You are on page 1of 5

CÂU HỎI ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 12 - HK2

Câu 1. Một hệ thống thông tin và viễn thông gồm


A. phát thông tin. B. phát và truyền thông tin. C. phát và thu thông tin. D.thu thông tin.
Câu 2. Điện thoại di động và điện thoại bàn khác nhau ở
A. điện thoại di động truyền và nhận thông tin xa hơn điện thoại bàn.
B. điện thoại di động có khả năng phát và thu sóng điện từ.
C. điện thoại di động tín hiệu tốt hơn điện thoại bàn.
D. điện thoại di động thông minh hơn điện thoại bàn.
Câu 3. Sóng ra khỏi khối trộn sóng của máy thu thanh AM là
A. sóng ngắn. B. sóng trung tần. C. sóng cực ngắn. D. sóng cao tần.
Câu 4. Tín hiệu ra của khối tách sóng của máy thu thanh AM là
A. tín hiệu âm tần. B. tín hiệu cao tần. C. tín hiệu xoay chiều. D. tín hiệu 1 chiều.
Câu 5. Vô tuyến truyền hình và truyền hình cáp khác nhau ở
A. xử lí truyền tin. B. mã hóa tin. C. môi trường truyền tin. D. nhận thông tin.
Câu 6. Phân loại máy tăng âm theo chất lượng có
A. máy tăng âm công suất lớn và HIFI. B. máy tăng âm loại thường và HI-FI.
C. máy tăng âm rời rạc và IC. D. máy tăng âm công suất lớn và nhỏ.
Câu 7. Mức độ trầm bổng của âm thanh trong máy tăng âm do khối nào quyết định?
A. Khối nguồn nuôi. B. Khối khuếch đại công suất.
C. Khối mạch âm sắc. D. Khối mạch vào.
Câu 8. Truyền hình cáp được truyền dẫn bằng môi trường nào?
A. Dây cáp. B. Vệ tinh. C. Không gian. D. Mạng internet.
Câu 9. Cấu tạo của máy thu thanh AM có mấy khối
A. 8. B. 7. C. 6. D. 5.
Câu 10. Khối đầu tiên trong phần thu thông tin của hệ thống thông tin và viễn thông là
A. nguồn thông tin. B. đường truyền. C. xử lí tin. D. nhận thông tin.
Câu 11. Các khối cơ bản của phần thu trong hệ thống thông tin và viễn thông gồm
A. 2 khối. B. 5 khối. C. 3 khối. D. 4 khối.
Câu 12. "Nguồn thông tin" trong phần phát thông tin (hệ thống thông tin và viễn thông) là
A. nguồn tín hiệu điện. B. nguồn tín hiệu âm tần.
C. nguồn tín hiệu âm thanh. D. nguồn tín hiệu hình ảnh.
Câu 13. Tại sao tín hiệu từ nguồn tin phải qua gia công và khuếch đại?
A. Tín hiệu có chứa tạp âm và cường độ nhỏ. B. Tín hiệu điện cao tần chưa được mã hóa.
C. Tín hiệu âm tần và cao tần chưa được mã hóa. D. Tín hiệu âm tần chưa được mã hóa thành số.
Câu 14.Truyền hình cáp khác vô tuyến truyền hình ở
A. truyền hình cáp sử dụng sóng điện từ.
B. vô tuyến truyền hình chỉ sử dụng cho tivi thường.
C. truyền hình cáp sử dụng đường truyền bằng dây dẫn.
D. vô tuyến truyền hình không phụ thuộc các đài nước ngoài.
Câu 15. Máy tăng âm là thiết bị
A. điều chỉnh tần số sóng âm. B. khuếch đại tín hiệu cao tần.
C. khuếch đại tín hiệu âm thanh. D. thiết bị chỉnh tín hiệu ngoại sai.
Câu 16. Hãy chọn đáp án sai?
