You are on page 1of 16

CHƯƠNG 4 – THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

Hưởng thuế suất NK ưu đãi đặc biệt khi:


- Có trong biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt
- Có C/O hợp lệ
- Nhập từ nước có chung FTA với Việt Nam
- Vận chuyển thẳng
Hưởng thuế suất NK ưu đãi:
- Có MFN (tối huệ quốc).
Còn lại thuế NK thông thường.
Bài 1:
Ngày 05 tháng 09 năm 2020, Công ty TNHH MANRO ở Quận 4, TP. HCM nhập khẩu từ
cảng Singapour về cảng Cát Lái lô hàng gồm:
- 500 chiếc đồng hồ treo tường do Úc sản xuất, đơn giá 05 USD/chiếc
- 800 Kg táo (tươi), xuất xứ Niu dilan, đơn giá 0,8 USD/Kg
- 1.000 Kg nho khô đóng hộp (200g/hộp), xuất xứ Úc, đơn gía là 10USD/Kg
Biết rằng: Điều kiện giao hàng là CIF Tp HCM. Hàng nhập khẩu có C/O giáp lưng from
AANZ hợp lệ theo quy định.
Yêu cầu: Tính các loại thuế mà Công ty MANRO phải nộp khi nhập khẩu lô hàng?
Bài làm:
Do VN và Úc có chung FTA (AANZFTA), có C/O nên dùng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Mã HS đồng hồ treo tường: 9105.2000 / 0% / VAT 10%
Mã HS táo (tươi): 0808.1000 / 0% / VAT 0%
Mã HS nho khô đóng hộp: 0806.2000 / 0% / VAT 0%
- Thuế NK đồng hồ treo tường = 500 x 5 x 0% = 0 USD
Thuế GTGT đồng hồ treo tường = ((500 x 5) + 0) x 10% = 250 USD
- Thuế NK táo (tươi) = 800 x 0,8 x 0% = 0 USD
Thuế GTGT táo (tươi) = ((800 x 0,8) + 0) x 0% = 0 USD
Thuế VAT táo tươi: không chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu
- Thuế NK nho khô đóng hộp = 1000 x 10 x 0% = 0 USD
Thuế GTGT nho khô đóng hộp = (1000 x 10 + 0) x 0% = 0 USD
Thuế VAT nho khô đóng hộp: không chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu
 Thuế NK = 0 USD
 Thuế GTGT = 0 + 0 + 250 = 250 USD
 Tổng thuế phải nộp = 250 USD
Bài 02:
Ngày 10/ 09/2020, Công ty Lan Rừng nhập khẩu từ Moji – Nhật Bản về cảng Cát Lái một lô
hàng theo loại hình kinh doanh, gồm:
- 02 chiếc xe Toyota 2.500cc ( 8703.23.64) mới 100%, loại 5 chỗ ngồi, do Nhật Bản sản xuất,
đơn gía 12.500 USD/ chiếc - CIF/HCMC
- 04 chiếc NARO 1.400cc ( 87032247) loại 5 chỗ ngồi, do Đức sản xuất năm 2017, đã qua sử
dụng với giá 4.500 USD/ chiếc - CIF/HCMC
Yêu cầu: Tính số thuế mà Công ty phải nộp khi nhập khẩu lô hàng?
Bài làm:
Do không có C/O nên dùng thuế ưu đãi
Toyota 2.500cc ( 8703.23.64) / NK 52% / TTDB 50% / VAT 10%
NARO 1.400cc ( 87032247) / NK 70% / TTĐB 40% / VAT 10%
- Thuế NK Toyota = 2 x 12.500 x 52% = 13.000 USD
Thuế TTĐB = ((2 x 12.500) + 13.000) x 50% = 19.000 USD
Thuế VAT = ((2 x 12.500) + 13.000 + 19.000) x 10% = 5.700 USD
- Thuế NK NARO = 4 x 4.500 x 70% = 12.600 USD + 10.000 = 22.600
Thuế TTĐB = ((4 x 4.500) + 22.600) x 40% = 16.240 USD
Thuế VAT = ((4 x 4.500) + 22.600 + 16.240) x 10% = 5.684 USD
Tổng thuế NK = 13.000 + 22.600 = 35.600 USD
Tổng thuế TTĐB = 19.000 + 12.240 = 31.240 USD
Tổng thuế GTGT = 5.700 + 5.684 = 11.384 USD
 Tổng thuế phải nộp = 35.600 + 31.240 + 11.384 = 78.224 USD
Bài 03
Ngày 15 tháng 07 năm 2020, Công ty Bình Long ở Quận 1, TP. HCM mua lô hàng của Công
ty Matashin từ Singapore về Việt Nam lô hàng gồm 1.000 tấn thép không gỉ cán nguội dạng
cuộn ( 7219 1100) đơn giá 210 USD/ tấn – FOB. Hồ sơ lô hàng có C/O form E do Singapore
cấp.
Cước phí vận chuyển 600 usd, bảo hiểm 100 usd. Công ty mua hàng qua môi giới phí môi
giới phải trả là 2% trị giá lô hàng
Yêu cầu: Tính số thuế mà Công ty phải nộp khi nhập khẩu lô hàng
Bài làm:
Do VN và SGP có chung FTA và có C/O form E (ACFTA) nên dùng thuế ưu đãi đặc biệt.
Thép không gỉ cán nguội dạng cuộn 72191100 / NK 0% / TTĐB 0% / VAT 10%
Trị giá lô hàng = 1.000 x 210 + 600 + 100 + (1.000 x 210 x 2%) = 214.900 USD
Thuế NK = 214.900 x 0% = 0 USD
Thuế VAT = 214.900 x 10% = 21.490 USD.
