You are on page 1of 105

Chương 2: Ma trận

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương

Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM


Khoa Khoa học ứng dụng
Bộ môn Toán ứng dụng
ngththuong@hcmus.edu.vn

Ngày 2 tháng 1 năm 2024

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 1 / 105
Giới thiệu môn học

Nội dung môn học gồm các chương sau


Ma trận - Định thức - Hệ phương trình
Không gian vectơ
Không gian Euclide
Ánh xạ tuyến tính
Trị riêng - Vectơ riêng
Chéo hóa ma trận

Tài liệu tham khảo


Giáo trình Đại số tuyến tính - Đặng Văn Vinh
Đại số tuyến tính - Đỗ Công Khanh - NXB Đại học quốc gia
Linear Algebra and its applications 5th edition, Pearson - Lay, David C., Steven
R.Lay, and Judi J. McDonald.
Elementary Linear Algebra with Applications - Howard Anton
Matrix analysis and applied linear algebra - Carl D Meyer
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 2 / 105
Giới thiệu môn học

Cách tính điểm môn học


Bài tập 5%: làm bài tập trên trang e-learning.hcmut.edu.vn
Giữa kì 25%: trắc nghiệm
Bài tập lớn 15%: làm việc theo nhóm, báo cáo trên phần mềm
Matlab.
Cuối kì 50%: trắc nghiệm + điền đáp án + tự luận.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 3 / 105
Mục lục

1 Các khái niệm cơ bản

2 Biến đổi sơ cấp và hạng ma trận

3 Các phép toán ma trận

4 Ma trận nghịch đảo

5 Hệ phương trình tuyến tính

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 4 / 105
Các khái niệm cơ bản

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 5 / 105
Các khái niệm cơ bản

Định nghĩa Ma trận


Ma trận cỡ m × n là một bảng số (thực hoặc phức) hình chữ nhật có m
hàng và n cột
 
a11 a12 · · · a1n
 a21 a22 · · · a2n 
A= . = (aij )m×n
 
.. .. .. 
 .. . . . 
an1 an2 · · · ann m×n

trong đó: aij là phần tử hàng thứ i, cột thứ j của ma trận.
Tập các ma trận cỡ m × n được kí hiệu là Mm×n (K), trong đó: K
thường là số thực R hoặc số phức C.

Lưu ý: Ma trận được kí hiệu giữa 2 dấu “(.)” hoặc “[.]”. Không được viết
dấu thẳng đứng “|.|”.
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 6 / 105
Các khái niệm cơ bản

Ví dụ: Cho 2 ma trận


   
3 4 1 1+i 2
A= ,B =
2 0 5 2×3 3 − i 4i 2×2

Ta thấy rằng
A ∈ M2×3 (R). Các phần tử của ma trận A là

a11 = 3, a12 = 4, a13 = 1, a21 = 2, a22 = 0, a23 = 5.

B ∈ M2×2 (C). Các phần tử của ma trận B là

b11 = 1 + i, b12 = 2, b21 = 3 − i, b22 = 4i.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 7 / 105
Các khái niệm cơ bản

Ma trận không
Ma trận không là ma trận mà tất cả các phần tử của ma trận đều bằng 0

A = (aij )m×n : aij = 0, ∀1 ≤ i ≤ m, 1 ≤ j ≤ n.

Ví dụ: Ma trận không cỡ 2 × 3 là ma trận có dạng


 
0 0 0
02×3 =
0 0 0

Lưu ý: Có vô số ma trận 0 tùy theo kích cỡ.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 8 / 105
Các khái niệm cơ bản

Phần tử cơ sở
Phần tử cơ sở của một hàng là phần tử khác 0 đầu tiên của hàng đó kể
từ trái sang phải.

Lưu ý: Hàng toàn số 0 thì không có phần tử cơ sở.


Ví dụ: Cho ma trận sau
 
0 1 3 −1
A = 0 0 2 0 
0 0 0 0

Ta thấy rằng
Phần tử cơ sở của hàng thứ nhất của ma trận A là 1.
Phần tử cơ sở của hàng thứ hai của ma trận A là 2.
Hàng thứ ba của ma trận A không có phần tử cơ sở vì tất cả các
phần tử ở hàng này đều bằng 0.
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 9 / 105
Các khái niệm cơ bản

Ma trận bậc thang


Ma trận bậc thang là ma trận thỏa
Hàng toàn số 0 (nếu có) thì nằm dưới.
Phần tử cơ sở hàng dưới nằm bên phải phần tử cơ sở hàng trên.

Ví dụ: Xem xét ma trận nào sau đây là ma trận bậc thang
   
2 1 0 0 2 2 1 0 −1
0 0 3 2 0  , B = 0 0 1 0 
 
A= 0 0 0 0 −3   0 −1 0 2 
0 0 0 0 0 0 0 0 0
 
2 1 0 0 2  
0 0 1 2 0 1
3 2 0  D = 0 0 0 0 
C= 0 0 0 0 −3
0 0 0 −4
0 0 0 0 0,
Ta thấy rằng A là ma trận bậc thang còn các ma trận B, C, D không phải
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 10 / 105
Các khái niệm cơ bản

Ma trận chuyển vị
Chuyển vị của A = (aij )m×n là ma trận

AT = (a0ij )n×m : a0ij = aji

→ Chuyển hàng thành cột.

Ví dụ: Cho ma trận


 
1 2 3
A=
2 0 3

Khi đó, chuyển vị của ma trận A là


 
1 2
AT = 2 0
3 3
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 11 / 105
Các khái niệm cơ bản

Ma trận vuông
Ma trận vuông là ma trận có số hàng bằng số cột và được kí hiệu là Mn (K)
trong đó n được gọi là cấp của A.
Đường chéo chính của ma trận vuông A đi qua các phần tử a11 , a22 , ..., ann .
Vết ma trận

trace(A) = tr(A) = a11 + a22 + ... + ann .

Ví dụ: Ma trận
 
1 2 3 4
2 1 −2 0
A=
 
0 2 −3 2
−1 1 2 0

có các phần tử trên đường chéo chính là 1, 1, −3, 0.


Vết của A là
tr(A) = 1 + 1 − 3 + 0 = −1.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 12 / 105
Các khái niệm cơ bản

Ma trận tam giác


Ma trận vuông A = (aij )n được gọi là ma trận tam giác trên nếu
các phần tử phía dưới đường chéo chính bằng 0, nghĩa là
aij = 0, ∀i > j.
Ma trận vuông A = (aij )n được gọi là ma trận tam giác dưới nếu
các phần tử phía trên đường chéo chính bằng 0, nghĩa là
aij = 0, ∀i < j.
Ma trận vuông A = (aij )n được gọi là ma trận chéo nếu các phần
tử nằm ngoài đường chéo chính đều bằng 0, nghĩa là aij = 0, ∀i 6= j.
Ma trận đơn vị là ma trận chéo có các phần tử trên đường chéo
chính bằng 1. Thường được kí hiệu là In hoặc En .

Lưu ý: Ma trận chéo vừa là ma trận tam giác trên, vừa là ma trận tam
giác dưới.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 13 / 105
Các khái niệm cơ bản
Ví dụ:
 
1 2 3
A = 0 2 0  là ma trận tam giác trên.
0 0 −2
 
1 0 0
B = −3 0 0  là ma trận tam giác dưới.
3 2 −2
 
1 0 0
C = 0 0 0 là ma trận chéo.
0 0 3
 
1 0 0
I3 = 0 1 0 là ma trận đơn vị cấp 3.
0 0 1
 
1 0
I2 = là ma trận đơn vị cấp 2.
0 1
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 14 / 105
Các khái niệm cơ bản

Ma trận đối xứng và phản đối xứng


A ∈ Mn (K) gọi là ma trận đối xứng nếu AT = A.
A ∈ Mn (K) gọi là ma trận phản đối xứng nếu AT = −A.

