You are on page 1of 6

THPT PHÚ NHUẬN TỔ GDHN - GDĐP

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ HKII


NĂM HỌC 2023 - 2024
CHỦ ĐỀ 2. DANH NHÂN TP. HCM
Câu 1. Danh nhân nào có đóng góp về văn hoá, giáo dục,… góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế,
văn hoá, giáo dục của Thành phố Hồ Chí Minh?
A. Nguyễn Thái Bình B. Nguyễn Hữu Cảnh
C. Nguyễn Đình Chiểu D. Nguyễn An Ninh
Câu 2. Nguyễn Hữu Cảnh sau khi lập phủ Gia Định, đã chiêu mộ người dân nơi nào để khai khẩn đất
hoang?
A. Bình Định, Quảng Bình, Thừa Thiên, Phú Yên và Quảng Nam.
B. Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi và Thừa Thiên.
C. Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị và Khánh Hòa.
D. Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
Câu 3. Người anh hùng đứng ở hàng đầu trong sự nghiệp giữ đất Nam Kỳ, đầu những năm 60 của thế
kỉ XIX là ai?
A. Nguyễn Hữu Cảnh B. Trương Định C. Nguyễn An Ninh D. Huỳnh Tịnh Của
Câu 4. Năm 1700, nhân vật nào được lệnh đem quân sang kinh lí đất Chân Lạp?
A. Nguyễn Thái Bình B. Nguyễn Hữu Cảnh
C. Nguyễn Đình Chiểu D. Nguyễn An Ninh
Câu 5. Khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định, Trương Định đem quân đồn điền của mình lên đóng ở
Thuận Kiều (Gia Định) vào năm nào?
A. 1858 B. 1859 C. 1860 D. 1861
Câu 6. Năm 1925, Nguyễn An Ninh sang Pháp, ông đã cho xuất bản tác phẩm nào gây tiếng vang lớn,
tố cáo với nhân dân Pháp tội ác của chế độ thực dân?
A. Tác phẩm “Thanh niên Cao vọng Đảng” B. Tác phẩm “Đông Dương đại hội”
C. Tác phẩm “Nước Pháp ở Đông Dương” D. Tác phẩm “Đấu tranh”
Câu 7. Năm 1958, nhân dịp Bác Tôn tròn 70 tuổi, Bác Hồ đã thay mặt nhân dân, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng Bác Tôn Huân chương cao quý nào nhất
của Nhà nước ta?
A. Huân chương Chiến công B. Huân chương Dũng cảm
C. Huân chương Sao vàng D. Huân chương Hồ Chí Minh
Câu 8. Danh nhân nào được phong tặng tước Lễ Thành Hầu?
A.Nguyễn Hữu Cảnh B. Nguyễn An Ninh C. Trương Định D. Tôn Đức Thắng.
Câu 9. Người dân suy tôn chức Bình Tây Đại Nguyên Soái cho vị anh hùng nào?
A.Nguyễn Hữu Cảnh B. Nguyễn An Ninh C. Trương Định D. Tôn Đức Thắng.
Câu 10. Người nào đã lập ra tổ chức “Thanh niên Cao vọng Đảng”, một tổ chức yêu nước hoạt động
theo nguyên tắc Hội kín ở Nam Kỳ?
A.Nguyễn Hữu Cảnh B. Nguyễn An Ninh C. Trương Định D. Tôn Đức Thắng.
Câu 11. Người chống lệnh bãi binh của Triều đình Huế, tiếp tục lãnh dạo nhân dân Sài Gòn và 3 tỉnh
miền Đông Nam kỳ chống Pháp là
A.Nguyễn Hữu Cảnh B. Nguyễn An Ninh C. Trương Định D. Tôn Đức Thắng.
Câu 12. Công hội bí mật - tổ chức công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam, do ai thành
lập?
A.Nguyễn Hữu Cảnh B. Nguyễn An Ninh C. Trương Định D. Tôn Đức Thắng.
Câu 13. Khái niệm đúng về danh nhân:
A. Danh nhân là người nổi tiếng, được nhiều người luôn tưởng nhớ và tài năng xuất chúng.
B. Danh nhân là người nổi tiếng, có cống hiến nổi bật, có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và được xã
hội ghi nhận.
C. Danh nhân là nhóm người nổi tiếng, có cống hiến nổi bật, có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và
được xã hội ghi nhận.
D. Danh nhân là nhóm người nổi tiếng, có cống hiến nổi bật, được nhiều người luôn tưởng nhớ và tài
năng xuất chúng.
