You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Trường Điện – Điện tử


------

BÁO CÁO
NHẬP MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
Thiết bị: Công tơ điện tử WIFI
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hàn Huy Dũng
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 16 – ET2000 – K68
Thành viên nhóm: 1. Đỗ Trường Quân MSSV: 20233592
2. Nguyễn Thành Trung MSSV: 20233680
3. Phan Văn Bắc MSSV: 20233273
4. Nguyễn Văn Sơn Nguyên MSSV: 20233559
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................................3
1.1 Giới thiệu chung....................................................................................................3
.................................................................................................................................4
1.1.2 Ứng dụng và đối tượng sử dụng:....................................................................7
1.2 Các nhiệm vụ cần thực hiện:.................................................................................7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH YÊU CẦU CHỨC NĂNG VÀ PHI CHỨC NĂNG...........9
2.1 Yêu cầu chức năng:...............................................................................................9
2.2 Yêu cầu phi chức năng:.......................................................................................10
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG..........................................................................11
1. Sơ đồ khối:.............................................................................................................11
2. Lưu đồ thuật toán...................................................................................................11
3. Sơ đồ lắp mạch......................................................................................................12
4. Code và phần mềm sử dụng..................................................................................13
5. Thực tế lắp đặt sản phẩm:......................................................................................14
5.2 Nhiệm vụ và chức năng của các linh kiện.......................................................15
5.3 Những lỗi phát sinh trong quá trình lắp đặt:...................................................16
5.4 Kiểm thử chức năng và rút kinh nghiệm.........................................................16
CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT – ĐÁNH GIÁ – MỤC TIÊU..............................................18
4.1 Tổng kết:..............................................................................................................18
4.1.1 Bảng giá linh kiện:.......................................................................................18
4.1.2 Nhận xét về ưu/ nhược điểm của sản phẩm:................................................18
4.1.3 Tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm:........................................................19
4.2 Hướng phát triển của sản phẩm...........................................................................19
4.2.1 Sửa lỗi và ổn định hệ thống:.........................................................................19
4.2.2 Những cải tiến:.............................................................................................19
4.3 Bảng phân công nhiệm vụ và Timeline của dự án:.............................................19

2|Page
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

“Ở chương này, chúng tôi tập trung vào việc tìm hiểu về thực trạng, vấn đề và nhu cầu
sử dụng công tơ điện của các đối tượng mà sản phẩm hướng tới và ghi ra những
nhiệm vụ cần thực hiện trong dự án lần này”

1.1 Giới thiệu chung.


1.1.1. Đặt vấn đề, thực trạng và lý do chọn đề tài:
Theo như khảo sát mà nhóm thực hiện vào ngày 15/12/2023, nhóm ghi nhận
được các con số sau: ( Khảo sát được thực hiện trên Google Form)

Hình 1.1

=> Theo khảo sát của nhóm, có tới 82,4 % các bạn sinh viên được khảo sát đang
ở trọ, chiếm phần lớp trong tỉ trọng bài khảo sát.

3|Page
Hình 1.2

=> Trong số đó, hầu hết các bạn sinh viên đang phải trả số tiền là 3000 đồng/
kWh ( chiếm tới 70,6% ), một con số cao hơn rất nhiều so với quy định của nhà
nước về giá điện.

Hình 1.3

=> Sau 1 tháng, khảo sát cho thấy hóa đơn tiền điện của các bạn dao động từ
dưới 500 nghìn đồng cho tới hơn 1 triệu đồng/ tháng ( chiếm lần lượt 35,3%,
41,2% và trên 1 triệu đồng là 17,6% )

4|Page
Hình 1.4

=> Tuy nhiên có tới 64,7% bạn cho rằng mình phải bỏ ra số tiền lớn hơn so với
nhu cầu thực sự của bản thân. Một con số khá bất ngờ về tình trạng sử dụng điện
và tiết kiệm chi tiêu.

