You are on page 1of 8

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ: LIÊN KẾT HOÁ HỌC


BÀI: LIÊN KẾT ION
Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. MỤC TIÊU
1. Năng lực hóa học
- HS trình bày được vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau.(1)
- Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử, định nghĩa liên kết ion. (2)
- Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể (3)
- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể. (4)
- Quan sát thực tiễn, tìm tòi thông tin, để tìm hiểu về các chất xung quanh có liên kết
ion. (5)
- Thông qua các kiến thức, kĩ năng hóa học đã học để vận dụng giải thích một số hiện
tượng thực tiễn liên quan đến nội dung bài học. (6)
2. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác. (7)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. (8)
3. Phẩm chất chủ yếu: yêu nước, trung thực, trách nhiệm. (9; 10; 11)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Sách giáo khoa hóa học 10; video phản ứng giữa Na và Cl 2; mô hình tạo
thành cation, anion, phân tử NaCl, phiếu học tập, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, câu
hỏi vấn đáp.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học Mục tiêu PP/KTDH Phương án đánh
(thời gian) (Số thứ tự YCCĐ) chủ đạo giá
Hoạt động 1. Hoạt (1); (8); (9); (11) - - Phương pháp: - Phương pháp:
động khởi động Huy động kiến thức Dạy học đàm Vấn đáp
(Thời gian: 05 phút) kĩ năng đã có. thoại, gợi mở - Công cụ: Phiếu
- Kĩ thuật: Vấn học tập số 1
đáp
Hoạt động 2. Sự (2); (3); (4); (7); - Phương pháp: - Phương pháp:
hình thành ion, (8); (11) Dạy học khám Vấn đáp, quan sát.
cation, anion (10 phá kết hợp hợp - Công cụ: Phiếu
phút) tác. học tập số 2.
- Kĩ thuật: Hợp
tác nhóm; trò
chơi ong tìm tổ.
Hoạt động 3. . Sự (5); (7); (8); (10); - Phương pháp: - Phương pháp:
tạo thành liên kết (11) Dạy học thực Quan sát.
ion (15 phút) hành. - Công cụ: Phiếu
- Kĩ thuật: Hợp học tập số 3.
tác nhóm
Hoạt động 4: Hoạt (5); (10); (11); (12) - Phương pháp: - Phương pháp:
động củng cố, luyện Dạy học đàm Vấn đáp, quan sát.
tập (10 phút) thoại, gợi mở - Công cụ:bài tập
- Kĩ thuật: Sử trắc nghiệm.
dụng trò chơi ô
chữ, bài tập
Hoạt động 5: Hoạt (5); (6); (8); (10) - Phương pháp - Phương pháp:
động mở rộng (05 dạy học khám Vấn đáp
phút) phá. - Công cụ: Câu hỏi.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động (Thời gian: 05 phút)
1. Mục tiêu: (1); (8); (9); (11) + Giúp học sinh huy động kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm của bản thân về liên kết hóa học trong cuộc sống để kích thích sự tò mò, mong
muốn tìm hiểu bài học mới.
2. Tổ chức hoạt động
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Hình ảnh dưới đây khiến em nhớ đến câu nói nào của chủ tịch Hồ Chí Minh
về tinh thần đoàn kết?

Câu 2: Con người thể hiện sự đoàn kết bằng những cái bắt tay thế các nguyên tử
hóa học thể hiện sự đoàn kết của mình như thế nào?
Câu 3: Tại sao các nguyên tử hóa học lại có xu hướng liên kết với nhau thành phân
tử hay tinh thể?
Câu 4: Lớp vỏ của các nguyên tử mang điện tích gì? Vậy khi đặt các nguyên tử
cạnh nhau thì chúng hút nhau hay đẩy nhau? Tại sao lại có phân tử NaCl?
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân
Học sinh nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thông tin trên mạng, đọc sách giáo khoa.
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh trình bày, học sinh khác
thảo luận, nhận xét.
3. Sản phẩm học tập
1. Câu nói nổi tiếng của Bác Hồ về tinh thần đoàn kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.”
2. Nguyên tử hóa học thể hiện sự đoàn kết bằng liên kết hóa học.
3. Các nguyên tử hóa học có xu hướng liên kết với nhau thành phân tử hay tinh thể
để đạt được cấu hình bền vững.
4. Lớp vỏ của các nguyên tử mang điện tích âm của các electron, khi đặt các nguyên
tử cạnh nhau chúng có xu hướng đẩy nhau. Có phân tử NaCl vì các nguyên tử trong
phân tử này đã nhường và nhận electron để thành 2 phần tử mang điện trái dấu, sẽ
hút nhau.
4. Phương án đánh giá
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua đáp án của học sinh.
Giáo viên dẫn dắt: Liên kết hóa học, quy tắc bát tử, phân loại liên kết hóa học để vào
bài.
Hoạt động 2. Sự hình thành ion, cation, anion (10 phút)
1. Mục tiêu: (2); (3); (4); (7); (8); (11)
2. Tổ chức hoạt động
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập:
PHIẾU HỌC TẬP 02
(?1) Quan sát mô hình sự tạo thành cation của nguyên tử Na, sự tạo thành anion của
nguyên tử clo, nhận xét, nêu khái niệm ion, cation, anion.
(?2) Viết quá trình tạo thành ion và gọi tên ion tạo thành từ các nguyên tử: K; Mg;
Al; O; F; N. (Hoạt động theo cặp). Rút ra quy tắc gọi tên ion.
(?3) Trò chơi: ONG TÌM TỔ: Cho mỗi nhóm 10 ion, các nhóm phân loại ion thành
ion đơn nguyên tử hay ion đa nguyên tử, cation, aninon, nhóm hoàn thành nhanh
nhất là nhóm chiến thắng: H+; Cl-; Ca2+; NO3-; Cu2+; NH4+; S2-; SO42-; Fe3+; Br-.

