You are on page 1of 4

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA LÝ THUYẾT GRAPH

A. Kiến thức cần nhớ.


1) Giới thiệu.
Graph G  (V , E ) với V là tập hợp đỉnh (vertex), E là tập hợp cạnh (edge): là cách mô phỏng
các đối tượng tổ hợp và quan hệ giữa chúng, giúp ta có thể :
- Trực quan hóa bài toán để dễ xử lý hơn;
- Tận dụng được các kết quả, tính chất có sẵn để giải bài toán nhanh chóng hơn.
Ở đây nếu không nói gì thêm thì ta xét graph đơn, vô hướng: tức là graph mà giữa 2 đỉnh
chỉ có 1 cạnh và cạnh này không xét hướng.
VD: giữa 2 bạn thì chỉ có quen / không & nếu A quen B thì B cũng quen A.
Tất nhiên trong thực tế vẫn có các graph nâng cao hơn: graph không đơn (giữa hai đỉnh có
nhiều cạnh, hoặc có cạnh nối từ một đỉnh vào chính nó), graph có hướng, hypergraph (cạnh
nối từ nhóm đỉnh này sang nhóm đỉnh kia), …
2) Các khái niệm cần nắm.

- Bậc của đỉnh: là số cạnh xuất phát từ đỉnh đó. Bổ đề bắt tay  deg v  2 E .
vV

- Đường đi giữa hai đỉnh u, v : dãy các đỉnh bắt đầu từ u , kết thúc tại v mà hai đỉnh liên
tiếp thì được nối nhau bởi một cạnh. Đường đi đơn không cho phép đỉnh lặp lại (path).
- Chu trình: đường đi khép kín. Độ dài của chu trình là số cạnh (hoặc số đỉnh) của nó.
Chu trình đơn không cho phép đỉnh lặp lại (cycle).
- Liên thông: giữa hai đỉnh luôn có đường đi (connected).
- Thành phần liên thông (connected component): graph G có thể không liên thông
nhưng có cách phân hoạch tập đỉnh nó ra thành các tập con liên thông, mỗi tập con
như thế được gọi là một thành phần liên thông. Chú ý: graph liên thông thì có số thành
phần liên thông là 1; graph có số thành phần này càng lớn thì tính gắn kết càng thấp.
n(n  1)
- Graph đầy đủ: tất cả các cặp đỉnh đều có cạnh nối, tổng cộng có Cn2  cạnh.
2
- Đường đi Euler: qua tất cả các cạnh, mỗi cạnh đúng một lần (cho phép 1 đỉnh xuất
hiện nhiều lần). Điều kiện cần và đủ là mỗi đỉnh đều có bậc chẵn hoặc có đúng 2 đỉnh
bậc lẻ. Chu trình Euler: điều kiện là tất cả các đỉnh đều có bậc chẵn.
- Đường đi/chu trình Hamilton: qua tất cả các đỉnh, mỗi đỉnh đúng một lần. Điều kiện
cần của tính chất này vẫn còn là bài toán mở. Có các điều kiện đủ: định lý Dirac ~ hai
đỉnh bất kỳ thì có tổng bậc >= n/2 thì sẽ có đường đi Hamilton.
Các chứng minh định lý liên quan đến đường đi Euler / Hamilton có chi tiết tại đây:
https://www.cs.sfu.ca/~ggbaker/zju/math/euler-ham.html
3) Các dạng toán cực trị trên graph.

1
Cho graph G có số đỉnh là n và thỏa mãn một tính chất T nào đó, từ đó ta đánh giá được giá
trị lớn nhất, nhỏ nhất của số cạnh. Dưới đây là một số tính chất như thế:
(1) T  không chứa tam giác, tức là ba đỉnh đôi một nối nhau: (định lý Mantel) khi đó
n2
E  .
4

n2  1 n 1 n 1
Khi n lẻ thì E max  , tương tự trên nhưng hai phần: , đỉnh.
4 2 2
(2) T  không chứa tứ giác (xét cả 2 đường chéo), tức là bốn đỉnh đôi một nối nhau: (định
n2
lý Turan) khi đó E  . Chứng minh tương tự trên.
3
(3) T  liên thông: E  n  1.

