You are on page 1of 5

Trường: ......................................................

KIỂM TRA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6


Họ và: ....................................................... NĂM HỌC: 2023 -2024
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (7 điểm)
Câu 1: Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?
A. Đọc một trang sách. B. Kéo một gàu nước.
C. Nâng một tấm gỗ. D. Đẩy một chiếc xe.
Câu 2: Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó
A. lò xo tác dụng vào vật một lực đẩy. C. vật tác dụng vào lò xo một lực nén.
B. lò xo tác dụng vào vật một lực nén. D. vật tác dụng vào lò xo một lực kéo.
Câu 3: Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng?
A. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.
B. Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng.
C. Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.
D. Quả bóng không bị biến đổi.
Câu 4: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?
A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh. B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.
C. Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước. D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại.
Câu 5: Một thùng hoa quả có trọng lượng 50N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg?
A. 5 kg. B. 0,5 kg. C. 50 kg. D. 500 kg.
Câu 6: Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết
A. trọng lượng của vật đó. B. thể tích của vật đó.
C. khối lượng của vật đó. D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của vật khác.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Một hành tinh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao.
B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Vận động viên nâng tạ. B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
C. Giọt mưa đang rơi. D. Bạn Na đóng đinh vào tường.
Câu 9: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng. B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng.
C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng. D. Lực kế là dụng cụ để đo lực.
Câu 10: Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
A. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
B. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh.
C. quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng.
D. xe đạp đang xuống dốc.
Câu 11: Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất?
A. Lực giúp thuyền chuyển động trên mặt nước.
B. Lực kéo chiếc thuyền chìm xuống khi bị nước tràn vào.
C. Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước.
D. Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước.
Câu 12: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng)
chịu tác dụng của lực.
A. nằm gần nhau B. cách xa nhau C. không tiếp xúc D. có sự tiếp xúc
Câu 13: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau
B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
C. Đơn vị của trọng lượng là newton (N)
D. Cả 3 phương án trên
Câu 14: Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 3N.
Điều này có nghĩa
A. Trọng lượng của vật bằng 300g B. Trọng lượng của vật bằng 400g.
C. Trọng lượng của vật bằng 3N D. Trọng lượng của vật bằng 4N
Câu 15: Cách nào sau đây làm giảm được lực ma sát?
A.Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc với vật. B. Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc với vật.
C. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với vật.
Câu 16: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Khi viết phấn trên bảng.
B. Viên bi lăn trên mặt đất.
C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường.
Câu 17: Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do
A. lực của chân đẩy bạn đó nhảy lên. B. lực của đất tác dụng lên chân bạn đó.
C. chân bạn đó tiếp xúc với đất. D. lực của đất tác dụng lên dây.
Câu 18: Ở môi trường nào không xuất hiện lực cản?
A. Môi trường nước. B. Môi trường chân không. C. Môi trường không khí D. Cả A và C
Câu 19:Trường hợp nào sau đây, lực ma sát là có hại?
A. Bạn Lan đang cầm cốc nước mang ra mời khách.
B. Quyển sách ở trên mặt bàn bị nghiêng nhưng không rơi.
C. Bác thợ sửa xe đang vặn ốc cho chặt hơn.
D. Bạn Tú đẩy mãi cái bàn mà nó không xê dịch đến nơi bạn ý muốn.
