You are on page 1of 5

1.

Mục đích nghiên cứu của KTCT Mác- Lênin nhằm phát hiện ra các quy luật xã hội chi phối các
quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và trao đổi
=> Sai. => Quy luật kinh tế
2. Cả quy luật kinh tế và quy luật xã hội đều mang tính chủ quan
=> Sai. Quy luật kinh tế và quy luật xã hội đều có tính khách quan, ko lệ thuộc vào ý chí và nhận
thức chủ quan của con người.
3. Chính sách kinh tế có thể phù hợp hoặc không phù hợp với quy luật kinh tế
=> Đúng.Và khi chính sách kinh tế ko còn phù hợp với quy luật kinh tế thì cần ban hành chính sách
thay thế.
4. Sự tác động của chính sách kinh tế vào các quan hệ lợi ích mang tính khách quan
=> Sai. => Chủ quan
5. Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi hội đủ hai điều kiện là phân công lao
động và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất
=> Đúng.
6. Nước sông suối, không khí, cây rừng là hàng hóa
=> Sai. Vì hàng hóa phải đáp ứng 3 điều kiện sau: do con người sản xuất ra, thỏa mãn nhu cầu nào
đó của con người và thông qua trao đổi-mua bán.
7. Cả tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động đều làm giảm lượng giá trị trong một đơn
vị hàng hóa
=> Sai. Chỉ có tăng năng suất lao động làm giảm lượng giá trị 1 đơn vị hh còn cường độ lao động
ko làm thay đổi giá trị 1 đơn vị hàng hóa
8. Trong một đơn vị thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn
=> Đúng. Lao động phức tạp là lao động giản đơn nhân bội lên. Lao dộng phức tạp đòi hỏi những
yêu cầu về chuyên môn còn lao động giản đơn thì không nên hao phí lao động đối vs lao động phức
tạp nhiều hơn lao động giản đơn
9. Lao động giản đơn là lao động phức tạp nhân lên
=> Sai. Lao động phức tạp là lao động giản đơn nhân bội lên
10. Tiền có 4 chức năng
=> Sai. Tiền có 5 chức năng: thứơc đo giá trị, phương tiện thanh toán, phương tiện lưu thông,
phương tiện cất trữ, tiền tệ thế giới.
11. Quy luật giá trị yêu cầu, người sản xuất muốn bán được hàng hóa trên thị trường, họ phải luôn
tìm cách làm cho hao phí lao động của mình nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.
=> Đúng. Phân vân hp lao động ~ hp lao động cá biệt, mức hao phí của doanh nghiệp càng thấp thì
càng bán dc nhiều, càng lợi thế trong cạnh tranh
12. Hàng hóa có 3 thuộc tính là giá trị sử dụng, giá trị trao đổi và giá trị
=> Sai. Hàng hóa có 2 thuộc tính là GTSD và GTHH
13.Có hai loại lao động sản xuất ra hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu tượng
=> Sai. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa, ko
phải 2 loại sx hàng hóa.
14. Lao động sản xuất ra hàng hóa có tính chất hai mặt: là lao động cụ thể và lao động trừu tượng
=> Đúng. Hàng hóa có 2 thuộc tính do lao động sx hàng hóa có tính chất 2 mặt: lao động cụ thể tạo
ra giá trị sử dụng và lao động trừu tượng tạo ra giá trị hh
15. Bạn An rất thích quyển sách "làm giàu không khó", vì vậy, bạn Nam đã mua tặng bạn An quyển
sách đó. Với An, quyển sách này là hàng hóa vì nó rất có ích đối với An
=> Sai. Vì HH phải thỏa mãn 3 điều kiện để trở thành hàng hóa: thỏa mãn nhu cầu sử dụng, do con
người sản xuất, thông qua mua bán. Nhưng đối với An nó mang ý quà tặng vì nó ko thông qua trao
đổi
16. Sổ đỏ có giá trị rất lớn
=> Sai. Sổ đỏ ghi nhận quyền sử dụng đất còn bản thân nó ko có giá trị
17. Tác động tích cực của cạnh tranh là thúc đẩy lực lượng sản xuất, điều chỉnh linh hoạt việc phân
bổ các nguồn lực, thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội
=> Đúng.
18. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn đổi mới sáng tạo nhằm hạ thấp giá trị cá biệt hơn giá trị
thị trường của hàng hóa
=> Đúng. Các Dn phải hạ thấp giá trị cá biệt nhằm đạt lợi nhuận cao hơn và cạnh tranh hiệu quả
hơn trên thị trường
19. Các chủ thể chính tham gia vào thị trường là: Người sản xuất, người tiêu dùng, Nhà nước và
các chủ thể trung gian tham gia phân phối, trao đổi.
=> Đúng
20. Lưu thông tạo ra giá trị thặng dư
=> Sai. Giá trị thặng dư không được tạo ra trong lưu thông nhưng cũng không nằm ngoài lưu thông
21. Nếu thời gian lao động đạt đến điểm bù đắp lại giá trị sức lao động thì khi đó có giá trị thặng dư
=> Sai. Nếu quá trình lao động chỉ kéo dài đến cái điểm đủ bù đắp lại giá trị sức lao động (6 giờ),
tức là bằng thời gian lao động tất yếu, thì chưa có sản xuất ra giá trị thặng dư, do đó tiền chưa biến
thành tư bản
22. Chính bộ phận tư bản biến thành sức lao động tạo ra giá trị thặng dư
=> Đúng. Tư bản khả biến là bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng
thông qua lao động trừu tượng công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng, được C.
Mác gọi là tư bản khả biến, sinh ra giá trị thặng dư (m) khi đầu tư mua sức lao động
23. Dựa vào phương thức chu chuyển giá trị vào sản phẩm, chia tư bản thành tư bản bất biến và tư
bản khả biến
=> Sai. Dựa vào vai trò các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư để chia tư bản
thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Hoặc => cố định và lưu động
24. Dựa vào khả năng làm tăng giá trị của sản phẩm, chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu
động
=> Sai. Dựa vào phương thức chu chuyển giá trị vào sản phẩm. Hoặc bất biến-khả biến
25. Khi nền sản xuất càng phát triển thì máy móc càng tạo ra nhiều giá trị thặng dư
=> Sai. Sức lao động mới tạo ra giá trị thặng dư còn máy móc là điều kiện để tăng giá trị được tạo
ra
26. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất, thời gian mua và thời gian bán
=> Sai. TGCC = TGSX + TGLT( TGM + TGB + TGVC)
27. Tốc độ chu chuyển của tư bản càng nhanh thì thời gian chu chuyển của tư bản càng giảm
=> Đúng. Vì tốc độ CCTB bằng số vòng hoặc số lần chu chuyển tư bản thực hiện được
trong một năm. Nó tỉ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản
28. Hao mòn hữu hình do sử dụng và tác động của tự nhiên gây ra
=> Đúng. Hao mòn hữu hình là hao mòn về vật chất, hao mòn về giá trị sử dụng. Hao mòn hữu
hình do quá trình sử dụng và sự tác động của tự nhiên làm cho các bộ phận của tư bản cố định dần
dần hao mòn đi tới chỗ hỏng và phải được thay thế.
29. Hao mòn vô hình là do tác động của sự thay đổi công nghệ
=> Đúng. Hao mòn vô hình là sự hao mòn thuần túy về mặt giá trị. Hao mòn vô hình xảy ra ngay
cả khi máy móc còn tốt nhưng bị mất giá vì xuất hiện các máy móc hiện đại hơn, rẻ hơn hoặc có giá
trị tương đương, nhưng công suất cao hơn
30. Để thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, các nhà tư bản phải kéo dài thời gian chu
chuyển tư bản và tăng tốc độ chu chuyển của tư bản.
