You are on page 1of 5

ZUSAMMENFASSUNG LEKTION 1

1. WORTSCHATZ (Vốn từ)


Begrüßung und Abschied Herkunft
Hallo xin chào Woher ? từ đâu đến ?
Guten Morgen chúc buổi sáng tốt lành kommen aus (…) đến từ (…)
Guten Tag chúc một ngày tốt lành aus (…) từ (…)
Guten Abend chúc buổi tối tốt lành Länder
Gute Nacht chúc ngủ ngon das Land, -“er đất nước
Auf Wiedersehen gặp lại sau ! Deutschland nước Đức
Tschüs tạm biệt ! Österreich nước Áo
Name die Schweiz nước Thụy Sĩ
Ich heiße (…) tôi tên là (…) Befinden
Ich bin (…) tôi là (…) Wie geht’s ? ổn không ?
Mein Name ist (…) tên tôi là (…) sehr gut ổn lắm
Das ist (…) đây là (…) gut ổn
Wer ? ai ? es geht bình thường
Wie ? như nào ? nicht so gut không ổn lắm
Personalien Weitere wichtige Wörter
die Frau, -en quý bà das Alphabet, -e bảng chữ cái
der Herr, -en quý ngài buchstabieren đánh vần
der Name, -n tên auch cũng
der Vorname, -n tên gọi danke cảm ơn
der Familienname, -n tên họ ja có
nein không
sehr rất
und và

2. GRAMMATIK (Ngữ pháp)


2.1. Verben im Deutschen (Động từ trong tiếng Đức)

2.1.1. Đặc điểm ngữ pháp

Đặc điểm cơ bản của động từ tiếng Đức là tính bị chia. Phép chia động từ được gọi là Konjugation. Động từ
trong tiếng Đức luôn được chia theo :

- Ngôi (Person) : ngôi thứ nhất (1.Person) – ngôi thứ hai (2.Person) – ngôi thứ ba (3.Person)
- Số (Numerus) : số ít (Singular) – số nhiều (Plural - §2)
- Thời (Tempus) : thời hiện tại (Präsens - §1) – thời hoàn thành (Perfekt - §11-12) – thời quá khứ đơn
(Präteritum – A2) – thời tương lai (Futur – A2)
- Thức (Modus) : chỉ định thức (Indikativ - §1) – giả định thức (Konjunktiv - §24) – mệnh lệnh thức
(Imperativ - §18)
- Thế (Genus) : thế chủ động (Aktiv) – thế bị động (Passiv) – sẽ học ở A2.

Tạm quy ước : về thời – thức – thế chưa cần quan tâm, luôn mặc định động từ luôn ở thời hiện tại, thức chỉ
định, thế chủ động (Präsens, Indikativ, Aktiv). Phép chia động từ trước nhất cần cân nhắc về ngôi và số
lượng
Suy luận : như vậy, chỉ cần nhìn vào dạng động từ, người ta có thể suy ngược ra động từ đó đang chia theo
ngôi nào, số ít hay số nhiều, thời quá khứ hay hiện tại… và từ đó hiểu được hoàn cảnh, tình thế giao tiếp.

2.1.2. Đặc điểm hình thái

Động từ tiếng Đức luôn luôn tận cùng bằng -en. Chỉ có một số rất ít động từ tận cùng bằng -eln và -ern.
Phần còn lại của động từ nguyên thể sau khi đã lược bỏ đuôi -en được gọi là gốc động từ (Verbstamm).
Gốc động từ là một thành phần quan trọng, hầu như luôn được bảo toàn khi chia giữa các ngôi và số ít –
số nhiều.

động từ nguyên thể gốc động từ động từ nguyên thể gốc động từ
(Infinitiv) (Verbstamm) (Infinitiv) (Verbstamm)
gehen geh- schreiben schreib-
arbeiten arbeit- fahren fahr-
heißen heiß- sprechen sprech-
kommen komm- machen mach-

Những biến đổi hình thái xảy ra ở đuôi động từ là do động từ đã bị chia ở các ngôi khác nhau, số khác
nhau. Những biến đổi hình thái xảy ra đến tận gốc động từ cho biết chắc chắn động từ đã được chia ở thế
khác, thời khác hoặc thức khác (xem kỹ hơn ở §18, §20, §24)