Ví dụ:
 
0 1 2
A = 1 2 −3 là ma trận đối xứng
2 −3 4
 
0 −1 2
B= 1 0 −3 là ma trận phản đối xứng
−2 3 0

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 15 / 105
Biến đổi sơ cấp và hạng ma
trận

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 16 / 105
Biến đổi sơ cấp theo hàng

Các phép biến đổi sơ cấp là các phép biến đổi cơ bản nhất đối với ma trận.

Biến đổi sơ cấp theo hàng


Nhân một hàng với 1 số α 6= 0

hi → αhi .

Nhân β vào hj rồi cộng vào hi

hi → hi + βhj .

Đổi chỗ 2 hàng

hi ↔ hj .

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 17 / 105
Biến đổi sơ cấp theo cột

Biến đổi sơ cấp theo cột


Nhân một cột với 1 số α 6= 0

ci → αci .

Nhân β vào cj rồi cộng vào ci

ci → ci + βcj .

Đổi chỗ 2 cột

ci ↔ cj .

2 ma trận tương đương

biến đổi sơ cấp theo hàng


A −−−−−−−−−−−−−→ B

Ta nói B tương đương với A.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 18 / 105
Hạng ma trận

Định lí
Mọi ma trận đều có thể đưa về dạng ma trận bậc thang bằng các phép
biến đổi sơ cấp (theo hàng hoặc cột).

Hạng ma trận
Hạng ma trận là số dòng khác 0 của ma trận bậc thang tương ứng và
được kí hiệu là rank(A) hoặc r(A).

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 19 / 105
Hạng ma trận

Ví dụ: Dùng phép biến đổi sơ cấp đưa ma trận sau về dạng bậc thang và
tìm hạng
 
1 1 −1 2 1  
0 1 2 3
2 3 −1 4 5
A= , B =  2 −1 −4 3
3 2 −3 7 4
−1 1 3 0
−1 1 2 −3 1

Giải: Đầu tiên ta xét ma trận A

1 h2 → h2 − 2h1
   
1 1 −1 2 1 1 −1 2 1
2 3 −1 4 5 h3 → h 3 − 3h 1 0 1 1 0 3
A= −−−−−−−−−−−→  
3 2 −3 7 4 h → h + h 0 −1 0 1 1
4 4 1
−1 1 2 −3 1 0 2 1 −1 2

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 20 / 105
Hạng ma trận

   
1 1 −1 2 1 1 1 −1 2 1
0 1 1 0 3 h3 → h3 + h2 0 1 1 0 3
  −−−−−−−−−−−→  
0 −1 0 1 1 h → h − 2h 0 0 1 1 4
4 4 2
0 2 1 −1 2 0 0 −1 −1 −4
 
1 1 −1 2 1
h4 → h4 + h3 0 1 1 0 3
−−−−−−−−−−→  0

0 1 1 4
0 0 0 0 0

Vì vậy, r(A) = 3.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 21 / 105
Hạng ma trận

Tiếp theo ta xét ma trận B


 
0 1 2 3
B =  2 −1 −4 3
−1 1 3 0

Phần tử đầu tiên của hàng 1 bằng 0 nên ta dổi chỗ 2 hàng (hoặc 2 cột)
   
h1 ↔ h3 −1 1 3 0 h → h + 2h −1 1 3 0
2 2 1
B −−−−−−→  2 −1 −4 3 −−−−−−−−−−−→
  0 1 2 3
0 1 2 3 0 1 2 3
 
h3 → h3 − h2 −1 1 3 0
−−−−−−−−−−→  0 1 2 3
0 0 0 0

Vì vậy, r(B) = 2.
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 22 / 105
Hạng ma trận

Tính chất
Cho A ∈ Mm×n
r(A) = r(AT )
r(A) ≤ min {m, n}

Lưu ý:
Có thể dùng biến đối sơ cấp theo cột hoặc kết hợp giữa hàng và cột
để đưa một ma trận về dạng bậc thang. Nhưng nếu biến đổi theo cột
thì ta không được ma trận tương đương.
Số hàng khác 0 của các ma trận bậc thang này đều bằng nhau.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 23 / 105
Bài tập

Câu 1: Tìm hạng của ma trận


 
    1 1 2 1
1 2 1 1 1 2 1 1 2 2 m 0 
A = 2 4 2 2 , B = 2 1 3 −1 , C= 
1 2 0 m − 2
3 6 3 4 1 5 0 m
2 3 1 0

Câu 2: Khẳng định nào sau đây đúng?


i) Chỉ có ma trận 0 có hạng bằng 0.
ii) Ma trận tam giác có hạng bằng cấp
iii) Ma trận chéo có hạng bằng cấp
iv) Ma trận đơn vị có hạng bằng cấp
v) Hạng bằng 1 thì các hàng và các cột tỉ lệ.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 24 / 105
Các phép toán ma trận

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 25 / 105
Các phép toán ma trận

Hai ma trận bằng nhau


Hai ma trận bằng nhau nếu chúng có cùng cỡ và các phần tử tương ứng
bằng nhau.

Các phép toán ma trận


Cho 2 ma trận A và B cùng cỡ và số α
Tổng A + B: cộng các phần tử tương ứng
Nhân αA: nhân α vào tất cả các phần tử của A.
Hiệu A − B= A + (−1)B.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 26 / 105
Các phép toán ma trận
Ví dụ: Cho 2 ma trận
   
1 2 −1 3 −2 1
A= , B=
2 −1 0 1 0 3
Ta có
    
1 2 −1 3 −2 1 4 0 0
A+B = + =
2 −1 0 1 0 3 3 −1 3
   
1 2 −1 2 4 −2
2A = 2 =
2 −1 0 4 −2 0
     
1 2 −1 3 −2 1 −7 10 −5
2A − 3B = 2 −3 =
2 −1 0 1 0 3 1 −2 −9
 
  3 1
1 2 −1
3A − 4B T = 3 − 4 −2 0
2 −1 0
1 3
không thực hiện được vì không cùng cỡ.
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 27 / 105
Các phép toán ma trận

Tính chất
A+B =B+A
(A + B) + C = A + (B + C)
A+0=A
α(A + B) = αA + αB
α(βA) = (αβ)A
(α + β)A = αA + βA

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 28 / 105
Các phép toán ma trận

Phép nhân hai ma trận


Cho A = (aij )m×p và B = (bij )p×n . Tích AB = C = (cij )m×n

cij = ai1 b1j + ai2 b2j + ... + aip bpj

 
 ···  b1j ···  
··· ··· ··· ···  ··· ··· ···
··· b2j · · · 

AB = ai1 ai2 · · · aip  
· · · = · · · cij · · ·
··· · · ·
··· ··· ··· ··· ··· ··· ···
··· bpj ···

Điều kiện phép nhân: số cột ma trận trước bằng số hàng ma trận sau.
Cách nhân theo tích vô hướng

cij = hi (A) × cj (B).

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 29 / 105
Các phép toán ma trận
 
  1 −2 2
2 −1 4
Ví dụ: Cho A = , B = 3 0 1. Tính BA và AB.
4 1 0
2 4 3
Giải: Ta thấy rằng
BA không thực hiện được vì B có 3 cột, A có 2 hàng.
AB thực hiện được vì A có 3 cột, B có 3 hàng. Khi đó, tích AB là
ma trận C = (cij )2×3 :
 
 1
c11 = h1 (A) × c1 (B) = 2 −1 4 3 = 2 × 1 + (−1) × 3 + 4 × 2 = 7.
2
 
 −2
c12 = h1 (A) × c2 (B) = 2 −1 4  0  = 2 × (−2) + (−1) × 0 + 4 × 4 = 12.
4
 
7 12 15
Tương tự, ta tính được AB =
7 −8 9

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 30 / 105
Các phép toán ma trận

Nhân với ma trận đơn vị


Một ma trận không đổi khi nhân với ma trận đơn vị.

