You are on page 1of 12

TỪ ĐỒNG NGHĨA

- Từ đồ ng nghiã là những từ có nghiã giố ng nhau hoă ̣c gầ n giố ng nhau.
Ví du ̣:
 Xe lửa = Tàu hỏa
 Con lơ ̣n = Con heo
 Đen = Mực = Huyề n
- Từ đồ ng nghiã có 2 loa ̣i: Từ đồ ng nghiã hoàn toàn và Từ đồ ng nghiã không hoàn toàn
Ví du ̣ về từ đồ ng nghiã hoàn toàn:
 Bố : cha, tiá , thầ y -> đây là cách xưng hô người sinh ra miǹ h, tùy theo vùng miề n mà có
cách go ̣i khách nhau
 Me ̣: má, u -> giố ng như bố , me ̣ là cách xưng hô người chỉ người đã sinh ra miǹ h
 Hổ : co ̣p, hùm -> đề u chỉ con hổ
Ví du ̣ về từ đồ ng nghiã không hoàn toàn:
 Chế t: hy sinh, mấ t, ra đi,...-> từ nói về mô ̣t người, mô ̣t đô ̣ng vâ ̣t, thực vâ ̣t mấ t đi khả năng
sinh số ng, không còn sự số ng nữa.
 Ăn: xơi, thưởng thức, dùng bữa -> chỉ hành đô ̣ng ăn

BÀ I TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA

Bài 1. Khoanh vào chữ các đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đồng nghĩa với từ hạnh phúc là từ:

A. Sung sướng B. Toại nguyện C. Phúc hậu D. Giàu có

Câu 2. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?

A. Cầm. B. Nắm C. Cõng. D. Xách.

Câu 3. Dòng nào có từ mà tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại?

A. Nhân loại, nhân tài, nhân lực.

B. Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân ái.

C. Nhân công, nhân chứng, chđ nhân.

D. Nhân dân, quân nhân, nhân vật.

Câu 4. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với những từ còn lại?
A. phang B. đấm C. đá D. vỗ

Câu 5: Dòng nào chỉ các từ đồng nghĩa:

A. Biểu đạt, diễn tả, lựa chọn, đông đúc

B. Diễn tả, tấp nập, nhộn nhịp, biểu thị.

C. Biểu đạt, bày tỏ, trình bày, giãi bày.

D. Chọn lọc, trình bày, sàng lọc, kén chọn.

Câu 6: Từ nào không đồng nghĩa với từ “quyền lực”?

A. quyền công dân B. quyền hạn C. quyền thế D. quyền hành

Câu 7: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ gọn gàng?

A. ngăn nắp B. lộn xộn C. bừa bãi D. cẩu thả

Câu 8: Từ ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với từ trẻ em?

A. Cây bút trẻ B. Trẻ con C. Trẻ măng D. trẻ trung

Câu 9: Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “hoà bình” ?

A. Thái bình, thanh thản, lặng yên.

B. Bình yên, thái bình, hiền hoà.

C. Thái bình, bình thản, yên tĩnh.

D. Bình yên, thái bình, thanh bình.

Câu 10: Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?

A. Leo – chạy

B. Chịu đựng – rèn luyện


C. Luyện tập – rèn luyện

D. Đứng – ngồi

Bài 2: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau:

a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)………………………………………………

b. Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu) ………………………………………………………..

c. Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du) ………………………………………………………..

d. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên) …………………………………………………

e. Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu) ………………………………………………………..

Bài 3: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: (khoanh tròn)

a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.

b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau
cắt rốn.

Bài 4:Tìm từ khác nghĩa trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:

a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.

b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.

c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.

Bài 5: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.

Cảnh vật trưa hè ở đây ………….., cây cối đứng………….., không gian………., không một tiếng động
nhỏ.

Bài 6: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây: (gạch chân câu đúng)

a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích
b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ
quạch, đỏ tía, đỏ ửng).

c) Dòng sông chảy rất (hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

Bài 7: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng
nhóm:

a) Cắt, thái, …

b) To, lớn,…..

c) Chăm, chăm chỉ,…..

