You are on page 1of 24

ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG
TP.HCM
KHOA SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN XỬ LÍ CHẤT THẢI RẮN

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT


THẢI TỪ TRANG TRẠI NUÔI HEO (2000 HEO THỊT,
1000 HEO CON VÀ 500 HEO GIỐNG)

GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa


SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900

PAGE \* MERGEFORMAT 1
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Trong ba năm học tập tại trường, em chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận
tình dạy dỗ và truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức vô cùng quý báu. Giúp
bản thân em nhận thức rõ hơn về ý nghĩa của ngành Môi Trường và trách
nhiệm trong tương lai.
Để hoàn thành đồ án môn học này, trước hết em xin chân thành cảm ơn
thầy ThS. Phạm Ngọc Hòa là giảng viên hướng dẫn trực tiếp, đã quan tâm và
tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án. Đồng thời, em
cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Sinh Học và Môi Trường
đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập và nghiên cứu.
Do thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức của cá nhân còn hạn chế nên
trong quá trình làm bài còn gặp nhiều sai sót. Vì vậy, em mong nhận được sự
góp ý của thầy cô để em có thể bổ sung kiến thức cho bản thân mình.
Thay mặt cho các sinh viên đang học tập và nghiên cứu, em xin chân
thành cảm ơn đến nhà trường và quý thầy cô.

PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

DANH MỤC HÌNH ẢNH

PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

DANH MỤC BẢNG

PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

BTNMT Bộ tài nguyên môi trường

MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu đề tài
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế ở nướ c ta,
vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề bức thiết hiện nay. Một trong
những nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường là từ chăn nuôi. Ngành chăn
nuôi ở nước ta những năm gần đây đã và đang phát triển nhanh chóng về cả
chất lượng và quy mô. Tuy nhiên, chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ cũng như trại
chăn nuôi lớn việc quản lý và sử dụng các nguồn chất thải từ chăn nuôi còn
nhiều bất cập. Một số trang trại lớn đã có những biện pháp xử lý nguồn chất
thải chăn nuôi. Trong khi đó, việc xử lý chất thải ở một số trang trại chưa được
quan tâm. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình việc xử lý chất thải hầu như
còn bị thả nổi. Một trong những nguyên nhân là do người chăn nuôi chưa hiểu
rõ tầm quan trọng của việc xử lý nguồn chất thải; kinh phí phục vụ cho việc xử
lý chất thải còn thấp; luật xử lý chất thải còn chưa đồng bộ và khó áp dụng;
chăn nuôi nhỏ lẻ cũng là một trong những nguyên nhân làm việc quản lý và xử

PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn;… nên với đề tài THIẾT KẾ HỆ THỐNG
XỬ LÝ CHẤT THẢI TỪ TRANG TRẠI NUÔI HEO (2000 HEO THỊT, 1000
HEO CON VÀ 500 HEO GIỐNG) là một nhu cầu cấp thiết

2. Mục tiêu
Chọn hệ thống xử lý chất thải QCVN62:2021/BTNMT và QCVN
40:2019/BTNMT
Lựa chọn công nghệ, tính toán hệ thống xử lý chất thải từ trang trại nuôi
heo (2000 heo thịt, 1000 heo con và 500 heo giống )
3. Nội dung thực hiện
 Tổng quan nguồn gốc, tính chất, yếu tố ảnh hưởng của chất thải
từ trang trại.
 Tổng quan về các phương pháp xử lý chất thải được thải ra từ
trang trại.
 Tính toán kinh tế.
 Bố trí hệ thống công nghệ xử lý trên bản vẽ Autocad (2 – 3 bản
vẽ).
4. Phưng pháp thực hiện
Phương pháp tổng quan tài liệu: Thu thập thông tin từ các tài liệu liên
quan đến đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp tính toán: Sử dụng công thức tính toán các công trình đơn
vị trong hệ thống xử lý, dự toán chi phí xây dựng, chi phí vận hành.
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Sự dụng trí tuệ của chuyên
gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một số giải pháp tối
ưu.
Phương pháp đồ họa: Sử dụng phần mền AutoCad để mô tả sơ đồ công
nghệ xử lý
5. Thời gian thực hiện
PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI PHÁT


