You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI
TÍNH TOÁN PHÁT THẢI KHÍ CO2 CHO SẢN PHẨM
GỖ DÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
SẢN XUẤT GỖ HƯNG THỊNH PHÁT

Chuyên Ngành: Quản Lí Môi Trường


SVTH: Nguyễn Thị Hằng
MSSV: 18170046
GVHD: TS. Nguyễn Bích Ngọc

TP. HCM, tháng 2 năm 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI

TÍNH TOÁN PHÁT THẢI KHÍ CO2 CHO SẢN PHẨM


GỖ DÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
SẢN XUẤT GỖ HƯNG THỊNH PHÁT
THỊ XÃ TÂN UYÊN- TỈNH BÌNH DƯƠNG

Xác nhận GVHD Chuyên Ngành: Quản Lí Môi Trường


(Ký và ghi rõ họ tên)
SVTH: Nguyễn Thị Hằng
MSSV: 18170046

TP. HCM, tháng 2 năm 2022


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài.................................................................................................1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................1
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.........................................................................1
1.5. Nơi thực hiện đề tài..........................................................................................1
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...............................................................................1
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu..........................................................................1
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước....................................................2
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu........................................................................2
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................2
3.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................................2
3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN..............................................................................................2
5. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI......................................................................3
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................3

i
1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên
quan gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái đất, và băng quyển như tăng nhiệt độ,
băng tan, và nước biển dâng. Trước đây BĐKH diễn ra trong một khoảng thời gian
dài do tác động của các điều kiện tự nhiên, tuy nhiên thời gian gần đây, BĐKH xảy
ra do tác động của các hoạt động của con người như việc sử dụng nhiên liệu hóa
thạch trong giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp, chặt phá rừng, thải ra môi
trường khí nhà kính (điển hình như khí CO2).

Tại hội nghị cấp cao COP26 Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết biến đổi khí hậu
đã thực sự trở thành thách thức lớn nhất đối với nhân loại. "Mặc dù là nước đang phát
triển mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam
sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa
bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về
tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận
Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050"

Ngành chế biên gỗ là một trong những ngành nghề xuất khẩu chủ lực tại Bình
Dương có khoảng 1.215 doanh nghiệp chế biến gỗ đang hoạt động sản xuất kinh
doanh, trong đó: 905 doanh nghiệp trong nước (tổng vốn đăng ký 10.839 tỷ đồng);
310 doanh nghiệp nước ngoài (tổng vốn đăng ký 2,3 tỷ usd). Trong những năm qua,
ngành chế biến gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh luôn duy trì mức tăng trưởng cao và
ổn định (trung bình 12 – 15%/ năm), là một trong những ngành chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (chiếm từ 12 – 14%). Tuy nhiên sản
xuất gỗ thường theo làng nghề, xưởng sản xuất còn lạc hậu, quá trình sản xuất gỗ
cưa, xẻ, phay, bào… góp phần gia tăng phát thải khí nhà kính.

Chính vì vậy, em quyết định thực hiện đề tài “ Tính toán phát thải khí CO2 cho
sản phẩm gỗ dán tại công ty TNHH Thương mại Sản xuất gỗ Hưng Thịnh
Phát” để có cái nhìn cụ thể hơn về lượng CO2 phát thải trong ngành chế biến và
sản xuất gỗ. Bên cạnh đó, dựa trên kết quả tính toán và quá trình sản xuất đề xuất
các giải pháp giảm thiểu phát thải CO2 cho công ty.
1
1.2. Mục tiêu đề tài

Đề tài có các mục tiêu như sau:

 Mục tiêu chung:


- Tính toán được lượng phát thải khí CO2 xả thải vào môi trường thông qua
các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên công ty.
- Từ đây đưa ra các đề xuất nhằm giảm thiểu phát thải khí CO2 tại công ty
TNHH Thương mại Sản xuất gỗ Hưng Thịnh Phát.
 Mục tiêu cụ thể:
- Xác định nguồn phát thải khí CO2 tại công ty
- Tính toán tải lượng phát thải khí CO2 từ các nguồn đã xác định
- Giảm thiểu phát thải khí CO2 trong quá trình sản xuất
- Nâng cao ý thức của cán bộ công nhân viên công ty

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là công ty TNHH Thương mại Sản Xuất gỗ Hưng Thịnh Phát
cụ thể là:

- Quy trình, công nghệ sản xuất và nguồn nguyên nhiên liệu sử dụng tại công
ty trong quá trình hoạt động.
- Các nguồn phát sinh CO2 vào môi trường (điện, hóa chất, chất thải,…)
 Phạm vi nghiên cứu:

Công ty TNHH Thương mại Sản xuất gỗ Hưng Thịnh Phát, Khu phố Khánh Tân,
Phường Khánh Bình, Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam.

