You are on page 1of 11

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ


(Do sinh viên thực hiện)
1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ
Xây Dựng Ứng dụng Chuyển Đổi Từ Hình Ảnh Hoặc File Pdf THS2021-… (Phòng QLKH
Sang Văn Bản Dạng Text Bằng Công Nghệ OCR sẽ cấp khi đề tài được duyệt)

Lĩnh vực ưu tiên


 Lĩnh vực 1. Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, thủy sản và môi trường
 Lĩnh vực 2. Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
 Lĩnh vực 3. Kỹ thuật công nghệ và công nghệ thông tin – truyền thông
 Lĩnh vực 4. Khoa học Giáo dục, Luật và Xã hội Nhân văn
 Lĩnh vực 5. Phát triển kinh tế, thị trường
 Không thuộc 05 Lĩnh vực ưu tiên.

3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU


Khoa học Khoa học Kỹ thuật và X Cơ Ứng Triển
Tự nhiên Công nghệ
bản dụng khai
Khoa học Khoa học Nông
Y, dược nghiệp
X
Khoa học
Khoa học Nhân văn
Xã hội
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN 06 tháng
Từ tháng 04 năm 2022 đến tháng 09 năm 2022
6. ĐƠN VỊ CỦA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Tên đơn vị: Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông
Điện thoại: 0292 3734713
E-mail: office@cit.ctu.edu.vn
Địa chỉ: Khu 2, đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, Việt Nam
Họ và tên thủ trưởng đơn vị: TS. Nguyễn Hữu Hoà
7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên: Nguyễn Quốc Bảo MSSV: B1910618
Ngày tháng năm sinh: 14/01/2001 Lớp: DI19V7F1 (CNTT Chất lượng cao
Điện thoại di động: 0869617630 01)
E-mail: Baob1910618@student.ctu.edu.vn Khóa: 45
8. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

MSSV, Lớp, Khóa Nội dung nghiên cứu cụ


TT Họ và tên Chữ ký
thể được giao
Lên ý tưởng

Nguyễn Quốc Phân tích hệ thống, xây


MSSV: B1910618
dựng chức năng và thiết
Bảo Lớp: DI19V7F1 (CNTT kế giao diện
1
(chủ nhiệm đề tài) Chất lượng cao 01) Lập trình và cài đặt
Khóa: 45
Kiểm thử
Viết báo cáo
MSSV: B1910674 Phân tích hệ thống
Phạm Đức Nguyên
Lớp: DI19V7F1 (CNTT Tìm hiểu và xây dựng
(thành viên
2 Chất lượng cao 01) chức năng
chính)
Khóa: 45 Kiểm thử
Viết báo cáo

MSSV: B1910656
Nguyễn Tuấn Tìm hiểu và xây dựng
Lớp: DI19V7F1 (CNTT
Khanh chức năng
Chất lượng cao 01)
3 (thành viên Thiết kế giao diện
Khóa: 45
chính) Kiểm thử
Viết báo cáo
Nguyễn Lê Phúc MSSV: B1910715 Tìm hiểu và xây dựng
Tiến Lớp: DI19V7F1 (CNTT chức năng
4 (thành viên Chất lượng cao 01) Thiết kế giao diện
chính) Khóa: 45 Kiểm thử
Viết báo cáo

5 Trần Lê MSSV: B1910626 Phân tích hệ thống


Duy Lớp: DI19V7F1 (CNTT Thiết kế giao diện
(thành viên Chất lượng cao 01) Kiểm thử
chính) Khóa: 45 Viết báo cáo

Cán bộ hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài


Họ và tên, MSCB Đơn vị công tác và lĩnh Nhiệm vụ Chữ ký
vực chuyên môn
PGS.TS. Nguyễn Thái Nghe Đơn vị công tác: Khoa Hướng dẫn nội dung
khoa học và Hướng dẫn
MSCB: 1352 CNTT & TT
lập dự toán kinh phí đề
Lĩnh vực chuyên môn: tài
KHMT
9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị Họ và tên người đại
Nội dung phối hợp nghiên cứu
trong và ngoài nước diện đơn vị