SINHI TỪ NGÀNH CHĂN NUÔI HEO
1.1. TỔNG QUAN
1.1.1. PHÂN

Phân là sản phẩm thải loại sau quá trình tiêu hóa của gia súc, gia cầm. Là phần
thức ăn không được gia súc hấp thu để tạo sản phẩm mà bị bài tiết ra ngoài qua
đường tiêu hóa. Chính vì vậy, phân gia súc là sản phẩm dinh dưỡng tốt cho cây
trồng hay các loại sinh vật khác như cá, giun... Tuy nhiên do thành phần giàu
hữu cơ của phân, chúng rất dễ bị phân hủy thành các sản phẩm độc, những chất
mà khi phát tán vào môi trường, có thể gây ô nhiễm cho vật nuôi, cho con
người và cho các sinh vật khác. Thành phần hóa học của phân rất phong phú
bao gồm:
- Các chất hữu cơ: Phân có thành phần rất đa dạng như các hợp chất
protein, cacbonhydrat, chất béo và các sản phẩm trao đổi của chúng. Chúng có
nguồn gốc từ thức ăn, thông qua bộ máy tiêu hóa của gia súc được phân giải
thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho gia súc, gia cầm; phần không được tiêu
hóa được gia súc bài tiết ra ngoài theo dạng phân. Trong đó, các chất xơ do
không được gia súc(trừ loài nhai lại) tiêu hóa hầu hết nên chúng bị thải ra theo
phân, chiếm tỷ trọng lớn trong phân gia súc và là thành phần bị vi sinh vật phân
giải nhanh nhất. Trong quá trình lưu trữ và sử dụng phân gia súc, các thành
phần hữu cơ khác như: sản phẩm trao đổi của gluxit dễ lên men gồm các axit
hữu cơ, các monosaccharide, các hợp chất chứa nitơ như protein và các dẫn
xuất của chúng, các chất béo, là các chất dinh dưỡng dễ bị phân hủy thành các
sản phẩm ở dạng lỏng hoặc khí, có hại cho sức khỏe con người và môi trường.
- Các chất vô cơ: thành phần vô cơ của phân bao gồm các chất khoáng đa
lượng chứa Ca, P... và các nguyên tố vi lượng hay các kim loại nặng như Cu,
Fe, Pb, Co, Mn, Mg. có trong khẩu phần thức ăn gia súc, do không được tiêu
hoá nên không được thải ra.

PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

- Nước: là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong phân. Chúng chiếm
từ 65 - 80% trọng lượng tươi của phân.Chính do hàm lượng nước cao, trong
điều kiện có hàm lượng các chất hữu cơ cao, cho nên phân là môi trường tốt
cho vi sinh vật phát triển nhanh chóng và phân hủy các chất hữu cơ, tạo nên các
sản phẩm có thể gây độc cho môi trường.
- Dư lương của thức ăn bổ sung cho gia súc gia cầm: chúng bao gồm
thuốc kích thích tăng trưởng các hormone hay dư lương kháng sinh.
- Các men tiêu hóa của bản than gia súc: chủ yếu là các enzyme đường
tiêu hóa sau khi sử dụng bị mất hoạt tính và được thải ra ngoài...
- Các mô và chất nhờn: tróc ra từ niêm mạc đường tiêu hào của vật nuôi.
- Các thành phàn tay: từ môi trường thâm nhập vào thức ăn trong quá
trình nuôi dưỡng gia súc như đất, đá, cát, bụi.
- Các yếu tố gây bênh sinh hoc: như các vi khuẩn hay ký sinh trùng bị
nhiễm trong dường tiêu hóa gia súc hay trong thức ăn.
Chế độ dinh dưỡng của vật nuôi thường tỷ lệ tiêu hóa thức ăn của vật nuôi
thấp nên một phần lớn chất dinh dưỡng trong thức ăn bị thải ra ngoài theo phân
và nước tiểu. Khi thay đổi thành phần khẩu phần, thành phần và tính chất của
các chất như khoáng, protein, carbonhydrat, các chất bổ sung chứa kích tố,
kháng sinh các enzyme.thay đổi dẫn tới nồng độ các thành phần này trong phân
hay các sản phẩm phân giải của phân cũng sẽ thay đổi. Đây chính là cơ sở để
ngăn ngừa ô nhiễm từ chăn nuôi thông qua việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng,
tăng cường quá trình tích lũy trong các sản phẩm chăn nuôi, giảm bài tiết qua
phân.
2 Nước tiểu
Nước tiểu gia súc là sản phẩm thải ra của quá trình trao đổi chất bên trong
con vật. Thành phần của nước tiểu cũng rất đa dạng phong phú, chúng chứa
đựng nhiều độc tố là sản phẩm cặn bã từ quá trình sống của gia súc. Các chất
độc này khi phát tán vào môi trường có thể chuyển hóa thành các chất ô nhiễm
gây tác hại cho con người và môi trường.

PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

Bảng 1.3 Thành phần hóa học nước tiểu heo có trọng lượng 70 – 100 kg

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị


pH 6,77 – 8,19
NH4 g/kg 0,13 – 0,4
N tổng g/kg 4,9 – 6,63
Tro g/kg 8,5 – 16,3
Ure g/kg 123 - 196
Cacnonat g/kg 0,11 – 0,19
Vật chât khô g/kg 30,9 – 35,9
(Nguồn :Trương Thanh Cảnh và ctv 1997,1998)
Thành phần chính của nước tiểu là nước, chiếm khoảng trên 99% khối
lượng. Trong thành phần vật chất khô có mmotj lượng lớn Nito (chủ yếu dưới
dạng ure) và một số chất khác ở dạng vi lượng như các chất khoáng, các
hormone, creatin, sắc tố, acid mật và nhiều sản phẩm phụ của quá trình trao đổi
chất của con vật...
Trong tất cả các chất có nước tiểu, ure là chất chiếm tỷ lệ cao và dễ dàng
bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện có oxy, tạo thành khí ammonia.
Ammonia là một khí rất độc và thường được tạo ra rất nhiều từ ngay trong các
hệ thống chuồng trại, nơi lưu trữ, chế biến và trong giai đoạn sử dụng chất thải.
Khi nước tiểu được động vật bài tiết ra ngoài, ure dễ dàng bị vi sinh vật của
phân hay trong môi trường phân hủy tạo thành khí amoniac bốc hơi vào trong
không khí gây mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên nếu nước tiểu gia súc được sử dụng
hợp lý hay bón cho cây trồng thì chúng là nguồn cung cấp dinh dưỡng giàu
nitơ, photpho và các yếu tố khác ở dạng dễ hấp thu cho cậy trồng.
3 Nước thải
Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp lỏng và các chất rắn đi theo, bao gồm
cả nước tiểu, nước tắm gia súc, rửa chuồng. Nước thải chăn nuôi còn có thể
chứa một phần hay toàn bộ lượng phân được gia súc, gia cầm thải ra. Nước
thải là dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất trong chăn nuôi. Cứ 1kg
PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

chất thải chăn nuôi do lợn thải ra được pha thêm với 20 đến 49 kg nước.
Lượng nước lớn này có nguồn gốc từ các hoạt động tắm cho gia súc hay dùng
rửa chuồng nuôi hằng ngày. Việc sử dụng nước tắm cho gia súc hay rửa
chuồng làm tăng đáng kể lượng nước thải, gậy khó khăn cho việc thu gom
và xử lý nước thải sau này.
Thành phần của nước thải rất đa dạng phong phú, chúng bao gồm các
chất rắn ở dạng lơ lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, trong đó có nhiều
nhất là các hợp chất chứa Nito và Photpho. Nước thải chăn nuôi còn là nguồn
phong phú chứa rất nhiều tác nhân sinh học như vi sinh vật, ký sinh trùng,
nấm, nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh học khác. Do ở dạng lỏng và thành
phần nước thải chăn nuôi rất giàu hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi sinh vật
rất cao.
Chúng có thể tạo ra các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho cả môi
trường đất nước, và không khí.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào thành pha62h
tính chất của phân, nước tiểu gia súc, lượng thức ăn rơi vãi, mức độ và
phương thức thu gom phân như số lần thu gom, phương pháp vệ sinh chuồng
trại (có hốt phân hay không hốt phân trước khi rửa chuồng), lượng nước dùng
tắm gia súc và vệ sinh chuồng trại…
Nước thải có hàm lượng nước từ 95 – 98,5 %. Nước thải chăn nuôi
tuy không chứa nhiều các chất độc hại trực tiếp như nước thải công nghiệp,
nhưng chúng gậy độc tiềm tàng, do chưa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy tạo
nên các sản phẩm độc, hay chứa các vi khuẩn, virus, trứng giun sán hay kí sinh
trùng gây bệnh…
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả, Trichocephalus dentatus có thể phát
triển đến giai đoạn gây nhiễm sau 6-8 ngày và tồn tại 5-6 tháng. Các vi
trùng tồn tại lâu trong nước ở vùng nhiệt đới là Samonellatyphi và
Samonella paratyphi, E. Coli, Shigella, Vibrio comma, gây bệnh dịch tả. Một
số loại vi khuẩn có nguồn gốc từ nước thải chăn nuôi có thể tồn tại trong các

PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

loại nhuyễn thể sống ở môi trường nước có nhiễm nước thải chăn nuôi. Do
đó, các vi trùng này có thể gây bệnh cho con người khi ăn các loại sò, ốc
hay các loại thức ăn chưa được nấu chín kỹ.

Bảng 1.4 Tính chất nước thải chăn nuôi heo


Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ

Độ màu Pt-Co 350-870

Độ đục mg/l 420-550

BOD5 mg/l 3500-9800

COD mg/l 5000-12000

SS mg/l 680-1200

P tổng mg/l 36-72

Ntổng mg/l 220-460

Dầu mỡ mg/l 5-58

(Nguồn: Trương Thanh Cảnh và ctv 1997,


1998)
1.1 Thức ăn thừa, ổ lót chuồng và các chất thải khác
Trong các chuồng trại chăn nuôi, người chăn nuôi thường dung rơm, rạ
hay các chất độn khác để lót chuồng. Sau một thời gian sử dụng những vật
liệu này sẽ được thải bỏ đi. Loại chất thải này tuy chiếm khối lượng không
lớn, nhưng chúng cũng là một nguồn gây ô nhiễm quan trọng do phân, nước
tiểu và các mầm bệnh có thể bám theo chúng. Vì vậy, chúng phải được thu
gom và xử lý hợp vệ sinh, không được vứt bỏ ngoài môi trường tạo điều
kiện cho chất thải và mầm bệnh phát tán vào môi trường.
Ngoài ra, thức ăn thừa, thức ăn bị rơi vãi cũng là nguồn gây ô nhễm, vì
thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ bị phân hủy trong môi trường tự nhiên.
Khi chúng bị phân hủy sẽ tạo ra các chất độc, kể cả chất gây mùi hôi, gây ô
PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của
gia súc, sức khỏe con người.
2 TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI CHĂN NUÔI

2.1 MÔI TRƯỜNG

. Ô nhiễm nguồn nước:

 Nước thải chăn nuôi chứa nhiều chất hữu cơ, nitơ, photpho và vi sinh
vật gây bệnh.
 Khi không được xử lý, nước thải chăn nuôi có thể chảy vào nguồn nước,
làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu.
 Ô nhiễm nguồn nước có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm cho con
người và động vật, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

2. Ô nhiễm không khí:

 Chất thải chăn nuôi, đặc biệt là phân heo, có thể phát sinh khí NH3,
H2S, CH4 và CO2.
 Những khí này có mùi hôi khó chịu, gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng
đến sức khỏe con người và vật nuôi.
 Khí CH4 là một khí nhà kính, góp phần vào hiện tượng biến đổi khí hậu.

3. Ô nhiễm đất:

 Phân bón hóa học và phân chuồng không được xử lý đúng cách có thể
làm giảm độ phì nhiêu của đất, gây thoái hóa đất.
 Cây trồng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải chăn nuôi có thể
tích lũy các chất độc hại, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nông
nghiệp.

4. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái:

 Chất thải chăn nuôi có thể làm mất cân bằng hệ sinh thái, gây hại cho
các loài sinh vật khác.
 Ví dụ, lượng nitơ và photpho dư thừa trong nước thải chăn nuôi có thể
dẫn đến hiện tượng phú dưỡng, gây ra sự phát triển quá mức của tảo và
vi sinh vật, làm giảm lượng oxy trong nước, ảnh hưởng đến các loài sinh
vật thủy sinh.

