You are on page 1of 17

Bài giảng: Kỹ thuật Chiếu sáng DD &CN GVGD: ThS.

Phạm Khoa Thành

BÀI 1
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
I. Khái niệm chung
1. Ánh sáng
 Bản chất: - Sóng: Hiện tượng giao thoa.
- Hạt: Có năng lượng.
 Phạm vi nghiên cứu: Chỉ để ý đến loại ánh sáng thấy được ( = 380nm  780nm)
2. Mắt người và sự cảm nhận ánh sáng
Cấu tạo của mắt con người có một thấu kính (thủy tinh thể) ngắm, đưa hình ảnh vào màn
chiếu (võng mạc). Võng mạc là một “vùng nhạy sáng” chứa hàng triệu tế bào gọi là cones (tế bào
hình nón) và rods (tế bào hình que). Những tế bào này là một phần của hệ thống thần kinh. Các tế
bào hình nón nhạy cảm với ánh sáng trung bình và hơi chói, chúng đưa đến màu sắc, các tế bào
hình que lại nhạy cảm với các ánh sáng mức độ thấp hơn, chúng không nhận ra màu sắc. Tế bào
hình que được sử dụng vào ban đêm. Do đó, trong bóng tối con người không nhận ra màu sắc.
Với ánh sáng có cùng công suất nhưng ứng với từng bước sóng khác nhau, ta có cảm giác
khác nhau về ánh sáng. Mắt trung bình nhạy cảm với ánh sáng màu xanh lá cây, có bước sóng 
lớn nhất là 555nm.
Để biết độ nhạy cảm của mắt với ánh sáng khác, ta dựa vào ánh sáng của màu xanh lá cây
làm tiêu chuẩn. Tức là lấy độ nhạy cảm của mắt với màu xanh lá cây làm đơn vị. Do đó, độ nhạy
cảm với ánh sáng có bước sóng  sẽ thể hiện qua độ nhạy tương đối k . Ta được đường biểu diễn
k theo  có dạng:
Mối quan hệ giữa ánh sáng bất kỳ với màu xanh lá cây tính theo công thức:
F = F . k
 F : Công suất của ánh sáng có bước sóng 
 k : độ nhạy mắt với ánh sáng có bước sóng 
 F: Công suất của ánh sáng có bước sóng  đã quy đổi về ánh sáng có bước sóng 555nm,
được gọi là quang thông.
II. Các đại lượng và đơn vị đo ánh sáng
1. Quang thông F (lumen)
Quang thông là công suất của ánh sáng được đánh giá bằng con mắt trung bình của người.
Nếu ánh sáng bao gồm bước sóng từ 1  2, thì quang thông được tính:

- F đơn vị là lumen (1watt = 683 lm)

2. Cường độ ánh sáng I (cd)


a. Góc không gian: là một phần của không gian giới hạn bởi hình chóp có tâm là đỉnh của
nó. Độ lớn của góc không gian được xác định bằng tỉ số diện tích S của hình chóp và bình phương
bán kính r2, được tính:

r: khoảng cách từ đỉnh đến tâm diện tích S


Đơn vị đo góc khối là steradian (sr). Góc khối  tại điểm cực 0 cực đại khi S là toàn bộ diện
tích mặt cầu:

Trang 1
Bài giảng: Kỹ thuật Chiếu sáng DD &CN GVGD: ThS. Phạm Khoa Thành

b. Cường độ sáng: là mật độ không gian của quang thông, là đạo hàm của quang thông theo
góc không gian:

Nếu quang thông phân bố đều trên góc , thì: ; 1 cd (candela): là cường độ sáng gây
bởi quang thông 1kw trong 1 góc không gian là 1 Sr
c. Đường biểu diễn cường độ sáng: Cường độ sáng là đặc trưng quan trọng của nguồn sáng.
Trong kỹ thuật ánh sáng, mỗi nguồn sáng hoặc đèn điện được đăc trưng bởi đường biểu diễn
cuờng độ sáng, để cho biết cường độ sáng theo một hướng bất kỳ xung quanh đèn điện.

Dựa vào đường biểu diễn cường độ sáng để chọn đèn thích hợp khi thiết kế hệ thống chiếu
sáng.
3. Độ chiếu sáng E (lux)
Là mật độ quang thông mà mặt phẳng được chiếu thẳng từ nguồn sáng

Một cách tổng quát: Độ chiếu sáng E là đạo hàm của quang thông F theo diện tích S. Đơn vị
của độ chiếu sáng là lux (lx). Lux là quang thông 1 lumen chiếu trên 1 m 2. Nếu quang thông được
phân bố đều trên mặt phẳng S, thì:

Độ chiếu sáng là đại lượng quan trọng, là tiêu chuẩn để thiết kế ánh sáng.
4. Độ chói L (cd/m2)
Là đại lượng đặc trưng cho mặt phẳng chiếu sáng, đó là mặt phẳng phát sáng hay phản xạ
ánh sáng, cho ánh sáng xuyên qua. Độ sáng của mặt phẳng chiếu sáng theo một hướng nhất định là
đạo hàm của cường độ ánh sáng I  theo hướng đó, theo hình chiếu của diện tích chiếu sáng theo
hướng đó:

5. Độ tương phản C
Độ tương phản C khi mắt người quan sát một vật có độ chói L v trên nền có độ chói Ln được
định nghĩa là:

