You are on page 1of 167

CIÁO TRÌNH

LỊCH sử NGOẠI GIAO


VIỆT NAM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỪNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM

TS. HOÀNG THỊ MỸ HẠNH, PGS.TS. HÀ THỊ THU THỦY

GIÁO TRÌNH

LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM


■ ■ ■

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NĂM 2 0 2 0
MẢSÓ:
ĐHTN-2020
MỤC LỤC

Chương 1 : NGOẠI GIAO VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1 9 4 5 ................7

1.1. Ngoại giao Việt Nam thò'i kì dựng nước và thời kì Bắc
thuộc [Thế kỉ VII trước Công nguyên đến thố kỉ X ] .............................7

1.2. Ngoại giao Việt Nam thời kì phong kiến độc lập (từ thế kỉ
IX đcn cuối thế kỉ XIX)..................................................................................... 11

1.3. Ngoại giao Việt Nam giai đoạn từ năm 1 8 8 4 đến


năm 1 9 3 0 ......................................................................................................... 17

1.4. Ngoại giao Việt Nam giai đoạn tù’ năm 1930 đến năm 1945 ..21

PHẦN ĐỌC THÊM...................................................................................26

CÂU HỎI ÔN TẬP.....................................................................................26

Chương 2 : NGOẠI GIAO VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ KHÁNG


CHIẾN CHỐNG THựC DẦN PHÁP XẨM L ư ợ c (1 9 4 5 - 1 9 5 4 ) .37

2.1. Ngoại giao Việt Nam trong năm đău đấu tranh bảo vệ và
xây dựng chế độ mói [ 9 / 1 9 4 5 - 1 2 / 1 9 4 6 ) ........................................... 37

2.2. Ngoại giao Việt Nam giai đoạn toàn quốc kháng chiến
(1946 - 1 9 5 4 ) ..................................................................................................... 51

PHẦN ĐỌC THÊM.................................................................................. 6 6

CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................. 68

Chương 3: NGOẠI GIAO VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ KHÁNG


CHIÉN CHỐNG Mĩ c ứ u NƯỚC ( 1 9 5 4 - 1 9 7 5 ) .................................. 69

3.1. Ngoại giao Việt Nain giai đoạn 1 9 5 4 - 1 9 6 7 .................... 69

3.2. Ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1 9 6 7 - 1 9 7 3 ....................... 86

3.3. Ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1 9 7 3 - 1 9 7 5 ............... 93


PIIẦN DỌC THÊM ............................................................................. 103

CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................ 106

C hư ơng 4 : NGOẠI GIAO VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ XÂY DựNG,


BẢO VỆ TỒ QUỐC, ĐỒI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (1 9 7 5 - 2 0 1 5)..l 07

4.1. Ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1 9 7 5 - 1 9 8 6 ...................107

4.2. Ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1 9 8 6 - 2 0 1 5 ................ 112

PHẦN ĐỌC THÊM..............................................................................114

CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................163

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 163


MỞ ĐẦU

Kế thừa và phát triển những tinh hoa nền ngoại giao truyền
thống của cha ông, vận dụng sáng tạo tư tưửng ngoại giao của Chủ
tịch Hò Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện đường lối,
chính sách ngoại giao theo phương châm "thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và p h á t triển ;
da phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cự c hội nhập
quốc tế; nâng cao vị th ể của đ ất nước...".
Nhờ thực hiện chính sách ngoại giao đúng đắn, nước ta đã
dần dần thoát khỏi thế bị bao vây, cấm vận, vươn lên giành đưọx
nhiều thành tựu to lớn trên con đường đổi mới và hội nhập, nhờ
đó, vai trò và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên
trường quốc tế.
Bằng những dẫn chứng thực tế sinh động, nội dung của Giáo
trình "Lịch s ử ngoại g ia o Việt Nam" đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề
quan trọng về lý luận và thực tiễn của quá trình xây dựng và thực
hiện đường lối, chính sách ngoại giao độc lập, tự chủ, mềm dẻo,
linh hoạt và sáng tạo của Đảng, Nhà nước ta; khẳng định nhũng
thành tựu ngoại giao đã đạt được và đưa ra nhũng bài học kinh
nghiệm quý báu cho giai đoạn tiếp theo.
Cuốn Giáo trình bao gồm 4 chương:
- Chương 1: Ngoại giao Việt Nam trước năm 1945.
- Chương 2: Ngoại giao Việt Nam trong thời kì kháng chiến
chống Pháp xâm lược ( 1 9 4 5 - 1 9 5 4 ) .
- Chương 3: Ngoại giao Việt Nam trong thời kì kháng chiến
chống Mĩ cứu nước ( 1 9 5 4 - 1 97 5).
- Chương 4: Ngoại giao Việt Nam trong thời kì xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và hội nhập quốc tế ( 1 9 7 5 - 2 0 1 5 ) .
Hi vọng, Giáo trình sẽ là tài liệu hữu ích đổi với công tác
nghiên cứu khoa học và đào tạo, cũng như đối với tất cả những ai
quan tâm đến nền ngoại giao của Việt Nam.
Trong quá trình biên soạn, cuốn sách không tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong các nhà ngoại giao, các nhà khoa học
và bạn đọc quan tâm góp ý, trao đổi đê’ cuốn sách hoàn thiện hơn
trong lần tái bản.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nhóm tá c giả
Chương 1

NGOẠI GIAO V IỆT NAM T R Ư Ớ C NĂM 1 9 4 5

Mục đ ích , yêu câu

- Tóm tát được bối cảnh lịch sử dân tộc từ thời kì dựng nước
đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 19 45 .

- Nêu và phân tích được các hoạt động ngoại giao của Nhà
nước Việt Nam để phát triển thực lực đất n ước và đấu tranh chống
giặc ngoại xâm, góp phân gìn giữ và bảo vệ nền độc lập dân tộc.

1 .1 . N goại giao Việt Nam th à i kì d ự n g n ư ớ c và th ờ i kì


B ắc th u ộc (T h ế kỉ VII t r ư ớ c c ô n g nguyên đ ến th ê kỉ X)

1.1.1. Bối cảnh lịch s ử


Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương: Phía Bắc giáp với
Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào và Campuchia... Ngoài phần lục
địa, lãnh thổ Việt Nam còn bao gồm nhiều đảo và quần đảo. Việt
Nam được coi là một trong nhũng chiếc nôi của loài người. Đây
cũng là một trong nhũ ng trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với
nền văn minh lúa nước, nơi đã từng trải qua các cuộc cách mạng
đá mới và cách mạng luyện kim.

Trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội thời Dông Sơn,
trước những đòi hỏi của công cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà
nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên - đã ra đời vào khoảng thế kỷ
thứ VII trư ớ c Công nguyên. Bằng sứ c lao động cần cù sáng tạo, cư
dân Văn Lang [sau đó là Âu Lạc) đã tạo dựng nên một nền văn
minh tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á. Đi cùng với Nhà nước đầu
tiên của lịch sử Việt Nam là một nền kinh tế phong phú, một nền
văn hóa cao mà mọi người biết đến với tên gọi là văn minh Sông
Hồng (còn gọi là văn minh Đông Sơn), biểu tượng là trống đồng
Đông Sơn - thể hiện sự kết tinh lối sống, truyền thống và văn hóa
của người Việt cổ.

Vừa dựng nước, người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với
sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Từ thế kỷ thứ II trước Công
nguyên (kéo dài hơn 1 0 0 0 năm), Việt Nam bị các triều đại phong
kiến phương Bắc thay nhau đô hộ. Sự tồn vong của một dân tộc bị
thử thách suốt hơn nghìn năm đã sản sinh ra tinh thần bất khuất,
kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát
huy tinh hoa văn hóa, quyết giành lại độc lập cho dân tộc của
người dân Việt Nam.

Do ở vị trí chiến lược quan trọng, lại có tài nguyên giàu có,
nước ta trở thành mục tiêu xâm lược của nhiều thế lực phong kiến,
đế quốc để thống trị nhân dân ta và làm bàn đạp tấn công các nước
trong khu vực. Chính cuộc đấu tranh liên tục và lâu dài với thiên
tai và ngoại xâm để tồn tại, phát triển, bảo vệ độc lập dân tộc đã
đoàn kết ngưừi Việt Nam thành một khối thống nhất và sự gắn bó
với quê hương đất nước. Tình cảm và ý thức dân tộc, tinh thăn làm
chủ đất nước của người Việt Nam sớm hình thành và không ngừng
phát triển, đặc biệt là quan hệ ngoại giao đối với các nước láng
giềng nói riêng, các quốc gia trên thế giới nói chung. Bởi vậy, có
thể khẳng định hoạt động ngoại giao là một nhiệm vụ quan trọng
của Nhà nước Việt Nam qua các thời đại lịch sử.

1.1.2. Hoạt động ngoại giao


Ngoại giao truyền thống Việt Nam là nền ngoại giao có bản
sắc. Đó là những đặc trưng ổn định và bền vững, có nguồn gốc xuất
xứ từ bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, đồng thời là kết quả của
hoạt động giao lưu quốc tế của Đại Việt vói các nước láng giềng, của
quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc và phục vụ công cuộc
xây dựng đất nước, phát triển quốc gia dân tộc.

Đặc trưng ngoại giao truyền thống Việt Nam có thế gói gọn:
Hoà hiếu, nhu viễn, "trong đ ế ngoài vư ơ n g ”. Trư ớc hết, nhân dân
Việt Nam luôn có ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ quốc gia. Nền ngoại giao nhu viễn xem trọng việc giũ' gìn hoà
khí, khiôm nhường với các nưtVc lớn, hữu nghị với các nước lân
bang, phẩn đấu cho sự thái hoà. Yêu chuộng hoà bình là bản chất
của ngoại giao Việt Nam. Kiên trì lập trường nguyên tác giữ vững
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chống lại ngoại
giao xâm lược của đối phương, kiên trì đường lối hoà bình trong
quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng. Ngoại giao Việt Nam
thấm nhuần tinh thần nhân đạo và chủ nghĩa nhân văn. Tuy là nạn
nhân của chiến tranh xâm lược tàn khốc, người Việt Nam vẫn giàu
lòng nhân ái, khoan dung đối với những kẻ địch đã bị đánh bại.
Điều đó có cội nguồn từ lý tưửng nhân nghĩa của dân tộc, biết
đứng trên nghĩa lớn khi buộc phải đương đầu với nhũng thế lực
ngoại xâm hung bạo. Đồng thời, nó cũng xuất phát với tâm nhìn
sâu xa trong quan hệ bang giao với các nước láng giềng có chung
biên giới, xem trọng sự hoà hiếu. Có thể xem xét thực tiễn này qua
một số giai đoạn lịch sử sau:

Tù' th ế kỷ VU TCN - II TCN (th ờ i kỳ Văn Lang - Âu L ạ c ): Sử


sách Trung Quốc ghi nhận: Năm Mậu Thân (tức 2 3 5 3 TCN), sứ bộ
nước ta đã sang Trung Quốc, tặng vua Nghiêu một con rùa lớn
1 0 0 0 năm tuổi, trên mai rùa có khắc chữ ghi sự việc từ khi trời đất
mử mang, với ý nghĩa làm cho mối quan hệ giữa hai nước được
vũng bền lâu dài, đồng thời cũng khẳng định chủ quyền của một
nước độc lập, tránh khỏi sự xâm lược của Trung Quốc. Vào năm
1 1 1 0 TCN, vua Hùng Vương cử sứ thần sang thăm Trung Quốc lần
thứ 2, tặng vua Chu Thành Vương một con chim Trĩ trắng - loài
chim quý nhất ứ phương Nam lúc bấy giờ. Nhà Chu Trung Quốc đã
đáp lại bằng cách cho làm 5 cỗ xe có kim chỉ nam để đu-a sứ bộ
nước ta về nirớc.

T ừ th ế kỷ II TCN - X (th ờ i kỳ nấc thuộc): Khi đất nước bị chính


quyền phong kiến phương Bắc đô hộ, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa
nổ ra để giành độc lập cho đất nước. Lòng yêu nước, yêu độc lập tự
do kết hợp với tinh thần đối ngoại, tự chủ, tự cường của dân tộc ta
là yếu tố cơ bản đê bảo vệ giống nòi, duy trì sự tồn tại của dân tộc;
giũ' vững bản sắc, chống lại sự đồng hóa của ngoại xâm; tạo điều
kiện để phong trào giải phóng dân tộc phát triển, tiến tới giành tự
do, độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc. Mặt khác, người di cư đến Việt
Nam đều trở thành người Việt Nam, gắn bó với công cuộc dựng
nước và giũ' nước của dân tộc ta.

Vào thế kỷ VIII, Mai Thúc Loan đã đứng lên lãnh đạo nhân
dân tiến hành khởi nghĩa. Sau khi thắng lợi, ông lên làm vua và đề
ra đu-ờng lối đối nội, đối ngoại rất rõ ràng, về đối nội, ông cho
người đi các châu, huyện báo tin thắng trận và kêu gọi nhân dân
32 châu trong cả nước cùng nổi dậy phối hợp chiến đấu. Lời kêu
gọi của ông đã được nhân dân huửng ứng mạnh mẽ, ông đã tập
hợp được quân của cả 32 châu để cùng đánh giặc, về đối ngoại,
ông tiến hành liên minh quân sự với nước ngoài. Dây là một nét
độc đáo trong kế sách đối ngoại của Mai Thúc Loan. Sử Trung
Quốc đã ghi lại rằng, ông liên minh được với nước Lâm Ấp, Chân
Lạp và Kim Lân. Vì có quân nirớc ngoài giúp sức nên tổng số quân
đội của Mai Thúc Loan có lúc tăng lên tới 40 vạn người.

Cuối thế kỷ IX, những binh lính người Việt dưới quyền tiết
chế của tiết độ sứ nhà Đường đã nổi lên làm cuộc chính biến lật đổ
chế độ cai trị của nhà Đưò-ng. Sau khi lên cầm quyền, Khúc Thừa
Dụ đã thi hành một chính sách đối ngoại mềm dẻo nhằm ngăn
chặn nhà Dường mưu đồ tái chiếm nước ta, khẳng định chủ quyền
của một nước độc lập. Khúc Thừa Dụ tự xưng là tiết độ sứ, thay
mặt nhà Đường căm quyền ở Việt Nam. Với phương thức đối ngoại
này, người Việt đã tự cai trị đất nước mình, nước Việt Nam hoàn
toàn tự chủ. Khúc Thừa Dụ một m ặt buộc nhà Dường phải chấp
nhân, mặt khác ngăn chặn các T iết độ sứ khác lấy danh nghĩa nhà
Dường để đô hộ nước ta. Nhà Đường phải bỏ ý đồ xâm phạm b ờ
cõi nước ta và tỏ ý thân thiện. Dău năm 9 0 6 , triều Đường gia
phong cho Khúc Thừa Dụ làm “Dồng binh chương sự" - một chức
quan cao hơn chức Tiết độ sứ mà Khúc Thừa Dụ tự nhận.

Năm 9 07 , Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo và cháu là


Khúc Thừa Mĩ nối tếp cầm quyền trị nước, vẫn giữ danh nghĩa Tiết
j ộ sứ. Trước sự tấn công của nhà Nam Hán, Khúc Thừa Mĩ bị thất
bại, nhưng tướng của nhà Khúc là Dương Đình Nghệ đã lãnh đạo
nhân dân kháng chiến thắng lợi. Với sự kểt hợp mềm dẻo giũa đấu
rranh ngoại giao với đấu tranh quân sự, nhân dân ta tích lũy thêm
được kinh nghiệm, phương pháp và hình thức đấu tranh để bảo vệ
3ỘC lập, chủ quyền của dân tộc.

1 .2 . Ngoại giao Việt Nam th à i kì p h ong kiến đ ộ c lập (từ


th ế kỉ IX đến cu ối th ế kỉ XIX)

1.2.1. Bối cảnh lịch s ử


Cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu, khởi nghĩa nông dân nổ ra
khắp nơi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào. Chỉ ít lâu sau, các
lực lượng triều đình nhà Đường đã phản công đánh bại nghĩa quân
của Hoàng Sào. Năm 8 8 4, cuộc khởi nghĩa bị dập tát. Một hào
trưởng người đất Ninh Giang (Hải Dương) tên là Khúc Thừa Dụ,
được nhân dân ủng hộ, tự xưng là Tiết độ sứ. ô n g và con cháu ông
không xưng vương, xưng đế, không đặt niên hiệu và quốc hiệu
nhưng chính quyền họ Khúc là chính quyền độc lập (sơ khai) mở
đầu bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc. Tuy còn mang danh
hiệu một chức quan của nhà Dường, nhưng về thực chất, Khúc
Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ, kết thúc cơ bản ách
thống trị hơn một ngàn năm của phong kiến phương Bắc trên đất
nưức ta. Năm 906, nhà Dường buộc phải công nhận chính quyền
họ Khúc và phong ông là Tĩnh hải quân Tiết độ sứ để cùng bàn việc
nước. Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay cũng
xưng là Tiết độ sứ. Tiếp đó là Khúc Thừa Mĩ lên kế tục sự nghiệp
của ông cha. Khi họ Khúc giành quyền tự chủ, Chu ôn cướp ngôi
nhà Đường, lập ra nhà Lương (Hậu Lương] ở Quảng Châu. Lưu
Nham chiếm cứ vùng đất này tự xưng là Hoàng đế, đặt tên nước là
Nam Hán. Năm 9 3 0, viện cớ Khúc Thừa Mĩ (cháu nội của Khúc
Thừa Dụ) không chịu thần phục Nam Mán, Lưu Nham sai các
tướng Lương Khắc Trinh, Lý Thủ Dung đem quân sang xâm lược
nước ta. Do thiếu sự chuẩn bị, Khúc Thừa Mĩ không chống nổi cuộc
xâm lăng của Nam Hán, đã bị bắt đưa về Quảng Châu. Chúng chiếm
nước ta đặt là Giao Châu, cử Lý Tiến sang làm thứ sử, đặt cơ quan
cai trị ở Tống Bình (Hà Nội).

Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ
đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc bao vây thành Tống Bình. Sau khi
thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ tiếp
tục xây dựng nền tự chủ.

Năm 9 3 7, Kiều Công Tiễn vốn là nha tướng của Dương Đình
Nghệ đã giết Dương Đình Nghệ để cướp lấy quyền bính. Nhân dân
hết sức bất bình. Một số tướng cũ của Dương Đình Nghệ, tiêu biểu
là Ngô Quyền quyết tâm tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Trước tình hình
đó, Kiều Công Tiễn đã cho người sang Nam Hán cầu viện. Năm
9 38 , vua Nam Hán sai con là Lưu I loằng Tháo chỉ huy một đạo
binh thuyền lớn sang xâm lược nước ta. Vua Nam Hán dcm quân
bộ đóng ở Hải Môn [Bách Bạch - Quảng Tây) tiếp ú'ng cho
Hoằng Tháo.

Được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, Ngô Quyền đã giết
chết Kiều Công Tiễn, ông cùng với tirớng sĩ và nhân dân gấp rút
chuẩn bị kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán và đã giành
được rhắng lợi.

Chiến thắng Bạch Dằng năm 9 3 8 đã đánh tan hoàn toàn âm


mưu xâm lược và nền đô hộ của phong kiến phương Bắc, là kết
quả của tiến trình đấu tranh của nhân dân ta chống Bắc thuộc đê
giành lại độc lập. Nhà sử học Ngô Thời Sĩ (Thế kỉ XVIII) cho rằng:
"Tháng lợ i trên sông Bạch Đằng là c ơ s ở sau này cho việc phục lại
quốc thống. Những chiến công của các đ ờ i Đinh, Lê, Lý, Trăn vẫn
còn n hờ vào uy danh lẫm liệ t đ ể lại ăy. Trận Bạch Dâng là vũ công
cao cả, vang dội đến nghìn thu, há p h ả i ch ỉ lừng lẫy ở m ột thời bây
g iờ mà thôi đ â u ”.

1.2.2. Hoạt động ngoại giao


Sau khi thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc,
nhân dân ta xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ. Qua các thời kì
lịch sử, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với nhiều nước đê giữ
vững nền độc lập. Trải qua các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần,
Hậu Lê, Nguyễn, Tây Sơn, đấu tranh ngoại giao luôn gắn liền với
đấu tranh quân sự. Ngoại giao được sử dụng một cách thích hợp,
linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.

Năm 9 39 , Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ử c ổ Loa, lập ra


nhà Ngô. Ông đã thi hành chính sách ngoại giao cứng rắn về
nguyên tác, m ềm dẻo về sách lược đối với phương Bắc, tiến công
ngoại giao phá tan ý đồ xâm lược của chúng, bảo vệ quyền tự chủ
của dân tộc.

Năm 968, Dinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt Quốc hiệu Dại
Cồ Việt và thực hiện các biện pháp "Hòa hiếu lân bang", ông chủ
động giao hảo với nhà Tống khi Tống đang mạnh, bởi vậy, suốt
thời nhà Đinh không xảy ra xung đột với nhà Tống.

Sau kháng chiến chống Tống thắng lợi, Lê Hoàn đã cử sứ sang


nhà Tống cầu phong, đặt lại quan hệ hòa hiếu. Năm 986, nhà Tống
cử sứ bộ sang phong Lê Hoàn làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, An
Nam đô hộ kinh triệu quận hãu. Năm 9 93 , nhà Tống sai sứ sang
phong Lê Hoàn làm Giao chỉ Quận vưưng. Đến năm 997, nhà Tống
lại phong Lê Hoàn làm Nam Bình vương. Quan hệ Việt - Tống tốt
đẹp. Nhà Lê tuy chịu thần phục nhà Tống, hàng năm cống nộp đầy
đủ nhưng luôn giữ vững tinh thân độc lập, tự chủ. Sau chiến thắng
quân Minh, Lê Lợi chủ động cho sứ sang Trung Quốc tiến hành
giao hảo với triều đình nhà Minh. Trung Quốc là một nước lớn nên
Lê Lợi theo cách làm của các triều đại trước chấp nhận đế vua nhà
Minh phong vinrng. Năm 1437, nhà Minh phongng vương và tặng
một quả ấn bằng vàng nặng 1 00 lạng cho vua Lê Thái Tông.

Cuối năm 1283 , vua Trần đã dem quân chặn đánh địch ở biên
giới và đem quân cùng chiến thuyền ứng viện cho quân Chiêm
Thành để đánh quân Mông Nguyên. Cuộc kháng chiến của quân
Đại Việt đã góp phần vào việc giải phóng đất nước Champa và trì
hoãn cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của quân Mông Nguyên.
Trong 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông (1 2 5 8 , 1285,
1 2 8 8 ), nhà Trần đã tiến hành chính sách ngoại giao vừa kiên
quyết, vừa mềm dẻo để kìm bước chân xâm lược của quân Mông
Nguyên. Sau chiến thắng, triều Trần tiếp tục đấu tranh ngoại giao
làm tan rã ý chí xâm lược của kẻ thù, vừa tố cáo tội ác xâm lược,
chỉ trả nhà Nguyên những tù binh ít nguy hiếm cho đất nước.
Triều Trần đã lợi dụng lúc địch gặp khổ khăn, lúng túng, vận dụng
sách lược ngoại giao uyển chuyển, linh hoạt, "khi cương, khi nhu",
vì vậy, địch phải chấp nhận hòa hoãn, thậm chí cam kết không xâm
phạm lãnh thổ của dân tộc ta.

Vào triều Lê, phát huy thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa giành
độc lập, các vua triều Lê đã tiến hành kết hựp đấu tranh ngoai giao
với đấu tranh quân sự và binh vận để đánh địch; Tiến công ngoại
giao kết hợp với tiến công quân sự dê kết thúc chiến tranh, giải
phóng hoàn toàn đất nước.

Là cuộc thiến tranh giải phóng dân tộc, ở thế kỉ XV, khởi
nghĩa Lam Sơn là một cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn
diện và để lại nhiều kinh nghiệm quý giá về công tác ngoại giao.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, tùy tương quan lực
lượng, Nguyễn Trãi có lúc mềm mỏng, nhún nhường, lúc phê phán,
đả kích mạnh mẽ. Với Mã Kì, Phương Chính, ông đả kích gay gắt;
với bọn lưng chừng như Vương Thông, ông phê phán m ặt tiêu cực
như bội tín, thiếu quyết đoán, ra sức thuyết phục để giảng hòa, rút
quân về nước; với vua Minh tuy là biểu cầu phong nhưng vẫn vạch
tội xâm lược. Nguyễn Trãi đã kết hợp quân sự với ngoại giao, tiến
hành ngoại giao công tâm (đánh vào lòng người). Với sách lược
linh hoạt về đối ngoại, Nguyễn Trãi đã khiến tướng giặc là Thái
Phúc ra hàng, Mộc Thạnh chưa đánh đã bỏ chạy.

Trong triều đại Tây Sơn, đặc điếm ngoại giao thời kì này là
cứng rắn, liên tục tiến công địch. Yêu sách của vua Quang Trung
ngày càng cao hơn và đều đạt được k ết quả, kể cả yêu sách đòi đất
Lưỡng Quảng và cầu hôn công chúa Nhà Thanh. Tất cả các thư
biểu gửi quan lại và vua Càn Long đều thê hiện sự cứng rắn và tinh
thân tiến công của ngoại giao thời Quang Trung. Việc nhà Thanh
chấp nhận phong Vtrang cho vua Quang Trung là một thắng lọi lớn
vê ngoại giao của triều đại Nguyễn - Tây Sơn. Dây là đỉnh cao của
ngoại giao truyền thống của nước ta thời Đại Việt.

Ngoại g iao đ ế m ở rộnq lãnh th ố

Năm 106 9, Chiêm Thành đem quân ra cướp phá vùng Nghệ
Tĩnh. Vua Lý Thánh Tông thân chinh dẫn 10 vạn quân Nam tiến
vào tận kinh đô Chiêm Thành, đánh bại và bắt được vua Chiêm
Thành đưa VỀ Thăng Long. Để được tha về, vua Chiêm Thành đã
cắt 3 châu: Bố Chính, Dịa Lý, Ma Linh cho Đại V iệ t Năm 13 06, vua
Trân Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân. Vua
Chế Mân đã dâng hai châu là Châu ô và Châu Lý cho Đại Việt làm
vật dẫn cưới, sau đó, nhà Trần đã đổi thành Thuận Châu và
Hóa Châu.

Chính sách ngoai qiao của triều đình Nguyễn

Sau khi đánh bại Tây Sơn ( 1 8 0 2 ), Nguyễn Ánh lập triều
Nguyễn, lấy niên hiệu Gia Long. Các vua Nguyễn đã trả thù nhà Tây
Sơn một cách tàn bạo, củng cố nền thống trị, bảo vệ chế độ phong
kiến trong bối cảnh khủng hoảng, suy vong. Nhà Nguyễn thần phục
nhà Thanh, "đóng cửa” cự tuyệt quan hệ với các nước phương Tây.
Tình hình kinh tế, xã hội có nhiều khó khăn. Phong trào đấu tranh
của nhân dân nổ ra liên tiếp.

Năm 18 5 8 , thực dân Pháp m ở đầu quá trình xâm lược nước

ta tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nang). Quân và dân ta với một lòng

quyết tâm đánh Pháp và thắng Pháp, nhưng triều đình nhà Nguyễn

lại lần lư ợt kí với Pháp các Hiệp ước Nhâm Tuất ( 1 8 6 2 ) , Hiệp ước

Giáp Tuất (1 8 7 4 ), Hiệp ước llácm ăng ( 1 8 8 3 ) , Hiệp ước Patơnốt

( 1 8 8 4 ) . Như vậy, đến năm 1 8 8 4 , triều đình phong kiến Nguyễn đã

đău hàng hoàn toàn và cấu kết VỚI đế quốc chống lại nhân dân Việt
Nam, trở thành chỗ dựa của thực dân Pháp. Nhũng chính sách đối

ngoại sai lăm của triều Nguyễn như cấm đạo, sát đạo m ột cách mù

quáng; vua Tự Đức ra lệnh "không được làm mất lòng người

Pháp’’... đã làm cho nội bộ dân tộc chia rẽ sâu sắc và cuối cùng,

chúng ta mất nước vào tay thực dân Pháp.

1.3. Ngoại giao Việt Nam giai đoạn tù' năm 1 8 8 4 đến năm 1 9 3 0

1.3.1. Bối cảnh lịch s ử

Cũng nhu lịch sử các nước châu Á khác, lịch sử Việt Nam thế

kỉ XIX là thời kì đầy biến động. Để thỏa mãn nhu cầu về thị trường

và nguyên liệu, các nước tư bản phương Tây ồ ạt kéo sang

phương Dông.

Từ thế ki XVI, năm 1524, Bồ Đào Nha thường xuyên lui tới

Việt Nam. Hội An là thương cảng quan trọng mà các lái buôn Bồ

Đào Nha thường xuyên lui tới. Sang thế kỉ XVII, Hà Lan đặt thương

điếm ở Hội An - Quảng Nam ( 1 6 3 6 ) , Phố Hiến - Hưng Yên (1 6 3 7 ).

Lợi dụng mâu thuẫn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn

( 1 6 4 2 - 1643], Hà Lan mấy lần phái hạm đội từ batavia (Giava -

Inđônêxia], phối hợp với quân Trịnh tấn công quân Nguyễn,

nhưng đều thất bại. Uy thế của Hà Lan trên m ặt biển bị Anh đánh

bại. Anh lập thương điếm ở Phố Hiến, Thăng Long. Năm 1 7 0 2 , Anh

âm mưu chiếm Côn Lôn của Việt Nam, định lập căn cứ quan trọng

tại đây đê’ khống chế con đường hàng hải từ Ấn Độ Dương qua

Thái Bình Dương nhưng không thành. Tư bản Pháp đã sử dụng

con bài Thiên chúa giáo như một công cụ đắc lực. Giáo sĩ

Alếchxăngđờrổt là người đầu tiên đặt nền móng cho nhũng hoạt

động của người Pháp ở Việt Nam.


về chính trị

Trước năm 185ÍỈ, nưửc Việt Nam (lấy tên Dại Nam từ thời
Minh Mạng) là một nước quân chủ chuyên chế với môt chế độ xã
hội lạc hậu. Hoàng đế là người có quyền tuyệt đối. Bộ luật Gia Long
hoàn toàn mô phỏng theo bộ luật của triều đình Mãn Thanh, được
áp dụng triệt để nhằm duy trì chế độ phong kiến thối nát. Quằn
chúng nhân dân bị áp bức thậm tộ.

Trong gân 60 năm dãu của thế kỉ XIX ( 1 8 0 2 - 1 8 5 8 ], triều


đình nhà Nguyễn ra sức củng cố quan hệ sản xuất phong kiến lạc
hậu, bóp nghẹt lực lirợng sản xuất mới đã có manh nha từ thế kỉ
XVIII. Mọi chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... mà triều
Nguyễn ban hành đều chỉ nhằm mục đích hảo vệ đặc quyền đặc lợi
cho giai cấp thống trị.

Vê kinh tế

Nửa đầu thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất ngày càng trầm trọng do những hạn chế trong
biện pháp và chính sách kinh tế của nhà Nguyễn. Chế độ s ở hữu
ruộng đất suy yếu nhiều, ruộng tư lấn át ruộng công. Nạn chấp
chiếm ruộng đất của địa chủ ngày càng lan rộng. Nạn cường hào
nhũng nhiễu, triều đình làm ngơ. Triều đình nhà Nguyễn phải vơ
vét, bóc lột nhân dân bằng mọi thủ đoạn, mánh khóe.

Đổ đối phó với tình trạng trên, nhà Nguyễn đã ban hành
chính sách khẩn hoang. Năm 18 28 , chế độ doanh điền được ban
hành. Nhà Nguyễn khuyến khích nhân dân tự động khai hoang.
Công tác trị thủy lúc đầu được chú ý nhưng do thiếu quản lí và thu
hoạch có hệ thống nên thiên tai mất mùa thường xuyên xảy ra.
Ruộng nhân dân khai khẩn được lại bị coi là ruộng công. Nếu ai sử
dụng phải nộp thuế rất cao. Mặc dù người nông dân Việt Nam đã
kiên trì dũng cảm chống chọi với thiên nhiên, tự tổ chức đắp đê
phòng lụt, đào mương chống hạn nhưng nhân dân vẫn rơi vào con
đường nghèo khổ, không ruộng cày.

Trong ngành thương nghiệp, chính sách "ức thương” được


coi !à quốc sách. Nhân dân ngày càng bị bần cùng hóa, sức mua bị
hạn chế. Nền kinh tế hàng hóa bị bóp nghẹt nên sản xuất thủ công
nghiệp và nông nghiệp bị bế tắc. Triều đình Nguyễn không giải
quyết được nạn khủng hoảng tài chính. Nhân tài vật lực nước ta bị
kiệt quệ.

Vê xã hội

Ách áp bừc nặng nề cũng với chính sách đối nội, đối ngoại
thiển cận cùa triều đình nhà Nguyễn là nguyên nhân của hàng loạt
các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra suốt từ thời Gia Long đến thời
Tự Đức. Mlu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Trong 18
năm thời Gia Long ( 1 8 0 2 - 1 8 2 0 ) có 73 cuộc khởi nghĩa nông dân;
Trong 7 năm thời Thiệu Trị ( 1 8 4 1 - 1 8 4 7 ) có 5 6 cuộc; 35 năm thời
Tự Đức (18 48 - 1 8 8 3 ) có 4 0 cuộc. Triều đình đàn áp khốc liệt các
cuộc khửi nghĩa nông dân. Các cuộc hành quân liên miên khiến lực
lượng quân đội triều đình suy yếu dần, khả năng chiến đấu giảm
s ú t Lòng dân oán thán, chia lìa, khối đoàn kết dân tộc bị rạn n ứ t
Tình hình trên đã gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho tu' bản Pháp
thôn tính nước ta.

Về chính sách đối ngoại, triều đình thi hành chính sách đối
ngoại sai lăm, đẩy mạnh các cuộc xâm lược Campuchia và Lào. Còn
đối với các nước phương tây, thực hiện "bế quan tỏa cảng”, cấm
đạo, sát đạo ngày càng quyết liệt.

Từ năm 1858 đến năm 1 8 8 4 , nhân dân ta đã đứng lên đấu


tranh chống Pháp đánh chiếm Đà Nang ( 1 8 5 8 ), Gia Định (1 8 5 9 ), 3
tỉnh miền Dông ( 1 0 5 9 -186 2), 3 tỉnh miền Tây (1 8 6 7 ), các tỉnh Bắc
Kì ( 1 8 7 3 - 1883). Quân dân cả nước ta vô cùng phấn khởi, sẵn
sàng xông lên tiệu diệt địch, khiến cho Pháp hết sức hoang mang,
lo sợ. Trong khi đó, triều đình Huế liên tiếp kí kết với Pháp các
Hiệp ước. Hiệp ước ngày 6 / 6 / 1 8 8 4 đã xác lập quyền đô hộ lâu dài
và chủ yếu của Pháp ở Việt Nam. Đến đây nhà nước phong kiến
Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược.