Không Không Không


10. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨ U THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
10.1. Trong nước:
Trong thời kì hiện đại ngày nay thì nhu cầu chúng ta phải làm việc và thao tác trực tiếp với thông tin
ở nhiều loại định dạng là ngày càng phổ biến. Và với sự phát triển mạnh của ngành khoa học máy
tính, nhất là về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang là xu hướng thì đã mở ra nhiều hướng phát triển
đầy tiềm năng trong lĩnh vực phân tích ảnh, trích xuất thông tin giúp chúng ta dễ dàng thao tác, chỉnh
sửa và quản lý thông tin hơn. Việc đang ngày càng nhiều dữ liệu thông tin xuất hiện đôi khi chúng ta
thường phải đối mặt với tình huống đó là khi chúng ta cần trích xuất và sử dụng lại văn bản có trong
một tài liệu được in từ máy in hoặc một hình ảnh thì các bản sao kỹ thuật số này có thể có nhiều định
dạng khác nhau bao gồm: PNG, JPG, GIF, BMP và nó vô tình trở thành một vấn đề lớn, vì thông
thường chúng ta sẽ không thể sao chép và chỉnh sửa văn bản từ hình ảnh thô một cách chuẩn nhất.
Đây là lúc công nghệ nhận dạng ký tự quang học ra đời để giúp chúng ta có thể làm được điều đó
một cách dễ dàng và nhanh chóng. Hiện nay ở nước ta có nhiều đơn vị và tổ chức đã và đang tham
gia vào lĩnh vực nghiên cứu công nghệ nhận dạng ký tự quang học một cách nghiêm túc và đã đạt
được nhiều thành công nhất định, điển hình là Công nghệ IONE đây là một sản phẩm nổi bật của FSI
Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số tại Việt Nam. Đây là giải pháp nhận dạng và
bóc tách thông tin tự động cho phép xử lý dữ liệu lớn trong thời gian ngắn. Các ảnh đầu vào qua xử
lý của IONE cho ra dữ liệu văn bản, metadata để lưu trữ hoặc tích hợp vào các hệ thống khác. Ưu
điểm nổi bật của IONE - một sản phẩm ứng dụng công nghệ OCR là: nhận dạng tiếng Việt chính xác
lên đến 98%, Số hóa giản đồ, hình ảnh đạt độ chính xác trên 90%, xử lý song song, đạt hiệu suất
6s/trang, bóc tách dữ liệu tự động không phụ thuộc vào biểu mẫu, sẵn sàng tích hợp với các hệ thống
của khách hang và cơ chế học máy giúp hệ thống tự động nâng cao độ chính xác [1]. Bên cạnh đó thì
Computer Vision Vietnam cũng cho ra mắt chương trình Cvs Vision Ocr sử dụng các kỹ thuật Deep
Learning mới nhất trong trí tuệ nhân tạo để tự động nhận diện và chuyển đổi các ký tự, chữ số in và
viết tay thành dữ liệu có thể chỉnh sửa, loại bỏ việc nhập liệu thủ công. Dễ dàng có được thông tin
chính xác từ hình ảnh của nhiều loại giấy tờ và biểu mẫu, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh,
các công nghệ mà Cvs Vision Ocr có thể làm được ( CCCD, GPLX,…) [2].
Công ty phần mềm FPT Software cũng giới thiệu chương trình FPT.AI Reader Flex là nền tảng trích
xuất dữ liệu từ hình ảnh thế hệ mới, cho phép nhận dạng và trích xuất nội dung trên mọi mẫu giấy tờ,
không giới hạn về cấu trúc như (hóa đơn, biên lai, hồ sơ ứng viên, bảng khảo sát...). FPT.AI Reader
Flex là công cụ tối ưu với khả năng xử lí mượt mà mà hầu hết các loại văn bản thông dụng trong quy
trình doanh nghiệp, đẩy nhanh quy trình xử lý tài liệu và số hóa giấy tờ [3].
Tài liệu tham khảo:
1. Công nghệ nhận dạng chữ thông minh IONE:
https://doceye.vn/tin-tuc/noi-dung/cong-nghe-nhan-dang-chu-thong-minh-ione-21257.html
https://ionetech.vn
2. Cvs Vision Ocr Api: https://www.computervision.com.vn/products/ocr/
3. Ứng dụng công nghệ Nhận dạng kí tự quang học (OCR) trên cơ sở công nghệ Học Sâu (Deep
Learning):
https://fpt.ai/vi/reader
10.2. Ngoài nước:
Qua những tìm hiểu về các dự án, đề tài liên quan đến viêc đưa công nghê ̣AI vào các hệ thống nhận
dạng chữ viết và trích xuất thông tin có thể thấy được tiềm năng to lớn của AI trong việc quản lý dữ
liệu thông tin. Không chỉ phát triển trong nước mà trên thế giới công nghệ AI cũng đang là một xu
hướng rất được chú trọng ở thời điểm hiện tại. Một trong những người tiên phong đó là Google khi
họ cho ra mắt Google Drive [1], cho tới nay thì công cụ này không còn gì xa lạ với người dung nữa
đây là một trong những công cụ lưu trữ trực tuyến tốt nhất hiện nay, tuy nhiên không phải người
dùng nào cũng biết khả năng chuyển file ảnh sang văn bản Word, PDF cực kì hiệu quả của ứng dụng
này, giao diện hoạt động đơn giản, quen thuộc thao tác nhanh chóng để chuyển đổi ảnh thành những
tài liệu mình mong muốn. Google Drive có ưu điểm là hoạt động ổn định, tốc độ, chính xác, có sức
lưu trữ lớn và tính bảo mật cao, điều này tạo ra sự an tâm cho người dùng.
Ngoài ra còn có dịch vụ đến từ Datamolino bằng cách sử dụng API [2] trích xuất dữ liệu OCR hóa
đơn của các công ty và có thể xử lý số lượng lớn hóa đơn mỗi ngày. Ưu điểm là cực kì dễ thực hiện,
tiết kiệm chi phí và có thể thích ứng với quy mô hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân và tổ chức,
giúp tăng năng suất kinh doanh và giảm chi phí cho nhân công trong việc tổng hợpvà lưu trữ hoá đơn
Tài liệu tham khảo:
1. Sử dụng Google Drive để chuyển đổi từ hình ảnh sang văn bản dễ dàng:
https://www.google.com.vn/drive
2. Ứng dụng giúp tự động hóa sổ sách kế toán của Datamolino:
https://www.datamolino.com/invoice-ocr-api
10.3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành
viên tham gia nghiên cứu:
a) Của chủ nhiệm đề tài: Không
b) Của các thành viên tham gia nghiên cứu: Không
11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay các loại sách báo, tư liệu cần được lưu trữ dưới dạng văn bản số rất phổ biến. Văn bản số
có ưu điểm như cập nhật, sửa chữa, cũng như trao đổi nhanh chóng hơn so với văn bản in giấy truyền
thống. Mặt khác, qua thời gian thì chất lượng văn bản in giấy sẽ kém đi nhưng văn bản số vẫn không
bị hỏng. Từ đó, nảy sinh vấn đề làm cách nào để khôi phục lại những thông tin của sách báo dưới
dạng văn bản số để có thể tái bản. Đây là một nhiệm vụ thực tế trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như
trong các thư viện và nhà xuất bản.
Có một số cách khác nhau để giải quyết bài toán chuyển đổi trên. Một biện pháp dễ thực hiện nhất là
nhập lại nội dung của văn bản thông qua bàn phím. Mặc dù vậy, đây là một công việc thủ công trong
thao tác chế bản nên nếu số lượng văn bản là quá lớn và mất nhiều thời gian sẽ dẫn tới nhiều sai sót.
Giải pháp khác là tạo ra một chương trình nhận dạng văn bản tự động. Theo hướng này, sách báo
được máy quét lưu trữ dưới dạng ảnh số, chương trình có chức năng nhận dạng ký tự và từ, từ đó
chuyển đổi thành văn bản số.

12. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI


Mục tiêu của nghiên cứu nhằm cải thiện và phát triển hơn về việc ứng dụng công nghệ OCR giúp
nhận dạng và trích xuất thông tin từ hình ảnh sang dạng văn bản phục vụ cho nhu cầu xử lý thông tin
của khách hàng và người dùng được dễ dàng hơn, chính xác hơn và là tiền nghiên cứu để phục vụ hỗ
trợ cho việc phát triển các chương trình ứng dụng tự động khác.
Trong phạm vi của đề tài sẽ tập trung tìm hiểu và xây dựng ứng dụng với các chức năng:
- Thu thập tất cả các dạng kí tự văn bản gồm nhiều định dạng khác nhau và đang được sử dụng
rộng rãi hiện có trong thực tế, giúp cho quá trình chuyển đổi được thực hiện chính xác và
nhanh chóng.
- Đề xuất những vấn đề khó khăn khi văn bản xảy ra trong môi trường bị hạn chế như: cảnh tự
nhiên, do biến dạng hình học, nền phức tạp và phông chữ đa dạng. Xây dựng chương trình
với giao diện thân thiện để tích hợp các công nghệ có tiềm năng to lớn do các trường hợp sử
dụng khác nhau của OCR, từ đó áp dụng vào thực tiễn.
13. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
13.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Ảnh về các loại giấy tờ. Các định dạng thông tin.
- Các công cụ giúp toàn diện về OCR như Tesseract, OpenCV.
- Xây dựng các mô hình OCR với API NanOnets OCR (Tải lên dữ liệu hình ảnh, chú thích nó
và đặt mô hình).
- Các ngôn ngữ lập trình Python, Javascript và các thư viện phục vụ phân tích.
13.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Tất cả các phông kí tự chữ viết hiện có: Time New Roman, Calibri, …
- Nghiên cứu các định dạng hình ảnh JPEG, PNG, ảnh trích xuất từ DICOM
14. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
14.1. Cách tiếp cận
Nghiên cứu lý thuyết - Phát triển - Website:
- Nghiên cứu lý thuyết:
+ Lý thuyết về AI và công nghệ OCR.
+ Các công cụ cần thiết và thư viện lập trình cần có.
+ Các thuật toán liên quan đến nhận dạng hình ảnh, xử lí hình ảnh, phân đoạn và nhận dạng kí
tự.
- Đề xuất mô hình máy học để nhận dạng các bộ phận cơ quan nội tạng cơ thể người
- Phát triển: thiết kế và lập trình website.
- Ứng dụng: thử nghiệm trên thực tế để nhận dạng và chuyển đổi thông tin từ hình ảnh của
chứng minh thư thành dạng text.
14.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại: Thu thập dữ
liệu về các loại phông chữ khác nhau, phông chữ máy in laser và nhiều phông chữ máy đánh
chữ không theo tỷ lệ. Ứng dụng hệ thống nhận dạng ký tự quang học để cung cấp tính năng
nhận dạng văn bản tự động bằng trí tuệ nhân tạo.

15. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN


15.1. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập, phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Thu thập dữ liệu về các loại hình ảnh phổ biến hiện có như: CCCD, CMND… (bên cạnh đó
là thu thập và nghiên cứu các bài báo và bài viết nổi tiếng đã từng nghiên cứu về đề tài này
như: nanonets.com, https://online.hbs.edu/blog/post/what-is-a-csr-report ).
- Phân tích các đặc điểm vị trí của chữ viết được in trên hình ảnh.
- Nghiên cứu khảo sát các ngôn ngữ lập trình và các công nghệ AI dùng để nhận dạng chữ từ
hình ảnh/
- Đánh giá các ngôn ngữ lập trình và công nghệ AI để nhận dạng đánh dấu các vị trí của từng
thông tin trên hình ảnh/
- Xây dựng một giao diện thân thiện để tích hợp những nội dung được đề xuất trên nền web.
Ví dụ: Nhận dạng và phân tích để lấy thong tin từ thẻ CCCD

Ví dụ: Nhận dạng và phân tích để lấy thông tin từ cv xin việc

15.2. Tiến độ thực hiện

Thời gian Người thực


Các nội dung, công việc Sản phẩm
STT (bắt đầu-kết hiện và số
thực hiện
thúc) ngày thực hiện

1. Thu thập, phân tích tài liệu Báo cáo phân tích 04/2021 - Nguyễn Quốc
Bảo (5 ngày);
và dữ liệu ảnh: chức năng, giao diện 05/2021
Nguyễn Tuấn
- Thu thập và phân tích ứng dụng
Khanh (5
tài liệu ngày);
- Thu thập dữ liệu Phạm Đức
Nguyên (5
ngày.
2. Lập trình và cài đặt hệ thống Trang web nhận dạng 05/2021 - Nguyễn Quốc
và xác định vị trí của 07/2021 Bảo (10 ngày);
theo mô hình đã thiết kế
chữ viết được in trên Nguyễn Tuấn
hình ảnh Khanh (6
ngày);
Phạm Đức
Nguyên (10
ngày);
Nguyễn Lê
Phúc Tiến (10
ngày);
Trần Lê Duy
(6 ngày).

3. Kiểm thử và sửa lỗi Trang web hoàn chỉnh 07/2021 - Nguyễn Quốc
Bảo (5 ngày);
08/2021
Nguyễn Tuấn
Khanh (5
ngày);
Phạm Đức
Nguyên (5
ngày);
Nguyễn Lê
Phúc Tiến (5
ngày);
Trần Lê Duy
(5 ngày).