Ví dụ: Cho
 
1 2 1
A=
2 1 0
Ta thấy rằng
    
1 0 1 2 1 1 2 1
I2 A = =
0 1 2 1 0 2 1 0
 
  1 0 0  
1 2 1  1 2 1
AI3 = 0 1 0 =
2 1 0 2 1 0
0 0 1
  
1 2 1 1 0
AI2 = không thực hiện được.
2 1 0 0 1
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 31 / 105
Bài tập

Cho 2 ma trận
 
  0 1
2 3 1 1  2 −1
A = −1 2 1 3  , B=
−3 1 

3 0 1 −1
−1 1

a. Phép toán A + 2B, AB, BA có thực hiện được không?


b. Tính phần tử hàng 1, cột 2 và phần tử hàng 3, cột 1 của ma trận
tích AB.
c. Tính các phần tử của hàng 1 và các phần tử của cột 2 của ma trận
tích AB.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 32 / 105
Các phép toán ma trận

Tính chất
Giả sử rằng kích cỡ các ma trận sau tương thích. Ta có các tính chất sau:
A(BC) = (AB)C.
A(B + C) = AB + AC.
(B + C)A = BA + CA.
Im A = AIn = A.
α(AB) = (αA)B = A(αB).
(AB)T = B T AT .
trace(AB) = trace(BA).
r(AB) ≤ r(A), r(AB) ≤ r(B).

Chý ý: AB 6= BA → không có tính giao hoán.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 33 / 105
Các phép toán ma trận

Nâng lũy thừa


Cho A ∈ Mn . Ta quy ước A0 = In . Khi đó với m ∈ Z∗+

Am = AA...A
| {z }
tích m ma trận A

Đa thức
Cho ma trận vuông A ∈ Mn và đa thức

f (x) = a0 + a1 x + a2 x2 + ... + am xm .

Định nghĩa đa thức

f (A) = a0 In + a1 A + a2 A2 + ... + am Am .

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 34 / 105
Các phép toán ma trận
Ví dụ: Cho
 
2 −1
A=
3 4

và f (x) = 2x2 − 4x + 3. Tính f (A).


Giải: Ta có

f (A) = 2A2 − 4A + 3I2


 2    
2 −1 2 −1 1 0
=2 −4 +3
3 4 3 4 0 1
     
1 −6 8 −4 3 0
=2 − +
18 13 12 16 0 3
 
−3 −8
= .
24 13

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 35 / 105
Bài tập
Câu 1: Cho
 
2 −1
A=
3 4

và f (x) = x2 − 6x + 11. Tính f (A).


Câu 2: Cho ma trận
 
  −1 0  
1 2 3 −1 2
A= , B =  2 1 , C =
2 1 −1 3 4
3 2
Tính
a. A + 2B, 3A − 2B T .
b. AB, BA, ABC, BAC.
c. AAT , AT A
d. f (C) với f (x) = x2 − 3x − 10.
e. C 8 , C 2022 .
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 36 / 105
Ứng dụng của ma trận - Mô hình Leslei

Những bài toán về mô hình Leslei thường áp dụng trong các mô hình quần
thể sinh vật.
Ví dụ: Khảo sát quần thể chuột cái có tuổi thọ tối đa là 3 năm. Tỷ lệ
sống sót của chuột cái qua năm đầu tiên là 0.6, qua năm thứ hai là 0.7. Tỉ
lệ sinh sản cho ra cá thể cái của chuột trong độ tuổi từ 0 đến 1 tuổi là 9,
từ 1 đến 2 tuổi là 11 và từ 2 đến 3 tuổi là 7. Giả sử trong năm khảo sát
mỗi độ tuổi có 100 con. Viết ma trận Leslei mô tả quá trình trên và tìm số
lượng chuột cái ở từng độ tuổi sau 9 năm kể từ lúc khảo sát.
Giải: Gọi
ai là số lượng chuột ở độ tuổi từ 0 đến 1 ở năm khảo sát thứ i.
bi là số lượng chuột ở độ tuổi từ 1 đến 2 ở năm khảo sát thứ i.
ci là số lượng chuột ở độ tuổi từ 2 đến 3 ở năm khảo sát thứ i.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 37 / 105
Ứng dụng của ma trận - Mô hình Leslei

Đặt
 
ai
Xi = bi  .

ci

là vectơ hiển thị số lượng chuột ở các độ tuổi ở năm khảo sát thứ i.
Ta có
   
a0 100
X0 =  b0  = 100 .
c0 100

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 38 / 105
Ứng dụng của ma trận - Mô hình Leslei
Sau 1 năm, ta có
Số lượng chuột ở độ tuổi từ 0 đến 1 là:
a1 = 9a0 + 11b0 + 7c0 .
Số lượng chuột ở độ tuổi từ 1 đến 2 là:
b1 = 0.6a0 .
Số lượng chuột ở độ tuổi từ 2 đến 3 là:
c1 = 0.7b0 .
Do đó, ta có hệ phương trình sau

 a1 = 9a0 + 11b0 + 7c0
    
 a1 9 11 7 a0
b1 = 0.6a0 ⇔  b1  =  0.6 0 0   b0 
c1 0 0.7 0 c0

c1 = 0.7b0

| {z } | {z } | {z }
X1 = L X0 .
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 39 / 105
Ứng dụng của ma trận - Mô hình Leslei

Tương tự X2 = LX1 , X3 = LX2 ... Một cách tổng quát

Ma trận Leslie
Ta có

Xn+1 = LXn , Xn = Ln X0

trong đó L được gọi là ma trận Leslie.

Do đó
9   
2.07281 × 1011
 
9 11 7 100
X9 = L9 X0 = 0.6 0 0 100 = 1.28072 × 1010  .
0 0.7 0 100 9.23201 × 108

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 40 / 105
Ứng dụng của ma trận - Mô hình Markov

Ví dụ: Ta xét vấn đề nghiện hút trong xã hội hiện nay theo đơn vị thời
gian là một quý. Thống kê nhiều năm cho thấy xác suất để một người
không nghiện sau một quý vẫn không nghiện là 0.99 và xác suất để một
người nghiện vẫn còn nghiện là 0.88. Giả sử lúc đầu có 10% số người
nghiện. Hỏi tỷ lệ số người nghiện sau 1 năm là bao nhiêu?
Giải: Gọi
ai là số lượng người không nghiện ở quý khảo sát thứ i.
bi là số lượng người nghiên ở quý khảo sát thứ i.
Đặt
 
ai
Xi =
bi

là vectơ hiển thị số lượng người nghiện và không nghiện ở quý thứ i.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 41 / 105
Ứng dụng của ma trận - Mô hình Markov

Sau 1 quý, ta có
Số lượng người không nghiện là

a1 = 0.99a0 + 0.12b0 .

Số lượng người nghiện là

b1 = 0.01a0 + 0.88b0 .

Do đó, ta có hệ phương trình sau


(     
a1 = 0.99a0 + 0.12b0 a1 0.99 0.12 a0
⇔ =
b1 = 0.01a0 + 0.88b0 b1 0.01 0.88 b0
| {z } | {z } | {z }
X1 = M X0

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 42 / 105
Ứng dụng của ma trận - Mô hình Markov
Tương tự X2 = M X1 , X3 = M X2 , ... Một cách tổng quát
Ma trận Markov
Ta có

Xn+1 = M Xn , Xn = M n X0

trong đó: M được gọi là ma trận Markov.