Câu 20: Trường hợp nào sau đây, lực ma sát là có ích?
A. Đế giày dép đi sau một thời gian bị mòn.
B. Đi trên sàn nhà không bị trượt ngã.
C. Sau một thời gian đi, răng của xích xe đạp bị mòn.
D. Đẩy thùng hàng trượt trên sàn nhà khó khăn.
Câu 21: Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi em bé trượt cầu trượt. B. Lực xuất hiện khi quả táo rơi xuống mặt đất.
C. Lực xuất hiện khi hòn bi lăn trên mặt bàn. D. Lực làm cho lốp xe bị mòn.
Câu 22: Đặt vật trên một mặt bàn năm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế luôn
song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó
A.bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật.
B.bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
C.lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
D.nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
Câu 23:Để biểu diễn lực tác dụng vào vật ta cần biểu diễn các yếu tố nào?
A. gốc, hướng B. gốc, phương, chiều
C. gốc, hướng và độ lớn D. gốc, phương, chiều và hướng
Câu 24: Quả dọi của người thợ hồ cùng lúc chịu tác dụng bởi hai lực: Trọng lực và lực kéo lên
dây (lực căng dây). Hai lực này có đặc điểm
A.Là hai lực cân bằng B.Trọng lực luôn lớn hơn lực căng dây
C.Lực căng dây lớn hơn trọng lực D.Cùng phương, cùng chiều nhau
Câu 25: Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối; lực đẩy của nước muối lên phía
trên và…của quả chanh là hai lực…
A.trọng lực – cân bằng B.Cân bằng - biến dạng
C.trọng lực - lực hút D.Cân bằng - không biến
Câu 26: Phát biểu nào dưới đây là đúng với đặc điểm của lực tác
dụng vào vật theo hình biểu diễn?
A. Lực có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 30N.
B. Lực có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 30N.
C. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 30N.
D. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 30N.
Câu 27: Để đo độ lớn của một lực bằng lực kế, ta cần thực hiện các bước theo thứ tự như nào?
(1) Lựa chọn lực kế phù hơp (2) Ước lượng giá trị lực cần đo
(3) Thực hiện phép đo (4) Hiệu chỉnh lực kế
(5) Đọc và ghi kết quả đo
A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (2), (1). (3), (4), (5).
C. (2), (1). (4), (3), (5). D. (1), (2). (4), (3), (5).
Câu 28: Để đo độ lớn của lực bằng lực kế, ta phải cầm lực kế sao cho:
A.Cầm vào vỏ lực kế, sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực
B.Cầm vào vỏ lực kế, sao cho lò xo của lực kế vuông góc với phương của lực
C.Cầm vào vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế hợp với những phương của lực một góc 600
D.Cầm vào vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế vuông góc với phương nằm ngang.
Câu 29: Cầu thủ đá quả bóng bay lên cao so với mặt đất. Hỏi tại độ cao bất kì quả bóng có
những năng lượng nào?
A. thế năng đàn hồi và động năng B. thế năng hấp dẫn và động năng.
C. nhiệt năng và quang năng D. năng lượng âm và hóa năng
Câu 30:Trong các vật chất sau đây, vật chất nào đều có nhiệt năng?
A. Bóng đèn đang sáng, pin, thức ăn đã nấu chín.B. Lò sưởi đang hoạt động, Mặt Trời, lò xo dãn.
C. Gas, pin Mặt Trời, tia sét. D. Mặt Trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động.
Câu 31: Biện pháp nào sau đây là không tiết kiệm năng lượng?
A. Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt
B. Để điều hòa ở mức 260C
C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
D. Sử dụng bóng đèn dây tóc chiếu sáng cho gia đình.
Câu 32: Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện gì?
A.Chuyển động. B.Phát sáng. C.Đổi màu. D.Nóng lên.
Phần II: Tự luận ( 3 điểm)
Câu 33: Hãy nêu ví dụ về các thiết bị/ dụng cụ trong đó có sự chuyển hóa năng lượng từ
a) Hóa năng thành điện năng
b) Nhiệt năng thành quang năng
c) Điện năng thành cơ năng và nhiệt năng.
Câu 34: Quan sát các đồ vật trong nhà và trả lời câu hỏi sau:
- Tại sao cán dao, cán chổi không để nhẵn bóng?
- Tại sao người ta thường tra dầu mỡ vào các ổ trục xe đạp, ổ khóa và thay dầu xe máy
định kì?
Câu 35: Theo em nên sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên
liệu chạy xe máy, ô tô,...) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?

Bài làm:

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

You might also like