You are on page 1of 3

Giải thích câu “Dòng sông sâu nhất chảy với tiếng ồn nhỏ nhất”

(Quintus Curtus Rufus)


Altissima quaeque flumina minimo sono labi.
The deepest rivers flow with the least sound.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Mở ý: cuộc đời Quintus Curtus Rufus (356 – 323 TCN) và tác phẩm
“Lịch sử Alexander Đại đế” giữa lớp bụi của thời gian.
2. Giới thiệu đề: Historiae Alexandri Magni, Liber VII, Caput 4
3. Chuyển ý: tìm hiểu ý nghĩa sâu sắc ẩn giấu trong câu hỏi đơn giản.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Giải nghĩa:
a. Từ khóa: Nghĩa tường minh Nghĩa hàm ẩn
+ Dòng sông Dòng nước rộng lớn Con người, dòng đời
chảy qua vùng đất thấp
+ Chiều sâu Khoảng cách từ trên Nhân cách (xúc cảm,
xuống dưới tình cảm, âm mưu, đạo
đức, tài năng)
+ Tiếng ồn Tiếng, âm thanh vang Biểu hiện bên ngoài
động. được cảm nhận bằng
giác quan.
b. Cả luận đề:
Dòng sông càng sâu thì càng gây ít tiếng ồn. Con người càng có đời sống nội
tâm sâu sắc, dù tích cực hay tiêu cực, thường có biểu hiện bên ngoài rất điềm
tĩnh. Sống với người như thế, chúng ta cần cẩn trọng.
2. Phân tích - lý giải và chứng minh:
a. Sông càng sâu, càng tĩnh lặng vì ít vật cản, ít lực ma sát. Trong vật lý
học, ma sát là một loại lực cản xuất hiện giữa các bề mặt vật chất, chống
lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt. Lực cản trở chuyển
động của một vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó, tạo ra âm thanh.
Dẫn chứng: dòng nước sông Hương ở đầu nguồn và hạ lưu.
b. Theo xuất xứ trong tác phẩm, câu nói trên nêu lên những tín hiệu để nhận
ra tính cách của những con người và khuynh hướng, chính sách của các
thế lực quân sự, chính trị đương thời: “canum timidum vehementius latrat
quam mordere, altissima quaeque flumina minimo sono labi” (những con
chó hèn nhát sủa nhiều mà không cắn, sông sâu ít tiếng ồn). Tương tự:
Chó khôn chớ cắn (sủa) càn - Chó không sủa, chó cắn (thành ngữ Việt
Nam).
Câu nói trở thành tục ngữ (Still waters run deep), gợi lên sự cần thiết phải suy
nghĩ trước thực tế cuộc sống. Cuộc sống ồn ào hay nhiều mật ngọt là tốt đẹp
hơn? Đừng vội ngay thơ phán đoán theo bề mặt, “mắt thấy tai nghe” chưa hẳn là
sự thật, mà phải tìm hiểu những điều sâu sắc ẩn giấu bên trong. Tẩm ngẩm tầm
ngầm mà đấm chết voi.
c. Mặt khác, người có tâm địa nham hiểm, độc ác thường khéo che đậy bằng
bề ngoài tử tế:
Dẫn chứng:
+ Hoạn Thư: Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người không dao.
+ Lý Lâm Phủ nhà Đường, kém tài thiếu đức, “miệng mật lòng gươm”, chuyên
hãm hại trung thần. Khi họ Lý cười là có kẻ sắp tiêu vong!
+ Bài thơ ngụ ngôn: “Le torrent et la riviere” của La Fontaine kết luận: “Người
trầm lặng rất nguy hiểm”.
+ “Miệng Nam mô, bụng bồ dao găm”
d. Tuy nhiên câu nói trên cũng có thể hiểu theo lớp nghĩa tích cực.
1. Người có nội tâm phong phú (trí, tâm) càng điềm đạm, khiêm tốn, kiệm
lời vì họ nhận thức rằng “hữu xạ tự nhiên hương”, không cần “khuya
chiêng đánh trống” (nghĩa tích cực) và sự tĩnh lặng giúp họ tiếp cận
những điều kỳ diệu trong cuộc sống, từ đó hành xử thiện hảo:
Dẫn chứng:
+ Alexander Đại đế thông minh, uyên bác, là học trò của Aristole, bách chiến
bách thắng, có sức hút mãnh liệt những rất điềm tĩnh, thận trọng, ham học hỏi,
có nhân cách vượt trội.
+ Vị Thiền sư bình thản trước cách đối xử bất công, phi lý của người đời.
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn xa trông rộng, tha thiết với đời, nhưng sống đạm
bạc, bình thản.
+ Mẹ Maria và thánh Giuse.
+ Những chiếc bình rỗng tạo ra nhiều tiếng ồn nhất (Empty vessels make the
most noise), “Thùng rỗng kêu to”, “Người câm hay nói!”, “Dốt hay nói chữ
(Nho)”.
2. Người có sức mạnh nội tâm mạnh mẽ, kiểm soát được cảm xúc, làm chủ
được cảm xúc:
+ Một người từng đối mặt với bi kịch cá nhân, có thể tỏ ra điềm tĩnh và điềm
đạm, dù có một cơn bão cảm xúc đang hoành hành bên dưới bề mặt.
+ Một người có tiềm lực luôn bình tĩnh, ngay cả khi hứng chịu lời chỉ trích, nhờ
kiến thức và kinh nghiệm sâu sắc, và không cần sự khen ngợi hay đánh giá cao.
Nhưng một người nông cạn sẽ nổi giận trước lời chỉ trích, và có thể hoài nghi
bản thân.
+ Một người ít nói có thể rất nguy hiểm. Họ có thể im lặng cả khi ôm hận.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
1. Tóm tắt nội dung bài viết: Con người thường có xu hướng hời hợt, bị
cuốn theo vẻ bên ngoài, không khám phá chính xác “ẩn số” của thế giới
nội tâm. Chúng ta phải cẩn thận phân định trước khi khẳng định và hành
động.
2. Liên hệ thực tiễn:
Dò sông dò biển dễ dò,
Nào ai lấy thước mà đo lòng người.

You might also like