5. Ảnh hưởng đến cảnh quan:

PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

 Chất thải chăn nuôi, đặc biệt là phân chuồng, có thể gây ô nhiễm môi
trường, làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến du lịch và giá trị nhà đất.
2.2 Tác động đến con người

. Ô nhiễm môi trường:

 Nước: Chất thải chăn nuôi có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra các
vấn đề như:
o Nước bị nhiễm khuẩn: E. coli, Salmonella, Vibrio cholerae,...
có thể gây ra các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ,...
o Nước bị ô nhiễm hóa chất: Nitrat, nitrit, amoniac,... có thể gây
ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, ung thư,...
 Khí: Khí thải từ chăn nuôi, như NH3, H2S, CH4,... có thể gây ra các
vấn đề về hô hấp, mắt, da,...
 Đất: Chất thải chăn nuôi có thể làm ô nhiễm đất, ảnh hưởng đến chất
lượng cây trồng và sức khỏe con người.

2. Bệnh truyền nhiễm:

 Chất thải chăn nuôi có thể chứa mầm bệnh, virus, vi khuẩn,... có thể lây
truyền sang người qua:
o Tiếp xúc trực tiếp: Tiếp xúc với phân, nước thải, hoặc động vật
bị bệnh.
o Tiếp xúc gián tiếp: Qua môi trường nước, không khí, hoặc thức
ăn bị ô nhiễm.
 Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do chất thải chăn nuôi:
o Cúm gia cầm: Lây truyền qua không khí, có thể gây tử vong.
o Lở mồm long móng: Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gây ra
các triệu chứng như sốt, mụn nước,...
o Bệnh than: Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, có thể gây tử vong.

3. Ảnh hưởng khác:

 Mùi hôi: Mùi hôi từ chất thải chăn nuôi có thể gây khó chịu, ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống.
 Ruồi muỗi: Chất thải chăn nuôi là môi trường thuận lợi cho ruồi muỗi
sinh sản, gây phiền toái và lây truyền dịch bệnh.

CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI


2.1
1. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (Công trình khí sinh
học).
PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí sinh học được đánh giá là
giải pháp hữu ích đối với chăn nuôi nông hộ. Hiện nay, việc sử dụng hầm
Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm vì vừa bảo vệ được môi trường
vừa có thể thay thế chất đốt hoặc có thể được sử dụng cho chạy máy phát điện,
tạo ra điện sinh hoạt gia đình và điện phục vụ trang trại, sử dụng phân từ phụ
phẩm khí sinh học thay thế phân bón hóa học. Nhờ có công trình khí sinh học mà
lượng lớn chất thải chăn nuôi trong nông hộ được xử lý góp phần làm giảm thiểu
tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần chú ý đến quy
mô, diện tích trang trại để quyết định lựa chọn công nghệ hầm xây hoặc hầm
nhựa hoặc hồ phủ bạt HDPE cho phù hợp.
1 Các loại hầm biogas
1 Nắp nổi
Hầm loại này được phát triển mạnh ở Ấn Độ,nó có một bể hình trụ,
độ cao hầm so với đường kính hầm có một tỉ lệ trong phạm vi 2,5:1-4,1:1,
được xây dựng bằng gạch,bê tông lưới thép.
Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là các loại phân cung cấp bán liên tục,và
được lấy bã thải ra làm phân bón qua một ống tháo với lượng bằng lượng
nguyên liệu đưa vào hâm. Thời gian duy trì nguyên liệu trong hầm khoản
30 ngày đối với môi trường khí hậu ẩm và 50 ngày đối với vùng khí hậu
lạnh. Sử dụng phân chuồng với chất đặc, rắn 9 %, năng suất khí sản ra chiếm
0,2-0.3 dung tích ứng với khối lượng nguyên liệu cho vào trong ngày một
cách tương đối ổn định. Áp lực khí tùy thuộc vào thùng chứa khí trên một
đơn vị diện tích và thay đổi trong phạm vi 4-8 cm áp lực nước.
Ưu điểm:
 Áp suất khí ổn định trong hầm.
 Phù hợp hầm lớn.
 Dễ sử dụng.
 Độ chịu lực tốt, bền, sử dụng được lâu.
Nhược điểm:
 Chi phí cao.
 Không làm ở vùng xa xôi hẻo lánh không có nắp hầm bằng kim loại.

PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

 Đòi hỏi bảo dưỡng thường xuyên.


 Tương đối nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ, không phù hợp cho vùng núi.
 Nắp vòm thường làm bằng thép có độ bền trung bình, việc chống ăn
mòn khó khăn do nắp phải di động.
Một số hình ảnh hầm Biogas nắp nổi.