Trang 2
Bài giảng: Kỹ thuật Chiếu sáng DD &CN GVGD: ThS. Phạm Khoa Thành

Mắt người chỉ phân biệt được vật và nền ở mức chiếu sáng vừa đủ nếu: |C| > 0,01
6. Đặc tính quang học của vật chất
Ánh sáng chiếu vào vật thể thì có thể xảy ra 3 hiện tượng: 1 phần ánh sáng bị hấp thu, 1
phần phản xạ, 1 phần ánh sáng xuyên qua. Lượng ánh sáng bị hấp thu, phản xạ hay xuyên qua
được đặc trưng bởi các hệ số:
 Hệ số phản xạ:

 Hệ số hấp thu:

 Hệ số xuyên thấu:
Ta có: F = F  + F + F
 ++=1
Các hệ số , ,  phụ thuộc vào bản chất và màu sắc của vật liệu.
III. Định luật Lambert
Tùy thuộc vào bản chất và màu sắc của vật liệu, khi có ánh sáng tới sẽ có các hiện tượng:
phản xạ khuếch tán hoàn toàn hay thấu xạ khuếch tán hoàn toàn. Trong các trường hợp này, độ
chói khi nhìn vào bề mặt theo các hướng khác nhau đều bằng nhau và được tính theo định luật
Lambert như sau:
1. Phản xạ khuếch tán hoàn toàn
L = E
2. Thấu xạ khuếch tán hoàn toàn
L = E
Trong đó: E là độ rọi tại bề mặt tới
 là hệ số phản xạ của bề mặt
 là hệ số thấu xạ
L là độ chói, bằng nhau theo mọi hướng nhìn

TÓM TẮT CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐO ÁNH SÁNG

Trang 3
Bài giảng: Kỹ thuật Chiếu sáng DD &CN GVGD: ThS. Phạm Khoa Thành

VI. Đặc tính màu của ánh sáng


1. Nhiệt độ màu T đơn vị là Kelvin (K)
Nhiệt độ màu T (Kelvin) của nguồn sng bất kỳ l nhiệt độ (Kelvin) của vật đen tuyệt đối, khi đốt
nóng ở nhiệt độ đó, vật đen phát ra ánh sáng có cùng màu với nh sng của nguồn quan st.

Nguồn sáng Nhiệt độ màu T (K)


Ngọn nến 1800
Đèn sợi đốt thông thường 2500
Đèn sợi đốt Halogen 2950
Đèn huỳng quang ánh sáng trắng ấm 3000
Đèn huỳng quang ánh sáng trắng trung tính 3500 – 5500
Đèn huỳng quang ánh sáng trắng lạnh  6000
Anh sáng ban ngày trời mây 6000 ÷8000
Khi nói nhiệt độ màu của ánh sáng đèn huỳng quang 4000K không có nghĩa nhiệt độ thực
của bóng đèn là 4000K (nhiệt độ thực của bóng đèn khoảng 400C)
2. Hệ màu RGB (Red – Green – Blue)
Mơ hình mu RGB sử dụng ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh lam được tổ hợp với nhau theo
nhiều phương thức khác nhau để tạo thành các màu khác; là ba màu gốc trong các mô hình ánh
sáng bổ sung.
3. Chỉ số màu CRI
Chỉ số hoàn màu CRI (Color Rendering Index) của một nguồn sáng là chỉ số đánh giá độ
trung thực (độ sai lệch) về màu sắc của đối tượng được chiếu sáng so với một nguồn sáng lý tưởng
hoặc ánh sáng tự nhiên. Chỉ số CRI được định nghĩa bởi Ủy ban Quốc tế về chiếu sáng (CIE).
Nguồn ánh sáng có chỉ số hoàn màu cao là rất cần thiết trong các lĩnh vực chăm sóc trẻ sơ sinh,
nhiếp ảnh và điện ảnh - truyền hình.
Cùng một màu nhưng khi quan sát dưới ánh sáng của các nguồn khác nhau sẽ cảm nhận
màu không giống nhau.
Ánh sáng đơn sắc có chỉ số CRI = 0. Ánh sáng đèn sợi đốt có CRI ≈ 100. Thang đo của chỉ
số hoàn màu và các ứng dụng của các ánh sáng có chỉ số khác nhau:
- CRI = 100 (ánh sáng mặt trời ban ngày, cho màu sắc của sự vật trung thực nhất)
- CRI = 85 – 95 (ánh sáng trung thực với màu sắc, phục vụ những nơi cần độ trung thực
màu sắc cao như phòng nghiên cứu, phòng pha chế sơn, xưởng in màu)
- CRI = 70 - 85 (ánh sáng thông dụng, cho cảm nhận trung thực)
- CRI = 50 - 70 (màu sắc hơi bị biến đổi, dùng cho những khu vực không cần độ trung
thực màu sắc cao: đèn ngoài sân, đèn đường, những màu sản xuất công nghiệp không
cần độ chính xác màu sắc)
- CRI < 50: màu sắc nhợt nhạt, hiển thị không đúng thực tế.
- CRI = 0: các màu đơn sắc (đỏ, xanh lá cây, tím… làm thay đổi màu sắc khi bị nhìn thấy
của đối tượng bị chiếu sáng) – dùng trong trang trí, lễ hội…
Trong môi trường chiếu sáng, có thể chọn nguồn chiếu sáng thông thường có CRI = 70 –
85. Trong môi trường chiếu sáng chất lượng cao như công nghiệp màu, công trình văn hóa thể thao
cần chọn nguồn có CRI  85.

