngủ thiếp đây kia. Thằng em
con bé này nuôi mãi mà đi vẫn chưa vững. Ðến bao giờ nó mới
lớn, đi làm được và có đồng tiền đưa về?
*
* *
Ðó là những chiều hè, hoa xoan tây đỏ ối, bụi lầm đường, những màu áo tơ lụa phấp phới.
Phố xá ồn ào như có những tiếng hát man rợ tràn lên cuồn cuộn. Những giờ đó, con bé ấy thường
bế em ra chơi. Tuy nhà cơm nước thu dọn xong rồi, người thím đã về chợ rửa ráy cho con cái,
con bé ấy được phép đưa em ra đường, nhưng y vẫn phải lảng vảng gần nhà. Trẻ con đứa nào đứa
ấy đều về quấn quít lấy bố mẹ, y có muốn nô đùa cũng không có bạn. Y chỉ còn biết thơ thẩn
nhìn những cái ồn ào rực rỡ toả ra mọi nơi, trong khi thằng bé em lò dò dưới những tủ hàng, mắt
ngơ ngác.

28
Qua ngõ nhà con bé ấy, khu Trại Cau, An Dương mở ra bên kia. Ðường đây rộng, trắng xoá,
chạy vút về những vùng quê xa có ruộng lúa chín vàng và bóng núi tím mờ mờ lẫn với mây.
Những ô tô bóng loáng thỉnh thoảng phóng qua. Mui xe cụp xuống, những người ngồi thoáng
hiện ra như trên màn ảnh. Tóc họ bay phất phới rắc trong gió những mùi thơm sực nức cùng với
những mùi phấn sáp và quần áo. Những đứa bé tóc như tơ vàng, da thịt hồng hào lồ lộ, đứng hẳn
lên, cười hát, vẫy gọi, trông chúng xinh tươi hơn những tiểu thiên thần trong tranh. Những
người khác không đi ô tô thì đi xe nhà, chồng một xe, vợ một xe, người ôm con lớn, người con
bé, song song chuyện trò theo những bước chân của người kéo. Cũng có nhà đặt con nhỏ vào xe
đun để người ở trông rồi dắt con lớn đi sau mà hưởng cái mát của chiều. Trong đám trẻ ấy,
thường có mấy đứa trước học với con bé. Từ ngày y thôi đến trường ông giáo già, những bạn nhỏ
mặt mày rạng rỡ, quần áo đẹp mắt, cười nói ngoan ngoãn ấy, thế là xa hẳn. Không một đứa đến
tìm y. Có qua nhà y, chúng mải ríu rít với nhau cũng có và cố làm lơ đi cũng có. Gần gũi con bé
chỉ còn những đứa tên nghe thế nào ấy: cái Sẹo, cái Bống, thằng Nhớn. Bố mẹ chúng thì nào bác
Sế Cấu, bác Phở, bác Bò, bác Củi. Nhiều nhà còn để chúng nó rách rưới hơn y và lắm khi phải
sang nhà y cầu cạnh vay tiền, vay gạo và xin cả cơm về mớm cho con….
Khác hẳn với những cảnh trên kia, con đường ngoài ngõ và dãy phố bên kia con sông Lấp
bị chắn một đầu, lúc đó huyên náo vô cùng. Suốt bờ sông bờ hè,
san sát hàng quà. Toàn những hàng nước chanh, nước đá, kem và
hoa quả. Những ánh chai lọ thuỷ tinh đựng những thứ nước chanh
xanh đỏ và những sắc tươi của dưa hấu, mận, xoài làm nhức cả
mắt. Vang toả trên mấy khu đó, những tiếng sôi động ngùn ngụt
của những phố Hàng Cháo, Ðầu Cầu dồn lại. Ðây, người ta đương
mê mải ăn uống, may mặc, sắm sửa, như không biết chán, như đã bị bao năm hết sức kìm hãm
sự khát khao rõ cả những tiếng thở hổn hển và nóng rực…
Người chú về tầm ăn cơm xong là giở đồ làm ra ngay. Nhà ông không có tiền mắc điện,
thắp cầy đèn dầu ngọn vặn cao, vàng ngụt. Búa, đục, giũa, kìm, đinh ốc, dây thép, sắt vụn... bày
la liệt trên cái mặt bàn rộng như cái giường, tự tay ông đóng lấy với những mảnh ván thùng xi
măng. Trước ông chỉ nhận việc tư về làm những ngày nghỉ. Giờ, cả trưa và tối. Ông chữa xe
đạp, đồng hồ, khoá, máy chữ, bất cứ cái gì hỏng của những máy móc thường dùng. Một gian
nhà thuê chung đã kê hai cái giường, một tấm phản xếp và một
cái bàn đã chật ních, lại còn xếp bao nhiêu thúng, mẹt và những
đồ đạc, trông bức bối còn hơn cái lò. Mồ hôi vã ra đầm áo, tóc
dính bết vào trán mà người chú không quạt lấy một cái. Mặt ông
chỉ tái đi thêm và môi mím lại. Dưới đất, chỗ cửa ra vào, người
thím cũng cặm cụi như thế. Bà chọn, nhặt rau, đậu bó lại từng mớ rồi xoay ra chẻ củi, gánh
nước, giặt giũ cho cả nhà.….Giữa những tiếng nhèo nhèo của con nhà mình và những tiếng
khóc tiếng ru của những mẹ con nhà chung quanh, người chú như một cái máy, chỉ có cử động
chứ không một lời nói. Thông phong đèn lau lúc chập tối đã cháy bỏng và đặc khói bên trên.

29
Sương đêm mờ mờ xám dần là là xuống mái ngói. Cái cửa sổ xế bàn người chú vẫn sáng rực.
Ánh đèn vàng ngụt toả ra với những bụi bặm. Chiếc bóng đèn của ông đầu tóc bơ phờ, in dài
ra ngoài đường rõ như cắt. Tiếng sắt giũa ken két xiết sâu vào cái yên lặng. Ông càng cúi mặt
vào những đồ làm. Lúc đó, ở cái máy nước đầu ngõ, tiếng ầm ầm xô xát giành giật nhau vẫn
không giảm đi chút nào. Những giọng cười hát kệch cỡm vẫn thấp thoáng trong cái không
khí đặc sệt dưới bầu trời sao đầy như cắt.
(Lược một đoạn:

)
Còn một buổi tối nữa. Sáng sớm mai, người con gái đã ra đi. Một lần nữa, y rụt rè đến
trước mặt bà thím, đầu cúi thấp, run run xin lỗi bà và xin phép bà. Nhưng bà đứng phắt dậy,
xua tay bỏ sang hàng xóm. Người con gái đành gạt nước mắt nhìn theo. Ðể tránh sự sô xát tan
hoang làm đau lòng thêm cho chú, đến trưa, người con gái lên sở chú. Ông chỉ yên lặng nhìn
cháu rồi thở nhẹ một tiếng. Ông nói ừ thì y đi. Nhưng, đã biết y không phải là hạng gái hư
hỏng, ông vẫn dặn dò y và xin y hết sức giữ gìn thân mình, phải cẩn thận từng ly từng tý trong
bất cứ công việc gì để khỏi hối hận về sau. Ông lấy ở túi áo trong ra mười đồng bạc, bắt người
con gái phải cầm để thêm vào tiền tàu và lại dặn hễ về tới trong đó phải gửi ngay thư về, rồi
làm ăn ra sao hay gặp sự gì không hay cũng phải cho ông biết tin luôn. Người con gái lại chan
hoà nước mắt. Trưa hôm ấy nắng. Những tiếng reo vàng rực của gió và cây cỏ làm hoa cả mắt
y. Y đã chợt toan ở lại vì thấy những cái như là dây chão, là dao sắc, trói ghì lấy lòng mình và
xẻo ra từng miếng.
(1)
Sài Goòng , một trong những viên ngọc Viễn Ðông. Ðây người ta nói thành phố to như
Thượng Hải hay xa xôi hơn, như Nữu Ước của Mỹ châu. Ban đêm, sự buôn bán làm ăn không
ngừng, ánh sáng còn rực rỡ hơn ban ngày. Chung quanh, các miền cày cấy cứ thẳng cánh cò
bay, lúa chín rừng rực, sông nước mát rợi, cá ăn không hết. Bao nhiêu công việc tạp nhạp,
người trong ấy để cả cho khách trú và người Bắc làm hết. Hầu hết họ cứ đến bữa ăn thì ra
tiệm, tối đến đi chơi, chẳng lo nghĩ gì cả. Ðồng tiền thật như nước. Bao nhiêu kẻ đã nhờ đây
mà nổi cơ đồ. Cả những kẻ đi phu, vợ con dắt díu nhau với chăn chiếu, quần áo tay xách nách
mang kia, họ bước chân xuống tàu đều tươi như hoa nở.
Chuyến xe lửa suốt chạy vào Sài Goòng khởi hành lúc sáng sớm. Người con gái dậy sớm
từ bốn giờ, chào lạy chú thím, nức mở cầm tay các em bé, cháu bé rất lâu rồi đi...
*
* *
Tám tháng sau, người con trai trở về Bắc. Anh về mỗi mình với cái hòm sơn của cha anh
cho. Người anh gầy tóp, xơ xác, phải nhận lâu mới ra. Cái nhà in anh làm sang tay chủ khác
đã năm tháng. Anh là một trong bọn người ông chủ mới giãn ra. Còn người con gái nghe đâu
y cũng ốm lắm. Mà vừa ốm, vừa tiền không, quần áo lành lặn không, y đâu dám trở về cái nơi
đã ghen tức nhìn y ra đi với một người con trai hớn hở. Một dạo, được tin y thôi giữ chân bán