Hình 1.5

=> Có thể, câu trả lời cho tình trạng trên là do hầu hết các bạn không thường
xuyên theo dõi công tơ điện về nhu cầu sử dụng để có kế hoạch sử dụng điện tiết
kiệm và hiệu quả

5|Page
Hình 1.6

=> Khi được giới thiệu về sản phẩm “CÔNG TƠ ĐIỆN TỬ WIFI”, có tới 58,8%
các bạn tỏ ra rất hứng thú và có thể sẽ mua sản phẩm và 35,30% các bạn tỏ ra
hứng thú và sẽ tìm hiểu, cân nhắc mua sản phẩm.

TÓM LẠI:

Như vậy, thông qua khảo sát, nhóm nhận thấy, hầu hết các bạn sinh viên hiện
nay đang thuê trọ và phải chịu tiền điện là hơn 3000 đồng/ kWh, nếu không có
sự giám sát liên tục và thường xuyên rất có thể dẫn tới những “phát sinh” bất
ngờ vào cuối tháng. Điều ấy dẫn tới ý tưởng cho nhóm là làm ra một chiếc Công
tơ điện tử WIFI với khả năng theo dõi thường xuyên và liên tục số điện tiêu thụ
trong 1 ngày và có thể dễ dàng theo dõi trên ngay màn hình điện thoại có kết nối
với WIFI.

1.1.2 Ứng dụng và đối tượng sử dụng:


- Sản phẩm chủ yếu hướng tới các bạn sinh viên ở trọ, hoặc các chủ trọ muốn
trang bị công tơ điện tử thay thế cho công tơ truyền thống, các hộ gia đình nhỏ
với mong muốn tiết kiệm trong chi tiêu sinh hoạt hàng tháng của gia đình.

6|Page
1.2 Các nhiệm vụ cần thực hiện:
- Tìm hiểu về các linh kiện cần thiết, lên kế hoạch chi tiêu và mua sắm.
- Tìm hiểu mạch và cách kết nối linh kiện, viết code và nạp code cho chip.
- Lắp đặt và kiểm thử các chức năng của sản phẩm.
- Đánh giá về các ưu/ nhược điểm của sản phẩm, tiếp tục cải thiện cho các sản
phẩm sau này.
- Tổng hợp, trình bày và viết báo cáo, thực hiện việc đánh giá tiến độ sản phẩm.
- Trình bày kết quả dễ hiểu, ngắn gọn và logic đảm bảo người dùng có thể dễ
dàng sử dụng ngay lần đầu làm quen với sản phẩm.

TỔNG KẾT: Như vậy, ở chương 1, theo khảo sát được thực hiện, sản phẩm
CÔNG TƠ ĐIỆN TỬ WIFI thu hút được sự chú ý của hầu hết các bạn sinh viên
và các chủ trọ, những đối tượng mà sản phẩm muốn tập trung hướng đến. Trong
đó, nhóm đưa ra kế hoạch và các nhiệm vụ cần thiết để lắp đặt và hoàn thiện sản
phẩm.

7|Page
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH YÊU CẦU CHỨC NĂNG VÀ PHI
CHỨC NĂNG
“Ở chương này, chúng tôi tập trung vào việc phân tích yêu cầu chức năng và phi chức
năng của sản phẩm”

2.1 Yêu cầu chức năng:

1. Đo Lường Điện Năng:

Công tơ điện tử cần có khả năng đo lường dòng điện và điện áp để tính toán
công suất và lượng điện tiêu thụ.
Sai số cho phép: +- 5%

2. Ghi Dữ Liệu:

Có khả năng ghi và lưu trữ dữ liệu về lượng điện tiêu thụ theo 5 khoảng thời
gian xác định: hiện tại, 1 giờ, 6 giờ, 1 ngày, 2 ngày và 1 tuần

3. Kết Nối WiFi:

Có khả năng kết nối với mạng WiFi để truyền dữ liệu đo được đến hệ thống
quản lý hoặc lưu trữ trực tuyến.
Thiết bị đảm bảo thu nhận tín hiệu tốt nhất trong bán kính 50m đổ lại, không vật
cản (sai số có thể xảy ra).
*Sản phẩm chỉ sử dụng đối với WIFI băng tần 2.4 ghz

4. Gửi Cảnh Báo (Tùy chọn):

Có thể gửi cảnh báo đến hệ thống quản lý hoặc người sử dụng trong trường hợp
xảy ra sự cố như quá tải.

