You are on page 1of 17

BÀI THÍ NGHIỆM 1

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PROTEUS


ĐỂ THỰC HIỆN MÔ PHỎNG THÍ NGHIỆM
MỤC TIÊU:
 Nắm được cách sử dụng phần mềm proteus để mô phỏng mạch sử dụng các linh kiện điện
tử thụ động.

CHUẨN BỊ:
 Cài đặt phần mềm Proteus trên máy tính

https://drive.google.com/drive/folders/1A3N60bAAg53kJ2al4kZF73tIDd5mERIj?usp=sharing

 Phần mềm Proteus được sử dụng trong hướng dẫn này là Proteus phiên bản 8.8 SP1, sinh
viên tiến hành cài phần mềm này trước khi xem tiếp hướng dẫn.

HƯỚNG DẪN CÁC THAO TÁC CƠ BẢN:


1. Tạo project
- Để tạo một project với Proteus ta theo các bước sau:
+ Khởi động chương trình Proteus.
+ Chọn File → New Project. Đặt tên project vào mục Name. Sau đó, chọn thư mục phù
hợp để lưu project tại mục Path (hay click vào Browse và chọn folder mong muốn).
Xong, chọn Next như ở Hình 1.

Department of Electronics Page | 1


Semiconductor Physic Laboratory
Hình 1: Tạo project với tên và đường dẫn trong proteus.
+ Trong cửa sổ tiếp theo Schematic Design, cửa sổ này dùng để chọn kích thước trang
giấy để vẽ Schematic (mạch nguyên lý). Ở đây ta chọn tạo DEFAULT (mặc định). Sau
đó, click Next như Hình 2.

Hình 2: Chọn kích thước trang vẽ schematic.


+ Trong cửa sổ tiếp theo PCB Layout, cửa sổ này dùng để chọn kích thước trang giấy để
vẽ Layout cho mạch PCB. Ở đây ta không vẽ Layout, chọn Do not create PCB layout.
Sau đó, click Next như Hình 3.

Department of Electronics Page | 2


Microprocessor Laboratory
Hình 3: Chọn kích thước vẽ PCB layout.
+ Trong cửa sổ tiếp theo Firmware dùng cho lập trình. Ở đây ta không dùng, chọn No
Firmware Project. Sau đó, click Next như Hình 4.

Hình 4: Chọn không tạo Firmware.


+ Cửa sổ Summary (Tổng kết) hiện ra, thể hiện những thông tin đã thiết lập ban đầu.
Kiểm tra và chọn Finish như Hình 5.

Department of Electronics Page | 3


Microprocessor Laboratory
Hình 5: Cửa sổ Summary để kiểm tra các thiết lập ban đầu.
+ Sau khi tạo xong, một trang vẽ Schematic trống được tạo như Hình 6.

Hình 6: Project trống được tạo.


2. Giới thiệu thanh công cụ của proteus:
- Trên thanh công cụ bên tay trái, bao gồm các phím chức năng Hình 7:

Department of Electronics Page | 4


Microprocessor Laboratory
Hình 7: Thanh chức năng.
- Một số chức năng có thể được liệt kê trong bảng:
Con trỏ, dùng để chọn đối tượng Tạo các pin

Mode đặt linh kiện lên schematic Tạo các terminal, cùng tên sẽ được nối
chung với nhau
Mode nối dây linh kiện Dùng để tách các khu vực cần quan sát
khi mô phỏng code
Đặt tên cho dây dẫn, cùng tên sẽ được Khu vực lấy các loại nguồn
nối chung với nhau
Vẽ bus nối các dây dẫn Khu vực lấy các đồng hồ đo

Mở library tra cứu từng linh kiện Đo điện áp, dòng điện trực tiếp trên mạch

Mở bảng linh kiện, lấy linh kiện Vẽ các loại đồ thị

3. Lấy linh kiện:


Trên khu vực thanh công cụ, click vào biểu tượng , bảng tra linh kiện hiện lên như Hình 8.

Department of Electronics Page | 5


Microprocessor Laboratory
Hình 8: Khung tìm kiếm linh kiện.
+ Tại ô keywords: ta nhập tên các linh kiện cần tìm, có thể nhập một số từ khóa.
. Res: điện trở, POT: biến trở
. Cap: tụ điện
. Inductor: cuộn cảm
. NPN/PNP
. MOSFET ….
Hoặc có thể nhập mã số của linh kiện để lấy linh kiện. Sau đó tại ô Category, có thể lựa chọn
loại linh kiện cụ thể. Chẳng hạn cần lựa diode loại 1N4001, ta nhập vào ô Keywords mã
1N4001, sau đó tại ô Category xuất hiện loại linh kiện là Diodes. Tiếp đó ở ô kết quả ta tìm
được 4 kết quả. Lựa chọn loại linh kiện phù hợp và sau đó nhấn OK. Linh kiện sẽ xuất hiện
tại khung DEVICES như Hình 9.