=> Sai. Để thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, các nhà tư bản phải nỗ lự rút ngắn thời gian
chu chuyển tư bản và đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản.
31. Để có nhiều giá trị thặng dư, nhà tư bản có thể kéo dài mãi ngày lao động
=> Sai. Nếu kéo dài mãi ngày lao động sẽ dẫn đến sự phản kháng của người lao động do ngày lao
động chịu giới hạn về mặt sinh lý( sức khỏe, thể chất, tinh thần) của con người
32. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên đối với từng doanh nghiệp
=> Sai. Xét từng trường hợp đơn vị sx cá biệt, GTTD siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, xuất hiện
rồi mất đi nhưng xét toàn bộ xh tư bản thì GTTD siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên
33. Cấu tạo hữu cơ của tư bản giảm khi quá trình tích lũy tư bản tăng lên
=> Sai. Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản
34. Tích tụ tư bản có thể được thực hiện thông qua sáp nhập các tư bản cá biệt có sẵn với nhau
=> Sai. Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng
dư. Hoặc => Tập trung tư bản
35. Khi bán hàng hóa cao hơn chi phí sản xuất và thấp hơn giá trị hàng hóa ta sẽ không có lợi
nhuận
=> Sai. Khi giá hàng hóa cao hơn chi phí sx ta sẽ thu dc lợi nhụận( G=k+p ). Mặt khác, trong
trường hợp bán hàng hóa cao hơn chi phí sản xuất và thấp hơn giá trị hàng hóa, lợi nhuận nhỏ hơn
giá trị thặng dư
36. Địa tô mà địa chủ thu được trên mảnh đất cho thuê, không kể độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi hay
do thâm canh là địa tô tuyệt đối
=> Đúng.
37. Địa tô có 4 loại là địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II
=> Sai. Địa tô có 3 loại: địa tô chênh lệch I, địa tô chênh lệch II, địa tô tuyệt đối
38. Các loại chứng khoán là tư bản thật
=> Sai. Các loại chứng khoán là tư bản giả, để phân biệt với các tư bản tham gia quá trình sản xuất
trao đổi hàng hóa thực
39. Các loại chứng khoán là tư bản giả, nó cũng là ký hiệu của giá trị
=> Sai. Chứng khoán là loại yếu tố phái sinh, nó có tính hàng hóa nhưng bản thân nó không phải
hàng hóa như hàng hóa thông thường.
40. Điều kiện để sức lao động là hàng hóa là người lao động phải được tự do về thân thể
=> Sai. Điều kiện để sức lao động là hàng hóa là người lao động phải được tự do về thân thể và
người lao động ko có đủ các tư liệu lao động để kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa
nên họ phải bán sức lao động
41. Để sức lao động là hàng hóa cần có hai điều kiện: Người lao động phải được tự do về thân thể
và họ không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra
hàng hóa để bán
=> Đúng. Họ tự do về thân thể để có khả năng chi phối lao động của mình, .....thì buộc họ phải bán
sức lao động của mình để sinh sống
42. Sức lao động không thể là hàng hóa vì luật pháp không cho phép buôn bán người
=> Sai. Sức lao động là hàng hóa đặc biệt
43. Sức lao động chính là người lao động
=> Sai. Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần trong cơ thể con người và được đem
ra vận dụng để sản xuất ra 1 GTSD nào đó
44. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng giá
trị
=> Đúng.
45. Các nhà tư bản luôn muốn tạo ra một giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ là thu được giá trị
lớn hơn.
=> Sai. Mục đích của các nhà tư bản không chỉ là tạo ra giá trị sử dụng mà còn là thu được
giá trị thặng dư lớn hơn.