Bài toán đếm có tổng cộng bao nhiêu cách vẽ n-1 cạnh vào n đỉnh để có cây  khó: n^(n-2),
counting the number of trees on n vertices.
4) Kỹ thuật đường đi dài nhất.

Xét đường đi đơn dài nhất L nối từ đỉnh u  v , đồng thời gọi x1  x2   xk là các đỉnh
ở giữa. (ý tưởng cực hạn)
a) Các đỉnh không thuộc L thì sẽ không nối với u, v (nếu không thì có đường đi dài hơn).

b) Các đỉnh không thuộc L thì sẽ không nối với hai đỉnh kề nhau trên L (tương tự trên).
c) Nếu deg(u )  1 hoặc deg( v )  1 thì các đỉnh u (hoặc v ) sẽ nối vào bên trong L (suy ra trực
tiếp từ tính chất a). Từ tính chất này, ta có thể suy ra tính chất sau: Trong graph G nếu mỗi
đỉnh có bậc  2 thì luôn tồn tại chu trình.
d) Nếu u, v cũng được nối nhau (tạo thành chu trình dài nhất) và graph ban đầu liên thông
thì L đi qua tất cả các đỉnh của graph (vì nếu có đỉnh bên ngoài thì đỉnh đó không thể kề bất
kỳ đỉnh nào trên L , vô lý).

B. Các bài tập áp dụng.


1) Các tính chất cơ bản.
Bài 1. (ứng dụng của đường đi dài nhất)
a) Chứng minh rằng trong graph G có bậc mỗi đỉnh  3 thì luôn tồn tại chu trình độ dài
không chia hết cho 5.
b) (đề nghị MYTS 2018) Trong CLB của Nam, các thành viên có thể quen hoặc không quen biết
nhau. Nam nhận thấy rằng: trong mọi khả năng thì chỉ có thể xếp được tối đa 21 thành viên
của CLB lên 1 ghế dài sao cho 2 bạn ngồi cạnh thì quen nhau. Hỏi nếu Nam không ngồi trên
ghế đó thì quen được nhiều nhất bao nhiêu bạn ngồi trên ghế?

2
c) Chứng minh rằng trong graph liên thông, nếu có hai đường đi có cùng độ dài là dài nhất thì
chúng phải có đỉnh chung.

d) Chứng minh rằng trong graph G  (V , E ) có E  V  3 thì luôn tồn tại chu trình.

Bài 2.
a) Giả sử graph G có 20 đỉnh và có đúng 3 thành phần liên thông. Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ
nhất của số cạnh của G.
b) Ở mọ t đá t nước có 20 thà nh phó . Giữa hai thà nh phó có thẻ có đường đi trực tié p, hoạ c
đường đi giá n tié p thông qua cá c thà nh phó khá c hoạ c không có cá ch đi nà o. Tìm giá trị nhỏ
nhá t củ a n sao cho với mọ i cá ch xây dựng n con đường trực tié p nó i giữa cá c thà nh phó thì
hai thà nh phó bá t kỳ luôn có đường đi trực tié p/giá n tié p nó i nhau.
n
c) Chứng minh rằng graph G có n đỉnh và bậc mỗi đỉnh  thì liên thông.
2
Bài 3. (tập huấn đội tuyển IMO 2018) Một nhóm 30 nhà khoa học có thể giao tiếp (trực tiếp
hoặc gián tiếp) với nhau thông qua các ngôn ngữ. Biết rằng trong một nhóm 5 người bất kỳ
thì hai cặp bất kỳ đều có thể giao tiếp với nhau (trực tiếp hoặc thông qua phiên dịch của
những người trong nhóm). Hỏi có ít nhất bao nhiêu cặp có thể giao tiếp trực tiếp với nhau?
Bài 4. (Con đường tơ lụa) Một bảng ô vuông kích thước m  n có các ô được tô bởi hai màu
xanh đỏ (không nhất thiết phải dùng đủ cả hai màu). Biết rằng mỗi ô sẽ kề đỉnh với đúng lẻ ô
cùng màu với nó. Tìm điều kiện cần và đủ của m, n. Bài toán sẽ thay đổi thế nào nếu sử dụng
nhiều màu hơn?
Bài 5. (trường Đông Vinh, 2019) Trong một kỳ thi vấn đáp, có 64 thí sinh và 6 vị giám khảo.
Mỗi thí sinh sẽ phải trả lời với từng giám khảo và sẽ nhận được một trong hai kết quả: “đạt –
trượt”. Biết rằng với hai thí sinh bất kỳ, luôn có một vị giám khảo đánh giá thí sinh này đạt,
còn thí sinh kia trượt. Sau kỳ thi, hai thí sinh có kết quả khác nhau ở đúng một giám khảo nào
đó thì sẽ kết bạn với nhau (giả sử trước kỳ thi, chưa có ai là bạn bè của nhau cả).
a) Hỏi có tất cả bao nhiêu cặp là bạn bè của nhau?
b) Chứng minh rằng có thể xếp tất cả các thí sinh ngồi lên bàn tròn mà hai thí sinh ngồi cạnh
nhau là bạn bè của nhau.
Bài 6. (VN TST 2019) Trong một quốc gia có 100 thành phố. Giữa hai thành phố bất kỳ có
đường bay trực tiếp theo hai chiều. Người ta muốn cấp phép khai thác cho các đường bay
trên cho một số hàng hàng không với các điều kiện sau đây:
i) Mỗi đường bay chỉ được cấp phép cho một hàng duy nhất.
ii) Di chuyển bằng đường bay của 1 hàng hàng không tùy ý, người ta có thể đi từ 1
thành phố bất kỳ tới các thành phố còn lại.