Trang 4
Bài giảng: Kỹ thuật Chiếu sáng DD &CN GVGD: ThS. Phạm Khoa Thành

BÀI 2
THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG
I. Nguồn sáng và đèn điện
1. Nguồn sáng
Nguồn sáng là nơi phát ra ánh sáng. Có 02 loại nguồn sáng: tự nhiên và nhân tạo
2. Đèn điện
- Nguồn sáng điện biến đổi điện năng thành quang năng, tạo ra ánh sáng nhân tạo.
- Đèn điện bao gồm: nguồn sáng, chụp đèn và các thiết bị khác.
a. Yêu cầu của đèn điện
 Phân phối quang thông theo yêu cầu sử dụng.
 Bảo vệ mắt không bị chói.
 Bảo vệ nguồn sáng trước tác hại cơ học, bụi, khí nổ…
 Yêu cầu kỹ thuật.
b. Phân loại: Theo quang thông hay cấu tạo.
* Theo quang thông: có 5 loại:
 Đèn chiếu thẳng: hơn 80% quang thông chiếu theo ½ bán cầu dưới
 Đèn gần chiếu thẳng: 60%  80% quang thông chiếu theo ½ bán cầu dưới
 Đèn chiếu tản: 40%  60% quang thông chiếu theo ½ không gian phía dưới
 Đèn chiếu gần phản xạ: 60%  80% quang thông chiếu theo ½ không gian phía trên
 Đèn chiếu phản xạ: hơn 80% quang thông chiếu theo ½ không gian phía trên
* Phân loại theo cấu tạo:
 Kiểu hở: nguồn sáng thông với bên ngoài
 Kiểu kín: Nguồn sáng đuợc ngăn với bên ngoài
 Kiểu phòng nổ: dùng ở chỗ nguy hiểm
c. Các thông số đặc trưng của nguồn điện
- Đường cong cường độ sáng

- Hiệu suất đèn điện:

- Góc bảo vệ:


II. Phân loại đèn điện
1. Đèn sợi đốt: Thông thường Halogen
2. Đèn phóng điện: Huỳnh quang, compact, thủy ngân cao áp, Halogen kim loại (Metal
halide), Natri (Sodium) cao áp và thấp áp
3. Đèn cảm ứng không điện cực
4. Đèn LED
5. Đèn Sulfur
6. Đèn Laser
III. Chấn lưu (Ballast)
Loại đèn phóng điện cần có chấn lưu để khởi động đèn và duy trì ổn định dòng phóng điện
trong đèn khi làm việc.
Có hai loại chấn lưu: Điện cảm và điện tử
IV. Bộ đèn

Trang 5
Bài giảng: Kỹ thuật Chiếu sáng DD &CN GVGD: ThS. Phạm Khoa Thành

Bộ đèn là tập hợp các thiết bị quang – điện – cơ nhằm thực hiện một hoặc toàn bộ các chức
năng; cung cấp điện vào bóng đèn, bảo vệ và phân bố ánh sáng.
Bộ đèn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tạo ra ánh sáng phân bố thích hợp, tăng hệ số sử dụng quang thông
- Kiểm soát độ chói, tránh gây khó chịu cho người sử dụng
- Bảo vệ bóng đèn
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và bảo dưỡng duy trì quang thông
1. Cấu tạo
2. Thông số điện của bộ đèn
3. Đường cong cường độ sáng (đường cong trắc quang)
4. Hiệu suất của bộ đèn
V. Nguyên tắc và tiêu chuẩn chiếu sáng
1. Yêu cầu
Đảm bảo độ chiếu sáng E, phải đầy đủ và ổn định. Do quá trình dao động của điện áp nên
nguồn sáng bị dao động. Do đó, trong quá trình chiếu sáng độ dao động điện áp U  4%
- U  1,5%: Số lần dao động 12 lần/s
- U  4%: Số lần dao động 2 lần/s
Phân bố quang thông đều trên mặt chiếu sáng, tránh tạo ra bóng tối, nhất là bóng tối di
động. Nếu phân bố không đều sẽ mỏi mắt do điều tiết nhiều.
Màu sắc ánh sáng phù hợp với ánh sáng tự nhiên, tránh gây chói mắt.
2. Tiêu chuẩn chiếu sáng
Qui định chiếu sáng tối thiểu cho từng nơi, từng loại công tác khác nhau, dựa vào đ ặc tính
kinh tế và kỹ thuật. Để lựa chọn độ chiếu sáng tối thiểu căn cứ vào 4 yếu tố:
a. Kích thước:
K càng nhỏ thì độ chiếu sáng càng tăng
b. Mức độ tương phản: càng lớn thì độ sáng thấp và ngược lại
c. Hệ số phản xạ của vật và nền: càng lớn thì phân biệt càng rõ. Phản xạ càng nhiều thì chọn
Emin thấp
d. Cường độ làm việc của mắt: Vật càng nhỏ thì chọn Emin lớn.
3. Phân loại hệ thống chiếu sáng: 2loại
a. Hệ thống chiếu sáng chung đều: Toàn bộ mặt công tác được nhận ánh sáng từ nguồn
sáng chung.
* Ưu: - Độ chiếu sáng đồng đều nên hợp với thị giác
- Hiệu suất sử dụng cao.
*Khuyết: Gây lãng phí điện năng
b. Hệ thống chiếu sáng kết hợp: Gồm một phần chiếu sáng chung và một phần chiếu sáng
nơi công tác.
* Ưu: - Độ chiếu sáng nơi công tác được nâng cao do chiếu sáng bộ phận
- Có thể điều khiển quang thông theo hướng cần
- Có thể tắt hệ thống chiếu sáng khi không cần.
* Khuyết: Vốn đầu tư cao
4. Các loại chiếu sáng: 2loại
a. Chiếu sáng công tác: là loại chiếu sáng để làm việc
b. Chiếu sáng sự cố: 2loại
Trang 6
Bài giảng: Kỹ thuật Chiếu sáng DD &CN GVGD: ThS. Phạm Khoa Thành