 Tổng thuế phải nộp = 21.490 USD
Bài 04
Công ty JSS Việt nam ký hợp đồng mua hàng với Công PIS tại Hàn Quốc lô hàng 3000 mét
vải Polyester dùng trong công nghiệp (HS: 59022099) khổ 1.5 mét, giá 10 usd/mét ( CIF).
Công ty PIS đã đặt hàng sản xuất tại Trung Quốc của Công ty Kingson với giá mua là 8
usd/mét và yêu cầu Kingson giao hàng cho JSS ở Việt Nam.
Ngày 20/08/2020 Công ty JSS mở tờ khai Nhập khẩu lô hàng trên từ Kingson -Trung Quốc
xuất khẩu. Lô hàng có C/O hợp lệ và trên Bill ghi cảng xếp hàng Quanghai ( Trung quốc)
cảng dỡ hàng Cát lái TP HCM
Xác định số thuế mà JSS phải nộp khi nhập khẩu lô hàng
Bài làm:
Do VN và TQ có FTA (ACFTA) và có C/O hợp lệ (có thể là C/O form E) nên dùng thuế suất
NK ưu đãi đặc biệt.
Vải Polyester (59022099) / NKUDDB 0% / VAT 10%
- Thuế NK = 0 USD
Thuế VAT = (3.000 x 10) x 10% = 3.000 USD
 Tổng thuế phải nộp là 3.000 USD
Bài 05
Công ty K – Đồng Nai nhập khẩu lô hàng từ Trung quốc gồm:
- Trứng gia cầm: 40.000 quả; giá 0.8 usd/10 quả ( CIF)
- Đường tinh luyện: 30 tấn; giá 800 usd/tấn (CIF)
Lô hàng trên khi nhập khẩu về Việt Nam trên Bill thể hiện hàng được vận chuyển qua
Singarpore và lưu lại 8 ngày. Hồ sơ hải quan của lô hàng có C/O form E. Hạn ngạch Bô Công
thương cấp cho Công K là trứng 25.000 quả; Đường 20 tấn
Yêu cầu :
- Muốn hưởng thuế suất NK ưu đãi đặc biệt, công ty K phải chứng minh chứng từ cần
thiết nào cho Hải quan
- Xác định số thuế mà công ty K phải nộp khi nhập khẩu lô hàng trên
Bài làm:
Muốn hưởng thuế suất NK ưu đãi đặc biệt, công ty K phải chứng minh C/O form E, có chung
FTA với TQ (ACFTA) cho Hải quan => thuế suất NK ưu đãi đặc biệt
Trứng gia cầm (04072000) / NKUDDB 50% / NKUD 40%:NHN 80% / VAT 0%
Đường tinh luyện (17019910) / NKUDDB 50% / NKUD 40%:NHN 85% / VAT 5%
- Thuế NK trứng = (25.000/10) x 0,8 x 50% + (15.000/10) x 0,8 x 80% = 1960 USD
Thuế GTGT = (40.000 x 0,8 + 1960) x 0% = 0 USD
- Thuế NK đường tinh luyện = 20 x 800 x 50% + 10 x 800 x 85% = 14800 USD
Thuế GTGT = (30 x 800 + 14.800) x 5% = 1.940 USD
 Tổng số thuế phải nộp = 1.960 + 14.800 + 1.940 = 18.700 USD
Bài 6:
Công ty ABC ký hợp đồng gia công 10.000 Áo T-Shirt thương hiệu Nike Cho Công X ở Mỹ
như sau:
1. Công ty X giao nguyên liệu vải, máy khâu cho công ty ABC theo hợp đồng gia công:
- Vải : 15.000 mét ( Định mức gia công thực tế: 1.2 mét/áo) (HS Code: 60052300)
- Máy khâu: 30 cái (HS code: 84522100)
- Nhãn mác, chỉ, nút áo, bao bì đóng gói: Do công ty ABC cung cấp theo trị giá 5 usd/áo
- Tiền công gia công : 4 usd/cái
- Định mức gia công cho phép tỷ lệ phế liệu 2.5% trên vật tư gia công
- Áo mẫu : 10 cái
- Thời hạn gia công 90 ngày kể từ ngày ký hợp đồng gia công 10/05/2020.
Ngày 25/05/2020 Công ty ABC nhập khẩu 15.000 mét vải và 30 máy khâu theo hợp đồng gia
công của công ty X từ Mỹ.
2. Sau thời gian gia công đến ngày 05/08/2020 Công ty làm thủ tục xuất khẩu 10.000 áo cho
Công ty X ( thuế xuất khẩu của Áo là 0%) và ngày 20/8/2020 Công ty ABC làm thủ tục thanh
lý hợp đồng gia công và xử lý như sau:
- Vải thừa Công ty X bán lại cho Công ty ABC giá 50.000 đ/mét
- 30 máy khâu bên Công ty X bán lại cho Công ty ABC với trị giá 4.000.000 đ/máy
Yêu cầu: Tính số thuế mà công ty ABC phải nộp khi thanh khoản hợp đồng gia công
( giải thích theo từng công đoạn: Nhập nguyên liệu; giao thành phẩm; xử lý NVL, máy
móc, phế liệu gia công)
Bài làm:
Gia công TN TX: Được miễn thuế NK, không chịu thuế GTGT nhưng vẫn phải cọc 1 khoản
tiền bằng thuế NK, thuế VAT cho 15000m vải & Thuế NK, thuế VAT cho 30 cái máy khâu.
Vì không có CO và Mỹ nằm trong MFN với Việt Nam nên áp dụng thuế suất ưu đãi.