Câu 14. Có bao nhiêu thông tin đúng về danh nhân Nguyễn Hữu Cảnh:
I. Sinh năm 1655 và mất năm 1700.
II. Là người có công lớn trong sự nghiệp Nam tiến của nhân dân ta.
III. Là người đặt nền tảng cho sự ra đời của vùng đất Sài Gòn.
IV. Quê hương ở tỉnh Quảng Trị.
V. Năm 1700, ông chính thức sát nhập vùng đất Sài Gòn – Gia Định vào vùng bản đồ Đại Việt.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 15. Tờ báo tiếng Pháp La Cloche Fêlée (Chuông rè) phát hành công khai ở Sài Gòn do Nguyễn
An Ninh sáng lập vào năm nào?
A. 1924 B. 1922 C. 1923 D. 1925
Câu 16. Bác Tôn Đức Thắng đã được vinh dự nhận Huân chương Sao Vàng – huân chương cao quý
nhất của Nhà nước ta nhân dịp sinh nhật bác Tôn tròn bao nhiêu tuổi?
A. 60 B. 70 C. 75 D. 65
Câu 17. Tại Thành phố Hồ Chí Minh có Bảo tàng, một con đường, một giải thưởng, một trường đại
học và một trường trung học phổ thông mang tên
A.Nguyễn Hữu Cảnh B. Nguyễn An Ninh C. Trương Định D. Tôn Đức Thắng .
Câu 18. Năm 1936, người nào đã phát động phong trào “Đông Dương đại hội”:
A. Trương Định B. Nguyễn An Ninh
C. Nguyễn Hữu Cảnh D. Tôn Đức Thắng
Câu 19. Danh nhân nào khởi xướng, tập hợp, lãnh đạo, tham gia các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm….
A. Nguyễn Thái Bình B. Nguyễn Hữu Cảnh
C. Võ Trường Toản. D. Huỳnh Tịnh Của.
Câu 20. Người anh hùng nào đứng đầu trong sự nghiệp giữ đất Nam Kỳ, đầu những năm 60 của thế
kỉ XIX?
A. Trương Định B. Nguyễn An Ninh
C. Nguyễn Hữu Cảnh D. Tôn Đức Thắng
Câu 21: Điền vào chỗ trống: Năm 1940, Phát xít Nhật đã hai lần cử người ra Côn Đảo gặp gỡ thuyết
phục đón ……………….. về lập Chính phủ thân Nhật, ông đã khẳng khái từ chối
A.Nguyễn Hữu Cảnh B. Nguyễn An Ninh C. Trương Định D. Tôn Đức Thắng.
Câu 22: Danh nhân nào sau đây không phải là người có đóng góp về văn hóa, giáo dục ở Thành phố
Hồ Chí Minh ?
A.Sương Nguyệt Anh B. Huỳnh Tịnh Của
C. Nguyễn Thái Bình D. Trịnh Hoài Đức
Câu 23: Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược và tiến hành công cuộc khẩn hoang đất Đàng Trong
trong bao lâu ?
A. 1 năm B. 5 năm C. 10 năm D. 15 năm
Câu 24: Câu nói “Triều đình nghị hòa thì cứ nghị hòa, còn việc của Định thì Định cứ làm. Định thà
đắc tội với Triều đình chứ không nỡ ngồi nhìn giang san này chìm đắm…” là câu trả lời của Trương
Định dành cho ai ?
A. Vua Tự Đức B. Phan Thanh Giản C. Nguyễn Tri Phương D. Vua Thành Thái
Câu 25: Tờ báo tiếng Pháp La Cloche Fêlée (Chuông rè) do Nguyễn An Ninh phát hành không nhằm
mục đích nào sau đây ?
A. Công khai phê phán chính quyền thực dân Pháp C. Thể hiện ý thức đoàn kết giai cấp
B. Quảng bá tư tưởng cách mạng D. Thức tỉnh đồng bào, lột trần bản chất thực dân Pháp
CHỦ ĐỀ 3. PHONG TỤC, LUẬT TỤC VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở TP.HCM
Câu 26. Các tập tục, phong tục tập quán của một cộng đồng, được hình thành tự phát và được các
thành viên trong cộng đồng chấp nhận, tuân theo trong quan hệ với nhau thì được gọi là:
A. Luật tục B. Phong tục C. Tập quán D. Pháp luật
Câu 27. Có bao nhiêu hoạt động sau là phong tục của người Việt trong Tết Nguyên Đán ?
I. Cúng ông Công, ông Táo II. Gói bánh chưng, bánh tét
III. Bày mâm ngũ quả IV. Làm lễ cúng tổ tiên
V. Đón giao thừa VI. Chúc Tết và lì xì đầu năm
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 28. Điền vào chỗ trống nội dung còn thiếu trong Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình: “Vợ chồng
(1)………….. với nhau, có (2)……………. và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”
A. (1): bình đẳng; (2): nghĩa vụ B. (1): nghĩa vụ; (2): bình đẳng
C. (1): đồng thuận; (2): nghĩa vụ D. (1): thương yêu; (2): trách nhiệm
Câu 29. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào không có tác dụng lan toả rộng rãi những giá trị tốt
đẹp của phong tục, luật tục?
