You are on page 1of 3

2.1.

Khối mạch cộng


Bộ cộng toàn phần 1 bit

Trong đó :
 Cin : số nhớ của lần cộng trước đó
 Cout : số nhớ của lần cộng hiện tại
 S : tổng của 2 số A, B (1 bit )
Ta có bảng giá trị của mạch cộng toàn phần 1 bit như sau:

Từ bảng trạng thái trên ta viết được phương trình và xây dựng được khối
mạch cộng toàn phần 1 bit từ các cổng logic:
S = A⊕B⊕Cin Cout = (A⊕B).Cin + A.B

Mạch cộng toàn phần 4 bit


Ta kết nối 4 khối cộng toàn phần 1 bit thành 1 khối cộng toàn phần 4 bit.
Để cho phép thực hiện chế độ cộng 4 bit, ta sẽ cho thêm một ngõ vào E tích cực
mức cao kết nổi cổng AND với các ngõ ra như Hình. Khi ngõ vào E mức 0, bất
chấp các ngõ vào thì ngõ ra S vẫn bằng 0. Khi ngõ vào E tích cực mức 1, ngõ ra
S sẽ hiển thị kết quả cộng từ 2 số nhị phân 4 bit A và B.

FA FA FA FA

Kết quả Testbench


Phân tích kết quả testbench ta thấy được:
Ở 100 ns đầu tiên ngõ vào E ở mức 0, cho dù giá trị A, B có bằng bao
nhiêu thì ngõ ra S vẫn ở giá trị là 0. Như trong testbench thì lúc này ngõ vào A
là số nhị phân 1100 (12) và ngõ vào B là số nhị phân 0011 (3) thì ngõ ra S luôn
ở mức 0.
Ở 300 ns kế tiếp ta cho ngõ vào E lên mức 1. Lúc này như trong testbench
cứ mỗi 100 ns ta lại thay đổi giá trị của 2 số hạng A và B lần lượt là 0110(6) và
0100 (4); 0111(7) và 0111(7); 1110 (14) và 1111 (15) thì ngõ ra S ở mỗi 100 ns
lần lượt bằng 1010 (10), 1110(14), 11101(29). Kết quả ngõ ra S đúng bằng tổng
của A và B.
Sau đó ta lại cho ngõ vào E về 0 (không tác động ) thì lúc này lại bất chấp
giá trị A, B ngõ ra S luôn bằng 0.
Như vậy kết quả testbench đã cho thấy mạch thực hiện đúng chức năng,
yêu cầu của khối mạch cộng 2 số 4 bit.

You might also like