Vải (60052300) / NKUD 12% / VAT 10%
Máy khâu (84522100) / NKUD 0% / VAT 10%
Số vải cho 10.000 áo = 10.000 x 1,2 = 12.000 mét
Phế liệu = 12.000 x 2,5% = 300 mét
 Số mét vải dùng đúng mục đích (không tính thuế) = 12.000 + 300 = 12.300 mét
 Số mét vải dùng không đúng mục đích (tính thuế) = 15.000 – 12.300 = 2.700 mét
Thuế NK vải thừa = 2.700 x 50.000 x 12% = 16.200.000 VND
Thuế VAT vải thừa = (2.700 x 50.000 + 16.200.000) x 10% = 15.120.000 VND
 Thuế vải thừa = 16.200.000 + 15.120.000 = 31.320.000 VND
Thuế NK máy khâu = 30 x 4.000.000 x 0% = 0 VND
Thuế VAT máy khâu (30 x 4.000.000 + 0) x 10% = 12.000.000 VND
 Thuế máy khâu = 12.000.000 VND
Bài 07:
Công ty W ký hợp đồng mua 1 lô hàng thiết bị gia dụng tủ làm đông (8418.50.99) 5.000 cái,
giá mua 120 usd/cái (CIF) của Công ty S ở Trung Quốc. Ngày 01/5/2020 Hàng nhập khẩu về
Việt Nam đăng ký theo loại hình kinh doanh TN-TX. Thời hạn TN-TX là 60 ngày.
Ngày 25/06/2020 Công ty W tái xuất bán 3000 cái cho Công ty MOKIP ở Ấn Độ giá bán 160
usd/cái ( CIF). Số hàng còn lại Công ty W làm thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa.
Tính số thuế mà Công ty W phải nộp cho lô hàng TN-TX trên.
Bài làm:
Do VN và TQ có FTA (ACFTA) nên dùng thuế suất NK ưu đãi.
Tủ làm đông (8418.50.99) / NKUD 20% / VAT 10%
(1) Do là hàng TN-TX nên miễn thuế NK, không phải nộp thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên
vẫn phải tính số tiện cọc cho hải quan tương ứng với số thuế nhập khẩu, giá trị gia tăng
Thuế NK = 5.000 x 120 x 20% = 120.000 USD
Thuế GTGT = (5.000 x 120 + 120.000) x 10% = 72.000 USD
(2) Tái xuất 3.000 cái => trả lại khoản cọc tương ứng số tiền thuế NK, GTGT của 3.000 cái
Trả thuế NK 3.000 cái = 3.000 x 120 x 20% = 72.000 USD
Trả thuế GTGT 3.000 cái = (3.000 x 120 + 72.000) x 10% = 43.200 USD
Tiêu thụ 2.000 cái => chuyển đổi mục đích sử dụng => nộp thuế
Thuế NK 2.000 cái = 2.000 x 120 x 20% = 48.000 USD
 Thuế GTGT 2.000 cái = (2.000 x 120 + 48.000) x 10% = 28.800 USD
 Tổng thuế phải nộp = 48.000 + 28.800 = 76.800 USD
Bài 08:
Ngày 15/04/2020 Công ty JST nhập khẩu 10.000 mét vải (HS Code: 55159910), giá mua 3
usd/m ( FOB) từ Công ty NP Thái Lan và 10.000 dây kéo (HS code: 96071900) giá mua 0.2
usd/cái. Lô hàng có C/O form E. hàng khai báo theo loại hình kinh doanh.
Sau 01 tháng Công ty ký được một hợp đồng bán 6.000 quần, giá bán 8 usd/ cái ( FOB) cho
công ty V – Chi Lê. Công ty JST quyết định sử dụng lô hàng vải nhập khẩu trên để sản xuất
hàng xuất khẩu. Định mức sản xuất thực tế như sau:
-Vải: 1.2 mét vải/quần
- Dây kéo: 1 cái/quần
- Vật tư, phụ liệu khác: chỉ, nút, nhãn mác mua tại Việt Nam.
Lô hàng được xuất khẩu cho công ty V ngày 20/08/2020. Biết rằng thuế XK của Quần: 0%
Yêu cầu: Trình bày các bước xử lý về thuế cho lô hàng trên như thế nào. Tính số thuế
phải nộp, được hoàn của Công ty ?
Khai báo theo loại hình: Kinh dianh (tính thuế bình thường)
Sau khi nhập khẩu => chuyển đổi loại hình (kinh doanh -> sx,xk)=> ko nộp thuế gtgt, ttđt,
nk
Ở kinh doanh đã nộp thuế => đc hoàn thuế tại giia đoạn sx,xk
được miễn thuế XK (nhưng vẫn phải tính)
 Chỉ có hàng gia công mới ko cần kê khai và tính thuế, các mặt hàng khác vẫn phải kê
khai (mặc dù thuế 0%), tính thuế.
Bài làm:
(1) 15/04/2022: Do công ty JST khai báo theo loại hình kinh doanh nên tính thuế bình
thường.
Có C/O hợp lệ nên dùng thuế ưu đãi đặc biệt.
Vải (55159910) / NKUDDB: 5% / VAT: 10%
Dây kéo (96071900) / NKUDDB: 5% / VAT: 10%
Thuế NK vải = 10.000 x 3 x 5% = 1.500 USD
Thuế VAT vải = (10.000 x 3 + 1.500) x 10% = 3.150 USD
Thuế NK dây kéo = 10.000 x 0,2 x 5% = 100 USD
Thuế VAT dây kéo = (10.000 0,2 + 100) x 10% = 210 USD
(2) 15/05/2022: Công ty JST quyết định sử dụng lô hàng vải nhập khẩu trên để sản xuất hàng
xuất khẩu => nên được hoàn thuế.