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân (?1), làm việc theo cặp (?
2), sau đó thảo luận nhóm (?3).
CÁCH THỰC HIỆN TRÒ CHƠI: Giáo viên phát thẻ là các chú ong có chứa các ion
cho HS, N1 + N2: Phân loại ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử; N3 + N4: Phân loại
cation, anion bằng cách dán thẻ lên bảng phụ. Sau khi chơi trò chơi, giáo viên cho HS
gọi tên một vài ion để củng cố cách gọi tên.
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Đại diện nhóm 1 học sinh trình bày,
học sinh khác thảo luận, nhận xét.
3. Sản phẩm học tập
PHIẾU HỌC TẬP 02
1.- Ion: Khi nguyên tử nhường hay nhận electron, nó trở thành phần tử mang điện
gọi là ion.
- Trong các phản ứng hóa học, để đạt cấu hình electron bền của khí hiếm, nguyên tử
kim loại có khuynh hướng nhường electron cho nguyên tử các nguyên tố khác để trở
thành ion dương gọi là cation.
- Trong các phản ứng hóa học, để đạt cấu hình electron bền của khí hiếm, nguyên tử
phi kim có khuynh hướng nhận electron từ nguyên tử các nguyên tố khác để trở
thành ion âm gọi là anion.
2.
K K+ + 1e O + 2e O2-
[Ar]4s1 [Ar] 1s 2s22p4
2
1s22s22p6
Mg Mg2+ + 2e F + 1e F-
[Ne]3s2 [Ne] 1s22s22p5 1s22s22p6
- Tên cation = cation + tên kim loại (NH4+: cation amoni)
- Tên anion = anion + tên gốc axit (O2-: anion oxit)
3.
- Ion đơn nguyên tử:
H+: cation hiđro Cl-: anion clorua Ca2+: cation canxi
Cu2+: cation đồng S2-: anion sunfua Fe3+: cation sắt (III)
Br-: anion bromua
- Ion đa nguyên tử:
NO3-: anion nitrat NH4+: cation amoni SO42-: anion sunfat
4. Phương án đánh giá
- Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh thông qua quan sát: khi học sinh hoạt động
cá nhân, khi học sinh thảo luận, khi học sinh báo cáo và nghe báo cáo.
- Đánh giá kết quả hoạt động thông qua sản phẩm học tập của học sinh.
Hoạt động 3. Sự tạo thành liên kết ion (15 phút)
1. Mục tiêu:
(5); (7); (8); (10); (11)
2. Tổ chức hoạt động
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP 03
(?1) Quan sát video thí nghiệm phản ứng giữa Na + Cl 2. Viết phương trình hóa học
xảy ra.
(?2) Quan sát mô hình sự tạo thành phân tử NaCl. Nhận xét.
(?3) Viết quá trình hình thành liên kết ion của các cặp chất sau: K + F 2; Mg + O2; Al
+ Cl2.
(?4) Nêu định nghĩa liên kết ion?
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc nhóm
Học sinh tiến hành thí nghiệm (hoặc quan sát video), quan sát hoàn thành phiếu học
tập số 2.
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Đại diện nhóm, 1 học sinh trình bày,
học sinh khác thảo luận, nhận xét.
3. Sản phẩm học tập
PHIẾU HỌC TẬP 03
1. 2Na + Cl2 2NaCl
2. Na Na+ + e
Cl + e Cl-
Na+ + Cl- NaCl
2 x 1e

2Na + Cl2 2NaCl


2 x 1e 2 x 2e 2 x 3e

3. 2K + F2 2KF. 2Mg + O2 2MgO 2Al + 3Cl2 2AlCl3.


4. Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion tích
điện trái dấu.
4. Phương án đánh giá
- Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh thông qua quan sát: khi học sinh thảo luận,
khi học sinh tiến hành thí nghiệm, khi học sinh báo cáo và nghe báo cáo.
- Đánh giá kết quả hoạt động thông qua sản phẩm học tập của học sinh.
Hoạt động 4: Hoạt động củng cố, luyện tập (10 phút)
1. Mục tiêu: (6); (8); (10); (11)
2. Tổ chức dạy học
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập:
(?1) Hệ thống hóa kiến thức về liên kết ion bằng sơ đồ tư duy
(?2) Trò chơi ô chữ:
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Một học sinh trình bày, học sinh
khác thảo luận, nhận xét.
3. Sản phẩm học tập
-
4. Phương án đánh giá
- Đánh giá kết quả hoạt động thông qua sản phẩm học tập của học sinh.
Hoạt động 5: Hoạt động mở rộng (05 phút)
1. Mục tiêu: (5); (6); (8); (10) + Học sinh vận dụng được kiến thức về liên kết ion để
giải thích các ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.
2. Tổ chức dạy học
- Giáo viên giao nhiệm vụ:
(?1): Cho các phân tử: KCl, CuSO4, HNO3, Ca(OH)2
a. Xác định các ion tạo nên các phân tử trên?
b. Gọi tên các ion?
c. Phân loại các ion thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử?

(?2) Em có biết đài phun nước ngoài tác dụng trang trí còn có tác dụng tạo ion âm
cho môi trường xung quanh. Vậy ion âm có tác dụng gì?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ câu 1 tại lớp; nhiệm vụ 2 ở nhà.
- Học sinh báo cáo sản phẩm bằng phiếu hoặc powerpoint.
3. Sản phẩm học tập
Học sinh tìm hiểu ở nhà và trình bày sản phẩm ở dạng powerpoint hoặc dạng ảnh,
dạng video
4. Phương án đánh giá
- Đánh giá kết quả hoạt động thông qua sản phẩm học tập của học sinh.
- Gợi ý trả lời câu hỏi 2:
https://meta.vn/hotro/ion-am-la-gi-6441

IV. PHỤ LỤC: Hồ sơ học tập


4.1. Phiếu học tập của hoạt động 1. Khởi động.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Hình ảnh dưới đây khiến em nhớ đến câu nói nào của chủ tịch Hồ Chí Minh
về tinh thần đoàn kết?

Câu 2: Con người thể hiện sự đoàn kết bằng những cái bắt tay thế các nguyên tử hóa
học thể hiện sự đoàn kết của mình như thế nào?
Câu 3: Tại sao các nguyên tử hóa học lại có xu hướng liên kết với nhau thành phân tử
hay tinh thể?
Câu 4: Lớp vỏ của các nguyên tử mang điện tích gì? Vậy khi đặt các nguyên tử cạnh
nhau thì chúng hút nhau hay đẩy nhau? Tại sao lại có phân tử NaCl?
4.2. Phiếu học tập của hoạt động 2. Sự hình thành ion, cation, anion.
PHIẾU HỌC TẬP 02
(?1) Quan sát mô hình sự tạo thành cation của nguyên tử Na, sự tạo thành anion của
nguyên tử clo, nhận xét, nêu khái niệm ion, cation, anion.
(?2) Viết quá trình tạo thành ion và gọi tên ion tạo thành từ các nguyên tử: K; Mg; Al;
O; F; N. (Hoạt động theo cặp). Rút ra quy tắc gọi tên ion.
(?3) Trò chơi: ONG TÌM TỔ: Cho mỗi nhóm 10 ion, các nhóm phân loại ion thành ion
đơn nguyên tử hay ion đa nguyên tử, cation, aninon, nhóm hoàn thành nhanh nhất là
nhóm chiến thắng: H+; Cl-; Ca2+; NO3-; Cu2+; NH4+; S2-; SO42-; Fe3+; Br-.

4.3. Phiếu học tập của hoạt động 3. Sự hình thành liên kết ion.
PHIẾU HỌC TẬP 03
(?1) Quan sát video thí nghiệm phản ứng giữa Na + Cl 2. Viết phương trình hóa học
xảy ra.
(?2) Quan sát mô hình sự tạo thành phân tử NaCl. Nhận xét.
(?3) Viết quá trình hình thành liên kết ion của các cặp chất sau: K + F 2; Mg + O2; Al +
Cl2.
(?4) Nêu định nghĩa liên kết ion?

4.4. Phiếu học tập của hoạt động 5. Hoạt động mở rộng.
(?1): Cho các phân tử: KCl, CuSO4, HNO3, Ca(OH)2
a. Xác định các ion tạo nên các phân tử trên?
b. Gọi tên các ion?
c. Phân loại các ion thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử?

(?2) Em có biết đài phun nước ngoài tác dụng trang trí còn có tác dụng tạo ion âm
cho môi trường xung quanh. Vậy ion âm có tác dụng gì?

You might also like