Department of Electronics Page | 6


Microprocessor Laboratory
+ Sau đó, ta chọn linh kiện và kéo ra vùng trống trên bản vẽ, đến vị trí thích hợp ta thả linh
kiện. Có thể lặp lại bước này nhiều lần để đặt nhiều bản sao của linh kiện.
+ Để thay đổi thông số của linh kiện có thể click chuột phải vào linh kiện và chọn Edit
Properties, thay đổi xong ta chọn OK.

Hình 9: Đặt linh kiện trong Proteus.


4. Nối dây linh kiện, nguồn và đất:
- Trên khu vực thanh công cụ, click vào biểu tượng , sau đó click 1 đầu vào vị trí bắt đầu cần
nối dây và kéo đến điểm kết thúc như ở Hình 10.

Department of Electronics Page | 7


Microprocessor Laboratory
Hình 10: Nối dây.
- Để lấy nguồn, trên khu vực thanh công cụ, click vào biểu tượng , các loại nguồn trong phần
này có thể lấy là:
+ DC: nguồn 1 chiều.
+ Sine: nguồn tạo sóng sine.
+ Pulse: nguồn tạo xung.
+ Exp: nguồn tạo hàm mũ.

Để chọn nguồn, ta click vào nguồn tương ứng và kéo ra màn hình. Sau đó click chuột phải vào
nguồn, chọn Edit Properties để thay đổi thông số.
VD1: Để lấy nguồn 1 chiều có điện áp 5V, ta kéo nguồn DC ra, click chuột phải chọn Edit
Properties để thay đổi thông số như Hình 11a.

Hình 11a: Lấy và chỉnh nguồn DC 5V.


VD2: Để lấy nguồn tạo sóng dạng sine có tần số f = 50Hz và 4Vpp, ta kéo nguồn Sine ra, click
chuột phải chọn Edit Properties để thay đổi thông số như Hình 11b.

Department of Electronics Page | 8


Microprocessor Laboratory
Hình 11b: Lấy và chỉnh nguồn sine.
Lưu ý, ý nghĩa của từng thông số khi chỉnh để đạt được dạng sóng mong muốn.
- Ngoài ra, một số nguồn đặc biệt như nguồn dòng, pin (battery), …, sinh viên phải vào bảng tra
linh kiện (biểu tượng ), để tìm với các từ khóa:
+ VSOURCE, ISOURCE: nguồn áp, nguồn dòng 1 chiều.
+ VSINE, ISINE: nguồn áp, nguồn dòng dạng sine.
+ VPULSE, IPULSE: nguồn xung áp, nguồn xung dòng.
+ AVCCS, AVCVS, … : các nguồn phụ thuộc.

Sinh viên có thể tìm và đọc chú giải tiếng ảnh ở cột Description để hiểu thêm.

Để lấy nguồn, ta click vào nguồn tương ứng và kéo ra màn hình. Sau đó click chuột phải vào
nguồn, chọn Edit Properties để thay đổi thông số.
Chẳng hạn để lấy nguồn tạo sóng dạng sine có tần số f = 50Hz và 4Vpp, ta kéo nguồn Sine ra,
click chuột phải chọn Edit Properties để thay đổi thông số như Hình 12.

Department of Electronics Page | 9


Microprocessor Laboratory
- Để lấy đất, trên khu vực thanh công cụ, click vào biểu tượng , chọn GROUND và lấy ra.

Hình 12: Lấy đất.


5. Sử dụng các thiết bị đo:
- Trên khu vực thanh công cụ, click vào biểu tượng , tại đây sinh viên gặp những thiết bị:
+ Oscilloscope: dao động ký 4 kênh độc lập.
+ DC/AC volmeter: volt kế DC/AC.
+ DC/AC ammeter: ampe kế DC/AC.
+ Wattmeter: đồng hồ đo công suất.

Sinh viên lấy đồng hồ đo tương ứng và nối dây hợp lí để đo đúng các đại lượng trên mạch, lưu ý
rằng: đo dòng điện mắc nối tiếp ampe kế và đo điện áp mắc song song volt kế.
Để chạy mô phỏng, sinh viên nhấn nút và dừng mô phỏng sinh viên ấn nút .
VD1: Để đo điện áp trên trở ở hình 11a, sinh viên mắc mạch như hình vẽ 13a. Sau đó chạy mô
phỏng được kết quả:

Hình 13a: Kết quả đo điện áp trên trở của hình 11a.
VD2: Để đo dạng sóng trên hình 11b, sinh viên mắc mạch như hình vẽ 13b. Sau đó chạy mô
phỏng được kết quả:

Department of Electronics Page | 10


Microprocessor Laboratory
Hình 13b: Kết quả đo dạng sóng trên trở của hình 11b.
Lưu ý:
- Sinh viên chỉ cần nối 1 trong 4 kênh và không cần nối đất vì mặc định GROUND của
Osciloscope trong Proteus đã nối đất chung với GROUND.
- Để chỉnh dạng sóng cho dễ quan sát, sinh viên có thể tham khảo hình sau:

Department of Electronics Page | 11


Microprocessor Laboratory
- Sau khi tắt bớt 3 kênh còn lại, cân đối các thang đo, ta có thể dễ dàng có được dạng sóng:

- Cũng có thể chọn Cursors để hiển thị con trỏ đo.