Hoàn thuế NK vải = (6.000 x 1,2) x 3 x 5% = 1.080 USD
Hoàn thuế VAT vải = ((6.000 x 1,2) x 3 + 1.080) x 10% = 2.268 USD
 Hoàn thuế vải = 1.080 + 2.268 = 3.348 USD
Hoàn thuế NK dây kéo = 6.000 x 0,2 x 5% = 60 USD
Hoàn thuế VAT dây kéo = (6.000 0,2 + 60) x 10% = 126 USD
 Hoàn thuế dây kéo = 126 + 60 = 186 USD
(3) Thuế XK 6000 quần = 6.000 x 8 x 0% = 0 USD
Bài 09:
Công ty chế biến thủy sản PA Việt nam sản xuất hàng xuất khẩu nhập khẩu lô hàng mực tươi
đông lạnh (03074390), số lượng 20 tấn từ Úc( C/O form AANZ) về sản xuất chế biến hàng
SXXK, giá mua 5 usd/kg (CIF). Sau 10 ngày nhập khẩu về Công ty đưa vào sản xuất hàng
xuất khẩu là mực khô tẩm gia vị (16055410) XK sang Mỹ, số mực tươi dùng để sản xuất xuất
khẩu là 15 tấn, sản xuất thu được 6 tấn mực thành phẩm, xuất khẩu bán với giá 30 usd/kg
(CIF).
Số mực tươi còn lại 5 tấn, Công ty bán cho hệ thống siêu thị Vimart Việt Nam giá 200.000
đ/kg.
Yêu cầu: Trình bày các bước xử lý về thuế cho lô hàng trên như thế nào. Tính số thuế
công ty phải nộp cho hàng hóa xuất nhập khẩu?
Bài làm:
(1) Do là hàng sản xuất – xuất khẩu nên được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế GTGT.
Tuy nhiên vẫn phải tính số tiện cọc cho hải quan tương ứng với số thuế nhập khẩu.
Do có C/O AANZ nên dùng thuế NKUDDB.
Mực tươi đông lạnh (03074390) / NKUDDB: 5%
Tiền cọc mực = 20.000 x 5 x 5% = 5.000 USD
(2) Do công ty xuất khẩu thành phẩm là mực khô tẩm gia vị sang Mỹ nên tính thuế xuất khẩu.
Mực khô tẩm gia vị (16055410) / XK: 0%
Thuế XK mực khô = 6.000 x 30 x 0% = 0 USD
(3) Số mực tươi còn lại, công ty bán cho Vinmart => chuyển đổi mục đích sử dụng => nên
phải tính thuế nhập khẩu và giá trị gia tăng.
Mực tươi đông lạnh (03074390) / NKUDDB: 5% / VAT: 5%
Thuế NK mực = 5.000 x 5 x 5% = 1.250 USD
Thuế VAT mực = ??? (không biết có tính hay không)
Bài 10:
Ngày 10/10/2019 Công ty AB nhập khẩu lô hàng 5000 chai rượu Whisky Premium, 40 độ
(1,0 lít/ chai), đơn giá 12 USD/ chai.(22083000) từ Italia ( CIF). Sau khi nhập khẩu về Công
ty bán ra thị trường trong năm 2019 là 3000 chai giá bán là 45 usd/chai. Cuối năm 2019 Công
ty kê khai và quyết toán thuế TTĐB với cơ quan Thuế nội địa nơi Công ty đăng ký kê khai
nộp thuế tại Q Tân Bình –TPHCM
Yêu cầu:
1- Xác định số thuế Công ty phải nộp tại thời điểm Nhập khẩu cho cơ quan HQ
2- Xác định số thuế TTĐB Công ty phải nộp khi kê khai và quyết toán với cơ quan thuế
Tân Bình
Bài làm:
(1) Do không có C/O và Ý nằm trong MFN với Việt Nam nên dùng thuế suất ưu đãi.
Rượu (22083000) / NKUD: 45% / TTDB: 65% / VAT: 10%
Thuế NK rượu = 5.000 x 12 x 45% = 27.000 USD
Thuế TTĐB rượu = (5.000 x 12 + 27.000) x 65% = 56.550 USD
Thuế VAT rượu = (5.000 x 12 + 27.000 + 56.550) x 10% = 14.355 USD
 Tổng số thuế phải nộp = 27.000 + 56.550 + 14.355 = 97.905 USD
(2) Cuối năm 2019 Công ty kê khai và quyết toán thuế TTĐB với cơ quan Thuế nội địa.
Giá tính thuế TTDB = 45/(1+65%) = 27,27 USD
Thuế TTDB phải nộp khi kê khai = 3.000 x 27,27 x 65% = 53.181,8 USD
Thuế TTDB quyết toán = 56.550 – 53.181,8 = 3.368,2 USD
Bài 11:
Công ty chế biến thủy sản Nha Trang nhập khẩu 30 tấn tôm ướp lạnh (03063631) từ Nhật bản
về để chế biến hàng sản xuất xuất khẩu, giá mua 2000 usd/tấn ( FOB), chi phí vận chuyển
500 usd, Bảo hiểm 100 usd. Lô hàng mua qua người làm môi giới, phí môi giới 1% trị giá lô
hàng.
Để sản xuất hàng xuất khẩu Công ty nhập khẩu hệ thống máy phân loại, đóng gói sản phẩm
(mã HS : 84224000 ) số lượng 20 cái giá mua 1000 usd/cái ( CIF) từ Italia.
Công ty thực hiện sản xuất tôm tẩm bột chiên xù xuất khẩu sang Mỹ từ 20 tấn tôm đông lạnh,
thành phẩm thu được 8 tấn tôm thành phẩm bán với giá 10.000 usd/tấn (CIF). Số tôm đông
lạnh còn lại Công ty bán cho Doanh nghiệp A trên thị trường nội địa
Tính số thuế Công ty thủy sản Nha Trang phải nộp các khẩu nhập khẩu và xuất khẩu
những hàng hóa, sản phẩm trên.
Bài làm:
(1) Do công ty nhập khẩu tôm để sản xuất – xuất khẩu nên miễn thuế NK và không chịu thuế
GTGT, nhưng vẫn phải đóng tiền cọc tương đương với thuế NK và thuế VAT.
