You are on page 1of 12

Tìm tòi mở rộng một số kết quả

hay về đường tròn Mixtilinear


Nguyễn Hà Phương Thuỳ, 10T2, THPT chuyên KHTN, Hà Nội
Nguyễn Duy Khương, chuyên Toán khoá 1518-THPT chuyên Hà Nội Amsterdam

Lời nói đầu: Bài viết là kết quả của hơn một tuần chúng tôi làm việc cùng nhau,
bất chấp việc thi thoảng thời tiết có thất thường và máy móc có vấn đề cũng như đôi
chút hạn chế về khoa học kĩ thuật. Ý tưởng bài viết bắt nguồn từ việc tôi mở rộng
một bài toán trên đường tròn Mixtilinear. Thuỳ là một người rất có trách nhiệm
trong công việc, có thể em không đóng góp nổi bật nhưng em cũng đã hoàn thành
được xuất sắc phần việc mà tôi đã giao, tôi thấy được cách làm việc của em sẽ giúp
em thành công. Cảm ơn em vì một bài viết chung thật trọn vẹn.

I) Một vài nét khái quát lịch sử


Đường tròn Mixtilinear là một vấn đề khá kinh điển trong hình học phẳng, nó bắt
đầu được nghiên cứu bởi người Nhật Bản ngay từ thế kỷ XVII, trong các bài toán
được khắc trên những ngôi đền cổ (xem [1]). Cách định nghĩa rất đặc biệt của đường
tròn này tạo ra nhiều điều thú vị ẩn chứa bên trong. Đến thế kỉ XX, có rất nhiều
nhà Toán học vẫn tiếp tục say mê nghiên cứu những tính chất của đường tròn này
cũng như các mở rộng. Có thể kể tên một số nhà toán học như: Sawayama, Thebault,
Randal Charles John, Nixon(1863-1918)(nhà Toán học người Anh)(chứ không phải
tay tổng thống độc tài của Mỹ!!!) đã đóng góp nhiều cho mô hình Mixtilinear.

1
II) Khái niệm và một số tính chất
1) Khái niệm: Đường tròn M ixtilinear được định nghĩa là đường tròn tiếp xúc với
cả hai cạnh bên của tam giác và tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. Nếu
đường tròn đó tiếp xúc trong thì gọi là đường tròn Mixtilinear nội. Nếu nó tiếp xúc
ngoài đường tròn ngoại tiếp tam giác thì đó là đường tròn Mixtilinear ngoại.
2) Cách kí hiệu: Một tam giác có tới sáu đường tròn M ixtilinear do đó việc nhầm
lẫn rất dễ xảy ra. Vậy nên người ta quy ước rằng với mỗi tam giác ABC thì có tương
ứng với các đường tròn A − M ixtilinear nội hoặc ngoại ứng với đỉnh A của tam giác
đó.
3) Tính chất: Đường tròn Mixtilinear có rất nhiều tính chất hay, một số tính chất
tiêu biểu và cơ bản nhất sẽ có ở dưới đây(ta chứng minh và phát biểu dưới góc nhìn
các đường tròn M ixtilinear nội, đường tròn M ixtilinear ngoại cũng có các kết luận
tương tự).
Bài toán(Một số tính chất cơ bản của đường tròn Mixtilinear): Cho tam
giác ABC nội tiếp (O) có tâm nội tiếp I. Đường tròn A − M ixtilinear tâm J nội
tiếp xúc AB, AC, (O) tại F, E, D.
a) Chứng minh rằng: I là trung điểm EF (bổ đề Sawayama-Thebault).
b) Chứng minh rằng: ID đi qua trung điểm cung BC chứa A của (O).

2
c) Hạ IT vuông góc BC tại T . Chứng minh rằng: DA, DT đẳng giác trong góc
BKC.
d) Một tiếp tuyến của (J) song song BC tiếp xúc (J) tại Q. Chứng minh rằng:
AD, AQ đẳng giác trong góc BAC và AQ đi qua tiếp điểm đường tròn bàng tiếp góc
A.
e) Gọi tiếp điểm các đường tròn B − M ixtilinear nội và C − M ixtilinear nội là X, Y .
Chứng minh rằng AD, BX, CY đồng quy.