5. Hiển Thị Thông Tin (Tùy chọn):

Có màn hình LCD nhỏ 2.4 inch hiển thị để cung cấp thông tin trực tiếp về lượng
điện tiêu thụ và trạng thái khác cho người sử dụng
Độ sắc nét đảm bảo cho tầm nhìn dưới khoảng cách 2,5m.

6. Tích Hợp Giao Thức Truyền Thông:

Hỗ trợ các giao thức truyền thông như MQTT, HTTP, hoặc các giao thức khác
để giao tiếp với hệ thống quản lý.
Vi xử lý giao tiếp trực tiếp với Module đo và cảm biến qua giao thức UART qua

8|Page
đầu nối GND trên chip. Đảm bảo 2 chân TX và RX được kết nối chính xác với
chip.

7. Cập Nhật Firmware Từ Xa (Tùy chọn):

- Có khả năng cập nhật firmware từ xa để nâng cấp tính năng hoặc vá lỗi.

* Ở phiên bản đầu tiên của sản phẩm, chúng em chỉ đảm bảo những yêu cầu cơ
bản nhất của sản phẩm dừng lại ở việc Đo lường số liệu, ghi nhận số liệu và kết
nối WIFI.

2.2 Yêu cầu phi chức năng:


1. Độ bền:

Sản phẩm được đảm bảo hoạt động ổn định khi làm rơi ở độ cao dưới 50cm,
chịu va chạm tối đa 10N. Điều này giúp cho sản phẩm có thể hoạt động tốt khi
không may xảy ra va đập.

2. Trọng lượng:

Nhẹ, dao động khoảng từ 110g - 130g, dễ dàng lắp đặt và cầm nắm, đảm bảo
cho sự linh hoạt, nhỏ gọn để lắp đặt, tiết kiệm không gian và thẩm mỹ, phù hợp
với điều kiện và không gian của người dùng.

3. Yêu cầu về nhiệt độ:

Sản phẩm đảm bảo hoạt động ổn định trong nhiệt độ phòng ( ≤ 270 C ) . Không
sử dụng sản phẩm trong điều kiện quá nhiệt, dưới ánh nắng mặt trời.

4. Điện áp:
Sản phẩm sử dụng tốt trong điện áp 220V, đảm bảo cung cấp điện cho Chip và
Module đi kèm.
5. Kết nối WIFI:
Kết nối tốt trong phạm vi hoạt động của sóng WIFI ( từ 50 – 100m không vật
cản )

9|Page
10 | P a g e
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG
“Chương này tập trung vào việc trình bày sơ đồ khối, lưu đồ thuật toán, code, thực
hiện kiểm thử và tiến hành đánh giá”

1. Sơ đồ khối:

Hình 3.1

2. Lưu đồ thuật toán

Hình 3.2

11 | P a g e
Giải thích:

Cảm biến của Module PZEM – 004T v3.0 sẽ được kẹp vào tải của thiết bị tiêu
thụ điện, cảm biến sẽ ghi nhận thông số và gửi tới Module PZEM – 004T.

Module sau khi ghi nhận số liệu sẽ gửi qua chipset ESP32 qua code được lập
trình sẵn trên phần mềm Adruino IDE v1.2.2, chip sẽ ghi nhận số liệu và gửi
thông số trên ứng dụng Blynk.

Người dùng có thể quan sát trực tiếp trên ứng dụng với 5 thông số chính:

+ Voltage (V): Điện áp.

+ Ampe (A) : Dòng điện

+ Energy : Tổng điện năng

+ dnHomqua: Điện năng tiêu thụ hôm qua

+ dnHomtruoc: Điện năng tiêu thụ hôm trước

Biến áp 5V sẽ được hàn cố định vào chân cấp nguồn của Chip và Module đảm
bảo cung cấp điện cho Chip và Module hoạt động ổn định.

