You are on page 1of 3

Trong Tông huấn Querida Amazonia, số 80, Đức Giáo hoàng Phanxicô viết:

“Ngày nay, cần phải chứng minh rằng sự thánh thiện sẽ không tước đi của con
người ‘năng lực, sức sống hay niềm vui’.” Chứng minh lời giáo huấn trên.
Nowadays, it is essential to show that holiness takes nothing away from our
‘energy, vitality or joy’.
Bạn đừng sợ nên thánh. Sự thánh thiện không tước đi năng lực, sức sống hay
niềm vui của bạn.
Do not be afraid of holiness. It will take away none of your energy, vitality or
joy. (Gaudete et Exsultate)
GỢI Ý:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Mở ý: Nỗi ưu tư, thao thức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về cách sống
của nhân loại nói chung, của người Kitô hữu nói riêng. Từ Amazon, ngày
mơ về một thế giới phong phú, độc đáo, tràn đầy sự sống và quảng đại
dấn thân.
2. Giới thiệu đề:
3. Câu chuyển ý:
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Giải nghĩa:
a. Từ khóa:
+ Thánh thiện: Thánh (Kadosch) là được tách biệt khỏi thế giới trần tục hay
phàm tục, hoặc được hiến dâng cho Thiên Chúa.
+ Năng lực: tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo hay các phẩm chất tâm lý cá
nhân, là điều kiện bên trong tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt một
dạng hoạt động nhất định.
+ Sức sống: khả năng tồn tại và phát triển được biểu hiện ra một cách mạnh mẽ.
+ Niềm vui: biểu hiện cảm xúc phản ánh trạng thái tinh thần tích cực, thích thú
khi gặp việc hợp nguyện vọng, hoặc đang có điều làm cho hài lòng. Tâm lý học
mô tả niềm vui như một cơ chế phản hồi tích cực, thúc đẩy cơ thể để tái tạo.
Niềm vui được biểu hiện một phần ra bên ngoài như nụ cười, sự hớn hở, phấn
khích hoặc những biểu hiện tế nhị hơn.
b. Cả luận đề: Đức giáo hoàng nêu lên hai vấn đề về sự thánh thiện:
+ Trong thời đại ngày nay, đặc biệt tại Amazon, điều cốt yếu là sống thánh thiện
cách hài hòa.
+ Sự thánh thiện không lấy đi những nét độc đáo thuộc bản ngã cá vị và bản sắc
văn hóa cộng đồng.
2. Phân tích - Lý giải - Chứng minh:
a. Luận điểm 1: Sống thánh thiện là tối cần thiết, mang tính chất nền tảng
trong thời đại ngày nay:
+ Bất công và tội ác của nền kinh tế toàn cầu.
+ Não trạng thống trị của văn hóa Châu Âu.
+ Nỗi sợ phải từ bỏ, sợ đi ngược dòng đời.
+ Con đường nhập thể của lời rao giảng, linh đạo, cơ cấu Giáo hội.
+ Những chứng nhân của thời đại: Gioan Phaolô II, Têrêsa Calcutta, Phanxicô
Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Carlo Acutis, Darwin Ramos; linh mục Phanxicô
Xaviê Trần Văn An, những gương sáng trong đại dịch Covid – 19,…
Sơ kết luận điểm.
b. Luận điểm 2: Sự thánh thiện không lấy đi những gì thuộc bản ngã, bản
sắc.
+ Sự thánh thiện thuộc về Thiên Chúa phong nhiêu, không cần gì thêm, mà chỉ
trao ban nhưng không.
+ Sống thánh thiện là hiến dâng và thánh hóa tất cả những gì thuộc về tôi (bản
ngã) và thuộc về cộng đồng quanh tôi (bản sắc văn hóa).
+ Hiến dâng không có nghĩa là mất đi, không là bị tước đoạt mà bản ngã độc
đáo của từng cá vị và bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng của các cộng đồng
dân tộc lại được thăng hoa hơn nữa, được thánh hóa.
 Năng lực: Phaolô, Phêrô, Augustinô
Chiều sâu của văn hóa Á Châu...
 Sức sống: Phanxicô Xaviê, Têrêsa Hài Đồng Giêsu,
Ý thức cộng đồng mạnh mẽ, căn tính văn hóa độc đáo, gần gũi với thiên nhiên
của các dân tộc bản địa vùng Amazon...
 Niềm vui: Phanxicô Assisi, François de Sales, Đaminh Saviô
Cách diễn tả, biểu lộ đức tin của các dân tộc Châu Phi...
Sơ kết luận điểm.
III. KẾT THÚC LUẬN ĐỀ:
1. Tóm tắt: Sự thánh thiện hiệp thông sự toàn thiện của Thiên Chúa với cố
gắng trở nên hoàn thiện của những cá nhân - cộng đồng trong bản ngã -
bản sắc độc đáo, riêng biệt.
2. Liên hệ thực tiễn: Con đường nên thánh của chúng ta - cá nhân và cộng
đồng?
Con đường mục vụ của Giáo hội địa phương? Đạo đức bình dân?

You might also like