1.3.2. Hoạt động ngoại giao


Đây là thời kỳ Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ, do đó, hoạt
động ngoại giao thời kỳ này chủ yếu là của triều đình Nguyễn với
thực dân Pháp trong việc ký kết các hiệp ước. Trong thời gian này
Liên Bang Dông Dương được thành lập gồm ba nước Việt Nam,
Lào, Camphuchia, nhưng quan hộ giữa các nước này chủ yếu do
thực dân Pháp chi phối.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trào lưu tư tưởng dân chủ tư
sản được truyền vào nước ta. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
là hai đại diỘR tiêu biểu cho xu hướng chính trị này. Hai nhà dân
chủ tư sản đã có một số hoạt động ngoại giao đáng chú ý. Năm
1904, cùng với việc thành lập Duy Tân hội, Phan Bội Châu đã có
những hoạt động ngoại giao với Nhật Bản và chuẩn bị đưa thanh
niên xuất dương sang Nhật du học. Năm 1905, Phan Bội Châu dẫn
đầu đoàn xuất dương đầu tiên sang Nhật Bản. Ngoài ra, Phan Bội
Châu còn có những cuộc tiếp xúc với Tôn Trung Sơn, cộng tác với
Vân Nam tạp chí, thành lập các hội Đông Á đồng minh và Điền -
Quế - Việt liên minh. Năm 1908, phong trào Đông Du tan rã, sau đó
Phan Bội Châu sang Trung Quốc hoạt động. Cuối 1910, Phan Bội
Châu chuyển đại bộ phận anh em ở Quảng Đông về xây dựng căn
cứ địa ở Bàn Thầm (Thái Lan). Phan Châu Trinh cũng là một nhà
chính trị theo xu hirớng dân chủ tư sản tiêu biểu, ông chủ trương
dựa vào Pháp đê đánh đổ phong kiến. Năm 1908, Phan Châu Trinh
bị bắt đãy đi Côn Dảo do tham gia cuộc nổi dậy đòi giảm sưu thuế
ở Trung Kỳ. Năm 19 1 0 , Phan Châu Trinh sang Pháp. Tại Pháp, ông
cũng có những hoạt động nhu' thành lập hội đồng bào thân ái gồm
những Việt Kiều gắn bó với quê hương, ngoài ra, ông còn tiếp xúc
với những nhân vật cấp cao ở Bộ thuộc địa đổ trình bày ý kiến
của mình.

Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang bế tắc đã xuất hiện đường
lối giải phóng dân tộc kiểu mới do Nguyễn Ái Quốc khởi xướng. Từ
năm 1 9 1 1 , khi ra đi tìm đường cứu nước, đến năm 1920, là thời kỳ
Nguyễn Ái Quốc tìm tòi, khảo sát, tham gia Đảng Xã hội Pháp, tham
gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và nghiên cứu Luận cương của
Lênin. Trong những năm 1 9 2 0 - 19 30, Nguyễn Ái Quốc hoạt động
trong phong trào cộng sản công nhân quốc tế, hoạt động ở Quốc tế
cộng sản, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin tại Liên Xô, truyền bá
chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, tích cực chuẩn bị những tiền
đề cần thiết cho sự ra đời của tổ chức cộng sản ở Việt Nam và năm
1 9 3 0 sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.4. Ngoại giao Việt Nam giai đoạn từ năm 1 9 3 0 đến năm 1 9 4 5

1.4.1. Bối cảnh lịch s ử


Tình hình th ế g iớ i

Trong những năm 1 9 2 9 - 1 9 3 3 , cuộc khủng hoảng kinh tế thế


giới đã làm cho nền kinh tế xã hội của tất cả các nước tư bản chủ
nghĩa đều bị đình trệ, nền dân chủ tư sản bị thủ tiêu và thay thế
vào đó là nền chuyên chính của bọn phát x í t Tháng 10 năm 1929,
khủng hoảng diễn ra sớm nhất ở Mĩ rồi lan sang các nước tư bản
khác, ở tấ t cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp,
tài chính. Cuộc khủng hoảng đã gây ra những hậu quả hết sức nặng
nề không chỉ kinh tế mà cả chính trị và xã hội cho hệ thống tư bản
chủ nghĩa.

Cuộc khủng hoảng (V các nước tư bản đã lan sang các xứ


thuộc địa, nhân dân ở các nơi này phải chịu gánh nặng khủng
hoảng của "chính quốc". Tại Pháp, cuộc khủng hoảng diễn ra muộn
hơn, nhưng lại ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của các ngành
kinh tế. Do vậy, sản lượng công nghiệp của Pháp giảm sút 1 / 3 ,
nông nghiệp giảm 2 / 5 , ngoại thương giảm 3 / 5 , thu nhập quốc dân
giảm 1 / 3 . Cũng như nhiều đế quốc khác muốn thoát khỏi cuộc
khủng hoảng, giới tư bản tài chính Pháp tìm cách trút những hậu
quả nặng nề của cuộc khủng hoảng lên đầu nhân dân lao động ở
chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa (trong đó có nhân dân
Dông Dương).

Tình hình tronq nước

Kinh tế ở Việt Nam vốn đã bị phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp,
trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1 9 2 9 - 1933, lại càng phải
gánh chịu hậu quả nặng nề hơn. Chính quyền thực dân ở Đông
Dương đã thi hành một loạt biện pháp kinh tế - tài chính.

Nông nghiệp bị phá hoại nặng nề do giá nông sản bị sụt


nhanh chóng. Hàng ngàn hécta đồng ruộng bị bỏ hoang, hàng trăm
đồn điền bị thu hẹp diện tích hoặc ngưng hoạt động. Sản xuấtcônợ
nghiệp cũng bị đình đốn, nhất là ngành khai mỏ. Hàng loạt nhà
máy xí nghiệp đóng cửa, thương mại xuất nhập khẩu đều bị sút
giảm, trị giá xuất khẩu giảm từ 1 8 .0 0 0 .0 0 0 đồng Đông Dương
(năm 1 9 2 9 ) chỉ còn 10 .0 0 0 .0 0 0 đồng Đông Dương (năm 1934),
hàng vạn công nhân và lao động bị sa thải hoặc nghỉ việc.

Đê góp phần giải quyết khủng hoảng kinh tế ở chính quốc và


giữ cho Đông Dương trong quỹ đạo thực dân, thực dân Pháp cho
ngưng lại cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II theo quy mô lớn đang
diễn ra, đồng thời chúng khẩn trương áp dụng những biệp pháp
cấp thiết ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Trư ớc hết là việc Pháp cho thắt chặt hàng rào th u ế quan, chỉ
ưu tiên cho hàng hóa Pháp vào Đông Dương, kiên quyết giành độc
quyền thương mại ở thị trường này. Hàng Pháp vào Đông Dương
tử chỗ chỉ chịu mức thuế thấp nhất (2 ,5% ) đến việc miễn thuế
hoàn toàn, trong khi hàng các nước vảo thị trường này chịu thuế
ngày một cao, có thứ phải nộp thuế 1 0 0 % giá trị hàng hóa.
Việc tăng th u ế cũng là một biện pháp sớm được chú ý. Thuế thân ở
Bắc Kỳ và Trung Kỳ tăng 2 0 % , thuế môn bài tăng tù’ 3 - 8 lần. Các
biện pháp thu tài chính khác ở Đông Dương như m ở công trái, lạc
quyên, vay dài hạn... cũng được áp dụng, tất cả đã đem về cho
ngân sách liên bang một nguồn thu lớn và tăng nhanh. Chỉ tính
riêng năm 1 9 3 0 có 17 khoản thu ngoài thuế đã đem về cho ngân
sách 1 1 7 .0 0 0 .0 0 0 đồng. Chính phủ Pháp còn quy định lại giá trị
đồng bạc Đông Dương, tiến hành thu bạc cũ đổi bạc mới có lượng
bạc kém hơn. Chỉ tính khoản thu chênh lệch 7 g ra m / đông đã thu
được 4 9 .0 0 0 .0 0 0 đồng.

Đối với chủ tư bản người Pháp ờ thuộc địa, chính quyền thực
hiện "trợ cấp tài chính" để giúp họ khỏi bị phá sản. Một số nhà tư
bản được hợp nhất lại cả vốn liếng vào quy mô kinh doanh, tạo ra
sức cạnh tranh lớn hơn đế tồn tại và phát triển, nhất là trong các
ngành trồng lúa, cao su, cà phê. Trong quan hệ chủ - thợ, chính phủ
thực dân cho ban hành một số quy chế lao động mới như chế độ
lao động đới với phụ nữ, trẻ em, trách nhiệm vi phạm luật lệ lao
động, hoà giải tranh chấp về lao động..., nhìn chung là các "qui
chế" này chỉ nhằm bảo vệ cho giới chủ tư bản, góp phần xoa dịu
bởi mâu thuẫn của giới lao dộng.
về chính trị - xã hội, chính quyền thực dân ở Đông Dương thi
hành chính sách hai mặt. Một mặt là đấy mạnh các biện pháp văn
hóa giáo dục, tuyên truyền lôi kéo người bản xứ, tranh thủ các
tâng lớp thượng lưu, tô vẽ cho cái gọi là "văn minh khai hóa", đề
cao tư tưởng chống cộng, coi chống cộng là một chủ thuyết trong
các hoạt động chính trị - xã hội. Mặt khác, chúng thi hành chính
sách khủng bố trắng một cách tàn bạo ở cả thành thị và thôn quê,
nhất là từ sau khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 / 1 9 3 0 . Bạo lực của chính
quyền thực dân đã gây ra nhiều tổn thất cho các lực lượng yêu
nước, nhu-ng địch vẫn không tạo được sự yên ổn về chính trị và
trật tự xã hội, ngược lại, nó chỉ làm ngột ngạt thêm không khí ở
thuộc địa, làm âm ỉ thêm trong lòng xã hội những ngọn lửa
đấu tranh.

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội thuộc địa
Việt Nam tiếp tục phân hóa, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai
cấp tiếp tục tăng lên. Giai cấp nông dân và giai cấp vô sản là hai bộ
phận đông đảo nhất trong xã hội, cũng là hai đối tượng chủ yếu
của chính sách bóc lột vơ vét của tư bản Pháp ở thuộc địa. Họ bị
bần cùng hóa và bị đe dọa trực tiếp bởi nạn đói, nạn thất nghiệp.
Do đó các tầng lớp lao động như nông dân, thợ thủ công, vô sản,
cùng những người làm nghề tự do ở cả thành thị và thôn quê, đều
mong muốn đấu tranh cải thiện đời sống và chống lại xã hội
thuộc địa.

Trong giai cấp địa chủ, tư bản và tầng lớp thượng lưu bản xứ
cũng có những bộ phận gặp nhiều khốn khó. Họ bị phá sản, bị chèn
ép, bị vỡ nợ bởi thuế má và không đủ sức cạnh tranh với tư
bản Pháp.

Đó cũng là lúc các thuộc địa nói chung, Đông Dương nói
riêng, từ trong cùng cực của đời sống kinh tế, phải giải phóng khỏi
ách thống trị của ngoại bang bằng chính sức mạnh của mình. Điều
kiện vật chất xã hội ấy là cơ sử cho sự phát triển các tư tưởng mới
đang du nhập vào Việt Nam. Tư tưởng tư sản tiếp tục ăn sâu vào
nhiều bộ phận xã hội, nhưng kể từ sau thất bại của Việt Nam Quốc
Dân Đảng, những bộ phận tích cực đi theo đường lối ấy bị thất bại
và tan vỡ về tổ chức làm cho nhiều người mất phương hướng, một
số đi theo đường lối cải lương thì được tán dương chủ thuyết
"Pháp - Việt đề huề”, hoặc lao sâu vào con đường ticu cực chống
phá cách mạng giải phóng dân tộc. Trong lúc đó, tư tưởng vô sản
của chủ nghĩa Mác - Lênin dân dần chiếm ưu thế. Sự xuất hiện
Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu năm 1 9 3 0 đã thu hút sự chú ý của
đông đảo các giai tầng xã hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 1 0 / 1 9 3 0 cho đến tháng
3 / 1 9 5 1 lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương) ra đời và lãnh đạo
đã trỏ- thành cầu nối cách mạng nước ta với cách mạng thế giới.
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế
giới. Cách mạng Việt Nam luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ
của cách mạng thế giới và ngược lại, Việt Nam luôn thể hiện tinh
thần đoàn kết, góp phần ủng hộ cách mạng quốc tế. Đó là đường
lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong chính sách đối ngoại, góp phần quyết định cho những bước
phát triển của cách mạng Việt Nam.

1.4.2. Hoạt động ngoại giao


Năm 1 9 3 1 , Hội nghị toàn thể lần thứ 11 của BCH Quốc tế
cộng sản đã quyết định công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là
một bộ phận độc lập trực thuộc quốc tế cộng sản. Sự kiện này có ý
nghĩa quan trọng vì Đảng Cộng sản Đông Dương sẽ nhận được sự
giúp đỡ từ Quốc tế Cộng sản về kinh nghiệm cũng như nhũng chỉ
đạo chiến lược đúng đắn trong cuộc chiến tranh giành độc lập dân
tộc. Năm 19 35, Dại hội VII Quốc tế cộng sản triệu tập - đoàn đại
biếu Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Lê ỉ lồng PhonỊỊ dẫn
đâu tham dự đại hội. Năm 1 945, sau khi Nhật đảo chính Pháp,
nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Dảng đã vùng lên chống phát xít
giành độc lập.

Như vậy, thực tiễn lịch sử đấu tranh ngoại giao của dân tộc ta
đã hình thành nên nền ngoại giao Việt Nam. Đó là một nền ngoại
giao mang bản chất chủ nghĩa nhân văn, thấm đậm chính nghĩa
của một dân tộc ycu chuộng hòa bình, hòa hiếu với mục tiêu đối
ngoại nhất quán, kiên quyết bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ và
tôn vinh danh dự của một quốc gia văn hiến; một nèn ngoại giao
khôn ngoan, linh hoạt, kết hợp hài hòa giữa tính nguyên tắc và
sách lược mềm dẻo; kết hợp chặt chẽ đấu tranh ngoại giao, đấu
tranh chính trị với đấu tranh quân sự. Như vậy, có thể thấy, những
hoạt động ngoại giao của nhân dân ta từ thời Văn Lang - Âu Lạc
đến năm 1 9 4 5 đã tạo nền móng, là cơ sử thực tiễn vững chắc cho
nền ngoại giao Việt Nam hiện đại từ sau năm 19 4 5 .

PHẦN ĐỌC THÊM

Bản tóm tắ t s ự kiện c á c vua n ư ớ c ta cử sứ giả sang Trung


Quốc cầu phong và n h ận sắ c phong

Sắc phong của các triều đại


Tên triều Nưó-C ta sang Trung
Trung Quốc ban cho vua
dại Quốc cầu phong
Đai Viêt
1. Triều Ngô Năm 95 4 Ngô Xương - Phong làm Tĩnh hải quân
Ngập sai sứ sang vua tiết độ sứ.
Nam Hán là Lưu Xưởng
xin phong vương.
2. Triều Dinh Năm 972 Dinh Tiên Hoàng - Phong Đinh Tiên Hoàng làm
sai con là Đinh Liễn sang Giao chỉ quận vương.
Tống xin phong vương. - Phong Đinh Liễn làm Kiểm
Sắc phong của các tricu đại
Tên triều Nước ta sang Trung
Trung Quốc ban tho vua
dại Quốc càu phong
Đai Vict
hiệu thái sư tĩnh hải quân tiết
độ sứ An nam đô hộ.
- Năm 975: Phong Đinh Tiên
Hoàng làm Nam Việt Vương
và Đinh Liễn làm Giao chỉ
quận vương.
3. Triều Lê - Năm 980: Lê Đại Hành - Vua Tống không cho.
sai 2 sứ thân là Giang Cự - Vua Tống phong Lê Dại
Vọng và Vương Thiệu Tộ Hành chức Tiết trấn.
sang xin vua Tống phong - Năm 986: Vua Tống sai sứ
Vương. sang phong cho Lê Đại Hành
- Năm 985: Vua sai sứ chức Kiếm hiệu thái bảo sử
sang Tống xin lĩnh chức trì tiết đô đồc Giao Châu chư
Tiết trấn. quân sự, An Nam đô hộ, Tĩnh
hải quân tiết độ sứ, Giao
châu quản nội quan sát xử trí
đằng sứ, kinh triệu quận hầu.
- Năm 988: Vua Tống phong
cho làm Kiểm hiệu thái uý.
- Năm 993: Phong làm Giao
chỉ quận vương.
- Năm 997: Phong làm Nam
Bình vương kiêm thị trung.
- 1010: Phong Lý Thái Tổ
chức Kiếm hiệu thái phó,
Tỉnh hải tiết độ sứ quan sát
sứ, xử trí sứ, An Nam đô hộ,
Ngư sử đại phu, Thượng trụ
quốc giao chỉ quận vương.
Sau thêm Đồng binh chương
sự.
Sắc phong của các triêu đại
Tên triêu Nước ta sang Trung
Trung Quốc han cho vua
dại Quốc câu phong
Đai Vict
- Năm 1012: Phong thêm:
Khai phủ nghị đồng tam ti.
- Năm 1014: Phong thêm Bảo
Tiết Thủ Chính công thần.
- Năm 1018: Phong thêm:
Kiểm hiệu thái uý.
- Năm 1022: Phong thêm
Kiểm hiệu Thái sư.
- Năm 1028: Phong thêm Thị
Trung Nam Việt vương.
- Năm 1028: Phong cho vua
Lý Thái Tông làm An Nam đô
hộ giao chỉ quận vương.
- Năm 1032: Phong thêm:
Đồng Trung Thư môn hạ
bình chương sự.
- Năm 1034: Phong thêm
Kiểm hiệu thái sư.
- Năm 1038: Phong vua làm
Nam Bình Vương.
- Năm 1055: sắc phong vua
Lý Thánh Tông làm Kiểm
hiệu thái uý tĩnh hải quân
- Năm 1055: Vua Lý
tiết độ sứ, An Nam đô hộ giao
Thánh Tông sai sứ sang
chỉ quận vương.
Tống cáo tang.
- Năm 1064: Phong thêm:
Dồng trung thư môn hạ bình
chương sự.
- Năm 1068: tiến Nam Bình
Vương.
- Năm 1074: phong vua Lý
Sắc phong của các triều đại
Tên triêu Nước ta sang Trung
Trung Quốc ban tho vua
đại Quốc câu phong
Đai Viêt
Nhân Tông làm Giao chỉ
Quận vương.
- Năm 1086: phong vua làm
Nam Bình Vương.
- Năm 1130: Phong vua Lý
Thần Tông làm Giao chỉ quận
- Năm 1138: Vua Lý Anh
vương.
Tông sai sứ sang Tống
- Năm 1138: Phong vua Lý
cáo tang Thần Tông.
Anh Tông làm Giao chỉ quân
vương.
- Năm 1175: Đặc cách phong
vua làm An Nam Quốc
Vương.
- Năm 1177: Phong vua Lý
Cao Tông làm An Nam Quốc
Vương.
5. Triều Trần - Năm 1229: Vua Trần - Năm 1229: Phong vua Trần
Thái Tông sai sứ sang Thái Tông làm An Nam quốc
thăm nước Tống. vương.
- Năm 1261: Vua Trần
Thánh Tông sai sứ sang - Năm 1261: Vua Mông cổ
thăm nước Mông cổ. phong vua Trần Thánh Tông
làm An Nam Vương.
- Năm 1262: Nhà Tống
- Năm 1290: Thượng phong vua làm An Nam Quốc
hoàng (Thánh Tông) vương, gia phong thượng
băng hà, sai Đình Giới hoàng làm An Nam đại
sang báo tang và xin vương.
phong. - Nhà Nguyên không cho sứ
- Năm 1368: Vua Trăn sang phong.
Dụ Tông sai sứ sang
Sắc phong của các triều dại
Tên triều Nu ức la sang Trung
Trung Quỗc ban cho vua
đại Quốc cầu phong
Đai Viêt
thăm nhà Minh.
- Năm 1368: Vua Minh Thái
Tố phong cho vua Trần Dụ
Tông làm An Nam Quốc
Vương.
6. Triều Hồ - Năm 1403: Hồ Hán - Năm 1403: Nhà Minh
Thương sai sứ sang Minh phong Hồ Hán Thương làm
xin cầu phong. An Nam Quốc Vương.
7. Triều - Năm 1427: Vua Lê Thái - Năm 1427: Nhà Minh
Lê sơ Tổ sai người dâng biển Phong Trân cảo làm An Nam
cầu phong cho Tràn Cảo. Quốc Vương.
- Năm 1429: Vua Lê Thái
Tổ sai sứ sang xin sắc
phong.

- Năm 1434: Vua Lê Thái - Năm 1431: phong vua Lê


Tông sai sứ sang báo tang Thái Tổ quyền thự An Nam
Thái Tố và cầu phong. Quốc sử.

- Năm 1442: Vua Lê - Năm 1435: Quốc vương


Nhân Tông sai sứ sang đem sắc cho vua Lê Thái
báo Tang Thái Tông và Tông quyền coi việc nước.
cầu Phong. - Năm 1462: Phong vua Lê
- Năm 1460: Vua Lê Thánh Tông làm An Nam
Thánh Tông sai sứ sang Quốc Vương.
cău phong. - Năm 1499: Phong vua Lê
- Năm 1497: Vua Lê Hiến Tông làm An Nam Quốc
Hiến Tông sai sứ sang Vương.
báo tang Thánh Tông và - Năm 1506: Phong vua Lê

:w
Sắc phong của các triêu dại
Tên tricu Nước ta sang Trung
Trung Quốc ban cho vua
dại Quốc càu phong
Đai Viêt
cầu phong. Dục Tông làm An Nam Quốc
- Năm 1504: Vua Lê Dục Vương
Tông sai sứ sang báo
tang Hiến Tông và cầu - Năm 1513: Phong vua Lê
phong. Tương Dực làm An Nam
- Năm 1510: Vua Lê Tương Quốc Virưng.
Dực sai sứ sang câu phong.
8. Triều Mạc. - Năm 1540: Mạc Đăng - Năm 1540: Phong cho Mạc
Dung sai sứ mang hàng Đăng Dung làm Đô Thống Sứ,
biển sang Yên Kinh cầu ấn bạc nha môn tòng nhị
phong. phẩm, ấn khắc chữ: An Nam
Đô Thống Sứ Ti.
9. Triều Lê - Năm 1597: Vua Lê Thế
Trung Hung Tông sai sứ sang cầu - Năm 1598: phong vua Lê
phong. Thế Tông làm An Nam Đô
Thống Ti Đô Thống Sứ.

- Năm 1637: Vua Lê Thần - Năm 1647: Phong cho Thần


Tông sai sứ sang cầu Tông (lúc này là Thái thượng
phong. hoàng) làm An Nam Quốc
Vương.
- Năm 1651: Phong cho chúa
Trịnh là Phó Quốc Vương.
- Năm 1667: Phong vua Lê
Huyền Tông làm An Nam
Quốc Vương.
- Năm 1683: Phong vua Lê
Hy Tông làm An Nam Quốc
Vương.
- Năm 1719: Phong vua Lê
Dụ Tông làm An Nam Quốc
Sắc phong của các triêu đại
Tên triều Nirớc ta sang Trung
Trung Quốc han cho vua
dại Quốc câu phong
Đai Vict
Vương.
- Năm 1734: Phong vua Lê
Thuần Tông làm An Nam
Quốc Vương.
- Năm 1761: Phong vua Lê
Hiển Tông làm An Nam Quốc
Vương.
- Năm 1778: phong Lê Chiêu
Thống làm An Nam Quốc
Vương.
10. Triều Tây - Năm 1789: Vua Quang - Năm 1789: Phong vua
Sơn Trung cử sứ bộ sang xin Quang Trung làm An Nam
phong vương. Quốc Vương.
- Năm 1792: Vua Quang - Năm 1792: phong vua
Toản cho sứ sang báo Quang Toản làm An Nam
tang và xin sắc phong. Quốc Vương.
11. Triều - Năm 1802: Vua Gia
Nguyén Long cử sứ bộ do Lê
Quang Dinh làm chánh
sứ sang xin phong vương

- Năm 1804: Vua Thanh cử


người mang cáo, sắc, ấn đến
làm lễ tuyên phong cho Gia
- Năm 1820: Vua Minh Long
Mạng cử sứ bộ do Ngô
Thì Vị làm chánh sứ sang
báo tang vua Gia Long và
xin phong vương cho vua
Minh Mạng
Sắc phong của các tricu dại
Tên triều Nước ta sang Trung
Trung Quỏc ban cho vua
dại Quốc cầu phong
Đai Viêt

- Năm 1822: Vua Thanh cử


người mang cáo, sắc làm lễ
tuyên phong cho Minh Mạng

- Năm 1841: Vua Thiệu - Năm 1842: Vua Thanh cử


Trị cử sứ bộ do chánh sứ người mang sắc để làm lễ săc
Lê Văn Phúc sang báo phong cho Thiệu Trị
tang vua Minh Mạng và
xin phong vương cho vua
Thiệu Trị

- Năm 1848: Vua Tự Đức - Năm 1849: Vua Thanh cử


cử sứ bộ báo tang vua người mang sắc thư làm lễ
Thiệu Trị và xin phong sắc phong cho Tự Đức
vương cho vua Tự Đức
Qua các thời kỳ lịch sử, có thể nhận thấy hoạt động ngoại
giao Việt Nam đã phản ánh nhiều nét đặc trưng của bản sắc văn
hóa dân tộc. Trong quan hệ với các nước, ngoại giao Việt Nam đã
góp phần quan trọng vào việc bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa
của dân tộc. Trong đó, quan hệ với Trung Quốc được xem là mối
quan hộ lâu đời và đặc biệt quan trọng của Việt Nam xuyên suốt
chiều dài lịch sử.
Với tư cách là một nước nhỏ nằm kế cận một nước lớn, văn
hóa ứng xử của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc luôn thê
hiện một cách chủ động tích cực, mang đậm bản sắc dân tộc, cũng
như sự hiểu biết và tôn trọng "thiên triều" Trung Quốc với mong
muốn xây dựng một mối quan hệ hòa bình và ổn định. Tiêu chuẩn
cao nhất của văn hóa ứng xử của Việt Nam đối vói Trung Quốc vẫn
là độc lập dân tộc nên tuy chủ trương mềm dẻo, chịu "thần phục"
trên danh nghĩa thông qua "sắc phong, triều cống”, nhung các
vương triều Việt Nam luôn tỏ ra cứng rắn, không nhân nhượng khi
Trung Quốc núp dưới danh nghĩa "điếu phạt" đưa quân xâm lược
hoặc can thiệp vào nội bộ nước ta.

Trong thời đại phong kiến, vấn đề “sắc phong” và “triều cống”
là một cơ s ở chủ yếu để xây dựng nên quan hệ ngoại giao giữa các
vương triều phong kiến Việt Nam và Trung Hoa. Đây là một dạng
quan hệ đặc biệt giữa các nước nhỏ với các nước lớn thời kỳ
phong kiến ở phương Dông. Là một nước láng giềng của Trung
Hoa ỏ- phía Nam, Việt Nam cũng phải chịu quan hệ “sắc phong,
triều cống", tuy vậy quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc không
phải lúc nào cũng là quan hệ giữa chu- hầu và tông chủ. Tuy Việt
Nam luôn chấp nhận hình thức “sắc phong, triều cống” theo văn
hóa ứng xử "biết người biết ta", nhưng không phải vua nào của
Việt Nam cũng phải chờ thiên triều phong mới lên ngôi hoặc phải
đợi ý kiến thiên triều giải quyết các vấn đề đối ngoại của mình.

Rõ ràng, chưa bàn đến thực chất của quan hệ ngoại giao theo
con đường "thần phục” vẫn có thể khẳng định rằng "sắc phong" và
"triều cống" là hai hình thức hoạt động ngoại giao có tính đặc thù
do những đieu kiện lịch sử - chính trị cụ thể quy định. Lịch sử cho
thấy, cho dù Việt Nam có độc lập tự chủ, nhưng Việt Nam là một
nước nhỏ, sát cạnh ngay một quốc gia phong kiến Trung Hoa lớn
gấp nhiều lần, lại thường xuyên có mưu đồ thôn tính Việt Nam. Vì
thế, để đảm bảo an ninh, đế có thê duy trì quan hộ hòa hiếu với
nước láng giềng khổng lồ ấy, các vua nước ta phải có đường lối đối
ngoại "mềm dẻo", "lấy nhu thắng cương", giả danh "thần phục",
cầu phong Trung Quốc.

Trong khi đó, các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng sẵn
lòng chấp nhộn việc cầu phong của phía Việt Nam vì m ột m ặt đó là
phương tiện giao hảo, duy trì không để quan hệ giữa Trung Quốc -
Việt Nam bị cắt đứt, mặt khác đế cốt giữ lấy cái quan hệ giữa
"thiên triều” Trung Quốc với "phicn thần" Việt Nam như là một
nhu cầu thiết thân về cả lợi ích chính trị lẫn kinh tế của mình. Thực
chất, Trung Quốc phong vương cho Việt Nam khi không khống chế
được về quân sự, điều ấy cũng đồng nghĩa với sự mạnh lên của
nước ta về mọi mặt. Việc Trung Quốc phong vương cho vua nước
Việt để công nhận vị trí độc lập của ta theo điện lệ đã được xác
định của Trung Quốc với các nước có quan hệ triều cống và thụ
phong. Có được vị thế mới trong quan hệ bang giao với Trung
Quốc, nước Việt phải dồn trí lực đế bảo vệ và dựng xây nhằm kiến
tạo một nước Việt của riêng mình.

Có thể thấy, việc nhận "sắc phong" và thực thi "triều cống”
của các vương triều phong kiến Việt Nam là biếu hiện của một
đường lối ngoại giao mềm dỏo, chủ động trên tinh thần hiếu hòa.
Việt Nam ghi những dấu ấn trong lịch sử bảo vệ độc lập, tự chủ của
dân tộc, trong đó, Việt Nam đã giành nhũng chiến thắng vang dội
khiến các triều đại phong kiến phương Bắc phải nể phục. Sau chiến
tranh, mặc dù là người chiến thắng, nhưng cách ứng xử của các
triều đại Việt Nam vẫn luôn thế hiện sự khôn khéo, “biết người
biết ta", vẫn duy trì "sắc phong, triều cống” để không làm m ất mặt
Thiên triều, thực hiện mục tiêu "Độc lập thật sự, thần thuộc danh
nghĩa", qua đó giũ' vững độc lập chủ quyên toàn vẹn lãnh thổ và
hoạt động cầu phong, triều cống của các triều đại phong kiến Việt
Nam cũng không nằm ngoài mục đích dó.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu khái niệm Ngoại giao, phân biệt với khái niệm đối
ngoại và cho ví dụ.

2. Nêu các giai đoạn phát triển của Lịch sử dân tộc thời kì từ
dựng nước đến Cách mạng Tháng Tám năm 19 4 5 . T ro n g mỗi thời
kì lịch sử, nêu và phân tích các hoạt động ngoại giao tiêu biểu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Lương Bích ( 2 0 0 0 ), Lư ợ c s ử ngoại g ia o Việt Nam


các thờ i trư ớ c, Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội.

[2]. Lưu Văn Lợi ( 2 0 0 0 ) N qoạigiao Đại Việt, Nxb Công An


nhân dân Hà Nội

[3]. Hà văn Thư - Trần Hồng Đức ( 2 0 0 5 ) Tóm tắ t niên biếu


Lịch s ử Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.
Chương 2

NGOẠI GIAO V IỆT NAM TRONG TH Ờ I KÌ KHÁNG CHIẾN

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM Lược (1 9 4 5 - 1954)

M ục đ ích , y êu c ầ u

- Làm rõ tác động của bối cảnh lịch sử và thế giới đến việc
dưa ra các chủ trương và hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong
giai đoạn 1 9 4 5 - 1954.

- Chủ trương và các hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong
thời kỳ 19 45 - 1954.

- Cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam tại hội nghị Giơ - ne
- vơ về Đông Dương năm 19 54.

2 .1 . Ngoại giao V iệt Nam tro n g năm đầu đấu tra n h b ảo vệ


v à xây dựng chê' độ m ớ i ( 9 / 1 9 4 5 - 1 2 / 1 9 4 6 )

2.1.1. Hoàn cảnh lịch s ử


Sau chiến tranh thế giới II, tình hình thế giới có những thay
đổi căn bản, vừa có những thuận lợi, vừa có nhũng khó khăn.
Tháng 8 năm 19 45 , chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, thắng lợi
thuộc về Hồng quân Liên Xô và các lực lư ợn g hòa bình dân chủ.
Chủ nghĩa xã hội từ một nước đang trong quá trình hình thành hệ
thống thế giới, Liên Xô trở thành trụ cột cho cuộc đấu tranh vì độc
lập dân tộc, dân chủ, hoà bình thế giới. Phong trào giải phóng dân
tộc dâng cao nhất là ở các châu lục Á, Phi và Mĩ Latinh. Phong trào
đấu tranh vì hòa bình, tự do, dân chủ của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh. Tất
cả tạo thành 3 dòng thác cách mạng cùng tiến công vào chủ nghĩa
đế quốc có lợi cho cách mạng Việt Nam.
Sự thay đổi của tình hình thế giới đã đưa lại nhiều thuận lợi
cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa trong đó có Việt
Nam. Song cách mạng còn gặp nhiều khó khăn. Chiến tranh tàn
phá nặng nề các nirớc công nghiệp phát triển và Licn Xô. Trong khi
kinh tế châu Ầu bị tàn phá nặng nề thì Mĩ trở thành nước mạnh
nhất về kinh tế (chiếm 5 2 % tổng sản phẩm xã hội của thế giới),
độc quyền về vũ khí hạt nhân. Với ưu thế tuyệt đối về kinh tế, quân
sự, khoa học kỹ thuật, Mĩ ráo riết thực hiện âm mưu bá chủ thế
giới: Khống chế các nước đồng minh, triển khai chiến lược toàn
cầu "ngăn chặn" chủ nghĩa cộng sản và phong trào giải phóng
dân tộc.