(1)

30
hàng, lại về ở trọ nhà người quen nhận quần áo các nơi đan. Bẵng đi lâu mới thấy nói y theo giúp
một chị em người Bắc mở nhà hộ sinh. Rồi cả người con trai và người chú cũng không hay biết
gì về y. Hiện giờ người con gái này ở đâu, còn sống hay chết và làm gì?
Lệ Hà(1)! Lệ Hà da nâu chín, trán thô, tóc cứng chải bồng lên kia hiện giờ ở đâu, còn sống
hay chết và làm gì, hỡi những bạn đọc tin cậy của tôi?

“ Nguyên Hồng (1918 - 1982) sinh ra ở Nam Định, theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong
các xóm chợ nghèo. Hải Phòng trở thành quê hương thứ hai và cũng là mảnh đất ảnh hưởng sâu
sắc đến sự nghiệp văn chương của ông. Đất và người thành phố Cảng là nguồn cảm hứng để
Nguyên Hồng sáng tác thành công hàng loạt tác phẩm văn xuôi, trong đó có bộ tiểu thuyết
“Cửa biển” và các truyện ngắn thấm đẫm hơi thở cuộc sống lao động, đấu tranh ở miền đất đầy
sóng và gió.
Truyện ngắn được đăng trên , từ số 486 (6-11-1943) đến
số 489 (27-11-1943).

NÓI VÀ NGHE

GIỚI THIỆU MỘT TRUYỆN NGẮN HẢI PHÒNG

1. Chuẩn bị

1.1. Chuẩn bị nói:


- Tìm đọc và lựa chọn một truyện ngắn của tác giả người Hải Phòng hoặc tác giả có sự nghiệp
sáng tác gắn bó sâu sắc với Hải Phòng để giới thiệu với mọi người

(1)
Tên người con gái tự đặt cho mình 31
- Tìm hiểu, ghi lại các thông tin về tác giả, bối cảnh văn hóa - xã hội của truyện ngắn, tóm tắt
truyện, nắm vững nội dung và đặc sắc nghệ thuật của truyện, hiểu chủ đề tư tưởng của truyện.
- Xác định đối tượng người nghe, thời lượng trình bày bài thuyết trình.
- Các tài liệu, phương tiện hỗ trợ: văn bản truyện ngắn bằng bản giấy hoặc trên trang trình
chiếu của máy tính để cung cấp cho người nghe trước khi trình bày, bài nói bài trình chiếu, tranh
ảnh, nhạc, đoạn phim,... ( ).
- Lập dàn ý bài thuyết trình.

GIỚI THIỆU MỘT TRUYỆN NGẮN HẢI PHÒNG

Tên truyện ngắn: ………………………………………………………...........


Tên tác giả, vài nét về cuộc đời ( )……
1. Lí do chọn giới thiệu truyện ngắn: ……………………………………..
2. Nội dung giới thiệu:
- Giới thiệu tóm tắt về nội dung, nghệ thuật:…………………………....
- Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm:…………………….....
3. Một vài cảm nhận, đánh giá về truyện ngắn: …………………………..

1.2 Chuẩn bị nghe:


- Tìm hiểu về truyện ngắn sẽ được thuyết trình
- Chuẩn bị tâm thế lắng nghe, xác định các vấn đề, câu hỏi cần thảo luận.

2. Thực hành

2.1. Người nói:


- Mở đầu: Giới thiệu khái quát truyện ngắn được lựa chọn, lí do chọn truyện ngắn đó.
- Triển khai:
+ Tóm tắt truyện.
+ Nêu và phân tích ngắn gọn về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn.
+ Đánh giá khái quát về giá trị của truyện ngắn.
- Kết thúc: Nêu ấn tượng sâu sắc của bản thân đối với truyện ngắn, chia sẻ sự tác động của tác
phẩm với nhận thức và tình cảm cá nhân.
- Trao đổi với người nghe: giải đáp các thắc mắc của người nghe với thái độ chân thành cởi
mở, có thể nêu lên những điều mình trăn trở, muốn làm rõ thêm về truyện ngắn mình yêu thích
và giới thiệu.

32
2.2. Người nghe:
- Lắng nghe giới thiệu và ghi chép lại một số vấn đề cần lưu ý.
- Chia sẻ những điều thấy hấp dẫn ở bài thuyết trình và ở truyện ngắn được giới thiệu.
- Có thể đặt câu hỏi để làm rõ điều còn muốn biết về truyện ngắn được giới thiệu.

3. Đánh giá

Người nghe và người nói có thể sử dụng bảng kiểm sau để đánh giá, tự đánh giá bài giới thiệu
truyện ngắn:

STT Nội dung đánh giá Kết quả


Đạt Chưa đạt
Giới thiệu các thông tin cần thiết về tác phẩm truyện ngắn được lựa
1 chọn để thuyết trình.
2 Giới thiệu được nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn.
3 Nêu được một số nhận xét đánh giá về truyện ngắn.
4 Sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ.
5 Thuyết trình tự tin, tương tác tốt với người nghe.

Tham khảo

Xóm chân cầu

… Khai vẫn mơ ước được ở gần sông, cảnh sông nước đối với anh hấp dẫn lạ lùng. Thuở
nhỏ đi học, Khai rất thích bơi lội. Vào những trưa hè nóng nực, Khai thường rủ các bạn ra sông
Hạ Lý cùng nhau hụp lặn thỏa thuê. Những năm chưa có chiến tranh, Hải Phòng vẫn hay có
những cuộc thi bơi lội, nhiều lần Khai giật giải, hay những buổi tối mù sương, học bài xong,
Khai lại vác chiếc cần dài vót nhọn ra chân cầu thả mồi. Những con cá song tục ăn và béo nục
tranh nhau cắn. Khai chỉ ngồi một lúc là có năm sáu con to bằng cổ tay mang về nấu với canh

(2)
Nguyễn Hồng Quang là hội viên Hội nhà văn Hải Phòng từ năm 1972. Tác phẩm: tập truyện ngắn
(in chung), (in chung với Chu Văn Mười), (in chung với Huy Liệu và Vũ Hoàng Lâm)
và (in riêng); tiểu thuyết (2007), (2007). Ông sống trong xóm
nhỏ nằm ở chân cầu Quay thuộc phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng; chính cuộc sống nơi đây
là cảm hứng để ông sáng tác truyện ngắn .