Bài 8: Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng “hoà” có trong
mỗi nhóm: Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.

Bài 9: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn
văn miêu tả sau:

Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa …, tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh
sáng mà…., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng … vì một lá cỏ non
vừa …, hình như mỗi giọt khí trời cũng…., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.

(theo Nguyễn Đình Thi)

(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh.

(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy.

(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng, chuyển mình, cựa mình, chuyển động.

(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở, nảy nở, xuất hiện, hiển hiện.

(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.

Bài 10:

a) Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: cho, chết, bố

Cho: ........................................................................................
Chế t: .......................................................................................

Bố : ..........................................................................................

b) Đặt câu với mỗi nhóm từ đồng nghĩa tìm được ở câu a.

Bài 11:

a) Tìm từ đồng nghĩa với từ đen dùng để nói về:

Con mèo: Mèo............Con chó: Chó................ Con ngựa: Ngựa................ Đôi mắt:
Mắ t............

b) Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được.

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

Bài 12: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau :

“… những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá”
Bông hoa huệ trắng muốt.
Đàn cò trắng phau.
Hoa ban nở trắng xóa núi rừng.
Bài 13: Thay thế từ ngữ in đậm trong các câu sau bằng từ đồng nghĩa.

Nơi chúng tôi ở còn chật hẹp.


Con vật bỗng xuất hiện.
Nó không ăn uống gì cả.
Bài 14: Tìm từ đồng nghĩa với từ nhanh thuộc hai loại:

 Cùng có tiếng nhanh: .........................................................................


 .... Không có tiếng nhanh: ......................................................................

Bài 18: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí
trong đoạn văn miêu tả sau đây:
Đêm trăng trên Hồ Tây

Hồ về thu, nước (1), (2). Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (3). Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng
vẫn còn (4) mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5). Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra
giữa khoảng (6). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7).

Theo Phan Kế Bính

(1) trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng.

(2) bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi.

(3) nhấp nhô, lan tỏa, lan rộng, lăn tăn, li ti.

(4) thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng.

(5) thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát.

(6) trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông.

(7) yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ.

TỪ TRÁI NGHĨA

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

- Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, tính
chất, trạng thái đối lập nhau,…

- Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau.

- Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.

Ví dụ: Với từ “nhạt”:

(muối) nhạt > < mặn: cơ sở chung là “độ mặn”

(đường ) nhạt > < ngọt: cơ sở chung là “độ ngọt”

(tình cảm) nhạt > < đằm thắm: cơ sở chung là “mức độ tình cảm”
(màu áo) nhạt > < đậm: cơ sở chung là “màu sắc”.

b. Ví dụ:

- Từ trái nghĩa với anh hùng là: bạc nhược, hèn nhát, nhát gan,…

- Từ trái nghĩa với ác là: hiền, hiền lành, lương thiện, nhân từ,…

- Từ trái nghĩa với ẩm là: hanh, hanh hao, hanh khô, se, …

- Từ trái nghĩa với ân cần là: dửng dưng, lạnh lùng, lạnh nhạt, chiếu lệ, thờ ơ, hờ hững,…

- Từ trái nghĩa với bảo vệ là: phá hủy, tàn phá, hủy diệt, tiêu diệt, …

- Từ trái nghĩa với biết ơn là: bội bạc, vô ơn, bội ơn, bất nghĩa, …

- Từ trái nghĩa với béo là: gầy, gầy nhẳng, gầy nhom, ốm,…

- Từ trái nghĩa với biếng nhác là: chăm chỉ, siêng năng, cần cù, …

- Từ trái nghĩa với chăm chỉ là: biếng nhác, lười biếng, lười nhác,…

- Từ trái nghĩa với can đảm là: nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, yếu hèn, …

- Từ trái nghĩa với cao là: thấp, lùn, lùn tè, trũng, …

- Từ trái nghĩa với dũng cảm là: sợ hãi, đớn hèn, bạc nhược, nhát gan, nhút nhát,…