Đất nước Việt Nam đã giành lại độc lập, nhân dân trở thành
người làm chủ đất nước và hước đâu được hưởng những quyền
lợi cách mạng đem lại. Họ hiểu rõ giá trị của những quyền lợi ấy,
một lòng gắn bó và quyết tâm bảo vệ chính quyền. Đây là nguồn
sức mạnh vô tận giúp cho Nhà nước cách mạng còn đang trong
thời kỳ trứng nước vượt qua mọi khó khăn thử thách.

Sau cách mạng tháng Tám, Mặt trận Việt Minh phát triển
nhanh chóng, nhicu hội cứu quốc mới được thành lập nhằm thu
hút những tầng lớp mới còn đứng ngoài mặt trận. Mặt trận Việt
Minh thực sự trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn dân, giữ vai trò
quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền. Cách mạng
thành công, Đảng cộng sản Dông Dương từ một Đảng hoạt động bí
mật nay trở thành Đảng cầm quyền. Đảng đã dày dạn kinh nghiệm
sau 15 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng được tôi luyện trưởng
thành, ngày càng bắt dễ sâu vào quân chúng. Sau khi giành được
độc lập, Đảng kịp thời m ở rộng đội ngũ, đào tạo cán bộ, tăng
cường lãnh đạo mọi mặt, chuẩn bị tổ chức cho toàn dân bước vào
cuộc đấu tranh mới. Đứng đầu Dảng là Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị
lãnh tụ thiên tài, có uy tín tuyêt đối trong nhân dân, được nhân
dân tin yêu. Uy tín rộng lớn cùa Người là ngọn cờ tập hợp các tầng
lớp xung quanh Đảng và Chính Phủ.

Bên cạnh những thuận lợi CO’ bản trên, Nhà nuớc cách mạng
Việt Nam ngay sau khi ra đời đã phải đứng trước một loạt những
khó khăn: khó khăn do kẻ thù của cách mạng gây ra, do chế độ
thực dân phong kiến đế lại. Khó khăn do kẻ thù của cách mạng là
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động của cách mạng gây ra
là nguy hiểm nhất vì chưa bao giờ trên đất nước ta lại có nhiều kẻ
thù như vậy. Theo thoả thuận của Hội nghị Pốtxđam ( 7 - 1 9 4 5 )
quân Đồng Minh sẽ tiến vào nước ta để giải giáp quân đội Nhật.

Từ vĩ tuyến 1 6 ra Bắc, 2 0 vạn quân Trung Hoa Dân quốc (viết


tắt là THDQ) gồm 4 quân đoàn do tướng Lư Hán làm tổng chỉ huy
lần lượt kéo vào đóng ở Hà Nội và hầu hết cá c thành phố, thị xã từ
biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16. Đâu tháng 9 / 1 9 4 5 , những
đơn vị đầu tiên của quân đội Trung Hoa Quốc Dân đảng đã đến Hà
Nội. Mặc dù vào làm nhiệm vụ giải giáp vũ khí quân Nhật nhưng
trên thực tế chúng âm mưu tiêu diệt Đảng cộng sản Đông Dương;
phá tan Mặt trận Việt Minh; giúp bọn phản cách mạng lật đổ chính
quyền nhân dân, dựng lên chính quyền phản động làm tay sai cho
chúng. Để thực hiện âm mưu đó, THDQ ra sức phá hoại cách mạng
Việt Nam buộc ta phải cung cấp lương thực, tiêu tiền mất giá, can
thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ để gây sức ép về chính trị đôi
với ta: thay đổi Quốc kì, Quốc ca của Việt Nam, thay đổi các Bộ
trưởng trong Chính phù, đòi Chủ tịch Hồ Chí Minh phải từ chức...
Nguy hiểm hơn cả là quân THDQ đã kéo theo các đảng phái của
người Việt sống lưu vong ử Trung Quốc về nước. Đó là các tổ chức
Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nguyễn Tư ờng Tam và Vũ Hồng
Khanh câm đầu (gọi tắt là Việt Quốc), Việt Nam cách mạng Đồng
minh hội do Nguyễn Hải Thân câm đầu (Việt Cách). Dựa vào quân
đội Tư ởng các tổ chức này âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng,
đòi loại các bộ trưởng là đảng viên Đảng cộng sản ra khỏi chính
phủ, tiến hành cướp phá chính quyền cách mạng ở một số nơi: Yên
Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái và gây rối loạn ở nhiều nơi, cướp của giết
người, bắt cóc tống tiền, xuất bản sách báo để tuyên truyền nói
xấu cách mạng... Lực lượng của THDQ và tay sai phản động là kẻ
thù nguy hiểm đang đe doạ hàng ngày hàng giờ chính quyền
cách mạng.

Phía Nam, từ vĩ tuyến 16 trở vào, trên 1 vạn quân Anh được
lệnh giải giáp quân đội Nhật. Anh giữ thái độ thù địch với cách
mạng Việt Nam vì sợ ảnh hưởng của các mạng đối với hệ thống
thuộc địa của Anh ở Đông Nam Á. Núp dưới bóng quân Anh, quân
Pháp đã quay trở lại xâm lược nước ta lăn 2. Ngày 2 / 9 / 1 9 4 5 giữa
lúc nhân dân Sài Gòn đang mít tinh chào mừng ngày độc lập, một
số tên thực dân Pháp núp trong các khu nhà xả súng bắn ra làm 47
người chết và nhiều người bị thưong, dọn đường cho ngày
2 3 / 9 / 1 9 4 5 thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn mở đău cho
cuộc xâm lược nước ta lần 2.

Lợi dụng tình hình đó, các thế lực phản động trong nước
cũng nổi lên chống phá cách mạng. Bọn tay sai của Pháp nhu’
Nguyễn Văn Thinh, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Tâm mưu toan
đón chủ cũ trở lại, âm mưu chia cắt Nam Bộ ra khỏi Việt Nam,
thành lập "Nam Kỳ quốc". Các tô’ chức chính trị thân Nhật như Đại
Việt cách mạng Đảng, Việt Nam phục quốc, Đại Việt quốc dân Dảng
do Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diệm cầm đầu cũng hoạt động trở
lại. Một số phần tử phản động trong các đạo Cao Đài, Hòa Hảo vẫn
lợi dụng thần quyền, lòng sùng đạo của các tín đồ để hoạt động
chống phá cách mạng. Trong số các thế lực phản động, nguy hiểm
hơn cả ìà bọn Trốtxkit. Đây là lực lượng chống đối lại tư tưởng
cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Liên Xô thời kỳ trước cách
mạng tháng Mười Nga. Sau này tất cả những lực lượng chống phá
cách mạng theo tư tưởng Trốtxkit đều gọi là Trốtxkit. Ở Việt Nam,
trước cách mạng tháng Tám bọn Trốxkit làm tay sai cho Nhật phản
lại chủ trương cứu nước của Việt Minh và Đảng cộng sản Đông
Dương. Sau cách mạng, chúng đã lợi dụng khả năng công khai đế
thi hành những thủ đoạn nguy hại cho chính quyền mới. Nhóm
Trốtxkit Nam Bộ ra báo "Tranh đấu" gieo rắc tư tưởng bi quan
hoài nghỉ. Ngoài Bắc chúng kích động quần chúng xuống đường
gây khó khăn cho hoạt động ngoại giao của chính phủ lâm thời.
Khó khăn do hậu quả của chủ nghĩa thực dân phong kiến để
lại: nạn đói đe doạ, nạn dốt hoành hành, tài chính khô kiệt; chúng
là bạn đồng minh của giặc ngoại xâm. Kinh tế đất nước vốn đã
nghèo lạc hậu lại bị kiệt quệ do chính sách vơ vét bóc lột của thực
dân Pháp: Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp bị đình đốn,
đời sống nhân dân đói khổ. Nạn đói cuối 1 9 4 4 - 1 9 4 5 chưa giải
quyết xong thì nguy cơ nạn đói mới đã đe doạ miền Bắc, gạo trong
Nam không chở ra được do thực dân Pháp ngăn trở, lại phải cung
cấp lương thực cho quân Tưởng. Tài chính kiệt quệ, ngân quỹ nhà
nước hầu như tròng rỗng, chì còn hơn 1 triệu đồng tiền giấy rách
n á t Ngân hàng Đông Dương vẫn do người Pháp quản lý. Mặt khác,
quân Tư ởng còn tung tiền "Quan kim" và "Quốc tệ" đã mất giá đế
lũng đoạn nền tài chính nước ta. Di sản văn hóa lạc hậu do chế độ
phong kiến để lại hết sức nặng nề, trên 9 0 % dân số không biết
chữ, các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, nghiện
hút còn phổ biến. Chính quyền cách mạng vừa được thành lập còn
non yếu về mọi mặt, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa
được thành lập chưa được nước nào trên thế giời công nhận, chưa
có kinh nghiệm lãnh đạo công việc củng cổ chính quyền. Khối đoàn
kêt toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất và bộ máy chính
quyền cần được củng cổ và m ở rộng. Lực lượng vũ trang cách
mạng còn non trẻ, kém trang bị, thiếu thổn đủ bề, kể cả kinh
nghiệm chiến đẩu. Chưa lúc nào trên đất nước ta lại có nhiều kẻ
thù như vậy. Giặc ngoài thù trong, khó khăn chồng chất, vận mệnh
dân tộc trong thế "ngàn cân treo sợi tóc” đòi hỏi chính quyền,
Đảng cần lãnh đạo để bảo vệ giữ vững nền độc lập non trẻ vừa
giành được từ cách mạng tháng Tám.

2.1.2. Chủ trương ngoại giao


Trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài, để giũ’ gìn, củng cố
chính quyền cách mạng, hạn chế đẩy lùi các hoạt động chống phá
của kẻ thù và mờ rộng quan hộ với các nước trong khu vực cũng
nhu' toàn thế giới, phá vỡ thế bao vây cô lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Ban Thường vụ Trung ương đã chủ trương "Kiên trì ngoại giao
với các nước theo nguyên tắc "Bình đẳng và tương trợ". Phải đặc
biệt chú ý đến nhũng điều này: Một là ngoại giao làm cho nước
mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết; hai là muốn ngoại
giao thắng phải biểu dương thực lực”. Nguyên tắc xuyên suốt
trong ngoại giao là "Thêm bạn bớt thù", vì vậy đối với Tưởng ta
chủ trương "I loa - Việt thân thiện"1 với Pháp "thực hành độc lập về
chính trị, nhân nhượng về kinh tế"; trên phạm vi toàn thế giới
"Đoàn kết với giai cấp vô sản và nhân dân các dân tộc", tích cực
ủng hộ Liên Xô vì mục tiêu hòa bình, dân chủ và độc lập tự do của
các dân tộc.

Như vậy, mục đích ngoại giao của chúng ta là nâng cao vị trí
quốc tế của đất nước, trung lập phân hóa kẻ thù, quan hệ bình

1 1 ló C h í M in h “ I lo a - V iộ l thân Ih iộ n ” v à “I lo a - V iệ t tin h Ih àn h đ o à n k ế t” , lo à n tập,


1.4, t r .9 5 ,1 0 8
đẳng, hứu nghị với các dân tộc trên thế giới và tích cực ủng hộ
phong trào dân tộc, dán chủ của nhân loại. Xuất phát từ chủ
trương đã đề ra, căn cứ vào thực tiễn, Trung irơng Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nhận định đúng đề có đối sách phù hợp và làm
thất bại âm mưu của kẻ thù. Với những kẻ địch trên đất nước ta,
Người nhận định: Chúng mâu thuẫn với nhau về quyền lợi nhưng
sẵn sàng thỏa hiệp với nhau hòng đè bẹp chính quyền cách mạng.
Vì vậy ta phải lợi dụng mâu thuẫn để phân hóa, cô lập không cho
chúng câu kết với nhau, ít nhất cũng phải trung lập được kẻ thù
khi có cơ hội.

Trên cơ sử chủ trương chung có tính chiến lược của thời kì


1 9 4 5 - 1 9 4 6 , TƯ Đảng và Chính phủ cách mạng đã đề ra những chủ
trương cụ thể với từng đối tượng. Đối với Trung Hoa dân Quốc, vì
vào nước ta dưới danh nghĩa là lực lượng Đồng Minh làm nhiệm
vụ giải giáp quân đội Nhật nên quân Tưởng không dám công khai
chống phá cách mạng. Hơn nữa, lúc này Tưởng đang gặp khó khăn
trong việc tập trung lực lượng đối phó với phong trào cách mạng ở
trong nước do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Do đó, với
quân Tưởng, Đảng ta chủ trương " Hoa Việt thân thiện, coi Hoa
kiều như dân tối huệ quốc"; Nhân nhượng về kinh tế với Trung
Hoa Dân Quốc và nhân nhượng về chính trị với tay sai của chúng.

Đối với th ự c dân Pháp, vì đã có trên 8 0 năm thống trị ở Việt


Nam, hiểu rõ nguồn lợi về mọi mặt ở nơi này nên ý chí quay trở lại
xâm lược là rất lớn. Với nhũng hành động khiêu khích trắng trợn,
tiêu biểu là sự kiện ngày 2 / 9 và ngày 2 3 / 9 / 1 9 4 5 , bộ m ặt xâm lược
của Pháp đã lộ rõ. Trong chỉ thị kháng chiến kiến quốc
[ 2 5 / 1 1 / 1 9 4 5 ) Đảng ta xác định: "kẻ thù chính của ta lúc này là
thực dân pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào
chúng”, từ đó, chủ trương ngoại giao đối với Pháp là "độc lập về
chính trị, nhân nhirợng về kinli tế " 1.

Đối với Kiều dân Pháp ở Việt Nam và Chính phủ Pháp: Với
Chính phủ Pháp, nếu chủ trương thống trị ta kiên quyết chống lại".
Kiêu dân Pháp "nếu họ yên tĩnh làm ăn và tôn trọng sự độc lập của
Việt Nam thì sinh mệnh và tài sản của họ vẫn được bảo vệ theo
pháp luật quốc tế".

Đối với Lào và Campuchia: Lấy dân tộc tự quyết làm nen tảng
lại càng phải chặt chẽ hơn nữa. Ba nước Đông Dương còn có nhiều
mối liên hệ về kinh tế nên sẽ giúp đỡ lẫn nhau và sánh vai ngang
hàng mà tiến hoá.

Dối vớ i Liên Xô và các nước lớn, các nư ớ c đồng minh chống


Phát xít: Liên Xô là bạn đồng minh của cách mạng Việt Nam, là một
người bạn rất đáng tin cậy. "Việt Nam hết sức thân thiện và thành
thực hop tác trên lập trường bình đẳng và tương ái’’2.

Đối với các nước khác trên th ế g iớ i: Bạn thân nhất của ta bên
ngoài là các dân tộc thuộc địa và bán thuộc địa tranh đấu vì quyền
tự do, độc lập. Bạn của dân tộc Việt Nam còn là các lực lượng dân
chủ tiến bộ trên khắp thế giới.

2.1.3. Hoạt động ngoại giao


Đối với Trung Hoa Dân Quốc: Chúng ta tiến hành đấu tranh
ngoại giao với Trung Hoa Dân Quốc một cách khôn khéo nhung
kiên quyết nhằm hạn chế sự phá hoại của chúng. Ngày 1 1 / 9 / 1 9 4 5
Chủ tịch Hò Chí Minh chủ động đến gặp Tiêu Văn và yêu cầu hợp
tác với ta để giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ Hoa-Việt. Ngày
2 3 / 9 / 1 9 4 5 được tin Pháp và Anh tấn công Sài Gòn, Chủ tịch Hô

1 Vũ Quang I liền (2 0 0 5 ) , T ìm hiổu chú tnrcmg đối ngoại cùa D àng thời ki (1 9 4 5 -
1 9 5 4 ), N xb C hính trị Q u ốc gia, UN , tr.42
Sách Irên tr 3 7
Chí Minh gặp Lư Hán yêu cầu Trung Quốc không làm cho miền Bắc
tình hình tương tự. Đầu tháng 1 0 / 1 9 4 5 khi quân Trung Hoa Dân
Quốc dốn Hà Nội với mục đích "diệt Cộng cầm llồ ” ta đã tổ chức
một cuộc mít tinh 30 vạn người đế tiếp đón với các khẩu hiệu "Hoa
- Việt thân thiện", "ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh"1. Ngày
8 / 1 0 / 1 9 4 5 nhân ngày kỉ niệm quốc khánh Trung Hoa dân quốc,
Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định sẽ treo cờ Trung Hoa và đích thân
Người dẫn đoàn đại biếu chính phủ Việt Nam đến dự lỗ kỷ niệm.
Tại phiên họp đầu tiên Quốc Hội ( 2 / 3 / 1 9 4 6 ) ta đồng ý cho tay sai
của Trung Hoa Dân Quốc 7 0 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong
Chính phủ không qua bầu cử. Đồng thời ta cũng nhân nhượng cho
THDQ một số quyền lợi về kinh tế: Cung cấp một phần lương thực,
thực phẩm, chấp nhận tiêu tiền Quan kim, Quốc tệ đã m ất giá.
Tháng 3 / 1 9 4 6 , quân Trung Hoa Dân Quốc và tay sai lần lư ợt rút về
nước. Sau Hiệp định Sơ bộ, ta cử phái đoàn sang thăm Trung Hoa
Dân Quốc. Sự nhân nhượng có nguyên tắc trên đã hạn chế và vô
hiệu hóa đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân
Trung Hoa Dân Quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính
quyền cách mạng của chúng. Cũng nhờ đó, chúng ta mới có điều
kiện tập trung lực lượng kháng chiến chống Pháp ở miền Nam.

Đối với thự c dân Pháp

Từ cuối năm 1 9 4 5 đến đầu năm 1 9 4 6 giũa đại diện chính


phủ Pháp và Việt Nam đã có nhũng cuộc gặp gỡ. Tháng 1 1 / 1 9 4 5
đại diện chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp xúc với phía
Pháp nêu rõ lập trường của Việt Nam là sẽ có những nhượng bộ
đối với Pháp về phương diện kinh tế - văn hóa nhưng yêu cầu
Pháp chấm dứt ngay chiến sự ở miền Nam, thừa nhận nền độc lập

1 Chù lịch I lồ Chí M inh nói chuyện tại I lội nghi N goại g iao năm 19 6 4 I lồ sơ lưu Irữ
của B ộ Ngoại giao V iệt Nam
toàn vẹn của Việt Nam và tạo không khí thuận lợi cho việc đàm
phán. Ngày 2 5 / 2 / 1 9 4 6 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cuộc gặp gỡ với
Xanhtưni. Người nêu rõ lập trường của Việt Nam trong quan hộ
Việt - Pháp là độc lập và hợp tác. Lập trirờng của Xanhtơni chỉ coi
Việt Nam là một nước tự trị nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Đây là
lập trường đối lập cơ bản giữa chính phủ ta và chính phủ Pháp.
Sau nhiều lăn thương lirợng, chiều ngày 6 / 3 / 1 9 4 6 tại ngôi nhà số
38 l,ý Thái Tổ (Hà Nội) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính
phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa kí với Xanhtơni bản Hiệp định Sơ
bộ, đặt cơ s ở cho việc đàm phám giữa hai bên để đi đến một hiệp
định chính thức. Hiệp định Sơ bộ được kí kết đã tránh đirợc một
cuộc chiến đấu bất lợi phải cùng một lúc chiến đấu với nhiều kẻ
thù, tạo thêm cơ sở pháp lý đuổi 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc
về nước. Mặt khác, hiệp định này đã mở đâu cho việc tiếp tục đàm
phán giữa chính phủ hai nước Việt Nam và Pháp, tạo ra thời gian
hòa bình để ta tiếp tục củng cố chính quyền và xây dựng lực lượng
cách mạng. Ngày 2 3 / 4 / 1 9 4 6 , Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đại sứ
Pháp Đácgiăngliơ ở vịnh Hạ Long và thoả thuận họp hội nghị ờ Đà
Lạt, tạo điều kiện đàm phán chính thức ỏ- Pari.Ngày 1 6 / 4 / 1 9 4 6 ,
phái đoàn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phạm Văn Đồng
dẫn đầu sang thăm Pháp. Ngày 1 9 / 4 / 1 9 4 6 , đoàn đại biểu Chính
phủ Việt Nam (Nguyễn Tường Tam -Trưởng đoàn) và đoàn đại
biểu nước Pháp (Mắc Angđơre) họp Hội nghị trù bị ờ Đà Lạt đế
chuẩn bị cho Hội nghị chính thức ở Pari. Tuy nhiên, ngày
1 1 / 5 / 1 9 4 6 , Hội nghị trù bị Đà Lạt kết thúc mà không đi đến thỏa
thuận nào. Ngày 2 5 / 4 / 1 9 4 6 , phái đoàn Quốc hội Việt Nam do
Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm nước Pháp để thắt chặt tình
thân thiện giữa hai dân tộc Việt - Pháp và làm cho nhân dân Pháp
hiểu rõ hơn cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Ngày 3 1 / 5 / 1 9 4 6 , Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Hà Nội sang thăm nước
Pháp với tư cách là thượng khách. Phái đoàn Chính phủ ta do
Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang Pháp dự Hội nghị chính thức. Ngày
6 / 7 / 1 9 4 6 , Cuộc đàm phán chính thức giữa hai bcn chính phủ Việt
Nam và Pháp bắt đầu khai mại tại Phôngtennơblô (cách thủ đô
Pari 60 k m ). Cuộc đàm phán kéo dài hơn hai tháng (từ 6 / 7 đến
1 0 / 9 / 1 9 4 6 ) cuối cùng đã không đi đến thỏa thuận nào do lập
trường hai bên khác xa nhau. Ngày 1 4 / 9 / 1 9 4 6 , trước khi lên
đường về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện chính phủ
Pháp là Mute - Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại bản tạm ước 14
điều khoản, nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh
tế và văn hóa. Tạm ước 1 4 / 9 là sự nhân nhượng cuối cùng của dân
tộ c ta. Đây cũng là giải pháp đối ngoại tối U'U đê bảo vệ thành quả

cách mạng, tranh thủ thêm thời gian chuẩn bị thực lực cho cuộc
kháng chiến chống Pháp.

Cùng với các hoạt động ngoại giao trên đây, dưới sự lãnh đạo
của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch llồ Chí Minh là sự
tăng cường tìm kiếm bạn đồng minh và tìm kiếm sự ủng hộ của
quốc tế.

Với Liên Hợp Quốc, trong các bức thu- gửi Chủ tịch Đại hội
đồng Liên Hợp Quốc ( 1 / 1 9 4 6 ) ; lời kêu gọi Liên Hợp Quốc
( 1 2 / 1 9 4 6 ) và các công hàm chính thức gửi đại diện các nước là ủy
viên T hường trực Hội đồng bảo an, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu câu
Liên Hợp Quốc can thiệp để giải quyết vấn đề Việt Nam trên tinh
thần Hiến chương Liên Hợp Quốc, đồng thời Người đề nghị các
nước ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc.

Với Liên Xô, Việt Nam dùng nhiều hình thức liên lạc để yêu
cầu chính phủ Liên Xô công nhận và giúp đỡ. Trong nhiều công
hàm chính thức gửi tới Chính phủ, Bộ Ngoại giao Liên Xô tại Liên
Hợp Quốc, Hồ Clií Minh đã lên án hành động xâm lược của thực
dân Pháp và đề nghị chính phủ Liên Xô đưa vấn đê Việt Nítni ra
bàn ở Hội đồng bảo an...

Với Hoa Kỳ, mặc dù Việt Nam không đặt hi vọng vào sự giúp
đỡ của họ để thoát khỏi chế độ thực dân, nhưng xuất phát từ chủ
trương "thêm bạn, b ớ t thù", ta tìm cách lợi dụng mâu thuẫn giữa
Mĩ với Pháp, tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ để hạn chế hành động
xâm lược của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Từ tháng 9 / 1 9 4 5
đến tháng 2 / 1 9 4 6 , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tám lần gửi thông
điệp, thư, điện và công hàm cho Tổng thống và Ngoại trưởng Mĩ,
giới thiệu các phát triển mới trong tình hình của Việt Nam; tố cáo
Pháp trở lại xâm lược Việt Nam và vi phạm các nguycn tác nêu
trong lỉiến chương Đại Tây Dương và Hiến chương Liên Hợp
Quốc; đề nghị Hoa Kỳ công nhận nền độc lập của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam cũng thường xuyên giữ quan hộ với các
đại diện Mĩ có mặt ở Việt Nam, như Phái bộ Mĩ tại Đông Dương,
văn phòng của Cơ quan Tình báo chiến lược. Mục đích của ta là
nhằm tranh thủ những người Mĩ có mặt ở Hà Nội để hỗ trợ cho
việc kiêm chế tướng lĩnh Tưởng và thế lực của Pháp. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng có những cuộc tiếp xúc với quan chức ngoại giao
của Mĩ. Tháng 9 năm 1 9 4 6 , khi ở Pháp, chủ tịch đến thăm Đại sứ
quán Mĩ ở Paris, gặp Đại sứ Mĩ và sau đó tiếp cán bộ Đại sứ Mĩ đến
chào Người. Các giao dịch của những người đứng đầu Việt Nam đã
có tác động nhất định tới thái độ của Mĩ trong vấn đề Đông Dương.
Tài liệu của Lầu Năm góc đã nhận xét về vấn đề này: Trong khi
không có hành động gì đáp ứng yêu cầu mà Hồ Chí Minh nêu lên,
Mĩ cũng không sẵn sàng giúp đỡ Pháp. Như vậy, chính sách ngoại
giao của ta lúc này là ngoại giao nhân dân, chủ động lập hội Việt -
Mĩ thân hữu nhằm tranh thủ Mĩ trung lập, tạo điều kiện đe hòa
hoãn, kiềm chế lực lượng của Tưởng cũng như Pháp ở Việt Nam.

Với cá c nư ớ c Đông Dương, ngày 3 0 / 1 0 / 1 9 4 5 Hiệp định liên


minh quân sự của Itxala và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
cùng kí kết với Hiệp định Hên quân Lào - Việt được kí kết và bắt
đầu được thực hiện.

Với các nư ớc trong khu vực, ngay sau khi nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ra đời, Chính phủ đã cử đại diện sang Băng Cốc (Thái
Lan) để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân nước này. Đặc phái viên
của chính phủ Việt Nam đã có những cuộc tiếp xúc với đại diện
ngoại giao các nước Ấn Độ, Inđônêxia tạo cơ sử cho quan hộ Việt
Nam với các nước.

Như vậy, ngay sau khi giành được chính quyền, lập ra nhà
nước Việt Nam mới, Đảng ta đã nhận thức đúng đắn về vị trí, vai
trò của hoạt động đối ngoại trong công cuộc kháng chiến kiến
quốc. Xuất phát từ tình hình quốc tế và trong nước, chính sách đối
ngoại của Đảng tập trung phục vụ cuộc đấu tranh xây dựng và bảo
vệ chính quyền cách mạng non trẻ, để đối phó với khả năng liên
hiệp của các thế lực đế quốc và thù địch chống phá cách mạng Việt
Nam. Dựa vào sức mạnh đoàn kết dân tộc, phát huy yếu tố chính
nghĩa của cuộc đấu tranh vì độc lập, Đảng chủ trương dùng biện
pháp chủ yếu là đối thoại với các thế lực đế quốc, chuyển từ đối
đầu về quân sự sang đối thoại hòa bình, gắng sứ c tránh m ột cuộc
chiến tranh, nhất là một cuộc chiến tranh xảy ra quá sớm, tranh
thủ mọi khả năng để hòa hoãn với kẻ thù, kiên trì, nhẫn nại nhung
không nhu nhược, không tuyệt đối hóa khả năng đó mà vẫn chủ
động chuẩn bị lực lượng để đối phó với khả năng xảy ra
chiến tranh.
Lợi dụng những mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, nhằm vào
điểm yếu vê chính trị của chủ nghĩa thực dân, Dâng vận dụng sách
lược mền dẻo: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", thực hiện nhân nhượng
có nguyên tác với kẻ thù. Lúc thì hòa hoãn với Tưởng để rảnh tay
đối phó với thực dân Pháp, lúc thì tạm hòa hoân với Pháp đê đuổi
quân Tưởng và quét sạch bọn phản động tay sai của Tưởng, dành
thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị toàn quốc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược, điều mà Đảng ta biết chắc chắn là không
thể nào tránh khỏi. Những biện pháp sáng suốt đó đã được ghi vào
lịch sử cách mạng nu’ớc ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách
lược Lêninnít về lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ
địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc. Với phương châm
"thêm bạn, bớt thù", chính sách ngoại giao của Đảng không chỉ
nhằm đối phó với các thế lực thù địch, mà còn nỗ lực hướng tới
việc tìm bạn bên ngoài, kể cả bạn đồng minh chiến lược và bạn
đồng minh tạm thời, có điều kiện, tranh thủ mọi sự ủng hộ có thể
đối với nền độc lập của nước Việt Nam, góp phần cô lập cao độ
kẻ thù.

Như vậy, thực tế đã chứng minh rằng, thời kỳ 19 45 - 1 9 4 6 đã


mãi mãi đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc như những năm tháng
không thể nào quên. Nền ngoại giao Việt Nam non trẻ do Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực
hiện đã góp phần xuất sắc bảo vệ chủ quyền và nền độc lập non trẻ
trong khi thổ lực của ta còn yếu, đồng thời tạo điều kiện tranh thủ
thời gian xây dựng lực lượng, tranh thủ những điều kiện quốc tế
thuận lợi nhất để phát triển đất nước; nâng cao vị thế, m ở rộng
ảnh hưởng trên trường quốc tế. Tựu chung lại, chính sách đối
ngoại của Việt Nam thời kỳ này là ngoại giao đa phương, linh hoạt
dựa trên nguycn tắc "dĩ bất biến, ứng vạn biến”, nhân nhượng có
nguyên t ắ c và lợi dụng, tr a n h thủ m âu th u ẫ n t r o n g hàng
ngũ kẻ thù.
2 .2 . Ngoại giao Việt Nam giai đoạn toàn quốc k h án g chiên
(1 9 4 6 -1 9 5 4 )

2.2.1. Giai đoạn 1947 - 1 9 4 9


2.2.1.1. Hoàn cảnh lịch s ử

Trong những năm 1 9 4 7 - 1949, tình hình thế giới có nhiều


chuyển biến. Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu tiếp
tục khôi phục kinh tố sau chiến tranh. Các nước Dông Âu củng cố
và bảo vệ thành quả cách mạng, thiết lập nền chuyên chính vô sản
và hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân. Liên minh giữa Liên
Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Ầu hỉnh thành. Trong 5
năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các nước tư bản bị
tổn thất nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ, thì Mĩ mạnh lên và vươn ra
khống chế thế giới tư bản. Dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự
của một trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trên thế giới, Mĩ ráo
riết triển khai chiến lược toàn cầu phản cách mạng nhằm bao vây,
cô lập và tiến tới xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa; đàn áp phong
trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào đấu
tranh cho hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới; khống chế và
nô dịch các nước đồng minh của Mĩ. Phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ (cách mạng Trung Quốc
đang phát triển nhanh chóng). Mặt. trận dân chủ và hòa bình, mặt
trận chống đế quốc đang hình thành và lan rộng trên thế giới.

Như vậy, về xu thế phát triển lâu dài, tình hình thế giới có lợi
cho cách mạng Việt Nam. Nhưng ở thời điểm những năm 1 9 4 7 -
1949, khi cách mạng Trung Quốc chưa thành công, Liên Xô và các
nước dân chủ nhân dân Đông Âu đang tập trung khôi phục kinh tế,
Liên Xô đang theo đuổi chiến lược hòa hoãn để giữ nguyên trạng
châu Âu và nguyên trạng thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai,
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn chưa được nước nào công
nhận, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam vẫn nằm trong tình
thố khó khăn.

Ở trong nước, nhân dân ta chưa được hưởng thành quả độc
lập bao lâu thì lại phải bước vào cuộc kháng chiến mới đầy khó
khăn gian khổ. Nền kinh tế nước ta còn nghèo nàn, quân đội ta
đang trong quá trình xây dựng, phương tiện và vũ khí thiếu thốn.
Trong khi đó, thực dân Pháp dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ về cả tài
chính, phương tiện chiến tranh đã cố tình dùng quân sự gây chiến
và đẩy mạnh chiến tranh ử Việt Nam, bao vây, phong tỏa không
cho Cách mạng Việt Nam liên hệ với quốc tế. Mặc dù vậy ta vẫn có
những thuận lợi cơ bản đó là Dàng, Chính phủ đã trải qua một thời
kỳ phải đối phó với nhiều kẻ thù, nên càng có nhiều kinh nghiệm
đấu tranh, nhất là đấu tranh ngoại giao. Nhân dân ta tin tưởng vào
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, sẵn sàng chiến đấu đề bảo vệ độc lập
dân tộc.

2.2.1.2. Chủ trư ơ n g ngoại giao

Đây là thời kỳ đẩy mạnh hoạt động ngoại giao tranh thủ sự
ủng hộ đồng tình của quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống Pháp
của dân tộc ta.

Đối với thự c dân Pháp, ta chủ trương: "liên hiệp với dân tộc
Pháp”, dù chiến tranh đã nổ ra nhưng với quan điểm hòa bình,
Đảng và Hồ Chí Minh chủ trương không bỏ lỡ cơ hội chấm dứt
chiến tranh bằng biện pháp thương lượng trên cơ sở Pháp phải
tôn trọng nền độc lập, thống nhất của nước Việt Nam: “phải lợi
dụng hết khả năng ngoại giao, làm cho cuộc đổ máu Việt - Pháp rút
ngắn lại”1.

1 Dáng C ộn g sán V iệt Nam V ăn kiện D áng toàn tập, “ Nghị quyct Hội nghị cán bộ
Trung ương”, N X B Chính trị Q uủc gia 1 là N ội, 2 0 0 0 , T ập 8, Irang 186
Ta chù trương lập lại ngay nen hoà bình đé' tránh cho hai
nước phải hao người thiệt của và để gây lại sự cộng tác và thân
thiện giữa hai dân tộc.

Đối với Lào và Campuchia, ta chủ trương đoàn kết với hai dân
tộc Miên - Lào và các dân tộc bị áp bức trong khối Liên hiệp Pháp,
hình thành liên minh chiến đấu với Lào và Campuchia.

Đối với các nước XHCN trên th ố g iớ i, Trung ương Đảng chỉ rõ
Đông Dương hiện nay bị hãm trong vòng vây của đế quốc chủ
nghĩa, nhiệm vụ là phải liên minh với các dân tộc bị áp bức và vô
sản trên thế giới, đặc biệt là các nước lân cận để củng cố công cuộc
cách mạng của mình. Tháng 9 / 1 9 4 7 khi trả lời nhà báo Mĩ
S.EliMaissie về câu hỏi: "Những đại cương chính sách đối ngoại
của nước Việt Nam" Chủ tịch Hồ CHÍ Minh đã khẳng định: Chính
sách đối ngoại của nước ta là "làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ
và không gây thù oán với một ai"1.