Trị giá tính thuế = 2.000 x 30 + 500 + 100 + 1%(2.000 x 30) = 61.200 USD
Do không có C/O và Nhật Bản cùng nằm trong MFN với Việt Nam nên dùng thuế suất ưu đãi
Tôm ướp lạnh (03063631) / NKUD: 10% / VAT: 10% / XK: 0%
Tiền cọc NK tôm = 61.200 x 10% = 6.120 USD
Tiền cọc VAT tôm = (61.200 + 6.120) x 10% = 6.732 USD
(2) Để sản xuất hàng xuất khẩu Công ty nhập khẩu hệ thống máy phân loại, đóng gói sản
phẩm => tính thuế NK và ưu đãi đặc biệt
Máy phân loại, đóng gói sản phẩm (84224000) / NKUD: 0% / VAT 10%
Thuế NK máy = 20 x 1000 x 0% = 0 USD
Thuế VAT máy = (20 x 1.000 +0) x 10% = 2.000 USD
(3) Công ty thực hiện sản xuất tôm tẩm bột chiên xù xuất khẩu sang Mỹ từ 20 tấn tôm đông
lạnh => hoàn thuế 20 tấn tôm.
Trị giá tính thuế = 2.000 x 20 + 500 + 100 + 1%(2.000 x 20) = 41.000 USD
Hoàn thuế NK tôm = 41.000 x 10% = 4.100 USD
Hoàn thuế VAT tôm = (41.000 + 4.100) x 10% = 4.510 USD
Thuế XK 8 tấn tôm thành phẩm = 8 x 10.000 x 0% = 0 USD
(4) Số tôm đông lạnh còn lại Công ty bán cho Doanh nghiệp A trên thị trường nội địa =>
chuyển đổi mục đích sử dụng => tính thuế NK, VAT
Trị giá tính thuế 10 tấn tôm = 2.000 x 10 + 500 + 100 + 1%(2.000 x 10) = 20.800 USD
Thuế NK 10 tấn tôm = 20.800 x 10% = 2.080 USD
Thuế VAT 10 tấn tôm = (20.800 + 2.080) x 10% = 2.288 USD
Bài 12:
a/ tự sx, đóng gói => ko đóng
b/ ko đóng
c/ ko đóng
d/ ko đóng
e/ đóng
Thuế BVMT = 2.000 x 50.000 = 100.000.000 VND
Tự trực tiếp cty Hoàng Long đóng gói thì ko đóng thuế bvmt
Bài 13:
Công A&A nhập khẩu 10.000 tấn xăng được xác định là “ chế phẩm có chứa 95% khối lượng
dầu khoáng nguồn gốc dầu mỏ” và là xăng RON khác(loại khác)( 27101213) dùng để làm
dung môi pha sơn, xuất xứ Malaysia, có khối lượng riêng là 0.9 kg/lít. Giá mua 600 usd/tấn
(CIF). Tỷ giá VND/USD = 23.300
Xác định số thuế cho lô hàng do Công ty A&A nhập khẩu ?
Bài làm:
Do không có C/O và Malaysia có MFN với VN nên dùng thuế suất ưu đãi.
Xăng (27101213) / NKUD: 20% / TTDB: 10% / VAT: 10% / BVMT: 4.000/lít
0,9 kg = 1 lít => 10.000.000 kg = 11.111.111,11 lít
Trị giá tính thuế = 10.000 x 600 x 23.300 = 139.800.000.000
Thuế NK xăng = 139.800.000.000 x 20% = 27.960.000.000 VND
Thuế TTDB xăng = (139.800.000.000 + 27.960.000.000) x 10% = 16.776.000.000 VND
Thuế BVMT = 11.111.111,11 x 4.000 = 44.444.444.440 VND
Thuế VAT xăng = (139.800.000.000 + 27.960.000.000 + 16.776.000.000 + 44.444.444.440)
x 10% = 22.898.044.444 VND
Số thuế phải nộp = 251.878.488.884 VND
Bài 14 :
Công ty ABC được phép kinh doanh TN-TX, Ngày 01/06/2020 nhập khẩu lô hàng:

1- 800 thùng bia nâu tươi DAB nồng độ cồn 5.8% loại 5 lít/thùng (Mã HS 2203.00.11) từ
Đức. Giá mua 15 usd/thùng (CIF)
2- 500 điếu xì gà, giá 30 usd/điếu (DAP) từ Ấn Độ
Thời hạn TN-TX 30 ngày. Ngày 25/06/2020 Công ty tái xuất bán lô hàng trên cho Công ty Y
tại Philippines 500 thùng bia giá 20 usd/thùng (CIF) và 400 điếu xì gà 40 usd/điếu (CIF). Số
còn lại đến hết ngày 01/07/2020 Công ty ABC chưa tái xuất và xin gia hạn tái xuất. Tuy
nhiên cơ quan HQ không cho phép gia hạn. Ngày 15/08/2020 Công ty xin chuyển tiêu thụ nội
địa và làm thủ tục chuyển đổi.
Yêu cầu: Tính số thuế Công ty phải nộp khi nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa trên
Bài làm:
Do Công ty ABC kinh doanh TN-TX nên miễn thuế NK và không chịu thuế TTDB và VAT,
tuy nhiên vẫn phải cọc 1 khoản tương đương tiền thuế NK, TTDB và VAT.
Không có C/O và Ấn Độ, Đức có tối huệ quốc với VN nên dùng thuế suất ưu đãi.