A. có lối sống văn minh, lịch sự, phù hợp với thuần phong mĩ tục của cộng đồng và thời đại.
B. Phổ biến nét đẹp của phong tục, luật tục sâu rộng đến tất cả mọi người.
C. Tuyên truyền nét đẹp của phong tục, luật tục để phát huy và phòng tránh được tác hại của một số
hủ tục.
D. Cổ xúy cho các tập tục lạc hậu như bói toán, trọng nam khinh nữ ….
Câu 30. Điền vào chỗ trống: “………là những thói quen sinh hoạt trong đời sống được cộng đồng
thừa nhận và truyền từ đời này qua đời khác, là nét đặc trưng riêng của mỗi cộng đồng, dân tộc.”
A. Luật tục B. Tập quán C. Pháp luật D. Phong tục
Câu 31. Dòng nào sau đây nói đúng về tình hình tồn tại của luật tục tại thành phố Hồ Chí Minh ?
A. Thành phố Hồ Chí Minh hiện là một đô thị thương mại, công nghiệp, là nơi hội tụ đa tộc người,
người dân nhập cư liên tục nên luật tục khó tồn tại với các dạng thức nguyên bản mà đã được luật
pháp hóa.
B. Thành phố Hồ Chí Minh hiện là một đô thị thương mại, công nghiệp, là nơi hội tụ đa tộc người,
người dân nhập cư liên tục nên luật tục dễ dàng tồn tại với các dạng thức nguyên bản mà đã được luật
pháp hóa.
C. Thành phố Hồ Chí Minh hiện là một đô thị thương mại, công nghiệp, là nơi hội tụ đa tộc người,
người dân nhập cư liên tục nên luật tục khó tồn tại với các dạng thức nguyên bản mà không được luật
pháp hóa.
D. Thành phố Hồ Chí Minh hiện là một đô thị thương mại, công nghiệp, là nơi hội tụ đa tộc người,
người dân nhập cư liên tục nên luật tục khó tồn tại với các dạng thức nguyên bản mà sắp được luật
pháp hóa.
Câu 32. Tập tục nào của người Việt có từ lâu đời, thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc độc
đáo của người Việt Nam qua thành ngữ “miếng trầu là đầu câu chuyện”
A. Tập tục ăn trầu C. Tập tục dâng trầu
B. Tập tục mời trầu D. Tập tục trầu cau
Câu 33. Dòng nào sau đây nói đúng về đặc trưng pháp luật của nhà nước Viêt Nam đối với luật tục?
A. Pháp luật của nhà nước đã thể hiện được ý chí của các dân tộc trên toàn lãnh thổ Việt Nam, mà
trong đó có lợi ích của đồng bào các dân tộc thiểu số tương tự với những quy định trong luật tục.
B. Pháp luật của nhà nước đã thể hiện được lợi ích chung của các dân tộc trên toàn lãnh thổ Việt Nam,
mà trong đó có lợi ích của đồng bào các dân tộc thiểu số tương tự với những quy định trong luật tục.
C. Pháp luật của nhà nước đã thể hiện được ý chí và lợi ích chung của các dân tộc trên toàn lãnh thổ
Việt Nam, mà trong đó có không có lợi ích của đồng bào các dân tộc thiểu số tương tự với những quy
định trong luật tục.
D. Pháp luật của nhà nước đã thể hiện được ý chí và lợi ích chung của các dân tộc trên toàn lãnh thổ
Việt Nam, mà trong đó có lợi ích của đồng bào các dân tộc thiểu số tương tự với những quy định
trong luật tục.
Câu 34. Mỗi công dân cần có trách nhiệm lan tỏa rộng rãi những giá trị tốt đẹp của phong tục, luật tục
bằng phương thức nào?
A. Tuyên truyền nét đẹp của phong tục, luật tục
B. Chối bỏ, tẩy chay phong tục, luật tục
C. Tuyên truyền những hủ tục lạc hậu
D. Tuyên truyên đổi mới hoàn toàn phong tục, luật tục
Câu 35.Hôn lễ của người Chăm gồm các lễ
A. chạm ngõ, hỏi, cưới. B. dạm hỏi, lễ hỏi, lễ tặng quà, lễ cưới.
C. nạp thái, vấn danh, nạp cát. D. nạp thái, nạp cát, nạp tệ.
Câu 36. Hôn lễ người Khơ me gồm
A. lễ nói, lễ hỏi, lễ cưới. B. chạm ngõ, hỏi, cưới.
C. dạm hỏi, lễ hỏi, lễ tặng quà, lễ cưới. D. nạp thái, nạp cát, nạp tệ.
Câu 37. “Qui chế dân chủ ở cơ sở » là
A. luật tục B. Luật pháp C. Phong tục D. kết hợp luật tục và luật pháp.
Câu 38. Quan niệm “Phận của đàn ông là chiến đấu, phận của người đàn bà là sinh nở” là của đồng
bào?