33
chua hoặc rán vàng lên chấm với nước mắm Cát Hải, ngon tuyệt!
(Lược một đoạn:

).
Xóm chân cầu ngày ấy lúc nào cũng nhộn nhạo khác thường, cái nhộn nhạo hấp dẫn và
cuốn hút. Ngày cũng như đêm, cuộc sống ở đây không ngừng hoạt động. Chốc chốc lại một
đoàn tàu hỏa suỳnh suỵch phóng qua hoặc những chiếc xe tải lăn bánh trên ván cầu rầm rầm.
Về đêm, mặt sông như mênh mang mờ ảo, xa xa chấp chới ánh đèn của dãy nhà hai tầng rọi
xuống lung linh … Bất chợt chiếc ca nô chạy qua, chân vịt sục nước đánh sóng vào mạn bờ,
tiếng còi rúc lên nhè nhẹ, ngân dài xen vào đấy tiếng quát ầm ĩ của mấy anh chân sào. Lắm lúc,
Khai có cảm giác nơi đây tập trung tất cả mọi hoạt động của thành phố Cảng. Ngày đầu chưa
quen, Khai có cảm giác khó chịu vì đêm đêm anh thường phải thức giấc nhiều lần, giấc ngủ bị
cắt quãng. Nhưng rồi chỉ ít ngày sau quen dần, chính anh lại thấy dễ chịu. Đôi khi vắng những
tiếng động ấy, anh thấy như thiếu vui, thiếu hứng thú ngay cả trong giấc ngủ.
Thường thường những lúc đi làm về tới dốc cầu, xuống xe đạp, tự dưng Khai thấy người
nhẹ nhõm hẳn và quên hết mệt mỏi. Anh ung dung dắt xe qua hành lang cầu ngó nghiêng
xuống dòng sông, nước trong xanh đầy ắp. Từ xa anh đã nhìn thấy cái xóm thân yêu của mình
hiện ra, những nếp nhà tranh nho nhỏ, nối tiếp nhau bao bọc quanh phía chân cầu, cửa nhìn ra
sông thoáng đãng. Kia rồi, căn nhà của anh nằm chênh chếch bên đầu xóm, cánh cửa màu xanh
luôn mở rộng. Thằng Sáng con trai lớn đang học bài ở hiên, thỉnh thoảng lại đưa mắt lên phía
đường ngắm người qua lại, còn mấy đứa nhỏ chơi đùa ở sân. Tất cả gợi trong anh niềm thân
thiết bồi hồi …
Buổi sáng hôm sau, hai vợ chồng Khai đến thật sớm, đã thấy đội cầu đang tíu tít bắt tay
sửa chữa lại cầu xe hỏa. Mặt sông, nước triều dâng lên đầy ắp mượt mà phù sa. Máy nổ vang lên
xình xịch, át cả tiếng động khác trong thành phố vọng ra, khiến cho không gian ở đây náo nức
hẳn lên. Lửa hàn bay tung trên nóc cầu nổ tanh tách khiến Ngát khó chịu vì ngửi không quen,
hắt hơi liền mấy cái, quay ra nhăn nhó bảo chồng:
- Có lẽ họ chuẩn bị làm cầu mới rồi anh ạ.
Hình như Khai không chú ý đến câu nói của vợ, đôi mắt anh đăm đăm nhìn về phía cầu,
chiếc đà nổi nằm ngang choán hết dòng sông rộng, không khác gì một chiến hạm. Trên đà đặt
máy móc, tời, dụng cụ đồ nghề giống như một cái xưởng vậy. Chừng hơn chục anh em thợ,
người nào người ấy đang khẩn trương gấp rút. Nước da ai cũng xạm đen vì nắng gió, khuôn mặt
rắn rỏi cương nghị. Trong lòng Khai như sẵn cảm tình với họ từ lâu. Cách đây hơn mười năm,
anh đã từng làm thợ cầu, nhưng hồi ấy đâu được trang bị hiện đại như bây giờ. Anh nhớ ngày
bắc cầu Việt Trì mới gian khổ chứ! Sông thì rộng, nước chảy như thác, ai cũng tưởng phải bó
tay trước khó khăn ấy.
- Bây giờ trông còn ngổn ngang thế đấy. Ta xong nhà họ cũng xong cầu cho mà xem, mấy

34
ông này phải nói là thánh lắm.
Ngát không tin:
- Cái nhà của mình giỏi lắm năm ngày nữa chứ bao nhiêu. Anh tưởng làm một chiếc cầu
cũng dễ dàng như vậy ư?
- Khai gật gù đáp:
- Rồi em xem, đừng bảo anh nói khoác.
Khai vẫn để ý tới công việc của anh em đội cầu. Cô thợ hàn chạy lên chạy xuống và máy
điện đang nổ bỗng dưng tắt đột ngột. Anh đội trưởng vội vội vàng vàng với nét mặt lo âu. Có lẽ
anh em gặp khó khăn gì đây? Khai bước tới và bỗng anh kêu lên, ôm chầm lấy đội trưởng cầu:
- Ôi Cường! Chúng mày làm gì ở đây hở?
Cường còn có vẻ mừng hơn Khai, vui vẻ đáp:
- Lại mày đấy ư Khai? “Vua hàn” đây rồi. May tao quá!
Khai không ngờ gặp lại bạn cũ, cách đây mười năm họ cũng đi làm cầu với nhau. Anh tâm
sự:
- Ấy tao đang dựng lại cái nhà. Có cái lều tre thằng Ních-xơn chó má làm sập. Bây giờ phải
dựng lại.
Khai nhìn trụ cầu đứng chênh vênh giữa lòng sông rộng. Một nhịp bị cắt rời khỏi trụ, đầu
chúc xuống và nhìn những mảnh bom xuyên qua lở loét, thanh chắn quằn quại, vênh váo, Khai
hỏi:
- Bây giờ các cậu cho cẩu hay cắt toàn bộ nhịp cũ đi?
- Phải bỏ toàn bộ cậu ạ, không dùng một cái gì cũ nữa. Cầu mới lắp ghép xong rồi, chỉ việc
dùng cẩu đưa vào thôi. Ấy chính khâu này lại dễ, khó khăn của mình là thiếu béng nó thằng thợ
hàn. Tối qua không hiểu thế nào mà lăn đùng ra ốm, đi cấp cứu rồi. Thế mà lịch thông cầu vẫn
không đổi mới chết chứ!
Cường nói dứt câu, khẽ thở dài ý lo lắng. Khai rít xong hơi thuốc ngửa cổ thở khói, vỗ nhẹ
lên vai anh đội trưởng:
- Tớ sẽ lôi về cho các cậu một tay thợ.
Đội trưởng nửa tin nửa ngờ, xiết mạnh tay Khai:
- Nếu thế thì tốt quá, hay mày bỏ nhà đấy, giúp tao có được không?
- Để còn xem xem - Khai lấp lửng.
*
* *
Buông bát đũa, Khai uống vội bát nước bảo vợ:
- Kế hoạch làm nhà của mình tạm hoãn em ạ.

35
Ngát đang và cơm, quay sang chồng hỏi lại:
- Sao vậy? Anh định ở đâu bây giờ? Mọi người về đông về tây dựng nhà ầm ầm. Đấy anh
xem chỉ vài ngày nữa thôi nhà cửa xóm mình lại như bát úp. Chỉ có nhà mình là chậm chạp nhất.
- Em đừng lo. Tất cả rồi sẽ đâu vào đấy hết.
Ngát vùng vằng vẻ như giận dỗi với chồng:
- Anh thì lúc nào cũng chẳng lo. Mấy ngày nữa anh định làm gì?
Khai nhẹ nhàng nói với vợ:
- Anh bàn thế này nhá. Chiều nay em cứ đắp nền trước đã, xong nền ta dựng. Con cái thì hãy
gửi tạm dưới đó.
Ngát lầu bầu:
- Anh định sao cũng phải nói cho vợ con biết chứ?
Cuối cùng Khai thấy mình cũng chẳng nên giấu vợ làm gì. Nhưng nói ra có thể Ngát sẽ
ngăn cản anh. Đắn đo một lát, Khai mới nói thực cho vợ nghe ý định của mình:
- Bây giờ thế này Ngát ạ. Anh em đội cầu gặp khó khăn, lại vì thằng đội trưởng là bạn cũ
của anh. Anh định giúp nó một chốc.
Ngát lặng thinh. Anh hiểu sự lặng thinh của vợ. Công việc làm nhà của Khai thực ra cũng
đang bận lắm. Hai vợ chồng phải tranh thủ làm cả buổi tối hôm qua. Ý vợ là muốn có nhà ngay
để mang con về. Nhưng Khai lại nghĩ khác. Hòa bình rồi cứ thong thả, làm gì phải gấp rút cho
vất vả. Mình có giúp anh em đội cầu chốc lát cũng chẳng sao. Sớm muộn một hai ngày nữa là có
nhà ở rồi. Anh em họ gặp khó khăn cũng như mình gặp khó khăn vậy. Ừ, giá như mình không
biết nghề đã đành. Tính Khai có cái lạ, biết mà không giúp, lương tâm cứ áy náy thế nào ấy.
Thấy vợ bằng lòng, rất mừng. Khai cười vui vẻ bảo Ngát:
- Dứt khoát hai ngày nữa ta sẽ xong. Độ sơ tán về lần trước, em còn nhớ không, chỉ có hai vợ
chồng dựng một đêm đã thành khung nhà, sáng hôm sau bác Nguyễn và chú Dậu cùng anh em
trong tổ đến cắm tường, cắm vách và lợp vừa vặn một ngày đã chu tất mọi việc.
(Lược một đoạn:
).
Hôm nay còn một ngày phép cuối cùng, vợ chồng Khai cùng với bà con trong xóm hoàn
thành nốt căn nhà tre hai gian. Nếu không xong, tối nay có trăng rồi, hai vợ chồng sẽ tranh thủ
làm; mấy đứa trẻ nhỏ nhà anh chỉ mong mỏi làm sao về được xóm chân cầu, chúng lại có bạn bè
cũ để chơi. Cái Tuyết luôn luôn nhắc tới anh Tuấn, con trai bác Nguyễn. Hai đứa thường cả
ngày chỉ quanh quẩn bên nhau, có lúc chòng ghẹo nhau khóc chí chóe, sau rồi lại thân ngay.
Buổi tối hôm nọ, thằng Sáng, con anh hỏi: “Ông Ngạc văn nghệ đã về chưa?”. Anh hiểu ý con,
cười đáp: “Ông Ngạc về rồi”.
Độ này, Ngát thấy chồng gầy đi, lại bận vào làm nhà, nhưng được cái anh ấy rất khỏe, lúc
nào người cũng đen bóng mà chẳng bao giờ ốm đau. Nhất là độ đi sơ tán, anh đi làm xa, lại còn