4. Viết báo cáo tổng kết Bài báo cáo tổng kết 08/2021 - Nguyễn Quốc
hoàn chỉnh Bảo (5 ngày);
09/2021
Nguyễn Tuấn
Khanh (5
ngày);
Phạm Đức
Nguyên (5
ngày);
Nguyễn Lê
Phúc Tiến (5
ngày);
Trần Lê Duy
(5 ngày).
16. SẢN PHẨM

Stt Tên sản phẩm Số lượng Yêu cầu chất lượng sản phẩm

Sản phẩm khoa học (Các công trình khoa học sẽ được công bố: sách, bài báo khoa học...):
I
Không

II Sản phẩm đào tạo (Luận văn tốt nghiệp đại học): Không

Sản phẩm ứng dụng: Ứng dụng trên nền tảng web với giao diện thân thiện với người
III
dùng.
17. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG
17.1. Phương thức chuyển giao
Chuyển giao cho Khoa Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông, Trường Đại học Cần Thơ
như ví dụ minh họa cho các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.
17.2. Địa chỉ ứng dụng
Khoa CNTT & TT trường Đại Học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu 2, đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
18. TÁC ĐỘNG VÀ LỢI ÍCH MANG LẠI CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
18.1. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Chuyển đổi những tài liệu dạng hình ảnh, văn bản sang tài liệu dạng text có thể chỉnh sửa
được giúp việc chia sẻ những tài liệu đó trở nên dễ dàng hơn.
- Góp phần số hóa kho lưu trữ dữ liệu, chuyển đổi từ tài liệu dạng giấy lưu trữ trong các hồ sơ,
tủ tài liệu sang tài liệu dạng số lưu trữ trong máy tính, máy chủ hoặc các thiết bị lưu trữ nội
dung số khác để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu phục vụ cho công tác khai thác, thống kê,
phân tích và dự báo trong hoạt động của khoa.
18.2. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan
- Công nghệ OCR dựa trên trí tuệ nhân tạo AI đọc và trích xuất các thông tin trên giấy tờ tùy
thân, giúp tự động hóa quy trình điền thông tin của người dùng. Cho phép người dùng có thể
mở thẻ tài khoản, đăng ký dịch vụ thông qua thiết bị thông minh của mình.
- Công nghệ OCR đã được tích hợp với công nghệ tổng hợp giọng nói (giọng máy), giúp máy
có khả năng đọc hiểu văn bản ứng dụng vào việc đọc văn bản trong sách, báo, tạp chí,… cho
người cao tuổi và người khiếm thị.
18.3. Đối với phát triển kinh tế-xã hội
- Giải pháp kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có thể tự động hóa việc nhập, trích xuất và xử lý
dữ liệu từ văn bản in hoặc viết từ tài liệu hoặc tệp hình ảnh chuyển đổi thành dạng văn bản
mà máy có thể đọc được để sử dụng cho việc xử lý dữ liệu như chỉnh sửa hoặc tìm kiếm.
- Công nghệ OCR được áp dụng làm giảm thiểu các vấn đề liên quan đến giao thông, quản lý
giao thông. Thông qua hệ thống camera giám sát phần mềm nhận dạng ký tự quang học phát
hiện và xử lý các hành vi vi phạm an toàn giao thông.
18.4. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Nhận dạng và trích xuất thông tin nhanh chóng với lượng lớn tài liệu trong thời gian ngắn
- Tiết kiệm thời gian nhập liệu thủ công, giảm thiểu nhân lực nhập liệu và đảm bảo độ chính
xác so với tài liệu gốc
- Lưu trữ bảo vệ các văn bản có giá trị. Với việc chuyển các tài liệu cứng sang các tài liệu mềm
giúp việc lưu trữ các tài liệu trở nên dễ dàng, người dùng cũng có thể sửa đổi, tạo kiểu
- Nhận dạng cá nhân đối với các tài liệu pháp lí như hộ chiếu, chứng minh thư, bằng lái xe…
Công nghệ OCR có khả năng nhận dạng chính xác gần như là tuyệt đối giúp việc nhập xuất
thông tin nhanh chóng và thuận tiện hơn.
19. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện đề tài: 14.750.000 đồng.
Trong đó:
Kinh phí Trường cấp: 14.750.000 đồng.
Các nguồn khác: 0 đồng.
Nguồn kinh phí
Stt Khoản chi, nội dung chi Tổng kinh phí Kinh phí Các nguồn
Trường cấp khác
1 Chi mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu 0 0 0
2 Chi tiền công lao động trực tiếp 11.850.000 11.850.000 0
3 Chi văn phòng, phẩm, thông tin liên lạc, in ấn 175.000 175.000 0
4 Chi họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu 2.725.000 2.725.000 0
Tổng cộng 14.750.000 14.750.000 0

Ngày ... tháng ... năm 2021

KHOA CNTT & TT CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Nguyễn Quốc Bảo

TL.HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC

You might also like