Lưu ý:
Các hệ số mij chỉ tỉ lệ phần trăm chuyển từ trạng thái j sang trạng
thái i.
Các phần tử của ma trận Markov thuộc (0, 1).
Tổng các phần tử trên mỗi cột bằng 1.
Do đó, sau 1 năm ta có
 4    
4 0.99 0.12 0.9 0.909856
X4 = M X0 = =
0.01 0.88 0.1 0.0901438
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 43 / 105
Bài tập

Câu 1: Khảo sát các cá thể cái của loài A có tuổi thọ tối đa là 15 năm.
Người ta chia làm 3 nhóm tuổi: nhóm I từ 1 đến 5 tuổi, nhóm II từ 6 đến
10 tuổi và nhóm III từ 11 đến 15 tuổi. Ở nhóm I các con cái chưa có khả
năng sinh sản. Nhóm II trung bình mỗi con cái sinh được 4 con (không
tính cá thể đực). Nhóm III trung bình mỗi con cái sinh được 2 con (không
tính cá thể đực). Biết tỉ lệ sống sót từ nhóm I qua nhóm II là 40%, từ
nhóm II qua nhóm III là 15%. Tính tại thời điểm ban đầu số lượng cá thể
của mỗi nhóm lần lượt là 500:1000:1500. Xác định số lượng các cá thể sau
5 năm và 10 năm.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 44 / 105
Bài tập

Câu 2: Trong một quần thể của một loài, các con cái được chia thành 3
lớp tuổi: 0-1 tuổi, 1-2 tuổi và trên 2 tuổi. Ta xét mô hình Leslie thể hiện sự
gia tăng dân số của các con cái. Ma trận chuyển của mô hình được cho bởi
 
0 6 4
0.7 0 0
0 0.5 0.6

a. Tỉ lệ sống sót của lớp tuổi thứ 3 sau 1 năm là bao nhiêu?
b. Tỉ lệ sống sót của 1 con non sau 3 năm là bao nhiêu?
c. Giả sử lúc đầu có 500 con non, 400 con trưởng thành và 200 con già.
Hỏi sau 4 năm số lượng mỗi lớp là bao nhiêu?

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 45 / 105
Bài tập

Câu 3: Qua khảo sát người ta nhận thấy xác suất một khách hàng mua
sắm tại siêu thị A trong một tháng nào đó sẽ quay lại mua sắm ở siêu thị
A trong tháng kế tiếp là 60% và 40% sẽ chuyển sang mua ở siêu thị B.
Ngược lại có 20% khách hàng của siêu thị B sẽ chuyển sang mua sắm ở
siêu thị A trong tháng kế tiếp và 80% khách hàng vẫn trung thành với siêu
thị B.
a. Tìm ma trận Markov M .
b. Giả sử trong tháng khảo sát mỗi siêu thị có 10000 khách hàng. Hãy
tính lượng khách hàng của mỗi siêu thị sau 6 tháng (giả sử không có
khách mới và cũng không có khách hàng dừng đi mua sắm).

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 46 / 105
Bài tập

Câu 4: Về dân cư trong một thành phố, người ta khảo sát rằng, sau mỗi
năm có 10% người vùng ven di chuyển vào trung tâm và 5% người ở trung
tâm di chuyển ngược lại. Giả sử số người mới sinh ra, chết đi và ở nơi
khác chuyển đến không đáng kể.
a. Mô phỏng bài toán
b. Giả sử ban đầu, dân số của vùng ven có 2 triệu người và trung tâm là
5 triệu người. Tính dân số của mỗi vùng sau 5 năm.
c. Giả sử tổng dân số trong thành phố là 7.5 triệu người. Biết rằng dân
số của mỗi vùng không đổi qua mỗi năm. Tính dân số của mỗi vùng.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 47 / 105
Bài tập

Câu 5: Một hợp tác xã nông nghiệp chuyên trồng ba loại nông sản chính
là khoai mì, khoai lang và củ sắn dây. Để có sự luân phiên trong sản xuất,
mỗi năm hợp tác xã đều chuyển một tỉ lệ nhất định số lượng các hộ nông
dân trồng nông sản này sang trồng một nông sản khác. Việc chuyển đổi
đó được thể hiện ở ma trận Markov sau
 
0.7 0.1 0.2
0.2 0.6 0 
0.1 0.3 0.8

a. Hỏi sau 3 năm, có bao nhiêu hộ nông dân trồng khoai lang?
c. Giả sử tổng các hộ nông dân trong vùng không đổi là 10000 hộ. Biết
rằng số lượng hộ nông dân trồng mỗi loại nông sản là không đổi.
Tính số lượng hộ dân trồng mỗi loại nông sản.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 48 / 105
Ma trận nghịch đảo

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 49 / 105
Ma trận nghịch đảo

Ma trận nghịch đảo


Ma trận vuông A gọi là khả nghịch nếu tồn tại ma trận B sao cho

AB = BA = I.

Khi đó, B gọi là ma trận nghịch đảo của A và kí hiệu là A−1 .

Ví dụ: Cho
   
1 2 −3 2
A= , B=
2 3 2 −1

Giải: Ta có
    
1 2 −3 2 1 0
AB = = .
2 3 2 −1 0 1
    
−3 2 1 2 1 0
BA = = .
2 −1 2 3 0 1

Vậy B là ma trận nghịch đảo của A và ngược lại.


TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 50 / 105
Ma trận nghịch đảo

Tính chất ma trận nghịch đảo


Cho hai ma trận vuông A, B khả nghịch. Ta có
A−1 là duy nhất
(A−1 )−1 = A
(AT )−1 = (A−1 )T
AB khả nghịch và (AB)−1 = B −1 A−1
Nếu A là một ma trận vuông khả nghịch thì

r(AB) = r(B), r(BA) = r(B)

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 51 / 105
Ma trận nghịch đảo

Cách tìm ma trận nghịch đảo

Biến đổi sơ cấp


[A|I] −−−−−−−−−→ [I|A−1 ]
theo hàng

Sự tồn tại ma trận khả nghịch


Cho ma trận vuông A. Các mệnh đề sau tương đương
A khả nghịch
r(A) = n : ma trận không suy biến
Biến đổi sơ cấp
A −−−−−−−−−→ I
theo hàng

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 52 / 105
Ma trận nghịch đảo
Ví dụ: Tìm ma trận nghịch đảo của
 
1 2
A=
2 5

Giải: Ta có
  
1 2 1 0 h2 =h2 −2h1 1 2 1 0
[A|I] = −−−−−−−→
2 5 0 1 0 1 −2 1
 
h1 =h1 −2h2 1 0 5 −2
−− −−−−−→
0 1 −2 1

Vậy A khả nghịch và


 
−1 5 −2
A =
−2 1

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 53 / 105
Bài tập

Tìm ma trận nghịch đảo của các ma trận sau


 
2 1
a. A =
−1 3
 
1 1 1
b. B = 1 2 2
1 2 3
 
0 2 1
c. C = −1 1 2 
3 1 −1

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 54 / 105
Ma trận nghịch đảo

Ví dụ: Cho
   
1 2 3 1
A= ,B =
−1 2 −1 5

Tìm ma trận X thỏa AX = 3B T + 2X.


Giải: Ta có

AX = 3B T + 2X ⇔ (A − 2I)X = 3B T ⇔ X = 3(A − 2I2 )−1 B T .

Suy ra
 −1       
−1 2 3 −1 0 −1 3 −1 −1 −5
X=3 = =
−1 0 1 5 1/2 −1/2 1 5 1 −3

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 55 / 105
Bài tập

Cho
   
1 2 3 1
A= ,B =
−1 2 −1 5

Tìm ma trận X thỏa


a. 2XA − 4B T = 2AT + 3X
b. A(3X + B T ) = B − 2X
c. AX + XB = 2B T

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 56 / 105
Bài tập tổng hợp

Câu 1: Tìm hạng của các ma trận sau


   
0 1 2 3 1 1 −1 2 1
A =  2 −1 −4 3 , B = 1 −1 −2 3 1
−1 1 3 0 3 2 −3 7 4
   
1 2 1 1 1 2 1 1
C = 5 10 5 6 , D = 3 3 4 0 
3 6 3 4 1 5 0 m
   
1 1 2 1 m 1 1 1
2 2 m 0  F = 1 m 1 1
 
E= 1 2 0 m − 2 1 1 m 1
2 3 1 0 1 1 1 m

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 57 / 105
Bài tập tổng hợp

Câu 2: Cho 2 ma trận


 
  0 1
2 3 1 1  2 −1
A = −1 2 1 3  , B=
−3 1 

3 0 1 −1
−1 1

a. Thực hiện phép toán A + 2B, BA, AB (nếu được).


b. Tính AAT , AT A, BB T , B T B. Các ma trận này là ma trận gì?
 