Chứng minh: a) Ta đã biết kết quả quen thuộc rằng: DE đi qua trung điểm cung
AC không chứa B của (O) là U . Tương tự DF đi qua trung điểm cung AB không
chứa C của (O) là V . Theo định lí P ascal cho 6 điểm B, V, A, U, C, D ta có: E, F, I
thẳng hàng do đó dễ có: I là trung điểm EF .
∠BAC
b) Ta có: ∠BDF = ∠BCN = = ∠AIB − 90◦ = ∠F IB do đó: F IDB nội
2
tiếp suy ra: ∠AF E = ∠BDI và tương tự thì: ∠AEF = ∠CDI. Vậy ta có: DI chia
đôi góc BDC hay ta có điều phải chứng minh.
c) Gọi AI ∩ (O) = A, M và DT ∩ (O) = A0 , D và lấy EF ∩ BC = X 0 theo định lí

3
M enelaus ta dễ có: DX 0 là phân giác ngoài góc BDC. Ta có: XIT D nội tiếp suy
ra: ∠A0 T D = ∠X 0 ID = ∠IM 0 D = ∠AA0 D suy ra: AA0 kBC dẫn đến: DA, DT đẳng
giác trong tam giác DBC.

d) Áp dụng bổ đề sau: "Cho tam giác ABC nội tiếp (O) và có tiếp tuyến tại B, C
cắt nhau ở P . ALkBC(L ∈ (O)). LP ∩ (O) = I, L. Khi đó AI chia đôi BC" và câu
b) ta dễ dàng có kết luận ở câu d).
sin ∠DAB DB
e) Lời giải 1: Ta sử dụng định lí Ceva − sin với chú ý rằng: = =
sin ∠DAC DC
X 0B
. Tương tự ta có được điều phải chứng minh.
X 0C
Lời giải 2: Xét 3 đường tròn (O), (I), (J) có tâm vị tự ngoài của (O) và (J) là D và
(I), (J) là A tức là AD đi qua tâm vị tự ngoài của (O) và (I). Hoàn toàn tương tự
dẫn đến: AD, BX, CY đồng quy tại tâm vị tự ngoài của (O) và (I).

III) Một hướng mở rộng các bài toán về đường tròn


Mixtilinear
Các bài toán về đường tròn M ixtilinear luôn là 1 chủ đề được sử dụng nhiều trong
các kì thi chọn HSG. Cũng đã xuất hiện khá nhiều kết quả đẹp gần đây trên dien-
dantoanhoc cũng như Group Bài Toán Hay-Lời Giải Đẹp. Sau đây chúng tôi
xin giới thiệu một số bài toán hay cũng như một hướng mở rộng của chúng.
Bài toán 1(Nguyễn Duy Khương): Cho tam giác ABC nội tiếp (O) ngoại tiếp
(I). D là hình chiếu của I lên BC. K là tiếp điểm đường tròn A − M ixtilinear nội
với (O). Chứng minh rằng: ID cắt OA trên (ADK).

4
Lời giải 1: Gọi tiếp tuyến tại A của (O) cắt BC tại S, DK ∩ (O) = K, X. Gọi
TB AB KB
AK ∩ BC = T ta có: = . . Đường thẳng qua I vuông góc IA cắt
TC AC KC
AC, AB tại E, F . Ta biết E, F chính là tiếp điểm của A − M ixtilinear nội với
KB FB
AC, AB. Do KE, KF lần lượt là phân giác góc AKC, AKB dẫn đến: = và
KA FA
KA EC KB FB r 2r
= suy ra = . Ta dễ tính được: AF = = =
KC EA KC EC ∠A ∠A sin ∠A
cos . sin
2 2
2S bc bc bc BF
= . Vậy BF = AB − AF = c − và CE = b − . Do đó: =
p. sin ∠A p p p EC
cp − cb c p−b AB DB T B DB AB 2 DB 2 KB 2
= . = . . Do đó: . = . = . Vậy ta thu
bp − bc b p−c AC DC T C DC AC 2 DC 2 KC 2
được: KA, KD đẳng giác trong góc BKC. Do đó: ∠BDK = ∠AXK = ∠SAK dẫn
đến: S, A, D, K đồng viên. Gọi OA ∩ ID = J, ta có: ∠JAS = ∠JDS = 90◦ do đó:
A, S, D, K, J đồng viên dẫn đến điều phải chứng minh.