3. Sơ đồ lắp mạch

12 | P a g e
Hình 3.2

4. Code và phần mềm sử dụng.


Sản phẩm được lập trình trên Adruino IDE 2.2.1

Hình 3.3

Xây dựng giao diện trên Blynk.io

13 | P a g e
Hình 3.4

5. Thực tế lắp đặt sản phẩm:


5.1 Linh kiện sử dụng:

 Chip ESP32 36 pin

Hình 3.5

 Module PZEM 004T và cảm biến dòng

14 | P a g e
Hình 3.6

Giải thích cơ sở lý thuyết:

Chip ESP32 là một vi xử lý có khả năng kết nối Wi-Fi và Bluetooth. Nó được
sản xuất bởi Espressif Systems. ESP32 tích hợp nhiều chức năng như vi xử lý
Tensilica L108, Wi-Fi, Bluetooth LE, GPIO, SPI, I2C, UART và nhiều tính năng
khác.

PZEM-004T là một thiết bị đo dòng điện và điện áp, thường được sử dụng để đo
thông số của mạch điện. Nó thường có màn hình hiển thị để hiển thị các thông
số như điện áp, dòng điện, công suất và năng lượng tiêu thụ.

Khi kết hợp ESP32 và PZEM-004T, bạn có thể sử dụng ESP32 để đọc dữ liệu từ
PZEM-004T thông qua các giao thức như Modbus, sau đó truyền thông tin này
qua Wi-Fi hoặc Bluetooth để giám sát và thu thập dữ liệu từ xa.

Đối với ESP32, bạn có thể tận dụng các thư viện và mã nguồn mở có sẵn để
tương tác với nó trong nhiều ứng dụng khác nhau. Còn đối với PZEM-004T, bạn
cần tham khảo tài liệu của nhà sản xuất để hiểu cách giao tiếp và đọc dữ liệu từ
nó.

5.2 Nhiệm vụ và chức năng của các linh kiện

Linh kiện Chức năng Lý do lựa chọn linh kiện


Chip Xử lý số liệu từ Module theo code Giá thành rẻ, dễ sử dụng, độ phổ biến
ESP32 đã nạp sẵn, gửi thông số về giao cao và dễ lắp đặt
diện app Blynk
Module Thu nhận số liệu từ tải/ thiết bị Cảm biến dùng giao tiếp UART với
PZEM tiêu thụ chip nên dễ sử dụng, giá thành rẻ so với
004T các cảm biến khác trên thị trường
Biến áp 5V Đóng vai trò như một biến áp Giá thành rẻ, phổ biến, nguồn điện
nhỏ, chuyển từ 220V -> 5V và đáng tin cậy, dễ sử dụng
cấp điện cho Chip và Module

15 | P a g e
5.3 Những lỗi phát sinh trong quá trình lắp đặt:
- Lỗi chưa khai báo thư viện PZEM004Tv3 trên Adruino
- Lỗi nạp code blynk chưa khai báo chân, led không sáng.
- Chưa cài driver cho chip ESP32 2102, không nhận kết nối với Chip.

5.4 Kiểm thử chức năng và rút kinh nghiệm:


Điều kiện thí nghiệm:

Sản phẩm được thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ phòng 27 độ C, độ ẩm ở
mức trung bình, có che chắn và tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt trời. Dòng điện
vào là điện dân dụng AC 220V

Kiểm thử diễn ra vào lúc 9h30 sáng ngày 18/1/2024 tại Thư viện Tạ Quang Bửu.