(1) Ngày 01/06/2020 nhập khẩu lô hàng:
Bia nâu (22030011) / NKUD: 35% / TTDB: 65% / VAT: 10% / XK: 0%
Xì gà (24021000) / NKUD: 100% / TTDB: 70% / VAT: 10% / XK: 0%
Tiền cọc thuế NK bia nâu = 800 x 15 x 35% = 4.200 USD
Tiền cọc thuế TTDB bia nâu = (800 x 15 + 4.200) x 65% = 10.530 USD
Tiền cọc thuế GTGT bia nâu = (800 x 15 + 4.200 + 10.530) x 10% = 2.673 USD
 Tiền cọc bia nâu = 4.200 + 10.530 + 2.673 = 17.403 USD
Tiền cọc thuế NK xì gà = 500 x 30 x 100% = 15.000 USD
Tiền cọc thuế TTDB xì gà = (500 x 30 + 15.000) x 70% = 21.000 USD
Tiền cọc thuế GTGT xì gà = (500 x 30 + 15.000 + 21.000) x 10% = 5.100 USD
 Tiền cọc xì gà = 15.000 + 21.000 + 5.100 = 41.100 USD
(2) Ngày 25/06/2020 Công ty tái xuất bán lô hàng trên cho Công ty Y => Hoàn thuế
Hoàn thuế NK bia nâu = 500 x 15 x 35% = 2.625 USD
Hoàn thuế TTDB bia nâu = (500 x 15 + 2.625) x 65% = 6.581,25
Hoàn thuế GTGT bia nâu = (500 x 15 + 2.625 + 6.581,25) x 10% = 1.670,625 USD
 Hoàn thuế bia nâu = 2.625 + 6.581,25 + 1.670,625 = 10.876,875 USD
Hoàn thuế NK xì gà = 400 x 30 x 100% = 12.000 USD
Hoàn thuế TTDB xì gà = (400 x 30 + 12.000) x 70% = 16.800 USD
Hoàn thuế GTGT xì gà = (400 x 30 + 12.000 + 16.800) x 10% = 4.080 USD
 Hoàn thuế xì gà = 12.000 + 16.800 + 4.080 = 32.880 USD
Thuế XK bia nâu = 500 x 20 x 0% = 0 USD
Thuế XK xì gà = 400 x 40 x 0% = 0 USD
 Thuế XK phải đóng = 0 USD
(3) Ngày 15/08/2020 Công ty xin chuyển tiêu thụ nội địa và làm thủ tục chuyển đổi => đổi
mục đích sử dụng => tính thuế NK, TTDB, VAT
Thuế NK 300 thùng bia nâu = 300 x 15 x 35% = 1.575 USD
Thuế TTDB 300 thùng bia nâu = (300 x 15 + 1.575) x 65% = 3.948,75 USD
Thuế VAT 300 thùng bia nâu = (300 x 15 + 1.575 + 3.948,75) x 10% = 1.002,375 USD
 Thuế 300 thùng bia nâu = 1.575 + 3.948,75 + 1.002,375 = 6.526,125 USD
Thuế NK 100 điếu xì gà = 100 x 30 x 100% = 3.000 USD
Thuế TTDB 100 điếu xì gà = (100 x 30 + 3.000) x 70% = 4.200 USD
Thuế VAT 100 điếu xì gà = (100 x 30 + 3.000 + 4.200) x 10% = 1.020 USD
 Thuế 100 điếu xì gà = 3.000 + 4.200 + 1.020 = 8.220 USD
Bài 15
Công ty TNHH thời trang quốc tế nhập khẩu lô hàng quần áo thời trang ngày 01/09/2019. Có
tổng số thuế NK và GTGT phải nộp là: 120.000.000 đ Công ty không có thư bảo lãnh của
ngân hàng. Tại thời điểm đăng ký tờ khai, Công ty còn các khoản nợ thuế, phạt trên hệ thống
của cơ quan hải quan như sau:
Nợ thuế lô hàng quần Jin đăng ký tờ khai HQ ngày 25/4/2019. Số tiền thuế nợ 60.000.000
đồng. Lô hàng này được áp dụng thời hạn nộp thuế 30 ngày do đáp ứng được điều kiện bảo
lãnh và có bảo lãnh của Ngân hàng
Nợ thuế của lô hàng áo thun đăng ký tờ khai HQ ngày 25/8/2019. Số tiền thuế nợ 30.000.000
đồng. Lô hàng này được áp dụng thời hạn nộp thuế 30 ngày do đáp ứng được điều kiện bảo
lãnh và có bảo lãnh của Ngân hàng
Để thông quan được lô hàng đăng ký tờ khai ngày 01/9/2019, Công ty phải thanh toán
tiền thuế của lô hàng nào?
Bài làm:
Công ty phải nộp lô hàng ngày 25/04/2019 do bị cưỡng chế (hạn nộp thuế lô này là 30 ngày –
tức ngày 25/05/2019).
Số tiền chậm nộp = 130 x 0,03 x 60.000.000 = 234.000.000 VND
Sau đó nộp lô hàng có tờ khai ngày 01/09/2019.
Lô hàng ngày 25/08/2019 không cần nộp do chưa cần thiết (do hạn nộp thuế lô này là 30
ngày – tức ngày 24/09/2019).
Bài 16
Công ty Samsung ngày 01/04/2020 nhập khẩu 5000 máy tính để bán vào thị trường nội địa,
với tổng số thuế phải nộp là 150.000.000 đồng. Công ty được xếp hạng là Doanh nghiêp ưu
tiên và có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Ngày 15/07/2020 Công ty đã nộp số tiền thuế vào
kho bạc
Công ty có phải nộp phạt chậm nộp hay không? Tính số tiền phạt chậm nộp nếu cóuế
của lô hàng nào?
Bài làm:
Do công ty Samsung là doanh nghiệp ưu tiên và có bảo lãnh nên phải đóng trước ngày
10/05/2020. Do đó công ty phải nộp tiền phạt chậm.