5
Lời giải 2(Huỳnh Bách Khoa)(Bạn đọc tự vẽ hình): Gọi X, G là tiếp điểm
đường tròn bàng tiếp góc A với BC, CA. E, F là tiếp điểm đường tròn A−M ixtilinear
với AC, AB. KF đi qua trung điểm cung T của AB. Chọn Y trên AK sao
AG AB
cho F Y kBK. Ta có: AF.AG = AI.AJ = AB.AC. Do đó: = =
AC AF
AK
, lại có: ∠Y KF = ∠AKT = ∠CGX và ∠Y F K = ∠T KB = ∠CXG do đó:
AY
4KY F ∼ 4GCX do đó: ∠KAB = ∠XAC. Lấy Z trên AX: CZkAB khi đó:
∠KCB = ∠KAB = ∠CAZ và ∠KBC = ∠KAC = ∠BAZ = ∠CZA, do đó:
DB XB XZ
4KBC ∼ 4CZA mà = = do đó: ∠CKD = ∠XCA = ∠AKB đến
DC XC XA
đây xử lí giống lời giải 1 và có điều phải chứng minh.
Thay đổi vị trí các điểm E, F trên hình vẽ sao cho AE = AF ta cũng thu được nhiều
kết quả mở rộng thú vị.
Bài toán 2(Trần Quân): Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Đường tròn (K) tiếp
xúc trong với (O) tại D và CA, AB tại E, F . I là tâm nội tiếp tam giác ABC.
AI ∩ BC = T và ID ∩ BC = N . Gọi (AEF ) ∩ AN = A, G. Gọi (ABG) ∩ AI = A, Q.
Chứng minh rằng: B, F, Q, T đồng viên.

6
Lời giải(Nguyễn Duy Khương): Bổ đề : Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Đường
tròn A − M ixtilinear nội tiếp xúc (O), CA, AB tại D, E, F . I là tâm nội tiếp tam
giác ABC. ID ∩ BC = P . Hạ BK ⊥ AI(K ∈ AI). Khi đó: P, E, K thẳng hàng.

Chứng minh bổ đề : Gọi M là trung điểm cung BC không chứa A của (O) thì:
M, I, D, P thẳng hàng. AI ∩ (O) = N, A. Ta đã biết kết quả cơ bản đó là:
EF, BC, DN đồng quy tại S do đó: (SP, BC) = −1 hay là E(SP, BC) = −1.
Lại gọi BK ∩ AC = T . Ta thấy rằng: K là trung điểm BT mà: BT kSE nên ta có:
E(SK, BT ) = −1 = E(SK, BC) = −1 vậy P, E, K thẳng hàng.
Quay trở lại bài toán, gọi J là hình chiếu của B lên AT , BJ ∩ AN = R. Ta
có: ∠RBF = ∠AF E = ∠F GA do đó: F, G, R, B đồng viên. Theo bổ đề thì:
N, J, E thẳng hàng do đó: ∠N JB = ∠JEF = ∠EJB nên: BR là phân giác góc
∠F JN . Theo tính chất hàng chùm điều hoà phân giác thì: J(RT, F N ) = −1 do
A
đó: JB, AN, F T đồng quy. Xét phép nghịch đảo: IAF.AB : F ↔ B, G ↔ R, T ↔ Q0
mà F, R, T thẳng hàng nên: A, B, R, Q đồng viên do đó: Q ≡ Q0 suy ra: AF.AB =
0

7
AQ.AT hay là: F, B, Q, T đồng viên(điều phải chứng minh).
Sau đó bài toán này tiếp tục được tổng quát hơn nữa. Và từ mô hình mới đó chúng
ta cũng tìm ra nhiều tính chất thú vị xung quanh.
Bài toán 3(Nguyễn Duy Khương): Cho tam giác ABC không cân. Lấy E, F
thuộc AC, AB sao cho AE = AF . Trung trực EF cắt BC tại T . BE ∩ CF = H và
AH ∩ (AEF ) = A, P . Gọi (AP B) cắt trung trực EF tại Q 6= A. Chứng minh rằng:
B, F, Q, T đồng viên.

