You are on page 1of 5

Dạng 1: Nhà máy sản xuất đồ hộp

Bài tập 1: 1 nhà máy sản xuất đồ hộp tiếp nhận 1 ngày 12 tấn nguyên liệu, 5 tấn hộp và
0,5 tấn carton + 0,3 tấn vật liệu khác.
Trong 12 tấn nguyên liệu:
- 10 tấn được chế biến thành sản phẩm;
- 1,2 tấn trở thành thức ăn cho gia súc;
- 0,8 tấn đổ bỏ vào nước thải của nhà máy.
Trong số 5 tấn hộp được nhập khẩu thì
- 4 tấn hộp dự trữ trong kho để sử dụng cho tương lai và
- phần còn lại (1 tấn) được sử dụng để đóng hộp:
+ Khoảng 3% hộp sử dụng bị hư hỏng, người ta tách riêng và tái sử dụng
+ 97% dùng chế biến sản phẩm
0,5 tấn carton được sử dụng hết để đóng kiện.
- Khoảng 5% carton bị hư hỏng người ta tách riêng để tái sử dụng.
- 95% dùng làm sản phẩm
0,3 tấn vật liệu khác:
- 25% tích trữ cho tương lai;
- 50% trở thành chất thải; trong số chất thải này
+ khoảng 35% được tách ra để tuần hoàn
+ phần còn lại (65%) đổ bỏ ở dạng chất thải,
- 25% còn lại trở thành hỗn hợp thải ở dạng rắn.
a. Hãy tính toán lượng chất thải trên 1 tấn sản phẩm
b. Hãy tính toán lượng chất tái chế trên 1 sản phẩm
Giải
Màu vàng = sản phẩm

Màu xanh lá cây = tái chế

Màu xanh da trời = thải bỏ

a. Tổng sản phẩm: 10+ 0.97 + 0.475= 11.445 tấn


Tổng chất thải: 0.8 + 0.1725 = 0.9725tấn
Tổng thải trên 1 tấn: 0.9725/ 11.445 = 0.085 tấn
b. Tổng tái chế: 1,2 + 0,03+ 0.025+ 0.0525= 1.308 tấn
Tổng tái chế trên 1 tấn: 1.308/ 11.445 = 0.11 tấn
Dạng 2: Xác định CTHH của CTR
Bài tập 1: Cho hỗn hợp ctr có các thông số phân tích như sau:

Khối lượng ctr Khối lượng ctr khô Thành phần hóa học (kg/chất khô)
ướt (kg) (kg)
C H O N

230 164.3 84 9 70.3 1

a. Hãy xác định công thức hóa học của rác ướt
b. Xác định nhiệt trị của ctr nói trên chuyển về kJ/kg
Bài làm
a. Xác định công thức hóa học của rác ướt
- Khối lượng nước của hỗn hợp ctr = KL ctr ướt – KL ctr khô = 230 – 164.3 = 65.7 (kg)
- Số mol nước trong hỗn hợp ctr = KL nước / 18 = 65.7 / 18 = 3. 65 (mol)
- Ta có số mol của H và O
H2O  2H + O
3.65 7.3 3.65
- Thành phần hóa họa (kg/chất ướt) là:
C H O N
Khối lượng (kg) 84 16.3 128.7 1
Số mol 7 16.3 8 1/14
Làm tròn (x14) 98 228 112 1
Suy ra: Công thức hóa học của rác ướt là: C98H228O112N
b. Xác định nhiệt trị của ctr nói trên chuyển về kJ/kg
- Sử dụng công thức: E = 145C + 61O x (H2 – 1/8 x O2) + 40S + 10 N
- Ta có bảng %khối lượng các thành phần hóa học (tính theo kg chất khô)
C H O N
Khối lượng 84 9 70.3 1
%Khối lượng 51.13 5.48 42.79 0.61
- Nhiệt trị E = 145 x 51.13 + 610 x (5.48/2 – 1/8 x 42.79/2) + 10 x 0.61 = 7314.98 btu/lb
= 17014.64 kJ/kg
Bài tập 2: Một nhà máy chế biến phân vi sinh sử dụng các nguyên liệu sau cho
quá trình ủ hiếu khí