Hình 3.1 Bản vẽ chi tiết hầm Biogas nắp nổi ở


Ấn Độ

Hình 3.2 Bản vẽ chi tiết hầm Biogas nắp nổi và hình ảnh thực tế ở
PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

Nepal
3.1.2 Nắp cố định
Ưu điểm:
 Kết cấu dưới mặt đất, nhiệt độ ổn định, tiết kiệm diện tích.
 Xây dựng tại chỗ với vật liệu có sẵn ở đĩa phương.
 Bền, các bộ phận cố định, đòi hỏi í bảo dưỡng.
Nhược điểm:
 Áp suất khí thay đổi.
 Chi phí cao (ở một số nước, do vật liệu xây dựng hiếm, như xi
măng ở Châu Phi).
 Đòi hỏi kỹ thuật xây dựng cao.

Hình 3.3 Bản vẽ chi tiết hầm Bigoas và hình ảnh thực tế ở Nepal

PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

Hình 3.4 Bản vẽ chi tiết hầm Bigas và hình ảnh thực tế ở Việt Nam
3.2 Hầm ủ theo cách thức nạp liệu
3.2.1 Nạp nguyên liệu liên tục

Hình 3.5 Hầm Biogas sinh khí vòm cố định


Loại này được cấu tạo gồm: Bể kín khí xây dựng bằng vật liệu gạch đá,
bê tông, đỉnh hầm và đáy có dạng bán cầu, được làm kín, không cho thấm thoát
khí ra ngoài bằng cách trát một số lớp vữa trên bề mặt phía trong của hầm.
Hầm này thường được cung cấp nguyên liệu theo kiểu bán liên tục mỗi ngày
hoặc vài ngày một lần, khí sinh ra tăng lên và được tích lại ở phần vòm phía
trên. Áp suất khí lên vòm có thể đạt 1 – 1,5m áp lực nước. Các chất liệu cung
PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

cấp cho các loại hầm sinh khí này thường là các loại phân, và chất thải nông
nghiệp. Sản lượng khí sinh ra vào khoảng 0,1 0,2 dung tích trên một khối lượng
dung tích tương đương trong ngày, thời gian ủ hầm là 60 ngày ở nhiệt độ 250C.
Ưu điểm:
 Không có bộ phận nào bằng thép, chủ yếu bằng xi măng. Do đó, giá
thành xây dựng hầm Biogas này tương đối rẻ, xây dựng thiết kế kỹ thuật
tương đối đơn rẻ, xây dựng thiết kế kỹ thuật tương đối đơn giản và dễ
làm.
 Có thể xây hầm âm trong lòng đất để ít tốn diện tích đất trong nông
nghiệp.

Nhược điểm:
 Do hầm làm bằng xi măng nên không thể đảm bảo kín khí tuyệt đối
được mà luôn có một lượng khí bị thoát ra ngoài qua các lỗ, tuy lượng
khí thoát ra không nhiều nhưng mà nó góp phần làm giảm hiệu suất sinh
khí gas của hầm.
 Loại này thường dễ bị nứt sau một thời gian sử dụng nếu như xây không
đạt yêu cầu.
 Phải do thợ xây xây, nếu như những người ta nghề thấp thì khó làm
được, và thời gian không bền, do nhiều yếu tố như làm móng không kỹ,
hoặc do lựa chọn vị trí làm không thích hợp rồi sau một thời gian thì
hầm bị nứt.

3.2.2 Nạp nguyên liệu theo mẻ


Loại hầm này thì nguyên liệu được nạp vào hầm theo kiểu từng mẻ và
mỗi mẻ trải qua thời gian phân hủy hết thì sẽ được nạp vào thay thế bằng
một mẻ nguyên liệu mới. Loại này thường làm đối với các nới có nguồn
nguyên liệu lớn, dồi dào và thường tập trung hầm chủ yếu là loại hầm dùng
túi ủ loại lớn và thường đào hầm ủ nguyên liệu thường là rác thải của các
nhà máy tinh bột, hay là các hợp tác xã dùng để xử lý một lượng lớn rác thải

PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

nông nghiêp, nguyên liệu được nạp vào một lần và đậy kín nắp lại,. loại này
không thích hợp cho các hộ gia đình chăn nuôi có quy mô nhỏ, chỉ dùng cho
các khu vực có một nguồn nguyên liệu dồi dào. Chi phí để lắp đặt cũng
tương đối rẻ so với lợi nhuận mà nó mang lại. Thường là các hầm không
xây mà đào trên mặt đất cho nên loại này yêu cầu một diện tích khá lớn và
phải xa khu dân cư để tránh các vấn đề sảy ra ngoài ý muốn như các tai nạn
do rò rỉ khí gas hay là các mùi khó chiệu. Nhưng ngược lại thì loại này lại
có thể sử lý được một lượng rác thải hữu cơ vô cùng to lớn và lượng khí
hầm này sinh ra thì rất là mạnh.
Phân loại theo cách xây dựng thì có 2 loại là chế tạo sẵn và xây tại chỗ.

2. Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học.


a, Xử lý môi trường bằng men sinh học:
Hiện nay, người chăn nuôi đã sử dụng men vi sinh để xử lý ô nhiễm môi
trường. Có một số loại men được sử dụng để trộn vào thức ăn, nước uống vừa
làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, vừa giảm mùi hôi thối trong phân và nước tiểu
hoặc có loại được dùng để phun, rắc vào nền chuồng hoặc nước thải để giảm ô
nhiễm môi trường.
b, Chăn nuôi trên đệm lót sinh học:
Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học: nguyên liệu gồm mùn cưa, trấu,
phoi bào trộn với men vi sinh để phân hủy phân, nước tiểu, giảm khí độc và
mùi hôi chuồng nuôi tạo môi trường trong sạch, không ô nhiễm. Phương thức
chăn nuôi này hiện đang được khuyến khích áp dụng đối với chăn nuôi gà.
Công nghệ chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hướng đi mới và thu được những
kết quả tốt.
Ưu điểm và nhược điểm của đệm lót sinh học
2.1 Ưu điểm
Như đã giới thiệu, thành phần của lớp độn lót gồm 2 phần chính là chất
độn chuồng bao gồm nguyên liệu có độ trơ cao như trấu, mùn cưa từ các loại
gỗ cứng, vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô, bãi mía… và chế phẩm sinh học cùng
bột ngũ cốc (ngô, cám gạo…) với các lợi ích như:
Tiêu hủy phân, nước tiểu
Một số sinh vật có lợi trong lớp độn lót có khả năng tiêu huỷ các chất
thải chăn nuôi. Theo đó, khi vật nuôi thải phân và nước tiểu vào lớp độn lót, vi
PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

sinh vật sẽ bám quanh, tiết enzyme ngoại bào để phân giải chúng bằng phản
ứng oxy hoá và lên men hiếu khí.
Quá trình lên men sẽ làm cho thành phần hydrocacbon, những hợp chất
chứa cacbon bị oxy hoá làm giải phóng năng lượng, khí CO2, nước, cùng một
lượng nhỏ hợp chất hữu cơ khác như axit hữu cơ, rượu, aldehyde và ester…

Chăn nuôi trên nền đệm lót giúp tiêu huỷ phân, nước tiểu của vật nuôi
Khử mùi
Mùi hôi trong chăn nuôi sinh ra chủ yếu bởi quá trình lên men các chất
thải (ở trong ruột già và ngoài môi trường) từ vi sinh vật thối rữa gây ra. Một số
sinh vật trong chất độn của chuồng sẽ sử dụng các khí độc để làm nguồn dinh
dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển.
Hệ vi sinh vật trong lớp độn lót có ưu thế về số đông sẽ ức chế và tiêu
diệt vi khuẩn gây thối theo hình thức cạnh tranh: lên men triệt để hữu cơ giải
phóng năng lượng tạo thành sản phẩm CO2, nước… không có mùi. Ngoài ra,
một số sản phẩm phụ của quá trình lên men có tác dụng khử mùi như axit hữu
cơ giúp trung hoà và cố định NH3, rượu sẽ giúp trung hoà mùi lạ… Nhờ vậy,
mùi hôi ở trong chuồng được giảm thiểu rất nhiều.
Bảo vệ và cung cấp dinh dưỡng
Hệ sinh vật ở trong chuồng nuôi luôn giúp duy trì và cân bằng hệ sinh
thái theo hướng có lợi cho vật nuôi, đảm bảo đủ số lượng một mặt phân giải

PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

chất thải, mặt khác là ức chế vi sinh vật gây bệnh hoặc gây hại cho đàn vật
nuôi.
Phần lớn vi sinh vật gây hại cho vật nuôi, virus không thích ứng với môi
trường đệm lót và bị tiêu diệt do: vi sinh vật lên men tạo môi trường đệm lót có
tính Axit, độ pH thấp và giàu khí CO2, nhiệt độ cao, đồng thời vi sinh vật có
lợi sẽ phát triển nhanh để áp đảo về số lượng.
Vi sinh vật trong độn lót sẽ đồng hoá chất hữu cơ từ chất thải vật nuôi,
tạo thành protein của chính vi sinh vật, nguồn protein này được vật nuôi sử
dụng một phần.