A. Người Khơ me B. Người Thái C. Người Chăm D. Người Kinh
Câu 39. Điền vào chỗ trống nội dung còn thiếu:
“Giáo dục pháp luật là sự tác động có định hướng, có tổ chức, nhằm hình thành ……………………….
phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho công dân tự giác tuân thủ, thi hành pháp luật, nâng cao
ý thức pháp luật của công dân”.
A. tri thức, tình cảm và hành vi. B. nhân cách và trí tuệ. C. thái độ. D. cách ứng xử.
Câu 40. Hình ảnh bên dưới là nghi thức gì và được diễn ra ở đâu ?

A. Khiêng Kiệu ở Miếu Phù Châu trên sông Vàm Thuật.


B. Lễ hội Kỳ Yên tại bờ biển Cần Giờ.
C. Lễ Hội Nghinh Ông ở bờ sông Sài Gòn.
D. Khiêng Kiệu Nghinh Ông ở Cần Giờ.
Câu 41. Tập tục đi tu của con trai từ 12 tuổi trở lên người Khơ-me là để:
A. Học được cách làm người, chuẩn bị cho cuộc sống tốt đẹp ở ngày mai, là một cơ hội để học chữ nghĩa,
đạo lí và rèn luyện đức hạnh.
B. Rèn luyện đức hạnh, được học chữ và đủ điều kiện sống tự lập.
C. Được bình đẳng giới với con gái.
D. Có cơ hội thăng quan tiến chức.
Câu 42. Hôn nhân của đồng bào Chăm ở Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện theo
A. Phong tục B. Luật tục C. Pháp luật. D. Tập quán
Câu 43. Điền vào chỗ trống: …………………..là một di sản văn hoá của tộc người, một kho tàng tri
thức dân gian về quản lí cộng đồng; điều hoà các quan hệ xã hội và xây dựng đời sống văn hoá làng
xã; cố kết cộng đồng về mặt tổ chức xã hội và đời sống tâm linh, sinh hoạt văn hoá.
A. Phong tục B. Luật tục C. Phong tục, luật tục D. Tập quán
Câu 44: “Hình thành thói quen xử sự theo pháp luật với động cơ tích cực. Thói quen này được hình
thành dựa trên nền tảng của động cơ về hành vi hợp pháp, tích cực” là
A. Mục đích của giáo dục pháp luật
B. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
C. Thực trạng thực hiện pháp luật ở Thành phố Hồ Chí Minh
D. Tất cả đều đúng
Câu 45: Điền vào chỗ trống: ………………….. là hình thức đặc thù của tri thức dân gian, bao gồm
những quy tắc ứng xử hình thành tự phát được cộng đồng chấp nhận, trở thành chuẩn mực, truyền từ
đời này qua đời khác và được mọi người tuân thủ nghiêm ngặt.
A. Phong tục B. Luật tục C. Pháp luật. D. Tập quán
Câu 46: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau: “Pháp luật là một hệ
thống các……xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính……phổ biến, tính xác định chặt chẽ
về mặt hình thức và tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực nhà nước và được
Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.”
A. chuẩn mực – thông báo C. quy tắc – bắt buộc
B. quy tắc – quy phạm D. chuẩn mực – điều chỉnh
Câu 47: Luật tục là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu phạm trù nào sau đây ?
A. Lịch sử, địa lí B. Ngôn ngữ, chữ viết
C. Lịch sử, văn hóa xã hội D. Ngôn ngữ, tri thức dân gian
Câu 48: Trong lễ hội Nghing Ông tại huyện Cần Giờ (TP.HCM) thì ghe được chọn phải đảm bảo điều
kiện nào?
A. Có thờ xương cá ông C. Được hội Vạn Thạnh chọn và trang trí
B. Phải dừng trước cửa biển Cần Thạnh D. Chủ ghe không có tang chế
Câu 49: Có bao nhiêu ý đúng dưới đây khi nói về ý nghĩa tục ăn trầu của người Việt:
I. Thể hiện nếp sinh hoạt đậm tính dân tộc II. Biểu tượng của sự gắn kết, thủy chung
III. Thường hiện diện trên mâm cúng tổ tiên IV. Gắn liền trong tâm thức người Việt
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 50: Xem hình ảnh sau đây và cho biết đó là ngôi chùa nào tại Thành phố Hồ Chí Minh ?
A. Chùa Candaransi - Chantarangsay
B. Chùa Chol Nam Thmay
C. Chùa Sê-Rây Vong-Sa Chey-Ya-Ram
D. Chùa Wath-Chro-Luông

You might also like