A. Hệ thống thông tin là hệ thống viễn thông.
B. Hệ thống thông tin là hệ thống dùng các biện pháp để thông báo cho nhau những thông tin cần thiết.
C. Hệ thống viễn thông là hệ thống truyền những thông tin đi xa bằng sóng vô tuyến điện.
D. Hệ thống viễn thông là hệ thống thông báo cho nhau qua đài truyền hình.
Câu 17. Nhiệm vụ khối mạch âm sắc trong máy tăng âm là
A. điều chỉnh cường độ âm. B. điều chỉnh lượng điện cung cấp cho máy.
C. điều chỉnh âm trầm, bổng phù hợp người nghe. D. điều chỉnh công suất âm tần.
Câu 18. Cường độ âm trong máy tăng âm do khối nào quyết định?
A. Khối mạch vào. B. Khối mạch tiền khuếch đại.
C. Khối mạch khếch đại trung gian. D. Khối mạch khuếch đại công suất.
Câu 19. Ở máy thu thanh AM tín hiệu vào khối chọn sóng thường là
A. tín hiệu cao tần. B. tín hiệu trung tần.
C. tín hiệu âm tần. D. tín hiệu âm tần, tín hiệu trung tần
Câu 20. Sơ đồ khối phần phát thông tin của hệ thống thông tin viễn thông có trình tự là
A. Nguồn thông tin -> Xử lí tin -> Điều chế, mã hóa -> Đường truyền.
B. Xử lí tin -> Nguồn thông tin -> Điều chế, mã hóa -> Đường truyền.
C. Đường truyền -> Điều chế, mã hóa -> Nguồn thông tin -> Xử lí tin.
D. Nguồn thông tin -> Xử lí tin -> Đường truyền -> Điều chế, mã hóa.
Câu 21. Sơ đồ khối 1 phần thu thông tin của hệ thống thông tin viễn thông có trình tự là
A. Nhận thông tin -> Xử lí tin -> Giải điều chế, giải mã -> Thiết bị đầu cuối.
B. Xử lí tin -> Nhận thông tin -> Giải điều chế, giải mã -> Thiết bị đầu cuối.
C. Thiết bị đầu cuối -> Giải điều chế, giải mã -> Nhận thông tin -> Xử lí tin.
D. Nhận thông tin -> Xử lí tin -> Thiết bị đầu cuối -> Giải điều chế, mã hóa.
Câu 22. Khối mạch tiền khuếch đại trong máy tăng âm nhận tín hiệu trực tiếp từ
A. khối mạch âm sắc. B. khối mạch vào.
C. khối mạch khuếch đại trung gian. D. khối mạch khuếch đại công suất.
Câu 23. Khối mạch khuếch đại công suất trong máy tăng âm nhận tín hiệu từ
A. khối mạch âm sắc. B. khối mạch tiền khuếch đại.
C. khối mạch vào. D. khối mạch khuếch đại trung gian.
Câu 24. Các khối cơ bản của máy tăng âm gồm
A. 4 khối. B. 5 khối. C. 6 khối. D. 7 khối.
Câu 25.Sóng trung tần của máy thu thanh FM có giá trị khoảng
A. 10,7 MHz. B. 565 kHz. C. 365 kHz. D. 665 kHz.
Câu 26. “Sóng mang” là sóng
A. hạ tần. B. âm tần. C. nhiều tần. D. cao tần.
Câu 27. Thiết bị hoặc vi mạch trong khối nhận thông tin của phần thu thông tin (hệ thống thông tin viễn thông)

A. triac. B. điôt . C. ănten. D. điện trở.
Câu 28.Tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất của máy tăng âm là
A. tín hiệu trung tần. B. tín hiệu cao tần. C. tín hiệu âm tần. D. tín hiệu ngoại sai.
Câu 29. Trong “máy kiểm tra tốc độ” các phương tiện giao thông trên đường
A. chỉ có máy phát sóng vô tuyến.
B. chỉ có máy thu sóng vô tuyến.
C. có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến.
D. không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến.
Câu 30. Máy thu thanh phân thành mấy loại?
A. 1 loại. B. 2 loại. C. 3 loại. D. 4 loại.
Câu 31. Một máy tính muốn nhận thông tin từ mạng cần có những thiết bị nào?
A. Mắc Bluetooth. B. Mắc hống ngoại. C. Modem. D. Mắc anten.
Câu 32. Ampli gia đình thuộc loại máy nào sau đây?