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

 Ý nghĩa khoa học:


- Kết quả tính toán phát thải khí CO2 phục vụ công tác giảm thiểu phát thải
KNK góp phần đặt được mục tiêu trong Thỏa thuận Paris.
- Cung cấp tài liệu kham khảo về phương pháp tính toán phát thải khí CO2 cụ
thể đối với ngành chế biến và sản xuất gỗ, đồng thời nâng cao hiệu quả dụng

2
dụng năng lượng cũng như ý thức của doanh nghiệp về các vấn đề liên quan
đề môi trường.
 Ý nghĩa thực tiễn:
-

1.5. Nơi thực hiện đề tài

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

(Gợi ý: Nêu những định nghĩa, ý nghĩa của các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu của đề tài. Lưu ý không viết y nguyên các lý thuyết, khái niệm,… trong giáo trình hay
các tài liệu mà không có sự điều chỉnh phù hợp với đề tài)

2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

(Gợi ý: Tổng quan và đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu của đề tài để làm cơ sở lựa chọn phương pháp nghiên cứu, đánh giá
những vấn đề đã được giải quyết, cần nêu rõ những vấn đề còn tồn tại)

2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

(Gợi ý: Giới thiệu thông tin về khu vực nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của
đề tài)

3
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu

(Gợi ý: Trình bày các nội dung công việc để giải quyết mục tiêu đề ra)

3.2. Phương pháp nghiên cứu

(Gợi ý: Trình bày các phương pháp được sử dụng để giải quyết mục tiêu đề ra)

4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN

(Gợi ý: Kết quả mong chờ sau khi thực hiện xong đề tài. Lưu ý cần bám vào mục tiêu)

5. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI

Thời gian
TT Công việc
1 2 3 4 5 6

1 Nội dung 1

2 Nội dung 2

3 …

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

(Gợi ý: Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được
trích dẫn trong đề cương này)

4
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập
trong khóa luận/tiểu luận.
– Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm,
không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật... (đối với những tài liệu
bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi
tài liệu).
– Danh sách tài liệu tham khảo phải được ghi theo thứ tự ABC với chuẩn là tên
– đối với tài liệu tiếng Việt và chuẩn là họ - đối với tài liệu tiếng nước ngoài.
– Tài liệu tham khảo là sách, tạp chí, kỷ yếu hội nghị, báo cáo, luận văn, bài
giảng, và website phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
a. Sách

5
Tài liệu Tiếng Việt: Họ tên (ghi họ tên đầy đủ) (năm xuất bản). Tên Sách. Nhà
Xuất Bản, trang bắt đầu-trang kết thúc.

Tài liệu Tiếng Anh: Họ (không viết tắt), tên. đệm. (viết tắt) (năm xuất bản). Tên
sách. Nhà xuất bản, trang bắt đầu-trang kết thúc.

Ví dụ:
Nguyễn Thanh Sơn (1999). Lý thuyết tập hợp. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật,
TP.HCM, 359-965.
Neumann, J. V., (1958). The Computer and the Brain. Yale University Press, New
Haven, Connecticut, 205-369.
b. Bài báo trong tạp chí

Tài liệu Tiếng Việt: Họ tên (ghi họ tên đầy đủ) (năm xuất bản). Tên bài báo.
Tên tạp chí, số báo, trang bắt đầu-trang kết thúc.

