You are on page 1of 7

ZUSAMMENFASSUNG LEKTION 8

1. WORTSCHATZ (Vốn từ)


In der Stadt die Woche
die Ausstellung, -en triển lãm der Tag, -e ngày
die Bar, -s quán bar die Woche, -n tuần
das Café, -s quán café der Montag, -e ngày Thứ Hai
die Disco, -s vũ trường, sàn nhảy der Dienstag, -e ngày Thứ Ba
die Kneipe, -n quán nhậu der Mittwoch, -e ngày Thứ Tư
das Konzert, -e buổi hòa nhạc der Donnerstag, -e ngày Thứ Năm
das Museum, die Museen bảo tàng der Freitag, -e ngày Thứ Sáu
das Schwimmbad, -“er bể bơi der Samstag, -e ngày Thứ Bảy
das Theater, - nhà hát der Sonntag, -e ngày Chủ Nhật
Uhrzeiten Weitere wichtige Wörter
die Uhr, -en giờ das Essen, - đồ ăn, món ăn
um + wieviel Uhr vào lúc mấy giờ das Fernsehen, - (việc) xem tivi
Es ist 5/10 vor/nach mấy giờ kém/- 5/10 phút der Kaffee (món) cà phê
halb kém 30 phút das Radio, -s radio
Viertel vor/nach kém 15/ hơn 15 sehen nhìn
Bis dann! Gặp lại sau nhé! wissen biết
Tageszeiten bald sớm
der Morgen, - buổi sáng (sớm) besonders đặc biệt, cực kỳ
der Vormittag, -e buổi sáng (trong ngày) höflich lịch sự
der Mittag, -e buổi trưa unhöflich bất lịch sự
der Nachmittag, -e buổi chiều morgen ngày mai
der Abend, -e buổi tối noch còn, vẫn
die Nacht, -“e buổi đêm noch nicht vẫn chưa
E-Mail / Brief spät muộn, chậm
Liebe(r) X X thân mến vielleicht có thể
Sehr geehrter Herr X Quý ngài X đáng kính Warum ? tại sao ?
Liebe Grüße lời chào yêu thương keine Lust ! không quan tâm !
Herzliche Grüße lời chào nồng nhiệt Lust auf (…) ? có hứng (…) không ?
Gute Idee ! ý hay đó !

2. GRAMMATIK (Ngữ pháp)


2.1. Trật tự từ trong tiếng Đức

Ngay từ §6 chúng ta đã biết, việc xác định các đối tượng trong câu không phụ thuộc vào trật tự từ mà phụ
thuộc vào biến cách, được thể hiện trực tiếp thông qua quán từ. Do vậy người ta không cần giữ cố định trật
tự từ S-V-O như trong tiếng Anh nữa. Trong tiếng Đức, chỉ cần đạt được mục đích diễn đạt và đúng tính ngữ
pháp, người ta có thể đảo tùy ý vị trí các thành phần trong câu, miễn sao giữ động từ bị chia ở vị trí ngữ pháp
số 2. Ví dụ :

Ich habe leider keine Zeit = Leider habe ich keine Zeit
Ich habe den Schlüssel ! = Den Schlüssel habe ich !
Vì sao tiếng Đức cho phép các thành phần trong câu có thể đảo vị trí liên tục như vậy ?

Nguyên nhân là do người Đức đã sử dụng hệ thống biến cách (Kasus) vô cùng tinh vi và phức tạp lên toàn
bộ các thành phần trong câu (trừ động từ. Động từ là thành phần không bao giờ chịu ảnh hưởng của biến
cách. Ngược lại, động từ còn quy định biến cách cho các thành phần trong câu). Nhờ có biến cách, vai trò
của mỗi thành phần trong câu đều trở nên dễ thấy và không còn phụ thuộc vào vị trí của chúng trong câu
nữa.

Ngược lại, tiếng Anh hay cũng như các ngôn ngữ khác, do không sử dụng biến cách nên buộc lòng phải sử
dụng trật tự từ (S-V-O) để giúp người ta xác định vai trò của từng thành phần.