−1 2
Câu 3: Cho A = và f (x) = x2 − 3x − 10.
3 4
a. Tính A2 , A4 , A8
b. Tính f (A).
c. Tính A2021 .

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 58 / 105
Bài tập tổng hợp
Câu 4: Cho
 
  2 0 1  
1 1 2 −1 1 2 3
3 1 −1
A = 2 1 2 3 ,B = 
−1
 , C = 3 2 1
0 3 
3 1 2 −2 1 1 1
−2 1 0

a. Thực hiện các phép toán sau (nếu được): AB, BA, ABC, ACB, A2 , AAT .
b. Tìm vết của ma trận AB, BA, AAT , B T B.
Câu 5: Tìm ma trận nghịch đảo
 
  1 1 −1
2 −1
A= , B = 2 3 1
3 2
3 4 1
 
  3 1 1 1
2 1 1 1 3 1 1
C= 3 2 1 , D=
  
1 1 3 1
−1 0 2
1 1 1 3

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 59 / 105
Bài tập tổng hợp
Câu 6: Cho
   
1 2 −1 0
A= , B= .
3 4 2 1
Tìm ma trận X thỏa
a. 2AX = B T − 3X
b. 2XA − 4B T = 2AT + 3X
c. A(3X + B T ) = B − 2X
d. AX + XB = 2B T
Câu 7: Cho
   
2 −1 2 3
A= , B= .
1 3 1 −2
Tìm ma trận X thỏa
a. 3XA + 4AT = 2B − 2X
b. B(2X − AT ) = 3B T + 3X
c. AX − 2XB = 3AT
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 60 / 105
Định thức

Định thức
Cho A ∈ Mn (K). Định thức của A, kí hiệu là det(A) hoặc đơn giản |A|
là một số thực hoặc số phức được định nghĩa như sau
n = 1 : A = (a11 ) ⇒ det(A) = |a11 | = a11 .
 
a11 a12 a a
n=2:A= ⇒ det(A) = 11 12 = a11 a22 − a12 a21 .
a21 a22 a21 a22
 
a11 a12 · · · a1n
n ≥ 2 : A = ··· ··· ··· ··· 
an1 an2 · · · ann
a11 a12 · · · a1n
⇒ det(A) = · · · · · · · · · · · · = a11 A11 + a12 A12 + · · · + a1n A1n
an1 an2 · · · ann
định thức con của A
trong đó Aij = (−1)i+j gọi là bù đại số tại vị
bỏ đi hàng i, cột j
trí (i, j).
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 61 / 105
Định thức

 
1 2 −3
Ví dụ: Tính định thức của A = 2 3 0 .
3 2 4
Giải: Khi tính định thức của A theo hàng thứ nhất, ta được

det(A) = a11 A11 + a12 A12 + a13 A13 = 1 × A11 + 2 × A12 − 3 × A13
3 0 2 0 2 3
= 1 × (−1)1+1 + 2 × (−1)1+2 − 3 × (−1)1+3
2 4 3 4 3 2
= 12 − 16 + 15 = 11.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 62 / 105
Định thức

Tính chất định thức


Định thức không đổi khi ta khai triển theo 1 hàng hoặc 1 cột bất kì.
Nghĩa là

det(A) = ak1 Ak1 + ak2 Ak2 + · · · + akn Akn


= a1k A1k + a2k A2k + · · · + ank Ank
 
1 2 −3
Ví dụ: Tính định thức của A = 2 3 0  .
3 2 4
Giải: Ở ví dụ trước, khi tính định thức của A theo hàng thứ nhất, ta được
det(A) = 11.
Bây giờ ta sẽ tính định thức của A theo cột thứ 3 như sau
2 3 1 2
det(A) = −3 × (−1)1+3 + 4 × (−1)3+3 = 15 − 4 = 11.
3 2 2 3
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 63 / 105
Bài tập

Tính định thức của các ma trận sau


 
1 2 0
a.  3 2 0
−1 1 0
 
1 2 −1 2
2 1 3 −1
b. 
0 0 −3 0 

2 1 −1 0
 
1 2 1 −1
0 3 1 4
c. 
0 0 −2 1 

0 0 0 −4

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 64 / 105
Định thức

Tính chất định thức


det(AT ) = det(A)
A có 1 hàng hoặc 1 cột bằng 0 thì det(A) = 0
A là ma trận tam giác thì det(A) = a11 a22 ...ann
Dùng biến đổi sơ cấp để tính định thức
h →αh
I Nếu A −−i−−−→
i
B thì |B| = α|A|. Suy ra |αA| = αn |A|.
hi =hi +βhj
I Nếu A −−−−−−−→ B thì |B| = |A|
hi ↔hj
I Nếu A −−−−→ B thì |B| = −|A|
(tương tự cho cột)
det(AB) = det(A)det(B)
1
det(A−1 ) = , |Am | = |A|m , m ∈ Z
det(A)
A có 2 hàng (hoặc cột) tỷ lệ thì |A| = 0

Chú ý: nhìn chung det(A + B) 6= det(A) + det(B).


TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 65 / 105
Định thức

Ví dụ: Tính định thức các ma trận sau bằng biến đổi sơ cấp
 
1 2 −1
a. 2 3 −1
3 1 0
 
0 1 2 1
2 4 −6 2
b. 
−1 1

3 1
0 1 2 3
Giải:
a. Ta có
1 2 −1 1 2 −1 1 2 −1
h2 = h2 − 2h1
2 3 −1 0 −1 −1 h3 = h3 − 5h2 0 −1 −1
h3 = h3 − 3h1
3 1 0 0 −5 3 0 0 −2
−1 −1
=1 × (−1)1+1 = 1 × 1 × 2 = 2.
0 −2

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 66 / 105
Định thức

b. Ta có
0 1 2 1 1 2 −3 1 1 2 −3 1
2 4 −6 2 h2 = 1/2h2 0 1 2 1 0 1 2 1
−2 h = h3 + h1
−1 1 3 1 h1 ↔ h2 −1 1 3 1 3 0 3 0 2
0 1 2 3 0 1 2 3 0 1 2 3
1 2 −3 1
h3 = h3 − 3h2 0 1 2 1
−2 = −2 × 1 × 1 × (−6) × 2 = 24
h4 = h4 − h2 0 0 −6 −1
0 0 0 2

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 67 / 105
Bài tập

Tính định thức của các ma trận sau


 
1 1 2 −1
2 3 5 0
a. 
 3 2 6 −2

−2 1 3 1
 
3 2 −1 1
 2 3 −2 0 
b. 
−3 1 4 −2

4 1 3 1
 
1 2 1 1
2 4 2 2
c. 
3 0 −1 3 

4 6 1 −2

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 68 / 105
Định thức
Ví dụ: Cho A, B ∈ M3 thỏa det(A) = 2, det(B) = 3. Tính các định thức
a. |2A3 |
b. det 2AT (3B 2 )−1


Giải:
a. Ta có

|2A3 | = 23 |A3 | = 23 |A|3 = 23 × 23 = 64.

b. Ta có
 −1   −1 
det 2AT 3B 2 = det 2AT det 3B 2


1 8det(A) 8det(A)
=23 det AT ×

= 3 =
det (3B 2 ) 3 det(B 2 ) 27det(B)2
8×2 16
= = .
27 × 32 243

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 69 / 105
Bài tập

Cho A, B ∈ M3 thỏa det(A) = 2, det(B) = 3. Tính các định thức


a. |3AB T |
 −1 2 
b. det 2A2 3B T

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 70 / 105
Định thức

Công thức tách hàng, cột

a1 + b1 ∗ ··· ∗ a1 ∗ ··· ∗ b1 ∗ ··· ∗


a2 + b2 ∗ ··· ∗ a2 ∗ ··· ∗ b2 ∗ ··· ∗
.. .. .. .. = .. .. .. .. + .. .. .. ..
. . . . . . . . . . . .
an + bn ∗ ··· ∗ an ∗ ··· ∗ bn ∗ ··· ∗

→ công thức hoàn toàn tương tự cho 1 cột hoặc 1 hàng bất kì.