* Chiếu sáng khi nguồn chính bị sự cố vẫn có thể tiếp tục công tác: Loại này yêu cầu có độ
chiếu sáng  90% so với độ chiếu sáng bình thường
* Chiếu sáng sự cố nguy hiểm: Bố trí ở các lối đi để công nhân ra khỏi nơi công tác.
5. Độ chiếu sáng: 4 loại
a. Chiếu sáng trực tiếp: Xí nghiệp chủ yếu dùng loại này.
b. Chiếu sáng nữa trực tiếp: Phần lớn chiếu trực tiếp, phần còn lại chiếu gián tiếp
c. Chiếu sáng nữa phần gián tiếp
d. Chiếu sáng gián tiếp.
Chiếu sáng trực tiếp có hiệu suất cao nhất, nhưng để có độ chiếu sáng đều đèn phải treo cao
nên sinh ra chói mắt.
Các loại còn lại  hiệu suất thấp nên một phần ánh sáng bị hấp thụ, thường dùng ở hành
chánh, văn hoá …

Trang 7
Bài giảng: Kỹ thuật Chiếu sáng DD &CN GVGD: ThS. Phạm Khoa Thành

BÀI 3
THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG
I. Thiết kế chiếu sáng
Khi thiết kế cần làm tuần tự các bước sau:
- Chọn nguồn sáng
- Chọn hệ thống chiếu sáng
- Chọn độ chiếu sáng và hệ số dự trữ
- Chọn loại đèn điện
- Phân bố đèn trong không gian cần được chiếu sáng
- Tính toán ánh sáng để chọn công suất nguồn sáng hay kiểm tra lại kết quả thiết kế. Khi
lựa chọn và thiết kế chiếu sáng cần lựa chọn tính kinh tế và kỹ thuật. Khi thiết kế chiếu
sáng phải cung cấp luôn cả phần điện cung cấp cho hệ thống chiếu sáng.
1. Chọn nguồn sáng
Dựa vào hai yếu tố
- Ưu và nhược điểm của nguồn sáng.
- Yêu cầu chiếu sáng.
Đèn ống được sử dụng rộng rãi hơn vì tạo ra điều kiện dễ nhìn ở chỗ đông người (phòng
học, nhà ga…); nơi cần phân biệt màu sắc (xưởng in màu, xưởng dệt…); nơi cần trang trí đẹp (bảo
tàng, phòng triển lãm…).
2. Chọn hệ thống chiếu sáng
- Yêu cầu chiếu sáng.
- Ưu điểm của mỗi hệ thống chiếu sáng để chọn hệ thống chiếu sáng chung hay kết hợp
a. Chọn hệ thống chiếu sáng kết hợp: những nơi thị giác làm việc chính xác, nơi cần thay
đổi hướng chiếu sáng, nơi cần tạo ra bóng tối thì dùng chiếu sáng chung. Nơi cần chiếu
sáng mặt phẳng đứng hay nghiêng nên cần độ chiếu sáng cao.
b. Chọn hệ thống chiếu sáng chung đều: ở những nơi thiết bị phân bố không tạo ra bóng tối
trong mặt công tác, không đòi hỏi thay đổi hướng chiếu sáng trong quá trình công tác,
những nơi chỉ làm một loại công việc, không đòi hỏi thị giác làm việc chính xác.
c. Chọn kỹ thuật chiếu sáng chung phân bố đều thành cụm : Chọn ở những nơi công tác
được chia thành từng nhóm trên mặt công tác, các bộ phận công tác khác nhau đòi hỏi
chiếu sáng khác nhau, các khu lớn đòi hỏi chiếu sáng cao hay thiết bị quá lớn không
dùng chiếu sáng bộ phận được.
3. Chọn độ chiếu sáng và hệ số dự trữ
a. Chọn độ chiếu sáng: 2 cách
Chọn theo tiêu chuẩn riêng đã qui định cho từng loại công tác và làm việc (Sổ tay thiết bị
chiếu sáng).
Chọn theo tiêu chuẩn chung dựa vào kỹ thuật vật nhìn, độ tương phản giữa vật nhìn và nền,
hệ số phản xạ.
b. Chọn hệ số dự trữ: Khi chọn độ chiếu sáng ta cần chú ý đến sự giảm quang sau thời gian
sử dụng. Ta phải nhân hệ số chiếu sáng theo tiêu chuẩn với một hệ số dự trữ.
4. Chọn đèn điện: 3 điều kiện
a. Đặc tính của môi trường: Tuỳ theo tình trạng vệ sinh của môi trường có nguy hiểm hay
không mà chọn kiểu hở hay kiểu kín.