Độ ẩm Tỉ lệ C/N Tỉ lệ N (%chất
khô)

Rác chợ 30 42 1.2

Phân bùn bể tự 90 9 7
hoại

a. Để hỗn hợp đạt tỉ lệ C/N = 30 thì hỗn hợp phải được phối trộn theo tỉ lệ bao
nhiêu?
b. Tính độ ẩm của hh sau khi ủ

Bài làm
a. Gọi
- Cho khối lượng hỗn hợp là 100 kg
- Khối lượng rác chợ là a (kg)  Khối lượng phân bùn bể tự hoại là 100 – a (kg)
Ta có :
- m nước rác chợ = 0.3a  m khô rác chợ = 0.7a
- m khô phân bùn bể tự hoại là = 0.1 x (100 – a)
Ta có tiếp :
- m N rác chợ = 1.2% x m khô rác chợ = 8.4 x 10-3a
- m N phân bùn = 0.7 – 7 x 10-3a
Tiếp:
- Rác chợ: C/N = 42  m C = 8.4 x 10-3a x 42 = 0.3528a
- Phân tự hoại: C/N = 9  m C = 6.3 – 0.063a
Tiếp: C/N = 30
  mC /  mN = 30
 (6.3 + 0.2898a) / (0.7 + 1.4 x 10-3a) = 30
 a = 59.32 kg
Suy ra
m rác chợ = 59.32 kg
m phân bùn = 40.68 kg
 Tỉ lệ trộn = 59.32 / 40.68 = 1.45
a. Độ ẩm của hỗn hợp
= (m nước / m hh) x 100 = {(0.3 x 59.32 + 0.9 x 40.68) / 100} x 100 = 54.408 %
Dạng 5. Hệ thống thu gom
Chất thải rắn từ một khu công nghiệp mới được thu gom trong các container di động có
kích thước lớn, một vài container trong số này sẽ được sử dụng liên kết với máy nén rác
cố định.
Thời gian để lái xe từ trạm điều vận đến vị trí đặt container đầu tiên là 15 phút, (t1)
Thời gian để lái xe từ container cuối cùng về trạm điều vận là 20 phút, (t2)
Thời gian trung bình hao phí để lái xe giữa các container là 6 phút, (dbc)
Khoảng cách vận chuyển một chiều đến bãi đỗ là 15,5 km (giới hạn tốc độ 55 km/h),
(X/2) => a = 0,034 h/chuyến; b = 0,01802 h/km
Ngày làm 8 h, hệ số không sản xuất W = 0,15
Thời gian hao phí cho việc nhặt và thả container rỗng là 0,4 h/chuyến, (pc + uc)
Thời gian ở bãi đỗ là 0,133 h/chuyến, (s)
Xác định số container được đổ bỏ mỗi ngày, và thời gian làm việc thật sự
Giải
Ta có: thời gian lấy rác và đổ rác = Phcs = pc + uc + dbc = 0,4 + 6/60 = 0,5 h/chuyến
Ta có: thời gian vận chuyển = h = a + bX = 0,034 + 0,01802 * 15,5 * 2 (h/chuyến)
=> Thời gian cần thiết cho một chuyến = Thcs = Phcs + s + h = 0,5 + 0,133 + 0,034 +
0,01802 * 15,5 * 2 = 1,23 h/chuyến
Ta có: Số chuyến vận chuyển trong một ngày = Nd = (H * (1 – W) – (t1 + t2)) / Thcs =
5,06 chuyến/ngày
Chọn 5 chuyến
Thời gian làm việc thật sự 1 ngày = H’
Ta có: 5 = (H * (1 – 0,15) – (0,25 + 0,33)) / 1,23 => H’ = 7,92 giờ

You might also like