You are on page 1of 12

Đường thẳng Simsons và đường thẳng

Steiner-một số ứng dụng trong giải toán


Nguyễn Duy Khương-chuyên Toán khoá 1518-THPT chuyên Hà Nội Amsterdam
Tóm tắt nội dung: Gần đây các bài toán liên quan tới hai đường thẳng Steiner
và đường thẳng Simsons xuất hiện với mật độ khá dày đặc trong các đề thi HSG
THPT, các đề thi HSG các nước. Trong bài viết này tôi xin giới thiệu lại về hai
đường thẳng này cùng một số bài toán vận dụng. Đặc biệt cảm ơn thầy Nguyễn
Việt Hà-GV THPT chuyên Lào Cai đã gợi ý cho tôi về việc viết chuyên đề này.

I) Định nghĩa cùng một số tính chất


Trước tiên tôi xin nêu lại định nghĩa về đường thẳng Simsons cùng đường thẳng
Steiner.
Bài toán 1(Đường thẳng Simsons): Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O).
Lấy M là 1 điểm nằm trên (O). Gọi D, E, F lần lượt là các chân đường cao hạ từ M
xuống BC, CA, AB. Khi đó D, E, F cùng nằm trên một đường thẳng gọi là đường
thẳng Simsons.

1
Lời giải: Không giảm tính tổng quát ta giả sử M nằm trên cung BC nhỏ của (O). Ta
thấy các tứ giác M DBF, M DCE, M BAC nội tiếp do đó có: ∠M ED = ∠M BF =
∠M CA mà ∠M EF = 180◦ − ∠M CA do đó ∠M ED + ∠M EF = 180◦ do đó: E, F, D
thẳng hàng(đpcm).
Bài toán 2(Đường thẳng Steiner): Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O).
Lấy M là 1 điểm nằm trên (O). Gọi X, Y, Z lần lượt là các điểm đối xứng của M qua
BC, CA, AB. Khi đó X, Y, Z thẳng hàng và cùng đi qua trực tâm tam giác ABC.

Lời giải: Gọi CH, BH cắt lại (O) tại các điểm L, K. Ta không chứng minh lại các
kết quả cơ bản là F, E lần lượt là trung điểm LH, HK. Áp dụng tính chất đối xứng
thì LHM Z, M HKY là các hình thang cân do đó ∠LM Z + ∠LHK + ∠KHY =
∠CLM + ∠BHC + ∠BKM = 180◦ − ∠BAC + ∠BAC = 180◦ do đó H, Y, Z thẳng
hàng. Theo tính chất đường trung bình thì X, Y, Z, H thẳng hàng(đpcm).
Như vậy thông qua hai bài toán ở trên ta đã định nghĩa lại được hai đường thẳng
Simsons và đường thẳng Steiner, hiển nhiên từ định nghĩa trên ta thấy mối quan hệ
song song của chúng. Bây giờ để các bạn tiện sử dụng trong giải toán xin nêu thêm
một số tính chất xoay quanh cấu hình của hai đường thẳng này.
Tính chất 1: Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có AP, AQ đẳng giác trong tam giác,
AP cắt lại (O) tại điểm thứ hai X. Chứng minh rằng đường thẳng Simsons ứng với
X của tam giác ABC vuông góc AQ.

2
Chứng minh: Gọi M, N, K lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ X xuống AB, CA, BC.
Ta không chứng minh lại kết quả cơ bản của đường thẳng Simsons. Do tứ giác
M XN A nội tiếp suy ra ∠AN M = ∠AXM , gọi AQ ∩ M N = S do đó chú ý AP, AQ
đẳng giác thì 4AM X ∼ 4ASN do đó ∠ASN = 90◦ vậy AQ ⊥ M N (đpcm).
Tính chất 2(Định nghĩa đường thẳng Simsons và đường thẳng Steiner mở
rộng cho tứ giác): Cho tứ giác toàn phần ABCD.EF . Gọi M là điểm M iquel
của tứ giác toàn phần này. Khi đó chân đường cao hạ từ M xuống AB, BC, CD, DA
cùng nằm trên 1 đường thẳng gọi là đường thẳng Simsons của tứ giác toàn phần.
Trực tâm của các tam giác BCF, CDF, ADE, ABF cùng nằm trên một đường thẳng
gọi là đường thẳng Steiner của tứ giác toàn phần.
Tính chất 3: Đường thẳng Gauss của tứ giác toàn phần vuông góc đường thẳng
Steiner của tứ giác toàn phần(Lưu ý: Cho tứ giác toàn phần ABCD.EF . Gọi trung
điểm AC, BD, EF lần lượt là H, I, J. Khi đó H, J, I thẳng hàng chúng cùng nằm
trên 1 đường thẳng gọi là đường thẳng Gauss).
Chứng minh: Nhờ các định nghĩa trên ta chỉ cần chứng minh bài toán sau:"Cho tứ
giác ABCD gọi M, N là trung điểm AB, CD.Hai đường chéo của tứ giác cắt nhau
tại I. Gọi H, K lần lượt là trực tâm các tam giác IAD, IBC. Chứng minh rằng:
M N ⊥ HK."