Số tiền phạt chậm = 67 x 0,03 x 150.000.000 = 301.500.000 VND
Bài 17:
Doanh nghiệp A, Tp HCM ký hợp đồng thuê gia công với Công ty Chengsen là Doanh
nghiệp chế xuất trong khu chế xuất Tân Thuận- TpHCM. Gia công sản phẩm 2000 ghế giả
mây tre. Hợp đồng gia công nguyên liệu Doanh nghiệp A xuất để gia công thể hiện:
- Nguyên liệu gia công: sợi nhựa giả mây tre (39201090): 8.800kg (tỷ lệ phế liệu 1%)
- Khung gỗ: 2200 bộ (tỷ lệ phế liệu 1%)
- Mặt kính: do Công ty Chengsen cung cấp và Chengsen nhập khẩu từ Trung quốc
- Tiền công và mặt kính Doanh Nghiệp A phải trả là 30 usd/chiếc ghế
Sau khi gia công Công ty Chengsen trả sản phầm cho Doanh nghiệp A là 2.000 cái ghế hoàn
thiện (94016910) và Doanh nghiệp A thanh toán tiền công và nguyên liệu trả Công ty
Chengsen. Biết rằng Công ty A chi phí mua Dây nhựa và khung gỗ là 40.000 usd
Doanh nghiệp A có phải nộp thuế khi XNK nguyên liệu, thành phẩm không? Nếu có là
những loại thuế nào? Tính số thuế phải nộp nếu có?
Bài làm:
Do trong quá trình sản xuất, có sử dụng yếu tố nước ngoài ( mặt kính do công ty chengsen
cung cấp và chengsen nhập khẩu từ Trung Quốc) cho nên tính thuế nhập khẩu cho toàn bộ trị
giá hàng hóa.
Không có C/O nên dùng thuế suất ưu đãi.
Ghế (94016910) / NKUD: 25% / VAT: 10%
Trị giá tính thuế = 40.000 + 30 x 2.000 = 100.000 USD
Thuế NK ghế = 100.000 x 25% = 25.000 USD
Thuế VAT ghế = (100.000 + 25.000) x 10% = 12.500 USD
 Số thuế phải nộp = 37.500 USD.
Hàng được sx, gia công, sửa chữa tại dn, khu chế xuất thì khi xuất khẩu ra ngoài
(doanh nghiệp nội địa nhập khẩu) thì nếu có sử dụng 1 yếu tố của nc ngoài thì phải tính
thuế nhập khẩu cho toàn bộ trị giá hàng hóa.
Nếu sd toàn bộ của nội địa thì ko phải tính thuế
Nếu đưa ra định mức thì cộng thêm phế liệu, bài này ko có định mức nên ko cộng
Bài 18
Công ty chế biến cổ phần MIWON có 2 lô hàng nhập khẩu như sau:
1- Nhập khẩu 20 tấn bột ngọt (29224220) giá mua 800 usd/tấn (CIF) từ Trung Quốc.
Lô hàng không cung cấp được C/O form E.
2- Nhập 15 tấn Bột Ngọt từ Thái Lan giá mua 820 usd/tấn có C/O Form D (back-to-
back) C/O gốc được cấp từ Indonexia
Việt Nam đang áp dụng thuế chống bán phá giá với mặt hàng Bột ngọt nhập khẩu từ
Trung Quốc và Indonexia với mức thuế chống bán phá giá: TQ - 6.388.000/tấn; Indo –
5.289.000 đ/tấn
Tính số thuế mà Công ty MIWON phải nộp khi nhập khẩu các lô hàng trên
Bài làm:
Cho tỉ giá 1 USD = 23.300 VND
Do bột ngọt từ TQ không có C/O nên dùng thuế suất ưu đãi.
Do bột ngọt từ TL có C/O nên dùng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Bột ngọt (29224220) / NKUD: 20% / NKUDDB: 0% / VAT: 10%
Thuế NK bột ngọt TQ = 20 x 800 x 20% x 23.300 = 74.560.000 VND
Thuế bổ sung bột ngọt TQ = 20 x 6.388.000 = 127.760.000 VND
Thuế VAT bột ngọt TQ = (20 x 800 x 23.300 + 127.760.000 + 74.560.000) x 10% =
57.512.000 VND
Thuế NK bột ngọt TL = 15 x 820 x 23.300 x 0% = 0 VND
Thuế bổ sung bột ngọt TL = 15 x 5.289.000 = 79.335.000 VND
Thuế VAT bột ngọt TL = (15 x 820 x 23.300 + 79.335.000) x 10% = 36.592.500 VND
Tổng số thuế phải nộp cho 2 lô = 74.560.000 + 127.760.000 + 57.512.000 + 0 + 79.335.000 +
36.592.500 = 375.759.500 VND
Bài 19
Ngày 05/06/2020 Công ty Nisei tại Việt Nam nhập khẩu lô hàng 400 máy điều hòa nhiệt độ
từ Nhật Bản công suất 40.000 BTU giá mua 600 usd/cái ( CIF) theo hình thức kinh doanh
TN-TX, thời hạn TN-TX 30 ngày.
Ngày 25/06/2020 Công ty tái xuất bán 300 cái sang Ấn độ với giá 700 usd/cái (CIF).
Số còn lại, ngày 20/07/2020 Công ty chuyển tiêu thụ nội địa.
Tính số thuế đồi với lô hàng 400 cái máy điều hòa nhiệt độ mà công ty XNK. Giải thích?
Bài làm:
Do không có C/O và Ấn Độ có tối huệ quốc với VN nên dùng thuế suất ưu đãi.
Do Công ty Nisei theo hình thức kinh doanh TN-TX nên miễn thuế NK, không chịu thuế
TTDB và GTGT, nhưng vẫn phải cọc cho hải quan số tiền tương đương với đóng thuế.