- Từ trái nghĩa với đoàn kết là: chia rẽ, xung đột, …

- Từ trái nghĩa với êm ả là: dồn dập, mạnh mẽ, dữ tơn, …

- Từ trái nghĩa với giữ gìn là: phá hoại, phá phách, tàn phá, hủy hoại,…

- Từ trái nghĩa với giản dị là: xa hoa, cầu kì, khoa chương, đua đòi,…

- Từ trái nghĩa với gọn gàng là: luộm thuộm, bừa bộn, bừa bãi,…

- Từ trái nghĩa với gan dạ là: hèn nhát, nhút nhát, yếu hèn, …

- Từ trái nghĩa với hạnh phúc là: bất hạnh, đau khổ, đau buồn, sầu thảm, bi thảm, tuyệt vọng…

- Từ trái nghĩa với hòa bình là: chiến tranh, xung đột, mâu thuẫn, …
- Từ trái nghĩa với hiền lành là: xấu xa, độc ác, ác độc, tàn nhẫn, dữ tợn,…

- Từ trái nghĩa với háo hức là: lo âu, …

- Từ trái nghĩa với im lặng là: ồn ào, nhộn nhịp, náo nức, …

- Từ trái nghĩa với kiên trì là: nhụt chí, lười biếng, vội vã, hung hăng, lười nhác, bỏ cuộc, nản chí, do dự,

- Từ trái nghĩa với khó khăn là: sung túc, giàu sang, giàu có, …

- Từ trái nghĩa với khiêm tốn là: tự kiêu, kiêu căng, ngạo mạn, …

- Từ trái nghĩa với lạc quan là: bi quan, tự ti, lo âu, …

- Từ trái nghĩa với lười biếng là: chăm, chăm chỉ, siêng năng, cần cù, chịu khó, …

- Từ trái nghĩa với mạnh mẽ là: yếu, yếu đuối, yếu ớt,…

- Từ trái nghĩa với mềm mại là: cứng rắn, …

- Từ trái nghĩa với mãnh liệt là: lãnh đạm, thờ ơ, hờ hững, …

- Từ trái nghĩa với mênh mông là: chật hẹp, chật chội, …

- Từ trái nghĩa với nhanh nhẹn là: chậm chạp, lề mệ, …

- Từ trái nghĩa với nhân hậu là: độc ác, tàn nhẫn, tàn ác, nham hiểm, …

- Từ trái nghĩa với oai vệ là: khúm núm, dụt dè, …

- Từ trái nghĩa với ô nhiễm là: sạch sẽ, trong sạch, …

- Từ trái nghĩa với phá hoại là: giữ gìn, bảo vệ,…

- Từ trái nghĩa với phúc hậu là: độc ác, bất nhân, tàn nhẫn, tàn bạo, hung bạo, …

- Từ trái nghĩa với quyết tâm là: nản chí, nản lòng, nhụt chí, …

- Từ trái nghĩa với rực rỡ là: âm u, u tối, …

- Từ trái nghĩa với rộng rãi là: chật hẹp,, chật chội, tù túng, …

- Từ trái nghĩa với siêng năng là: lười biếng, lười nhác, …
- Từ trái nghĩa với sáng tạo là: lạc hậu,…

- Từ trái nghĩa với thông minh là: ngu dốt, dần độn, ….

- Từ trái nghĩa với trung thực là: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian xảo, gian trá,..

- Từ trái nghĩa với um tùm là: thưa thớt, ít ỏi,…

- Từ trái nghĩa với ước mơ là: hoang tưởng, mơ tưởng, ảo tưởng, ….

- Từ trái nghĩa với vắng vẻ là: nhộn nhịp, ầm vĩ, vui vẻ, đông đúc, ….