36
chạy gạo, chạy mắm muối cho vợ con … trông anh xạm và gầy quắt lại.
Chợt có tiếng suỳnh suỵch vang lên, một âm thanh quen thuộc thân thiết. Ngát chợt ngẩng
lên, nói như reo:
- Cầu đã thông rồi, anh ạ!
Tuy Khai đã nhìn thấy con tầu, nhưng anh vẫn làm như ngạc nhiên:
- Ừ nhỉ. Tàu hôm nay dài quá chừng, phải hơn hai chục toa chứ ít à?
…Khu chân cầu bỗng dưng tưng bừng nhộn nhịp. Khai ngắm lại cái xóm thân yêu của
mình, những căn nhà đã mọc san sát, hình dáng hao hao như nhau, mái lợp giấy dầu gọn nhẹ,
cửa nhìn ra sông trìu mến.
- Chú Khai tối nay sang tôi uống nước chè nhé.
Khai quay ra, thấy ông Ngạc xách túi thủng thẳng đi qua, vẫn mái tóc bạc lốm đốm, với nụ
cười lúc nào cũng thoải mái, vô tư, mặc dù bên mép đầy những vết nhăn nheo, mà sao trông ông
còn trẻ, rất trẻ.
- Bác xong nhà đâu đấy rồi nhỉ?
Giọng hào hứng, ông đáp thật to:
- Yên trí rồi. Tối mai đội văn nghệ lại bắt đầu tập chú mình ạ. Chừng cuối tháng hội diễn
toàn nhà máy.
Ông Ngạc còn đứng lại ngắm ngôi nhà của Khai, gật gù khen:
- Chú làm rộng hơn trước nhỉ, trông đẹp đấy. Hà hà! Xóm chân cầu của ta có vẻ sầm uất
hơn trước nhiều. Xong cầu rồi, thế là ta lại đi thoải mái chú ạ.
Đứng trên nóc nhà trông thẳng ra sông, nước lên mấp mé bờ đá, khiến cho nhịp cầu như dài
thêm ra, vững chãi, óng ánh màu sơn mới tươi mát, Khai đưa tay gạt mồ hôi lợp tiếp mái trước.
Từng cơn gió từ xa tràn về thổi tung tóc anh.

37
Chủ đề
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

4 VÀ VIỆC LÀM TẠI HẢI PHÒNG

Mục tiêu:

N ền kinh tế Hải Phòng đang tăng trưởng đều qua các năm, với mục tiêu phát triển
thành trung tâm kinh tế vững mạnh của quốc gia, khu vực phát triển hàng đầu của
miền Bắc, thành phố Hải Phòng đang hết sức chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng,
cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh. Thời gian gần đây, Hải
Phòng trở thành điểm đến hấp dẫn của rất nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế, nhiều công ty,
doanh nghiệp, khu công nghiệp được thành lập với quy mô lớn, nhờ đó thị trường việc làm trở nên
sôi động và kéo theo nhu cầu về lực lượng lao động không ngừng nâng cao.

I. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở HẢI PHÒNG

1. Thực trạng thị trường lao động ở Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố với quy mô dân số lớn, xếp thứ 7 cả nước, có nguồn lực lao động dồi dào.
Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm khoảng 50% dân số.
Ngoài lực lượng lao động tại chỗ, Hải Phòng còn thu hút một lượng khá lớn người lao động nhập cư từ
các địa phương lân cận như Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình…đổ về tìm việc. Số lượng lao động
nhập cư chiếm khoảng trên 24% số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố.

38
Bảng 1: Số liệu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Hải Phòng

Lực lượng lao động Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi


Năm Dân số
từ 15 tuổi trở lên trở lên đã qua đào tạo

2019 2.033.248 54,65% 31,44%


2020 2.053.493 52,48% 34,70%
2021 2.072.388 49,88% 35,30%

Lao động của thành phố Hải Phòng đang có sự thay đổi: giảm tỷ trọng lao động làm việc trong
ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp, ổn định trong ngành dịch vụ. Quá
trình chuyển dịch đó theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển của thành phố.
Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, nguồn nhân lực của thành phố Hải Phòng đang có xu hướng
giảm, chất lượng nguồn nhân lực đứng trước nguy cơ không đáp được nhu cầu việc làm. Chuyển dịch
cơ cấu lao động còn chậm, chưa theo kịp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tình trạng thiếu hụt lao động
có xu hướng ngày càng tăng, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động, kể cả
lao động phổ thông, lao động đã qua đào tạo.

2. Xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2030 đặt ra mục
tiêu sẽ lấp đầy 90% diện tích 12 khu công nghiệp, đồng thời
mở rộng thêm 15 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn
6.400 ha. Tương ứng với quy mô đó, ước tính Hải Phòng cần
có số lượng lao động lên tới 300.000 người. Đối tượng cần
tuyển dụng gồm lao động phổ thông, lao động có trình độ sơ
cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên, lao động chất lượng
cao. Số lượng tuyển dụng lớn nhất là lao động phổ thông,
chiếm khoảng 50%; nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao
nhất là ngành công nghiệp - xây dựng.
Một số ngành, nghề đang phát triển mạnh ở thành phố như: Logistics, Điện công nghiệp, Điện tử
công nghiệp, Cơ khí chế tạo, Công nghệ ô tô, Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm)…Trong mục
(1)
tiêu thu hút FDI , Hải Phòng định hướng thu hút những dự án có hàm lượng công nghệ cao, hiện đại,
các ngành nghề không có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Hải Phòng đang có nhu cầu khá lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Thành phố xác định phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá có tính chiến lược, trong đó nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực thông qua đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng.
Cùng với xu thế phát triển của kinh tế của thành phố, xu hướng tuyển dụng lao động trong ngành
công nghiệp tăng cao, giảm ở ngành nông nghiệp, lâm nghiêp và thủy sản. Nhu cầu tuyển dụng lao
động giảm ở khu vực kinh tế nhà nước, tăng nhanh khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
39
II. THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM Ở HẢI PHÒNG