Chúng ta khảo sát chuỗi ví dụ sau. Cho biết : der Polizist : cảnh sát, der Dieb : kẻ trộm, erschießen : bắn chết

(a) Der Polizist erschießt den Dieb Cả hai danh từ Polizist và Dieb đều là danh từ giống đực, tức là đều đòi hỏi quán
từ « der ». Tuy nhiên đứng trước chúng lại là hai quán từ khác nhau (der Polizist
và den Dieb). Bằng hiểu biết về biến cách, ta xác định được der Polizist ở
Nominativ (chủ cách), do vậy là chủ ngữ trong câu, do đó gây ra hành động
« bắn chết ». Den Dieb ở cách Akkusativ (đối cách), do đó là đối tượng của hành
động « bắn chết ». Do đó dịch đúng sẽ là : « cảnh sát bắn chết kẻ trộm »

(b) Den Dieb erschießt der Polizist Dù có đảo thứ tự của Dieb và Polizist thì biến cách của hai danh từ này vẫn rất
rõ ràng, thể hiện qua quán từ đứng trước chúng. Den Dieb vẫn ở Akkusativ và
der Polizist vẫn ở cách Nominativ, do đó dịch đúng vẫn là : « Cảnh sát bắn chết
kẻ trộm »

(c) Der Dieb erschießt den Polizist Bây giờ der Dieb lại ở cách Nominativ, den Polizist ở cách Akkusativ. Như vậy
đối tượng của hành động « bắn chết » là « cảnh sát », người gây ra hành động
là « tên trộm ». Do đó cách dịch đúng sẽ là : « Tên trộm bắn chết cảnh sát »

(d) Den Polizist erschießt der Dieb Tương tự (b), dù có đảo lại thứ tự thì der Dieb vẫn ở Nominativ và den Polizist
vẫn ở Akkusativ. Do đó dịch ra vẫn là « Tên trộm bắn chết cảnh sát »

(e) Der Polizist erschießt der Dieb * Câu này sai về mặt ngữ pháp. Ở đây ta thấy der Polizist và der Dieb đều ở
Nominativ. Như vậy không lẽ câu này có hai chủ ngữ ? Vậy động từ
« erschießen » này được chia theo chủ ngữ nào ?
Xuất phát từ nhu cầu làm rõ thế chủ - khách trong hành động mà động từ mô
tả, người Đức đã chọn cách thay đổi một chút về chính tả của quán từ : der →
den. Đây chính là thứ mà chúng ta gọi là biến cách.

(f) Der Polizist erschießt der Dieb * Tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha… và nhiều tiếng khác đều không sử dụng biến
cách (nghĩa là cho dù der Dieb là kẻ bắn chết cảnh sát hay là kẻ bị cảnh sát bắn
chết, thì quán từ vẫn giữ nguyên là « der »). Như vậy làm thế nào để biết ai bắn
chết ai ? Cách duy nhất đấy chính là phải phụ thuộc vào trật tự từ. Các ngôn
ngữ này quy định : đứng trước động từ là chủ ngữ. Đứng sau động từ là tân ngữ.
Như vậy trong trường hợp tiếng Đức không sử dụng biến cách, thì « cảnh sát
bắn chết kẻ trộm » sẽ là cách dịch đúng.

Như vậy sử dụng biến cách hay sử dụng trật tự từ thực ra đều chỉ vì mục đích là
xác định chủ ngữ - tân ngữ (hay thế chủ - khách) mà thôi. Người Anh, Pháp,
chọn bỏ qua biến cách thì buộc lòng phải bảo toàn trật tự từ, không được thay
đổi. Người Đức thì sử dụng biến cách nên không phụ thuộc vào trật tự từ nữa,
có thể linh hoạt hoán đổi vị trí các thành phần trong câu.
2.2. Giới từ chỉ thời gian - temporale Präpositionen (1)

Temporale Präpositionen (giới từ chỉ thời gian). Trong tiếng Đức có rất rất nhiều giới từ chỉ thời gian nhằm
những mục đích diễn đạt khác nhau. Theo sau giới từ chỉ thời gian bắt buộc phải là một cụm từ chỉ thời điểm
(Zeitpunkt) hoặc chỉ một khoảng thời gian (Zeitspanne)

Ví dụ :

Zeitpunkt (ZP) = Mittwoch (ngày Thứ Tư), Dezember (tháng Mười Hai), 2:00 Uhr (lúc 2 giờ)…

Zeitdauer (ZD) = zwei Tage (hai ngày), eine Woche (một tuần), eineinhalb Stunden (một tiếng rưỡi)…

2.2.1. um

Giới từ “um” kết hợp với giờ đồng hồ (Uhrzeit) dùng để chỉ giờ chính xác (không phải giờ khoảng) = vào…

Die Klasse beginnt um 9:00 Uhr.