- Từ trái nghĩa với xây dựng là: tàn phá, phá hoại,…

- Từ trái nghĩa với xinh tươi là: xấu xí,…

- Từ trái nghĩa với yêu thương là: ghét bỏ, ghen ghét, ghẻ lạnh, …

- Từ trái nghĩa với yên bình là: bất ổn, loạn lạc,…

BÀ I TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA

Bài 1. Em hãy tìm từ trái nghĩa với từ in đậm trong mỗi câu để điền vào chỗ trống:
a. Cô Tấm rất chăm chỉ còn Cám thì …
b. Thấy Thánh Gióng dũng cảm, mạnh mẽ, kẻ địch … khiếp sợ kéo nhau bỏ chạy.
c. Thời tiết mùa này thật kì lạ. Mới sáng nay trời còn âm u, mưa bay bay, mà đến chiều đã chuyển …, ánh
nắng chan hòa.
d. Thầy Tiến dạy học rất hay, lại rất hiền, khác hẳn với vẻ ngoài … và cũ kĩ.
e. Từ đằng xa, những đám mây đen kéo nhau về đây, dàn ra, che lấp hết những khoảng … trên nền trời.
f. Thằng Hùng nghĩ, nếu mà trời cứ giá rét như này, thì thật khó để ra ruộng. Nhưng may thay, ngày hôm
sau, thời tiết đã trở nên … hơn nhiều.
Bài 2.
a. Em hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa chỉ tính cách của con người. Chọn 1 cặp từ vừa tìm được để đặt câu.
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
b. Em hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa chỉ đặc điểm của thời tiết. Chọn 1 cặp từ vừa tìm được để đặt câu.
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Bài 3. Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
1. Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa?
A. Gần nhà xa ngõ
B. Lên thác xuống ghềnh
C. Nước chảy đá mòn
D. Ba chìm bảy nổi
2. Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây được dùng để tả trạng thái?
A. Vạm vỡ - gầy gò
B. Thật thà - gian xảo
C. Hèn nhát - dũng cảm
D. Sung sướng - đau khổ
3. Từ trái nghĩa với từ “hoà bình” là:
A. bình yên
B. thanh bình
C. hiền hoà
D. a,b,c đều sai
4. Từ nào trái nghĩa với từ chăm chỉ?
A. chăm bẵm
B. lười biếng
C. siêng năng
D. chuyên cần
5. Từ nào không đồng nghĩa với từ “quyền lực”?
A. quyền công dân
B. quyền hạn
C. quyền thế
D. quyền hành
6. Trái nghĩa với từ hạnh phúc là:
A. Túng tiếu
B. Bất hạnh
C. Gian khổ
D. Phúc tra
Bài 4. Em hãy gạch chân dưới các cặp từ trái nghĩa có trong những câu tục ngữ sau:
 Yêu trẻ, trẻ đến nhà; Kính già, già để tuổi cho
 Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng
 Tốt gỗ hơn tốt nước sơn; Xấu người đẹp nết con hơn đẹp người
 Lùi một bước tiến ngàn dặm
Bài 5. Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn sau:
Tiếng đàn từ trong phòng bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới
đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ
Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ
câu lướt nhanh trên những mái nhà cao, thấp.
Bài 6. Em hãy gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa có trong đoạn thơ sau:
Nắng non mầm mục mất thôi
Vì thời lúa đó mà phơi cho giòn
Nắng già hạt gạo thêm ngon
Bưng lưng cơm trắng, nắng còn thơm tho.
Bài 7. Viết một đoạn văn ngắn 3 đến 5 câu về đề tài Sự ô nhiễm môi trường, trong đó có sử dụng các cặp
từ trái nghĩa.
Mẫu: Môi trường số ng của chúng ta đang dầ n trở nên ô nhiễm hơn bởi các chấ t thải và khí thải mà
chúng ta ta ̣o ra. Là mô ̣t ho ̣c sinh, em cầ n có nhâ ̣n thức sớm hơn về vấ n đề môi trường để có những hành
đô ̣ng làm trong sa ̣ch môi trường số ng quanh em. Em có thể nhă ̣t rác dơ bỏ đúng nơi quy đinh,
̣ trồ ng
cây,... nhằ m góp phầ n làm cho môi trường số ng sa ̣ch hơn.