3
Ta gọi X, Z lần lượt là chân các đường cao hạ từ D, A xuống AC, BD. Gọi Y, T
lần lượt là chân các đường cao hạ từ C, B xuống BD, AC. Khi đó hiển nhiên các tứ
giác ABT Z, CDXY nội tiếp. Vậy dĩ nhiên ta thấy: H, K có cùng phương tích tới
(CD), (AB). Hiển nhiên dẫn tới KH ⊥ M N (đpcm).
Tính chất 4: Cho tứ giác ABCD điều hoà nội tiếp đường tròn (O). Gọi I, H, K lần
lượt là chân đường cao hạ từ D xuống BC, CA, AB. Khi đó I là trung điểm HK(Lưu
ý: Tứ giác điều hoà ABCD là tứ giác nội tiếp thoả mãn AB.CD = AC.BD).

4
Chứng minh: Ta để ý rằng: ∠HID = ∠DBH = ∠ACD mà ∠IHD = ∠CBD =
IH ID
∠CAD do đó 4IHD ∼ 4CAD(g.g). Do đó = . Hoàn toàn tương tự
CA CD
IK ID ID.CA
thì: 4IDK ∼ 4BDA(g.g) do đó = . Như vậy IH = IK ⇔ =
BA BD CD
ID.BA
⇔ BD.CA = AB.CD(đúng).
BD
II) Vận dụng trong giải toán :
Thực tế là việc sử dụng hai đường thẳng Simsons, Steiner khá đa dạng. Việc sử
dụng hai đường thẳng này trong giải toán thường là để kết nối một số giả thiết còn
rời rạc. Riêng với đường thẳng Steiner gần đây các bài toán xuất hiện dưới dạng
chứng minh trực tâm nằm trên một đường thẳng khá nhiều do đó tôi xin đề cập nhiều
hơn tới ứng dụng này.
Bài toán 1: Cho hình bình hành ABCD có góc ∠A nhọn. Lấy điểm T ∈ BC:
4AT D nhọn. Gọi O1 , O2 , O3 lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp của các tam
giác ABT, ADT, CDT . Chứng minh rằng trực tâm tam giác O1 O2 O3 nằm trên AD.

5
Lời giải: Ta nhận thấy rằng: T đối xứng A qua O1 O2 và T đối xứng D qua O3 O1 . Vậy
để có được đpcm thì ta cần có được T, O1 , O2 , O3 đồng viên. Thật vậy chú ý: O1 O3
là trung trực T D và O1 O2 là trung trực AT do đó ∠O2 O1 O3 = 180◦ − ∠AT D. Đến
180◦ − ∠T O2 D
đây ta thấy rằng: ∠O2 T D = = 90◦ − ∠T AD đồng thời: ∠O3 T D =
2
180◦ − ∠T O3 D
= 90◦ − ∠T DA do đó ∠O2 T O3 = 180◦ − ∠T AD − ∠T DA = ∠AT D.
2
Do đó T ∈ (O1 O2 O3 ) nên áp dụng định lí về đường thẳng Steiner thì có đpcm.
Nhận xét: Bài toán này không khó xong nó mở đầu cho tư duy về cách sử dụng đường
thẳng Steiner với dạng bài chứng minh trực tâm nằm trên một đường thẳng.
Bài toán 2: Cho tứ giác toàn phần ABCDEF . Gọi Oa , Ob , Oc lần lượt là các tâm
ngoại tiếp các tam giác CDE, AEF, DF B. Chứng minh rằng trực tâm tam giác
Oa Ob Oc nằm trên EF .