A. Bộ phận khuếch đại. B. Máy tăng âm.
C. Bộ phận tăng cường biên độ. D. Bộ phận chỉnh hình và tiếng chuẩn.
Câu 33. Hiện nay anten parabol và dây cáp quang đều thu được tín hiệu tốt. Vậy em hãy cho biết tín hiệu nào
chất lượng tốt hơn?
A. Anten parabol vì chảo anten lớn. B. Dây cáp quang vì đường truyền không gián đoạn.
C. Anten parabol vì giá thành cao hơn. D. Anten parabol vì ở Việt Nam chưa có cáp quang.
Câu 34. Tốc độ lan truyền của sóng điện từ là
A. 3.106 m/s. B. 3.107 m/s. C. 3.108 m/s. D. 3.109 m/s.
Câu 35. Remote tivi thuộc thiết bị nào?
A. Phát thông tin. B. Thu thông tin.
C. Thu và phát thông tin. D. Chỉ thu mà không thể phát.
Câu 36. Radio là thiết bị
A. phát sóng điện từ. B. phát thông tin. C. thu và phát thông tin. D. thu thông tin.
Câu 37. Đối với khối tách sóng trong máy thu thanh AM
A. sóng vào là sóng xoay chiều, sóng ra là sóng 1 chiều.
B. sóng vào là sóng 1 chiều, sóng ra là sóng xoay chiều.
C. sóng vào, sóng ra đều là sóng 1 chiều.
D. sóng vào, sóng ra đều là sóng xoay chiều.
Câu 38. Khối nào của máy thu thanh AM thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh cộng hưởng để lựa chọn sóng cần
thu?
A. khối dao động ngoại sai. B. khối nguồn.
C. khối chọn sóng. D. khối trộn sóng.
Câu 39.Chọn phát biểu SAI.
A. Để truyền được tín hiệu âm tần đi xa phải gửi nó vào 1 sóng cao tần (sóng mang).
B. Để truyền được tín hiệu âm tần đi xa phải gửi nó vào 1 tín hiệu trung tần.
C. Máy thu sóng phải tương thích với máy phát sóng.
D. Chỉ có sóng điện ở tần số cao (> 10 kHz) mới có khả năng bức xạ sóng điện từ.
Câu 40. Khối nào sau đây không phải của phần phát thông tin (hệ thống thông tin viễn thông)?
A. Nguồn thông tin. B. Xử lí tin. C. Thiết bị đầu cuối. D. Đường truyền.
Câu 41. Khối nào sau đây không phải của phần thu thông tin (hệ thống thông tin viễn thông)?
A. Nhận thông tin. B. Xử lí tin. C. Giải điều chế, giải mã. D. Đường truyền.
Câu 42. Khối khuếch đại công suất trong máy tăng âm có nhiệm vụ
A. khuếch đại công suất âm tần. B. khuếch đại tín hiệu trung tần.
C. khuếch đại tín hiệu cao tần. D. cung cấp điện cho toàn bộ máy tăng âm.
Câu 43. Khối tách sóng trong máy thu thanh AM có nhiệm vụ
A. cung cấp điện cho máy thu. B. tách, lọc tín hiệu âm tần ra khỏi sóng mang.
C. khuếch đại tín hiệu trung tần. D. khuếch đại tín hiệu cao tần.
Câu 44. Trong điều chế tần số biên độ
A. sóng mang thay đổi, tần số sóng mang không đổi.
B. sóng mang và tần số sóng mang đều không đổi.
C. sóng mang và tần số sóng mang đều thay đổi.
D. sóng mang không đổi, chỉ có tần số sóng mang thay đổi.
Câu 45. Tụ lọc trong khối tách sóng của máy thu thanh AM dùng để
A. lọc bỏ thành phần tần số cao, giữ lại đường bao có tần số thấp.
B. lọc bỏ đường bao có tần số thấp, giữ lại thành phần có tần số cao.
C. lọc bỏ cả 2 thành phần tần số cao và đường bao có tần số thấp.
D. giữ lại cả 2 thành phần tần số cao và đường bao có tần số thấp.
Câu 46. Căn cứ vào đâu để phân biệt máy thu AM và máy thu FM?