Đ ối với các nư ớc khác trên th ế g iớ i, ta chủ trương "Thân thiện


với các dân tộc Tàu, Xiêm, Miến Điện, Ấn Độ, Nam Dương và các
dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới". Bản báo cáo "Chúng ta
chiến đấu cho độc lập và dân chủ" tại hội nghị cán bộ lần thứ 5
( 8 / 1 9 4 8 ) khẳng định: về ngoại giao chính quyền nhân dân thân
thiện với Liên Xô và m ật thiết liên lạc với các nước dân chủ mới.

Đối với Mĩ, Đảng nhận thấy khả năng can thiệp của Mĩ vào
Đông Dương nhưng đó chưa phải là nguy c ơ trự c tiếp. Vì thế, về
sách lược ta cần tuyên bố thân thiện với Mĩ.

2.2.1.3. Hoạt động ngoại giao

Đối với thự c dân Pháp: Mặc dù chiến tranh đã nổ ra nhưng


với quan điểm nhân đạo và hòa bình, Đảng và Hồ Chí Minh chủ

1 n ồ C h í M inh. “ T rà lừi nhà b á o M ĩ s Hli M â y si” , T o à n tập, 1.5, lr2 2 0


trương không bỏ lỡ cơ hội chấm dứt chiến tranh bằng giải pháp
thương lượng trôn cơ cử Pháp phải tôn trọng nền độc lập và thống
nhất của nước Việt Nam.

Chủ trương vãn hồi hòa bình của Dảng được thực hiện thông
qua vai trò của Chú tịch Hồ Chí Minh với những biện pháp cụ thể:
gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp, tiếp xúc trực
tiếp với đại diện Chính phủ Pháp. Từ ngày kháng chiến toàn quốc
bùng nổ ( 1 2 / 1 9 4 6 ) đến đầu tháng 3 / 1 9 4 7 , Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã 8 lần gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp, nêu rõ
nguyên nhân xung đột, đề nghị ngừng bắn và nối lại các cuộc đàm
phán đế lặp lại hòa bình. Tháng 5 / 1 9 4 7 chủ tịch Ilồ Chí Minh đã có
cuộc tiếp xúc với đại diện Pháp Pôn Muýt tại Thái Nguyên. Tuy
nhiên, phía Pháp đã đưa ra những điều kiện đòi ta phải: Nộp vũ
khí cho chúng, dòi để quân đội thực dân Pháp được đi lại tự do
trên khắp nước ta. Biết rằng những điều kiện này nếu thực hiện
thì có nghĩa là đầu hàng, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán
những điều kiện của phía Pháp, nêu rõ những lập trường của
Chính phủ nhân dân Việt Nam là muốn có hòa bình và quan hệ tốt
với nhân dân Pháp. Người khẳng định: "Chúng tôi muốn có hòa
bình nhưng không phải bằng bất cứ giá nào mà phải là hòa bình
trong độc lập tự do"1. Trong thư gửi nhân dân Pháp
( 2 5 / 0 5 / 1 9 4 7 ) , Người vạch trần thái độ của bọn thực dân Pháp "cố
ý đưa ra những điều kiện vô lý và nhục nhã để cho hai dân tộc ta
không thể thân thiện với nhau được". Người kêu gọi nhân dân
Pháp "Hãy giúp chúng tôi cứu lấy tính mạng của bao nhiêu thanh
niên Pháp và Việt Nam, cứu lấy tình thân thiện giữa hai dân tộc và

1 Nguyễn Dinh Hin (2 0 0 2 ), N goại gino V iệt Nam l ‘M 5 - 2 0 0 0 , N xb Chính tri Q uốc g ia,
cứu lấy khối Liên Hiệp Pháp"'1. Song song với nhũng hoạt động
ngoại giao nỗ lực vãn hồi hòa bình, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn luôn khẳng định quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam:
"Hễ còn một tên lính thực dân trên đất nước Việt Nam, thì Việt
Nam cứ đánh, đánh cho đến thắng lợi hoàn toàn, đánh cho đến độc
lập và thống nhất thật sự".2

Đối với Làn và Cam phuchia: Chính sách đối ngoại của ta nhằm
tăng cường khối liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào; Phải giúp
đỡ các dân tộc Đông Dương về vật chất cũng như vồ tinh thần đế
đè bẹp bọn thực dân phản động Pháp. Đầu năm 1948 , Trung u-ơng
Đảng phân công đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ đạo công tác giúp
cách mạng Lào và Campuchia. Tháng 3 / 1 9 4 8 , Ban Ngoại vụ được
thành lập chuyên lo việc quan hệ và giúp đỡ các lực lượng của
nước bạn. Tháng 1 2 / 1 9 4 9 , Trung ương Đảng triệu tập hội nghị
cán bộ về công tác đoàn kết gúp đỡ phong trào kháng chiến Lào và
Campuchia.

Đối với các n ư ớ c khác trên th ế g iớ i: Ngoại giao thời kỳ này


bắt đầu thiết lập được các mối liên hệ trực tiếp với một số nước
trong khu vực Đông Nam Á trư ớ c hết là Thái Lan và từ đó mử rộng
địa bàn tiếp xúc, tuyên truyền quốc tế, phát triển ngoại giao nhân
dân để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng tiến bộ
trên thế giới.

Tháng 3 / 1 9 4 7 , ta cử đoàn đại biểu đi dự Hội nghị Liên Á họp


ở Niu Đêli. Tháng 4 / 1 9 4 7 , Chính phủ ta đặt cơ quan đại diện ử
Băng Cốc và được hưởng đặc quyền như một cơ quan ngoại giao.
Dằu năm 1948, Trung ương Đảng cử cán bộ sang Băng Cốc để tăng

' n ồ C h í M in h : “ T h ư g ử i n h ãn d ân P h áp s a u c u ộ c h ộ i k iến v ớ i P ô n M u ý l, đại diộn C a o


ùy Pháp B ô la c ”, T oàn tập, t 5, tr. 1 2 9 ,13 0
1 lồ Chi M inh: “ Lờ i kêu gọi nhân dịp ba năm toàn quốc kháng ch iến ” , T oàn lập, t 5,
cường cho chính quyền đại diện và đặt quan hệ với í'ác đoàn thê
quốc tế tại Thái Lan, Trung Quốc, Miến Điện. Chính phủ Việt Nam
cử một đoàn cán bộ ngoại giao sang Thái Lan, Mianma, Trung
Quốc, Tiệp Khắc để tuyên truyền về cuộc kháng chiến của nhân
dân Việt Nam chống thực dán Pháp xâm lược.

Tiếp tục hoạt động đối ngoại phục vụ kháng chiến, Hội nghị
Trung ương Đảng mở rộng ngày 1 5 / 1 / 1 9 4 8 đặt ra yêu cầu "mở
rộng tuyên truyền ở nước ngoài làm cho thế giới hiểu ta hơn và
giúp ta hơn”. Quán triệt chủ trương trên, Việt Nam đã cử các đoàn
cán bộ đi Liên Xô, các nước Đông Âu và Trung Quốc nhằm tăng
cu-ờng mối quan hệ với Đảng cộng sản anh em. Ngoài ra, Việt Nam
đã cử các đoàn đại biểu tham dự 12 hội nghị khu vực và quốc tế:
Hội nghị công đoàn ngành giầy da ở Tiệp Khắc ( 6 / 1 9 4 9 ) , Hội nghị
thủy thủ và công nhân tàu Mácxây ( 7 / 1 9 4 9 ) ...

Dối với Trunq Quốc: Đầu năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Thường vụ Trung ương tiếp phái viên của Đảng Cộng sản Trung
Quốc sang Việt Bắc. Tháng 8 / 1 9 4 8 , Hội nghị cán bộ lần thứ 5 đã
khẳng định lực lượng dân chủ Trung Hoa là bạn đồng minh của ta.
Tháng 1 2 / 1 9 4 9 , Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng ngày
thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Dối với Mĩ: Tháng 9 / 1 9 4 7 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi
Hội nghị Ái hữu Việt - Mĩ. Trong đó Người khẳng định chúng ta
không bao giờ quên sự hợp tác nhân ái của các bạn Mĩ hồi chúng ta
tiến hành chiến tranh du kích chống Nhật và chúng ta mong rằng
sự hợp tác đó được tiếp tục và cuộc đấu tranh chống thực dân
phản động Pháp giành thống nhất và độc lập. Trong bối cảnh tiến
hành cuộc kháng chiến giữa vòng vây kín của chủ nghĩa đế quốc,
Đảng ta triệt để khai thác mâu thuẫn quyền lợi gữa Pháp và Mĩ,
giữa Pháp và Tường nhằm phân hóa kẻ thù, cô lập và tập trung cao
độ mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù trực tiếp là bọn thực dân phản
động Pháp xâm lược.

Chính sách “làm bạn với mọi nước dân chủ và không gây thù
oán với một a i” và phương châm "thêm bầu bạn bớt kẻ thù” phản
ánh một chủ trương đối ngoại rộng mở, góp phần hóa giải được
tình thế khó khăn do hoàn cảnh quốc tế đem lại, chuẩn bị đưa cuộc
kháng chiến bu'(Vc sang giai đoạn mứi.

2.2.2. Giai đoạn 1 9 5 0 - 1 9 5 4


2.2.2.1. Hoàn cánh lịch s ử

Trên Thế giới, ngày 1 / 1 0 / 1 9 4 9 , Cách mạng Trung Quốc


thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời đánh dấu bước ngoặt
quan trọng trong sự hình thành của hộ thống xã hội chủ nghĩa. Hệ
thống XHCN được m ở rộng và nối liền từ Tây sang Đông tạo điều
kiện khách quan thuận lợi cho sự phát triển của các nước XHCN
nói chung và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nói riêng.

Lực lưọng kháng chiến Lào, Campuchia lớn mạnh, ủy ban


dân tộc giải phóng Campuchia được thành lập (6 -1 9 5 0 ) do Sơn
Ngọc Minh làm Chủ tịch. Tháng 8 - 1 9 5 0 , Chính phủ kháng chiến
Lào ra đời, Mặt trận Neo Lào đirợc thành lập sát cánh cùng nhân
dân việt Nam chống kẻ thù chung là thực dân Pháp.

Phong trào giải phóng dân tộc và phong trào bảo vệ hòa bình
thế giới ngày càng phát triển. Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội
Pháp không ổn định: kinh tế suy thoái, phong trào phản đối chiến
tranh của nhân dân Pháp, nội các Pháp rối ren. Tình hình nước
Pháp tạo ra khả năng phối họp cuộc kháng chiến của nhân dân Việt
Nam với cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp, tạo điều kiện vận dụng
sách lược cô lập và làm suy yếu thực dân Pháp xâm lược. Mĩ từng
bước can thiệp vào chiến tranh Đông Dương (gây cuộc chiến tranh
Triều Ticn và tiếp tay giúp đỡ Pháp kéo dài, m ở rộng cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam) âm muu biến Dông Dương thành thuộc
địa kiểu mới của mình.

Ở trong nước, đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, và các

nước Dân chủ nhân dân Đông Âu lần lượt công nhận và đặt quan

hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cách mạng

Việt Nam thoát khỏi tình thế bị bao vây cô lập. Từ năm 1 9 5 0 trử đi,

cách mạng Việt Nam bắt đầu nhận được sự giúp đỡ quốc tế không

chỉ về chính trị, tinh thần mà cả về vật chất. Khối đại đoàn kết dân

tộc được củng cố và tăng cường, vừa tạo cơ s ở chính trị vững chắc

cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, vừa là điều kiện để thực

hiện đoàn kết quốc tế. Trên mặt trận quân sự, từ sau chiến thắng

Hiên giới Thu - Dông (1 9 5 0 ), cuộc kháng chiến của nhân dân ta

chuyển sang bước phát triển mới. Quân và dân ta đã giành, giữ và

phát triển quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính.

Hậu phương kháng chiến được xây dựng và củng cố vững mạnh.

Lực lượng vũ trang ba thú' quân ngày càng trưởng thành, có sự bố

trí hợp lý trên các chiến trường, làm nòng cốt để đua chiến tranh

nhân dân lên đỉnh cao. Tuy nhiên, cách mạng Việt Nam cũng gặp

phải những khó khăn như thông qua việc viện trợ quân sự, Pháp

thực hiện kế hoạch Rơve, Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào chiến

tranh Đông Dương. Từ chỗ là kẻ thù tiềm tàng dần trử thành kẻ

thù chủ yếu của cách mạng Việt Nam.

Tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến vừa
tạo điều kiện thuận lợi, vừa đòi hỏi táng cường đấu tranh ngoại
giao và vận động quốc tế để đưa kháng chiến mau tói ngày
thắng lợi.
2 .2 .2 2 . Chủ trư ơ n g nq oạ ig ia o

Ngày 1 8 / 1 / 1 9 5 0 , Ban thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị


về việc tuyên truyền chính sách ngoại giao của Chính phủ nêu rõ:
"T rư ớ c tình hình mới, Trung ương đã quyết định: "Chính phủ ta tỏ
thái độ rõ rệt đứng vào hàng ngũ dân chủ thế giới”1. Trong Nghị
quyết Đại hội Dảng lần II ( 2 / 1 9 5 1 ] Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ
Chí Minh xác định nhiệm vụ đối ngoại là phục vụ công cuộc kháng
chiến để tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược và đánh đổ bọn can
thiệp Mĩ.

Với các nư ớc Đông Dương, "Việt Nam đoàn kết chặt chẽ với
hai dân tộc Lào, Campuchia và hết lòng giúp đỡ Lào và Campuchia
cùng nhau kháng chiến chống đế quốc xâm lược, giải phóng cho tất
cả các dân tộc Đông Dương"2.

V ới cá c nư ớ c Xã hội chủ ng h ĩa : Đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô,


Trung Quốc và các n ư ớ c dân chủ nhân dân khác.

V ới các nư ớ c khác trên th ế g iớ i: Hợp tác thân thiện, tự do và


bình đẳng với chính phủ và nhân dân các nước.

V ới phong trào g iả i phóng dân tộ c: Tích cực ủng hộ phong


trào giải phóng dân tộc, bảo vệ hòa bình dân chủ thế giới; chống
bọn gây chiến.

2.2.2.3. Hoạt động ngoại g ia o

T h ứ nhất, liên lạc với các Đáng cộng sản, đoàn k ế t và tranh
thủ s ự ủng hộ của Liên Xô, Trun g Quốc và các n ư ớ c dân chủ
nhân dân.

1 I lồ Chií M in h , “ lời kêu gọi nhân <ljp ki niệm C á ch m ạng T hán g tám và ngày d ộ c lập
( 19 5 0 )” , toàn lập, 1.6, t r .8 1 ,8 2
2 Vũ Quiang I liến (2 0 0 5 ) , tim hiểu chủ Irương dối ngoại cùa D áng thời kì ( 19 4 5 - 1 9 5 4 ),
N xb Chánh trị Q u ốc gia, H N , li 140. 143
Trong điều kiện lịch sử mới, Đảng chủ trương thiết láp quan
hệ ngoại giao về mặt nhà nước và xáy dựng liên minh với các nước
Xã hội chủ nghĩa. Chính sách ngoại giao của Đảng từ 1 9 5 0 hướng
mạnh về Liên Xô, Trung Quốc và các nước dán chủ nhân dân. Ngày
2 / 1 / 1 9 5 0 , Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trung Quốc, hội đàm với
lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trung Quốc chấp nhận đề
nghị giúp đỡ cuộc kháng chiến chổng Pháp của Việt Nam. Ngày
1 4 / 1 / 1 9 5 0 Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố “sẵn sàng đặt quan hệ
ngoại giao với chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ
quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam để cùng
nhau bảo vệ hòa bình và xây đắp dân chủ thế giới"1. Tuyên bố này
tạo điều kiện thuận lợi cho việc các nước công nhận về mặt ngoại
giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 1 5 / 1 / 1 9 5 0 ,
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố công nhận nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngày 1 8 / 1 / 1 9 5 0 , nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa tuyên bố công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Ngày 3 0 / 1 / 1 9 5 0 , Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Liên Xô
công nhận. Tiếp đến các nước Đông Âu và Triều Tiên lần lượt
tuyên bố công nhận.

Đặt trong bối cảnh thực dân Pháp tìm mọi cách cô lập, bao
vây ngăn cản mọi ảnh hưởng của chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa thì đây là thắng lợi to lớn về m ặt đối ngoại của cách
mạng Việt Nam. Với thắng lợi này đã chấm dứt thời kỳ đơn độc
chiến đấu trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, tranh thủ được
sự ủng hộ về chính trị và vật chất kinh tế của phe Xã hội chủ nghĩa.
Để thắt chặt tình hữu nghị Việt - Xô và Việt - Trung các Hội hữu
nghị Việt - Xô và Việt - Trung đã được thành lập. Tháng 4 / 1 9 5 1 ,

1 I tồ Chí M inh " l .ờ i luyên bố cùa Chinh phú nước V iệt N am dàn chù C ộng hòa cù n g
Chính phù c á c nước trên thố g iớ i”, Toàn tập, 1 6 , Ir 7 ,8
chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã lập cơ quan sứ quán và
cứ đại sứ sang Bắc Kinh và tiếp nhận đại sứ Trung Quốc tại Việt
Nam. Trung Quốc đã cử chuyên gia, cố vấn quân sự, chính trị sang
giúp Việt Nam, nhận đào tạo cán bộ cho Việt Nam. Ngày 3 / 2 / 1 9 5 0 ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Liên Xô. Tháng 5 / 1 9 5 2 sứ quán Việt
Nam đi vào hoạt động. Liên Xô coi chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa là đại diện họp pháp duy nhất của nhân dân Việt Nam.
Tháng 1 0 / 1 9 5 2 Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Matxcơva tham dự Đại
hội IX Đảng cộng sản Liên Xô, bày tỏ tình đoàn kết với Đảng cộng
sản và nhân dân Liên Xô. Tại đây, Người đã tiếp xúc với đại biểu
các Đảng cộng sản anh em, tạo ra bước phát triển mới trong quan
hệ hợp tác ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau giữa Đảng và nhân dân ta
vói các Đảng cộng sản và công nhân quốc tế.

T h ứ hai, đoàn k ế t giúp đỡ cá c dân tộc Lào và Campuchia.

Ngày 1 1 / 3 / 1 9 5 1 , Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương


họp tại Việt Bắc tuyên bố thành lập khối liên minh chiến đấu Việt
Nam - Lào - Campuchia. Trước khi Hiệp định Giơnevơ đirợc ký kết,
Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ VI (từ ngày
15 - 1 7 / 7 / 1 9 5 4 ) đã khẳng định: Lào và Cao Miên là hai nước láng
giềng anh em của ta. Chính sách của ta đối với nhân dân Lào và
Cao Miên là đoàn kết giúp đỡ.

T h ứ ba, tích cự c ủng hộ phong trà o g iả i phóng dân tộc, phong


trào vì hòa bình th ế g iớ i. Việt Nam đã cử nhiều phái đoàn tham dự
các hội nghị quốc tế, lên tiếng ủng hộ phong trào vì hòa bình thế
giới. Tại Hội nghị Hội đồng hòa bình thế giới ử Viên ( 1 1 / 1 9 5 3 )
phái đoàn Việt Nam tuyên bố hoan nghênh chủ trương m ặt trận
cân chủ hòa bình thế giới, giải quyết mọi xung đột quốc tế bằng
phương pháp hòa bình và giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam.
T h ứ tư, h o ạt động dấu tranh ngoại g iao đi đến kí k ế t hiệp định
G iơnevư về chấm d ứ t chiến tranh lập lạ i hỏa bình ở Dông Dương.

Trư ớc sau trong chính sách ngoại giao Đảng, Chính phủ, Chủ
tịch llồ Chí Minh đều thể hiện thiện chí: Hòa bình và kiên quyết
giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc. Ngày 2 6 / 1 1 / 1 9 5 3 , trả lời
phỏng vấn nhà báo Thụy Điển, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố:
"Nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân
dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến
thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu chính phủ Pháp đã rút được bài
học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đỉnh chiến
ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam
theo đường lối hòa bình thì nhân dân và chính phủ Việt Nam dân
chủ cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó. Ccr sở của việc đình chiến ở
Việt Nam là chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thực sự
của nước Việt Nam"1. Lời tuyên bố ấy đã tác động sâu sắc đến dư
luận P h á p . Họ đòi phải đàm ph ám n g a y với C h ín h phủ
Hồ Chí Minh.
Sau những thất bại liên tiếp ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp
phải chấp nhận sự có mặt của đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
tại Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương. Ngày 4 / 5 / 1 9 5 4 , theo lời
mời của chính phủ Liên Xô và Trung Quốc phái đoàn chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưửng Bộ
Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn tới Giơnevơ.

Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương diễn ra gay go phức tạp do


lập trường, quan điểm và lợi ích của các bên tham dự Hội nghị.
Dến hội nghị Gionevơ, Pháp muốn tránh đàm phán trực tiếp Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, thông qua hội nghị trên bàn đàm phán

1 I lồ Chi M inh: “T rá là i một nhủ háo Thụy D icn ”, T oàn lập, 1.7, tr 168, 1 6 9

62
quốc tế đa phương dc Pháp tìm cách rút lui khỏi Việt Nam trong
danh dự. Mĩ bất đắc dĩ phải tham gia hội nghị. Mĩ răn de, ngăn
chặn mọi sự thoả hiệp bất lợi cho phương Tây va gây trở ngại cho
mưu đồ của Mĩ thay chân Pháp ở Đông Dương. Mĩ cp Pháp giũ' thái
độ cứng rắn, ngăn chặn mọi sự thoả hiệp. Anh mâu thuẫn với Mĩ,
phản đối việc Mĩ căn thiệp vào Đông Dương, tránh bị lôi cuốn vào
m ột cuộc phiêu lưu quân sự tập thể. Anh ủng hộ Pháp theo khả
năng, góp phần lập lại hoà bình ử Đông Dương có lợi cho việc củng
cố "Khối thịnh vượng chung" của Anh ở châu Á. Trung Quốc coi
đây là cơ hội vàng để thực hiện cùng lúc 3 mục tiêu lớn: Thúc đẩy
giải quyết nhanh chiến tranh Đông Dương, dặp tắt lò lửa cạnh nhà,
đẩy Mĩ ra xa, đồng thời tạo ra ở đây nhiều nước láng giềng riêng
biệt đế Trung Quốc có thể tạo dựng ảnh hưởng; Đề cao vị thế quốc
tế của Trung Quốc, khôi phục lại vị thế của một nước lớn, có vai trò
trong các vấn đề quốc tế; Mở rộng quan hệ với các nước Tây Âu.
Liên Xô muốn sớm chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương để đề cao
Liên Xô và phát huy đường lối đối ngoại chung sống hoà bình. Với
cương vị đồng chủ tịch, Liên Xô đóng vai trò dàn hoà trên các vấn
đề lớn nhung tỏ ra kín đáo, cân bằng.

Việt Nam đến Giơnevơ trên tư thế người chiến thắng với mục
tiêu giành độc lập, hoà bình cho Việt Nam - Lào - Campuchia. Việt
Nam đua ra đề nghị 8 điểm, thể hiện lập trường có nguyên tác,
đồng thời tỏ rõ thiện chí của nhân dân và chính phủ Việt Nam.
Kiên quyết lập trường giải quyết toàn diện vấn đề quân sự, chính
trị đồng thời cho cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên cơ sử
tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
mỗi nước Đông Dương. Đồng thời chủ trương phối hợp đấu tranh
mặt trận quân sự, chính trị với mặt trận ngoại giao.
Cuối cùng, sau những cuộc đấu tranh kiên trì trcn mặt trận
ngoại giao của ta đồng thời xuất phát từ tình hình thực tẽ của cuộc
kháng chiến... tliệp định Ciiơnevcr về chấm dứt chiến tranh và lập
lại hòa binh ở Đông Dương đã được kí kết ( 2 1 / 7 / 1 9 5 4 ) . Mặc dù
còn nhiều hạn chế, nhưng với việc kí kết hiệp định Giơnevơ
"Chúng ta đã thu được m ột thắng lợi ngoại giao lớn”.

Hiệp định Giơnevơ được kí kết bao gồm những văn kiện
pháp lý quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
như: Dộc lập, thống nhất, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Kết quả của
Hiệp định Giơnevơ không những đã vượt qua kết quả Hiệp định
Sơ bộ ( 6 / 3 / 1 9 4 6 ) mà còn vượt qua ý đồ ban đầu của Pháp và Mĩ
muốn hạn chế nội dung của Hội nghị trong khuôn khổ tìm một giải
pháp cứu nguy cho quân đội Pháp và duy trì được lọi ích của họ ở
Đông Dưo-ng. Đánh giá VỀ Hiệp định Giơnevơ, Thường vụ Đảng ủy
quân sự Trung UOTig ( 1 1 / 1 9 8 0 ) đã kết luận: Với Hiệp định
Giơnevơ năm 195 4 , tuy ta chưa hoàn thành mục tiêu giải phóng cả
nước, nhưng đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng: Đánh bại đế
quốc Pháp, giải phóng miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành hậu
phương vững mạnh, chuẩn bị điều kiện để tiến hành cuộc kháng
chiến chống Mĩ sau này.

Mặc dù, “Chưa có nhiều kinh nghiệm trong vận dụng tư


tưởng độc lập tự chủ trên mặt trận đối ngoại song phương cũng
như đa phương nhất là trong thời điếm các nước lớn đang diễn ra
rất phức tạp... Cuộc vận động quốc tế có nhiều lúc thiên về châu
Âu hơn châu Á... Nhận thúx của ta về chiến lược của các nước lớn
có lúc còn chưa sâu, hiểu biết về ngoại giao đa phương còn hạn
hẹp"1nhưng trong thế chủ động tiến công chiến lược của cuộc

1 Nguyễn Phúc Luân (2 0 0 1 ) , N goại giao V iệt Nam hiện đại vì sự n ghiệp giành dộc lập
lự do 10 4 5 - 2 0 0 0 , N xb Chính Irị Q u ố c gia, I IN, lr.5 4
kháng chiến chống Pháp, ngoại giao Việt Nam đã từng bước tranh
thủ sự ủng hộ quốc tế đối với cách mạng Việt Nam, tích cực góp
phần vào s ự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh có thể tranh thủ được từ bên ngoài,
nhằm mục tiêu lớn nhất là góp phần quan trọng đưa cuộc kháng
chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
PHẦN ĐỌC THÊM

1. N h ữ n g t h u ậ n lợ i và k h ó k h ăn c ủ a C ách m ạ n g Việt N am
khi Hiệp định G iơneve về Đông D ươn g đ ư ợ c kí kết n ă m 1 9 5 4

- N hững th u ậ n l ạ i

M ột là: Cùng với chiến thắng Diện Biên Phủ, Hiệp định
Giơneve đã chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình trên toàn cõi
Đông Dương. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các
quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Dông Dương là độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Điều mà 9 năm trước, tại
Hiệp định Sơ bộ 6 / 3 / 1 9 4 6 Pháp không chịu công nhận.

Hai là: Với Hiệp định Giơneve, miền Bắc được hoàn toàn giải
phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, trở thành chỗ dựa vững chắc cho
cuộc cách mạng giải phóng miền Nam và đấu tranh thống nhất
nước nhà.

Ba là: Việc định ra thời gian cụ thể để đi tới thống nhất Việt
Nam bằng con đường hòa bình, hiệp thương tổng tuyển cử.

Bốn là : Tạo ra khung pháp lý quốc tế vững chắc đê nhân dân


ta tiếp tục đấu tranh chống để quốc Mĩ trong giai đoạn sau.

- Những khó khăn

Vê m ục tiêu:

Ngay từ giai đoạn đầu tiên của Hội nghị, phái đoàn Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa đã đưa ra quan điểm về quá trình đàm phán là

giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ chính trị và quân sự, vấn đề Lào

và Campuchia. Nhưng lập trường của Pháp (được Mĩ ủng hộ) tại

phiên họp khai mạc ngày 8 / 5 là chỉ giải quyết vấn đề quân sự,

không đề cập đến vấn đề chính trị; tách riêng vấn đề Lào và

Campuchia ra khỏi vấn đề Việt Nam. Doàn Liên Xô và Trung Quốc


lúc dâu ra tuyên hố ủng hộ lập trường của đoàn Việt Nam, nhưng

sau đó cũng vì những lợi ích nước lớn mà Liên Xô và Trung Quốc

đã có những thỏa thuận, và sau đó là nhân nhượng theo những

điều khoản có lợi cho các nước phương Tây, đó là tách vấn đề

quân sự và chính trị riêng, giải quyết vấn đề quân sự trước làm

cho phái đoàn Việt Nam không phát huy được những thắng lợi đã

giành được trên chiến trường khi đàm phán giái quyêt vấn đề

chính trị; tách riêng vấn đề Lào và Campuchia ra khỏi vấn đề Việt

Nam để hạn chế sức mạnh, tinh thân đoàn kết và những thắng lợi

của nhân dân 3 nước Đông Dương. Như vậy, Việt Nam đã bị hạn

chế ngay từ những mục tiêu ban đầu.

Vê phân vùng g iớ i tuyến:

Về phía Việt Nam, lúc đầu Chính phủ Việt Nam dự định lấy vĩ

tuyến 13 ngang với Quy Nhơn làm giới tuyến quân sự của hai bên,

tối thiểu cũng phải đòi được vĩ tuyến 16. Nhưng cuối cùng ta phải

chấp nhận vĩ tuyến 17, còn Pháp chỉ lùi từ vĩ tuyến 18 xuống 17.

Kết quả này, một lần nữa sát với mục tiêu của Pháp hơn. Mặc dù

đối với Pháp lúc này, vĩ tuyến 16 hay 17 cũng chỉ là lọi ích phụ mà thôi.

Vê th ờ i hạn tổng tuyển cử :

Với khát vọng hòa bình, độc lập và thống nhất trong cả nước

nên phái đoàn của ta tại Giơneve đề ra thời hạn tổng tuyển cử là 6

tháng, trong khi các cường quốc phương Tây luôn tìm mọi cách trì

hoãn cuộc tổng tuyển cử càng lâu càng tốt. Vào những ngày cuối

cùng của Hội nghị, Liên Xô và Trung Quốc đưa ra thời hạn cho tổng

tuyến cử là 2 năm và khuyên Việt Nam nên chấp nhận với con số đó.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Chủ trương ngoại giao của Dáng và Chính phủ ta thời kỳ


1 9 4 5 - 1946?

2. Hoạt động ngoại giao của Đảng và Chính phủ ta đổi với
Trung Hoa Dán Quốc trong giai đoạn 1 9 4 5 - 19 46 ?

3. Hoạt động ngoại giao của Đảng và Chính phủ ta đối với
Pháp từ 6 / 3 / 1 9 4 6 đến 1 4 / 9 / 1 9 4 6 ?

4. Chủ trương ngoại giao của Đảng và Chính phủ ta thời kỳ


1946-1954?

5. Hoạt động ngoại giao của Đảng và Chính phủ ta đối với
Trung Quốc và Liên Xô giai đoạn 1 9 4 7 - 1 9 5 0 ?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

11 ] Nguyễn Dinh Bin ( 2 0 0 2 ) , Ngoại giao Việt Nam 1 9 4 5 -


2 0 0 0 , Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[2] Vũ Quang Hiến ( 2 0 0 5 ) , Tìm hiểu chủ trương đối ngoại


của Đảng thời kỳ ( 1 9 4 5 - 1 9 5 4 ), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[3] Lưu Văn Lợi ( 1 9 9 6 ) , 5 0 năm ngoại giao Việt Nam 1 9 4 5 -


19 95, Nxb Côngan nhân dân, UN.

[4] Nguyễn Phúc Luân ( 2 0 0 1 ) , Ngoại giao Việt Nam hiện đại
vì sự nghiệp giành độc lập tự do ( 1 9 4 5 - 1 9 7 5 ), Nxh chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
Chương 3

NGOẠI GIAO V IỆT NAM TRONG TH ỜI KÌ KHÁNG CHIÊN

CHỐNG Mĩ CỨU NƯỚC ( 1 9 5 4 - 1 9 7 5 )

M ụ c đ ích yêu cầu :

- Bối cảnh lịch sử của việc đề ra chủ trirơng và hoạt động


ngoại giao của Việt Nam từng thời kỳ trong kháng chiến chống Mĩ
cứu nước.

- Chủ trương và các hoạt động ngoại giao của Việt Nam từ sau
ngày kí kết Hiệp định Giơnevơ 1 9 5 4 đến trước Hội nghị Pari 1 97 3

- Quá trình đấu tranh ngoại giao của Việt Nam đê đi đến ký
kết Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh lập lại hoàn bình ử Việt Nam.

3 .1 . Ngoại giao Việt Nam giai đ o ạ n 1 9 5 4 - 1 9 6 7

3.1.1. Hoàn cảnh lịch s ử


Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 195 4, tình hình thế giới có
nhũng thuận lợi đáng kể: Chủ nghĩa xã hội sau khi hình thành hệ
thống, đã phát triển mạnh mẽ, phong trào giải phóng dân tộc và
phong trào dân chủ vì hoà bình, tiến bộ trên thế giới nố ra rộng rãi,
sôi nổi. Sức mạnh tổng hợp của ba yếu tố trên đã tạo nên thế tiển
công toàn diện vào chủ nghĩa đế quốc, cổ vũ phong trào cách mạng
thế giới nói chung, phong trào cách mạng ở Việt Nam thời kỳ 1 9 5 4
- 1 9 6 7 nói riêng.