Phương pháp thực hiện kiểm thử:


Sản phẩm đo thử nghiệm bằng việc gắn cảm biến đo dòng với 1 chiếc máy sấy
đang chạy, thông số 2000W, điện áp 220V.
Tiến hành đo và so sánh với công tơ truyền thống khi máy sấy hoạt động hết
công suất trong 15 phút.
Dưới đây là bảng đánh giá chức năng, phi chức năng:

 Bảng đánh giá chức năng: ( Funtional Requirements Testing Table )

Chức năng Đánh giá


Đo Điện áp Thông số ghi nhận: 227.9 – 230V
Đo Dòng điện ~ 1.5A – 3.0A
Đo Năng lượng tiêu thụ ~ 0.002 kWh
Đo Năng lượng tiêu thụ trong hôm qua Lưu trữ dữ liệu và so sánh tốt trong
và hôm trước giới hạn 1 tuần
 Bảng đánh giá phi chức năng: ( Non – functional Requirements Testing
Table ).

Chức năng Đánh giá


Khả năng kết nối WIFI Kết nối tốt trong phạm vi 50m, không
vật cản, băng tần yêu cầu: 2.4 GHZ
Độ bền Chịu lực tốt khi thả rơi từ 30 cm
16 | P a g e
Trọng lượng 510g

TỔNG KẾT:
Tóm lại, nhìn chung sản phẩm đảm bảo được các yêu cầu đề ra trong mục chức
năng và phi chức năng, song vẫn cần phát triển khả năng kết nối với WIFI, tăng
khả năng kết nối và phạm vi kết nối.

17 | P a g e
CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT – ĐÁNH GIÁ – MỤC TIÊU
4.1 Tổng kết:
4.1.1 Bảng giá linh kiện:
Linh kiện thành phần Giá Nơi mua
(đồng)
Chip ESP32 96.000 CHIP ESP32
PZEM 004T V3 199.000 Module PZEM-004T
Biến áp 5V – 1A 30000 shop Banlinhkien.com số
84 Đại Cồ Việt
Phích cắm 110-220V 30000 shop Banlinhkien.com số
84 Đại Cồ Việt
Tổng chi phí dự kiến: 355.000 nghìn đồng
Tổng chi phí thực tế: 541.000 nghìn đồng

Đánh giá: Do trong quá trình lắp đặt, phát sinh thêm các chi phí khi làm hỏng
Module PZEM và mua thêm dây cáp để thực hiện thực nghiệm nên chi phí thực
tế vượt trên chi phí dự kiến

4.1.2 Nhận xét về ưu/ nhược điểm của sản phẩm:


1. Về ưu điểm:

- Sản phẩm nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, dễ cầm nắm, dễ lắp đặt, giá thành rẻ hơn
so với thị trường

- Sản phẩm có sự linh hoạt cao, thân thiện với người dùng

2. Về nhược điểm:

- Sản phẩm chưa được trang bị màn hình LCD để đọc trực tiếp thông số.
- Sản phẩm chỉ theo dõi được 5 thông số cơ bản do giới hạn của ứng dụng
Blynk.

18 | P a g e
4.1.3 Tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm:
- Sản phẩm của nhóm đã được hoàn thành chỉn chu, cùng sự góp sức của cả 4
thành viên, là sản phẩm đầu tay tâm huyết của cả nhóm. Sản phẩm nhỏ gọn, tiện
ích, linh hoạt, dễ dàng lắp đặt và được ứng dụng rộng rãi ở các đối tượng khác
nhau.
- Bên cạnh ưu điểm còn những khuyết điểm tồn đọng, song nhóm sẽ cố gắng
khắc phục và tối ưu cho những sản phẩm sau này.
- Các thành viên trong nhóm đều tích cực, hăng hái và nhiệt huyết.

4.2 Hướng phát triển của sản phẩm


4.2.1 Sửa lỗi và ổn định hệ thống:
Cập nhật phần mềm liên tục, sửa bug phát sinh trong quá trình sử dụng và thực
hiện hàn mạch để hệ thống chắc chắn hơn.

4.2.2 Những cải tiến:


- Lắp đặt thêm màn hình led LCD để theo dõi trực tiếp trên công tơ.

- Bổ sung thêm các mục theo dõi trên ứng dụng Blynk.

- Tinh gọn cho sản phẩm nhẹ và nhỏ gọn hơn, hạn chế các dây nối.
- Phát triển sản phẩm có thể liên kết với các trợ lý ảo, hệ thống Smarthome để
theo dõi dễ dàng, tích hợp trợ lý ảo để đưa ra các gợi ý trong tiết kiệm điện năng
và sử dụng điện hợp lý.