A. Mã hóa tín hiệu. B. Điều chế tín hiệu. C. Truyền tín hiệu. D. Xử lý tín hiệu.
Câu 47. Trong máy thu hình việc xử lý âm thanh, hình ảnh
A. tùy thuộc vào máy phát. B. được xử lý chung.
C. tùy thuộc vào máy thu. D. được xử lý độc lập.
Câu 48. Các khối cơ bản của máy thu hình màu gồm
A. 7 khối . B. 8 khối . C. 5 khối. D. 6 khối.
Câu 49. Tại sao máy thu hình lại có thể phát ra âm thanh và hình ảnh?
A. Có cả bộ phận hình ảnh và âm thanh. C. Có loa và màn hình.
B. Có anten, màn hình và loa. D. Có micro và loa.
Câu 50.Trong máy thu hình màu, đèn hình nằm trong khối
A. xử lý tín hiệu hình. B. phục hồi hình ảnh.
C. vi xử lý và điều khiển. D. khối nguồn.
Câu 51. Các màu cơ bản trong máy thu hình màu là
A. đỏ , lục, lam. B. xanh, đỏ, tím. C. đỏ, tím, vàng. D. đỏ, xanh, vàng.
Câu 52. Trong máy thu hình màu thực hiện nhiệm vụ nhận lệnh điều khiển từ xa để điều khiển các hoạt động
của máy thu hình là
A. khối đồng bộ và tạo xung quét. B. khối xử lí tín hiệu hình.
C. khối vi xử lí và điều khiển. D. khối phục hồi hình ảnh.
Câu 53. Trong máy thu hình màu có tác dụng tạo cao áp đưa tới anôt đèn hình là
A. khối nguồn. B. khối vi xử lí và điều khiển.
C. khối xử lí tín hiệu hình. D. khối đồng bộ và tạo xung quét.
Câu 54. Chức năng của lưới điện quốc gia là truyền tải điện năng từ các nhà máy điện đến
A. lưới điện. B. các trạm biến áp. C. các trạm đóng cắt. D. các nơi tiêu thụ.
Câu 55. Lưới điện quốc gia là 1 tập hợp gồm đường dây dẫn điện và các
A. hộ tiêu thụ. B. trạm đóng, cắt. C. trạm biến áp. D. trạm điện.
Câu 56. Đường dây cao thế của nước ta hiện nay có điện áp truyền tải cao nhất là
A. 500 KV. B. 66 KV. C. 200 V. D. 380 KV.
Câu 57. Đường dây 500KV ở Việt Nam truyền từ nơi nào đến nơi nào?
A. Bắc – Nam. B. Tây-Nam. C. Bắc – Trung. D. Đông – Nam.
Câu 58. Hệ thống điện quốc gia gồm
A. nguồn điện, các trạm biến áp, các hộ tiêu thụ điện.
B. nguồn điện, đường dây và các hộ tiêu thụ điện.
C. nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ điện.
D. nguồn điện, các trạm đóng cắt và các hộ tiêu thụ điện
Câu 59. Tại sao các đường dây tải điện công suất lớn cách xa thì điện áp cao?
A. Dòng điện truyền nhanh. B. Nhà máy sản xuất ra điện áp đã cao.
C. Đủ lượng điện tiêu thụ. D. Giảm hao phí điện năng trên đường dây.
Câu 60. Lưới điện phân phối của nước ta hiện nay có điện áp
A. lớn hơn 35 kV. B. nhỏ hơn 66 kV. C. lớn hơn 66 kV. D. nhỏ hơn 35 kV.
Câu 61. Để nâng cao công suất truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ điện hiện nay người ta
dùng biện pháp nào sau đây?
A. Nâng cao dòng điện. B. Nâng cao điện áp.
C. Nâng cao công suất máy phát. D. Nâng cao dòng điện, điện áp và công suất máy phát.
Câu 62. Trạm điện trong các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư thuộc lưới điện
A. phân phối. B. truyền tải. C. vừa phân phối vừa truyền tải. D. đáp án khác.
Câu 63. Ở Việt Nam hiện nay có các cấp điện áp nào?