2.2. Verbkonjugation im Singular (phép chia động từ ở số ít)

Động từ tiếng Đức khi chia ở các ngôi và số khác nhau sẽ gắn các đuôi khác nhau vào gốc động từ. Trong
bài §1, chúng ta làm quen động từ chia ở ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba số ít :

sein kommen heißen


1. Person, SG (ich) bin komme heiße
2. Person, SG (du) bist kommst heißt
2. Person, SG (Sie) sind kommen heißen
3. Person, SG (er, sie) ist kommt heißt

2.3. Ngôi nhân xưng du và Sie

Người Đức phân biệt hai loại ngôi thứ hai, dựa theo ngữ khí. Đó là ngôi thứ hai số ít thân mật du - ứng với
tiếng Việt : cậu, ấy, mày, bạn, anh, chị, … và ngôi thứ hai lịch sự Sie - ứng với tiếng Việt : bạn, ngài, ông, bà,
anh, chị… Tương ứng với đó, động từ khi chia cũng chia theo 2 cách khác nhau.

Trong giao tiếp, chú ý rằng khi xưng hô bằng ngôi « du » người ta sẽ gọi nhau bằng tên gọi (Vorname) còn
nếu đã xưng hô bằng ngôi « Sie » thì chỉ gọi bằng tên họ. Nếu xưng hô ngôi « Sie » mà dùng tên gọi thì sẽ
bị coi là bất lịch sự và khiếm nhã.

2.4. Câu tiếng Đức dạng mệnh đề và dạng nghi vấn

Ở dạng mệnh đề hay dạng nghi vấn W-Frage, động từ luôn đứng ở vị trí ngữ pháp số 2 (2. Position)

Dạng mệnh đề : Ich komme aus Österreich


Mein Name ist Valerie

Dạng nghi vấn : Wie heißt du ?


Woher kommst du ?
3. REDEMITTELN (Vốn câu)
Trong §1 chúng ta làm quen với những mẫu câu chào hỏi và giới thiệu

3.1. Nach dem Namen fragen (hỏi về tên)

3.1.1. Wie heißt du ? = Bạn tên gì ?

« heißen » là một động từ với nghĩa « tên là », « nghĩa là » , tiếng Anh không có động từ tương đương. Chú
ý rằng tiếng Đức phân biệt hai ngôi thứ hai số ít du / Sie. Do đó tương ứng với « Wie heißt du ? », ở ngữ khí
lich sự người ta nói « Wie heißen Sie ? »

Để trả lời, người ta sẽ nói : « Ich heiße (…) ». Chú ý chia các đuôi khác nhau cho động từ ở các ngôi khác
nhau

Wie heißt du ? – Ich heiße Paco.

3.1.2. Wer bist du ? = Cậu là ai ?

Tương đương ngữ khí lịch sự : « Wer sind Sie ? ». Để trả lời cho câu hỏi này, người ta sẽ nói :

Wer bist du ? – Ich bin Nicole / Mein Name ist Nicole.

3.2. Nach der Herkunft fragen (hỏi về nguồn gốc)

3.2.1. Woher kommst du ? = Cậu đến từ đâu ?

Để trả lời về nguồn gốc quê hương, người ta sử dụng giới từ « aus » (đến từ).

Woher kommst du ?
Ich komme aus Japan / Thailand / Deutschland.

Chú ý rằng một số nước trong tên riêng có quán từ : die Schweiz, die USA, die Niederländer, thì khi đứng
sau « aus » sẽ bị biến cách :

die Schweiz → aus der Schweiz


die USA → aus den USA
die Niederländer → aus den Niederländern

3.2.2. Was ist dein Heimatland ? = Quê hương bạn là nước nào ?

Was ist dein Heimatland ?


Mein Heimatland ist Vietnam.

Tương tự vậy ta có thể thay thế bằng deine Heimatstadt = thành phố quê bạn

3.3. Sich und andere vorstellen (giới thiệu mình và người khác)

Những mẫu câu sau dùng để giới thiệu về bản thân và người khác

3.3.1. Ich bin (…) = Tôi là (…)

Dùng để trả lời cho câu hỏi Wer bist du / Wer sind Sie (xem 3.1.2).
3.3.2. Ich heiße (…) = Tôi tên là (…)

Dùng để trả lời cho câu hỏi Wie heißt du / Wie heißen Sie (xem 3.1.1.)

3.3.3. Mein Name ist (…) = Tên tôi là (…)

Trong trường hợp sử dụng ngữ khí lịch sự, khi giới thiệu tên người ta có thể nói đầy đủ họ và tên của mình,
hoặc chỉ nói tên họ, không nói tên gọi

Mein Name ist (Valerie) Wulf.