TỪ ĐỒNG ÂM
- Từ đồ ng âm là những từ giố ng nhau về âm thanh ( thường là chữ viế t giố ng nhau, đo ̣c giố ng
nhau ) nhưng khác nhau về nghiã
- Muố n hiể u đươ ̣c nghiã của các từ đồ ng âm, cầ n đă ̣t các từ đó lời nói hoă ̣c câu văn cu ̣ thể .
- Dùng từ đồ ng âm để chơi chữ: là dựa vào hiê ̣n tươṇ g đồ ng âm, ta ̣o ra những câu nói có nhiề u
nghiã , gây những bấ t ngờ thú vi cho
̣ người đo ̣c, người nghe.
BÀI TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM
Bài 1. Gạch chân dưới các từ đồng âm trong những câu sau. Phân biệt nghĩa của chúng:
- Mùa đông, trời rét mướt mà sân trường vẫn rất đông các bạn học sinh đang vui chơi.
- Thầy Hùng đá mạnh và tảng đá, khiến nó vỡ làm đôi.
- Con gà mái mơ ngẩn ngơ nhìn chú mèo mướp đang nằm ngủ trên mái nhà.
Bài 2: Tìm từ đồng âm khác nghĩa với các từ in đậm trong câu sau:
- Tivi đang chiếu bộ phim mà em thích nhất.
- Dì Hà là đồng nghiệp của mẹ em.
- Huy là một đứa trẻ bình thường, không có gì nổi bật.
Bài 3: Đặt câu để phân biệt nghĩa của các cặp từ đồng âm sau:
a) Lợi
b) Ba
Câu 4: Gạch dưới cặp từ đồng âm ở từng câu và phân biệt nghĩa của mỗi từ theo mẫu sau:
M: Mấy em nhỏ tranh nhau xem tranh.
 tranh (1): tìm cách giành lấy, làm nhanh hơn người khác việc gì đó
 tranh (2): thường chỉ sản phẩm được vẽ bởi đường nét và màu sắc
a) Em cầm quyển truyện trên giá để xem giá
b) Cậu bé đá vào hàng rào đá.
Bài 5: Phát hiện từ đồng âm và giải nghĩa các từ đồng âm trong các câu sau:
- Năm nay, em học lớp năm.
- Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.
- Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?
- Xe đang chở hàng tấn đường trên đường quốc lộ.
Bài 6: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm.
- kính
- hầm
- sáo
Bài 7: Tìm và xác định nghĩa của những từ có cùng âm là: chín, dạ, cao, xe. Đặt câu với mỗi từ đồng âm
ứng với mỗi nghĩa đó.
Bài 8: Gạch chân dưới các từ đồng âm trong những câu sau và giải thích nghĩa của chúng.
- Chỉ ăn được một quân tốt, có gì mà tốt chứ.
- Lồng hai cái lồng lại với nhau để đỡ cồng kềnh.
- Chúng ta ngồi vào bàn bàn công việc đi thôi.
- Đi xem chiếu bóng mà mang cả chiếu để làm gì?
Bài 9: Tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau của bài hát đố.
- Trăm thứ bắp, bắp gì không rang?
- Trăm thứ than, than gì không quạt?
- Trăm thứ bạc, bạc gì không mua?
Bài 10. Giải thích nghĩa của từ đồng trong các trường hợp sau: Trống đồng - Đồng nghiệp - Đồng ruộng
- Đồng tiền
Bài 8. Tìm những từ chứa các tiếng đồng âm theo mẫu:
1. Lợi
2. Bình
3. Ba
4. Là
Bài 11. Tìm và giải thích nghĩa của các từ đồng âm trong bài sau:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
Bài 12. Từ đồng âm là gì?
A. Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
B. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Bài 13. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu thành ngữ, tục ngữ không cùng nghĩa.
A. Đồng cam cộng khổ.
B. Đồng sức đồng lòng.
C. Chung lưng đấu cật.
D. Bằng mặt nhưng không bằng lòng.

You might also like