Cũng trong thời kỳ này, trong nội bộ của chủ nghĩa tư bản
cũng có những biến động đáng kể. Là cường quốc số 1 thế giới,
mục tiêu nhất quán trong chính sách đối ngoại của Mĩ là giành, giữ
ảnh h ư ỏn g thị trường thế giới và trử thành bá chủ thế giới. Sau
Chiến tranh thế giới II, Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu, ráo riết
chạy đua vũ trang, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các
nước, tổ chức đảo chính, dựng lên những chính quyền bù nhìn tay
sai. Chiến lược toàn cầu của Mĩ gồm có chiến lược chung (chiến
lược tổng quát) và chiến lược quân sự toàn cầu. Chiến lược chung
bao gồm những quan điểm, tư tưởng và phương hướng chỉ đạo
chiến lược cho tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao
và thường được mang tên học thuyết hoặc chủ nghĩa (Học thuyết
ToTuman có chiến lược quân sự toàn cầu là "chiến lirợc ngăn
chặn"; Chủ nghĩa Aixenhao có chiến lược quân sự toàn cầu là "trả
đũa ồ ạt"; Học thuyết Kennơdy có chiến lược quân sự toàn cầu là
"phản ứng linh hoạt"...). Mĩ đã giương cao khẩu hiệu “Chống bành
trướng của chủ nghĩa cộng sản” làm ngọn cờ chủ đạo để tập hợp
lực lượng trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh với nhiều tên gọi
khác nhau như "Ngăn chặn và đẩy lùi”, "Trả đũa ồ ạt”, "Bên miệng
hố chiến tranh". Thực hiện âm mưu bá chủ thế giới, Mĩ tập hợp các
nước đế quốc trong các liên minh quân sự do MI căm đầu: Tổ chức
hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), khối CENTO ở Trung Cận Đông
( 1 9 5 9 ) , và nhiều hiệp định song phương khác... Trong quá trình
điều chỉnh chiến lược ngăn chặn ở Châu Á, giới chiến lược quân sự
Mĩ phát hiện thấy lúc này hướng yếu nhất trong chiến lược của Mĩ
ở Châu Á là Đông - Nam Á, một khu vực rộng lớn tiếp xúc với
Trung Quốc ở phía Nam. Đông - Nam Á có tầm quan trọng về chiến
lược, nó kiểm soát cửa ngõ ra vào giữa hai biển Thái Bình Dương
và Ấn Độ Dương. Chiến lược ngăn chặn Đông Nam Á bắt đầu và
Đông Dương trở thành trọng điểm của chiến lược này.

Sau m ột thời gian dài tiến hành chiến tranh lạnh và chạy đua
vũ trang, cuộc ganh đua giữa hai cường quốc Xô - Mĩ đã bắt đâu
chững lại, thay vào đó là xu thế hoà hoãn. Từ sau Đại hội Đảng
Cộng sản Liên Xô lăn thứ XX (1 9 5 6 ), N.Khơrútxôp chính thức lên
nắm quyền, đưa ra kế hoạch nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ
s ở vật chất của Chủ nghĩa cộng sản trong vòng 2 0 năm. Để thực
hiện mục tiêu đó, Liên Xô đã đề nghị với Mĩ giảm b ớ t chạy đua vũ
trang, giũ’ nguyên trạng Châu Âu với khẩu hiệu "Thi đua hoà bình",
“Chung sống hoà bình, tập trung xây dụng kinh tế, ổn dịnh tình
hình chính trị". Đối với phong trào cách mạng thế giới, Liên Xô chủ
trương đấu tranh giành chính quyền bằng phương pháp hoà bình.

Sau khi hoà bình lập lại ử Đông Dương, Trung Quốc tăng
cường quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, duy trì và m ở rộng
quan hệ với Liên Xô, tỏ thái độ hoà hoãn với Mĩ và tìm cách bình
thu ờng hoá với một số nước phương Tây. Trên con đường tập hợp
lực lượng, Trung Quốc chủ trương lấy vấn đề ủng hộ Việt Nam làm
khẩu hiệu thu phục nhân tâm. Trung Quốc xem Việt Nam là đối tác
trung gian tốt nhất để có thê’ đua ra đàm phán với Liên Xô và Mĩ
khi cần th iế t Để khống chế được Việt Nam, Trung Quốc vận động
Việt Nam thi hành tốt Hiệp định Giơnevơ năm 19 5 4 , viện trợ cho
Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh. Riêng đối với miền
Nam, Trung Quốc cho rằng ta nên trường kỳ mai phục, không nên
nóng vội phát động đấu tranh vũ trang. Nhiệm vụ trước mắt của
cách mạng Việt Nam là tập trung xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc vững mạnh, trở thành cơ s ở vũ ng chắc cho cách mạng cả
nước. Thái độ này của Trung Quốc là hoàn toàn dễ hiểu. Một trong
những nét nổi bật nhất của chính sách ngoại giao của Trung Quốc
đó là thường xuyên muốn duy trì hoà bình ở sườn phía Nam bằng
cách thiết lập một sự cân bằng dựa trên sự kình địch giữa các quốc
gia trong khu vực.

Song song với xu thế hoà hoãn Xô - Mĩ, trong thời gian này,
lịch sử thế giới còn chứng kiến những bất đồng nảy sinh trong phc
xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là mâu thuẫn Xô - Trung. Thực ra, mâu
thuẫn này đã xuất hiện từ năm 1945 sau khi Hội nghị Ianta diễn ra,
Mao Trạch Đông đã không tán thành việc đi theo đường lỗi của
Liên Xô, ông chủ trương dựa vào Mĩ để tiến lên. Quan hệ Liên Xô -
Trung Quốc dịu đi sau cuộc chiến tranh Triều Tiên ( 1 9 5 0 - 1 9 5 3 )
và ngày càng tốt đẹp, đánh dấu bằng các chuyến thăm của lãnh đạo
cấp cao hai nước như: Chủ tịch Mao Trạch Dông thăm Matxcơva và
ký Hiệp ước Xô - Trung ( 2 / 1 9 5 0 ) ; Khorutxôp thăm Trung Quốc
(tháng 1 0 /1 9 5 4 )... Kết quả của mối quan hộ tốt đẹp này là m ột bản
tuyên bố giữa các Đảng cộng sản đã được công bố.

Tuy nhiên, sau Hội nghị Matxccrva năm 1957, quan hộ Xô -


Trung lại dần trở nên nguội lạnh và ngày càng có nhiều bất đồng
gay gắt giữa 2 Đảng, 2 nước xung quanh những vấn đề lý luận,
đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế như lời tuyên bố
của Khơrutxôp: Cuộc xung đột với Trung Quốc là không thể tránh
khỏi. Mâu thuẫn Xô - Trung đã làm cho tình hình thế giới phức tạp,
từ một trụ cột của các nước xã hộl chủ nghĩa, Trung Quốc đã xem
Liên Xô là kẻ thù thứ nhất của phong trào cách mạng thế giới. Mối
quan hệ Liên Xô - Trung Quốc và Mĩ đã có những tác động mạnh
mẽ tới Việt Nam nói riêng, các nước thuộc địa nói chung thời kỳ
này. Cả Liên Xô và Trung Quốc trong xu thế hoà hoãn với Mĩ và
mâu thuẫn với nhau như vậy đều muốn sử dụng Việt Nam như
một lá bài trong các cuộc thương thuyết vì quyền lợi của họ. Trong
hoàn cảnh như vậy, Việt Nam chịu sức ép rất lớn từ cả hai phía
Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam sẽ phải có chính sách chiến lược
như thế nào trong một tổng thể quan hệ Việt Nam - Trung Quốc -
Liên Xô - Mĩ chồng chéo, đan xen nhau. Đường lối đối ngoại của Đảng
và Nhà nước Việt Nam thòi kỳ này phải trên cơ sờ phân tích một cách
họp lý, phù hợp với từng nước, dựa trên nguyên tác đối ngoại chung
làm sao vừa thu hẹp được những bất đồng giữa các nước đồng minh
vừa giữ vũng được đường lối độc lập, tự chủ của mình.

Chính quyền Kennedy điều chỉnh chiến lược chính trị, quân
sự, đối ngoại từ chiến lược"trả đũa ồ ạt” sang chiến lược “phản
ứng linh hoạt” với ba mức độ "chiến tranh đặc biệt”, "chiến tranh
cục bộ”, "chiến tranh hạt nhân”.

ử trong nước, cuộc kháng chiến bcn bỉ, anh dũng của nhán
dân Việt Nam mà đỉnh cao thắng lợi là chiến dịch Diện Biên Phủ đã
buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ ( 7 / 1 9 5 4 ) ,
công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
nước Việt Nam. Đây là một thắng lợi lớn của nhân dân Việt Nam,
Lào, Campuchia, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình
trên thế giới. Thắng lợi đó đã m ở đường cho cách mạng Việt Nam
bước vào thời kỳ phát triển mới, với nhũng điều kiện thuận lợi
mới, nhưng cũng đầy khó khăn, phức tạp. Đất nước tạm thời bị
chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: miền Bắc,
căn bản hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,
bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trở thành cơ sử
vững chắc cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Ở
miền Nam, chính quyền Aisenhao đã kiên quyết biến miền Nam
Việt Nam thành một quốc gia riêng, là “thành trì chống chủ nghĩa
cộng sản", là "cơ sở để chứng minh cho nền dân chủ ở châu Á của
Mĩ” theo tuyên bố của Ngoại trưởng Mĩ Đalet: Điều quan trọng
nhất không phải là khóc than cho quá khứ mà phải nắm lấy cơ hội
tu-ơng lai nhằm ngăn cản không để mất miền Nam Việt Nam, để
cuối cùng dẫn đến chỗ chủ nghĩa cộng sản có ưu thế trên toàn cõi
Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương.

Đê thực hiện được âm mưu trên, Mĩ đã áp đặt ở miền


Nam Việt Nam chủ nghĩa thực dân kiểu mới mà đặc điểm của nó là
ở chỗ "được thực hiện không phải bằng hê thống cai trị trực riếp
của bọn đế quốc mà thông qua một chính quyền tay sai đại biểu
quyền lợi của giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản khoác
áo "dân tộc dân chủ giả hiệu”. Ngày 7 / 7 / 1 9 5 4 , Mĩ đưa Ngô Đình
Diệm lên làm Thủ tướng chính quyền Sài Gòn. Ngay sau khi lên
nắm chính quyền, Mĩ - Diệm liên tiếp tiến hành những hành động
phá hoại Hiệp định Giơnevơ ngày càng nghiêm trọng và có hệ
thống. Sau chín năm kháng chiến, miền Nam chưa có ngày hoà
bình. Một lần nữa, cách mạng miền Nam lại đứng trước nhũng thử
thách tưởng chừng khó vượt qua. Tình hình trên cho thấy đế quốc
Mĩ là một trở lực chính ngăn cản việc lập lại hoà bình ở Đông
Dương và đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân
Dông Dương.

Từ năm 1961, miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất (1961 - 1965). Sau hội nghị Trung ư ơ n g lần 15 và Đại
hội Đảng lần III của Đảng Lao Động Việt Nam, ở miền Nam cao trào
Dồng Khởi - cuộc đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang giành
chính quyền làm chủ nhanh chóng phát triển thành cuộc chiến
tranh cách mạng. Nhân dân miền Nam không ngừng xây dựng và
phát triển lực lượng, từng bước m ở rộng vùng giải phóng, đấy chế
độ tay sai Ngô Đình Diệm lún sâu vào khủng hoảng triền miên.

Áp dụng chiến lược toàn cầu phản ứng linh hoạt ở miền Nam
Việt Nam, Mĩ thực hiện chiến lược "chiến tranh đặc biệt", sau đó là
chiến lược "chiến tranh cục bộ".

3.1.2. Chủ trươnq nqoạigiao


T ừ ngày 15 đến ngày 1 8 / 7 / 1 9 5 4 , Ban Chấp hành Trung
ưo-ng Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 6 đánh giá sự chuyển biến tình
hình và vạch ra nhiệm vụ mới, quyết định chủ trương, phương
châm, sách lược đấu tranh của cách mạng Việt Nam. Tại hội nghị,
Chú tịch Hồ Chí Minh xác định “Dế quốc Mĩ là kẻ thù chính của
nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới và hiện đang trở thành kẻ
thù trực tiếp của nhân dân Đông Dương”. Trên cơ sở phân tích và
đánh giá tình hình trong nước và thế giới, hội nghị nhận định "Chĩa
mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mĩ và hiếu chiến Pháp, dựa trên
c ơ s ở những thắng lợi đã đạt đirợc mà phấn đấu đế thực hiện hnà
bình ở Đông Dương, phá tan âm mưu của đế quốc Mĩ kéo dài và
m ở rộng chiến tranh Đông Dương củng cố hoà bình và thực hiện
thống nhất, hoà bình độc lập và dân chủ trong toàn quốc" với khẩu
hiệu đấu tranh "Hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”. Những
chuyển hướng của hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lân
thứ 6 tuy mới vạch ra những n ét chung nhất song nó có ý nghĩa
quan trọng đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.

Sau 2 tháng, ngày 5 / 9 / 1 9 5 4 , Ban Chấp hành Trung ương


Đảng đã họp Hội nghị bổ sung và cụ thể hoá Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị chỉ rõ 5 đặc
điểm của cách mạng Việt Nam từ sau khi Hiệp định Giơnevơ được
ký kết, trong đó, 2 đặc điểm lớn ảnh hưởng đến đường lối, chủ
trương cách mạng của nước ta là Việt Nam đang trong giai đoạn “từ
chiến tranh chuyên sang hoà bình” và “Nam Bắc tạm thời phân làm
2 vùng”. Nghị quyết nêu rõ: Đối với Pháp cần tiếp tục dùng hình
thức thương lượng và đàm phám đổ điều chỉnh, tránh quá căng
thẳng gây tan vỡ; mở rộng quan hệ kinh tế mậu dịch trên cơ sở bình
đẳng, cùng có lợi với Pháp; m ở rộng quan hệ với các nước như: Ấn
Độ, Nam Dương...; phát triển và củng cố tình hữu nghị với Liên Xô,
Trung Quốc và tất cả các nước dân chủ nhân dân khác.
Sau Nghị quyết Trung ương 15, nhiệm vụ ngoại giao Việt
Nam là phải không ngừng củng cố và mở rộng quan hệ về mọi mặt
giữa nước ta với các nước trên thế giới, không ngừng nâng cao địa
vị của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để phục vụ cho công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miên Bắc và cuộc kháng chiến
chống Mĩ ở miền Nam. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các
nước xã hội chủ nghĩa; các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh và
nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam
và đối với sự nghiệp hòa bình thống nhất tổ quốc của nhân dân ta.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ III, Đảng và Chính phủ đe ra
những nội dung cơ bản về chính sách đối ngoại của ta là: Ra sức
góp phăn tăng cường lực lượng của phe xã hội chủ nghĩa do Liên
Xô đứng đầu, tăng cường sự đoàn kết nhất trí và củng cố tình hữu
nghị không gì lay chuyển nổi giữa nước ta và các nước xã hội chủ
nghĩa anh em; phát triển quan hệ hợp tác tương trợ với các nước
anh em theo những nguyên tắc của quốc tế vô sản. Ra sức ủng hộ
phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và giành độc lập
dân tộc của nhân dân các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh. Tăng
cường quan hệ hữu nghị với các nước dân chủ nhân dân, phát
triển sự hợp tác kinh tế và văn hoá với các nước đó. Chúng ta hoan
nghênh và ủng hộ đường lối hoà bình trung lập thật sự và hoà hợp
dân tộc và mong muốn xây dựng quan hệ hữu nghị với vương
quốc Campuchia. ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Lào nhằm
thực hiện đường lối hoà bình trung lập thật sự và hoà hợp dân tộc
và mong muốn xây dựng quan hệ với vương quốc Lào. Đối với tất
cả các nước khác, chúng ta sẵn sàng đặt quan hệ hữu nghị trên cơ
s ở bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Đi đôi với việc xây dựng và
tăng cường quan hệ giữa chính phủ ta và chính phủ các nước, cần
mở rộng mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
3.1.3. Hoạt động ngoại giao
Dâu tranh thi hành hiệp định Giơnevơ

Nhiệm vụ chính trị hàng đầu của toàn đảng, toàn dân ta lúc
này là đấu tranh thi hành hiệp định Giơnevơ để thực hiện thống
nhất nước nhà. Mục tiêu là đòi lập lại quan hệ bình thường giữa
hai miền Nam - Bắc, thực hiện hội nghị hiệp thương để chuẩn bị
thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử tự do Iihư Hiệp định
Giơnevơ quy định. Trước hết là đấu tranh đòi thi hành nghiêm
chỉnh các điều khoản về đình chiến, tập kết, chuyến quân, lập khu
phi quân sự. Kết quả, lệnh ngừng bắn được Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và Pháp thực hiện đúng thời hạn, quân đội Pháp rút hết
khỏi Việt Nam vào ngày 1 6 / 5 / 1 9 5 5 , hai bên trao trả tù binh.

Chủ tịch Hô Chí Minh, Đảng và nhà nước Việt Nam chủ
trương vận dụng mọi hình thức đấu tranh ngoại giao để đòi chính
quyền Sài Gòn bàn về hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước
nhà. Tuy nhiên, đề nghị trên đã bị chính quyền Sài Gòn khước từ.
Chính phủ ta đã đề nghị hai đồng chủ tịch Giơnevơ thi hành mọi
biện pháp cần thiết để hội nghi hiệp thương giữa hai miền được tổ
chức; tố caó việc chính quyền Sài Gòn tổ chức trưng cầu dân ý, tổ
chức tổng tuyển cử riêng rẽ, phản đối các hành động khủng bố
những người kháng chiến cũ. Qua bốn năm đấu tranh đòi thi hành
hiệp định Giơnevơ, hoạt động ngoại giao đã góp phần làm cho dư
luận thế giới thấy rõ Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tha
thiết với hòa bình và thống nhất đất nước, còn Mĩ và chính quyền
Ngô Đình Diệm âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam. Cuộc đấu tranh
ngoại giao của nhà nước và nhân dân đã tạo ra dược dư luận quốc
tế quan tâm ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta và
lên án các chính sách, hành động sai trái của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
Với cá c n ư ớ c khác t.rnng phe xã hội chủ nghĩa: Xây dưng quan
hệ hợp tác toàn diện và chặt chẽ với các nước khác trong phe xã
hội chủ nghĩa, cũng như góp phần củng cố đoàn kết và hợp tác
giữa các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn cách
mạng mới, Việt Nam coi trọng củng cố và phát triển quan hộ hữu
nghị hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô và
Trung Quốc - đồng minh.

Dê tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện và chặt chẽ
giũa Việt Nam với Liên Xô, Trung Quốc, ngay sau khi thủ đô được
giải phóng, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để các nước xã hội chủ nghĩa sớm đặt Đại sứ quán
tại Hà Nội, đồng thời, Việt Nam cũng sớm đặt Đại sứ quán tại các
nước này. Năm 1 956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thăm chính thức 9
nước gồm các nước xã hội chủ nghĩa ở Dông Âu và Bắc Á; một số
nước dân chủ ở châu Á.

Qua các cuộc trao đổi, tiếp xúc ý kiến trong dịp đoàn đại biểu
Việt Nam đến thăm các nhà nước, các nhà lãnh đạo các nước đều
ủng hộ đường lối xây dựng củng cố miền Bắc và đấu tranh hòa
bình thống nhất nước nhà của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa đã tranh thủ được viện trợ kinh tế to lớn từ các
nước xã hội chủ nghĩa. Đồng thời việc các nhà lãnh đạo của các
nuớ c sang thăm Việt Nam đã góp phần táng cường tình đoàn kết
hữu nghị và nâng cao vị thế của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa trên trirờng quốc tế.

Sang năm 19 60, bất đồng giữa Liên Xô với Trung Quốc bộc lộ
ngày càng gay gắt, đặt ra cho ngoại giao Viêt Nam là phải đóng góp
vào giữ gỉn đoàn kết trong phe xã hội chủ nghĩa và giữ cân bằng
quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn xã hội chủ nghĩa vì lợi ích
của cách mạng Việt Nam, vì lợi ích của phe xã hội chủ nghĩa và lợi
ích của cách mạng thế giới. Xuất phát từ thực tế trên, năm 1960,
Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm chính thức Liên Xô và Trung
Quốc. Mục đích là nhằm đóng góp cho tinh thần đoàn kết giũa Liên
Xô với Trung Quốc, giũ' vững tình đoàn kết trong phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế...

Đỗi vớ i Là o và Cam puchia: Đảng và nhà nước Việt Nam chủ


trưrrng sớm xây dựng quan hệ láng giềng hữu nghị về mặt nhà
nước. Dồng thời, tiếp tục giúp đỡ các lực lượng cách mạng L.ào và
Campuchia.

Đối với Pháp: Thúc đẩy quan hệ hợp tác với chính phủ Pháp
và tăng cường quan hệ đoàn kết hữu nghị với nhân dân Pháp.

Với phong trào dân tộc dân chủ và các n ư ớ c khác trên th ế
g iớ i: Tăng cường đoàn và hợp tác trong phong trào cộng sản, công
nhân quốc tế. Tăng cườ n g tình đoàn kết chiến đấu với các phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước châu Á,
Phi, tầng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với các n ư ớ c vừa giành
độc lập ờ châu Á. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lập quan
hệ tổng lãnh sự với Ấn Độ, Miến Điện, Indônêxia, thiết lập quan hệ
ngoại giao với CuBa và m ột số nước ỏ" châu Phi... Năm 1 9 5 7 , Chủ
tịch Hồ Chí Minh đi thăm Ấn Độ, Miến Điện, Indônêxia. Đồng thời
Việt Nam cũng đón tiếp trọng thị các nguyên thủ, người đứng đầu
chính phủ của các nước naỳ đến thăm Việt Nam. Tham gia vào các
phong trào tiến bộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới, đấu
tranh bảo vệ hòa bình thế giới chống các thế lực đế quốc, thực dân
hiếu chiến và vì quyền dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Tranh thủ s ự ủng hộ của quốc t ế đối với cuộc chiến tranh cách
mạng ở miên Nam.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc
giải phóng miền Nam cùng chung nhiệm vụ là tuyên truyền giải
thích cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta là chính nghĩa,
lên án những chính sách xâm lược và tàn bạo của Mĩ - Ngụy, đồng
thừi tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với
cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân ta. Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa tích cực vận động quốc tế công nhận Mặt trận Dân
tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Mặt trận dân tộc giải phóng cử
nhiều đoàn Dại biểu thăm các nước anh em, bè bạn, dự nhiều Hội
nghị quốc tế đưa tiếng nói của nhân dân miền Nam đang chiến đấu
tới các diễn đàn, các c ơ quan thông tấn, báo chí quốc tế. Các nước
anh em, bạn bè lần lư ợt công nhận và lập quan hệ chính thức với
Mặt trận. Đến năm 1 9 6 3 , có 321 tổ chức thuộc nhiều xu hướng
chính trị ở 42 nước ủng hộ Mặt trận.

Trong điều kiện miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội,
miền Nam tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng chống "Chiến
tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ, việc đoàn kết với Liên Xô, Trung
Quốc, tranh thủ sự ủng hộ vật chất, tinh thần của các nước xã hội
chủ nghĩa trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngoại giao
Việt Nam. Với sự chủ động, tích cực của ngoại giao Việt Nam, các
nước xã hội chủ nghĩa đã cam kết và thỏa thuận giúp Việt Nam
thực hiện kế hoạch 5 năm lân thứ nhất và táng cường tiềm lực
quốc phòng. Nhiệm vụ tranh thủ các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ
cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam có phần phức tạp hơn.
Các nước lo ngại chiến tranh cách mạng ở miền Nam có thề tăng
cường, mỏ' rộng, không có lợi cho hòa bình và an ninh chung.

T rư ớ c tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước
ta đã giải thích với các lãnh đạo các nước anh em để khẳng định
rõ: trước sau Việt Nam vẫn chủ trương thi hành hiệp định
Gionevơ, thống nhất nước nhà bằng biện pháp hòa bình; hoạt
động vũ trang có tính chất tự vệ và hỗ trợ đấu tranh chính trị,
không đê chiến tranh lan rộng. Với sự thuyết phục khéo léo có lí,
có tình của Dảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt
Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ và viện trợ quan trọng
của Liên Xô và Trung Quốc.

Tăng cư ờng đoàn k ế t với các n u ớ c Dông Dương, m ở rộng


quan hệ với cá c nư ớ c xũ hội chủ nghĩa vù dân tộc chủ nghĩa.

Trong khi tăng cường chiến tranh đặc biệt ử miền Nam, Mĩ m ở
rộng chiến tranh đặc biệt sang Lào, tiếp tục uy hiếp chủ quyền lãnh
thổ, phá hoại nền trung lập của Campuchia, mưu toan khống chế hai
nước này và cô lập cách mạng miền Nam Việt Nam. Việc tăng cường
đoàn kết ba nước Đông Dương trở thành nhân tố quan trọng đối vói
thắng lọi của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Hiệp định Giơnevơ về Lào được kí kết, tuyên bố Lào là một


n ư ớ c trung lập, ngay sau đó Chính phủ Liên hiệp Lào đirợc thành
lập. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Lào đã lập quan hệ
ngoại giao, lãnh đạo hai nước đã có những động thái tích cực để
thúc đẩy mối quan hệ Việt-Lào phát triển thuận lợi. Khi Mĩ thực
hiện "Chiến tranh đặc biệt" ở mức độ cao, dùng không quân đánh
phá vùng giải phóng Lào, Việt Nam giúp đỡ toàn diện lực lượng
kháng chiến Lào. Hai bên phối hợp chặt chẽ trong đấu tranh chính
trị, quân s ự và ngoại giao.

Quan hệ giữa nước ta và Campuchia cũng phát triển thuận


lọi. Năm 1 9 6 7 , Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc
giải phóng miền Nam đã tuyên bố tôn trọng đôc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia. Chính quyền Campuchia cũng
công nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là đại
diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam.
Chính sách của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã góp phần cải
rhiộn một hước đárig kề quan hệ giũa ba nước Đông Dương, tạo
thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước.

Đâu tranh chống các chiến dịch hòa bình và luận điệu đàm
phán khônq điêu kiện của M ĩ

Do tiến hành chiến tranh phi nghĩa nên Mĩ sử dụng các thủ
đoạn ngoại giao để lừa bịp dư luận thế giới, chúng coi ngoại giao
hòa bình là một bộ phận của chiến tranh xâm lược. Để che giấu
tính chất cuộc chiến tranh Mĩ đã tung ra luận điệu "miền Bắc xâm
lược miền Nam, Hoa Kỳ có trách nhiệm bảo vệ tự do nơi này, Mĩ
đua quân vào miền Nam là đê' thực hiện cam kết với đồng minh
Mĩ". Do vậy, chúng đòi hai bên Mĩ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
cùng rút quân khỏi miền Nam, việc Mĩ leo thang bắn phá miền Bắc
là hành động trả đũa. Một thủ đoạn ngoại giao nữa mà lloa Kỳ ráo
riết thực hiện đó là "đàm phán không điều kiện", Hoa Kỳ ném bom
rồi ngừng ném bom ít ngày là để mở các "chiến dịch hòa bình”
hòng ép Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải ngồi vào bàn đàm phán
không điều kiện với Mĩ.

Chống lại các luận điệu hòa bình giả hiệu của chính quyền Mĩ,
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao, tích cực
vận động và tuyên truyền quốc tế nhằm cảnh báo trước dư luận
thế giới hành động xâm lược của Mĩ; nhấn mạnh cuộc đấu tranh
chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, nêu cao quyết tâm của nhân dân
Việt Nam đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ và
thiện chí hòa bình của Việt Nam.

Ngày 2 2 / 3 / 1 9 6 5 , Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra


tuyên bố 5 điểm:
(1) Đế quốc Mĩ là kẻ phá hoại Hiệp định Giơnevơ, là kẻ gây
chiến và xâm lược cực kỳ thô bạo.

(2) Nhàn dân miền Nam cương quyết đánh đuổi đế quốc Mĩ
để giải phóng miền Nam, thực hiện một miền Nam Việt Nam độc
lập, dân chủ, hòa bình và trung lập, tiến tới thống nhất đất nước.

(3) Nhàn dân miền Nam và quân giải phóng miền Nam quyết
hoàn thành đầy đủ nhất nghĩa vụ thiêng liêng của mình là đánh
đuối đế quốc Mĩ để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc.

(4) Nhân dân miền Nam biết ơn sâu sắc sự ủng hộ nhiệt tình
của nhân yêu chuộng hòa bình và công lí trên thế giới và tuyên bố
sẵn sàng tiếp nhận mọi sự giúp đỡ, kể cả vũ khí và mọi dụng cụ
chiến tranh của bè bạn khắp năm châu.

(5) Toàn dân đoàn kết, toàn dân vũ trang, tiếp tục xông lên
quyết chiến thắng giặc Mĩ và bọn Việt gian bán nước.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương: Mĩ xâm lược Viêt
Nam, Mĩ phái chấm dứt chiến tranh, rút hết quân khỏi miền Nam,
chấm dứt mọi hành động chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngày
8 / 4 / / 1 9 6 5 , chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra tuyên
bố bốn điểm:

(1) Xác nhận quyền c ơ bản của dân tộc Việt Nam. Hoa Kì phải
rút quân đội, nhân viên quân sự, các loại vũ khí Mĩ ra khỏi miền
Nam, phá các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam, chấm dứt can
thiệp miền Nam, các hành động chống phá miền Bắc Việt Nam.

(2) Ha; miền đều không có liên minh quân sự với nước ngoài,
không có căn cứ quân sự, nhân viên quân sự nước ngoài trên đất
của mình
(3) Công việc miền Nam CÌO nhân dân miền Nam tự giải quyết
theo cirơng lĩnh của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam, không có sự can thiệp của nirớc ngoài.

(4) Việc hòa bình thống nhất nước Việt Nam do nhân dân
Việt Nam tự giải quyết không có sự can thiệp của nước ngoài

Trên cơ sở lập trường năm điểm của mặt trận Dân tộc Giải
phóng và bốn điểm của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa,
ngoại giao hai miền triển khai hoạt động quốc tế rộng lớn, bền bỉ
nhằm tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mĩ, phê phán và bác bỏ
thủ đoạn lừa bịp của chính quyền Ịonhson về đàm phán hòa bình
không điều kiện và kiên quyết bác bỏ trung gian trong đàm phán.
Ra sức tranh thủ Chính phủ và nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ
Latinh, các nu'ớc trong phong trào không liên kết và những người
có thiện chí ở phương Tây, giải thích đê họ hiểu và đồng tình với
quan điểm của Việt Nam. Thông qua tất cả các diễn đàn quốc tế và
khu vực, những cuộc viếng thăm, tiếp xúc của các nhà lãnh đạo
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận làm cho bạn bè và dư luận
quốc tế hiểu rõ sự giả dối của luận điệu "đàm phán không điều
kiện”, làm thất bại các "chiến dịch hòa bình" của Mĩ. Cuối năm
1 9 6 6 , đâu năm 1967, dư luận thế giới đặc biệt là các nước thế giói
thứ ba đã lên tiếng đòi Mĩ chấm dứt ném bom miền Bắc. một số
nước đòi Mĩ rút quân, đàm phán với Mặt trận dân tộc giai phóng
miền Nam Việt Nam.

Thúc đẩy hình thành phong trào nhân dân M ĩ chống


chiến tranh

Phong trào nhân dân Mĩ chống chiến tranh phát triển nhanh
và mạnh, sớm mở ra quy mô toàn quốc và thống nhất hành động.
Mùa thu năm 1 9 6 5 , khi Mĩ chính thức đưa quân đội tham chiến ở
miền Nam, các tổ chức chống chiến tranh đã thành lập "ủy ban
phối hợp toàn quốc" đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam. ủy ban
này đã liên tiếp phát động hai cuộc đấu tranh vào tháng 1 0 / 1 9 6 5 ,
và tháng 3 / 1 9 6 6 , thu hút tới nửa triệu người tham gia. Một số
người Mĩ đã tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh ử Việt Nam,
điều đó đã gây chấn động sâu sắc trong lòng xã hội Mĩ và có tiếng
vang lớn trên thế giới.

Phong trào chống chiến tranh của nhân dân Mĩ đã tác động
đến thái độ của chính giới Mĩ. số Nghị sĩ Mĩ chống chiến tranh Việt
Nam ngày càng tăng, nhiều Nghị sĩ đòi chấm dứt ném bom Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, đòi thương lượng với sự tham gia của Mặt
trận Dân tộc Giải phóng.

Tạo cục diện vừa đánh vừa đàm

Đến cuối năm 1 966, quân dân miền Nam đã đánh thắng
trong hai chiến lược mùa khô 1 9 6 5 - 1 9 6 6 và 1 9 6 6 - 19 6 7 , miền
Bắc đã làm thất bại một bước cuộc chiến tranh phá hoại bằng
không quân hải quân của Mĩ. Phát huy thắng lợi ở chiến trường,
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 13 (tháng
1 / 1 9 6 7 ) đã đề ra phương châm đấu tranh của ta là phát huy thế
mạnh, thế thắng của ta, chủ động tấn công địch, giũ' vũng tính độc
lập tự chủ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nước anh em. Trên
cơ sỏ’ kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn
lãnh thố, cần vận dụng linh hoạt sách lược ngoại giao khôn khéo,
giành thắng lợi từng bước.

Thực hiện chủ trương trên, ngày 2 8 / 1 / 1 9 6 7 , Bộ trưởng


Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố: Chỉ sau khi Hoa Kỳ chấm
dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh
chống lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa với Mĩ mới có thể nói chuyện được.
Chính phủ các nước xã hội chủ ngliĩa, nhiều Chính phủ các
nước dân tộc dân chủ nhân dân bày tỏ hoan righênh và ủng hộ
tuyên bố đó. Nhiều tổ chức, đoàn thể quốc tế, nhiều nhân vật nổi
tiếng, trong đó cố Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và Giáo hoàng...đều
lên tiếng đòi Mĩ chấm dứt ném bom.

Trước sức cp của dư luận quốc tế và đặc biệt là phong trào


chống chiến tranh ờ Mĩ, tổng thống Mĩ Ịonhson tuyên bố: Hoa Kì
sẵn sàng ngừng ngay việc ném bom miền Bắc Việt Nam của máy
bay và tàu chiến Mĩ khi việc này dẫn tới cuộc thỏa thuận có kết quả
và không bị lợi dụng. Tuyên bố này của Mĩ là ngừng ném bom có
điều kiện và "có đi có lại". Do đó Chính phủ Việt Nam đã bác bỏ.
Ngày 2 9 / 1 2 / 1 9 6 7 , Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa tuyên bố: Sau khi Hoa Kì tuyên bố chấm dứt ném bom không
điều kiện và mọi hành động khác chống Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ nói chuyện với Mĩ về những vấn
đề có liên quan.

Như vậy đến năm 19 6 7 , với những thắng lợi trên chiến
trường đã tạo đà cho thế chủ động của ngoại giao Việt Nam được
phát huy mạnh mẽ.