1. Thực trạng của thị trường việc làm Hải Phòng


Hải Phòng là trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc, là vùng đất có tiềm năng phát triển kinh tế. Với
nhiều điều kiện thuận lợi, Hải Phòng đang là nơi thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư của các doanh nghiệp,
tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước. Vì thế, thị trường việc làm ở Hải Phòng rất đa dạng, sôi động
và hấp dẫn, hàng loạt cơ hội việc làm mở ra cho người lao động tại địa phương và các tỉnh lân cận.
Là một trong những thị trường việc làm tiềm năng, Hải Phòng hiện đang là thị trường việc làm lớn
thứ ba sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ở Hải Phòng, các loại hình kinh tế đều đang rất phát
triển, cơ hội việc làm cho người lao động rất lớn; nhiều việc làm phù hợp với các đối tượng lao động
khác nhau, từ sinh viên, công nhân, lao động phổ thông đến lao động trí thức, người đã nghỉ hưu…
Tại Hải Phòng, công nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt, hàng năm có hàng trăm nghìn việc làm
thuộc các ngành công nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động như ngành đóng tàu, luyện gang thép,
sản xuất hóa chất và dệt may da giày, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng… Số lượng công ty, doanh
nghiệp đã tạo ra hàng chục nghìn công việc trong khối việc làm hành chính văn phòng, phổ biến là: kế
toán, nhân sự và nhân viên kinh doanh...trong đó công việc kế toán chiếm đa số. Bên cạnh đó, thị
trường bất động sản phát triển mạnh mẽ với hàng loạt dự án bất động sản nổi bật như các dự án Hoàng
Huy Riverside, Flamingo Cát Bà Beach Resort, dự án Vinhomes Imperia, BRG Coastal City…cùng
với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ của Hải Phòng đã tạo nên rất nhiều việc làm thuộc lĩnh vực bất động sản,
xây dựng.
Với mục tiêu trở thành thành phố đi đầu cả nước có nền công nghiệp gắn với cảng biển hiện đại,
thông minh, bền vững, Hải Phòng chú trọng đầu tư cho kinh tế cảng biển, tạo ra nhiều việc làm ở lĩnh
vực logistic, nhân viên xuất nhập khẩu, lái xe, lái tàu, kĩ sư cơ khí, dịch vụ cần tuyển dụng…
Là một trong những trung tâm công nghiệp lớn, có sức cạnh tranh của cả nước, Hải Phòng nổi bật
là một thành phố có nhiều cụm khu công nghiệp thu hút được các nhà đầu tư lớn ở nước ngoài như Hàn
Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và các tập đoàn lớn trong nước như VinGroup, Sun Group, Geleximco,
FLC... Những khu công nghiệp có quy mô lớn, đa dạng
việc làm cho người lao động như: Khu công nghiệp VSIP;
khu công nghiệp Đình Vũ; khu công nghiệp đô thị Tràng
Cát; khu công nghiệp Tràng Duệ; khu công nghiệp Nam
Cầu Kiền; khu công nghiệp Nomura,... Làm việc tại khu
công nghiệp hiện đang là lựa chọn của nhiều ứng viên, kể
cả lao động phổ thông lẫn lao động tri thức. Các khu công
nghiệp là nơi hội tụ đầy đủ tinh hoa về công nghệ và kỹ
thuật, người tìm việc ở đây sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận
được trình độ hiện đại của thế giới và khu vực.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
40
2. Tìm việc làm ở Hải Phòng

Người lao động ở địa phương và các tỉnh lân cận


đến Hải Phòng tìm việc có thể dễ dàng tìm kiếm và lựa
chọn công việc phù hợp với khả năng của mình thông
qua các kênh thông tin khác nhau. Theo cách truyền
thống thì người lao động có thể tìm việc trên các trang
báo, tờ rơi, quảng cáo, băng rôn treo trước các công ty
hoặc qua người quen giới thiệu… đến với trung tâm
Dịch vụ việc làm Hải Phòng. Trung bình hàng tháng,
trung tâm tổ chức ba phiên giao dịch việc làm miễn phí
tại trung tâm, mỗi phiên giao dịch việc làm thu hút từ 30 đến 40 doanh nghiệp, đơn vị tham gia tuyển
dụng lao động trực tiếp. Mỗi năm trung tâm tổ chức 5 đến 7 phiên Sàn việc làm lưu động tại các quận,
huyện xa trung tâm thành phố với mong muốn mang cơ hội việc làm tốt nhất cũng như thông tin thị
trường lao động đến với mọi người lao động và doanh nghiệp.
Đến với các Ngày hội việc làm tại Hải Phòng cũng là một cơ hội lớn để các doanh nghiệp và người
lao động kết nối trong việc giới thiệu và tìm việc làm. Ngày hội việc làm tại Hải Phòng thường được tổ
chức tại Cung văn hóa hữu nghị Việt – Tiệp, trường Đại học Hàng Hải, trường Đại học Hải Phòng…
Vào mỗi dịp tổ chức, có sự tham gia của 20 đến 30 doanh nghiệp với hơn chục nghìn vị trí việc làm có
nhu cầu tuyển dụng.

Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng 4.0 ngày


càng phát triển các nhà doanh nghiệp chủ yếu dựa vào
mạng xã hội và các trang website để đăng tin tuyển
dụng. Qua kênh thông tin này, quá trình kết nối giữa
nhà tuyển dụng và người tìm việc được thuận tiện hơn
rất nhiều. Người lao động có thể tìm kiếm trên các
trang facebook qua các từ khóa: “Việc làm Hải
Phòng”; “Việc làm Hải Phòng cho sinh viên”; “Việc
làm Hải Phòng thông tin tuyển dụng”; “Tuyển dụng
Hải Phòng”.
41
Bên cạnh đó là các trang web hỗ trợ tìm kiếm việc làm uy tín, chất lượng như website
tuyendunghaiphong.vn; haiphongjob.vn; topcv; work247.vn … Thông qua các trang web người lao
động có thể nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp hoặc có thể ứng tuyển trực tuyến bằng cách điền
các thông tin của bản thân hoặc nộp hồ sơ để gửi đến nhà tuyển dụng, đây là cách ứng tuyển rất tiện lợi
và dễ dàng nhất, 80% các công ty, doanh nghiệp, tổ chức tại Hải Phòng thường xuyên đăng tin tuyển
dụng trên các website online chuyên cung cấp tin việc làm và nhân sự trực tuyến. Hàng năm, hàng
chục nghìn lao động ở Hải Phòng đã tìm được việc làm qua hỗ trợ của các website tuyển dụng.
Với thị trường việc làm đa dạng như hiện nay, cùng với những chính sách ưu đãi của các doanh
nghiệp, tạo điều kiện rất lớn cho người lao động ở Hải Phòng có thể tìm kiếm việc làm phù hợp với khả
năng, đáp ứng được yêu cầu nâng cao thu nhập và mức sống….Hải Phòng đóng vai trò là một thị
trường việc làm nhiều triển vọng và là mục tiêu của nhiều ứng viên trong quá trình tìm kiếm sự nghiệp
cho riêng mình.

III. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM.
Để phát triển thị trường lao động và việc làm của địa phương, thành phố Hải Phòng đã ban hành một
loạt các chủ trương, giải pháp đồng bộ:
Thứ nhất: Cải cách thủ tục hành chính, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư.
Thứ hai: Phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực tại chỗ thông qua hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Thứ ba: Đẩy nhanh chuyển đổi số, triển khai cập nhật cơ sở dữ liệu cung, cầu lao động trên địa
bàn thành phố Hải Phòng để thu thập thông tin cơ bản, chính xác về thực trạng lao động, việc làm, thất
nghiệp của người lao động; xây dựng và hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường lao động.
Thứ tư: Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, kết nối giữa Hải Phòng với các tỉnh lân cận như: Hải
Dương, Thái Bình, Quảng Ninh... nhằm tạo điều kiện giúp người lao động đi lại thuận tiện, dễ dàng
hơn.
42
Thứ năm: Xây dựng và phát triển nhà ở thu nhập thấp
và ký túc cho công nhân, quan tâm đời sống và bảo đảm
việc làm cho người lao động.
Thứ sáu: Đẩy mạnh thông tin về thị trường lao động,
tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp tiếp cận thông
tin nhanh nhất. Tổ chức có hiệu quả hoạt động Ngày hội
việc làm và phát huy vai trò của Trung tâm Dịch vụ việc
làm trên địa bàn thành phố.

1. Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm sau? Vì sao?
a. Người lao động ở Hải Phòng khó tìm việc làm.
b. Hải Phòng đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.
c. Việc làm ở Hải Phòng chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động ở địa phương.
d. Thị trường việc làm ở Hải Phòng đa dạng các ngành nghề.
e. Đào tạo nguồn nhân lực của các trường Cao đẳng và Đại học ở Hải Phòng cần gắn với nhu cầu
thực tế của các doanh nghiệp địa phương.
f. Bên cạnh việc làm chính, người lao động ở Hải Phòng khó có thể tìm được việc làm thêm.

43
2. Em hãy đọc thông tin sau và cho biết: Xu hướng thị trường việc làm và tuyển dụng lao
động ở Hải Phòng.
Định hướng phát triển kinh tế đến năm 2025 của thành phố Hải Phòng là chú trọng đổi mới mô
hình tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển 3 trụ cột chủ yếu: công
nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại. Cơ cấu lại ngành công nghiệp theo
hướng tập trung phát triển công nghiệp mũi nhọn như: công nghiệp ô tô, chế tạo máy, điện tử tin học và
các sản phẩm công nghệ cao... Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm cảng biển, dịch
vụ logistics trọng điểm quốc gia và quốc tế, phát triển du lịch và thương mại trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, đưa Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch quốc tế.
3. Em hãy đọc thông tin sau và cho biết cơ hội việc làm cũng như những hành trang mà học
sinh, sinh viên Hải Phòng cần trang bị để tham gia vào thị trường lao động.