2.2.2. am

Giới từ “am” dùng để kết hợp với buổi trong ngày (Tageszeiten), với ngày trong tuần (Wochentage), với ngày
trong tháng (Datum), với ngày lễ (Feiertage)

Muttertag ist am 13.05


Fährt ihr am Vormittag ? – Nein, wir fahren am Nachmittag um 16 Uhr.
Am Freitag kommen meine Eltern

Ngoại lệ, buổi đêm sẽ không kết hợp với giới từ “am” mà là giới từ “in” (xem 2.2.3. bên dưới)

2.2.3. in

Giới từ “in” dùng trong cách diễn đạt « in der Nacht »

3. REDEMITTELN (vốn câu)


3.1 Sich verabreden (lên lịch)

Để lên một lịch hẹn, ta có những mẫu câu sau đây :

3.1.1. Hast du heute Abend Zeit ? = Tối nay cậu rảnh không ?

Đương nhiên chúng ta có thể hẹn vào một khung giờ khác. Khi đó sẽ thay thế « heute Abend » bằng một
trạng ngữ thời gian khác (ví dụ như « morgen, am Mittwoch, nächste Woche … »

Khi chuyển sang ngữ khí lịch sự « Haben Sie heute Abend Zeit ? », để phù hợp với hoàn cảnh ta sẽ dịch thành
« Tối nay bác có thì giờ không ? »

Để trả lời cho các câu hỏi, ta có các câu trả lời như sau :

(+) Ja, klar = rõ ràng !


(+) Ja, natürlich ! = đương nhiên rồi !
(~) Vielleicht = chắc vậy
(~) Das weiß ich noch nicht = cũng chưa biết nữa
(-) Heute Abend habe ich (leider) keine Zeit = tối nay không rảnh mất rồi
3.1.2. Kannst du heute Abend ? = Tối nay được không ?

Tương tự ở ngữ khí lịch sự sẽ là « Können Sie heute Abend ? », nhưng để phù hợp với ngữ khí lịch sự, chúng
ta không nên lược bỏ động từ hỗ trợ sau « können ».

3.2. Einen Vorschlag machen (rủ rê)

3.2.1. Gehen wir ins Kino ? = Mình đi xem phim nhé ?

Chú ý khi rủ đi đâu (đặc biệt là phải vào trong một tòa nhà, công trình), ta dùng cách diễn đạt : in + AKK
(danh từ ở cách Akkusativ).

Gehen wir ins Theater / ins Kino / in die Ausstellung / ins Museum … ? < in das = ins >

3.2.2. Vielleicht können wir morgen Abend ins Kino ? = Hay là tối mai đi xem phim không ?

Động từ « können » trong trường hợp này có ý nghĩa « khả năng có thể xảy ra hay không ». Cách nói này
lược bỏ động từ « gehen » ở cuối câu (xem lại §7 – 2.1.3). Cách diễn đạt này lịch sự hơn so với « Gehen wir
ins Kino ? »

3.2.3. Lust auf Schwimmbad ? = Đi bơi không ?

Câu đầy đủ phải là « Hast du Lust auf Schwimmbad ? ». Cách nói rút gọn như trên có phần hơi trống không,
chỉ nên dùng giữa những người đã quen thân, ngang hàng.

3.2.4. Kommst du auch ? = Cậu đi cùng không ?

Người nói phải nêu ra một dịp (và kèm cả giờ giấc) trước, rồi mới có thể hỏi « Kommst du auch ? ».

Markus und ich gehen heute um 14:00 Uhr zum Kaffee. Kommst du auch ?

3.3. Auf Vorschläge reagieren (trả lời khi được rủ)

(+) Gute Idee = ý hay đó !


