You are on page 1of 45

`TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

Biên soạn: ThS. Dương Thị Bình

Lưu hành nội bộ - 2022

0
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1:
BẤM DÂY CÁP MẠNG
Mục đích:
- Nắm rõ các môi trường truyền dẫn thông dụng
- Nắm rõ cấu tạo và chức năng của từng loại dây cáp
- Thực hiện bấm dây cáp
I. Lý thuyết
Môi trường truyền dẫn dùng để truyền tải tín hiệu giữa các thiết bị trong mạng.
Các tín hiệu đó biểu thị các giá trị dữ liệu dưới dạng các xung nhị phân. Tất cả các tín
hiệu đó đều thuộc dạng sóng điện từ. Ứng với mỗi loại tần số của sóng điện từ có các
đường truyền vật lý khác nhau để truyền tín hiệu. Hiện nay có 2 loại đường truyền: hữu
tuyến và vô tuyến.
Cáp nối: có nhiều loại cáp được dùng với các tính năng khác nhau như cáp quang,
cáp xoắn, cáp đồng trục. Trong những mạng không dây có thể không cần cáp nối nhưng
khi đó phải có các thiết bị thu phát.
1. Cáp đồng trục
Cáp đồng trục có hai dây, một dây là lõi đồng, dây thứ hai là một lưới kim loại
cách điện với lõi bởi một lớp cách
điện. Ngoài cùng là một lớp vỏ
bảo vệ. Cách bố trí như vậy giúp
cáp đồng trục có khả năng chống
nhiễu tốt. Cáp đồng /trục cũng có
nhiều loại. Loại cáp béo (thick
cable) có vỏ màu vàng thường
dùng để nối ở khoảng cách xa
(khoảng 500m). Cáp gầy (thin
cable) thường dùng để nối trong
khoảng cách 200m trở lại sử dụng các đầu cắm nối chữ T (T-connector). Trước đây cáp
gầy được dùng nhiều để thiết lập các mạng theo kiểu BUS. Từ khi có cáp xoắn, người
ta ít sử dụng cáp gầy.
2. Cáp quang

1
Các thành tựu của công nghệ quang học hiện nay đã
cho phép truyền dữ liệu bằng các xung ánh sáng. Một xung
ánh sáng có thể dùng để biểu diễn bit 1, sự không có xung
có thể biểu biễn bit 0. Cấu tạo cáp quang bao gồm:
 Lõi: là một hoặc một bó sợi thủy tinh có thể truyền
dẫn tín hiệu quang.
 Lớp phủ: Có tác dụng phản xạ các tín hiệu trở lại để
giảm sự mất mát tín hiệu
 Lớp đệm: Là lớp vỏ để bảo vệ cáp.
Có 2 loại cáp quang: Cáp quang đa mode và cáp quang đơn mode.
3. Cáp xoắn đôi
Đây là loại cáp gồm hai đường dây dẫn đồng được xoắn vào nhau nhằm làm giảm
nhiễu điện từ gây ra bởi môi trường xung quanh và giữa chúng với nhau. Hiện nay có
hai loại cáp xoắn là cáp có bọc kim loại (STP - Shield Twisted Pair) và cáp không bọc
kim loại (UTP -Unshield Twisted Pair).

 Cáp có bọc kim loại (STP): Lớp bọc bên ngoài có tác dụng chống nhiễu điện từ,
có loại có một đôi dây xoắn vào nhau và có loại có nhiều đôi dây xoắn với nhau.
Lớp chống nhiễu này được nối đất để thoát nhiễu. Tốc độ trên lý thuyết 500Mbps
và trên thực tế 155Mbps với chiều dài 100m. Sử dụng đầu nối RJ45.
 Cáp không bọc kim loại (UTP): Tính tương tự như STP nhưng kém hơn về khả
năng chống nhiễu và suy hao vì không có vỏ bọc chống nhiễu. Tuy nhiên giá
thành rẻ hơn và dễ lắp đặt. Độ dài tối đa của đoạn cáp là 100m. Dễ bị nhiễu khi
đặt gần các thiết bị như: đường dây điện cao thế, nhiễu xuyên kênh… Sử dụng
đầu nối RJ45.

2
Hiện nay cáp xoắn đôi thông dụng nhất là cáp Ethernet. Trong mỗi sợi cáp xoắn
đôi nó gồm 4 cặp dây xoắn vào nhau. Mỗi cặp đều có màu đặc trưng với một sợi có màu
sợi còn lại là màu pha lẫn giữa màu trắng và màu của dây kia.
Trong thực tế kiểu bấm dây mạng theo tiêu chuẩn RJ45 là kiểu bấm được sử dụng
thông dụng và p hổ biến. Ta có 2 chuẩn quy định thứ tự màu dây để người dùng có thể
dễ dàng phân biệt là chuẩn T-568B và chuẩn T-568A

x
Theo tiêu chuẩn RJ45 sẽ có 2 kiểu: Bấm chéo và bấm thẳng.
1. Đấu thẳng: Dùng để nối 2 thiết bị khác loại lại với nhau như: giữa PC – Switch,
Switch – Router. Đối với kiểu đấu thẳng thì ở một đầu dây sắp xếp thứ tự dây thế nào
thì ở đầu dây còn lại phải đúng y như thế. Kiểu bấm này người dùng 2 đầu cùng 1 chuẩn
(A-A hoặc B-B)

2. Đấu chéo: Dùng để nối 2 thiết bị cùng loại như: Router – Router, PC – PC, …Kiểu
bấm này người dùng sẽ bấm mỗi đầu dây là 1 chuẩn (A-B hoặc B-A).