- Nếu vô tình tắt mất khung hiển thị Digital Oscilloscope, sinh viên vào Debug  Digital
Oscilloscope.
- Ngoài ra để tiện cho mạch đỡ rối, sinh viên còn có thể sử dụng công cụ nhãn label (biểu tượng
trên thanh công cụ) để tiến hành đặt tên cho dây nối. Khi này 2 sợi dây không nhất thiết
phải nối với nhau thì mặc định trong Proteus, 2 dây có cùng tên là được nối chung với nhau.

Department of Electronics Page | 12


Microprocessor Laboratory
6. Sử dụng probe để đo áp và dòng:
Ngoài ra để đo dòng và áp, sinh viên còn có thể click vào biểu tượng trên thanh công cụ. Ở
đây có 3 lựa chọn là:
+ Voltage: đo áp (mặc định là đo giữa điểm cần đo và đất).
+ Current: đo dòng đi qua điểm cần đo.
+ Tape: record lại giá trị.
VD: Ta có thể dùng probe voltage và mắc vào điểm cần đo như hình 14 và thu được kết quả khi
chạy mô phỏng.

Hình 14: Sử dụng probe để đo dòng và áp.

7. Sử dụng công cụ vẽ hàm truyền:


- Công cụ này dùng để vẽ sự thay đổi của 1 đại lượng trong mạch khi 1 (hoặc 2) nguồn thay đổi.

- Sinh viên còn có thể click vào biểu tượng để vẽ đồ thị trên thanh công cụ, sinh viên chọn
tiếp vào TRANSFER, sau đó vẽ một hình chữ nhật vào khoảng trống trên bản vẽ. Một khung
dùng để vẽ đồ thị sẽ xuất hiện như hình 15.

Department of Electronics Page | 13


Microprocessor Laboratory
Hình 15: Tạo khung để vẽ hàm truyền.

VD: Ta cần vẽ đồ thị sự thay đổi điện áp trên trở R khi điện áp nguồn Vin thay đổi từ 0  5V.
- Sử dụng công cụ PROBE và nối để đo điện áp trên trở R.
- Click chuột vào khung, chỉnh như hình vẽ. Trong đó, source 1 là nguồn Vin thay đổi. Giá trị
đầu (Start value) là 0, giá trị kết thúc (Stop value) là 5. Số điểm chia (No. Step) là 100. Rồi chọn
OK.

- Sau đó kéo điểm đo vào khung và thả tay như hình.

Department of Electronics Page | 14


Microprocessor Laboratory
- Tiếp tục ấn nút SPACE, kết quả sẽ hiện lên như hình 16.

Hình 16: Kết quả đồ thị điện áp trên R khi Vin thay đổi từ 05V.

Department of Electronics Page | 15


Microprocessor Laboratory
BÀI TẬP 1
Mục tiêu: Nắm được cách sử dụng proteus để mô phỏng mạch xoay chiều đơn giản. Đo các giá
trị điện áp và dòng điện.
Yêu cầu: Sinh viên mô phỏng mạch điện như hình vẽ. Trong đó, giá trị R = 100Ω, L = 1mH.
Nguồn Vin là sóng sin có f=50Hz và 6Vpp.

Kiểm tra:
 Sinh viên tiến hành đo điện áp và dòng điện qua L sử dụng Volt kế và Ampe kế.
 Trình bày công thức tính tay và đối chiếu với kết quả đo.
 Sinh viên tiến hành vẽ đo dạng dóng Vin và VL dùng Oscilloscope. Tìm độ lệch pha giữa
Vin và VL. Trình bày công thức.

BÀI TẬP 2
Mục tiêu: Nắm được cách sử dụng chương trình có sẵn để mô phỏng bằng Proteus.
Yêu cầu: Sinh viên mô phỏng mạch điện như hình vẽ. Trong đó, giá trị R = 100Ω, C = 10nF.
Nguồn Vin là sóng sin có f=50Hz và 5Vpp.

Kiểm tra:

Department of Electronics Page | 16


Microprocessor Laboratory
 Sinh viên tiến hành đo điện áp và dòng điện qua R sử dụng Volt kế và Ampe kế.
 Trình bày công thức tính tay và đối chiếu với kết quả đo.
 Sinh viên tiến hành vẽ đo dạng dóng Vin và VC dùng Oscilloscope. Tìm độ lệch pha giữa
Vin và VC. Trình bày công thức.

Department of Electronics Page | 17


Microprocessor Laboratory

You might also like