(-) Nein, leider nicht = không được rồi
(-) Tut mir leid, (aber) ich habe keine Lust. = xin lỗi nhé, (nhưng) mình không có hứng cho lắm
(-) Ich kann leider nicht = mình không đi được

3.4. Uhrzeit angeben (cách đọc giờ)

Trong tiếng Đức chia cách nói giờ làm hai kiểu : kiểu chính thống (formell) và kiểu thông thường (informell)

Kiểu chính thống thì rất đơn giản : lần lượt nói số giờ + Uhr + số phút. Đây là cách nói được sử dụng trên
truyền hình, báo chí, radio…

Kiểu thông thường : người ta sẽ nói phút trước, giờ sau

- Sử dụng giới từ vor cho giờ kém và giới từ nach cho giờ hơn.
- Tròn 15 phút sẽ được gọi là Viertel
- Giờ rưỡi sẽ được gọi là halb. Tuy nhiên người Đức quan niệm « rưỡi » là « kém 30 phút »
Ví dụ :

Kiểu chính thống Kiểu thông thường


8 : 00 acht Uhr – 8 giờ acht Uhr – 8 giờ
8 : 10 acht Uhr zehn – 8 giờ 10 zehn nach acht – 10 phút sau 8 giờ
8 : 15 acht Uhr fünfzehn – 8 giờ 15 Viertel nach acht – 15 phút sau 8 giờ
8 : 25 acht Uhr fünfundzwanzig – 8 giờ 25 fünfundzwanzig nach acht – 25 phút sau 8 giờ
fünf vor halb neun – 5 phút sau 8 rưỡi
8 : 30 acht Uhr dreißig – 8 giờ 30 halb neun – 9 giờ kém 30 / 8 rưỡi
8 : 35 acht Uhr fünfunddreißig – 8 giờ 35 fünfunddreißig nach acht – 35 phút sau 8 giờ
fünfundzwanzig vor neun – 25 phút trước 9 giờ = 9 giờ kém 25
fünf nach halbneun – 5 phút sau 8 rưỡi
8 : 45 acht Uhr fünfundvierzig – 8 giờ 45 Viertel vor neun – 15 phút trước 9 giờ = 9 giờ kém 15
8 : 55 acht Uhr fünfundfünfzig – 8 giờ 55 fünf vor neun – 5 phút trước 9 giờ = 9 giờ kém 5
fünfundfünfzig nach acht – 55 phút sau 8 giờ

Trong văn viết, giờ giấc luôn được viết theo kiểu : số trước, Uhr sau. Giữa số giờ và số phút cách nhau bởi
một dấu hai chấm (Doppelpunkt). Tức là :

Cách viết um 8:30 Uhr


Cách đọc um acht Uhr dreißig

3.5. Zeitpunkt erfragen (hỏi về thời điểm)

3.5.1. Wann denn ? = Lúc nào thế ?

Đây là cách nói rút gọn. Câu đầy đủ phải có động từ, có chủ ngữ, ví dụ như « Wann gehen wir / gehst du
ins Kino ? ». Cách nói rút gọn không nên dùng khi nói chuyện với ngữ khí lịch sự. Trong câu nói rút gọn, cả
người nói và người nghe đều hiểu mình đang lên lịch cho chuyện gì nên mới lược bỏ động từ và chủ ngữ.

Gehen wir ins Kino ?


Gute Idee ! Wann gehen wir ins Kino denn ?

Trả lời cho câu hỏi « wann ? » luôn là một trạng ngữ chỉ thời gian :

Wann gehen wir ins Theater ?


Wir gehen ins Theater am Mittwoch / um 14:30 Uhr.

3.5.2. Wie spät ist es ? = Mấy giờ rồi ?

« Wie spät » chỉ dùng khi hỏi về giờ giấc ngay tại thời điểm nói. Khi hỏi về thời điểm cho tất cả các sự kiện
khác (kể cả tương lai xa, tương lai gần, quá khứ…) thì đều phải hỏi bằng nghi vấn từ « Wann ».

3.5.3. Wie viel Uhr ist es ? = Mấy giờ rồi ?

Tương tự « Wie spät ist es » , câu này chỉ dùng khi hỏi về giờ giấc ngay tại thời điểm nói.
4. SCHREIBEN – ABSAGEN (viết lời từ chối)
Người Đức có thói quen : khi lên lịch rủ hoặc mời một ai tham gia một sự kiện có tính chất trọng đại, chuyên
nghiệp hoặc nghiêm túc (xem hòa nhạc, dự lễ tốt nghiệp, ăn mừng tân gia, khánh thành, kỷ niệm, cưới hỏi…)
người Đức hay trình bày dưới dạng thư tay (Brief) hoặc E-Mail – tức là phải có văn bản chính thức – rủ hoặc
mời qua tin nhắn, gọi điện chỉ phù hợp với những dịp có tính chất cá nhân hoặc giữa những người trẻ với
nhau.

