You are on page 1of 4

Trong Tông thư Patris Corde, Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Một người không trở

thành cha đơn giản chỉ vì sinh ra một đứa con, nhưng vì đảm nhận trách nhiệm chăm
sóc đứa con ấy. Bất cứ khi nào một người nhận trách nhiệm về cuộc sống của một
người khác, thì một cách nào đó, họ trở thành cha của người ấy.” Hãy bình luận lời
giáo huấn trên.

GỢI Ý:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:


1. Mở ý: Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ,
Mây trời lồng lộng chẳng phủ kín tình cha.
Một người thợ mộc đơn sơ,
Chu toàn trách nhiệm Là Cha nhân lành.
2. Giới thiệu đề:
3. Chuyển ý:
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
A. Giải thích:
1. Giải nghĩa:
a. Từ khóa:
Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận về
mình; từ đó, cố gắng hết sức mình để hoàn thành việc bổn phận
cách hiệu quả nhất có thể.
b. Cả luận đề:
Đức Thánh Cha nêu lên hai yếu tố để xác định vai trò người cha,
đầu tiên là yếu tố huyết thống, nhưng điều quan trọng hơn đó là
nhận trách nhiệm “chăm sóc, bảo vệ cuộc sống cho người khác”.
2. Phân tích – lý giải – chứng minh:
a. Một người không trở thành cha đơn giản chỉ vì sinh ra một đứa
con: đây là điều kiện cần, nhưng không phải là điều kiện đủ.
+ Quan hệ huyết thống gián tiếp: thông qua bạn trăm năm là Đức
Maria.
+ Quan hệ luật pháp (Chúa Giêsu được ghi tên theo gia phả của
thánh Giuse, được ghi tên vào sổ bộ của đế quốc Rooma theo
dòng dõi vua Đavít trong cuộc điều tra dân số của Hoàng đế
Cesare Augusto).
+ Quan hệ theo Lề Luật.
b. Nhưng (một người trở thành cha) vì nhận trách nhiệm chăm sóc
đứa con ấy (mệnh đề chính): đây là điều kiện cơ bản, cốt lõi.
Thánh Giuse thực hiện trách nhiệm chăm lo, bảo vệ cho Mẹ Maria
và Chúa Giêsu qua mọi biến cố. Thánh Giuse trở thành cha của
Chúa Giêsu “Ông không phải là con bác thợ mộc [Giuse] sao?”
(Mt 13, 55; Mc 6, 3; Lc 4, 22).
c. Bất cứ khi nào một người nhận trách nhiệm về cuộc sống của một
người khác, thì một cách nào đó, họ trở thành cha của người ấy.
Mệnh đề này đảo Chủ ngữ - Vị ngữ của mệnh đề b (Là cha thì
chăm sóc  chăm sóc thì là cha). Sau đó, khái quát hóa và mở
rộng: Linh mục được gọi là cha, (Bề trên của dòng nữ được gọi là
mẹ).
B. Bình luận:
1. Chính đề:
a. Đức Giáo hoàng Phanxicô đưa ra nhận định khái quát hóa xuất
phát từ vai trò “người cha” của thánh Giuse trong sứ vụ che chở,
bảo vệ, chăm sóc và nuôi nấng Đấng Cứu Thế trong phận người
yếu đuối, mỏng giòn.
b. Đức Giáo hoàng chỉ rõ: ai nhận trách nhiệm về cuộc sống của
người khác – tất yếu – trở thành “người cha” theo những mức độ
khác nhau. Sự tự hiến, dấn thân phục vụ ấy tuy âm thầm nhưng
góp phần hiệu quả vào chương trình cứu độ.
c. Thái độ ấy đòi hỏi mỗi người có một trái tim quảng đại, một đôi
chân sẵn sàng đi ra. Trách nhiệm rất nặng nề, nhưng hoa trái gặt
hái được, dù nhỏ bé (cho bản thân, cộng đoàn, xã hội, môi sinh,
Giáo Hội) lại có giá trị cao cả.
d. Thế giới của chúng ta ngày nay rất cần những “người cha”. Người
sống thánh hiến cho đi chính mình trong niềm vui “biến cuộc đời
mình thành của lễ hi sinh phục vụ” mọi người, nhất là những
người đói khát về vật chất, tinh thần và đức tin.
2. Phản đề:
a. Vẫn còn đó những người không chu toàn trách nhiệm chăm sóc
con cái ruột thịt của mình; thậm chí còn biến con cái thành người
“chăm sóc” cho mình.
b. Vẫn còn đó những người “làm cha” không đúng cách, bao bọc con
quá đáng, không tôn trọng tự do và không tin tưởng khả năng tự
quyết định cuộc đời của con.
c. Vẫn còn đó tư tưởng chiếm hữu vì cái tôi ích kỉ, còn những “bạo
chúa quyền hành độc đoán, hà hiếp, áp bức, hủy diệt, đòi buộc sự
phục tùng tuyệt đối”.
d. Vẫn còn đó những người yếu thế, bị loại trừ đang cần được chăm
sóc.
3. Hợp đề:
a. Những người làm cha – theo quan hệ huyết thống – hãy chu toàn
trách nhiệm.
b. Những người nhận trách nhiệm làm cha cần ý thức rằng “Mọi ơn
gọi đích thực đều được sinh ra từ việc tự hiến, là hoa trái của sự hi
sinh chín chắn.” Hãy học theo thánh Giuse, khiêm tốn, âm thầm,
kiên nhẫn, sáng tạo, hết tâm hồn, hết trí khôn trong niềm tin
tưởng, cậy trông để làm tròn trách nhiệm.
4. Mở rộng:
a. Các tôn giáo coi trọng trách nhiệm làm cha mẹ. Phật giáo đặt Ơn
cha mẹ đứng đầu “Tứ trọng ân”; Nho giáo đề cao Phụ tử cương
trong “Tam cương, ngũ luân”…
b. Lời mời gọi chu toàn trách nhiệm làm cha với những người ngoài
Giáo Hội.
5. Nâng cao:
a. Phục vụ người khác là phục vụ Thiên Chúa.
b. Con mình không phải là của riêng mình mà chỉ được giao phó cho
mình chăm sóc.
c. Người nhận trách nhiệm làm cha là cái bóng của Cha trên trời, và
là cái bóng bước theo Con của Ngài trên hành trình cứu độ.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
1. Tóm tắt nội dung bài viết: Người “làm cha” có trách nhiệm chăm sóc
người khác.
2. Liên hệ thực tiễn: Chu toàn sứ vụ dấn thân phục vụ theo ơn gọi chung và
ơn gọi riêng.

You might also like