3.2 . Ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1 9 6 7 - 1 9 7 3

3.2.1. Hoàn cảnh lịch s ử

Trên thế giới, phong trào đoàn kết với Việt Nam ngày càng
m ở rộng, chính quyền Mĩ đang ở thế tiến thoái lưỡng nan về chiến
lược. Mĩ bước vào thời kỳ suy yếu rõ rệt, kinh tế khó khăn, nội bộ
chia rẽ sâu sắc. Từ năm 1 96 9 , Mĩ bắt đầu bị thâm hụt ngân sách
liên tục. Đầu những năm 197 0, Liên Xô đạt thế cân bằng chiến lược
với Mĩ.
Tháng 1 / 1 9 6 9 , R.Nixon len câm quyền, đại diện cho những
thế lực hiếu chiến nhất ờ MT chuyển hướng chiến lược sang "Việt
Nam hóa chiến tranh" nhằm rút ra khỏi cuộc chiến tranh trong
danh dự trên thế mạnh mà vẫn giũ' miền Nam Việt Nam dưới ảnh
hưởng của Mĩ. Mĩ thực hiện chính sách ngoại giao ba bên hay còn
gọi là "Tam giác chiến lược” cải thiện quan hệ với hai nước lớn
XHCN, đồng minh chiến lược của Việt Nam, đê gây sức ép với Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, hòng gỡ "khúc xương” chiến tranh Việt
Nam, tìm kiếm một giải pháp thương lượng theo những điều kiện
có lợi cho Mĩ. Liên Xô và Trung Quốc đều có những lợi ích chiến
lược trong việc cải thiện quan hệ với Mĩ giữa lúc Mĩ đang sa lầy và
bị suy yếu trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Ở trong nước, cuối năm 1967, ở miền Nam hai cuộc phản
công chiến lược mùa khô bằng lực lượng Mĩ đều thất bại. Kết thúc
đợt một của cuộc tấn công xuân 19 68, quân dân miền Nam Việt
Nam giành thắng lọi to lớn, làm chuyến biến thế trận, đảo lộn
chiến lược của Mĩ. Một thắng lợi chính trị to lớn khác là cuộc Tống
tiến công T ế t Mậu Thân gây một chấn động chính trị và tâm lí
mạnh mẽ, sâu sắc đối với nước Mĩ.

Những năm 1 9 6 9 - 1972, khi Mĩ thực hiện "Việt Nam hóa


chiến tranh” là giai đoạn giằng co quyết liệt trên chiến trường
chính và ờ cả Lào và Campuchia thì đó cũng là giai đoạn đối đầu và
đấu trí quyết liệt trên m ặt trận ngoại giao giữa Việt Nam và I loa Kỳ
tại diễn đàn thương lượng và trong du' luận quốc tế.

Trong năm 1 9 6 9 , cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn,
lực lượng bị tổn thất nặng nề, vùng giải phóng bị thu hẹp; các đơn
vị chủ lực phải dạt sang đất Campuchia. Do sức ép của Mĩ, chính
quyền Xihanuc khôi phục quan hệ vứi Mĩ, dê LonNon thuộc phái
thân Mĩ làm Thủ tướng. Quan hệ Việt Nam - Campuchia trở nên
phức tạp. Chính quyền Campuchia bắt đầu yêu cầu Việt Nam rút
quân khỏi lãnh thổ Campuchỉa.

Đây là giai đoạn cả nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc
Mĩ xâm lược, miền Bắc vừa chống Mĩ xâm lược vừa sản xuẩt chi
viện cho miền Nam ruột thịt.

3.2.2. Chủ trương ngoại giao


Nghị quyết Trung ương lần thứ 13 chỉ rõ: Trong khi miền Bắc
đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, miền Nam cần m ở rộng hơn nữa
các hoạt động quốc tế nhằm làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ và
ủng hộ mạnh mẽ hơn cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam
chống đế quốc Mĩ xâm lược... các hoạt động đối ngoại của miền
Bắc và miền Nam cần phaỉ được phối hợp chặt chẽ, tuy nhiên be
ngoài miền Nam có màu sắc riêng của mình, thể hiện rõ tính độc
lập của Mặt trận. Đảng yêu cầu cần vận dụng sách lược ngoại giao
m ột cách linh hoạt, khôn khéo, nhằm khoét sâu thêm mâu thuẫn
giữa Mĩ và các nước đế quốc khác; phân hóa nội bộ bọn cầm quyền
Mĩ, cô lập bọn hiếu chiến ngoan cố nhất, làm tan rã tinh thần ngụy
quân, ngụy quyền và làm hoang mang tính thần quân Mĩ, quân chư
hầu, tạo thêm điều kiện thuận lọi cho đấu tranh quân sự và đấu
tranh chính trị ờ miền Nam giành thắng lợi.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 13 có ý nghĩa như là
một bản cương lĩnh vể đấu tranh ngoại giao của Đảng, nhằm góp
phăn đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ đến thắng lợi. Thực tế cho
thấy, đây là lần đầu tiên Đảng ra một văn kiện, trong đó khẳng
định: Đấu tranh ngoại giao là một mặt trận.

Ngoại giao Việt Nam có nhiệm vụ nặng nề và phức tạp là vừa


đấu tranh chống lại thủ đoạn và chính sách ngoại giao thâm độc
của Mĩ, vừa đảm bảo duy trì viện trợ, ủng hộ và đoàn kết của Liên
Xô và Trung Quốc, không đê những cải thiện quan hệ giữa các
nước lớn với nhau ảnh hưởng đến cuộc kháng chiến chống Mĩ và
việc đàm phán kết thúc chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

3.2.3. Hoạt động ngoại giao


Với Trung Quốc, đế tranh thủ sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo
Trung Quốc đối với cuộc đàm phán tại Pari giữa Việt Nam và Mĩ
sắp vào giai đoạn họp, chủ tịch Hồ Chí Minh cử một đoàn gồm
những cán bộ cao cấp của Trung ương cục và bộ chỉ huy quân giải
phóng miền Nam Việt Nam, có thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng đi,
sang thăm Trung Quốc. T rư ớ c khi đoàn lên đường, Hồ Chí Minh
căn dặn đoàn phải khẳng định quyết tâm đánh thắng Mĩ xâm lược.
Ngày 1 7 / 1 1 / 1 9 6 8 , chủ tịch Mao Trạch Đông sau khi tiếp đoàn, đã
nói rằng Việt Nam đánh giỏi, đàm phán cũng giỏi và khẳng định
phương châm vừa đánh vừa đàm của Việt Nam.

Với Liên Xô, trong 7 năm chống Mĩ ( 1 9 6 5 - 1 9 7 2 ), Đảng và


chính phủ Việt Nam tiến hành 51 cuộc gặp cấp cao, từ ủy viên bộ
chính trị, Phó thủ tướng trở lên. Với Trung Quốc số lần gặp cũng
xấp xỉ. Trong các cuộc gặp như vậy lãnh đạo Việt Nam trình bày
với lãnh đạo Trung Quốc, Liên Xô rằng Việt Nam kiên trì đường lối
đánh lâu dài, phối hợp 3 m ặt trận đấu tranh quân sự, chính trị,
ngoại giao, giành thắng lợi từng bước, cố gắng kiềm chế và thắng
Mĩ trong phạm vi Việt Nam và Đông Dương, không để chiến tranh
mử rộng và đe dọa hòa bình thế giới. Việt Nam đã thực hiện đoàn
kết với Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác, tranh thủ
được viện trợ của tất cả các nước. Trong kháng chiến chống Mĩ
tổng khối lượng viện trự quốc tế ước tính 2 .3 6 2 .6 8 2 tấn, trị giá 7 tì
Rúp, bao gồm lương thực, thực phẩm, quân trang, vật liệu xây
dựng, vũ khí, khí tài... viện trợ của Trung Quốc chiếm khoảng trên
5 0 % tổng sổ viện trự quốc tế.
Với các nước Dônq Duơnq, tháng 6 / 1 9 7 0 , Bộ chính trị Đảng
Lao động Việt Nam kịp thời đề ra chủ trương mới, tăng cường lực
lượng đoàn kết, chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương
thành một khối thống nhất, có một chiến lược chung, kicn trì và
đẩy mạnh cuộc kháng chiến cứu nuớc của nhân dân ba nước
chống đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai.

Trước tình hình mới, đại diện ba nước Việt Nam, Lào,
Campuchia họp Hội nghị cấp cao nhân dân Đông Dương ngày
2 5 / 4 / 1 9 7 0 . Tuyên bố chung của Hội nghị trở thành cương lĩnh
đấu tranh chung, hiến chương chung VỀ quan hệ đoàn kết chiến
đấu giữa nhân dân ba nước, vùng giải phóng ba nước nối liền, mở
rộng, hình thành thế liên hoàn vũng chắc. Đoàn kết nhân dân Đông
Dương phát triển ở tâm cao. Dông Dương thành một chiến trường.

Với các nư ớc khác, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm


lược, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tính
thần của nhân dân và chính phủ các nước yêu chuộng hòa bình
trên thế giới

Với Mĩ, vào ngày 3 0 / 1 0 / 1 9 6 8 , Hoa Kì đã buộc phải tuyên bố


chấm dứt ném bom không điều kiện miền Bắc Việt Nam. Buộc Mĩ
chấm dứt hoàn toàn việc ném bom, bắn phá miền Bắc là một thắng
lợi có ý nghĩa chiến lược đối với cuộc kháng chiến cứu nước của
nhân dân Việt Nam. Việt Nam đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại
bằng không quân của Mĩ tạo điều kiện củng cố hậu phương và niền
tin cho nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Dùng không quân
đánh phá miền Bắc, Mĩ ngang nhiên tấn công một nước có chủ
quyền. Nay phải chấm dứt hành động chiến tranh chống phá Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa không điều kiện, Mĩ phải chấp nhận một
thất bại cả về chính trị và pháp lí. Mĩ thất bại trong "Chiến tranh
cục bộ", phải thay đổi chiến lược, phải tìm con đường khác để rút
khỏi chiến tranh

Phát huy thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường và
lợi dụng sức ép của dư luận quốc tổ đối vơí chính quyền JonSon và
cuộc bầu cử tổng thống Mĩ, ngoại giao Việt Nam đã triển khai có
hiệu quả chủ trương đàm phán, kéo Mĩ xuống thang chiến tranh,
giành thắng lợi từng bước, góp phần trả cục diện đấu tranh chống
Mĩ xâm lược sang giai đoạn mới. Cùng với thắng lợi trên chiến
trường, đó là một thắng lợi của ngoại giao Việt Nam. Phong trào
nhân dân Mĩ chống chiến tranh phát triển thành cao trào rộng lớn,
đặc biệt sau Tết Mậu Thân và khi Mĩ m ở rộng chiến tranh sang
Campuchia. Tại diễn đàn Pari các đề nghị hòa bình, các phát biểu
hàng tuần và các cuộc họp báo của đoàn Việt Nam DCCH, của đoàn
Mặt trận Dân tộc Giải phóng và sau đó là Chính Phủ cách mạng lâm
thời tại hội nghị 4 bên cùng nhiều cuộc vận động quốc tế khác đã
góp phân vạch rõ tội ác chiến tranh và bản chất ngoan cố cuả
chính quyền Nixon. Phong trào nhân dân Mĩ chống chiến tranh lại
bùng lên mạnh mẽ, đầu tháng 1 0 / 1 9 7 0 , khi Hoa Kỳ đưa quân vào
Campuchia, trên khắp nước Mĩ dấy lên phong trào đấu tranh rộng
lớn làm tê liệt nước Mĩ, thu hút hàng triệu người nhất là thanh
niên, sinh viên xuống đường. Thủ tướng chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa gửi thư cho những người lãnh đạo phong trào. Bộ
trưởng ngoại giao chính phủ Cách mạng lâm thời tiếp xúc rộng rãi
với đại diện các tổ chức, các nghị sỹ và nhân vật chống chiến tranh
Mĩ. Chiến tranh kéo dài, Nixon ngàv càng ]ộ rõ bộ mặt hiếu chiến.
Nhân dân thế giới bền bỉ đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam. Các
hình thức ủng hộ Việt Nam chổng Mĩ ngày càng sôi nổi, phong phú,
đặc biệt ờ các nước Tây Bắc Âu. Phong trào ở đây có ý nghĩa liên
k ết với phong trào nhân dân Mĩ chống chiến tranh. Phong trào
nhân dân thố giới chống chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam trờ thành
lực lượng chính trị hùng hậu, ngày càng tóc động sâu sắc đến chính
sách và thái độ của nhiều chính phủ trên thế giới đối với vấn đề
chiến tranh Việt Nam. Các nước phương Tây xa dần lập trường
chiến tranh của Mĩ. ôxtrâylia, Niu Dilân, Philippin rút khỏi chiến
tranh Việt Nam. Chưa bao giờ trên thế giới có một phong trào ủng
hộ sự nghiệp của một dân tộc lại có quy mô rộng lớn như phong
trào quốc tế ủng nhân dân Việt Nam trong thời kì chống Mĩ
xâm lược.

Việc ký kết Hiệp định Pari là một thắng lợi tổng hợp của cuộc
đấu tranh trên các mặt trận quân sự chính trị và ngoại giao. Với
Hiệp định, Mĩ buộc phải cliấm dứt chiến tranh, rút khỏi Việt Nam
và Dông Dương, chấm dứt dính líu quân sự. Ngụy mất chỗ dựa, bị
suy yếu và lún sâu vào khủng hoảng. Với Hiệp định Pari, nhân dân
Việt Nam đã thực hiện được việc đánh cho Mĩ cút, mở ra một giai
đoạn mới, tạo ra so sánh lực lượng mới, thuận lợi cho việc thực
hiện mục tiêu đánh cho ngụy nhào, hoàn thành giải phóng miền
Nam. Mĩ rút quân nhu ng Việt Nam vẫn giữ nguyên lực lượng chính
trị và vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Đại thắng mùa xuân 1975
hoàn toàn giải phóng miền Nam không tách khỏi thắng lợi của
Hiệp định Pari là như vậy.

Hiệp định Pari 1 9 7 3 phản ánh thắng lợi của cuộc đấu tranh
của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi
nhưng cũng có nhiều phức tạp. Việt Nam đã tranh thủ được Liên
Xô, Trung Quốc, các nước XHCN, các nước không liên kết, nhân
dân thế giới và hình thành trên thực tế mặt trận nhân dân thé giới
ủng hộ Việt Nam chống Mĩ xâm lược. Hiệp định Pari và việc Mĩ rút
khỏi Việt Nam, góp phân to lớn vào sự nghiệp giải phóng của nhân
dân Lào, Campuchia.
Tù' hội nghị Giơnevơ ve Đông Dirơng đốn hội nghị Pari ve
Việt Nam ta có birớc tiến lớn trên con đường xây dựng nền ngoại
giao độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế. Đó ià một thành tựu nổi
bật của ngoại giao trong thời đại Hồ Chí Minh.

3.3. Ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1 9 7 3 - 1 9 7 5

3.3.1. Hoàn cảnh lịch s ử


Trên Thế giới, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu

tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ trên thế giới phát triển mạnh

mẽ. Cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới 1 9 7 3 đã tác động sâu

sắc đến nền kinh tế, chính trị của các nước tư bản. Trong những

năm 1973 - 19 74 , nước Mĩ chịu tác động trực tiếp bởi cuộc khủng

hoảng, kinh tế Mĩ lâm vào suy thoái trong lúc Tây Âu và Nhật Bản

v ư ạ t Hoa Kì về một số mặt hàng công nghiệp. Phong trào phản đối

chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam ngày càng mạnh mẽ thu hút đông

đảo nhân dân thế giới đặc biệt là nhân dân Mĩ. Còn về phía Mĩ, với

việc quân đội Mĩ rút khỏi miền Nam nước ta, nước Mĩ đã rơi vào

tình trạng cuộc "khủng hoảng lòng tin", lạm phát và thất nghiệp

tăng cao, xã hội Mĩ bị rối loạn, nội bộ chính quyền và đảng phái

chia rẽ sâu sắc. Sau vụ bê bối chính trị VVatergate, nước Mĩ lâm vào

cuộc khùng hoảng chính trị và khủng hoảng niềm tin sâu sắc.

Ở trong nước, sau hiệp định Pari, Hoa Kì rút hết quân khỏi
miền Nam Việt Nam nhưng vẫn cố giũ- chính quyền Sài Gòn nhưng
không trực tiếp dính líu quân sự ở Việt Nam và Đông Dương, tránh
một Việt Nam thứ hai. Hoa Kì giải tán Bộ tư lệnh MACV ở Sài Gòn,
nhưng lầp cơ quan tùy viên quân sự (DAO) có nhiệm vụ điều hành
viện trợ quân sự cho Sài Gòn, duy trì tiếp xúc với Bộ chỉ huy không
quân Mĩ ở Thái Lan. Chiến lược của Mĩ ở miền Nam là duy trì
nguyên trạng, giúp Thiệu củng cố chính quyền Sài Gòn, dùng đòn
bẩy kinh tế đối vửi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để kiềm chế miền
Bắc và Chính phủ Cách mạng lâm thời. Trong khi Hoa Kì muốn duy
trì nguyên trạng m ột thời gian đế Mĩ khỏi bị lôi cuốn lại vào chiến
tranh thì chính quyền Nguyễn Văn Thiệu muốn xóa ngay hiệp
định, tiếp tục chiến tranh, chiếm đất, giành dân, xóa bỏ hình thái
da báo, thu hẹp vùng do Chính phủ lâm thời kiểm soát, dùng chiến
tranh để nuôi dirửng quân ngụy, hòng kéo Mĩ tiếp tục viện trợ và
khi cần thì yêu cầu Mĩ can thiệp trở lại như Nixon đã hứa. Trang
vùng do chúng kiểm soát, chúng ráo riết "bình định”, "thanh lọc",
đôn quân, bắt lính, cướp bóc nhân dân, giết hại những người yêu
nước, bắt bớ tù đầy những người chống đối. Thực chất đó là tiếp tục
chiến lược "Việt Nam hóa” chiến tranh, chống lại các lực lượng cách
mạng và nhân dân ta ở Việt Nam. Âm mưu đó của Mĩ - Thiệu, cũng
giống như bản chất của chúng là không thay đổi so với trước đây.
Nhưng nó lại được thực hiện trong tình hình Việt Nam và Đông
Dương đã thay đổi sau hiệp định Pari, không có lọi cho chúng.

Trong khi đó, cuộc cách mạng của chúng ta có nhiều thuận lợi
mới hơn bất cứ thời kì nào trước đó. Việc kí Hiệp định Pari về
chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam và chấm dứt sự
có mặt của quân đội Mĩ trên đất nước ta, đã tạo nên sự thay đổi
trong so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng ờ Việt
Nam và Đông Dương, có lợi cho cách mạng. Tuy nhiên Mĩ đã "rút”
nhưng Ngụy chưa bị đánh đổ, nhiệm vụ của nhân dân ta là phải
tiếp tục dồn sứ c hoàn thành giải phóng miền Nam thổng nhất
đất nước.

3.3.2. Chủ trư ơ n g ngoại giao


Trên cơ sở nhận định kẻ thù vẫn là đế quốc Mĩ và tay sai
Nguyễn Văn Thiệu kẻ đang phá hoại hòa bình, ngăn cản nhân dân
ta đi tới dộc lập tự do, thống nhất tố quốc, Hội nghị của Đảng nêu
rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện
tại là tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và nhấn mạnh
trong bất cứ tình huống nào cũng phải tiếp tục con đường bạo lực,
phải nắm vững chiến lược tiến công kiên quyết đấu tranh trên cả
ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao với tính chủ động, linh
hoạt cao, không ngừng giũ' vững và phát triển lực lượng của cách
mạng về mọi mặt, đánh thẳng từng bước và chủ động trong mọi
tình huống, đưa cách mạng miền Nam tiến lên. Phối hợp với đấu
tranh quân sự, nhân dân ta ở miền Nam còn đẩy mạnh đấu tranh
chính trị, ngoại giao. Đấu tranh chính trị nhằm vào mục tiêu đòi Mĩ
- Thiệu thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Pari, đòi chúng thực hiện
các quyền tự do dân chủ, đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn thiệu.
Đấu tranh ngoại giao nhằm tố cáo hành động của Mĩ - Thiệu trong
việc vi phạm hiệp định, phá hoại hòa bình, hòa hợp dân tộc và nêu
cao tính chất chính nghĩa cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Chủ
trương tổng tiến công giải phóng miền Nam đã được hai Hội nghị
Bộ chính trị đưa ra. Hội nghị đã nêu quyết tâm: Đẩy mạnh đấu
tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, làm thay đổi nhanh chóng và
toàn diện so sánh lực lượng trên chiến trường, tiến hành tổng
công kích, tổng khởi nghĩa...

Như vậy, nhiệm vụ ngoại giao của thời kì này là theo dõi
đánh giá về khả năng Mĩ có thể trở lại can thiệp bằng quân sự hay
không và đấu tranh ngăn chặn khả năng đó. Với những thông tin,
dữ liệu, sự kiện do ngoại giao và các cơ quan tham mưu cung cấp
và với tăm nhìn chiến lư ợc xa rộng. Bộ chính trị đã nhận định "khả
năng can thiệp về quân sự của Mĩ rất hạn chế. Nếu ngụy quyền có
nguy cơ sụp đố, ta cần đề phòng Mĩ có thể can thiệp bằng không
quân và hải quân đê cứu chúng. Khả năng dùng lục quân rất ít,
nhưng dù chúng có can thiệp thế nào cũng không cứu vãn được
ngụy khỏi sụp đổ"1 Trong nhũng ngày cuối cùng của cuộc Tổng
tấn công giải phóng Sài Gòn, ngoại giao góp phần ngăn chặn các
hành động trung gian muộn màng của một số nước lớn; làm thất
bại kế hoạch di tản của Liên hợp quốc do Mì gợi ý; đồng ý để Hoa
Kì di tản những người Mĩ cuối cùng khỏi Sài Gòn; chuẩn bị tiếp
quản bộ máy ngoại giao của chính quyền Sài Gòn. Đồng thời tiếp
tục vận động tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với cuộc đấu
tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.

3.3.3. Hoạt độnq ngoại giao


Với các nước Xã hội chủ nghĩa

Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam bảo
vệ, thi hành hiệp định. Liên Xô ủng hộ Việt Nam Dân chủ cộng hòa
khôi phục kinh tế; xóa hoàn toàn những khoản nợ khá lớn cho vay
trong chiến tranh; lên án mạnh mẽ Mĩ dung túng chính quyền Sài
Gòn phá hiệp định. Các nước Xã hội chủ nghĩa đều ủng hộ Việt
Nam trong giai đoạn mới. Ba Lan và Hunggari là thành viên của ủy
ban quốc tế, hết lòng phối hợp với Việt Nam. Trung Quốc ủng hộ
Việt Nam đấu tranh duy trì hiệp định, khuyên nên duy trì đấu
tranh chính trị, hứa tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong 5 năm như
mức trước Hiệp định Paris. Đầu 1974 , lợi dụng Mĩ suy yếu, Ngụy
rối ren, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền
Sài Gòn ở biến Đông. Nhân dân thế giới hân hoan với thắng lợi của
nhân dân Việt Nam, tiếp tục giành cho ta tình cảm quý trọng nhiệt
tình ủng hộ.

Với các nước Dông Dương

1 Nguyễn Dinh B in (2 0 0 2 ) , Ngoại giao V iệt nam 1 9 4 5 - 2 0 0 0 , N xb chính trị Q uốc gia,
I I N .t r . 2 7 6
Quan hệ với Lào phát triển thuận lợi. Theo đúng thỏa thuận
trước khi kết thúc đàm phán Paris, Việt Nam phối hợp với Neo Lào
Hắcxát đi tới hiệp định chấm dứt chiến tranh ở Lào 2 1 / 1 / 1 9 7 3 .
Việt Nam giúp lực lượng kháng chiến Lào làm thất bại cuộc đảo
chính ngày 2 0 / 8 / 1 9 7 3 của phái hữu. Theo đúng Hiệp định Paris,
Việt Nam rút quân tình nguyện về nước.

Trong thế thuận lợi hơn sau Hiệp định Paris, Việt Nam cố
gắng hợp tác hỗ trợ lực lượng kháng chiên Campuchia xây dựng
lực lượng, m ở rộng vùng giải phóng. Chính phủ Việt Nam giữ quan
hệ tốt với Hoàng thân Xihanuc và Chính phủ vương quốc ử Bắc
Kinh, giúp đỡ mọi mặt để Hoàng thân về thăm vùng giải phóng.

Hoạt động tranh thủ quốc tế và cuộc đấu tranh ngoại giao của
Việt Nam Dân chủ cộng hòa và chính phủ cách mạng lâm thời đã
làm cho dư luận thế giới và dư luận Mĩ thấy rõ chính quyền Sài
Gòn phá hoại hiệp định Paris và phá hoại hòa bình, còn Việt Nam
Dân chủ cộng hòa và chính phủ cách mạng lâm thời thì nắm vũng
ngọn cờ hòa bình và thi hành hiệp định Paris.

Đến cuối 1 9 7 3 , hầu như Việt Nam Dân chủ cộng hòa và chính
phủ cách mạng lâm thời chiếm được trận địa du’ luận.

Với M ĩ và chính quyên Việt Nam Cộng hòa

Sau khi Bộ chỉ huy quân giải phóng công bố lệnh kiên quyết
đánh trả các hành động chiến tranh của chính quyền Sài Gòn ngày
1 5 / 1 0 / 1 9 7 3 , quân ta liên tiếp tấn công thu nhiều thắng lợi làm
thất bại kế hoạch lấn chiếm của Thiệu, so sánh lực lượng trên
chiến trường đã thay đổi cơ bản có lợi cho cách mạng. Chính
quyền Mĩ đang gặp rắc rối sau vụ bê bối VVatergate, cuộc khủng
hoảng quyền lực và lòng tín diễn ra ngay trong lòng nước Mĩ. Do
thái độ ngoan cố của chính quyền Thiệu và sự hậu thuẫn của Hoa
Kỳ, các diễn đàn hai bên về thi hành Hiệp định Paris đã ngưng hoạt
động, các cơ chế do Hiệp định đề ra đã không tồn tại.

Trước tình hình trên, chủ trương tổng tiến công giải phóng
miền Nam đã được hai hội nghị Bộ chính trị đưa ra, Hội nghị đã
nêu quyết tâm "đẩy mạnh đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao
làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện so sánh lực lưựng trên
chiến trường, tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa...”. Nhu'
vậy nhiệm vụ ngoại giao của thời kì này là theo dõi, đánh giá về
khả năng Mĩ có thể trở lại can thiệp bằng quân sự hay không và
đấu tranh ngăn chặn khả năng đó. Đồng thời tiếp tục vận động
tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính
nghĩa của dân tộc

Ngày 8 / 1 0 / 1 9 7 4 , chính phủ cách mạng lâm thời ra tuyên bố


đưa ra "hai đòi hỏi cấp bách” là Mĩ chấm dứt mọi can thiệp và dính
líu ở miền Nam và thay Thiệu và phe cánh bằng một chính quyền
Sài Gòn tán thành hòa bình, hòa hợp dân tộc và tán thành hicp
định... Với các tài liệu do cơ quan ngoại giao và các cơ quan tham
mưu cung cấp, Bộ Chính trị đã nhận định "khả năng can thiệp của
Mĩ về quân sự là rất hạn chế" và qua thực tế tình hình cho thấy
nhận định trên là hoàn toàn đúng đắn.

Trước sức tấn công như vũ bão của quân và dân ta trong
cuộc tổng tiến công năm 197 5, ngày 2 / 4 / 1 9 7 5 , Mĩ gửi công hàm
cho Liên Xô và Trung Quốc đề nghị họp lại hội nghị quốc tế để bàn
thực hiện ngừng bắn... nhưng giữa tháng 4 đại quân ta đã hình
thành thế bao vây Sài Gòn. Ngày 1 6 / 4 , Mĩ bác bỏ việc viện tr ợ cho
Thiệu; ngày 2 3 / 4 , chính quyền Mĩ tuyên bố di tản người Mĩ ra khỏi
miền Nam; ngày 2 3 / 4 , tổng thống Fofd tuyên bố cuộc chiến tranh
ở Việt Nam chấm dứt với người Mĩ.
1loa Kỳ vận động Liên Xô dề nghị Việt Nam dồng ý cho người
Mĩ ra khỏi miền Nam, Việt Nam đòng ý. Trong những ngày cuối
cùng của cuộc tiến công ngoai giao góp phần ngăn chặn các hành
đông trung gian muộn màng của m ột số nước lớn, làm thất bại kế
hoạch di tán của Liên Hợp Quốc do Mĩ gợi ra; đồng ý để nhũng
người Mĩ cuối cùng rút khỏi miền Nam; chuẩn bị tiếp quản bộ máy
ngoai giao của chính quyền Sài Gòn.

Thông qua Liên Xô, chúng ta thông báo cho Hoa Kỳ việc Việt
Nam không làm trử ngại cho công tác s ơ tán người Mĩ cũng như
không làm cho uy tín nước Mĩ bị tổn thương, ban lãnh đạo Việt Nam
chủ trương không thù địch và muốn có quan hệ tốt với Hoa Kỳ, tiếp
đó phía Mĩ cũng trả lời Hoa Kỳ cũng không thù địch với Việt Nam và
đề nghị nên theo nguyên tắc đó trong quan hệ hai nước.

Có thê nói, sát cánh cùng các binh chủng khác trong cuộc
chiến cuối cùng của dân tộc, ngoại giao Việt Nam đã hoàn thành
nhiệm vụ của mình là nắm vũng ngọn cờ hòa bình, thi hành Hiệp
định Paris chống Mĩ dính líu, can thiệp trử lại, tấn công chính trị cô
lập đối phương, tranh thủ sự đồng tình của bè bạn quốc tế chuẩn bị
về dư luận cho tổng công kích về quân sự và ra các tuyên bố nhằm
ngăn chặn miru toan thương lượng ngừng bắn của đối phương.

Trong g ia i đoạn đấu tranh ngoại g ia o này, có m ột đặc điểm


nổi b ậ t đó là nên ngoại g ia o "tuy hai mà m ộ t”

Nghị quyết của Đại hội lân III của Đảng đã khẳng định: sau
khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nhân dân hai miền có nhiệm
vụ song song, làm cách mạng XHCN ở miền Bắc, làm cách mạng
dân tộc dân chủ ở miền Nam... hai nhiệm vụ đó có mối quan hệ
hưu cơ với nhau... đó chính là đặc điểm của cách mạng nước ta
thời kì này.
Từ khi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời và nhất
là khi Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam thành lập
6 / 1 9 6 9 , về ngoại giao, hình thành một thực tế là cùng m ột nước
Việt Nam có hai hệ thông tổ chức và cơ quan ngoại giao, ở cùng
một nước ngoài lại có hai cơ quan đại diện... Ngoại giao của mặt
trận dân tộc giải phóng và chính phủ lâm thời theo chính sách hòa
bình trung lập, còn ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
ngoại giao của một nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng ngoại giao hai
miền đều do Đảng Lao Động Việt Nam lãnh đạo, cùng thực hiện
một đirờng lối quốc tế nhằm phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng Việt Nam

Cơ quan ngoại giao hai miền cùng nhau bàn bạc, phát huy vai
trò chủ động, độc lập theo đặc thù của ngoại giao mỗi miền nhằm
bổ sung cho nhau, phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng đế phát huy
sức mạnh tổng hợp của hai miền.

Ngày 1 6 / 3 / 1 9 6 6 , Chủ tịch IIỒ Chí Minh đã chỉ rõ "ngoại giao


của ta tuy hai mà một” và đó chính là nét độc đáo sáng tạo của
ngoại giao nước ta. Ngoại giao miền Bắc đã làm hết sức mình để
giúp đỡ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và Chính phủ cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam về chủ trương, cán
bộ, tổ chức, giới thiệu với quốc tế ... nhờ đó Mặt trận đã có cơ quan
đại diện ử tất cả các nước Xã hội chủ nghĩa và nhiều nước dân tộc
chủ nghĩa khác... đại diện của Mặt trận đã được bầu vào cơ quan
lãnh đạo của nhiều tổ chức quốc tế như: Liên hiệp công đoàn thế
giới, hội nhà báo, phong trào không liên kết, hội đồng hòa bỉnh thế
giới... tham gia nhiều hoạt động quốc tế khác; đặc biệt là những
hoạt động về Việt Nam như tham dự các phiên tòa x ét xử tội ác của
Mĩ ờ Việt Nam, gặp gỡ các đoàn đại biểu, nhân dân các nước đế
tuyên truyền, giới thiệu vồ cuộc kháng chiến chống xâm lược của
nhân dân ta, nhiều đại diện của m ặt trận đã được các nhà lãnh đạo
cao nhất các nước tiếp đón

Đế phát huy thanh thế của cách mạng miền Nam quản lý
vùng giải phóng và m ở rộng quy mô tăm vóc của hoạt động đối
ngoại; được Bộ chính trị tán thành, ngày 6 / 6 / 1 9 6 9 , Hội đồng cổ
vấn và chính phủ Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền
Nam Việt Nam được thành lập. Sự kiện này đánh dấu sự phát triển
của chiến tranh cách mạng ở miền Nam và giương cao ngọn cờ
pháp lý để tập hợp mạnh mẽ hơn nhân dân miền Nam yêu nước.
Về đối ngoại, với chính sách hòa bình trung lập, chính phủ cách
mạng lâm thời và Mặt trận có thế quan hệ với nhũng đối tượng mà
miền Bắc Xã hội chủ nghĩa không có quan hệ.

Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng Chính phủ
cách mạng đã tiếp quản chính quyền Sài Gòn, công bố chính sách
với kiều dân nước ngoài vừa giải quyết vấn đề đối ngoại khác. Và
từ 15 - 2 1 / 1 1 / 1 9 7 5 , hai đoàn đại biểu Bắc-Nam đã tiến hành hội
nghị hiệp thương chính trị để bàn về thống nhất nước Việt Nam về
mặt nhà nước. Cuộc tổng tuyển cử trong cả nước ngày 2 5 / 4 / 1 9 7 6 ,
đã chính thức thống nhất đất nước Việt Nam, nước Việt Nam thống
nhất có một đường lối đối ngoại, hai cơ quan ngoại giao đã hợp
nhất, các cơ quan đai diện cũng được thống nhất và trử thành cơ
quan đai diện của nước Việt Nam thống nhất xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, vấn đề đoàn kết
quốc tế, phát huy tối đa sức mạnh cùa thời đại, được coi là một bộ
phận hợp thành của đường lối chống Mĩ, cứa nước; hoạt động đối
ngoại, đấu tranh ngoại giao có tâm quan trọng chiến lược, góp phần
đánh thắng kẻ thù. Phương châm đối ngoại của Đảng là: Đoàn kết
với bất cứ người nào có thể đoàn kết được, tranh thủ bất cứ người
nào có thể tranh thủ được, tập họp bất cứ người nào có thê tập hợp
được, nhằm phân hóa kẻ thù và cô lập chúng, đồng thòi đổ có thêm
nhiều bạn bè ủng hộ cuộc kháng chiến của nhán dân Việt Nam

Thực tế cho thấy trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
với đường lối đối ngoại đúng đắn, Dảng đã xây dựng được một
m ặt trận nhân dân thế giới đoàn kết và ủng hộ Việt Nam chống Mĩ
xâm lược, bao gồm: các nước Xã hội chủ nghĩa, các nước độc lập
dân tộc, các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ và tiến bộ
trên thế giới, trong đó có cả m ột bộ phận nhân dân MT. Cách mạng
Việt Nam đã tập hợp được một lực lượng quốc tế mạnh mẽ góp
phần đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn.
PHẦN ĐỌC THÊM

1. Chính sách ngoại giao "B a bên” của Mĩ và tá c động của


nó tới cuộc kháng chiến ch ôn g Mĩ của Việt Nam

- Bủn chât của chính sách ngoại g ia o “Ba bên"

Chính sách ngoại giao "Ba bên" hay "Tam giác chiến lược” Mĩ
- Xô - Trung là mối quan hộ ngoại giao giữa ba nước: Mĩ - Liên Xô
và Trung Quốc. Mĩ thực hiện chính sách ngoại giao trên nhằm bỉnli
thường hoá quan hệ với Trung Quốc, lôi kéo Trung Quốc về phía
mình đế đối trọng với Liên Xô, làm suy yếu ảnh hưởng của Liên Xô
ở châu Á và Thái Rình Dương.

- Lợ i ích của các nư ớ c trong chính sách ngoại g ia o "Ba bên"

+ Trong quan hệ với Trung Quốc: Mĩ nhượng bộ, tăng cường


hợp tác giữa hai nước trên cơ s ở bình thường hoá quan hệ. Đồng
thời lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô đê kéo Trung Quốc xích lại gần
Mĩ. Trung Quốc phá được thế bao vây, cấm vận của Mĩ, giành lại vị
trí chính đáng tại Liên Hợp Quốc, vấn đề Đài Loan được giải q u yết
Theo đó, Mĩ buộc Trung Quốc cắt giảm viện trợ cho Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa hòng ngăn chặn cuộc chiến tranh cách mạng của
nhân dân ta ở miền Nam.

+ Trong quan hệ với Liên Xô: Mĩ thúc đẩy quá trình hoà
hoãn. Năm 1 9 7 2 , Nixon thăm Liên Xô kí các hiệp định cơ bản về
quan hệ Xô - Mĩ. Trong đó, nối bật nhất là hiệp ước SALT1 - hiệp
ước về hạn chế vũ khí chiến lược. Hiệp ước này đã đặt nền móng
cho quá trình hoà dịu trong quan hộ Mĩ - Xô.

+ Thông qua quá trình hoà dịu trong quan hộ Mĩ - Xô, lọi ích
mà Mĩ đạt được là "thêm bạn b ớ t thù”, hạn chế sự ảnh hưởng và
viện trợ quân sự của Liên Xô cho cách mạng Việt Nam. Với Liên Xô
thì việc hạn chế vũ khí chiến lư ợc đồng nghĩa với việc cắt giảm
được một phần ngân sách lớn đâu tư cho chạy đua vũ trang đê
pliục vụ cho phát triển kinh tế; hạn chế được một kẻ thù lớn kẻ thù
luôn tìm mọi cách để chống phá chế độ XHCN mà mục tiêu lớn
nhất là Liên Xô.

Tác động của chính sách ngoại giao "Ba bên" đến CMVN

+ Chính sách ngoại giao "Ba bên" của Mĩ đã ảnh hường, tác
động xấu đến cuộc kháng chiến chống MT cứu nirớc của nhân dân
Việt Nam.

+ Ngoại giao Việt Nam vừa phải đấu tranh chống lại những
thủ đoạn và chính sách ngoại giao thâm độc của Mĩ, vừa đảm bảo
duy trì viện trợ, sự ủng hộ và đoàn kết của Liên Xô và Trung Quốc
đối với cuộc kháng chiến của ta.

2. T rong cu ộc kháng chiến chống Mĩ cứ u n ư ớ c cu ộc đấu


tran h ngoại giao có mối quan hệ ch ặt chẽ với đâu tra n h quân
sự trên chiến tr ư ờ n g

- Đấu tranh ngoại giao là một mặt trận của đấu tranh cách
mạng, nhưng ngoại giao chỉ là phản ánh thắng lợi của chiến
trường. Ngoại giao muốn thắng lợi phải có thực lực của mình
nghĩa là phải có thắng lợi lớn về quân sự, chính trị.

- Nhận thức từ mối quan hệ giữa đấu tranh ngoại giao với
đâú tranh quân sự trên chiến trường nên đầu năm 1 96 5 , khi đế
quốc Mĩ ồ ạt đưa quán viễn chinh vào miền Nam, phá hoại miền
Bắc, Tổng thống Mĩ lớn tiếng kêu gọi đàm phán nhưng ta không trả
lời mà hạ quyết tâm đánh Mĩ. Sau dòn bất ngờ của tổng tiến công
Mậu Thân 19 68, Mĩ bị giáng đòn choáng váng, ý chí xâm lược bị
lung lay, buộc phải đơn phương tuyên bố ngừng ném bom miền
Bắc không điều kiện và nói đến thương lượng với miền Nam. Lúc
ấy, ta mới tranh thủ mỏ' một hội nghị Quốc tế tại Pari để trực tiếp
đấu tranh ngoại giao với địch, Hội nghị Pari đó được m ở ra giửa
đại diện 2 bên (từ 1 3 / 5 / 1 9 6 8 ) .

Như vậy, không có Mậu Thân 1 9 6 8 thì không có Hội nghị


Pari dược triệu tập. Tuy nhiên, kết quả Hội nghị Pari còn tuỳ thuộc
vào kết quả của những trận đánh trên chiến trường.

- Trong nhiều phiên họp (cả năm 1 9 6 8 ] Hội nghị Pari vẫn
không giải quyết được vấn đề cơ bản nào do phía Mĩ không thiện
chí: ngày 2 5 / 1 / 1 9 6 9 , hội nghị bu’ớc sang giai đoạn 2 - hội nghị 4
bên. Từ đó đến khi đạt được dự thảo hiệp định Pari về Việt Nam
(tháng 1 0 / 1 9 7 2 ] , hội nghị trải qua nhiều phiên họp chung, công
khai và nhiều cuộc tiếp xúc riêng ( 2 0 4 phiên họp chung, 2 4 cuộc
tiếp xúc riêng), vẫn không đạt kết quả. Vì lập trường 4 bên mà
thực chất là 2 bên rất cách xa nhau...Mĩ vẫn ngoan cố bám lấy miền
Nam, không chịu rút quân.

- Từ 1 9 6 9 đến 1972 , quân và dân 2 miền Nam-Bắc, đẩy mạnh


đánh địch khắp các chiến trường và giành nhiều thắng lợi lớn.

- Bị thất bại trên nhiều chiến trường, tháng 7 / 1 9 7 2 , chính


quyền Ních-Xơn buộc phải nối lại Hội nghị Pa-ri mà chúng ngang
nhiên phá hoại nhưng vẫn cố đeo đuổi lập trường thương lượng
trên thế mạnh. Cuối năm 1 9 7 2 , với trận "Điện Biên Phủ trên
không”, các pháo đài bay của Hoa Kì đã bị hạ gục. Chính quyền
Ních-xơn buộc phải kí kết Hiệp định Pa-ri theo điều kiện của ta.

N hư vậy:

- Không có thắng lợi về quân sự, Mĩ không chịu kí Hiệp định.

- Đặc điểm ngoại giao của ta trong kháng chiến chống Mĩ là:
“Chúng ta ch ỉ có th ể giành đ ư ợ c trên bàn hội nghị cái mà ta đã
giành đ ư ợ c trên chiến trường".
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Mật trận ngoại giao trong kháng chiến t hống Mĩ chính thức
được m ở ra từ thời điểm nào?

2. Sự rạn nứt trong quan hộ Xô - Trung và tác động của n


tới ngoại giao Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ?

3. Hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong giai đoạn 1 9 6 7 -
1973?

4. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở
Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào, nội dung và ý nghĩa của việc
ký kết Hiệp định?

5. Chứng minh rằng: Đặc điểm của đấu tranh ngoại giao của
ta trong kháng chiến chống Mĩ là "Chúng ta ch ỉ có th ế giành đ ư ợ c
trên bàn hội nghị cái mà ta đã giành đ ư ợ c trên chiến trường".

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Đình Bin (2 0 0 2 ), Ngoại giao Việt Nam 1 945-


2 0 0 0 , Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[2] Lưu Văn Lợi (1 9 9 6 ), 5 0 năm ngoại giao Việt Nam 19 45 -


19 95 , Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

[3] Nguyễn Phúc Luân (2 0 0 1 ), Ngoại giao Việt Nam hiện đại
vì sự nghiệp giành độc lập tự do ( 1 9 4 5 - 1 9 7 5 ), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
Chương 4

NGOẠI GIAO VIỆT NAM TRONG TH Ờ I KÌ

XÂY DỰNG, BẢO VỆ T ồ QUỐC,

ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC T Ế

( 1 9 7 5 - 2015 )

Mục đích, yêu cầu

sv nắm đuợc

- Bối cảnh của việc đề ra chủ trương và hoạt động ngoại giao
của Việt Nam trong thời kì xây dựng, bảo vệ Tố quốc, đổi mới và
hội nhập quốc tế ( 1 9 7 5 - 2 0 1 5 )

- Chủ trương và các hoạt động ngoại giao của Việt Nam từ sau
đất nước thống nhất đến năm 2 0 1 5

- Kết quả và những hạn chế ton tại trong hoạt động ngoại giao
qua 2 thòi kỳ trước và sau đổi mói 1 9 7 5 - 1 9 8 5 và 1 9 8 6 - 2015.

4 .1 . Ngoại giao Việt Nam giai đ o ạ n 1 9 7 5 - 1 9 8 5

4.1.1. Hoàn cảnh lịch s ử


Trên thế giói, sự tiến bộ nhanh chóng của cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ đã thúc đẩy lực lượng sản xuất thế giới phát
triển mạnh mẽ: Nhật Bản và Tây Ấu vươn lên trở thành hai trung
tâm lớn của kinh tế thế giới; xu thế chạy đua phát triển kinh tế đã
dẫn đến cục diện hòa hoãn của các nước lớn. Với thắng lợi của cách
mạng Việt Nam và các nước Đông Dương, hộ thống xã hội chủ nghĩa
đã m ở rộng phạm vi, phong trào cách mạng thế giới phát triển
mạnh. Đảng ta nhận định: Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã và
đang lớn mạnh không ngừng; phong trào độc lập dân tộc và phong
trào cách mạng của giai cấp công nhân dang trên đà phát triển
mạnh. Tuy nhiên, đến giữa thập kỉ 70, tình hình kinh tế - xã hội ở
các nước xã hội chủ nghĩa xuẩt hiện sự trì trệ và mất ổn định. Trong
các nước xã hội chủ nghĩa cũng xuất hiện những mâu thuẫn bất
đồng. Tình hình Đông Nam Á cũng đã có những chuyển biến mới.
Sau nám 1975, Mĩ đã rút quân khỏi Đông Nam Á lục địa; khối quân
sự SEATO tan rã; ngày 2 4 / 2 / 1 9 7 6 , các nước ASEAN ký hiệp ước
thân thiện và hợp tác ở Dông Nam Á (gọi tắt là hiệp ước Bali), m ở ra
cục diện hòa bình hợp tác trong khu vực.

Ở trong nước, năm 1 9 7 5 , nước ta hoàn toàn giải phóng, tổ


quốc hòa bình, thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội với
khí thế của một dân tộc vừa giành được thắng lợi vĩ đại. Công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được một số thành tựu quan
trọng. Đây cũng chính là thuận lợi cơ bản của nước ta. Nhưng
ngoài những mặt thuận lợi trên thì nước ta cũng đã gặp vô vàn khó
khăn trong thời kì này. Chiến tranh vừa kết thúc, cả dân tộc bắt tay
vào công cuộc khắc phục hậu quả nặng nề của hơn 3 0 năm chiến
tranh. Cùng lúc này, chiến tranh biên giới Tây Nam với Campuchia,
và cuộc chiến biên giới phía Bắc với Trung Quốc cũng làm suy
giảm tiềm lực của đất nước. Bên cạnh đó, các thế lực thừ địch sử
dụng những âm mưu thâm độc phá hoại nước ta. Đại hội Đảng lần
V ( 3 / 1 9 8 2 ) nhận định "Nước ta đang ở trong tình thế vừa có hòa
bình vừa phải đương đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều
mặt"1. Mặt khác do tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn tiến nhanh
lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn đã dẫn đến những
khó khăn về kinh tế xã hội. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường
Chinh đã nói "Mười năm qua ( 1 9 7 5 - 1 9 8 5 ), chúng ta đã phạm
nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng

1 Lê M ậu 1 lãn (chủ b icn ) (2 0 0 5 ) , Dại cưomg lịch sử V iệ t N am , lập 3, N xb giáo dục, HN,
lr.2 9 8
cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo Xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh
tế. Các giải pháp cụ thê về định mức giá và quản lý giá, về đổi tiền
và bước đi trong việc điều chỉnh giá - lương - tiền được tiến hành
thiếu sự chuẩn bị chu đáo, không phù hợp với tình hình thực tế.
Sai lăm trong lĩnh vực phân phối, lưu thông là sai lầm rất nghicm
trọng trong lãnh đạo và quản lý kinh tế năm năm qua ( 1 9 8 0 -
1985P

4.1.2. Chủ trư ơ n g ngoại giao


Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV ( 1 2 / 1 9 7 6 ) , Đảng ta
xác định nhiệm vụ đối ngoại là "ra sức tranh thủ những điều kiện
quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến
tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, khoa học
kỹ thuật, củng cố quốc phòng, xây dựng cơ s ở vật chất kĩ thuật của
chủ nghĩa xã hội ở nước ta".2 Trong quan hệ với các nước, Đại hội
IV chủ trương củng cố và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và
quan hệ hợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa; bảo vệ và
phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào - Campuchia; sẵn
sàng thiết lập, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước
trong khu vực; thiết lập và m ở rộng quan hệ bình thường giữa Việt
Nam với tất cả các nước trên cơ s ở tôn trọng độc lập chủ quyền,
bình đẳng và cùng có lợi.

Từ giữa năm 1 9 7 8 , Đảng đã điều chỉnh một số chủ trương,


chính sách đối ngoại như: Chú trọng củng cố tăng cường hợp tác
về mọi mặt với Liên Xô, coi quan hệ với Liên Xô là hòn đá tảng
trong chính sách đối ngoại của Việt Nam3; nhấn mạnh yêu câu ra

1 D àng cộ n g sản V iệ t N am , V ăn kiện dại hội (iại biếu toàn quốc lần Ihứ V I, Ir 2 12
2 D á n g C ộ n g s ả n V iộ t N a m : B á o c á o ch ín h trị D ạ i h ội dại b iổ u to à n q u ố c lần Ihứ IV ,
N xb S ự thậl, 1TN, tr 6 7 ,1 7 8
1 Nguyễn Dinh B in (2 0 0 2 ) , N goại g ia o V iệt nam 1945 - 2 0 0 0 , N xb chính trị Q u ốc gia,
I l N .t r 2 9 6
sức bảo vệ mối quan hộ đặc biệt Việt Lào trong bối cảnh vấn đề
Campuchia đang diễn biến phức tạp; chủ trương góp phần xây
dựng khu vực Đông Nam Ả hòa bình tự do, trung lập ổn định; đê ra
yêu cău m ở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Tại Dại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ V (H /1 9 8 2 ), Oảng ta xác định: Công tác đối ngoại
phải trở thành một m ặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh
nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu chiến mưu toan
chống phá cách mạng nước ta.

Về quan hệ với các nước, kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng
các nước Đông Dương đối thoại và thương lượng để giải quyết các
trở ngại giữa hai hên, nhằm xây dựng Dông Nam Á thành khu vực
hòa bình và ổn định; chủ trương khôi phục quan hệ bình thường
với Trung Quốc trên cơ s ở các nguyên tác cùng tồn tại hòa bình;
chủ trương thiết lập và m ở rộng quan hệ bình thường về mặt nhà
nước, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật với tất cả các nước
không phân biệt chế độ chính trị xã hội trên cơ sở tôn trọng, độc
lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.

Trên thực tế cho thấy, ưu tiên trong chính sách đối ngoại của
Việt Nam giai đoạn ( 1 9 7 5 - 1 9 8 6 ) là xây dựng mối quan hệ hợp tác
toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; củng cố và
tăng cường đoàn kết hợp tác với Lào và Campuchia; m ở rộng quan
hệ hữu nghị với các nước không liên kết và không phát triển; đấu
tranh với sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch.

4.1.3. Hoạt động ngoại giao


Với các n ư ớc Xã hội chủ nghĩa: Trong 10 năm trước đổi mới,
quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa
được tăng cường, trong đó đặc biệt là với Liên Xô. Ngày
2 9 / 6 / 1 9 7 8 , Việt Nam gia nhập hội đồng tương trợ kinh tế (khối
SIỈV). Viện trợ hàng năm và kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với

110
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trong khối SEV dều tăng
(riêng ngoại thirơng chiếm 70 đến H0% kim ngạch buôn bán của
Việt Nam). Ngày 3 1 / 1 1 / 1 9 7 8 , Việt Nam ký hiệp ước hữu nghị và
hợp tác toàn diện với Liên Xô.

Với các n ư ớc khác thuộc khu vực Dông Nam Á, cuối năm
1976, Philppin và Thái Lan là nước cuối cùng trong tổ chức ASEAN
thiết lập quan hộ ngoại giao với Việt Nam (tuy nhiên, từ năm 1979,
lấy cớ sự kiện Campuchia, các nước ASEAN tham gia liên minh
thực hiện bao vây cô lập Việt Nam).

Với các nư ớ c khác, thực hiện chủ trương m ở rộng quan hệ


với các nước, các tổ chức quốc tế, từ năm 1 9 7 5 đến năm 1977,
nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 23 nước; ngày
1 5 / 9 / 1 9 7 6 , Việt Nam tiếp nhận ghế thành viên chính thức quỹ
tiền tộ quốc tế (IMF); ngày 2 1 / 9 / 1 9 7 6 , tiếp nhận ghế thành viên
chính thức ngân hàng thế giới (WB) ); ngày 2 3 / 9 / 1 9 7 6 , gia nhập
ngân hàng châu Á (ADB) ); ngày 2 0 / 9 / 1 9 7 7 , tiếp nhận ghế thành
viên Liên hợp quốc; tham gia tích cực các hoạt động phong trào
không liên kết... kể từ năm 1977, một số nước tư bản m ở quan hệ
hợp tác kinh tế với Việt Nam

Nhũng kết quả đối ngoại trên có ý nghĩa rất quan trọng đối
với cách mạng Việt Nam. Sự tăng cường hợp tác toàn diện với các
nước xã hội chủ nghĩa và m ở rộng quan hệ hợp tác kinh tế kể cả
với các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã tranh
thủ được nguồn viện trự đáng kể góp phần vào việc khôi phục đất
nước sau chiến tranh; Việc trở thành thành viên chính thức của
quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu
Á và trở thành thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc, tham gia
tích cực vào các hoạt động của phong trào không liên kết, đã tranh
thủ dược sự ủng hộ, hợp tác của các nước, các tổ chức quốc tế,
đồng thời phát huy được vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
Vê việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nirớc còn lai trong tổ
chức ASEAN dã tạo thuân lợi cho việc triển khai các hoạt động đối
ngoại trong giai đoạn sau nhằm xây dựng Đông Nam Á trở thành
khu vực hòa hình hữu nghị và hợp tác.

4.2 . Ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1 9 8 6 - 2 0 1 5

4.2.1. Hoàn cảnh lịch s ử


Trên thế giới, từ giữa thập kỷ 80, cuộc cách mạng khoa học
công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) tiếp tục phát triển
mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia
dân tộc. Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng sâu sắc.
Đến đầu thập kỷ 90, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, dẫn
đến những biến đổi to lớn về quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới
được hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai trên cơ sở hai
khối độc lập do Liên Xô và Hoa Kỳ đứng đầu (trật tự thế giới hai
cực) tan rã, mở ra hình thành một trật tự thế giới mới. Trong thời
kỳ này, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp vẫn
còn, nhưng xu thế của thế giới là hòa bình hợp tác và phát triển.
Trước diễn biến mới của tình hình thế giới, các quốc gia, các tổ
chức và lực lượng chính trị quốc tế thực hiện điều chỉnh chiến
lược đối nội, đối ngoại và phương thức hành động cho phù hợp với
nhu cầu nhiệm vụ bên trong và xu hướng phát triển của thế giới.
Xu thế chạy đua phát triển kinh tế khiến các nước, nhất là những
nước đang phát triển đã đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính
sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; m ở rộng và
tăng cường liên kết, hợp tác với các nước phát triển để tranh thủ
vốn, kỹ thuật, công nghệ, m ở rộng thị trường, học tập kinh nghiệm
tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh. Các nước cũng đổi mới tư
duy về quan niệm sức mạnh, vị thế quốc gia. Thay thế cách đánh
giá cũ, chủ yếu dựa vào sức mạnh quân sự bằng các tiêu chí tổng
hợp, trong đó sức mạnh kinh tế và khoa học công nghệ được đặt ở
vị trí quan trọng hàng đầu.

Xu thế toàn cầu hóa và tác động của nó: Dưới góc độ kinh tế,
toàn cầu hóa là quá trình lực lượng sản suất và quan hệ kinh tế
quốc tế phát triển vượt qua các rào cản bởi bicn giới quốc gia và
khu vực, lan tỏa ra phạm vi toàn cầu, trong đó hàng hóa, vốn, tiền
tệ, thông tin, lao động... vận động thông thoáng; sự phân công lao
động mang tính quốc tế. Những tác động tích cực của toàn cầu hóa
là: Trên cơ s ở thị trường được m ở rộng, trao đổi hàng hóa táng
mạnh đã thúc đẩy phát triển sản xuất nhà nước; nguồn vốn, khoa
học công nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng các hình thức đầu tư,
hợp tác khác mang lại lợi ích cho các bên hợp tác. Mặt khác toàn
cău hóa làm tăng tính tùy thuộc lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biết
giữa các quốc gia, thuận lợi cho việc xây dựng môi trường hòa
bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nuớc. Những tác động tiêu cực
của toàn cầu hóa là: Xuất phát từ việc các nước công nghiệp phát
triển thao túng, chi phối quá trình toàn cầu hóa tạo nên sự bình
đẳng trong quan hệ quốc tế và làm tăng sự phân cực giũa nước
giàu và nước nghèo.

Đại hội Đảng lân thứ IX chỉ rõ: "Toàn cầu hóa kinh tế là một
xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nuớc tham gia chi
phối, chứa đựng nhiều mâu thẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt
tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh.’’1 Thực tế cho thấy rằng,
các nước muốn tránh khỏi nguy cơ bị biệt lập, tụt hậu, kém phát
triển thì phải tích cực, chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu
hóa, đồng thời phải có bản lĩnh cân nhắc một cách cẩn trọng các
yếu tố bất lợi để vượt qua. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: Từ

' V ăn kiện dại hội dại biẻu toàn quốc lần thứ IX ( 2 0 0 1). N xb Chính trị quốc gia, l IN
thập kỷ 90, tình hình khu vực có những chuyến biến mới: T rư ớ c
hết, tr ong khu vực vẫn tồn tại những bất ổn, như vấn dề hạt nhân,
vãn đề tranh chấp lãnh hải thuộc vùng biển Đông và việc các n ư ớ c
tăng cường vũ trang, nhưng Châu Á - Thái Bình Dircrng vẫn được
đánh giá là khu vực ổn đinh; hai là, Châu Á - Thái Bình Diro-ng có
tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế. Xu thế hòa bình và
hợp tác trong khu vực phát triển mạnh.

Ở trong nước, sự bao vây, chống phá của các thế lực thù địch
đối với Việt Nam từ nửa cuối thập kỷ 70 tạo nên tình trạng căng
thẳng, m ất ổn định trong khu vực và gây khó khăn, cản trở cho sự
phát triển của cách mạng Việt Nam, là một trong những nguyên
nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng ở
nước ta. Vì vậy, vấn đề giải tỏa tình trạng đối đầu, thù địch, phá thế
bị bao vây, cấm vận, tiến tới bình thường hóa và mở rộng quan hệ
hợp tác với các nước, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tập
trung xây dựng kinh tế là nhu cầu cần thiết và cấp bách đối với
nước ta.

Hậu quả nặng nề của chiến tranh và các khuyết điểm chủ
quan khác, nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng nghiêm
trọng, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong
khu vực và trên thế giới là một trong những thách thức lớn đối với
cách mạng Việt Nam. Vì vậy, nhu cầu chống tụt hậu về kinh tế đặt
ra gay gắt để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nước ta với các
quốc gia khác, ngoài việc phát huy tối đa các nguồn lực trong
nước; còn phải tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, trong đó hợp
tác kinh tế với các nước và tham gia vào cơ chế hợp tác đa phương
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
4.2.2. Chù trư ơ n g ngoại giao
Quá trình hình thành và phát triển đường 15) đối ngoại thời
kỳ đổi mới của Đảng ta được đánh dấu bởi các mốc lớn như sau:

Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị (khóa VI) tháng 5 / 1 9 8 8 là


mốc khởi đầu của quá trình đổi mới tư duy, nhận thức và đường
lối đối ngoại của Đảng ta. Nghị quyết nhận định rằng, tình trạng
kinh tế yếu kém, linh thế bị bao vây về kinh tế và cô lập về chính
trị sẽ thành nguy cơ lớn đối với an ninh và độc lập dân tộc. Từ đó,
đề ra nhiệm vụ ra sức tranh thủ các nước anh em, bè bạn và du'
luận rộng rãi trên thế giới, phân hóa hàng ngũ đối phương, làm
thất bại âm mưu cô lập ta về kinh tế và chính trị; chủ động chuyến
cuộc đấu tranh từ trạng thái đổi đầu sang đấu tranh và hợp tác
trong cùng tồn tại hòa bình; ra sức lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học - kỹ thuật và xu thế quốc tế hóa cao của kinh tế thế
giới, đồng thời tranh thủ vị trí tối iru trong phân công lao động
quốc tế.

Hội nghị Trung ương 6 (tháng 3 / 1 9 8 9 ) , Hội nghị Trung ương


7 (tháng 8 / 1 9 8 9 ) và Hội nghị Trung ương 8 (tháng 3 / 1 9 9 0 ] của
khóa VI với "các nguyên tắc cơ bản cần được quán triệt trong quá
trình đổi mới" và các nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về công
tác tư tường trước tình hình trong nước và quốc tế hiện nay",
"Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa
đế quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta" đã tập trung đánh giá
tình hình thế giới liên quan đến những biến động xảy ra ở Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, đề ra các quyết sách đổi
phó với những tác động phức tạp từ diễn biến của tình hình thế
giới đối với nước ta và công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

Hội nghị Trung ương 3, khóa VII (tháng 6 / 1 9 9 2 ) đã ra Nghị


quyết chuyên đề về công tác đối ngoại. Nghị quyết xác định rõ
nhiệm vụ công tác đối ngoại, tư tưởng chỉ đạo chính sách đối
ngoại, các phương châm xử lý các vấn đề quan hệ quốc tế; đề ra
chủ trương m ở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ
đối ngoại của Việt Nam, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa..., trcn cơ
s ở giũ' vững độc lập tự chủ và các ngiiyên tắc tôn trọng độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào cóng việc nội
bộ của nhau, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, bảo vệ và phát triển
kinh tế, giũ’ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp và bản sắc
văn hóa dân tộc... Nghị quyết Trung irơng 3, khóa VII là văn kiện
đánh dấu sự hình thành đường lối đối ngoại của Dảng ta cho thời
kỳ đổi mới toàn diện đất nước.

Hội nghị đại biếu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng
1 / 1 9 9 4 ) và Đại hội VIII (tháng 6 / 1 9 9 6 ) của Dảngta đã chính thức
khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với tinh thần "Việt Nam muốn là
bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa
bình, độc lập và phát triển".1

Dại hội IX của Đảng (tháng 4 / 2 0 0 1 ) khẳng định Đảng vả Nhà


nước ta tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại đó với một
tinh thần mạnh mẽ hưn và một tâm thế chủ động hơn bằng tuyên
bố "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tín cậy của các nưức trong
cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển".

Hội nghị Trung ương 8, khóa IX (tháng 7 / 2 0 0 3 ) đã ra Nghị


quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong đó
đề cập nhiều nội dung hết sức quan trọng về đối ngoại, đặc biệt là
ba vấn đề: về các mâu thuẫn của thế giới hiện nay; về lợi ích của
Việt Nam; về đối tượng, đối tác. cần nhấn mạnh vấn đề cốt lõi

1 D àng C ộ n g sán V iệt Nam văn kiện D ại hội dụi biẻu loàn quốc lần thứ V II, N x b S ự
thật, Ú N , 1 9 9 1 , T r 147
trong mọi hoạt động đối ngoại là phài tìm cách thực hiện tối đa lợi
ích của đất nước. Do đó, việc nhận thức thật rõ lợi ích của đất nước
ta, dân tộc ta là điều vô cùng quan trọng. Hội nghị Trung ương 8,
khóa IX đã khẳng định một lần nữa: "độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội là mục tiêu cơ bản của cách mạng và cũng là lợi ích căn bản
của quốc gia", "kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ
nghĩa xã hội, lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định đê
phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
theo định hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của Tổ quốc".
Hội nghị cũng đã nhấn mạnh cách nhìn biện chứng về đối tượng,
đối tác: "trong mỗi đối tu-ợng vẫn có thể có m ặt cần tranh thủ, hợp
tác; trong m ột số đối tác, có thê’ có m ặt khác biệt, mâu thuẫn với
lợi ích của ta", làm cơ s ở m ở rộng và phát triển các mối quan hệ
vừa hợp tác vừa đấu tranh với các chủ thể quan hệ quốc tế.

Đại hội X của Đảng (tháng 4 / 2 0 0 6 ) đã khắng định: "Thự c


hiện nhất quán đường lối đỗi ngoại độc lập t ự chủ, hòa bình, hợp
tác và p h á t triển ; chính sách đối ngoại rộng mờ, đa p h ư ơ n g hóa, đa
dạng hóa cá c quan hệ quốc tế. Chủ động và tích c ự c hội nhập kinh tế
quốc tế, đồng thờ i m ở rộng hợp tá c quốc t ế trên các lĩnh vự c khác.
Việt Nam là bạn, đổi tác tin cậy của cá c n ư ớ c tron g cộng đồng quốc
tế, tham g ia tích cự c vào tiến trình hợp tá c quốc tế và khu vực".

Từ năm 2 0 1 1 đến năm 2 0 1 5 , Đảng ta triển khai Nghị quyết


Đại hội Đảng lần thứ XI trong bối cảnh khu vực và thế giới có
nhiều biến động, phức tạp và khó lường hơn. Kinh tế thế giới phục
hồi chậm hơn dự kiến, m ột số đối tác kinh tế lớn của chúng ta gặp
khó khăn, giá cả m ột số m ặt hàng, nhất là giá dầu giảm sâu. Cạnh
tranh và tập hợp lực lượng giữa các nước lớn diễn biến nhanh
chóng và phức tạp. Các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu,
kliủng bố quốc tế và bệnh dịch có xu hướng trầm trọng hơn. Một
số vấn đc khu vực, nhất là tranh chấp lãnh thổ, biển, đ.ío căng
thẳng hơn giai đoạn trước.

Dại hội lãn thứ XI của Đảng (tháng 1 / 2 0 1 1 ) đã đánh dấu


bước chuyển quan trọng về tư duy đối ngoại. Chúng ta chủ trương
"triển khai đồng bộ, toàn diện, có hiệu quá các hoạt động đỗi ngoại"
trên tất cả các kênh song phương và đa phương, dựa trên sự phối
hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại
Quốc hội và đối ngoại nhân dân. Đại hội XI của Đảng cũng đề ra chủ
trirơng "chủ động, tích cự c hội nhập quốc tế" và đã được cụ thể hóa
bằng Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, trong đó xác định “chủ độnq và
tích cự c tham qia các th ể c h ế đa phương, qóp phân xây dựng trậ t tự
chính trị và kinh tế cô n q bânq, dân chủ, ngăn ngừa chiến tranh, xung
đột, củnq c ố hòa bình, đấy mạnh hợp tác cùng có lợ i”.

Chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa
tiếp tục được nhấn mạnh trong các kỳ hội nghị của Bộ Chính trị và
Hội nghị Ban Chấp hành Trung uơng Đảng nhằm thúc đẩy quá
trình hội nhập quốc tế.

