You are on page 1of 6

1

HÓA HỌC GEN ALPHA ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI TỈNH 2024
MÔN THI – HÓA HỌC 10

Ngày thi: 23/03/2024


Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm có 10 câu, in trong 6 trang

Cho các hằng số vật lí sau: số Avogadro NA = 6,022.1023, đơn vị khối lượng nguyên tử 1 amu =
1,6605.10-24 g, đơn vị độ dài 1 nm = 10-9m, hằng số Planck h = 6,625.10-34 J.s, hằng số khí R =
0,082 lit.atm/(mol.K) = 8,314 J/(mol.K), áp suất khí quyển P = 1 atm = 101325 Pa, áp suất chuẩn
P = 1 bar = 100000 Pa, nhiệt độ thang Celsius 0oC = 273K, đơn vị năng lượng (electron-volt): 1eV
= 1,602.10-19J, quy đổi năng lượng 1Cal = 4,184J, hoạt độ phóng xạ 1 Bq = 1 phân rã/s, 1Ci =
3,7.1010Bq.

BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
2

Câu 1 (2 điểm):
1. Trong phản ứng thế giữa methane CH4 và chlorine Cl2, bước đầu tiên là quá trình bẻ gãy liên kết
Cl-Cl tạo thành gốc tự do Cl• như sau:
Cl-Cl → Cl• + Cl• Eb Cl-Cl = 242 kJ/mol
Tính toán bước sóng của photon ánh sáng (theo nm) để có thể phá vỡ liên kết trong phân tử
Cl2 tạo thành các gốc tự do Cl• ở trên, làm tròn chính xác tới 1 chữ số sau dấu phẩy.
2. Theo mô hình mẫu – vỏ, proton và neutron trong hạt nhân cũng được sắp xếp và chiếm lần lượt
vào các quỹ đạo riêng giống như cách sắp xếp các electron vào từng quỹ đạo trong lớp vỏ.
Những đồng vị nguyên tố trong hạt nhân có chứa số lượng proton hay neutron tối ưu – hay còn
gọi là “số diệu kì” sẽ bền vững, bao gồm các con số sau: 2, 8, 20, 28, 50, 82 và 126. Những
đồng vị sở hữu “số diệu kì kép” tức là có cả số proton và neutron đều nằm trong dãy “số diệu
kì” thậm chí còn bền vững hơn nhiều.
Xác định những đồng vị sở hữu “số diệu kì kép” trong dãy các đồng vị sau (không cần giải
thích): 42 He, 63 Li, 188 O, 20
40
Ca, 20
48
Ca, 28
58
Ni, 206
82
Pb, 208
82
Pb

Câu 2 (2 điểm):
1. Cân bằng các phương trình hạt nhân sau:
235
92 U+ 01n → ?+ 101
41Nb+3 0 n
1 53
24
Cr + 42 He → 01n + ?
56
26
Fe + 21H → ? + 54
25
Mn 249
98
Cf + 20
48
He → 294
118
Og + ?

2. Người ta nhận thấy rằng nước trong hồ có tốc độ phân rã phóng xạ của 226Ra là 6,7 nguyên tử.
phút-1.(100L-1). Quá trình này sinh ra đồng vị 222Rn có hoạt độ phóng xạ là 4,2 nguyên tử. phút-
1
.(100L-1). Độ phóng xạ của các đồng vị này không thay đổi theo thời gian, bởi vì một phần
222
Rn sinh ra từ quá trình phân rã 226Ra lại bị mất đi bởi một quá trình chưa xác định được.
a) Tính nồng độ của 222Rn ( đơn vị mol/L)
b) Tính hằng số tốc độ k ( đơn vị phút-1) của quá trình chưa xác định được ở trên. Biết quá
trình này tuân theo quy luật động học của phản ứng bậc 1.