3
II. Thực hành bấm cáp
1. Các thiết bị cần thiết
a. Cáp mạng
Dây cáp xoắn đôi có vỏ bọc chống nhiễu (STP)
hoặc không có vỏ bọc chống nhiễu (UTP). Thường là
Cat5e, Cat6

b. Đầu hạt mạng RJ45

c. Kìm bấm mạng


Kìm bấm loại tốt thường được chế tạo bằng
loại thép không gỉ, có phần đầu bấm có khả năng tháo
rời, thay thế khi hư cũ. Khi đưa đầu cáp RJ45 vào khe
bấm của kìm phải vừa khít, không quá rộng hoặc quá
chật, đầu cáp có thể rút ra một cách dễ dàng sau khi
bấm xong. Một số loại kìm có thêm phần dao cắt cáp
và khe dùng để tước vỏ dây cáp.

d. Máy test cáp

4
Những loại máy kiểm tra cáp đơn giản bằng
đèn LED có thể cho biết đã bấm đúng vị trí các sợi
cáp vào đầu RJ45 hay chưa.

2. Các bước bấm cáp


Bước 1: Cắt vỏ cáp
Đầu tiên cắt lớp vỏ nhựa bao bọc bên ngoài
bốn đôi dây cáp xoắn. Đưa cáp vào khe tước vỏ cáp
cách đầu cáp khoảng từ 3 đến 4cm bóp kìm nhẹ rồi
xoay cáp một vòng. Kéo nhẹ cáp ra, bạn sẽ thấy lớp
vỏ phía đầu cáp bị cắt đứt và rơi ra, mà không ảnh
hưởng gì đến các sợi cáp đồng bên trong.
Cắt vỏ cáp
Bước 2: Sắp xếp sợi cáp
Trước hết tháo xoắn bốn đôi cáp, kéo thẳng chúng ra ngay ngắn (càng thẳng, càng
ngay ngắn sẽ dễ gắn vào đầu cáp mạng RJ45), sau đó sắp xếp chúng nằm thẳng hàng và
song song với nhau theo thứ tự chuẩn T-568A hay T568B tùy vào đang bấm loại cáp
nào.

Sắp xếp sợi cáp


Bước 3: Xén cáp
Sau khi sắp xếp thì các đầu sợi cáp sẽ không
bằng nhau mà cao thấp không đồng đều. Nếu đưa
các sợi cáp này vào đầu hạt mạng để bấm thì sẽ
không thể có sự tiếp xúc tốt nhất với các chân của
hạt mạng. Vì vậy bạn cần tiến hành xén đều các

5
Xén cáp
đầu cáp. Khoảng cách giữa đầu cáp sau khi xén cách đầu vỏ cáp trong khoảng 8mm –
10mm.
Bước 4: Đưa cáp vào bấm
Sau khi xén các sợi cáp, giữ nguyên vị trí cáp rồi đưa vào đầu hạt mạng, đẩy
chúng thật mạnh cho các sợi cáp chui vào các khe của hạt. Gắn các dây đồng vào đầu
cáp thật sâu để các đầu dây chạm lõi đồng. Bảo đảm các dây đồng của dây và lá đồng
trong đầu RJ45 khít với nhau.

Đưa cáp vào bấm


Bước 5: Bấm cáp

Bấm cáp
Đưa đầu RJ45 chứa cáp vào đúng vị trí khe bấm RJ45 của kìm bấm mạng. Bóp
thật mạnh một cách dứt khoát đến khi nghe một tiếng tách nhỏ. Tiếng kêu này là do kìm
bấm đẩy mạnh chốt nhựa đè xuống đầu vỏ cáp để giữ chặt cáp, cố định các sợi cáp với
chân hạt mạng RJ45
Bước 6: Kiểm tra
Đưa hai đầu cáp vào hai khe RJ45 trên 2 phần của thiết bị kiểm tra. Sau khi bật
công tắc sang trạng thái ON, máy sẽ chuyển liên tục giữa các vị trí cáp của đầu RJ45
bằng cách bật các đèn LED lần lượt vị trí từ 1 đến 8. Nếu trên hai phần của máy kiểm
tra cáp cùng hiện các đèn có số giống nhau, nghĩa là bạn đã bấm đúng một sợi cáp thẳng.
6
Kiểm tra bấm cáp thẳng Kiểm tra bấm cáp chéo

Với cáp chéo thì khi kiểm tra có đôi chút khác biệt, khi đèn ở phần này bật vị trí
1, thì ở đầu kia phải là vị trí 3, đầu này là bật vị trí 2, thì phần kia là vị trí 6 và tương tự
ngược lại.
Kiểm tra cáp thẳng: màu các đèn sáng 1-1, 2-2, 3-3, 4-4, 5-5, 6-6, 7-7, 8-8.
Kiểm tra cáp chéo: màu các đèn sáng 1-3, 2-6, 3-1, 4-4, 5-5, 6-2, 7-7, 8-8.
3. Thực hành
Sinh viên thực hành bấm 3 dây cáp mạng và nộp lại thành phẩm.
1. Một dây cáp đấu thẳng B-B
2. Một dây cáp đấu thẳng A-A
3. Một dây cáp đấu chéo A-B