Trang 8
Bài giảng: Kỹ thuật Chiếu sáng DD &CN GVGD: ThS. Phạm Khoa Thành

b. Đặc tính quang thông: Yêu cầu chiếu sáng, đặc tính quang học không gian của môi
trường
c. Chỉ tiêu kinh tế: Thường theo tiêu chuẩn riêng dùng thích hợp cho môi trường và công
tác.
5. Bố trí đèn
Phương án bố trí đèn tốt nhất là làm sao công suất nguồn sáng nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo
được độ sáng cần thiết.
a. Chiếu sáng chung: Có 2 cách bố trí
* Phân bố đèn đều: Đèn được phân bố đối xứng nên được chiếu sáng đều trên toàn bộ bề
mặt công tác. Với cách bố trí này, công suất của nguồn sáng sẽ nhỏ nhất. Có 2 cách bố trí đèn đều:
vuông và so lệch.
Khoảng cách L, lb, l phụ thuộc vào độ cao tính toán của Ht (Ht: tính từ đèn đến khoảng cách
0,8m từ sàn lên, được cho trong sổ tay thiết kế, tính tới sự hạn chế độ chói).
* Tính L: dựa vào loại đèn, loại độ cao cho phép ta tìm được tỷ số: (Hệ số có lợi), sau
đó tính ra L.
- Nếu công tắc đặt sát tường: l = (0,25  0,3) L
- Nếu công tắc đặt cách tường hơn 1 mét: l = (0,4  0,5) L
Trường hợp dùng đèn phản xạ thì phải kể đến chiều cao từ đèn đến trần h c. Thông thường hc
= 0,25Ht
* Bố trí đèn thành từng cụm: Đối vơi hệ thống chiếu sáng này không có chỉ dẫn cụ thể
chung, người thiết căn cứ vào tình hình cụ thể, yêu cầu chiếu sáng và tiêu chuẩn để tính.
b. Chiếu sáng cục bộ: Người thiết kế tự chọn. Trong một số trường hợp, như đối với máy công
cụ thì chiếu sáng cục bộ được qui thành tiêu chuẩn.
II. Nguyên tắc tính toán chiếu sáng:
Tính toán chiếu sáng nhằm mục đích:
- Chọn công suất của nguồn sáng.
- Số lượng và xác định tổng công suất cần cung cấp cho chiếu sáng.
Tính toán chiếu sáng trước tiên phải chú ý đến độ chiếu sáng yêu cầu của mặt phẳng cần
chiếu. Độ chiếu sáng E gồm 2 thành phần:
 Et do nguồn chiếu trực tiếp
 Ep do phản xạ của trần và tường
E = Et + E p
Nếu trên mặt công tác có nhiều đèn chiếu thì độ chiếu sáng tại một điểm nào đó sẽ bằng
tổng độ chiếu sáng của từng đèn đến điểm đó.

Ei: được tính riêng rẽ. Một số định nghĩa

* Hệ số sử dụng u: là tỷ số giữa quang thông mà mặt nhận được F c với tổng quang thông

của các nguồn sáng: Với Fns: quang thông của mỗi đèn

Do hiện tượng một phần quang thông bị hấp thu nên u < 1; u được cho trong bảng, nó phụ
thuộc vào:
 Hiệu suất phát quang của đèn.
 Đặc tính của đường cong phân bố cường độ sáng

Trang 9
Bài giảng: Kỹ thuật Chiếu sáng DD &CN GVGD: ThS. Phạm Khoa Thành

* Hệ số phản xạ của trần (H), của tường (t) và của nền (n)
 Chỉ số phòng
 U phụ thuộc vào loại đèn và nơi cần chiếu sáng.
* Hệ số phòng: , là tỷ số phản ánh đặc tính của phòng cần được chiếu sáng
a: chiều dài phòng - b: Chiều rộng phòng - Ht: Độ cao tính toán của đèn
Trong tính toán cụ thể nếu  > 5 thì lấy 5
* Hệ số (Z): là tỷ số giữa độ chiếu sáng nhỏ nhất và độ chiếu sáng trung bình

Với phương pháp phân bố đèn đều thì: Z = 0,8  0,9


III. Các phương pháp thiết kế chiếu sáng
1. Tính toán bằng phương pháp quang thông:
Xuất phát từ độ chiếu sáng, ta tính được:

Như trên đã trình bày, có 2 loại đèn phổ biến: đèn nung nóng và đèn ống. Trong đó đèn ống
được sử dụng rộng rãi cho nên ta cần biết sử dụng và tính toán cho các công tác sau:

Nhân với hệ số dự trữ:

Trang 10
Bài giảng: Kỹ thuật Chiếu sáng DD &CN GVGD: ThS. Phạm Khoa Thành

BẢNG TRA HỆ SỐ LỢI DỤNG QUANG THÔNG U

Chỉ số trần 70% trần 50% trần 30%


Loại chụp đèn hình tường tường tường
phòng
50% 30% 10% 50% 30% 10% 50% 30% 10%

1. Chụp đèn bằng 0,6 0,36 0,31 0,28 0,35 0,31 0,28 0,35 0,31 0,28
tôn lồng máng 0,8 45 40 37 44 40 37 44 40 37
hoặc chụp vạn 1,0 49 45 40 49 44 40 46 43 40
năng (Trực chiếu) 1,25 55 49 46 53 49 45 52 48 45
1,5 58 54 49 57 53 49 55 52 49
2 64 59 55 61 58 55 60 56 54
2,5 68 63 60 65 62 59 64 61 58
3 70 65 62 67 64 61 65 63 61
4 73 70 67 70 67 65 67 66 63
5 75 72 69 73 70 67 70 68 66