Lời giải 1(Nguyễn Duy Khương): Gọi EF ∩ BC = S, AH ∩ BC = D. Đường


thẳng qua B song song EF cắt AC tại M và cắt phân giác góc ∠BAC tại K. Hiển
nhiên K là trung điểm BM do đó theo hàng điểm điều hoà cơ bản thì: E(SK, BM ) =
−1 = E(SK, BC). Theo hàng điểm điều hoà cơ bản thì: (SD, BC) = −1 do
đó: E(SD, BC) = −1 hay là: D, K, E thẳng hàng. Do đó: ∠F KB = ∠KED =
∠KF E = ∠DKB hay KB là phân giác ∠F KD. Gọi F D∩AT = I, ta có: KI ⊥ KB

8
do đó: K(BI, DF ) = −1 hay là: F T, KB, AD đồng quy tại R. Ta có: BRkEF do
đó: ∠RBF = ∠AF E = ∠F P A hay là: F P RB nội tiếp do đó: AF.AB = AP.AR.
A
Xét phép nghịch đảo IAF.AB : F ↔ B, R ↔ P, T ↔ Q0 . Do F, R, T thẳng hàng nên
A, Q , B, P đồng viên vậy Q ≡ Q0 dẫn tới: AQ.AT = AF.AB hay là: F, Q, B, T đồng
0

viên(điều phải chứng minh).


Nhận xét: Việc mở rộng bổ đề ở bài toán 5 chính là mấu chốt để giải quyết bằng
cách này.
Lời giải 2(Trần Quân): Gọi (O) là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. AH ∩
BC = D và AT ∩ (O) = G, A. (AEF ) ∩ (O) = X, A và theo định lí Ceva thì ta
DB BF
có: = vậy X, D, G thẳng hàng. Qua E kẻ đường thẳng song song GC
DC CE
cắt AG, XG, BC tại Q0 , L, R. Ta có: ∠XLE = ∠XGC suy ra ∠XLE + ∠XAE =
∠XGC + ∠XAC = 180◦ suy ra L ∈ (AEF ). ∠BRE = ∠BCG = ∠BXL =
∠BAQ0 = ∠T AE suy ra XLBR, AQ0 BR, AET R nội tiếp. Do XLBR nội tiếp suy
ra DB.DR = DL.DX = DP.DA nên AP BR nội tiếp. Vậy A, Q0 , P, B, R đồng viên
hay là: Q ≡ Q0 dẫn tới ∠AF Q = ∠AEQ = ∠AT R suy ra B, F, Q, T đồng viên(điều
phải chứng minh).
Nhận xét: Cách tạo điểm Q0 rất hay và tinh tế.
Mô hình mở rộng trên còn nhiều điều đáng chú ý. Ta sẽ mở rộng bài toán khá kinh
điển sau lên mô hình mới:
Bài toán 4: Cho tam giác ABC có tâm nội tiếp I. Đường thằng qua I vuông AI
cắt AB, AC tại F, E. Chứng minh rằng trục đẳng phương của (ABE) và (ACF ) đi
qua tiếp điểm đường tròn A − M ixtilinear nội.
Thay đổi giả thiết đi ta có bài toán tổng quát như sau:
Bài toán 5(Nguyễn Duy Khương): Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O). E, F ∈
AB, AC sao cho AE = AF . T là trung điểm cung BC lớn và I là trung điểm EF .
T I ∩ (O) = K, T . (KEF ) ∩ (O) = K, J. Chứng minh rằng: AJ là trục đẳng phương
(ABF ), (ACE).

9
Lời giải: Gọi AP là đường kính của (AEF ) và (AEF ) ∩ (O) = G, A theo tính chất
trục đẳng phương ta có: GA, EF, KJ đồng quy tại Q. Gọi P Q ∩ (AEF ) = S, P .
Ta có: QS.QP = QK.QJ do đó: ∠P KJ = 90◦ dẫn đến: P GQK nội tiếp. Xét
phép nghịch đảo cực Q phương tích QG.QA ta có: A ↔ G, P ↔ S, J ↔ K do
đó A, S, J thẳng hàng. Hiển nhiên ta có: AS, EF, P G đồng quy(do AP SG là hình
SE GE BE
thang cân). Từ đó: SA là phân giác trong ∠SEF do đó: = = . Gọi
SF GF CF
(ABF ) ∩ (ACE) = A, R. Ta dễ chứng minh được rằng: 4REB ∼ 4RCF (g.g) vậy
dR/AB BE SE dS/AB
tức là: = = = vậy hay là: A, S, R, J thẳng hàng.
dR/AC CF SF dS/AC