Thông tin 1

Việc ký kết hợp tác giữa các doanh nghiệp FDI với các cơ sở giáo dục đào tạo, dưới sự
chủ trì kết nối của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã đặt nền móng thúc đẩy chiến lược
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Hải Phòng, lấy trọng tâm là nhu cầu thực tế của
doanh nghiệp và nguồn cung lao động là các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp trên
địa bàn thành phố.
Hải Phòng hiện đang có hơn 110 nghìn lao động đang làm việc tại các Khu kinh tế,
Khu công nghiệp, theo yêu cầu phát triển đến năm 2025, thành phố cần hơn 300 nghìn lao
động có tay nghề cao, trình độ ngoại ngữ tốt để cung cấp cho các Khu kinh tế, Khu công
nghiệp. Muốn vậy, việc đào tạo sớm, đào tạo đúng ngành nghề lĩnh vực là rất quan trọng.
Doanh nghiệp sẽ có nguồn lao động dồi dào, có trình độ ngoại ngữ, chuyên môn kỹ thuật
tốt, không phải tuyển dụng ở nơi khác hoặc đào tạo từ đầu, đào tạo lại. Thành phố sẽ giải
quyết được công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội.
Sau lễ ký kết, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ xây
dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo, phân luồng học sinh ngay từ các
cấp học, tăng cường hỗ trợ các trường về chuyên môn, chương trình giảng dạy, công tác
tuyển sinh. Doanh nghiệp FDI sẽ hỗ trợ bằng hình thức tài trợ các chương trình giảng dạy
thí điểm về ngoại ngữ như tiếng Hàn, Nhật, Trung ngay tại các cấp học. Ban Quản lý Khu
kinh tế Hải Phòng sẽ đề xuất với thành phố về chính sách cho đào tạo nguồn nhân lực kỹ sư
và công nhân có chất lượng.
Theo Kết nối doanh nghiệp FDI với
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn thành phố,

44
Thông tin 2

“Ngày hội việc làm 2022” có hơn 30 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng. Trong đó
nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Regina Miracle, Pegatron, LG
Display, LG… Tổng nhu cầu tuyển dụng hơn 20 nghìn vị trí việc làm trống trong các lĩnh
vực sản xuất da giầy, may mặc, điện, điện tử, cơ khí, kĩ thuật, kinh doanh, bán hàng, kế
toán, văn phòng, công nhân …Tham gia “Ngày hội việc làm 2022” các bạn sinh viên,
thanh niên, người lao động trên địa bàn thành phố có cơ hội tìm hiểu, phỏng vấn các vị trí
việc làm trực tiếp với các đơn vị tuyển dụng. Các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại
ngày hội việc làm là các doanh nghiệp có uy tín, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có
chính sách tiền lương và có chế độ phúc lợi tốt, có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn và
nhiều vị trí việc làm hấp dẫn nên mang lại tâm lí háo hức vui vẻ tin tưởng cho các ứng viên.
Bên cạnh thị trường việc làm trong nước các bạn sinh viên và người lao động còn có cơ hội
tìm hiểu, lựa chọn các thị trường làm việc nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan…với mức lương hấp dẫn.
(Theo , Ngày hội việc làm năm
2022 trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, )

1. Định hướng lựa chọn việc làm sau này của em là gì? Hãy viết bài kể về trải nghiệm của
bản thân trong việc tìm việc làm trên các trang mạng xã hội.
2. Hãy tìm hiểu và viết một bài giới thiệu về Ngày hội việc làm ở địa phương.

45
Chủ đề
VẤN ĐỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
5 Ở HẢI PHÒNG

Mục tiêu:

H ải Phòng là một trong những địa phương có rất nhiều loại thực phẩm cung ứng không
chỉ cho người tiêu dùng trên địa bàn thành phố mà còn cung ứng trong cả nước như:
nước mắm, các loại thủy hải sản tươi sống, đông lạnh và khô… Vì vậy vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm tại thành phố là một trong những vấn đề cần được quan tâm đúng mức.
“Năm 2022, các đoàn thanh tra, kiểm tra của Hải Phòng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 12.205 cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó có 9.939 cơ sở đạt yêu cầu,
đạt tỷ lệ 81,4%; có 144 cơ sở vi phạm bị xử lý với số tiền xử phạt là 897.500.000 đồng.”

I. CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TẠI HẢI PHÒNG


Để đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm cần có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có
liên quan tới thực phẩm như: nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế và người tiêu dùng.

46
1 Thực trạng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại Hải Phòng

Thời gian qua, các cấp, các ngành đã tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo ATVSTP tại các cơ sở
sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố. Kết quả kiểm tra cụ thể trong một số
năm gần đây đối với một số nội dung được thể hiện ở các bảng số liệu sau:

Bảng 1: Kết quả kiểm tra công tác bảo đảm ATVSTP tại các cơ sở sản xuất kinh doanh
năm 2021

TT Nội dung vi phạm Số cơ sở Số cơ sở không đạt


(Không đảm bảo ATVSTP) được kiểm tra Số lượng Tỷ lệ %
1 Điều kiện cơ sở 6.411 824 12,85%
2 Điều kiện trang thiết bị dụng cụ 6.361 761 11,96%
3 Điều kiện về con người 6.937 940 13,48%
4 Ghi nhãn thực phẩm 964 139 14,42%
5 Chất lượng sản phẩm thực phẩm (mẫu kiểm nghiệm) 181 5 2,76%
6 Quy trình chế biến 2.478 413 16,67%
7 Bảo quản 3.862 509 13,18%
8 Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm 3.315 551 16,62%
9 Lưu mẫu thức ăn 433 57 13,16%

Bảng 2: Kết quả kiểm tra công tác đảm bảo ATVSTP
tại các cơ sở sản xuất kinh doanh năm 2022

Loại hình Số CS được


Tổng số cơ sở Số cơ sở đạt Tỷ lệ % đạt
cơ sở thực phẩm thanh, kiểm tra

Sản xuất (*) 7.752 1.707 1.455 85,2

Kinh doanh 5.591 4.267 3.465 81,2

KD DVAU (**) 10.115 6.231 5.019 80,5

Tổng số (***) 23.458 12.205 9.939 81,4

47
Bảng 3: Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm của các đoàn thanh tra, kiểm tra thành phố
từ năm 2020 đến năm 2022
Tỷ lệ % đạt
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Loại xét nghiệm
TS Số mẫu Tỉ lệ % TS Số mẫu Tỉ lệ % TS Số mẫu Tỉ lệ %
mẫu KĐ KĐ mẫu KĐ KĐ mẫu KĐ KĐ
1. Xét nghiệm nhanh

Thử nhanh tinh bột 4.048 279 6,89 4.060 466 11,48 5.533 710 12,83

Thử clo dư trong nước 552 11 1,99 265 11 4,15 422 10 2,37
2. Xét nghiệm tại Labo

Hoá lý 141 4 2,83 92 2 2,17 92 2 2,17


Vi sinh 34 4 11,77 17 0 0 27 0 0
Tổng số XN tại Labo 175 8 4,57 109 2 1,83 119 2 1,68

Ngoài ra, qua kiểm tra năm 2022 toàn thành phố có 916 cơ sở giết mổ gia súc nhỏ lẻ. Phần lớn các
cơ sở này tự phát, không đăng ký kinh doanh, cơ sở vật chất không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y,
ATVSTP, không có hệ thống thu gom, xử lý chất thải và nước thải gây ô nhiễm.

Bảng 4: Tình hình về số vụ ngộ độc thực phẩm trong 5 năm từ năm 2017-2022

Năm 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Số vụ 5 2 0 2 3 0
Số người mắc 247 47 0 61 90 0
Tử vong 0 0 0 0 0 0

Tìm hiểu thông tin thực tế, thực hiện báo cáo về thực trạng ATVSTP ở địa phương theo các nội
dung tương tự từ bảng 1 đến bảng 4.

48
2 Tình hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Năm 2022, trên địa bàn thành phố có nhiều loại hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm
được ghi nhận thông qua biểu đồ sau:

Hình 5.1. Tình hình sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm ở
thành phố Hải Phòng năm 2022
12000
10000
Số cơ sở

8000
6000
4000
2000

Sản xuất nông, Chế biến Giết mổ gia súc, Kinh doanh Kinh doanh Kinh doanh
lâm thuỷ sản thực phẩm gia cầm dịch vụ dịch vụ dịch vụ
thực phẩm ăn uống ăn uống nhỏ lẻ
và đường phố
Loại hình sản xuất kinh doanh

Hải Phòng có đầy đủ các loại hình sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm. Con đường thực
phẩm đến tay người tiêu dùng trải qua các giai đoạn sau:

Nuôi trồng/ sản xuất Chế biến Cung ứng Người tiêu dùng

Sơ đồ 1: Con đường thực phẩm đến tay người tiêu dùng

II. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT AN TOÀN THỰC PHẨM


Nguy cơ từ thực phẩm đối với sức khỏe con người có thể đến từ các mối nguy mang bản chất sinh
học, hóa học hoặc vật lý. Một nguyên tắc then chốt để giảm bệnh tật từ thực phẩm và củng cố các hệ
thống an toàn thực phẩm là phân tích nguy cơ.
49
Có 3 loại mối nguy an toàn thực phẩm: mối nguy sinh học, mối nguy hóa học và mối nguy vật lí.