2. Đèn gắn lõm 0,6 0,21 0,18 0,16 0,21 0,18 0,16 0,20 0,18 0,16
trong trần dưới có 0,8 28 24 22 27 24 22 26 24 22
kinh mờ hay hoa 1,0 32 29 26 31 28 26 30 27 25
văn (Trực chiếu) 1,25 35 32 29 34 31 29 32 30 29
1,5 37 34 31 36 33 31 34 32 30
2 42 37 35 39 37 34 38 36 34
2,5 43 40 38 42 39 37 40 38 37
3 45 42 40 44 41 40 42 40 39
4 47 44 43 46 44 42 44 42 41
5 49 46 45 47 46 44 46 44 43

3. Đèn không bao 0,6 0,29 0,24 0,19 0,27 0,22 0,19 0,24 0,21 0,19
gắn sát trần (Trực 0,8 37 31 27 35 30 25 31 28 29
chiếu) 1,0 44 37 33 40 35 31 35 32 28
1,25 49 42 38 45 40 36 39 36 33
1,5 54 47 42 50 44 40 43 40 37
2 60 49 47 54 49 45 48 49 41
2,5 64 57 53 57 53 49 52 48 45
3 67 61 57 60 57 52 56 52 49
4 71 66 62 64 61 57 59 55 52
5 74 70 66 68 64 61 62 58 51
4. Đèn trong chụp
hay gắn lõm, trong 0,6 0,27 0,24 0,22 0,26 0,24 0,22 0,26 0,24 0,22
trần bên dưới có 0,8 32 30 27 32 29 27 31 29 27
rèm tản sáng (Trực 1,0 35 32 30 35 32 30 34 31 30
1,25 38 35 32 38 35 32 38 35 33
chiếu)
1,5 41 38 36 40 38 35 40 37 35
2 45 42 40 43 41 39 43 40 39
2,5 47 49 42 45 43 41 45 42 41
3 48 5 44 46 45 43 46 44 42
4 49 47 46 48 47 45 47 45 44
5 50 49 48 49 48 47 48 47 46
5. Đèn ống trong 0,6 0,27 0,21 0,18 0,24 0,20 0,18 0,22 0,19 0,17
bao nhựa mờ hay 0,8 34 29 26 32 28 25 29 26 24
1,0 40 35 31 37 35 30 33 30 28
Trang 11
Bài giảng: Kỹ thuật Chiếu sáng DD &CN GVGD: ThS. Phạm Khoa Thành

hoa (Trực chiếu) 1,25 44 39 35 40 36 33 36 33 31


1,5 47 42 38 43 39 36 38 35 35
2 52 47 44 47 44 41 41 39 37
2,5 55 51 48 50 47 44 44 42 40
3 58 54 51 52 49 47 47 45 43
4 61 57 54 55 52 50 49 47 45
5 63 59 57 57 55 53 51 49 47
6. Đèn ống hai bên 0,6 0,24 0,21 0,19 0,23 0,21 0,19 0,23 0,20 0,19
có kính hoa, chóa 0,8 30 27 24 29 26 24 29 26 24
có bóng lồng (Bán 1,0 33 30 27 32 29 27 32 29 27
trực chiếu) 1,25 36 33 30 35 32 30 35 32 30
1,5 39 36 33 35 35 33 38 34 33
2 43 39 37 41 39 36 40 37 36
2,5 45 41 39 43 41 39 42 40 38
3 46 43 41 44 42 41 43 42 40
4 49 45 44 46 45 43 45 44 42
5 50 47 46 49 47 45 47 45 44
7. Bóng hình cầu 0,6 0,23 0,18 0,14 0,20 0,16 0,12 0,17 0,14 0,11
(Tồn chiếu) 0,8 30 24 20 27 22 16 22 19 16
1,0 36 29 25 31 26 22 26 23 19
1,25 41 34 29 35 30 26 29 26 22
1,5 45 39 33 39 34 30 31 28 25
2 50 45 40 43 38 34 34 32 29
2,5 54 49 44 46 42 38 37 35 32
3 57 52 48 49 45 42 40 38 34
4 60 56 52 52 48 46 43 41 37
5 63 60 56 54 51 49 45 43 40
8. Đèn trong máng 0,6 0,07 0,05 0,04 0,04 0,03
hở, trong trần hở 0,8 09 07 06 06 05
(Gián chiếu) 1,0 11 09 08 08 07
1,25 13 11 09 09 08
1,5 14 12 10 10 09
2 16 14 12 11 10
2,5 17 15 14 12 11
3 18 16 15 12 11
4 19 18 16 13 12
5 20 19 17 14 13
9. Tường cùng màu 0,6 0,10 0,07 0,04 0,07 0,05 0,03
(Gián chiếu) 0,8 13 11 08 11 09 07
1,0 18 17 08 15 12 10
1,25 20 19 16 18 15 13
1,5 24 23 20 20 18 16
2 28 27 23 22 20 18
2,5 32 31 26 24 22 20
3 36 35 29 25 23 21
4 40 38 31 26 24 22
5 43 40 33 27 25 23
10. Trần tường 0,6 0,11 0,08 0,05 0,08 0,06 0,04
cùng màu (Gián 0,8 16 13 10 11 09 07
chiếu) 1,0 21 17 14 13 11 09
1,25 25 21 18 15 13 11
1,5 29 25 22 17 15 13