6
Lời giải: Gọi M là điểm M iquel của tứ giác toàn phần ABCD.EF . Khi đó ta có
được M nằm trên (BF D) và đồng thời nằm trên (Oa Ob Oc ). Do đó M đối xứng D qua
Oa Oc và đồng thời M đối xứng F qua Ob Oc . Từ đó sử dụng định lí về đường thẳng
Steiner thì ta thu được trực tâm tam giác Oa Ob Oc nằm trên DF hay EF (đpcm).
Bài toán 3(Nguyễn Văn Linh): Cho tam giác ABC có AD là đường đối trung
của tam giác ABC. Lấy E, F trên AB, AC sao cho DE = DF . K là trực tâm tam
giác AEF . Gọi H là trực tâm tam giác ABC.Chứng minh rằng (AK) tiếp xúc (O)
và (BHC).

7
Lời giải: Để chứng minh (AK) tiếp xúc (O) không khó ta chỉ cần chứng minh AK
và AH đẳng giác là ổn. Gọi M là trung điểm BC thì ta có: AD là trung tuyến tam
giác AEF lại là đối trung tam giác ABC nên ta có: 4AEF ∼ 4ACB(c.g.c) do đó ta
thấy ngay là: AH, AK đẳng giác(chúng là trực tâm của 2 tam giác đồng dạng trung
đỉnh). Gọi T là hình chiếu của H lên AM . Khi H, T, K thẳng hàng khi đó dĩ nhiên
(AK) tiếp xúc (O)(tính chất vị tự). HK chính là đường thẳng Steiner của tứ giác
toàn phần AEDF BC do đó KH song song với đường thẳng Steiner ứng với điểm
M iquel của tứ giác toàn phần này, đó chính là điểm X là giao AD và (O). Ta thấy
rằng: ∠BXD = ∠C = ∠AEF (chứng minh trên) do đó tứ giác BDXE nội tiếp hiển
nhiên khi đó X là điểm M iquel của tứ giác toàn phần AEDF BC. Vậy ta quy bài
toán về tính chất 1 và thấy ngay điều phải chứng minh.
Nhận xét: Bài toán trên đề cập tới một mảng khá thú vị trong các trường hợp đặc
biệt của hai đường đẳng giác đó là đường trung tuyến và đường đối trung.
Chúng ta khép lại ứng dụng của đường thẳng Simsons bằng bài toán khó sau:
Bài toán 4(Nguyễn Văn Linh): Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) có
trực tâm H. P là một điểm thuộc cung BC không chứa A của (O)(P 6= B, C).P 0 đối
xứng P qua BC. (OP P 0 ) cắt AP tại G. Chứng minh rằng trực tâm tam giác AGO
nằm trên HP 0 .

8
Lời giải(Nguyễn Duy Khương): Gọi AH cắt (AGO) tại điểm J khác A. Thế thì:
∠JOG = ∠HAG = ∠GP P 0 (do AH//P P 0 )=180◦ − ∠GOP 0 do đó O, P 0 , J thẳng
hàng. Lại có: ∠GJO = ∠P AO = ∠GP O = ∠GP 0 O do đó tam giác GJP 0 cân tại
G. Lại có: ∠JGP 0 = ∠AOP = 2∠ACP . Lại có: ∠AHP 0 = ∠HP P 0 = ∠ACP (do
nếu gọi AH cắt lại (O) tại D thì HDP P 0 là hình thang cân nên dĩ nhiên ∠HP P 0 =
∠ACP ) do đó G là tâm (JHP 0 ). Ta gọi K là giao (JHP 0 ) cắt (AGO) tại điểm K
khác J.
Lại có: ∠GKO = ∠OAG = ∠GP O = ∠GP 0 O do đó ∠OP 0 K = ∠OKP 0 nên
OK = OP 0 vậy khi đó dĩ nhiên K đối xứng P 0 qua GO từ đó GK = GH = GP 0 mà
∠GHJ = ∠GJH = 180◦ − ∠AJG = ∠AOG = ∠AKG vậy thì K cũng đối xứng H
qua AG. Vậy theo định lí về đường thẳng Steiner thì trực tâm tam giác AGO nằm
trên HP 0 (đpcm).