7
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2:

XÂY DỰNG MẠNG LAN VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MẠNG LAN

Mục đích:
- Sinh viên xây dựng mạng LAN đơn giản với các thiết bị Switch, Router wifi
- Quan sát và hiểu hoạt động chuyển mạch của Switch trong mạng LAN.
Các thiết bị sử dụng trong mạng LAN
Để xây dựng mạng LAN, người ta dùng các thiết bị sau:
- Máy tính
- Dây cáp mạng (Cable)
- Thiết bị kết nối: Switch, Router wifi
I. Cơ sở lý thuyết
1. Khái niệm
Mạng cục bộ LAN - Local Area Network là hệ thống mạng kết nối hai hay nhiều
máy tính lại với nhau thông qua thiết bị SWITCH/HUB. Mục tiêu để các máy tính này
chia sẻ thông tin với nhau. LAN thường sử dụng trong khoảng không gian nhỏ và được
áp dụng điển hình trong cơ quan hoặc trường học.
2. Các sơ đồ kết nối mạng LAN (LAN Topologies)
LAN topology định nghĩa cách thức mà ở đó các thiết bị mạng được tổ chức sắp
xếp. Có ba sơ đồ nối kết mạng LAN phổ biến là: dạng thẳng (Bus), dạng hình sao (Star)
và dạng hìng vòng (Ring).

 Bus topology là một mạng với kiến trúc tuyến tính trong đó dữ liệu truyền tải của
một trạm sẽ được lan truyền trên suốt chiều dài của đường truyền và được nhận
bởi tất cả các thiết bị khác.
 Star topology là một kiến trúc mạng trong đó các máy trạm được nối kết vào một
bộ tập trung nối kết, gọi là HUB
 Ring topology là một kiến trúc mạng mà nó bao gồm một loạt các thiết bị được
nối lại với nhau trên một kênh truyền có hướng theo dạng vòng.

T T

Topology thường sử dụng cho mạng LAN

8
3. Các thiết bị trong mạng LAN
 SWITCH: Là thiết bị dùng để kết nối các máy tính với nhau theo mô hình STAR.
Theo mô hình này, Switch đóng vai trò là thiết bị trung tâm, tất cả các máy tính được
nối về đây trong một hệ thống mạng. Khác với HUB nhận tín hiệu từ một cổng rồi
chuyển tiếp tới tất cả các cổng còn lại. Switch là thiết bị thông minh, hoạt động ở
tầng liên kết dữ liệu. Switch đọc được địa chỉ MAC nên nó gửi dữ liệu đến đúng máy
cần nhận điều này làm giảm thiểu việc lãng phí băng thông và nâng cao bảo mật dữ
liệu.

 ROUTER: Router (thiết bị định tuyến hoặc bộ định tuyến) là một thiết bị để chia sẻ
Internet tới nhiều các thiết bị khác trong cùng lớp mạng. Hay là thiết bị để kết nối hệ
thống mạng nội bộ với mạng Internet. Router không chỉ biết địa chỉ MAC mà còn
cung cấp địa chỉ IP cho các thiết bị trong mạng. Ngoài ra router còn dùng để kết nối
nhiều mạng với nhau và cho phép gói tin đi theo nhiều con đường khác nhau tới đích.

II. Xây dựng mạng LAN

9
Các bước xây dựng
Bước 1: Chọn thiết bị để lắp đặt
Bước 2: Thiết lập đường mạng chung.
Bước 3: Thiết lập địa chỉ IP cho các máy tính.
Bước 4: Kiểm tra kết nối.
1. Chọn thiết bị để lắp đặt
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị như máy tính, switch, router wifi, dây cáp mạng (Cat5e,
cat6)
- Thực hiện bấm dây cáp mạng
2. Thiết lập đường mạng chung
Thực hiện kết nối máy tính đến thiết bị trung tâm Switch bằng dây cáp mạng

3. Thiết lập địa chỉ IP cho các máy tính


Thiết lập địa chỉ IP cho từng máy tính. Đảm bảo các máy tính phải có IP khác nhau.

10
4. Kiểm tra kết nối
Kiểm tra IP của từng máy tính: Start -> Run -> Gõ cmd ->
gõ ipconfig hoặc ipconfig/all

11
Kiểm tra kết nối từ máy tính này sang máy tính kia: ping [IP]. Ví dụ: ping 192.168.1.1

III. Chia sẻ dữ liệu trong mạng LAN


1. Cách chia sẻ dữ liệu
Chọn thư mục trong máy tính rồi thực hiện theo một trong các cách:

12
Xuất hiện hộp sau và nhấp chọn như hình mũi tên: Everyone -> Add. Sau đó phân

quyền.
Phân quyền thư mục vừa chia sẻ: Toàn quyền (Read/Write) hoặc Chỉ đọc
(Read).
Sau đó Nhấp nút Share -> xuất hiện cửa sổ mới -> Nhấp Done.