Làm đệm lót sinh học giúp bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng
2.2. Nhược điểm
Nền lót chuồng thường sinh nhiệt cao, vào mùa đông khi chuồng nuôi
dải đệm lót sẽ rất tốt, giúp giữ ấm hiệu quả. Tuy nhiên, vào mùa hè nền chuồng
gây nóng, đặc biệt đối với gà thịt gà đẻ.
Thời gian sử dụng đệm lót sinh học không nên để lâu, vì theo thời gian
các vi sinh vật sẽ tồn tại sẽ gia tăng tạo ổ mầm bệnh trong chuồng nuôi.
Ngoài ra, đệm lót chỉ thích hợp sử dụng ở một số vùng, các khu vực
không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.

PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

3. Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost).


Nguyên liệu ủ phân gồm phế phụ phẩm trồng trọt, phân động vật để làm
phân bón cho cho cây trồng. Phân sau khi ủ hảo khí trở lên tơi xốp và không có
mùi hôi thối; các loại vi sinh vật có gậy bệnh bị tiêu tiệt bởi nhiệt độ đống ủ.
Đây được coi là một trong những hướng đi bền vững cho ngành nông nghiệp
hữu cơ
Ưu và nhược điểm của phương pháp Ủ phân compost
Ưu điểm:

 Thời gian ủ phân nhanh (khoảng 40 – 60 ngày) là có thể đem đi sử dụng


làm phân bón cho cây.
 Làm mất hoạt tính của các vi sinh vật gây bệnh.
 Giảm thiểu chi phí xử lý bùn thải cho doanh nghiệp.
 Có thể đem lại giá trị kinh tế cho doanh ng hiệp trong việc bán
phân bón phục vụ cho nông nghiệp.
 Phù hợp để áp dụng trong mô hình khu công nghiệp sinh thái.

Nhược điểm:

 Cần một diện tích tương đối lớn để xây dựng khu vực ủ phân.
 Quá trình ủ phân cần được giám sát kỹ lưỡng.
 Quá trình ủ có thể tạo mùi hôi và làm mất mỹ quan.
 Gặp khó khăn trong việc áp dụng ở những khu vực lạnh, có ẩm độ trong
không khí cao hoặc những khu vực có mùa mưa kéo dài.

.
4. Xử lý bằng công nghệ ép tách phân.
Đây là công nghệ xử lý phân hiện đại dựa trên nguyên tắc “lưới lọc”.
Khi hỗn hợp chất thải đi vào máy ép qua lưới lọc thì các chất rắn được giữ lại,
ép khô và ra ngoài để xử lý, còn lượng nước theo đường riêng chảy ra ngoài
hoặc cho xuống bể khí sinh học để xử lý tiếp. Độ ẩm của phân khô có thể được
điều chỉnh tùy theo mục đích sử dụng. Máy ép có thể tách các tạp chất rất nhỏ
trong chất thải chăn nuôi, tùy theo tính chất của chất rắn mà có các lưới lọc phù
hợp. Quá trình xử lý này tuy đầu tư ban đầu tốn kém nhưng rất hiện đại, nhanh,
gọn, ít tốn diện tích và đang là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đối
với các trang trại chăn nuôi lợn, trâu bò theo hướng công nghiệp hiện nay.
5. Một số biện pháp khác: một số biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi
khác như: xử lý nước thải sau biogas bằng hệ thống tưới; xử lý chất thải chăn

PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900
ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Phạm Ngọc Hòa

nuôi bằng biện pháp nuôi giun quế; Xử lý nước thải bằng biện pháp sục khí…
cũng cho kết quả tốt và phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
CHƯƠNG 3 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

PAGE \* MERGEFORMAT 71
SVTH: Lê Nhật Thành - 2009211222
Nguyễn Quốc Thái - 2009211900

You might also like