Trang 12
Bài giảng: Kỹ thuật Chiếu sáng DD &CN GVGD: ThS. Phạm Khoa Thành

2 33 30 27 20 18 16
2,5 37 34 32 23 21 19
3 40 38 36 26 24 22
4 43 42 40 28 27 25
5 45 44 42 30 29 27
11. Trần sáng bằng 0,6 0,20 0,15 0,12
kính mờ hay hoa 0,8 28 24 20
(Gián chiếu) 1,0 24 27 21
1,25 37 34 31
1,5 40 36 34
2 45 42 39
2,5 47 44 42
3 49 46 44
4 52 49 47
5 54 51 49
12. Trần sáng có 0,6 0,31 0,28 0,24
rèm tản sáng (Trực 0,8 34 31 27
chiếu) 1,0 37 34 30
1,25 39 36 33
1,5 41 38 36
2 44 42 39
2,5 46 44 41
3 48 46 43
4 50 48 45
5 51 49 47

BẢNG QUI ĐỊNH SUẤT PHẢN XẠ () CỦA TRẦN, TƯỜNG

Mu sắc 
 Rất trắng (Trần) 70%
 Trắng, vàng nhạt (Trần, tường) 50%
 Vàng, xanh nhạt (Trần, tường) 30%
 Sẫm (Tường) 10%

HỆ SỐ DỰ TRỮ K

Số lần lau Hệ số K
Tính chất của công trình
bóng /tháng Đèn huỳnh quang Đèn nung sáng
Phóng có nhiều bụi khói, tro 4 2 1,7
Trung bình 3 1,8 1,5
Ít 2 1,5 1,3

Hệ số: Z= = (0,8 ÷ 0,9), gọi là bình suất ánh sáng

Trang 13
Bài giảng: Kỹ thuật Chiếu sáng DD &CN GVGD: ThS. Phạm Khoa Thành

2. Tính toán bằng phương pháp chính xác:


Phương pháp quang thông tuy đơn giản nhưng chỉ đúng cho phương pháp phân bố đèn đều.
Còn đối với các phương pháp phân bố đèn khác không áp dụng được, mà phải kết hợp với phương
pháp tính toán dưới đây. Phương pháp này chỉ tính được thành phần trực tiếp của độ chiếu sáng Et
a) Tính toán chính xác cho điểm sáng:
Nguồn sáng có thể xem như là điểm sáng khi:
 a: kích thước của đèn
 d: khoảng cách từ đèn đến điểm chiếu sáng
Phương pháp điểm sáng được sử dụng để tính chọn đèn chiếu sáng khi sử dụng các loại đèn
được coi là điểm sáng. Các đèn được coi là điểm sáng là các loại đèn nung sáng, đèn compacte,
đèn phóng điện hồ quang...Phương pháp điểm sáng là phương pháp tính chính xác cụ thể độ chiếu
sáng tại mỗi điểm trên mặt phẳng làm việc.
Để tính toán chiếu sáng theo phương pháp điểm sáng, người ta áp dụng định luật bình
phương khoảng cách: Vị trí nhận ánh sáng càng xa nguồn sáng, lượng ánh sáng càng giảm, mức
giảm tỷ lệ bình phương với khoảng cách từ nguồn sáng đến điểm nhận ánh sáng
 Chiếu sáng mặt phẳng nằm ngang: Nếu điểm A trên mặt phẳng nằm ngang, được chiếu
sáng từ điểm chiếu sáng O, thì độ chiếu sáng E được tính như sau:

- I: Cường độ sáng từ điểm O theo hướng   


- Ht: Độ cao tính toán của đèn
- K: hệ số dự trữ
- : Tỷ số hiệu chỉnh vì I  tra theo đường cong cường độ sáng chuẩn có quang thông
1000lm
- Fns: quang thông tại một vị trí đặt đèn
- : góc xác định hướng của vectơ cường độ sáng từ đèn đi đến điểm A
 Chiếu sáng mặt phẳng đứng: A nằm trên mặt phẳng đứng song song với chiều cao H t,
được chiếu sáng từ O, E được tính:

- P: Hệ số phản xạ ánh sáng: Đối với đèn thông thường: P = 1,1 – 1,2
Đối với đèn có chụp tán xạ: P = 1,6
b) Tính toán chính xác cho đường sáng:
Nguồn sáng được xem như là đuờng sáng nếu như nó có chiều dài lớn hơn so với chiều
rộng hoặc với khoảng cách từ đèn đến mặt chiếu sáng. Đặc trưng cho nguồn sáng là đèn ống.
Phương pháp đường sáng được sử dụng để tính chọn đèn chiếu sáng khi sử dụng các loại
đèn huỳnh quang đặt riêng lẻ, đặt trong hộp nhiều bóng đèn hay đặt nối lin tiếp theo đường trục
của bóng đèn thành dy di. Đường sáng tạo bởi các đèn huỳnh quang có chiều dài dưới bốn lần
khoảng cách từ đèn đến điểm được chiếu sáng. Nếu khoảng cách theo phương ngang lớn hơn bốn
lần khoảng cách từ đèn đến điểm được chiếu sng thì lúc đó đèn được coi là điểm sáng.