Bảng 5: Những mối nguy an toàn vệ sinh thực phẩm


Đặc điểm Sinh học Vật lí Hoá học
Các tác nhân
Hậu quả

Theo tài liệu tập huấn kiến thức về ATVSTP của cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), con đường gây ô
nhiễm sinh học vào thực phẩm được mô tả qua sơ đồ sau đây :

Tác nhân sinh học

Vật nuôi, cây Môi trường Chế biến Bảo quản


trồng mang tác thực phẩm thực phẩm
nhân gây bệnh

Ô nhiễm
Đất Vệ sinh cá nhân Điều kiện mất vệ sinh,
Nấu nướng Nước (Găng tay, không che đậy,
không kỹ Không khí hắt hơi, ho…) ruồi, bọ, chuột..

Thực phẩm

Sơ đồ 2: Con đường xâm nhiễm tác nhân sinh học vào thực phẩm

50
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
Để làm tốt công tác ATVSTP phải thực hiện chuỗi liên kết đồng bộ các giải pháp từ nhà sản xuất,
chế biến, kinh doanh đến cơ quan quản lý và người tiêu dùng.
1 Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng cần lựa chọn mua các thực phẩm có nguồn gốc, chứng nhận rõ ràng, không nên
tiêu thụ những hàng hóa không rõ xuất xứ, không có chứng nhận về chất lượng của cơ quan có thẩm
quyền về chứng nhận thực phẩm theo quy định pháp luật Việt Nam. Giải pháp này đòi hỏi người tiêu
dùng cần có ý thức kiểm tra và cẩn trọng khi đi mua thực phẩm cho bản thân và gia đình.
Khuyến khích người tiêu dùng tiêu thụ các sản phẩm đã được chứng nhận về tiêu chuẩn ATVSTP,
thực hiện 10 nguyên tắc vàng và 5 bước cơ bản để đảm bảo ATVSTP do WHO công bố dưới đây:

10 NGUYÊN TẮC VÀNG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM AN TOÀN

1 Chọn thực phẩm an toàn


6 Không để lẫn thực phẩm sống và chín

2 7 Luôn giữ tay sạch sẽ khi


Nấu kĩ thức ăn
chế biến thực phẩm

3 Ăn ngay khi thức ăn 8 Giữ bề mặt chế biến,


vừa được nấu chín bếp luôn khô ráo, sạch sẽ

Bảo vệ thực phẩm khỏi


4 Bảo quản cẩn thận 9 sự xâm nhập của các loài côn trùng,
thực phẩm đã nấu chín loài gặm nhấm và các loại động vật khác

5 Đun kĩ lại thực phẩm 10


Sử dụng nguồn nước sạch
trước khi ăn

ATTVS
1
............
2
............
3
............
4
............
5
............
TP

51
2 Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp thực phẩm phải là đơn vị sản xuất thực phẩm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của
nhà nước, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo luật an toàn thực phẩm. Người sản xuất, chế
biến, kinh doanh thực phẩm phải cập nhật kiến thức về ATVSTP, được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Áp
dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm một cách chặt chẽ và đúng quy định.
Một số tiêu chuẩn an toàn thực phẩm phổ biến nhất hiện
nay được áp dụng là: Tiêu chuẩn GMP, HACCP, BRC,
IFS, Global Gap và ISO 22000 là các tiêu chuẩn dựa trên Các tiêu chuẩn về an toàn thực
những nguyên tắc cơ bản về kiểm soát sản xuất liên quan phẩm được quy định trong Luật An
đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Các tiêu chuẩn này cũng toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành từ
đưa ra những quy định cho những hoạt động khác như ngày 01 tháng 7 năm 2011 và thay thế
kiểm soát lưu trữ, vận chuyển, kiểm tra và phương pháp Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm.
bán lẻ sản phẩm hiệu quả.

3 Đối với các cơ quan, ban ngành thành phố

- Tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông.
- Đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, giám sát, quản lý hàng nhập khẩu.
- Đẩy mạnh công tác quản lý ngộ độc thực phẩm.

IV. THỰC HIỆN BÁO CÁO TÌM HIỂU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH
THỰC PHẨM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỘNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
ATVSTP có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên
đến sức khỏe con người, đến sự phát triển giống nòi và tính mạng người sử dụng, đồng thời còn ảnh
hưởng đến kinh tế, văn hóa, du lịch, an ninh, an toàn xã hội ở mỗi quốc gia. Bảo đảm an toàn thực phẩm
sẽ nâng cao sức khỏe người dân, tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

52
Giải pháp đảm bảo ATVSTP cần phải xây dựng dựa trên những điều kiện phù hợp với quy định
pháp luật. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm được quy định tại Khoản 6, Điều 2 Luật An toàn thực
phẩm 2010.

“ Những quy chuẩn kĩ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lí nhà nước có
thẩm quyền ban hành nhằm mục đích đảm bảo thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng
con người.


Hãy lựa chọn một trong các chủ đề sau đây phù hợp với điều kiện địa phương để hoàn
thành DỰ ÁN HỌC TẬP.
1. Nuôi trồng, khai thác, chế biến thuỷ hải sản an toàn.
2. Chăn nuôi, giết mổ gia súc an toàn.
3. Sản xuất rau, củ, quả an toàn.
4. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao an toàn theo chuỗi liên kết.
5. Truy xuất nguồn gốc.
6. Quảng bá thương hiệu, phát triển thực phẩm an toàn theo chuỗi liên kết.
7. Kinh doanh sử dụng hoá chất, vật tư nông nghiệp an toàn.

Học sinh có thể lựa chọn 1 trong các hình thức thực hiện dự án sau:
1. Dự án khởi nghiệp / Dự án khởi sự kinh doanh / dịch vụ hoàn toàn mới.
2. Dự án Digital Marketing.
3. Dự án tổ chức sự kiện.
4. Dự án tìm hiểu, điều tra…

53
Chủ đề
HẢI PHÒNG TRONG TIẾN TRÌNH
6 HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Mục tiêu:

H ội nhập quốc tế về kinh tế là một hướng đi đúng đắn, sáng suốt trong giai đoạn hiện nay ở
nước ta nhằm bắt kịp với xu thế của thời đại. Hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập
kinh tế quốc tế nói riêng với nhiều thành tựu góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn
xã hội nhằm cải thiện đời sống nhân dân và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Vậy hội
nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa như thế nào và ảnh hưởng ra sao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở
thành phố Hải Phòng?

1 Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hải Phòng
- Những thuận lợi của thành phố Hải Phòng khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế.
Với vị trí địa lí đặc biệt, trong suốt chiều dài lịch sử, Hải Phòng luôn là thành phố đón đầu làn sóng
hội nhập, đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế.
Hải Phòng được chọn làm nơi xây dựng cảng biển và thực tế đã thành một thành phố cảng lớn nhất
miền Bắc nước ta, là cửa ngõ giao thương quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với thế giới.
Vị trí đắc địa như vậy chính là một trong nguyên nhân giúp thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm
công nghiệp, dịch vụ lớn của cả nước tạo thuận lợi trong việc hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Cảng Hải Phòng nằm trong top 20 cảng nước sâu lớn nhất thế giới, có khả năng đón tàu container
viết tắt của cụm từ twenty-foot equivalent unit, 1 TEU tương đương với một container tiêu chuẩn 20 feets
(chiếm khoảng 39m3thể tích).
viết tắt của cụm từ deadweight tonnage, đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu tính bằng tấn bao gồm
cả toàn bộ thủy thủ đoàn, hành khách, hàng hóa, nhiên liệu, nước ngọt... trên tàu.
54
tải trọng lớn, có thể tiếp nhận tàu container sức chở 12.000 TEU(1) (Twenty-foot equivalent unit), trọng
tải 132.900 DWT (2)(Deadweight tonnage) để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ khu vực miền
Bắc đi thẳng tới Châu Mỹ, Châu Âu, thay vì phải trung chuyển qua một cảng khác như trước đây. Qua
đó, giúp vận tải biển giảm thời gian vận chuyển, giảm chi phí, giảm thiểu chi phí logistics cho các
doanh nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Thành phố Hải Phòng là địa phương hội tụ đủ 5 loại hình giao thông quan trọng: đường bộ, đường
biển, đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ. Đây là cơ hội rất lớn để thành phố Hải Phòng phát
triển kinh tế giao thương với các tỉnh, thành phố trong cả nước và thế giới.
Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đã góp phần đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, đặc biệt
là đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo động lực cho thành phố Cảng cất cánh và thúc đẩy phát triển kinh tế,
xã hội các tỉnh phía Bắc ở nước ta.
Ngoài ra, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế từ thành phố đến địa phương
đang ngày càng được nâng cao; tổ chức, bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước được củng cố và tăng
hiệu quả hoạt động. Đội ngũ doanh nhân ở Hải Phòng ngày càng linh hoạt và năng động tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Những cơ hội và thách thức khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố Hải Phòng
* Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để thành phố Hải Phòng cất cánh trong thời gian tới.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế -
xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp của thành phố; thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ được khối lượng lớn vốn
đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực quan trọng khác; tạo thêm nhiều việc
làm; nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Hiện nay, tình hình trong nước, khu vực và thế giới đã có nhiều thay đổi, đang diễn biến phức tạp,
khó lường. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thành phố Hải Phòng không những phát huy
những cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội, mà còn phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị
- xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, phát triển nhanh và bền vững.
55
Bảng 1: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại thành phố Hải Phòng năm 2021
phân theo đối tác đầu tư chủ yếu