Trong trường hợp không thể nhận được lời mời, người Đức sẽ viết thư từ chối. Chúng ta có thể áp dụng dàn
ý sau :

1. ANREDE (chào xưng hô)


Anrede thuộc về hình thức phải có trong văn bản, không thể thiếu được. (Về Anrede là gì → xem lại §7 – 4.1.2)

2. HAUPTTEIL (nội dung chính)


a. Sich entschuldigen leider kann ich nicht kommen = tiếc quá mình không thể đến được
Đầu tiện phải xác nhận ngay tut mir leid, ich komme nicht = xin lỗi, mình không đến được
rằng không thể nhận được lời es tut mir sehr leid. Ich muss leider absagen = rất lấy làm xin lỗi, nhưng mình buộc
mời / lời hẹn, kèm theo thể hiện lòng phải từ chối
thái độ tiếc nuối, áy náy.

b. Absage begründen Ich habe nämlich keine Zeit = do là mình không có thời gian
Sau đó có thể viện dẫn lý do Mir passt nämlich die Zeit nicht = thời gian với mình không khớp lắm
khiến mình không thể nhận Ich habe zu viele Arbeit = mình còn nhiều việc lắm !
được lời mời / lời hẹn. Heute habe ich doch keine Freizeit = hôm nay chả có tí thời gian rảnh nào
(…)

c. Eine andere Uhrzeit / einen Vielleicht können wir nächste Woche ? = Hay là tuần sau được không ?
anderen Tag vorschlagen Wie findest du nächste Woche ? = Tuần sau cậu thấy sao ?
Vì lý do lịch sự, ta nên chủ động Geht das nächste Woche? = Tuần sau được không ?
đề xuất một khung giờ khác Hast du Zeit dann nächste Woche ? = Thế tuần sau cậu rảnh không ?
hoặc hẹn sang một ngày khác.

3. GRUß UND UNTERSCHRIFT (chào kết và chữ ký)


Đây cũng là phần thuộc về hình thức văn bản, không được thiếu. (xem lại §7 – 4.1.5)
MỤC LỤC
1. WORTSCHATZ (Vốn từ) ....................................................................................................................................... 1
2. GRAMMATIK (Ngữ pháp) .................................................................................................................................... 1
2.1. Trật tự từ trong tiếng Đức ........................................................................................................................... 1
2.2. Giới từ chỉ thời gian - temporale Präpositionen (1) ..................................................................................... 3
2.2.1. um ......................................................................................................................................................... 3
2.2.2. am ......................................................................................................................................................... 3
2.2.3. in ........................................................................................................................................................... 3
3. REDEMITTELN (vốn câu) ..................................................................................................................................... 3
3.1 Sich verabreden (lên lịch) ............................................................................................................................. 3
3.1.1. Hast du heute Abend Zeit ? = Tối nay cậu rảnh không ? ...................................................................... 3
3.1.2. Kannst du heute Abend ? = Tối nay được không ? ............................................................................... 4
3.2. Einen Vorschlag machen (rủ rê) ................................................................................................................... 4
3.2.1. Gehen wir ins Kino ? = Mình đi xem phim nhé ? .................................................................................. 4
3.2.2. Vielleicht können wir morgen Abend ins Kino ? = Hay là tối mai đi xem phim không ? ....................... 4
3.2.3. Lust auf Schwimmbad ? = Đi bơi không ? ............................................................................................. 4
3.2.4. Kommst du auch ? = Cậu đi cùng không ? ............................................................................................ 4
3.3. Auf Vorschläge reagieren (trả lời khi được rủ) ............................................................................................ 4
3.4. Uhrzeit angeben (cách đọc giờ) ................................................................................................................... 4
3.5. Zeitpunkt erfragen (hỏi về thời điểm) ......................................................................................................... 5
3.5.1. Wann denn ? = Lúc nào thế ? ............................................................................................................... 5
3.5.2. Wie spät ist es ? = Mấy giờ rồi ? ........................................................................................................... 5
3.5.3. Wie viel Uhr ist es ? = Mấy giờ rồi ?...................................................................................................... 5
4. SCHREIBEN – ABSAGEN (viết lời từ chối) ............................................................................................................ 6

You might also like