Chia sẻ ổ đĩa: Chọn ổ đĩa của máy tính rồi thực hiện 1 trong 2 cách:
Cách 1: Phải chuột -> Properties -> nhấp thẻ Sharing -> nhấp nút Advanced Sharing
Cách 2: Phải chuột -> Give access to -> nhấp nút Advanced Sharing

Sau đó tích Share this folder -> Permissions -> tích chọn Full Cotrol (toàn quyền)
hoặc Read (chỉ đọc) -> Ok.
2. Cách lấy, sử dụng tài nguyên máy khác
2.1. Thiết lập để vào mạng LAN
Bước 1: Sử dụng tổ hợp phím tắt Windows + R để mở hộp thoại RUN => Nhập lệnh
control => Nhấn Enter để truy cập vào Control Panel và chọn vào Network and center
=> Rồi nhấn vào tùy chọn Change advanced sharing settings.

13
Bước 2: Tiếp theo chúng ta bật Turn on file and sharing

Bước 3: Trong phần Public hãy tích vào Turn off password protected sharing để máy
muốn lấy dữ liệu có thể truy cập vào mà không cần mật khẩu.

14
Bước 4: Sau khi lựa chọn xong bạn hãy nhấn vào Save changes để lưu lại quá trình cài
đặt.
2.2. Cách lấy dữ liệu về máy
Mở Network trên Desktop hoặc Mở This PC -> cây thư mục bên trái phía dưới
nhấp chọn Network.

Các máy tính cùng kết nối mạng LAN sẽ xuất hiện bên phải màn hình. Sau đó
Vào chọn máy tính bất kì, mở ổ đĩa/ thư mục/ tệp… của máy đó, sau đó lựa chọn tài
nguyên cần sao chép, sửa đổi lấy về máy của mình. (Sao chép: Copy/Paste,…).

15
16
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
CÀI ĐẶT VÀ LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM PACKET TRACER

Mục đích:
- Cài đặt và biết sử dụng phần mềm
- Mô phỏng hệ thống mạng cơ bản trên Packet Tracer
Yêu cầu cần có
- Môi trường thực hành: Phần mềm Cisco Packet Tracer
- Kiến thức: Nắm vững kiến thức về địa chỉ IP, Subnet mask, Subnetting.
I. Hướng dẫn cài đặt
Packet Tracer là một công cụ mô phỏng hệ thống mạng trực quan đa nền tảng
được thiết kế bởi Cisco Systems, Inc có thể chạy trên cả Linux và Windows. Công cụ
này cho phép người dùng tạo cấu trúc liên kết mạng và mô phỏng giả lập các mạng máy
tính hiện đại. Phần mềm này cho phép người dung mô phỏng cấu hình bộ router và
switch của cisco, cũng như cho phép sử dụng mô phỏng trên giao diện dòng lệnh.
Packet Tracer có giao diện người dùng dễ sử dụng kèm kéo thả các thiết bị vào
mô hình, cho phép người dùng có thể thêm, xóa các mạng mô phỏng phù hợp theo ý
mình. Phần mềm này.

Các bạn cần tải về file cài đặt theo đường dẫn sau:
+ Cisco Packet Tracer Windows 64bit:
https://drive.google.com/file/d/1BFUN9t0nOMAMs5aXMc8QB7qsWzWBVEEr/view
+ Cisco Packet Tracer Windows 32bit:
https://drive.google.com/file/d/1v5ZEI55dYDBYimuneHMSxV1nRv62cCO7/view
+ Cisco Packet Tracer for Mac:
https://drive.google.com/file/d/1KqikTkdk241jfMWRE9l3DaSL98oqVlKd/view
Các bước cài đặt:

17
Chạy file cài đặt  Tích chọn vào I accept the agreement để đồng ý với các điều
khoản  Next

- Lựa chọn đường dẫn lưu file cài đặt. Khuyến cáo nên để mặc định nhé  Next

- Nhấn chọn Next


18
- Tích chọn vào Create a desktop shortcut để tạo icon ra màn hình desktop khi hoàn
thành cài đặt  Next

- Nhấn chọn Install để tiến hành cài đặt

19
- Quá trình cài đặt hoàn tất  Nhấn chọn Finish

II. LÀM QUEN PHẦN MỀM

Giao diện chính của chương trình:

20
Các khu vực làm việc chính của chương trình:

Chi tiết chức năng các MENU:

1. Menu Bar: bao gồm các menu File, Options, Edit và Help cung cấp các chức năng
cơ bản như Open, Save, Print…
2. Main Tool Bar: gồm những nút chức năng cơ bản của menu File và Edit
3. Common Tools Bar: Gồm các chức năng Select, Move Layout, Place Note, Delete,
Inspect, Add Simple PDU, và Adzd Complex PDU
4. Logical/Physical Workspace and Navigation Bar: Có thể chọn qua lại giữa Physical
Workspace và the Logical Workspace

21
5. Workspace: Đây là môi trường để bạn thực hiện thiết kế hệ thống mạng, xem giả lập
các thiết bi và các thông tin liên quan…
6. Realtime/Simulation Bar: bạn có thể chuyển qua lại giữa Realtime và Simulation
mode
7. Network Component Box: Nơi bạn lựa chọn các thiết bị và kết nối giữa chúng…
8. Device-Type Selection Box: Gồm những thiết bị được Packet Tracer hỗ trợ
9. Device-Specific Selection Box: lựa chọn những thiết bị dùng trong hệ thống mạng
và cách thức nối kết giữa chúng
10. User Created Packet Window: Quản lí các packets mà bạn đặt trong hệ thống mạng.
Xem "Simulation Mode" để nắm rõ hơn về chức năng này.