Tài liệu Tiếng Anh: Họ (không viết tắt), tên. đệm., (viết tắt) (năm xuất bản).
Tên bài báo. Tên tạp chí (viết đầy đủ), số báo, trang bắt đầu-trang kết
thúc.
Ví dụ:
Đinh Quang Hiếu, Phạm Thị Kim Oanh, Trần Quốc Việt, Trần Thái Hòa (2009).
Nghiên cứu tổng hợp nano oxit sắt bằng phương pháp thủy nhiệt. Tạp chí
Khoa Học, 50, 65-70.
Hien, T. T., Thanh, L. T., Kameda, T., Takenaka, N. and Bandow, H. (2007).
Distribution characteristics of polycyclic aromatic hydrocarbons with particle
size in urban aerosols at the roadside in Ho Chi Minh City, Vietnam.
Atmospheric Environment, 41, 1575–1586
c. Bài báo trong kỷ yếu hội nghị

Tài liệu Tiếng Việt: Họ tên (ghi họ tên đầy đủ) (năm diễn ra hội nghị). Tên
bài báo. Tên hội nghị, nơi diễn ra Hội nghị, trang bắt đầu-trang kết
thúc.

Tài liệu Tiếng Anh: Họ (không viết tắt), tên. đệm.,(viết tắt) (năm diễn ra hội
nghị). Tên bài báo. Tên hội nghị, nơi diễn ra hội nghị, trang bắt đầu-trang
kết thúc.

6
Ví dụ:
Russell, S.J. and Wefald, E.H. (1989). On optimal game-tree search using rational
meta-reasoning. Proceedings of the 11th International Joint Conference on
Artificial Intelligence, Osaka – Japan, 334-340.
Nguyễn Thanh Tùng (2001). Phân tích sự phụ thuộc dữ liệu. Kỷ yếu Hội nghị
Nghiên cứu Khoa Học Trẻ lần 3, Đại học Quốc gia TP.HCM – Việt Nam, 18-
22.
d. Báo cáo

Tên cơ quan phát hành, (năm xuất bản). Tên báo cáo.

Ví dụ:
UBND huyện Cần Giờ (2010). Niên giám thống kê huyện Cần Giờ giai đoạn 2005-
2010.
Department of Urban and Public Works, Osaka Prefectural Government (2005).
Traffic Census.
e. Luận văn tốt nghiệp

Tài liệu Tiếng Việt: Họ tên (ghi họ tên đầy đủ) (năm xuất bản). Tên luận văn.
Cấp luận văn, tên trường.

Tài liệu Tiếng Anh: Họ (không viết tắt), tên. đệm.,(viết tắt) (năm xuất bản).
Tên luận văn. Cấp luận văn, tên trường.

Ví dụ:
Minsky, M.L., (1954). Neural Nets and the Brain-Model Problem. PhD thesis,
Princeton University.
Hoàng Thị Thanh Dung (2012). Sử dụng chỉ số BEHI để thành lập bản đồ dự báo
nguy cơ xói lở bờ sông Đồng Nai. Luận văn thạc sĩ Khoa Học Môi Trường,
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM.
f. Bài giảng, thuyết trình

7
Tài liệu Tiếng Việt: Họ tên (ghi họ tên đầy đủ) (thời gian diễn ra). Tên [bài
giảng hay thuyết trình]. Địa điểm tổ chức.

Tài liệu Tiếng Anh: Họ (không viết tắt), tên. đệm.,(viết tắt) (thời gian diễn
ra). Tên [bài giảng hay thuyết trình]. Địa điểm tổ chức.

Ví dụ:
Chan, Y.H. (2000, March 17th). Water pollution [Lecture]. In Geography 212:
Environmental science. University of Florida.
Hà Quang Hải (2012). Đất và môi trường [Bài giảng], MT111: Địa chất môi trường.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM.
g. Tài liệu trên online, website

Tài liệu Tiếng Việt: Họ tên (ghi họ tên đầy đủ) (thời gian truy cập). Tên
trang web. Đường dẫn truy cập.

Tài liệu Tiếng Anh: Họ (không viết tắt), tên. đệm.,(viết tắt) (thời gian truy
cập). Tên trang web. Đường dẫn truy cập.

Ví dụ:
Research Institute of Environment, Agriculture and Fisheries, Osaka Prefectural
Government. Results of evaluation of research subjects perform in 2008.
http://www.epcc.pref.osaka.jp/reaf/hyouka/h20kadaihyouka.pdf

You might also like