Trang 14
Bài giảng: Kỹ thuật Chiếu sáng DD &CN GVGD: ThS. Phạm Khoa Thành

 Chiếu sáng mặt phẳng song song với trục dọc của đèn:
* Chiếu sáng điểm B: B nằm trên mặt phẳng vuông góc với trục đèn và đi qua đầu đèn. Độ
chiếu sáng cho bởi:

* Chiếu sáng điểm C:


C được chiếu sáng bởi hai nguồn C1 và C2
Với - C1: là đường sáng dộ dài c
- C2: là đường sáng dộ dài (l – c)
Đối với cả hai đuờng sáng này, điểm C đều nằm trên mặt phẳng vuông góc với trục dọc của
đèn và đi qua điểm đầu của chúng.
Vì vậy, có thể áp dụng công thức tính EB và nguyên lý chồng chập cường độ chiếu sáng cho
điểm C: E =  Ei EC = EC1 + EC2

* Chiếu sáng điểm D: D xem như được chiếu sáng bởi hai nguồn giả tưởng. D1 đường sáng
có độ dài d và D2 đường sáng có độ dài (d – l) đường sáng giả tưởng:
ED = ED1 – ED2

 Chiếu sáng với mặt phẳng vuông góc với trục dọc của đèn:

Ghi chú: EMng = EM.cos


EMđ = EM.sin
; dF = I.d ;

 ;

 ; EMđ = EMng .tg

* Chiếu sáng bởi đường sáng dài vô cùng: Khi chiều dài của đèn > 4 lần khoảng cách từ
đèn đến điểm được chiếu sáng thì có thể xem như dãy đèn là đường sáng dài vô cùng

Trang 15
Bài giảng: Kỹ thuật Chiếu sáng DD &CN GVGD: ThS. Phạm Khoa Thành

Đường sáng liên tục Đường sáng gián đoạn

Thường l

3. Xác định thành phần phản xạ: (Ep)


a. Xác định hệ số phản xạ: (Up) Các phương pháp tính chính xác trên đây, chỉ mới tính
được thành phần trực tiếp của độ chiếu sáng E t. Muốn tìm được độ chiếu sáng thực sự E, ta còn
phải xác định thành phần phản xạ Ep. Ep được tính bởi biểu thức sau:

Quang thông mà mặt công tác nhận được F c gồm hai thành phần: thành phần do nguồn
chiếu sáng trực tiếp và thành phần phản xạ Fp:
F C = Ft + FP

Hay: U = Ut + Up  U p = U – Ut
Việc tính toán hệ số sử dụng công suất phản xạ U p rất phức tạp vì nó phụ thuộc vào loại
đèn, chỉ số phòng, hệ số phản xạ tường, trần nhà.
b. Tính độ chiếu sáng khi dùng đèn kiểu phản xạ:
Ut = 0 ;

Với:

* Chiếu sáng ngoài trời: được thực hiện ở các đường giao thông, đường đi lại trong xí
nghiệp, diện tích xung quanh của xí nghiệp.
- Các mặt công tác ngoài.
- Chiếu sáng các thiết bị ngoài trời (bảo vệ).

Trang 16
Bài giảng: Kỹ thuật Chiếu sáng DD &CN GVGD: ThS. Phạm Khoa Thành

Để chiếu sáng ngoài trời có thể dùng đèn thường hay đèn chiếu (đèn pha). Đối với đường
giao thông, tốt nhất là dùng đèn hồ quang thủy ngân. Bố trí đèn cho chiếu sáng ngoai trời thì dùng
đèn thường. Đối với các diện tích lớn nên đặt đèn theo kiểu so lệch. Độ cao tối ưu của đèn là 6,5m,
các đèn cách nhau từ 20  35 m.
Đối với các đường đi hẹp khoảng 4  8 m nên bố trí 1 hàng ở 1 bên hay ở giữa, khoảng cách
giữa các đèn từ 20  35 m, tuỳ theo mật độ lưu thông.
Đối với các đường giao thông thì bo trí đèn theo sơ đồ. Độ cao treo đèn tốt nhất là 6,5  9
m. Độ cao của đèn ảnh hưỡng trực tiếp đến việc bảo vệ hiện tượng hóa mù đối với người đi đường.
Cho nên, độ cao phải thoả mãn điều kiện sao cho hướng của cường độ sáng lớn nhất tạo với mặt
phẳng đứng 1 góc nhỏ hơn 600  700. Độ cao của đèn để tránh tối mắt:

CÔNG SUẤT ĐÈN ĐỘ CAO


> 1000 8,5
500  700 7,5
200  300 6,5
150 6
 100 5,5
Khoảng cách giữa các đèn phải tính toán sao cho không có chỗ nào độ chiếu sáng thấp hơn
qui định hay các vùng tối.
c. Chiếu sáng bằng đèn chiếu:
Đèn chiếu có nhiều ưu điểm: diện tích chiếu sáng rộng, rẻ tiền hơn đèn thường, độ chiếu
sáng cao và thích hợp với công tác, dùng ít cột và kéo dây gọn, dễ bảo quản.
Đối với diện tích > 10.000m2 và yêu cầu độ chiếu sáng cao, đèn chiếu bố trí thành từng
cụm, đèn pha từ 10  15 bóng hay từ 1  2 đèn có công suất lớn, khoảng cách giữa các đèn chiếu
từ 400  500 m
Đối với diện tích < 3000  5000 m2, đèn được đặt từng chiếc và cách nhau từ 150  200m
Độ cao tối thiểu của đèn pha phải thoả mãn điều kiện bảo vệ mắt theo công thức:

- Imax: Cường độ sáng cực đại của đèn pha nói chung

Hmin = 20m.
Góc nghiêng tốt nhất của đèn pha vào khoảng 10 0  200 tuỳ theo yêu cầu chiếu sáng, độ cao
và loại đèn pha.

Trang 17

You might also like