II. Triển khai một số hệ thống mạng cơ bản trên Packet Tracer
1. Bài 1: Triển khai mô phỏng mạng LAN với thiết bị SWITCH
Yêu cầu:

1. Sử dụng phần mềm Packet tracer tạo sơ đồ mạng như hình trên
2. Thực hiện cấu hình địa chỉ IP cho các máy tính như hình.
3. Sử dụng lệnh để kiểm tra trao đổi dữ liệu giữa các máy tính
Hướng dẫn thực hiện
Bước 1: Tạo các thiết bị
- Tạo PC

- Tạo Switch: tương tự

22
Bước 2: Đặt tên cho thiết bị

Bước 3: Kết nối gắn dây cáp từ PC đến Switch

Bước 4: Gán địa chỉ IP cho PC

23
Thực hiện cho các PC còn lại
Bước 5: Sử dụng lệnh để kiểm tra trao đổi dữ liệu giữa các máy tính

24
Gõ lệnh:

Kết quả như hình dưới là 2 máy đã trao đổi dữ liệu được cho nhau

25
Kết quả như hình dưới là 2 máy không trao đổi dữ liệu cho nhau được

Kết quả thể hiện 2 máy trao đổi dữ liệu được cho nhau thông qua mô phỏng Simulation

26
2. Bài 2: Triển khai mạng LAN với thiết bị SWITCH, WIRELESS

Yêu cầu:
1. Sử dụng phần mềm Packet tracer tạo sơ đồ mạng như hình trên
2. Thực hiện cấu hình địa chỉ IP cho các máy tính như hình.
3. Sử dụng lệnh để kiểm tra trao đổi dữ liệu từ PC đến Laptop
Sinh viên tự hoàn thành bài này.

27
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4:

ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG IP

Mục đích:
Với bài thực hành này, sinh viên được trang bị kỹ năng thực hành về định tuyến
nội vùng để có thể cấu hình định tuyến tĩnh cho các mạng máy tính sử dụng các router
IP sao cho các mạng có thể truyền dữ liệu cho nhau và có thể kết nối Internet. Cụ thể,
sinh viên thực hành về địa chỉ IP, bảng định tuyến, sử dụng các công cụ, câu lệnh cấu
hình và kiểm tra kết nối.
Yêu cầu cần có:
- Môi trường thực hành: Phần mềm Cisco Packet Tracer.
- Kiến thức: Nắm vững kiến thức về địa chỉ IP, Subnet mask, Subnetting, nguyên lý
định tuyến trong mạng IP, nguyên tắc hoạt động dựa trên bảng định tuyến của các
router, nguyên tắc thiết lập bảng định tuyến, nguyên tắc gán địa chỉ IP.
I. Cơ sở lý thuyết
1. Địa chỉ IP
Để phân biệt các máy tính trên Internet, mỗi máy được gán một địa chỉ IP. Địa
chỉ IP là địa chỉ logic được sử dụng trong giao thức IP của lớp Internet thuộc mô hình
TCP/IP (tương ứng với lớp thứ 3 – lớp network của mô hình OSI). Cấu trúc địa chỉ Ipv4
gồm 32 bit nhị phân, chia thành 4 cụm 8 bit (gọi là các octet). Các octet được biểu diễn
dưới dạng thập phân và được ngăn cách nhau bằng các dấu chấm. Địa chỉ IP được chia
thành hai phần: phần mạng (network) và phần host.

Không gian địa chỉ IP được chia thành 5 lớp:


 Lớp A: 1.0.0.0 – 126.255.255.255 Subnet mask: 255.0.0.0
 Lớp B: 128.0.0.0 – 191.255.255.255 Subnet mask: 255.255.0.0
 Lớp C: 192.0.0.0 – 223.255.255.255 Subnet mask: 255.255.255.0
28
 Lớp D: 224.0.0.0 – 239.255.255.255
 Lớp E: 240.0.0.0 – 255.255.255.255
2. Kết nối liên mạng và định tuyến
Internet bao gồm nhiều mạng LAN nhỏ nối với nhau. Để chuyển dữ liệu giữa các
mạng LAN này, cần có một cơ chế chuyển tiếp dữ liệu. Cơ chế đó trong mạng IP là cơ
chế IP forwarding được thực hiện bởi các router IP nằm trung gian kết nối giữa các
mạng LAN.
Một router là một nút mạng về cơ bản có ít nhất 2 giao diện nối với (thuộc về) 2
mạng LAN khác nhau. Router nhận gói tin IP từ một giao diện và chuyển tiếp gói tin
sang một trong các giao diện còn lại tùy vào địa chỉ đích của gói tin, sao cho gói tin
hướng đến mạng đích. Để làm được như vậy, đầu tiên phải xác định được đường đi cho
các gói tin từ mọi nguồn đến mọi đích. Kết quả các đường đi này được ghi vào các router
dưới dạng bảng định tuyến (routing table).
Định tuyến là quá trình xác định đường đi tốt nhất trên một mạng máy tính để gói
tin tới được đích theo một số thủ tục nhất định nào đó thông qua các nút trung gian là
các bộ định tuyến router. Thông tin về những con đường này có thể được cập nhật tự
động từ các router khác hoặc là do người quản trị mạng chỉ định cho router. Sau khi
Router nhận gói tin, thì Router sẽ gỡ bỏ phần header lớp 2 để tìm địa chỉ đích thuộc lớp
3. Sau khi đọc xong địa chỉ đích lớp 3 nó tìm kiếm trong Routing Table cho mạng chứa
địa chỉ đích.
Giả sử mạng đó có trong Routing Table, Router sẽ xác định địa chỉ của router
hàng xóm (router chia sẻ chung kết nối). Sau đó gói tin sẽ được đẩy ra bộ đệm của cổng
truyền đi tương ứng, router sẽ khám phá loại đóng gói lớp 2 nào được sử dụng trên kết
nối giữa 2 router. Gói tin được đóng gửi xuống lớp 2 và đưa xuống môi trường truyền
dẫn dưới dạng bit và được truyền đi bằng tín hiệu điện, quang hoặc sóng điện từ. Quá
trình sẽ tiếp tục cho tới khi gói tin được đưa đến đích thì thôi.
Để làm được việc này thì các router cần phải được cấu hình một bảng định tuyến
(Routing Table) và giao thức định tuyến (Routing Protocol). Bảng định tuyến là bảng
chứa tất cả những đường đi tốt nhất đến một đích nào đó tính từ router. Khi cần chuyển
tiếp một gói tin, router sẽ xem địa chỉ đích của gói tin, sau đó tra bảng định tuyến và
chuyển gói tin đi theo đường tốt nhất tìm được trong bảng. Trong bảng định tuyến có
thể bao gồm một tuyến mặc định, được biểu diễn bằng địa chỉ 0.0.0.0 0.0.0.0.
Bảng định tuyến của mỗi giao thức định tuyến là khác nhau, nhưng có thể bao gồm
những thông tin sau:
 Địa chỉ đích của mạng, mạng con hoặc hệ thống.
 Địa chỉ IP của router chặng kế tiếp phải đến.
 Giao tiếp vật lí phải sử dụng để đi đến Router kế tiếp.
29
 Subnet mask của địa chỉ đích.
 Khoảng cách đến đích (ví dụ: số lượng chặng để đến đích).
 Thời gian (tính theo giây) từ khi Router cập nhật lần cuối.
Giao thức định tuyến là ngôn ngữ giao tiếp giữa các router. Một giao thức định
tuyến cho phép các router chia sẻ thông tin về các network, router sử dụng các thông tin
này để xây dựng và duy trì bảng định tuyến.
Phân loại định tuyến
Có nhiều tiêu chí để phân loại các giao thức định tuyến khác nhau. Định tuyến được
phân chia thành 2 loại cơ bản:
 Định tuyến tĩnh: Việc xây dựng bảng định tuyến của router được thực hiện bằng
tay bởi người quản trị. Ưu điểm của định tuyến tính là sử dụng ít bandwidth,
không cần tiêu tốn tài nguyên để tính toán và phân tích gói tin định tuyến. Tuy
nhiên không có khả năng tự cập nhật đường đi, phải cấu hình thủ công khi mạng
thay đổi, phù hợp với mạng nhỏ, khó triển khai ở mạng lớn.
 Định tuyến động: Việc xây dựng và duy trì trạng thái của bảng định tuyến được
thực hiện tự động bởi router. Ưu điểm của định tuyến động là đơn giản trong việc
cấu hình, mỗi router sẽ tự động tìm ra những tuyến đường thay thế khi mạng thay
đổi. Nhược điểm là tiêu tốn một phần băng thông trên mạng để xây dựng bảng
định tuyến.
Việc chọn đường đi được tuân thủ theo 2 thuật toán cơ bản:
 Distance vector: Chọn đường đi theo hướng và khoảng cách tới đích.
 Link State: Chọn đường đi ngắn nhất dựa vào cấu trúc của toàn bộ mạng theo
trạng thái của các đường liên kết mạng.

3. Cấu hình định tuyến động RIP


Khái niệm

30
Routing Information Protocol (RIP) là giao thức định tuyến vector khoảng cách.
Mỗi router sẽ gửi toàn bộ bảng định tuyến của nó cho router láng giềng theo định kỳ
30s/lần. Thông tin này lại tiếp tục được láng giềng lan truyền tiếp cho các láng giềng
khác và cứ thế lan truyền ra mọi router trên toàn mạng. RIP chỉ sử dụng metric là hop-
count để tính ra tuyến đường tốt nhất tới mạng đích. Vì sử dụng tiêu chí định tuyến là
hop-count và bị giới hạn ở số hop là 15 nên giao thức này chỉ được sử dụng trong các
mạng nhỏ dưới 15 hop (15 router). RIP có 2 phiên bản là RIP version 1 (RIPv1) và RIP
version 2 (RIPv2)
Cấu hình RIP

Với sơ đồ ví dụ như hình trên, tiến hành cấu hình định tuyến RIP cho các router như
sau: Cấu hình router R1: sử dụng RIP version 2
R1(config)#router rip
R1(config-router)#version 2
R1(config-router)#network 192.168.1.0
R1(config-router)#network 192.168.3.0
Cấu hình router R2: sử dụng RIP version 2
R2(config)#router rip
R2(config-router)#version 2
R2(config-router)#network 192.168.2.0
R2(config-router)#network 192.168.3.0
Tóm lại, để cấu hình RIP cho router thì sử dụng các câu lệnh cơ bản sau:
Router (config) # router rip
Router (config-router) # version 2
Router (config-router) # network mang_can_quang_ba
II. Nội dung thực hành

31
1. Bài 1: Thiết lập mô hình mạng như hình. Hãy đặt địa chỉ IP cho các cổng và
cấu hình định tuyến để PC giữa 2 mạng LAN trao đổi dữ liệu được cho nhau.