Ví dụ: Tính định thức

1 2+m 1 1 2+m 1 1 2 1 1 m 1
−1 m 2 = −1 0+m 2 = −1 0 2 + −1 m 2 = −4m − 13
−2 1 −1 −2 1+0 −1 −2 1 −1 −2 0 −1

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 71 / 105
Định thức

Liên hệ giữa định thức và hạng ma trận


Cho ma trận A ∈ Mn

mọi ma trận con cấp > k có định thức bằng 0
r(A) = k ⇔
tồn tại một ma trận con cấp k có định thức khác 0

Ví dụ: Tìm hạng ma trận


 
1 2 1
A = −1 0 1
3 4 1
Giải: Ta có det(A) = 0. Suy ra r(A) < 3.
Xét định thức cấp 2 gồm 2 dòng và 2 cột đầu tiên của A
1 2
= 2 6= 0 ⇒ r(A) ≥ 2.
−1 0
Vậy r(A) = 2.
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 72 / 105
Bài tập
Câu 1: Tìm ma trận nghịch đảo của các ma trận sau
 
1 1 1
a. A = 2 3 1
3 4 0
 
0 1 2
b. B =  2 −2 1
−1 3 2
Câu 2: Cho
 
1 1 2
A = 2 1 1 
1 −1 m

a. Tìm m để A khả nghịch.


b. Tìm ma trận nghịch đảo với m vừa tìm được.
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 73 / 105
Bài tập

Câu 3: Cho
 
0 1 −2
A = 3 2 −1
1 m 2

a. Tìm m để A khả nghịch.


b. Tìm ma trận nghịch đảo với m vừa tìm được.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 74 / 105
Bài tập

Câu 4: Tìm bậc của đa thức

1 x x2 x3
2 1 −1 0
f (x) = .
3 2 1 2
1 0 −3 2

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 75 / 105
Hệ phương trình tuyến tính

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 76 / 105
Hệ phương trình tuyến tính

Hệ phương trình tuyến tính


Hệ phương trình tuyến tính gồm m phương trình, n ẩn x1 , x2 , ..., xn có
dạng

 a11 x1 + a12 x2 + ... + a1n xn = b1


 a21 x1 + a22 x2 + ... + a2n xn = b2

..


 .

am1 x1 + am2 x2 + ... + amn xn = bm

trong đó
aij được gọi là hệ số của hệ phương trình.
bi được gọi là hệ số tự do của hệ phương trình.
Một bộ số (x1 , x2 , ..., xn ) thỏa mãn hệ phương trình gọi là một
nghiệm của hệ.
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 77 / 105
Hệ phương trình tuyến tính
Để đơn giản cách viết, ta kí hiệu
     
a11 a12 ··· a1n x1 b1
 a21 a22 ··· a2n 

 x2 
 
 b2 
 
A= . ..  X =  ..  , b =  .. 

.. ..
 .. . . .   .   . 
am1 am2 · · · amn xn bm
Hệ phương trình được viết lại dưới dạng
AX = b.
Hoặc là
 
a11 a12 ··· a1n b1
 a21 a22 ··· a2n b2 
(A|b) =  .
 
.. .. .. .. 
 .. . . . . 
am1 am2 · · · amn bm m×n

Dấu gạch đứng “|” để ngăn cách giữa vế phải và vế trái của hệ.
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 78 / 105
Hệ phương trình tuyến tính

Định lí Kronecker Capelli


Cho hệ phương trình Ax = b, A ∈ Mm×n . Khi đó
r(A) < r(A|b): hệ vô nghiệm

r=n: duy nhất nghiệm
r(A) = r(A|b) = r: hệ có nghiệm →
r<n: vô số nghiệm

Giải hệ phương trình bằng phương pháp Gauss


biến đổi sơ cấp
1. Đưa [A|b] −−−−−−−−−→ bậc thang
theo hàng

2. Dựa vào hạng kết luận số nghiệm


3. Tìm nghiệm (nếu có) từ dưới lên
Trong trường hợp hệ có vô số nghiệm
I Xác định ẩn cơ sở: là cột của phần tử cở sở. Ẩn tự do là các ẩn còn lại.
I Đặt ẩn tự do làm tham số và tìm các ẩn còn lại theo tham số.
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 79 / 105
Hệ phương trình tuyến tính
Ví dụ: Giải hệ phương trình sau

 x1 + 2x2 + x3 = 2

2x1 + x2 + 2x3 = 3

x1 + 5x2 + x3 = 3

Giải: Ta viết lại hệ phương trình trên dưới dạng sau


     
1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2
h2 =h2 −2h1 h3 =h3 +h2
[A|b] = 2 1 2 3 −−−−−−−−→ 0 −3 0 −1 −−−−−−−→ 0 −3 0 −1
h3 =h3 −h1
1 5 1 3 0 3 0 1 0 0 0 0
Vì r(A) = r(A|b) = 2 < n = 3 nên hệ có vô số nghiệm phụ thuộc vào n − r = 1 tham
số. Ẩn tự do là x3 . Viết lại hệ
(
x1 + 2x2 + x3 = 2
(5.1)
−3x2 = −1
Đặt x3 = α. Ta có thể viết lại hệ phương trình (5.1) dưới dạng
 x1 = 4 − α

3
x = 1
2
3
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 80 / 105
Hệ phương trình tuyến tính
Ví dụ: Giải hệ phương trình sau

 x1 + x2 − x3 + x4 = 1

2x1 + 2x2 + 2x3 + 2x4 = 1

3x1 + 3x2 + 5x3 + 3x4 = 3

Giải: Ta viết lại hệ phương trình trên dưới dạng sau


   
1 1 −1 1 1 1 1 −1 1 1
h2 =h2 −2h1
[A|b] = 2 2 2 2 1  −−−−−−−→ 0 0 4 0 −1 
h3 =h3 −3h1
3 3 5 3 3 0 0 8 0 0
 
1 1 −1 1 1
h3 =h3 −2h2
−− −−−−−→ 0 0 4 0 −1 
0 0 0 0 2

Vì r(A) = 2 < r(A|b) = 3 nên hệ vô nghiệm.


TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 81 / 105
Hệ phương trình tuyến tính
Ví dụ: Giải hệ phương trình sau


 x1 + x2 + x3 = 5

 2x + 3x + 2x = 8
1 2 3
 3x1 + 4x2 − x3 = −3


3x1 + 4x2 − 5x3 = −19

Giải: Ta viết lại hệ phương trình trên dưới dạng sau


h2 = h2 − 2h1
     
1 1 1 5 1 1 1 5 1 1 1 5
2 3 2 8  3 h = h − 3h1 0 1 0 −2  h3 =h3−h2  0 −2 
3
0 1
 
[A|b] =  −− − −−− −−−−−→  −
− −−−− −−→ 
3 4 −1 −3  h4 =h4 −3h1 0 1 −4 −18  h4 =h4 −h2 0 0 −4 −16 
3 4 −5 −19 0 1 −8 −34 0 0 −8 −32
 
1 1 1 5
h4 =h4−2h3 0 1 0 −2 
−− −−−−−−→  
0 0 −4 −16 
0 0 0 0
Vì r(A) = r(A|b) = n = 3 nên hệ có 1 nghiệm duy nhất. Viết lại hệ
 
 x1 + x2 + x3 = 5
  x1 = 3

x2 = −2 ⇔ x2 = −2
 
−4x3 = −16 x3 = 4
 

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 82 / 105
Hệ phương trình tuyến tính
Ví dụ: Tìm m để hệ phương trình

 x1 + x2 − 2x3 = 1

2x1 + 3x2 − 3x3 = 5

3x1 + mx2 − 7x3 = 8

vô nghiệm.
Giải: Ta viết lại hệ phương trình trên dưới dạng
   
1 1 −2 1 1 1 −2 1
h2 =h2 −2h1
[A|b] = 2 3 −3 5  −−−−−−−−→ 0 1 1 3
h3 =h3 −3h1
3 m −7 8 0 m − 3 −1 5
 
1 1 −2 1
h3 =h3 −(m−3)h2
−−−−−−−−−−−→ 0 1 1 3 
0 0 −m + 2 3m − 14

Hệ vô nghiệm khi và chỉ khi


(
−m + 2 = 0
r(A) < r(A|b) ⇔ ⇔ m = 2.
3m − 14 6= 0

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 83 / 105
Bài tập
Câu 1: Giải các hệ phương trình sau
a.

 x1 + x2 − x3 + 2x4 = 1

2x1 + 3x2 − 3x3 + 3x4 = 3

3x1 + 2x2 − 5x3 + 7x4 = 5

b.

 x1 + x2 + x3 + 2x4 = 1

2x1 + 2x2 + 3x3 + 5x4 = 6

x1 + x2 + x4 = −3

c.



 x1 + 2x2 − x3 + 3x4 = −12

 2x + x + 3x − 2x = 13
1 2 3 4
 4x1 + 5x2 + x3 + 4x4 = −11



 x + 5x − 6x + 11x = −49
1 2 3 4
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 84 / 105
Bài tập

Câu 2: Tìm m để hệ phương trình



 x1 + 2x2 + x3 = 5

2x1 + x2 + x3 = 2m − 1

x1 + 5x2 + mx3 = 12

có nghiệm.
Câu 3: Tìm m để hệ phương trình

 x1 + x2 + x3 = 1

x1 + (m − 1)x2 = −1

x1 + 2mx2 + (1 + m)x3 = −2 − m

vô số nghiệm.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 85 / 105
Bài tập

Câu 4: Tìm m để hệ phương trình



 x1 − x2 + 2x3 = 1

x1 − x2 + (m + 1)x3 = m + 2

−3x1 + 3x2 + (2m − 9)x3 = m

vô nghiệm.
Câu 5: Biện luận số nghiệm của hệ

 mx1 + x2 + x3 = 1

x1 + mx2 + x3 = m

x1 + x2 + mx3 = m2

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 86 / 105
Hệ phương trình tuyến tính

Hệ Cramer
Một hệ n phương trình, n ẩn số (số phương trình = số ẩn)

Ax = b, A ∈ Mn (5.2)

có nghiệm duy nhất khi và chỉ khi

det(A) 6= 0.

Khi đó hệ phương trình (5.2) được gọi là hệ Cramer.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 87 / 105
Hệ phương trình tuyến tính
Ví dụ: Tìm m để hệ phương trình

 x1 + mx2 + x3 = 4

3x1 − 4x2 − x3 = −1

−2x1 + x2 + x3 = 5

có nghiệm duy nhất


Giải: Ta có thể viết lại hệ phương trình dưới dạng AX = b trong đó
     
1 m 1 x1 4
A =  3 −4 −1 , X = x2  , b = −1
−2 1 1 x3 5
Hệ có duy nhất nghiệm khi và chỉ khi
1 m 1
det(A) 6= 0 ⇔ 3 −4 −1 6= 0 ⇔ −m − 8 6= 0 ⇔ m 6= −8.
−2 1 1
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 88 / 105
Hệ phương trình tuyến tính

Hệ phương trình thuần nhất


Hệ phương trình thuần nhất là hệ phương trình có dạng

AX = 0, A ∈ Mn .

Hệ này luôn có ít nhất một nghiệm X = 0 (nghiệm tầm thường). Khi đó


r(A) = n : Hệ có duy nhất nghiệm X = 0.
r(A) < n : Hệ có vô số nghiệm: có nghiệm không tầm thường.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 89 / 105
Hệ phương trình tuyến tính

Ví dụ: Tìm m để hệ phương trình



 x1 + x2 + mx3 = 0

2x1 + x2 − x3 = 0

x1 + 2x2 + mx3 = 0

chỉ có duy nhất nghiệm tầm thường.


Giải: Hệ có duy nhất nghiệm tầm thường khi và chỉ khi

1 1 m
1
2 1 −1 6= 0 ⇔ 2m + 1 6= 0 ⇔ m 6= − .
2
1 2 m

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 90 / 105
Hệ phương trình tuyến tính

Ví dụ: Tìm m để hệ phương trình





 mx1 + x2 + x3 + x4 =0

 x + mx + x + x
1 2 3 4 =0


 x 1 + x 2 + mx 3 + x 4 =0

 x + x + x + mx
1 2 3 4 =0

có nghiệm không tầm thường.


Giải: Hệ có nghiệm không tầm thường khi và chỉ khi r(A) < n ⇔ |A| = 0

m 1 1 1
1 m 1 1
|A| = = (m + 3)(m − 1)3 = 0 ⇔ m = −3 hoặc m = 1.
1 1 m 1
1 1 1 m

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 91 / 105
Bài tập

Tìm m để hệ phương trình



 x2 + x3 = 0

2x1 + mx2 + 2x3 = 0

x1 + (2m + 1)x2 + 3x3 = 0

có nghiệm không tầm thường.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 92 / 105
Mô hình Input-Output Leontief
Giả sử một vùng kinh tế có 3 ngành: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
(Giá trị được tính bằng tiền USD). Ta gọi
Cầu trung gian xij là giá trị hàng hóa mà ngành i cung cấp cho
ngành j cần để sản xuất.
Cầu cuối bi là giá trị hàng hóa của ngành i cần cho lao động, tiêu
dùng và xuất khẩu.
Tổng cầu xi là tổng giá trị hàng hóa của cầu trung gian và cầu cuối
(Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra)
Khi đó, ta được
 x11 x12 x13
 x1 = x x1 + x2 + x3 + b1

 x1 = x11 + x12 + x13 + b1

  1 x2 x3
 x21 x22 x23
x2 = x21 + x22 + x23 + b2 ⇔ x2 = x1 + x2 + x3 + b2
x1 x2 x3
x x32 x33
 
x3 = x31 + x32 + x33 + b3  x3 = 31 x1 +
 
x2 + x3 + b3

x1 x2 x3

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 93 / 105
Mô hình Input-Output Leontief
xij
Đặt aij = : gọi là hệ số chi phí trực tiếp (trên tổng giá trị sản phẩm
xj
của ngành j)
→ để tạo ra 1 (USD) giá trị sản phẩm ngành j cần aij giá trị sản phẩm
của ngành i.

 x1 = a11 x1 + a12 x2 + a13 x3 + b1

x2 = a21 x1 + a22 x2 + a23 x3 + b2 ⇔ X = AX + b

x3 = a31 x1 + a32 x2 + a33 x3 + b3

trong đó
     
a11 a12 a13 x1 b1
A = a21 a22 a23  , X = x2  , b = b2  .
a31 a32 a33 x3 b3

Ma trận A được gọi là ma trận hệ số chi phí trực tiếp (hoặc ma trận kĩ
thuật, ma trận đầu vào).
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 94 / 105
Mô hình Input-Output Leontief