Trong trường hợp sử dụng ngữ khí thân thiết, khi giới thiệu người ta sẽ nói tên gọi của mình.

Mein Name ist Valerie.

3.3.4. Das ist (…) = Đây là (…)

Dùng để giới thiệu về một người khác (mà mình biết rõ).

Das ist Paco. Er kommt aus Spanien.

3.4. Nach dem Befinden fragen (hỏi về tình hình người khác)

3.4.1. Wie geht’s (dir) ? = (Cậu) ổn không ?

« Wie geht’s dir » là cách hỏi khi chúng ta trò chuyện ở ngôi « du » và có thể nói vắn tắt lại thành « Wie
geht’s ? ». Khi trò chuyện ở ngôi « Sie » , chúng ta phải đổi thành « Wie geht’s Ihnen ? » và không được nói
vắn tắt dễ tạo cảm giác cộc lốc, trống không.

« Wie geht’s dir ? » vốn được rất nhiều sách dạy là « khỏe không » nhưng thực tế nghĩa của « Wie geht’s
dir ? » rộng hơn thế, người ta còn có thể bao hàm tình hình gia đình, công việc … nên cách dịch chuẩn nhất
phải là « (dạo này) ổn không ? »

Nâng cao : để chắc chắn người nghe hiểu mình đang hỏi thăm về tình hình gia đình, công việc, học hành,
thi cử… chứ không phải chỉ hỏi thăm về sức khỏe, người nói có thể nói « Wie läuft’s ? »

3.5. Über Befinden sprechen (trả lời về tình hình)

3.5.1. (Sehr) gut = (rất) ổn !

Vì được người khác hỏi thăm nên theo phép lịch sự, chúng ta nên cảm ơn và hỏi thăm ngược lại :

Wie geht’s dir ?


Sehr gut, danke ! Und dir ?

Nếu trò chuyện ở ngôi « Sie » thì câu hỏi lại sẽ là « Und Ihnen ? »

3.5.2. Es geht = cũng tàm tạm

3.5.3. Nicht so gut = không ổn lắm


MỤC LỤC
1. WORTSCHATZ (Vốn từ) ....................................................................................................................................... 1
2. GRAMMATIK (Ngữ pháp) .................................................................................................................................... 1
2.1. Verben im Deutschen (Động từ trong tiếng Đức) ........................................................................................ 1
2.1.1. Đặc điểm ngữ pháp............................................................................................................................... 1
2.1.2. Đặc điểm hình thái ................................................................................................................................ 2
2.2. Verbkonjugation im Singular (phép chia động từ ở số ít) ............................................................................ 2
2.4. Câu tiếng Đức dạng mệnh đề và dạng nghi vấn .......................................................................................... 2
3. REDEMITTELN (Vốn câu) ..................................................................................................................................... 3
3.1. Nach dem Namen fragen (hỏi về tên) ......................................................................................................... 3
3.1.1. Wie heißt du ? = Bạn tên gì ? ................................................................................................................ 3
3.1.2. Wer bist du ? = Cậu là ai ?..................................................................................................................... 3
3.2. Nach der Herkunft fragen (hỏi về nguồn gốc) ............................................................................................. 3
3.2.1. Woher kommst du ? = Cậu đến từ đâu ? .............................................................................................. 3
3.2.2. Was ist dein Heimatland ? = Quê hương bạn là nước nào ? ................................................................ 3
3.3. Sich und andere vorstellen (giới thiệu mình và người khác) ....................................................................... 3
3.3.1. Ich bin (…) = Tôi là (…) ........................................................................................................................... 3
3.3.2. Ich heiße (…) = Tôi tên là (…) ................................................................................................................. 4
3.3.3. Mein Name ist (…) = Tên tôi là (…) ........................................................................................................ 4
3.3.4. Das ist (…) = Đây là (…) .......................................................................................................................... 4
3.4. Nach dem Befinden fragen (hỏi về tình hình người khác) ........................................................................... 4
3.4.1. Wie geht’s (dir) ? = (Cậu) ổn không ?.................................................................................................... 4
3.5. Über Befinden sprechen (trả lời về tình hình) ............................................................................................. 4
3.5.1. (Sehr) gut = (rất) ổn ! ............................................................................................................................ 4
3.5.2. Es geht = cũng tàm tạm ........................................................................................................................ 4
3.5.3. Nicht so gut = không ổn lắm ................................................................................................................. 4

You might also like