Các bước thực hiện:


Bước 1: Thiết lập mô hình mạng
Bước 2: Đặt địa chỉ IP cho các cổng Router, PC
Bước 3: Cấu hình định tuyến
Bước 4: Kiểm tra gói tin
Hướng dẫn
Bước 1: Dùng phần mềm Packet tracer tạo sơ đồ như hình bên
- Thiết bị gồm: 6 PC, 2 Switch, 1 Router
- Thao tác kéo thả các thiết bị vào vùng làm việc
- Kết nối dây cáp giữa các thiết bị

Bước 2: Đặt địa chỉ IP cho các cổng


- Đặt địa chỉ IP cho các PC
PC1

32
Làm tương tự cho các PC còn lại
- Đặt địa chỉ IP cho các cổng của Router
+ Đặt địa chỉ IP cho cổng Fa 0/0

+ Đặt địa chỉ IP cho cổng Fa 1/0

33
Bước 3: Gán địa chỉ IP cho các cổng của Router
Router>enable
Router#
Router#configure terminal
Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z.
Router(config)#interface FastEthernet0/0
Router(config-if)#ip address 192.168.0.50 255.255.255.0
Router(config-if)#ip address 192.168.0.50 255.255.255.0
Router(config-if)#no shutdown
Router(config-if)#
%LINK-5-CHANGED: Interface FastEthernet0/0, changed state to
up
%LINEPROTO-5-UPDOWN: Line protocol on Interface
FastEthernet0/0, changed state to up
Router(config-if)#exit
Router(config)#interface FastEthernet1/0
Router(config-if)#ip address 192.168.1.50 255.255.255.0
Router(config-if)#ip address 192.168.1.50 255.255.255.0
Router(config-if)#no shutdown
Router(config-if)#
%LINK-5-CHANGED: Interface FastEthernet1/0, changed state to
up
%LINEPROTO-5-UPDOWN: Line protocol on Interface
FastEthernet1/0, changed state to up
Router#
%SYS-5-CONFIG_I: Configured from console by console

Bước 4: Kiểm tra gói tin


Thực hiện gửi gói tin từ PC1 đến PC4, PC5

34
Kết quả:

2. Bài 2
Thiết lập mô hình mạng như hình.
Hãy đặt địa chỉ IP cho các cổng và cấu hình định tuyến để PC giữa 2 mạng LAN trao
đổi dữ liệu được cho nhau.
Hướng dẫn thực hiện: 4 bước
Bước 1: Thiết lập mô hình mạng
Bước 2: Đặt địa chỉ IP cho các cổng
Bước 3: Cấu hình định tuyến RIP
Cấu hình định tuyến RIP cho R1
Router(config)#
Router(config)#router rip
Router(config-router)#network 192.168.1.0
Router(config-router)#network 172.168.1.0
Cấu hình định tuyến RIP cho R2
Router(config)#
Router(config)#router rip
Cấu hình định tuyến RIP cho R3
Router(config)#
Router(config)#router rip
35
Router(config-router)#network 10.0.0.0
Router(config-router)#network 150.100.0.0
Bước 4: Kiểm tra gói tin

Kết quả

36
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5

MÔ PHỎNG MẠNG WAN TRÊN PHẦN MỀM PACKET TRACER

1. Bài 1:
1. Cho 1 mạng với địa chỉ IP 192.168.1.0/24, mượn 2 bit. Hãy thực hiện chia mạng con
cho địa chỉ IP trên
2. Thiết lập mô hình mạng như hình.

3. Sử dụng kết quả chia subnet. Hãy đặt địa chỉ IP cho các cổng và cấu hình định tuyến
để PC giữa 2 mạng LAN trao đổi dữ liệu được cho nhau.
Kết quả: Ping dữ liệu từ hệ thống mạn LAN1 sang hệ thống mạng LAN2

2. Bài 2:
1. Cho 1 mạng với địa chỉ IP: 192.168.1.0 với subnet mask: 255.255.255.224. Hãy
thực hiện chia mạng con cho địa chỉ IP trên
2. Thiết lập mô hình mạng như hình.
37
3. Sử dụng kết quả chia subnet. Hãy đặt địa chỉ IP cho các cổng và cấu hình định tuyến
để PC giữa 2 mạng LAN trao đổi dữ liệu được cho nhau.
Kết quả: Ping dữ liệu từ PC1 sang PC5

Kết quả: Ping dữ liệu từ PC1 sang PC7

38
3. Bài 3:
1. Cho mạng 200.198.1.0/24. Hãy thực hiện chia subnet để đáp ứng sơ đồ mạng

2. Hãy mô phỏng mô hình mạng cho ở trên vào phần mềm packet tracer
3. Sử dụng kết quả chia subnet. Hãy đặt địa chỉ IP cho các cổng và cấu hình định tuyến
để PC giữa 2 mạng LAN trao đổi dữ liệu được cho nhau.
Áp dụng định tuyến tĩnh Static cho các Router R1, R2, R3
Kết quả: Ping dữ liệu từ PC1 sang PC5

39
4. Bài 4
1. Cho 1 mạng với địa chỉ IP: 180.80.0.0 với subnet mask: 255.255.224.0. Hãy thực
hiện chia mạng con cho địa chỉ IP trên.
2. Thiết lập mô hình mạng như hình.