Nhận xét: Ở lời giải trên tác giả đã có một lời giải khác với lời giải gốc của người ra
đề. Điểm thú vị của lời giải này và của phương pháp sử dụng đường thẳng Steiner
chính là việc không cần nhất thiết chỉ ra trực tâm của tam giác đó.
Bài toán 5(THTT): Cho tam giác ABC(AB > AC). Phân giác góc ∠BAC cắt
(O) tại E 6= A. Gọi M, N là trung điểm của BC, CA. F là hình chiếu của E lên AB.
M N ∩ AE = K. Chứng minh rằng: KF kBC.

9
Lời giải(Nguyễn Duy Khương): Gọi L là hình chiếu của E lên AC. Áp dụng định
lí về đường thẳng Simsons thì F, M, L thẳng hàng. Chú ý đường thẳng Simsons thì
song song đường thẳng Steiner do đó áp dụng tính chất 1 cho hai đường đẳng giác
suy biến thành phân giác AE thì F M ⊥ AE. Để ý rằng: M N kAB do đó M K ⊥ EF .
Vậy M là trực tâm tam giác EF K. Do đó M E ⊥ F K hay là KF kBC(đpcm).
Nhận xét: Việc sử dụng các tính chất là phải linh hoạt thì mới cho ra lò những lời
giải đẹp, thú vị.
Bài toán 6(THTT): Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Một đường tròn (O0 ) tiếp
xúc trong với (O),tiếp xúc AB, AC lần lượt tại S, E, F . Gọi AS ∩ (O0 ) = S, D. Từ S
hạ các chân đường vuông góc H, K, L xuống DE, DF, EF . Chứng minh rằng: L là
trung điểm HK.

10
Lời giải(Nguyễn Duy Khương): Từ giả thiết ta thấy rằng: AF, AE tiếp xúc (O0 )
do đó tứ giác F DES là 1 tứ giác điều hoà. Đến đây ta áp dụng tính chất số 4
cho đường thẳng Simsons ứng với điểm S ∈ (EDF ) thì hiển nhiên L là trung điểm
HK(đpcm).
Nhận xét: Lời giải này tuy ngắn gọn xong tính chất số 4 không tự nhiên có nên các
bạn khi đi thi cần phải chứng minh lại như một bổ đề thiết yếu.
Việc luyện tập để có cảm giác tốt nhất với hai đường thẳng trên là vô cùng quan
trọng bởi việc kẻ thêm các đường phụ đôi khi khá "kín". Cuối cùng tôi xin đề nghi
một số bài tập.
Bài toán 7(IMO 2007): Cho 5 điểm A, B, C, D, E sao cho ABCD là hình bình
hành và BCDE là 1 tứ giác nội tiếp. d là 1 đường thẳng qua A cắt DC, BC ở F, G.
Giả sử EF = EG = EC. Chứng minh rằng: d là phân giác ∠DAB.
Bài toán 8(Lê Bá Khánh Trình): Cho tam giác ABC nội tiếp (O) và 2 điểm P, Q
trên (O). Pa đối xứng P qua BC. A0 = QPA ∩ BC. Tương tự với cách xác định các
điểm B 0 , C 0 . Chứng minh rằng: A0 , B 0 , C 0 thẳng hàng.
Bài toán 9(JBMO 2001): Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). E là 1 điểm bất kì
trên (O). K, L, M, N lần lượt là hình chiếu của E trên AD, AB, BC, CD. Chứng
minh rằng: N là trực tâm tam giác KLM khi và chỉ khi ABCD là 1 hình chữ nhật.
Bài toán 10(Đường thẳng Droz-Farzy): Cho hai đường thẳng bất kì vuông

11
góc với nhau tại trực tâm tam giác ABC. Chúng cắt các cạnh BC, CA, AB tại
X, X 0 , Y, Y 0 , Z, Z 0 . Chứng minh trung điểm XX 0 , Y Y 0 , ZZ 0 thẳng hàng.

12

You might also like