3
Hỏi có thể cấp phép cho tối đa bao nhiêu hãng hàng không thỏa mãn các ràng buộc trên?
Bài 7. (Olympic KHTN 2019) Một khu vực quốc tế có 512 sân bay. Mỗi sân bay đều có thể trực
tiếp tới ít nhất 5 sân bay khác. Biết rằng ta có thể đi từ bất kỳ sân bay nào đến bất kỳ sân bay
khác thông qua một hoặc nhiều chuyến bay trực tiếp. Với mỗi cặp hai sân bay, ta xét tuyến
đường ngắn nhất nối giữa chúng, tức là tuyến đường gồm số lượng ít nhất các đường bay
trực tiếp giữa hai sân bay này. Hỏi số lượng đường bay trực tiếp lớn nhất có thể có trong một
tuyến đường ngắn nhất giữa hai sân bay nào đó là bao nhiêu?
Bài 8. (dựa theo China TST 2017) Một CLB gồm có 100 thành viên và trong mỗi nhóm 4 người
bất kỳ thì số cặp quen nhau là 2, 4 hoặc 6. Chứng minh rằng có 34 người đôi một quen nhau.
Bài 9. Xét một dãy số u1 , u2 , , un thỏa mãn: với mọi cặp (i, j ) mà 1  i  j  15 thì tồn tại hai
số hạng liên tiếp của dãy nhận giá trị là i, j. Tìm GTNN của n.

Bài 10. Trong giải bóng đá có 2n đội thi đấu trong hai ngày. Mỗi ngày, các đội chia thành n
cặp thi đấu với nhau.
a) Chứng minh rằng số cách xếp lịch cho giải đấu là số lẻ.
b) Chứng minh rằng có thể chọn ra n người đôi một chưa thi đấu với nhau.
Bài 11. Cho bảng ô vuông m  n mà có một số ô được tô màu sẵn. Chứng minh rằng có thể tô
thêm không quá m  n  1 ô để sao cho trên mỗi hàng và trên mỗi cột, số ô chưa được tô màu
đều là số chẵn.
Bài 12. Trong một bữa tiệc, mỗi người quen đúng 3 người khác và hai người quen nhau thì
không có người quen chung; còn không quen nhau thì có đúng 1 người quen chung. Hỏi cần
ít nhất mấy cái bàn tròn để xếp tất cả những người đó vào sao cho hai người ngồi cạnh nhau
ở mỗi bàn tròn thì đều quen biết nhau?

You might also like