Câu 3 (2 điểm):
1. Ái lực electron (electron affinity) là năng lượng giải phóng ra khi nguyên tử nhận vào 1 electron
để tạo thành ion âm (anion):
X (g) + 1e → X- (g) Eea < 0

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
3

Ái lực electron (Eea) của các nguyên tố halogen được tổng hợp trong bảng sau (đơn vị eV):
Nguyên tố F Cl Br I
Ái lực electron
-3,58 -3,81 -3,56 -3,29
Eea (eV)
Giải thích ngắn gọn xu hướng biến đổi ái lực electron của các nguyên tố halogen. Cho biết vì
sao ái lực electron của Cl lại âm nhất trong dãy.
2. Xác định dạng hình học phân tử của các chất sau đây theo mô hình VSEPR: XeF4, SO2Cl2, BrF5,
NCl3.

Câu 4 (2 điểm):
1. Nguyên tố vàng (gold) Au kết tinh trong mạng tinh thể kim loại theo cấu trúc lập phương tâm
diện với khối lượng riêng của nguyên tố d = 19,4g/cm3. Biết rằng khối lượng nguyên tử của Au
bằng 196,97 g/mol, hãy tính bán kính nguyên tử của Au (đơn vị pm), làm tròn tới một chữ số
sau dấu phẩy.
2. Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm trong các phân tử dưới đây: BeH2, SO3,
PCl5, HSO3F.

Câu 5 (2 điểm):
1. Xây dựng giản đồ MO cho phân tử He2, từ đó giải thích vì sao phân tử He2 không tồn tại.
2. Cân bằng các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
- P4 + NaOH → NaH2PO2 + PH3
- PbO2 + Mn(NO3)2 + HNO3 → Pb(NO3)2 + HMnO4 + H2O
- NH4I + H2SO4 → NH4HSO4 + I2 + H2S + H2O
- K4[Fe(CN)6] + HCl + KMnO4 → K3[Fe(CN)6] + MnCl2 + KCl + H2O

Câu 6 (2 điểm):
1. Để xác định nồng độ của sodium hypochlorite NaClO trong một mẫu thuốc tẩy, một quy trình
được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Lấy chính xác 10,0 mL mẫu thuốc tẩy cần xác định nồng độ NaClO vào bình nón
chứa lượng dư dung dịch chứa KI trong môi trường acid (H2SO4) thấy giải phóng iodine I2.

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
4

- Bước 2: Toàn bộ lượng iodine I2 sinh ra từ phản ứng trên được chuẩn độ với dung dịch
sodium thiosulfate Na2S2O3 0,010M thì thấy tiêu thụ hết 20,2 mL thuốc thử. Xác định nồng
độ (mg/mL) của NaClO trong mẫu thuốc tẩy nói trên.
2. Dựa vào các dữ kiện nhiệt động học dưới đây kết hợp xây dựng chu trình Born – Haber, hãy
tính toán enthalpy hình thành chuẩn ΔfHo298 của SrCl2:
- Năng lượng mạng lưới tinh thể của SrCl2: (LE) SrCl2 = -2150 kJ/mol.
- Enthalpy nhiệt thăng hoa chuyển Sr từ thể rắn sang thể khí:
Sr(s) → Sr(g): ∆H⁰thăng hoa Sr = 164 kJ/mol.
- Năng lượng phân li liên kết Cl-Cl trong Cl2:
Cl-Cl → 2Cl Eb Cl-Cl = 242,0 kJ/mol
- Năng lượng ion hóa thứ nhất, thứ hai của Ba:
Sr → Sr⁺ + 1e: I1 Sr = 549 kJ/mol
+ 2
Sr → Sr ⁺ + 1e: I2 Sr = 1064 kJ/mol
- Ái lực electron của Cl:
Cl + 1e → Cl¯: Eea Cl = -349,0 kJ/mol