4.3 Bảng phân công nhiệm vụ và Timeline của dự án:


1. Giai đoạn khởi động:

- 24/10/2023: nhóm họp bàn lần đầu, đưa ra ý tưởng về các dự án khả thi, duyệt
ý tưởng và thống nhất.

- 26/10/2023: nhóm thống nhất làm dự án “Mô hình công tơ điện tử WIFI”, lập
nhóm Discord và Messenger để tiện liên lạc, sưu tầm các tài liệu hỗ trợ.

- 30/10/2023: họp bàn lần thứ 2 để đưa ra các yêu cầu kĩ thuật, đối tượng phục
vụ và mục tiêu của nhóm.

2. Giai đoạn thực hiện:

19 | P a g e
- 15/12/2023: Thực hiện khảo sát trên Google Forms của các bạn sinh viên xung
quanh địa bàn Hà Nội và các tỉnh/thành lân cận về nhu cầu tìm hiểu và sử dụng
điện và hứng thú về sản phẩm Công tơ điện tử WIFI.

- 18/12/2023: Hoàn thành báo cáo v1.0, thực hiện mua sắm các linh kiện cần
thiết.

- 20/12/2023: Duyệt và sửa Code, tiến hành lắp sơ bộ thiết bị.

- 27/12/2023: Tiến hành nạp code, hoàn thành thiết bị, gia cố sản phẩm.

- 31/12/2023 – 18/01/2024: Tiến hành các công đoạn kiểm thử, cụ thể:

 01/01/2024: Thử nghiệm thất bại


 02/01/2024: Tiến hành nạp code và thất bại trong việc ghi nhận số liệu.
(sai số ~ 36%)
 03/01/2024: Thử nghiệm các phi chức năng: Độ bền, Kết nối WIFI và
trọng lượng sản phẩm.
 04/01/2024: Tiến hành sửa lỗi trong việc ghi nhận kết quả, sửa lại Widget
trên Blynk đảm bảo yêu cầu dễ nhìn, dễ tiếp cận
 18/01/2024: Thử nghiệm hoàn thành, sản phẩm đạt yêu cầu về chức năng
và phi chức năng

3. Bảng phân công nhiệm vụ chi tiết

Ngày Thành viên Công việc


24/10/2023 Cả nhóm Họp bàn ý tưởng, lập kế hoạch sơ bộ,
chốt ý tưởng và sưu tầm các tài liệu
liên quan.
26/10/2023 Cả nhóm Thiết kế sơ bộ hệ thống, lên kế hoạch
và duyệt các thiết bị cần thiết
30/10/2023 Cả nhóm Phân công nhiệm vụ, đưa ra các yêu
cầu chi tiết về chức năng và phi chức
năng
15/12/2023 Đỗ Trường Quân Lập form khảo sát và tiến hành khảo

20 | P a g e
sát về nhu cầu.
18/12/2023  Phan Văn Bắc,  Mua linh kiện, và các thiết bị
Nguyễn Văn liên quan
Sơn Nguyên,
Nguyễn Thành
Trung

 Đỗ Trường  Làm sơ bộ báo cáo và slide


Quân thuyết trình
20/12/2023  Nguyễn Văn  Tìm hiểu code trên các diễn đàn
Sơn Nguyên và công cụ hỗ trợ liên quan
 Duyệt và sửa code, sửa các lỗi
 Đỗ Trường thư viện và khai báo liên quan.
Quân
27/12/2023  Nguyễn Văn  Lắp mạch và hoàn thành phần
Sơn Nguyên, cứng
Phan Văn Bắc,
Nguyễn Thành
Trung

 Nạp code và chạy thử


 Đỗ Trường
Quân
31/12/2023 Cả nhóm Hoàn thành Slide báo cáo, thuyết
- trình thử và kiểm thử chức năng, phi
18/01/2024 chức năng của sản phẩm

21 | P a g e

You might also like