Ví dụ: Mô hình cân đối giữa 3 ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
của một quốc gia có ma trận hệ số chi phí trực tiếp là
 
0.3 0.05 0.15
A = 0.1 0.25 0.2 
0.1 0.1 0.2

a. Nêu ý nghĩa của từng số liệu trong ma trận.


b. Trong năm 2021, tổng giá trị hàng hóa được tạo ra của ngành công
nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ lần lượt tạo ra được 2000, 5000 và
3000 (triệu USD). Tính cầu cuối và nêu ý nghĩa.
c. Giả sử chính phủ đặt ra mục tiêu năm 2022 là 3 ngành phải tạo ra
cầu cuối lần lượt là 2000, 5000 và 3000 (triệu USD). Hãy tính tổng
giá trị sản phẩm được tạo ra của mỗi ngành.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 95 / 105
Mô hình Input-Output Leontief
Giải:
a. I Để sản xuất được 1 (USD), ngành công nghiệp cần 0.3 USD của
ngành công nghiệp, 0.05 USD của ngành nông nghiệp và 0.15 USD
của ngành dịch vụ.
I Để sản xuất được 1 (USD), ngành nông nghiệp cần 0.1 USD của
ngành công nghiệp, 0.25 USD của ngành nông nghiệp và 0.2 USD của
ngành dịch vụ.
I Để sản xuất được 1 (USD), ngành dịch vụ cần 0.1 USD của ngành
công nghiệp, 0.1 USD của ngành nông nghiệp và 0.2 USD của ngành
dịch vụ.
b. Ta có
 
2000
5000 .
3000
Khi đó, cầu cuối
    
0.7 −0.05 −0.15 2000 700
b = (I − A)X = −0.1 0.75 −0.2  5000 = 2950 .
−0.1 −0.1 0.8 3000 1700

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 96 / 105
Mô hình Input-Output Leontief

Trong năm 2021, giá trị hàng hóa của các ngành công nghiệp, nông
nghiệp và dịch vụ cần cho lao động, tiêu dùng và xuất khẩu lần lượt là
700, 2950, 1700.
c. Ta có
 
2000
b = 5000
3000

Khi đó, tổng giá trị sản phẩm được tạo ra của mỗi ngành là
 −1    
0.7 −0.05 −0.15 2000 4643
X = (I − A)−1 b = −0.1 0.75 −0.2  5000 ≈ 8751
−0.1 −0.1 0.8 3000 8422

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 97 / 105
Mô hình Input-Output Leontief
Ví dụ: Cho số liệu của 3 ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ (đơn vị triệu USD)
của một quốc gia trong một năm như sau

a. Điền các số liệu còn thiếu trong bảng và lập ma trận hệ số chi phí trực tiếp của
bài toán (giả sử chi phí giữa các ngành không đổi qua từng năm).
b. Năm 2020, giá trị sản phẩm tạo ra mỗi ngành là 10000, 12000,8000 (triệu USD).
Tính giá trị của cầu cuối.
c. Giả sử mục tiêu năm mới cần tạo ra giá trị mỗi ngành là 5000, 6000, 2000 để sử
dụng cho lao động, tiêu dùng và xuất khẩu. Tính giá trị sản phẩm của mỗi ngành
cần sản xuất trong năm 2022.
d. Giả sử năm 2021, giá trị sản phẩm được tạo ra bởi 3 ngành là 10000, 12000, 8000.
Tính chi phí trực tiếp giữa các ngành (tức là giá trị mỗi ngành này cung cấp cho
ngành kia).

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 98 / 105
Mô hình Input-Output Leontief
Giải:
a. Ta có

và ma trận hệ số chi phí trực tiếp của bài toán là


 
1/8 4/15 1/5
A =  7/8 4/25 2/5 
1/10 4/25 17/65
b. Ta có tổng cầu
 
10000
12000 .
8000
Giá trị của cầu cuối là
 
3950
b = (I − A)X = 6251.2
2987.7
TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 99 / 105
Mô hình Input-Output Leontief

c. Ta có cầu cuối là
 
5000
b = 6000 .
2000

Tổng cầu là
 
10604
X = (I − A)−1 b = 11813
7133

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 100 / 105
Mô hình Input-Output Leontief

d. Ta viết lại ma trận A dưới dạng A = (A1 A2 A3 ), trong đó Ai là


cột thứ i của ma trận A. Khi đó
I Chi phí các ngành cung cấp cho ngành công nghiệp là
 
1250
B1 = 10000A1 =  875 
1000

I Tương tự cho ngành nông nghiệp và dịch vụ là


   
3200 1600
B2 = 12000A2 = 1920 , B3 = 8000A3 = 2953.8
1920 2092.3

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 101 / 105
Bài tập

Câu 1: Mô hình cân đối giữa 3 ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch
vụ của một quốc gia có ma trận hệ số chi phí trực tiếp là
 
0.08 0.1 0.12
A = 0.13 0.2 0.15
0.14 0.13 0.1

a. Nêu ý nghĩa của từng số liệu trong ma trận.


b. Trong năm 2021, ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ lần lượt
tạo ra được 2000, 5000 và 3000 (triệu USD). Tính cầu cuối và nêu ý
nghĩa.
c. Cho cầu cuối là 7000, 6000, 5000 (triệu USD). Tính tổng cầu và cầu
trung gian (giá trị chi phí trực tiếp giữa các ngành).

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 102 / 105
Bài tập

Câu 2: Giả sử để sản xuất được 1 (USD), ngành công nghiệp cần 0.2
USD của ngành công nghiệp, 0.12 USD của ngành nông nghiệp, 0.09 USD
của ngành dịch vụ; ngành nông nghiệp cần 0.25 USD của ngành công
nghiệp, 0.2 USD của ngành nông nghiệp, 0.15 USD của ngành dịch vụ;
ngành dịch vụ cần 0.1 USD ngành công nghiệp, 0.15 USD của ngành nông
nghiệp, 0.1 USD của ngành dịch vụ.
a. Lập ma trận hệ số chi phí trực tiếp của mô hình I-O trên
b. Biết cầu cuối là 10000, 12000, 15000 (triệu USD). Tính cầu cuối.
 
2500
c. Biết cầu cuối là b = 2000 (triệu USD). Tính tổng cầu và cầu
3000
trung gian.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 103 / 105
Bài tập

Câu 3: Trong một mô hình kinh tế đơn giản gồm 3 ngành: sản xuất, dịch
vụ và nông nghiệp, người ta mô hình hóa bằng mô hình Input-output. Ma
trận đầu vào khi xấp 3 ngành trên tương ứng theo các cột được cho như
sau
 
Ngành Sản xuất Dịch vụ Nông nghiệp
 Sản xuất 0.2 0.12 0.13 
 
 Dịch vụ 0.14 0.1 0.15 
Nông nghiệp 0.11 0.1 0.17

a. Để tạo ra 1 (triệu đồng) giá trị sản phẩm, ngành nông nghiệp cần
bao nhiêu (triệu đồng) giá trị sản phẩm của ngành dịch vụ.
b. Cho tổng cầu là (2; 1.5; 3) (tỷ USD). Tính cầu cuối.
c. Tính giá trị sản phẩm mà ngành nông nghiệp cung cấp cho ngành
dịch vụ.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 104 / 105
Bài tập

Câu 4: Xét mô hình Input-Output gồm 3 ngành kinh tế với ma trận hệ số


đầu vào là
 
0.1 0.3 0.2
0.4 0.2 0.3
0.2 0.3 0.2

Biết cầu cuối của 3 ngành là (1500, 2000, 1600).


a. Tính tổng cầu
b. Tính cầu trung gian.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương Đại số tuyến tính Ngày 2 tháng 1 năm 2024 105 / 105

You might also like