Câu 7 (2 điểm):
1. Tính toán năng lượng liên kết Eb (kJ/mol) của liên kết đơn O-H trong ethanol CH3CH2OH dựa
vào các dữ kiện sau:
- Hiệu ứng nhiệt phản ứng cháy của ethanol CH3CH2OH (l) ở điều kiện chuẩn: -1370 kJ/mol
- Nhiệt tạo thành chuẩn của H2O(l): -285,8 kJ/mol.
- Nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g): -393,5 kJ/mol.
- Nhiệt thăng hoa của than chì Cgraphite: 710,6 kJ/mol.
- Năng lượng liên kết C-H: 414 kJ/mol.
- Năng lượng liên kết C-C: 347 kJ/mol.
- Năng lượng liên kết C-O: 358 kJ/mol
- Năng lượng liên kết O=O: 498 kJ/mol.
- Năng lượng liên kết H-H: 432 kJ/mol.
2. Xét phản ứng nhiệt phân mercury (II) oxide thành kim loại Hg và giải phóng khí oxygen O2
với các dữ kiện nhiệt động sau:
2HgO (s) → 2Hg (l) + O2 (g)

Hợp chất HgO (s) Hg (l) O2 (g)

∆fHo298 (kJ/mol) -90,5 0 0

So298 (J.mol-1.K-1) 71,1 75,9 205,2

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
5

a) Tính biến thiên enthalpy, biến thiên entropy ∆rHo298, ∆rSo298 của phản ứng ở 25oC.
b) Xác định mốc nhiệt độ (oC) mà HgO bắt đầu bị nhiệt phân hủy thành kim loại và giải
phóng khí oxygen.

Câu 8 (2 điểm):
1. Thêm 9 gam hơi nước đang được duy trì ở 373K vào hỗn hợp gồm 18 gam nước đá và 45 gam
nước lỏng đang đạt cân bằng ở 273K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, tính nhiệt độ
cuối cùng của hỗn hợp, cho biết:
- Nhiệt hóa hơi của nước lỏng là 44,1 kJ/mol
- Nhiệt nóng chảy của nước đá là 6,01 kJ/mol
- Nhiệt dung riêng đẳng áp của nước lỏng: 75,3 J.mol-1.K-1
2. Xét phản ứng sau xảy ra trong dung dịch nước:

I2 + HPO(OH)2 + H2O → PO(OH)3 + 2H+ + 2I- (1)

có cơ chế phản ứng được đề xuất như sau:

HPO(OH)2 P(OH)3 Cân bằng nhanh


P(OH)3 + I2 → IP ( OH ) + I Phản ứng chậm
+
-
3

IP ( OH ) + H2O → PO(OH)3 + 2H+ + I- Phản ứng nhanh


+

Viết phương trình tốc độ phản ứng của phản ứng (1) phù hợp với cơ chế đề xuất trên.

Câu 9 (2 điểm):
1. Phản ứng thủy phân methyl chloride CH3Cl trong dung dịch NaOH được biểu diễn theo phản ứng
sau:
CH3Cl (l) + NaOH (aq) → CH3OH (aq) + NaCl (aq)
Hằng số tốc độ phản ứng k của phản ứng thủy phân lần lượt bằng 3,32.10-10 s-1 ở 25oC và
3,13.10-9 s-1 ở 40oC. Xác định năng lượng hoạt hóa Ea (kJ/mol) của phản ứng.
2. Trong số các carbonyl halide COX2 người ta chỉ điều chế được 3 chất: carbonyl fluoride COF2,
carbonyl chloride COCl2 và carbonyl bromide COBr2.
a) Vì sao không có hợp chất carbonyl iodide COI2?
b) So sánh góc liên kết ở các phân tử carbonyl halide đã biết.

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
6

Câu 10 (2 điểm): Hoà tan 0,835 gam hỗn hợp X gồm NaHSO3 và Na2SO3 trong dung dịch H2SO4 dư,
đun nóng. Cho tất cả lượng khí sinh ra hấp thụ vào trong dung dịch Br2 thu được 500 mL dung dịch A.
Thêm KI vào 50 mL dung dịch A, lượng I3− sinh ra tác dụng vừa đủ với 12,5 mL dung dịch Na2S2O3
0,01 M. Nếu sục khí N2 để đuổi hết Br2 dư trong 25 mL dung dịch A thì dung dịch B thu được trung hoà
vừa đủ với 15 mL dung dịch NaOH 0,1M.
a) Tính nồng độ mol của dung dịch Br2 ban đầu.
b) Tính phần trăm khối lượng các muối trong hỗn hợp X.

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN

You might also like