40.000 BTU = 11,72 kW
Máy điều hòa (84151010) / NKUD: 30% / TTDB: 10% / VAT: 10%
(1) Ngày 05/06/2020 Công ty Nisei tại Việt Nam nhập khẩu lô hàng 400 máy điều hòa
Tiền cọc thuế NK điều hòa = 400 x 600 x 30% = 72.000 USD
Tiền cọc thuế TTDB điều hòa = (400 x 600 + 72.000) x 10% = 31.200 USD
Tiền cọc thuế VAT điều hòa = (400 x 600 + 72.000 + 31.200) x 10% = 34.320 USD
 Tổng số tiền cọc = 137.520 USD
(2) Ngày 25/06/2020 Công ty tái xuất bán 300 cái sang Ấn độ => hoàn thuế
Hoàn thuế NK điều hòa = 300 x 600 x 30% = 54.000 USD
Hoàn thuế TTDB điều hòa = (300 x 600 + 54.000) x 10% = 23.400 USD
Hoàn thuế VAT điều hòa = (300 x 600 + 54.000 + 23.400) x 10% = 20.880 USD
 Hoàn thuế 300 điều hòa = 98.280
(3) Số còn lại, ngày 20/07/2020 Công ty chuyển tiêu thụ nội địa => thay đổi mục đích sử
dụng => tính thuế
Thuế NK điều hòa = 100 x 600 x 30% = 18.000 USD
Thuế TTDB điều hòa = (100 x 600 + 18.000) x 10% = 7.800 USD
Thuế VAT điều hòa = (100 x 600 + 18.000 + 7.800) x 10% = 8.580 USD
 Tiền thuế 100 máy điều hòa = 34.380 USD
Bài 20:
1- Ngày 20/05/2020 Công ty X nhập khẩu lô hàng 90 tấn hạt điều chưa bóc vỏ từ Ấn độ. và 5
máy đóng gói để sản xuất hàng xuất khẩu. Giá mua 2.000 usd/tấn ( FOB).Hàng được đóng
trong 4 container 20 feet. Cước phí vận chuyển 2.000 usd. Phí bảo hiểm 500 usd. Máy đóng
gói mua từ Trung Quốc giá mua 1500 usd/cái ( CIF) (có C/O form E)
2- Công ty đưa vào sản xuất thu được 24.000 kg hạt điều nhân rang muối thành phẩm, đóng
gói 500 gram/gói.
Ngày 15/08/2020 Công ty xuất bán cho Công ty Y- Hà Lan, số lượng 38.000 gói, giá bán 20
usd/gói (CIF). Định mức sản xuất thực tế khi thanh khoản 1 kg hạt điều chưa bóc vỏ chế biến
thu được 0.3 kg nhân thành phẩm. Tỷ lệ phế liệu cho phép 5 %
Số lượng còn lại 10.000 gói công ty X bán tiêu thụ nội địa cho hệ thống siêu thị tại Việt Nam
giá bán 400.000 đồng/gói
Công ty làm thanh khoản nguyên vật liệu hạt điều nhập khẩu trong thời hạn với Hải quan
Yêu cầu : tính số thuế mà Công ty X phải nộp khi xuất nhập khẩu nguyên liệu, thành
phẩm? Giải thích.
Bài làm:
Do có C/O nên dùng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Do là hàng sản xuất xuất khẩu nên miễn thuế NK, không tính thuế GTGT, tuy nhiên vẫn phỉa
cọc 1 khoản tương đương tiền thuế trên.
(1) Ngày 20/05/2020 Công ty X nhập khẩu lô hàng 90 tấn hạt điều chưa bóc vỏ từ Ấn độ. và
5 máy đóng gói để sản xuất hàng xuất khẩu
Hạt điều (08013100) / NKUDDB: 0% / VAT: 0%
Trị giá tính thuế = 90 x 2.000 + 2.000 + 500 = 182.500 USD
Tiền cọc thuế NK hạt điều = 182.500 x 0% = 0 USD
Tiền cọc thuế GTGT hạt điều = (182.500 + 0) x 0% = 0 USD
Máy đóng gói (84224000) / NKUDDB: 0% / VAT: 10%
Tiền thuế NK máy đóng gói = 1.500 x 5 x 0% = 0 USD
Tiền thuế GTGT máy đóng gói = (1.500 x 5 + 0) x 10% = 750 USD
 Tiền thuế máy đóng gói = 750 USD
(2) Công ty đưa vào sản xuất thu được 24.000 kg hạt điều nhân rang muối thành phẩm, đóng
gói 500 gram/gói => thu được 24.000 / 0,5 = 48.000 gói
Ngày 15/08/2020 Công ty xuất bán cho Công ty Y- Hà Lan, số lượng 38.000 gói, giá bán 20
usd/gói (CIF)
1kg thô = 0,3 kg thành phẩm
90.000 kg thô = 27.000 kg thành phẩm
80.000 kg thô = 24.000 kg thành phẩm
Phế phẩm 5% = 4.000 kg phế phẩm
Số kg tồn kho = 90.000 – 80.000 – 4.000 = 6.000 kg = 6 tấn
24.000 kg thành phẩm = 48.000 gói
19.000 kg thành phẩm = 38.000 gói = 63.333,33 kg thô
5.000 kg thành phẩm = 10.000 gói
=> hoàn thuế = 63.333,33 + 4.000 = 67.333,33 kg = 67,33 tấn
Trị giá tính thuế được hoàn = 67,33 x 2.000 + 2000 + 500 = 137.166,6 USD
Số thuế NK được hoàn = 137.166,6 x 0% = 0 USD
Số thuế VAT được hoàn = (137.166,6 +0) x 0% = 0 USD
(3) Số lượng còn lại 10.000 gói công ty X bán tiêu thụ nội địa cho hệ thống siêu thị tại Việt
Nam
Số thuế NK phải nộp =
1/ 20/05/2020: hàng sx,xk miễn thuế nguyên liệu, tính thuế máy móc
2/ 15/08/2020, ko miễn thuế xk

You might also like