A. 500 kV, 220kV;22kV; 110kV; 0,4kV .
B. 220kV; 110kV; 10,5kV; 0,4kV.
C. 500kV; 220kV; 110kV; 10,5kV; 0,4kV.
D. 22kV; 500kV; 220kV; 110kV; 10,5kV; 0,4kV.
Câu 64. Lưới điện truyền tải có cấp điện áp
A. 66 kV. B. 35 kV. C. 60 kV. D. 22 kV.
Câu 65. Đường dây truyền tải điện năng Bắc – Nam 500 kV xuất hiện vào
A. tháng 5 năm 1994. B. tháng 4 năm 1995.
C. tháng 5 năm 1995. D. tháng 4 năm 1994 .
Câu 66. Đường dây truyền tải Bắc – Nam 500 kV có chiều dài khoản
A. 1970 km. B. 1770 km. C. 1870 km. D. 1670 km.
Câu 67. Lưới điện quốc gia có chức năng
A. làm tăng áp. B. truyền tải điện năng từ các nhà máy điện đến nơi tiêu thụ.
C. hạ áp. D. gồm các đường dây dẫn, các trạm điện liên kết lại.
Câu 68. Việc nối tải hình sao hay tam giác phụ thuộc
A. điện áp của nguồn. B. điện áp nguồn và tải. C. điện áp tải. D. cách nối của nguồn.
Câu 69. Nếu tải 3 pha đối xứng, khi nối hình sao thì
A. Id=Ip ; Ud=√ 3Up. C. Id=Ip; Ud=Up.
B. Id=√ 3Ip ; Ud=√ 3Up . D. Id=√ 3Ip ; Ud=Up.
Câu 70. Nếu tải 3 pha đối xứng, khi nối hình tam giác thì
A. Id=Ip ; Ud=√ 3Up. C. Id=Ip; Ud=Up.
B. Id=√ 3Ip ; Ud=√ 3Up. D. Id=√ 3Ip ; Ud=Up.
Câu 71. Trong cách nối tải hình tam giác (tải 3 pha đối xứng) thì công thức nào đúng?
A.
U d =√ 3U p B. d √ p .
I = 3I C.
U p = √3 U d . D.
U p = √3 I d
. .
Câu 72. Dòng điện xoay chiều 3 pha có đặc điểm gì?
A. Độ lớn bằng nhau. C. Lệch pha 1200.
B. Cùng tần số. D. Cùng tần số, cùng biên độ, lệch pha 1200C.
Câu 73. Có mấy cách nối nguồn 3 pha?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 74. Nối tải hình sao (không có dây trung tính) có mấy dây?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 75. Nối tải hình sao (có dây trung tính) có mấy dây?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 76. Nối tải hình tam giác cần điều kiện gì?
A. Tải đối xứng. B. Tải có điện áp nhỏ. C. Tải có công suất nhỏ. D. Tải có điện trở nhỏ.
Câu 77. Trong mạng điện 3 pha sinh hoạt thì nguồn đấu kiểu nào?
A. Sao 3 dây. B. Sao 4 dây. C. Tam giác. D. Sao và tam giác.
Câu 78. Trong cách nối hình sao (tải 3 pha đối xứng) thì công thức nào đúng ?
A. p √ B. p √ C. d √ D. d √
I = 3U d . U = 3 Ud . U = 3U p . I = 3Up.
Câu 79. Khái niệm về mạch điện xoay chiều 3 pha
A. là mạch điện gồm nguồn điện 3 pha, dây dẫn 3 pha, tải 3 pha.
B. là mạch điện gồm nguồn điện, dây dẫn, tải.
C. là mạch điện gồm nguồn điện, tải 3 pha.
D. là mạch điện gồm nguồn điện và dây dẫn 3 pha.
Câu 80. Giải thích vì sao nguồn điện 3 pha thường được nối hình sao có dây trung tính?
A. Tạo ra 2 cấp điện áp khác nhau.
B. Giữ cho các điện áp trên các pha tải ổn định.
C. Thuận tiện cho việc sử dụng các thiết bị điện.
D. Tạo ra 2 cấp điện áp khác nhau, giữ cho các điện áp trên các pha tải ổn định, thuận tiện cho việc sử dụng
các thiết bị điện.

Hết

You might also like