Tiếp tục ta thấy còn có thể mở rộng bài toán 1 lên như sau:
Bài toán 6(Nguyễn Duy Khương): Cho tam giác ABC nội tiếp (O). T là trung
điểm cung BC chứa A của (O). E, F nằm trên đoạn AB, AC sao cho AE = AF .
T I ∩ (O) = K, T và (KEF ) ∩ (O) = K, J. EF ∩ BC = N . Chứng minh rằng:

10
a) Chứng minh rằng: N J đi qua 1 điểm cố định.
b) OA cắt EF trên (AN J) và BC, AI cắt nhau trên (AN J).

JB SE
Lời giải: a) Ta kí hiệu hình vẽ giống như bài toán 5, ta có: = (do
JC SF
JB GE BE NB
4BJC ∼ 4 4 ESF (g.g)). Do đó theo bài toán 5 ta có: = = =
JC GF CF NC
dẫn đến: N J là phân giác ngoài góc BJC. Vậy N J đi qua điểm chính giữa cung BC
cố định của (O) là M .
b) Ta gọi AO ∩ EF = X ta có: ∠N JA = ∠AT M = 90◦ − ∠AM T . Lại có: ∠AXN =
∠A
∠OAC + 90◦ − = ∠AM T do đó: AXJN nội tiếp. Ta gọi AI ∩ BC = Y ta có:
2
∠AY N = ∠ACM = ∠AJN vậy dẫn đến A, J, I, X, N đồng viên.
Cũng từ các bài toán trên chúng ta có thể có một bài toán khá đẹp sau:

11
Bài toán 7: Cho tam giác ABC nội tiếp (O). T là trung điểm cung BC chứa A của
(O). E, F nằm trên đoạn AB, AC sao cho AE = AF và I là trung điểm của EF .
T I ∩ (O) = K, T và (KEF ) ∩ (O) = K, J. M đối xứng T qua O. Chứng minh rằng:
JM, BC, EF đồng quy.
Tiếp tục, ta có kết quả quen thuộc sau:
Bài toán 8: Cho tam giác ABC nội tiếp (O) ngoại tiếp (I) và đường tròn A −
M ixtilinear nội tiếp xúc (O) tại J. Chứng minh rằng: (AIJ) tiếp xúc OA.
Và mở rộng lên mô hình mới, ta có bài toán sau:
Bài toán 9: Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Lấy E, F thuộc đoạn AB, AC:
AE = AF . I là trung điểm EF và T là trung điểm cung BC chứa A của (O),
T I ∩ (O) = K, T . Chứng minh rằng: (AIK) tiếp xúc OA.
Xung quanh mô hình mới này còn nhiều bài toán rất thú vị. Các bạn đọc quan tâm
có thể xem bài viết trên kỉ yếu GGTH 2017 của tác giả Trần Minh Ngọc.
Ngoài các bài toán trên các bạn cũng có thể thử xử lí và mở rộng hai bài toán đẹp
sau:
Bài toán 10: Cho A là 1 điểm di động trên cung BC cố định của (O) có J là tâm
bàng tiếp góc A. (J) tiếp xúc AB, AC tại E, F . K là trung điểm cung BAC của
(O). JK ∩ (O) = K, P và EF ∩ BC = Q, (AP Q) ∩ BC = T, Q. Chứng minh rằng:
AT đi qua điểm cố định.
Bài toán 11: Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có tâm nội tiếp I. E, F là hình chiếu
của I lên AC, AB. K là tiếp điểm đường tròn A − M ixtilinear nội và EF ∩ BC = T .
M là trung điểm BC. Chứng minh rằng: AM cắt T K trên (O).

Tài liệu tham khảo


1. Những định lí chọn lọc trong hình học phẳng và các bài toán áp dụng-Nguyễn Bá
Đang.
2. Đường tròn Thebault-Nguyễn Văn Linh
3. Phép nghịch đảo và một số ứng dụng-Trần Quang Hùng

12

You might also like