3. Sử dụng kết quả chia subnet. Hãy đặt địa chỉ IP cho các cổng và cấu hình định tuyến
để PC giữa 2 mạng LAN trao đổi dữ liệu được cho nhau.

5. Bài 5
1. Cho hệ thống mạng gồm 155 host và địa chỉ IP được thiết lập ở lớp 200.111.11.0/24.
Hãy chia hệ thống mạng này thành 8 mạng con:

Net 1: có 29 host Net 4: có 25 host Net 7: có 20 host


Net 2: có 16 host Net 5: có 20 host Net 8: có 10 host
Net 3: có 25 host Net 6: có 10 host
Yêu cầu: Xác định
a. Số bit mượn phù hợp đảm bảo cung cấp đủ các địa chỉ IP cho 8 mạng con trên.
b. Số Host/Subnet

40
Với mỗi Subnet, hãy xác định: Địa chỉ mạng, địa chỉ host đầu, địa chỉ host cuối,
địa chỉ broadcast.
c. Số Prefix, Subnet Mask
2. Thiết lập mô hình mạng như hình.

3. Sử dụng kết quả chia subnet. Hãy đặt địa chỉ IP cho các cổng và cấu hình định tuyến
để PC giữa 2 mạng LAN trao đổi dữ liệu được cho nhau.

6. Bài 6
1. Cho địa chỉ IP: 198.100.10.0/24. Hãy chia hệ thống mạng này thành 4 mạng con:

+ Net 1: có 115 host


+ Net 2: có 55 host
+ Net 3: có 25 host
+ Net 4: có 8 host
Yêu cầu: Hãy dùng kỹ thuật chia subnet VLSM chia mạng trên thành các mạng nhỏ đáp
ứng yêu của hệ thống.

2. Thiết lập mô hình mạng như hình.

41
3. Sử dụng kết quả chia subnet. Hãy đặt địa chỉ IP cho các cổng và cấu hình định tuyến
để PC giữa 2 mạng LAN trao đổi dữ liệu được cho nhau.

7. Bài 7
1. Cho mạng 100.0.0.0 và số bít mượn n =10. Hãy xác định:

- Số subnet có thể có
- Số Host/Subnet
- Với mỗi Subnet, hãy xác định: Địa chỉ mạng, địa chỉ host đầu, địa chỉ host cuối, địa
chỉ broadcast.
- Subnet mask và số Prefix
2. Thiết lập mô hình mạng như hình.

3. Sử dụng kết quả chia subnet. Hãy đặt địa chỉ IP cho các cổng và cấu hình định tuyến
để PC giữa 4 mạng LAN trao đổi dữ liệu được cho nhau.

8. Bài 8
1. Cho 1 mạng với địa chỉ IP: 220.150.10.0 với subnet mask: 255.255.255.224. Hãy
thực hiện chia mạng con cho địa chỉ IP trên.

2. Thiết lập mô hình mạng như hình.

3. Sử dụng kết quả chia subnet. Hãy đặt địa chỉ IP cho các cổng và cấu hình định tuyến
để PC giữa 3 mạng LAN trao đổi dữ liệu được cho nhau.

42
9. Bài 9
1. Cho 1 mạng với địa chỉ IP: 150.150.0.0 với subnet mask: 255.255.192.0. Hãy thực
hiện chia mạng con cho địa chỉ IP trên.
2. Thiết lập mô hình mạng như hình.

3. Sử dụng kết quả chia subnet. Hãy đặt địa chỉ IP cho các cổng và cấu hình định tuyến
để PC giữa 4 mạng LAN trao đổi dữ liệu được cho nhau.

10. Bài 10
1. Cho hệ thống mạng gồm 125 host và địa chỉ IP được thiết lập ở lớp 200.111.11.0/24.
Hãy xác định số bit mượn để chia hệ thống mạng này thành 5 mạng con.

+ Net 1: có 30 host Net 4: có 25 host Net 5: có 20 host


+ Net 2: có 25 host Net 3: có 25 host
2. Thiết lập mô hình mạng như hình.

3. Sử dụng kết quả chia subnet. Hãy đặt địa chỉ IP cho các cổng và cấu hình định tuyến
để PC giữa 3 mạng LAN trao đổi dữ liệu được cho nhau.
11. Bài 11
1. Cho mạng 191.100.0.0 và subnet mask 255.255.255.192. Hãy thực hiện chia mạng
con cho địa chỉ IP trên.
2. Thiết lập mô hình mạng như hình.
43
3. Sử dụng kết quả chia subnet. Hãy đặt địa chỉ IP cho các cổng và cấu hình định tuyến
để PC giữa 4 mạng LAN trao đổi dữ liệu được cho nhau.
12. Bài 12
1. Cho mạng 50.0.0.0 và subnet mask 255.255.224.0. Hãy thực hiện chia mạng con
cho địa chỉ IP trên.
2. Thiết lập mô hình mạng như hình.

3. Sử dụng kết quả chia subnet. Hãy đặt địa chỉ IP cho các cổng và cấu hình định tuyến
để PC giữa 4 mạng LAN trao đổi dữ liệu được cho nhau.

44

You might also like