STT Các đối tác chủ yếu Số dự án được cấp phép Vốn đăng ký
1 Tổng số 52 373
2 British Virgin Islands 3 80.7
3 Hà Lan - Netherlands 2 46.1
4 Hàn Quốc - Korea 8 21.5
5 Hồng Kông - HongKong 11 37
6 Nhật Bản - Japan 4 53
7 Singapore 3 31.3
8 Trung Quốc - China 18 90.9
9 Quốc gia khác 3 12.5

Việc thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng
hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu;
góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức
sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển.

Thành phố Hải Phòng cũng có cơ hội tham gia chủ động và sâu hơn vào quá trình định hình và cải
cách các định chế, cơ chế, cấu trúc khu vực và quốc tế có lợi. Doanh nghiệp Hải Phòng có cơ hội để
phát triển mạnh hơn, sáng tạo hơn và có sức cạnh tranh hơn. Người tiêu dùng có thêm cơ hội lựa chọn
hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ giữa Hải Phòng
với các đối tác, song phương, đa phương đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín và vị thế của thành
phố Hải Phòng.
56
Triệu đồng
60 000 000
51941427.36
50395924
50 000 000

40033714
40 000 000
36418321.64

30 000 000

19863377
20 000 000
16176923

10 000 000

Năm
2016 2017 2018 2019 2020 2021
Biểu đồ 1. Vốn đầu tư khu vực trực tiếp của nước ngoài tại thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2016-2021

* Những thách thức của thành phố Hải Phòng khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn
những mặt hạn chế và khó khăn.
Trước hết là trình độ phát triển kinh tế so với thế giới còn thấp, các doanh nghiệp và đội ngũ doanh
nhân còn nhỏ bé vì thế sức cạnh tranh hàng hoá trên trường quốc tế còn yếu.
Trong quá trình tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế phải chịu sự cạnh tranh không bình đẳng của
một số nước có nền kinh tế phát triển, các nước này thường đặt ra các quy định pháp lí có lợi cho mình vì
thế các nước đang phát triển gặp rất nhiều bất lợi trong đó có nước ta.
Sự phát triển kinh tế ở thành phố Hải Phòng không đồng đều giữa các quận, huyện vì thế khi tham
gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có những khu vực được hưởng lợi ít hơn các khu vực khác.
Điều này sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và các vấn đề xã hội
khác.
Hội nhập kinh tế quốc tế chưa được phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với hội nhập trong các lĩnh vực
khác. Điều đó dẫn tới việc bị động, lúng túng trong quá trình thực hiện để giải quyết các vấn đề xảy ra.
Ngoài ra, việc khắc phục những hạn chế, yếu kém, tồn tại và triển khai thực hiện các cam kết quốc
tế cũng sẽ đặt ra nhiều khó khăn, thách thức không chỉ về kinh tế mà còn cả về chính trị và xã hội. Sức
ép cạnh tranh ngày càng gay gắt làm cho nhiều ngành, doanh nghiệp và sản phẩm của Hải Phòng sẽ gặp
khó khăn.
Có thể thấy cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế có mối quan hệ qua lại và có thể
chuyển hóa lẫn nhau. Cơ hội có thể trở thành thách thức nếu không được tận dụng kịp thời. Thách thức
có thể biến thành cơ hội nếu chúng ta chủ động ứng phó thành công trong quá trình hội nhập.

57
Thành phố Hải Phòng triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác hội nhập
2
kinh tế quốc tế trong thời gian tới
Để quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đạt hiệu quả cao, thành phố Hải Phòng đã triển khai rất nhiều
các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế:
- Tăng cường phối hợp, chủ động triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch trong công tác
hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố.
- Chủ động xây dựng và triển khai các hoạt động phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế và
hướng dẫn việc thực hiện các cam kết hội nhập cho người dân và doanh nghiệp tại địa phương.
- Ngoài ra tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp địa phương về hội
nhập kinh tế quốc tế nói chung để phù hợp với đặc thù và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở các quận,
huyện của thành phố Hải Phòng.
- Có kế hoạch thu hút đầu tư vào sản xuất, đẩy mạnh sản xuất và chế biến hàng hoá, tạo nguồn hàng
và dịch vụ xuất khẩu phong phú.
- Phát triển đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân thành phố; xây dựng một số doanh nghiệp lớn có
khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Mở rộng thị trường, khuyến khích hỗ trợ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, tận dụng những tiềm
năng, lợi thế để tăng khả năng cạnh tranh, kết nối thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa của thành phố.
- Chủ động thúc đẩy quan hệ hợp tác, kể cả việc tích cực đàm phán, ký kết và triển khai hiệu quả,
thực chất các thỏa thuận hợp tác kinh tế - thương mại cấp địa phương với các nước đối tác FTA. Nâng
cao kiến thức và năng lực cho các cán bộ của thành phố trong việc xây dựng chính sách cũng như thực
thi các cam kết quốc tế.

- Kết quả của quá trình hội nhập quốc tế mang lại cho thành phố Hải Phòng tổng số vốn của Khu
vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh trong 5 năm (từ năm 2015 đến năm 2020), đạt 9,41 tỷ
USD, nâng tổng nguồn vốn này lên gần 18,2 tỷ USD.
Các dự án vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong những năm qua đã góp phần quan trọng
trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay thành phố đang thực hiện 4 dự án ODA với tổng vốn đầu
tư là 1.698 tỷ đồng từ Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản.
Tính đến năm 2023, Hải Phòng có quan hệ giao thương với trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, có
43 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI tại Hải Phòng, hợp tác với gần 50 tổ chức quốc tế và tổ chức phi
chính phủ nước ngoài; tham gia vào các tổ chức đa phương như CityNet, MBBW, TPO và Mayors for
Peace.

Trong những năm tới, thành phố Hải Phòng tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh. Ngoài ra tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số mạnh
mẽ, phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chủ động ứng phó
có hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội của thành phố Hải Phòng.

58
1. Nêu các ví dụ thực tiễn để thấy được tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế ở địa phương em.
2. Phân tích những tác động của hội nhập kinh tế đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hải
Phòng trong thời gian qua.

Em hãy chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau đây để thực hiện:


1. Sưu tầm các hình ảnh, đoạn phim về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Hải Phòng
trong thời gian qua.
2. Đọc các thông tin ở nội dung trên và viết một báo cáo ngắn gọn (khoảng từ 15 đến 20
dòng) về chủ đề
.

59
Chịu trách nhiệm xuất bản

Chỉ đạo nội dung


ĐỖ VĂN LỢI (Tổng Chủ biên)
PHẠM THỊ THU HÀ - NGUYỄN THỊ THU HẰNG (Đồng Chủ biên)

Biên tập nội dung

Biên tập mĩ thuật và trình bày bìa


VŨ VĂN LONG

Đối tác liên kết: Công ty CP sách và thiết bị trường học Nam Cường
Địa chỉ: 31 Phan Bội Châu - Phường Hoàng Văn Thụ - Quận Hồng Bàng - TP Hải Phòng
ĐT: 0225.3839599 - Fax: 0225.3521555

TÀI LIỆU
GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LỚP 11

ISBN:

Địa chỉ:

You might also like