46. Tiền công là giá trị của hàng hóa sức lao động
=> Sai. Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động
47. Tiền công cao hay thấp chỉ phụ thuộc vào cạnh tranh trên thị trường lao động
=> Sai. Tiền công còn phụ thuộc vào quy luật cung cầu va giá trị của hàng hóa sức lao động
48. Muốn quay vòng vốn nhanh thì các nhà tư bản phải tìm cách để tuần hoàn tư bản diễn ra liên
tục
=> Đúng
49. Sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối là nhà tư bản tìm cách nâng cao năng suất lao động để rút
ngắn thời gian lao động tất yếu
=> Sai. Sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối là GTTD thu được do kéo dài ngày lao động trong khi
năng suất lao dộng và thời gian lao động tất yếu không đổi
50. Sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối là nhà tư bản tìm cách nâng cao cường độ lao động hoặc
kéo dài ngày lao động
=> Sai. Sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối là GTTD thu được nhờ rút ngắn thời gian lao dộng tất
yếu trong khi độ dài ngày lao động không đổi
51. Lợi nhuận bình quân thấp hơn lợi nhuận độc quyền
=> Đúng. Điều này xảy ra do sự thống trị của các tổ chức độc quyền mang lại
52. Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua và bán hàng hóa
=> Đúng
53. Giá cả độc quyền gồm chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân
=> Sai. Giá cả độc quyền gồm giá cả độc quyền cao( khi bán ) và giá cả độc quyền thấp( khi mua )
54. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn tồn tại bên cạnh các tổ chức độc quyền lớn
=> Sai. Do cạnh tranh gay gắt đã là các doanh nghiêp vừa và nhỏ bị phá sản, còn các doanh nghiệp
lớn còn tồn tại
55. Xu hướng khu vực hóa, quốc tế hóa, toàn cầu hóa là biểu hiện mới của sự phân chia thế giới về
địa lý giữa các cường quốc tư bản
=> Đúng
56. Mục đích của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là phục vụ lợi ích của tổ chức độc
quyền tư nhân và duy trì, phát triển chủ nghĩa tư bản
=> Đúng
57. Nhà nước tư sản có quyền lực thực tế nhất trong Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước
=> Sai
58. Quá trình cạnh tranh tự do sẽ làm tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy
mô lớn, từ đó hình thành độc quyền
=> Đúng
59. Độc quyền sinh ra tự do cạnh tranh
=> Sai. Cạnh tranh tự do sinh ra độc quyền
60. Độc quyền ra đời làm cạnh tranh gay gắt hơn, mức độ phức tạp hơn
=> Đúng
61. Phát triển KTTT là đường lối nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ
lên CNXH ở Việt Nam
=> Đúng
62. Mục tiêu của nền KTTT ĐH XHCN ở Việt Nam là lợi nhuận
=> Sai. Mục tiêu của nền KTTT ĐH XHCN ở Việt Nam là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh
63. Nền KTTT ĐH XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế
=> Đúng
64. Đảng Cộng sản Việt Nam quản lý nền KTTT ĐH XHCN
=> Sai. Sự điều tiết và quản lý nên kinh tế thị trường ĐH XHCN của nhà nước pháp quyền xh chủ
nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS
65. Nhà nước lãnh đạo nền KTTT ĐH XHCN thông qua cương lĩnh, đường lối phát triển KT - XH
và các chủ trương lớn trong từng thời kỳ
=> Sai. ĐẢNG lãnh đạo nền KTTT ĐH XHCN thông qua cương lĩnh, đường lối phát triển KT -
XH và các chủ trương lớn trong từng thời kỳ
66. Quan hệ phân phối trong nền KTTT ĐH XHCN ở Việt Nam là cào bằng, bình quân
=>
67. Lợi ích kinh tế là lợi ích tinh thần, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con
người.
=> Sai. Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, có thể là lợi ích tinh thần
68. CNH, HĐH được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá
độ lên CNXH.
=> Đúng
69. Trong nền kinh tế tri thức, vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế.
=> Sai. Tri thức là yếu tố quan trọng hàng đầu
70. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại là quá trình tăng tỷ trọng của ngành
công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP
=> Đúng
71. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình quốc gia thực hiện gắn kết kinh tế nước mình với nền văn
hóa thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung

You might also like