4.2.3. Hoạt động ngoại giao


Từ năm 1 9 8 6 đến nay, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà
nước Việt Nam diễn ra cùng m ột lúc trên 4 mặt:

M ột là, tạo dựng và củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc củng cố và thúc đấy
các mối quan hệ song phương, nhất là quan hệ với các nước láng
giềng và các nước trong khu vực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối
với việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Nhận thức rõ điều đó,
hoạt động đối ngoại đã tập trung giải quyết vấn đề Campuchia và
bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Đòng thời triển khai
mạnh mẽ các hoạt; động ngoại giao song phương cấp cao với các
nưức ASIÌAN, chủ động tham gia các hoạt động của Hiệp hội và
nãm 1995, Việt Nam chính thức tham gia ASEAN. Việc Việt Nam
gia nhập ASEAN là m ột quyết định đúng đắn và kịp thời. Cùng với
việc giải quyết hòa bình vấn đề Campuchia, bình thường hóa quan
hộ với Trung Quốc, nối lại quan hệ với các tổ chức tài chính quốc
tế, ký Hiệp định khung với với Liên minh châu Âu, bình thường
hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ, củng cố và m ở rộng quan hệ với các
nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc và các nước
đang phát triển ở châu Á, Trung Dông, châu Phi, Mĩ La - tinh và các
nước công nghiệp phát triển trên thế giới... Việc Việt Nam gia nhập
ASEAN góp phần phá thế bị bao vây, cô lập, tạo ra môi trường hòa
bình, ổn định và thuận lợi hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước,
đưa Việt Nam hội nhập về kinh tế với khu vực và quốc tế. Mặt
khác, để góp phần bảo đảm an ninh và ổn định cho đất nước, hoạt
động đối ngoại của Việt Nam đã góp phần chủ động và tích cực giải
quyết những vấn đề tồn tại với các nước láng giềng và các nước ở
khu vực như đàm phán và ký Hiệp định biên giới với Lào, thỏa
thuận về khai thác chung với Ma-lai-xi-a trên vùng chồng lấn, phân
định vùng chồng lấn với Thái Lan, đàm phán và ký Hiệp định về
biên giới trên bộ với Trung Quốc và đàm phán để có thể ký Hiệp
định về phân định vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc trong năm 2 0 0 0 ,
tiếp tục đàm phán với In-đô-nê-xi-a về phân định thềm lục địa,
tiếp tục đàm phán với Campuchia để giải quyết những vấn đề còn
tôn đọng về biên giới lãnh thổ. Hoạt động đối ngoại cũng đã góp
phần kiên quyết đấu tranh chổng âm mu u và hành động lợi dụng
chiêu bài "nhân quyền", "dân chủ" và "tự do tín ngưỡng" để can
thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam. Toàn bộ các hoạt động trên
đã góp phần quan trọng và thiết thực vào việc tạo dựng môi
trường khu vực tương đối ổn định và thuận lọi cho đất nirớc trong
công c uộc xíìy dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hai là, ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lọi
góp phần vào công cuộc phát triển đất nước, m ở rộng hợp tác kinh
tế. Đây là m ột nhiệm vụ trọng tâm của ngoại giao Việt Nam thời kỳ
đổi mới. Nhờ những thành tựu quan trọng của công cuộc đổi mới
và chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ quốc tế, Việt Nam đã làm thất bại chính sách bao vây cấm
vận của Mĩ và đồng minh, m ở rộng và đa dạng hóa thị trường, thúc
đẩy quan hệ kinh tế thương mại song phương với hơn 130 nước
và lãnh thổ, đón nhận nguồn đầu tư trên 3 6 tỷ USD của hơn 6 0
nước và lãnh thổ, tranh thủ hơn 13 tỷ USD từ nguồn viện trợ ưu
đãi chính thức của các chính phủ và các tổ chức quốc tế và hàng tỷ
USD viện trợ không hoàn lại của nhiều chính phủ và các tổ chức
quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính
phủ. Việc tạo dựng môi trường quốc tế hòa bình, tăng cường hợp
tác, m ở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng đất nước cũng là sự đóng góp trực tiếp và thiết
thực cho yêu cầu bảo đảm an ninh. Dưới tác động của cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất phát triển nhanh
và quốc tế hóa cao độ, đẩy nhanh xu thế toàn cầu hóa. Trong bối
cảnh đó, các nước đều tìm cách giành cho mình một vị thế xứng
đáng trong phân công lao động quốc tế, tranh thủ vốn, công nghệ,
kỹ năng quản lý đổ phát triển, đấu tranh để bảo vệ lọi ích của
mình. Nhận rõ xu thế đó, Việt Nam đã đề ra chủ trương hội nhập
và kiên trì thực hiện chủ trương đó. Đại hội lần thứ VUI của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã quyết định "đẩy nhanh quá trình hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới". Từ đầu những năm 90 Việt Nam đã
khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, tiếp đó năm
1 9 9 5 chính thức gia nhập ASEAN và tham gia AFTA. Năm 199Ó
Việt Nam tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) với tư cách là
thành viên sáng lập và năm 1 9 9 8 trở thành thành viên chính thức
của Diễn đàn llợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dirơng (APIỈC).
Việt Nam cũng đã đàm phán và ký Hiệp định T hương mại với Mĩ
và đàm phán về việc gia nhập WTO, mức hội nhập cao nhất, rộng
nhất, có ý nghĩa quan trọng đối với việc thiết lập môi trường buôn
bán và quan hệ hợp tác kinh tế với toàn bộ thế giới.

Ba là, nâng cao vị thế nước nhà trên trư ờ n g quốc tế. Thực
hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương
hóa, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 1 6 7 nước
thuộc tất cả các châu lục và lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ
bình thường với tất cả các nước lớn, các ủy viên thư ờng trực của
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Trong điều kiện quốc tế ngày nay
khi quá trình hội nhập ngày càng được xúc tiến nhanh, ngoại giao
đa phương ngày càng giữ một vị trí quan trọng, góp phần nâng cao
vị thế quốc tế của đất nước trên thế giới. Việt Nam đã hoạt động
tích cực với vai trò ngày càng tăng tại Liên hợp quốc (ủy viên
ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU...),
phát huy vai trò thành viên tích cực của phong trào Không liên kết,
Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, ASEAN ... Việc Việt
Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Cộng đồng các nước có
sử dụng tiếng Pháp năm 1 9 9 7 và đặc biệt là Hội nghị cấp cao
ASEAN lần thứ 6 năm 1 9 9 8 đã góp phần quan trọng nâng cao uy
tín và vị thế của đất nước. Có thể nói ngoại giao đa phương là một
điểm sáng trong hoạt động ngoại giao thời đổi mới. Nhũ ng kết quả
đạt được trong mối quan hệ đan xen này đã củng cố và nâng cao vị
thế quốc tế của đất nước , tạo ra thế cơ động linh hoạt trong quan
hộ quốc tế, có lợi cho việc bảo vệ độc lập tự chủ và an ninh cũng
như công cuộc xây dưng đất nước.

Bốn là, chủ động tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh của
nhân dân thể giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội. Các hoạt động đối ngoại phong phú, đa dạng cả theo đường
lối của Dảng lẫn Nhà nước và các hoạt động quốc tế nhân dân đã
góp phân duy trì và củng cố quan hệ đoàn kết hữu nghị với các
đảng phái chính trị, trư ớ c hết là các Đảng cộng sản và công nliân,
các tô chức tiến bộ đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ, từ đó tranh thủ sự hỗ trợ về chính trị có lợi cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng đã nêu: Thực hiện nhất quán đường lối đổi ngoại độc lập
tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng
mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc
tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình họp
tác quốc tế và khu vực. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giũ'
vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho
công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân
dân thế giới vì hòa bỉnh, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định,
bền vững. Phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ
trên thế giới và các tổ chức quốc tế theo các nguyên tắc: tôn trọng
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực;
giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa
bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Củng cố và tăng
cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các
phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới.
Tiếp tục tnở rộng quan hệ với các đảng căm quyền. Phát triển công
tác đối ngoại nhân dân theo phương châm "chủ động, linh hoạt,
sáng tạo và hiệu quả". Tích cực tham gia các diễn đàn và hoạt động
của nhân dân thế giới. Tăng cường vận động viện trợ và nâng cao
hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đế phát
triển kinh tế - xã hội. Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì
quyền con người, sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức
quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. Kiên quyết
làm thẩt bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng các vấn
đề "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" hòng can thiệp
vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ, an ninh và ổn định chính trị của Việt Nam. Dẩy mạnh hoạt
động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể
chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lọi ích
đất nước làm mục tiêu cao nhất. Chủ động và tích cực hội nhập
kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triến đất
nước từ nay đến năm 2 0 1 0 và tàm nhìn đến năm 2 0 2 0 . Chuẩn bị
tốt các điều kiện để ký kết các hiệp định thương mại tự do song
phương và đa phương. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có
hiệu quả với các nước ASEAN, các nước châu Á - Thái Bình
Dương... Củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương tin
cậy với các đổi tác chiến lược; khai thác có hiệu quả các cơ hội và
giảm tối đa những thách thúx, rủi ro khi n ư ớ c ta là thành viên Tổ
chức Thuơng mại thế giới (WTOJ. Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế,
rà soát lại các văn bản pháp quy, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ
thống pháp luật bủo đảm tính đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh
bạch. Cải thiện môi trường đầu tư; thu hút các nguồn vốn FDI,
OUA, dâu tư gián tiẽp, tín dụng thương mại và các nguồn vốn khác.
Xác định đúng mục tiêu sử dụng và đẩy nhanh việc giải ngân
nguon vốn ODA, rải tiến phương thức quản iý, nâng cao hiệu quả
sử dụng và có kế hoạch trả nợ đúng hạn; duy trì tỉ lệ vay n ợ nước
ngoài hợp lý, an toàn. Phát huy vai trò chủ thể và tính năng động
của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập
kinh tế quốc tế. Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị
trirửng mới, sản phẩm mới và thương hiệu mới. Khuyến khích các
doanh nghiệp Việt Nam liọp tác liên doanh với doanh nghiệp nước
ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài. Đẩy mạnh công tác văn
hoá - thông tin đối ngoại, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình
hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. Chăm lo đào
tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại
vững vàng về chính trị, có trình độ ngoại ngữ và năng lực nghiệp
vụ cao, có đạo đú'c và phẩm chất tốt. Tăng cường công tác nghiên
cứu, dự báo, tham mưu về đối ngoại với sự tham gia và phát huy
trí tuệ của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học. Bảo đảm
sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà
nuớc đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động
đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân;
chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại; đối ngoại, quốc phòng và
an ninh; thông tin đối ngoại và thông tin trong nước.

Các hoạt động đối ngoại đã góp phần giữ vững môi trường
hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi
mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, tăng
cường ổn định chính trị - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, đưa
đất nước v ượt qua những thách thức và đi vào giai đoạn phát triển
mới; vị thê của nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng
cao. T ừ chỗ bị bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị, đến
nay nước ta đã phát triển quan hệ đa phương, đa dạng với các chủ
thể quan hệ quốc tế. Tính đến thời điểm này, Việt Nam hiện có
quan hệ ngoại giao với 1 6 9 nước, quan hệ kinh tế, thương mại và
đầu tư với 1 6 5 nước và vùng lãnh thô trên thế giới. Nước ta hiện là
thành viên của 6 3 tổ chức quốc tế và khu vực. Đảng ta có quan hệ
ở các mức độ khác nhau với trên 2 0 0 chính đảng ở các nước trên
khắp các châu lục. Các đoàn thê và tổ chức nhân dân ta có quan hệ
với hàng trăm tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ quốc gia và
quốc tế. Trong hai thập kỷ qua, thông qua đàm phán hòa bình, ta
đã giải quyết được một số vấn đề do lịch sử để lại về biên giới,
lãnh thổ, vùng chồng lấn trên biển với các nước liên quan, phấn
đấu xây dựng đường biên giới trên đất liền và trên biển thành
đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác cùng phát
triển. Nước ta đã ký kết Hiệp ước phân định biên giới trên đất liền,
Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định về hợp tác nghề cá
ở Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; đã ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước
hoạch định biên giới năm 1 9 8 5 với Cam-pu-chia; đã ký kết các
hiệp định về phân định thềm iục địa, phân định vùng chồng lấn
trên biến với Ma-lai-xi-a, Thái Lan và ln-đô-nê-xi-a. Việt Nam cùng
các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố về cách ứng xử
của các bên ở biến Đông (DOC), thúc đẩy việc giải quyết hòa bình
các tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển Đông. Có thể khẳng định
ngay rằng, Việt Nam đang nắm giũ' vai trò quan trọng trong quá
trình giải quyết những tranh chấp giữa ASEAN và Trung Quốc
trong vấn đề biến Đông bởi những vị thế mà Việt Nam có được
cùng với những yếu tổ khách quan và nhu cầu lợi ích của mỗi bên.
Trước hết, VÊ phía ASRAN các nước này đềư nhận thấy rõ
nguy cơ đe dọa từ phía Trung Quốc về vấn đề biển Đông qua việc
Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa lực lượng tàu chiến ở biến
Đông và ngày càng thể hiện rõ mong muốn khống chế khu vực này.
Tliam vọng đó của Trung Quốc đã khiến cho sự đoàn kết trong
ASEAN ngày càng thêm chặt chẽ. Mặc dù trư ớ c đó, trong quá trình
giải quyết những tranh chấp về chủ quyền ở biển Đông, trong nội
bộ ASEAN cũng bộc lộ nhiều bất đồng. Các nước ASEAN đều nhận
thấy rằng để có thể giữ biển Đông tránh khỏi sự bành trướng của
Trung Quốc, họ không thể không dựa vào Việt Nam. Ở vấn đề này,
Việt Nam đóng một vai trò "chủ chốt" trong ASEAN bởi vị thế của
mình. Là nước có mâu thuẫn về quyền lợi và chủ quyền lãnh thổ
chính đối với Trung Quốc, cũng là nước tham gia đàm phán với
Trung Quốc lâu nhất và sớm nhất về vấn đề Biển Đông, Việt Nam
trở thành vật cản tự nhiên đối với ý đồ bành trướng của Trung
Quốc ra khu vực này. Trong những năm gần đây, vấn đề này trỏ-
thành mối quan tâm hàng đầu trên thế giới và đặc biệt đối với các
cường quốc như Mĩ, Nhật Bản. Do đó, mặc dù hơn hẳn Việt Nam và
các nước ASEAN về sức mạnh quân sự, Trung Quốc cũng không
thể dùng vũ lực để độc chiếm quyền kiểm soát biển Đông bỏi điều
đó sẽ vấp phải phản ứng dữ dội từ phía cộng đồng quốc tế, sẽ tạo
điều kiện cho Mĩ, Nhật Bản và các cường quốc khác tăng cường sự
can thiệp vào khu vực này, đồng thời cả ASEAN sẽ liên kết chặt chẽ
hơn nữa để chống lại Trung Quốc. Mặt khác, nếu Trung Quốc sử
dụng vũ lực trong tranh chấp biển Đông thì ngay lập tức vấn đề
Biển Đông sẽ được "Quốc tế hóa" điều mà Trung Quốc không bao
giờ mong muốn xảy ra. Thêm vào đó, giải quyết tranh chấp ở Biển
Đông bằng vũ lực cũng không phải là điều mà ASEAN mong muốn,
bên cạnh việc yếu hơn Trung Quốc về sức mạnh quân sự, các nước
này cũng khòng muốn tạo điều kiện cho sự can thiệp quá sâu của
các cường quốc như Mĩ vào các vấn đề khu vực. Trung Quõc hiện
là đối tác thương mại lớn thú’ 3 của ASEAN, sau Nhật Bản và Eli.
Quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN được triển khai
trên hầu hết các lĩnh vực và trở thành đối tác quan trọng hàng đầu
của nhau. Việc giải quyết tranh chấp bằng xung đột có thế gây ra
tốn thất lớn cho các nước ASKAN, tạo cơ hội để các nước lớn, đặc
biệt là Mĩ can dự vào các vấn đề nội bộ khác của khu vực. Điều này
sẽ gây ra một tác động không tốt tới quan hộ Mĩ - Trung và Trung -
ASEAN trong khi các nước ASEAN vẫn cần Trung Quốc trên nhiều
phương diện từ an ninh - chính trị cho dến kinh tế. Điều quan
trọng hơn cả là nếu xảy ra xung đột và ASEAN phải dựa vào sức
mạnh của Mĩ để chổng Trung Quốc, ASIÌAN sẽ vi phạm vào nguyên
tắc ZOPFAN - nguyên tác nền tảng của tổ chức đó là "Độc lập, tự
chủ trong quan hệ với các nước lớn". Điều này sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến uy tín và vị thế của ASEAN đối với khu vực và trên
thế giới. Do đó để có thể giải quyết được vấn đề biển Đông với
Trung Quốc bằng giải pháp hòa bình, các nước ASEAN phải dựa
vào Việt Nam với tư cách là một thành viên chủ chốt và đóng một
vai trò quan trọng.

Thứ hai về phía Trung Quốc, có thể khẳng định rằng, Trung
Quốc đang tạo dựng "Học thuyết Monroe" của riêng mình áp đặt
lên các vùng biển châu Á, ngày càng quyết đoán hơn trong nhũng
đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ ở biển Dông. Những đòi hỏi này sẽ
không bao giờ thay đổi và Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để "hiện
thực hóa" điều đó. Quan niệm của Trung Quốc về biển Đông là
được đặt vào hàng “lợi ích quốc gia quan trọng". Tuy nhiên như đã
phân tích ở trên, trong bối cảnh quốc tế và khu vực trong những
năm gân đây, Trung Quốc không thể dùng vũ lực để khẳng định
chủ quyền của mình được. Vi vậy, mục tiêu của Trung Quốc là chỉ
tiến hành đàm phán song phương hoặc đa phương về vấn đê Biển
Đông. Mặt khác Trung Quốc kiên quyết phán đối việc quốc tế hóa
các vấn đề biến Dông bởi không muốn có sự can dự của các cường
quốc đặc biệt ià Mĩ, Nhật Bản vào việc giảĩ quyết vấn đề này.

Với những yếu tố đó, sự lựa chọn việc giải quyết vấn đề biển
Dông với ASEAN bằng phương pháp hòa bình thông qua việc thiết
lập những quy tắc ứng xử chung là một giải pháp khả thi nhất đối
với tất cả các bên trong tình trạng hiện nay. Về phía mình, những
động thái gần đây của Trung Quốc cho thấy nước này nghiêng về
việc lựa chọn phương án gải quyết vấn đề biển Đông "thông qua
đàm phán với các bên có liên quan trên tinh thần và nguyên tác
của DOC”

Thứ ba, về phía Việt Nam, lập trường quan điểm đổi với vấn
đề biển Đông luôn nhất quán trong suốt quá trình giải quyết tranh
chấp với Trung Quốc, đó là: Kiên quyết khẳng định chủ quyền lãnh
thổ của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng
thời tích cực tìm kiếm giải pháp giải quyết hòa bình vấn đề này
trên cơ sở: “đôi bên cùng có lợi". So với những nước ASEAN có
quyền lợi liên quan ở Biển Đông, Việt Nam cũng có nhŨTig thế
mạnh riêng của mình. T rư ớ c hết giũa Việt Nam và Trung Quốc đã
có một quá trình đàm phán lâu dài về tranh chấp trên biển Đông.
Việt Nam đã có những cơ s ở vững chắc cả về mặt thực tế lịch sử
lẫn các văn bản pháp lý để khẳng định chủ quyền. Tuy nhiên, cũng
căn phải nhìn nhận m ột cách rõ ràng rằng, việc khẳng định chủ
quyền không chỉ đơn giản là dựa vào những bằng chứng lịch sử
hay văn bản pháp lý mà sức mạnh thực lực đóng một vai trò quan
trọng. Bên cạnh đó, yếu tố quốc tế cũng đóng một vai trò cực kì
quan trọng, vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông giữa Việt Nam
và Trung Quốc tồn tại từ nhiều năm nay và vẫn chưa tìm ra những
biện pháp giải quyết có hiệu quả là bởi sự thiếu vắng của những
yếu tố trên. Trung Quốc dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự
vượt trội, nhất quán duy trì những cuộc đàm phán song phương
trong vấn đồ biến Đông từ phía Việt Nam.

Trong nhũng năm gần đây, thế giới có những chuyển biến
sâu sắc trước nhũng thay đổi cục diện chiến lược và so sánh lực
lượng giữa các cường quốc ở khu vực và trên thế giới. Sự lớn
mạnh về thực lực kinh tế và quân sự của Trung Quốc đi cùng sự
lấn tới về việc khẳng định chủ quyền và m ở rộng ảnh hưởng ở khu
vực đã khiến cho vấn đề biển Dông ngày càng có nhũng diễn biến
phức tạp. Bên cạnh đó, việc các cường quốc trên thế giới nhất là Mĩ
ngày càng quan tâm tới khu vực Dông nam Á cũng tác động không
nhỏ tới lập trường giải quyết vấn đề biển Đông của cả Việt Nam,
ASEAN và Trung Quốc. Hơn lúc nào hết, Việt Nam nhận thức rõ
được tầm quan trọng của sự thay đổi về quan điểm và đường lối
trong việc giải quyết nhũ ng tranh chấp ở biến Đông giữa Việt Nam
và Trung Quốc.

T rư ớ c hết việc giải quyết những tranh chấp về chủ quyền


lãnh thổ ở Biến Đông giũa Việt Nam và Trung Quốc cần phải được
tiến hành trong khuôn khổ của sự hợp tác với các nước ASEAN có
liên quan. Đồng thời, phải "quốc tế hóa" vấn đề biển Đông để tranh
thủ sự ủng hộ của các cường quốc nhằm tạo sứ c ép đối với Trung
Quốc. Không phải chỉ đơn thuần nhấn mạnh về m ặt chủ quyền,
những lí do cề việc xác lập một nền hòa bình, an ninh ổn định ở
khu vực Đông Nam Á sẽ nhận được sự ủng hộ của Mĩ và các cường
quốc khác.

Nhận thức rõ được điều này, Việt Nam ngày càng phát huy
được vị thế to lớn của mình trong ASEAN với vai trò vừa là “chủ
đạo”, vừa là "cầu nối” cho việc giải quyết những tranh chấp ử Biển
Đông giữa ASIỈAN với Trung Quốc. Đặc biệt việc Việt Nam làm chủ
tịch luân phiên trong ASIỈAN năm 2 0 1 0 đã tạo điều kiện hết sức
thuận lợi cho Việt Nam phát huy vai trò của mình đối với vấn đề
biển Đông. Vai trò đó được thể hiện trẽn hai nội dung cơ bản; Thứ
nhất tìm được tiếng nói chung trong ASEAN đối với việc giải quyết
vấn đề biển Dông với Trung Quốc; thứ hai, bước đầu thành công
trong việc quốc tế hóa vấn đề biển Dông. Với cương vị chủ tịch
ASEAN 20 1 0 , Việt Nam đã có những động thái thúc đẩy mạnh mẽ
và vai trò to lớn trong việc đoàn kết ASEAN, thành công trong việc
tìm kiếm tiếng nói chung trong ASEAN về việc giải quyết vấn đề
biển Đông, nối lại quá trình từng bước thiết lập một quy chế chung
trong việc giải quyết vấn đề biển Dông giữa ASEAN và Trung Quốc.

Ngay từ khi tiếp nhận vai trò chủ tịch ASEAN 201 0, Việt Nam
bắt đâu tìm kiếm tiếng nói chung về vấn đề biển Đông trong
ASEAN, đưa vấn đề biển Đông vào các chương trình nghị sự quan
trọng; Diễn đàn an ninh khu vực ARF 17 ( 2 3 / 7 / 2 0 1 0 ) và Hội nghị
Bộ trưởng Quốc phòng m ở rộng ADMM+ ( 1 2 / 1 0 / 2 0 1 0 ) . Tại ARF
17, tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ử
biển Đông và sự hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc được đề cập
một cách hết sức tích cực và là nội dung quan trọng nhất mà Hội
nghị nhấn mạnh. Các bên đều thống nhất với quan điếm coi việc
thực hiện "Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở biển Đông" (DOC)
được kí giữa ASEAN với Trung Quốc và "Công ước luật biển của
Liên Hợp Quốc” là cơ s ở cho việc gìn giũ' hòa bình và ổn định ỏ-
biển Đông. Hội nghị cũng đề cập đến và thống nhất quan điểm
trong việc thống nhất mục tiêu hướng tới xây dựng "Bộ quy tắc
ứng xử ở biển Đông" giữa ASEAN với Trung Quốc.
Những sự kiện trên đây dược coi là những thắng lợi quan
trọng của các n ư ớ c ASEAN trong quá trình tìm kiếm giải pháp cho
vẩn đề biển Đông và vai trò to lớn của Việt Nam trong vấn đề này.
Bởi trên thực tế, tình trạng tranh chấp ở biển Dông luôn là vấn de
ưu tiên nổi trội và đóng một vai trò quan trọng trong các chương
trình nghị sự của AFF và các thê chế an ninh đa phương khác ở
Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên không phải lúc nào vấn đồ
này cũng được đặt đúng vào vị trí của nó. Việc né tránh đề cập đến
vấn đề biên Đông hoặc chỉ đề cập đến nó trong khuôn khô giải
quyết của các nước ASEAN cũng thường xảy ra trong các diễn đàn
khu vực trước bởi nhiều lý do. Với tư cách là chủ tịch ASEAN và là
nước chủ nhà đăng cai Hội nghị, Việt Nam đã thành công không chỉ
trong việc đưa vấn đề biển Đông trở thành vấn dề thảo luận chính
trong các chuơng trình nghị sự mà còn tạo được sự đoàn kết và
đạt được sự đồng thuận cao trong ASEAN về cách thức giải quyết
vấn đề biển Đông với Trung Quốc. Sự đồng thuận này có ý nghĩa
rất lớn đối với tương lai của việc giải quyết vấn đề biển Đông giũa
các bên, bởi ngay trong chính bản thân nội bộ ASEAN cũng đã tồn
tại những bất đồng dai dắng và khó giải quyết về những tuyên bố
chủ quyền chồng chéo của nhũng nước có liên quan. Chính nhũng
sự b ất đông dó đã khiến ASEAN chia rẽ và làm phức tạp hóa thêm
vấn đề biển Đông, tạo cơ hội cho Trung Quốc thực hiện được việc
duy trì mục tiêu chia rẽ ASEAN và giải quyết song phương vấn đề
biển Đông trong một thời gian dài.

Hơn thế nữa, với việc các nước ASEAN đồng thuận xúc tiến
việc xây dựng "Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông” (COC) với Trung
quốc và Trung Quốc chấp nhận lời đề nghị này khẳng định một
cách chắc chắn sự gắn kết trong ASEAN, xóa bỏ những bất đồng còn
tồn tại trong nội bộ ASEAN về những điều khoản của coc được đưa
ra thảo luận lăn dầu tiên vào năm 1999. Dồng thời, kết quả trên
cung khẳng định được sự thành công của ASEAN, với vai trò chủ
đạo của Việt Nam đã khiến Trung Quốc phải một lân nữa điều chỉnh
cách tiếp cận đối với việc giải quyết vấn đồ biển Dông. Việc Trung
Quốc cùng với ASEAN đang xúc tiến những cuộc gặp gỡ để thảo
luận về vấn đề này được đánh giá có thể là điểm khởi đầu để ASFAN
và Trung Quốc giải quyết vấn đề trên một diễn đàn khu vực.

Việt Nam đã thành công trong việc phát huy vai trò Chủ tịch
ASÍÍAN (2 0 1 0 ), bước đầu "quốc tế hóa" vấn đề biển Đông thông
qua Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các n ư ớ c ASEAN mở rộng. Bộ
trưởng quốc phòng của 10 nước ASEAN và 8 nước đối thoại gồm
ôxtraylia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Niu Dilân, Nga, Hàn Quốc
và Mĩ, diễn ra vào ngày 1 2 / 1 0 / 2 0 1 0 tạ Hà Nội. Hội nghị đã bàn
thảo việc tiếp tục giũ- gìn hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu
vực nói ricng và thế giới nói chung thông qua mặt bằng hợp tác
mới này. Dây là lần đầu tiên trong lịch sử diễn ra cuộc tham vấn về
các vấn đề quốc phòng giữa khối ASEAN và các quốc gia đối tác
của tổ chức. Trong hội nghị, mặc dù phía Trung Quốc tránh không
nhắc đến vấn đề tranh chấp ở biển Đông giữa Trung Quốc với các
nước ASEAN, song điều đó cũng không ngăn cản được các nước
thành viên khác tham gia Hội nghị đề cập tới vấn đề này trong các
bài diễn văn của mình. Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ trong bài phát
biểu của mình đã nhấn mạnh đến yếu tố ảnh hường tranh chấp
lãnh thổ trong vùng biển Châu Á - Thái Bình Dương là một mối đe
dọa đối với an ninh khu vực. Cũng trong chiều hướng kêu gọi giải
quyết tranh chấp một cách hòa bình, Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ đã
lập lại quan điểm ủng hộ một phưong thức tiếp cận quốc tế để giải
quyết hồ sơ tranh chấp lãnh thổ. Giải pháp đa phương mà Mĩ chủ
trương đã được ASEAN hậu thuẫn, nhưng đụng chạm trực tiếp đến
Trung Quốc. Chính quyền Bắc kinh vẫn chỉ muốn đàm phán song
phương với từng quốc gia có tranh chấp với họ. Quan điếm ủng hộ
phương thức tiếp cận đa phương giữa ASEAN với Trung Quốc về
vấn đề biển Đông đã được phía Mĩ nhắc tới trong diễn đàn an ninh
khu vực ARF. Việc phía Mĩ tái khẳng định "sẵn sàng giúp đỡ tạo
điều kiện cho các sáng kiến hợp tác đê giải quyết tranh chấp ở
biển Đông” được đánh giá là hết sức tích cực và có tác động tốt tới
quá trình giải quyết xung đột và là tín hiệu đáng mừng cho Việt
nam và ASEAN trong việc tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ để buộc
Trung Quốc phải hạn chế những hành động ngày càng mạnh bạo
của mình trong việc khẳng định chủ quyền của mình ở biển Đông,
đồng thời có thế thúc đẩy đàm phán đa phương về vấn đề này.

Đánh giá về vai trò của Việt Nam trong hội nghị này, có nhiều
nhà nghiên cứu cho rằng Việt Nam đã đạt được thành công mục
tiêu của mình với tư cách là chủ tịch ASEAN và tổ chức Hội nghị Bộ
trưởng quốc phòng ASEAN m ở rộng lần đầu tiên. Đặc biệt vai trò
của Việt Nam được đánh giá rất cao bởi sự thành công trong việc
đã vượt qua những thách thức đến từ Trung Quốc, đua được vấn
đê biển Đông ra thảo luận trong hội nghị ADMM+ để tranh thủ sự
ủng hộ của quốc tế. Sự thành công này đã lấp được một khoảng
trống của Hội nghị cấp cao Mĩ - ASEAN lần 2 được tổ chức tại
NevvYork vào ngày 2 9 / 4 / 2 0 1 0 . Tại hội nghị này, trước sự phản
đối từ phía Trung Quốc không đồng ý đua vấn đề biển Đông ra bàn
thảo, các n ư ớ c ASEAN và Mĩ đã không thể đưa vấn đề này vào
trong chưcrng trình Hội nghị.

Như vậy có thế thấy rằng, trong suốt thời gian đảm nhận vai
trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã phát huy được thành công vai trò
của mình trong việc đưa vấn đề biển Đông ra thảo luận với những
phương thức kín đáo, khéo léo và dần từng bước một nhằm tránh
đua tới một tác động mạnh tới quyền lợi của các bên có liên quan
đậc biệt là Trung Quốc.

Với vị thế quan trọng của mình ử khu vực Đông Nam Á, Việt
Nam ngày càng phát huy được vai trò và sức mạnh của mình trong
ASEAN và có nhũng đóng góp to lớn trong việc tìm kiếm những
giải pháp hòa bình cho việc giải quyết vấn đề biển Đông trong mối
quan hệ ASIỈAN - Trung Quốc. Vừa là thành viên của ASEAN, lại
vừa là nước có mâu thuẫn ve chủ quyền nhiều nhất, có nhiều kinh
nghiệm nhất trong việc giải quyết với Trung Quốc về vấn đề biển
Đông, Việt Nam đã, đang và sẽ là chỗ dựa vững chắc; đóng một vai
trò trụ cột và cầu nối cho ASEAN và Trung Quốc trong việc giải
quyết các mâu thuẫn này. Với những gì mà Việt nam đã làm đu'ợc
trong năm 2 0 1 0 , với vai trò chủ tịch ASEAN ngày càng khẳng định
m ột lần nữa vai trò, vị trí, tâm quan trọng và những đóng góp của
Việt Nam trong tương lai đối với ASRAN nói chung và đối với việc
giải quyết những tranh chấp ở biển Dông giữa ASEAN và Trung
Quốc nói riêng.

Việt Nam đã tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp
tác với các đảng cộng sản và công nhân, các đảng cánh tá, các
phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới; góp phần tích cực
vào sự hồi phục của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,
vào việc củng cố phong trào Không liên kết, vào cuộc đấu tranh
chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ,
phát triển bền vững, công bằng và tiến bộ xã hội. Đường lối chính
trị của Đảng ta và những thành tựu đổi mới của Việt Nam đirợc
bạn bè quốc tế đánh giá cao. Nhiều đảng cộng sản và công nlìân
trên thế giới cho rằng, đổi mới của Việt Nam là sự phát triển sáng
tạo và đóng góp về lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đồng thời, các hoạt động đối ngoại của Đảng, của các đoàn thế và
tô chức nhân dân ta đã góp phân làm cho dư luận thế giới hiếu
đúng vồ Việt Nam, đồng tình và ủng hộ công cuộc đổi mới, tăng
cường hậu thuẫn chính trị quốc tế cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tô quốc của nhân dân ta. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội
nhập sâu rộng vào nen kinh tố thế giới đang toàn cầu hóa. Chúng
ta tích cực tham gia hình thành các khu vực mậu dịch tự do của
ASliAN (AFTA), giữa ASEAN và Trung Quốc (CAFTA), xây dựng
quan hộ đối tác kinh tế toàn diện ASIÌAN - Nhật Bản... Ta đã kết
thúc đàm phán song phương với 2 8 nước và đang hoàn tất quá
trình đàm phán đa phương đế gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (VVTO) trong năm 2 0 0 6 . Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đã có
m ặt trên 2 0 0 thị trường quốc gia, khu vực và quốc tế. Trong vòng
hai thập kỷ qua, từ m ột nước nhập khâu lương thực, Việt Nam đã
t rờ thành m ột trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Trong giai đoạn từ năm 1 9 9 3 - 2 0 0 4 , Việt Nam đã nhận được cam
kết tài trợ hơn 2 0 tỉ USD từ cộng đồng quốc tế, trong đó 8 5 % là
vốn vay ưu đãi, còn lại là viện trợ không hoàn lại. Riêng năm 2 0 0 5 ,
cam kết tài trợ vốn ODA cho Việt Nam là 3,4 tỉ USD. Với sự ổn định
về chính trị - xã hội, truyền thống văn hóa, sự phát triển kinh tế
năng động và chính sách đối ngoại rộng mử, môi trường đâu tư
thông thoáng, Việt Nam ngày càng trở thành một điểm đến an toàn
và hấp dẫn cho hợp tác và đầu tư quốc tế. Tính đến hết tháng 7-
2 0 0 5 , đã có hơn 5 .5 0 0 dự án đầu tư nước ngoài từ 6 4 nước và
vùng lãnh thổ đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đầu tu'
đăng ký trên 4 8 ,7 tỉ USD, trong đó số vốn thực hiện đạt gần 2 9 tỉ
USD. Các doanh nghiệp có vốn đâu tư nước ngoài đã trử thành một
bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp gần
1 5 % GDP và 4 ,9 % tổng thu ngân sách nhà nước, chiếm trên 3 0 %
tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo ra hàng vạn công ăn việc làm. Việt
Nam đã được rác nước ủng hộ đăng cai tổ chức và đã tổ chức
thành công Hội nghị Thượng đỉnh Cộng dồng các nước có sử dụng
tiếng Pháp năm 19 9 7 , Hội nghị cấp cao ASRAN năm 199 8, Mội thảo
quốc tế về hợp tác và phát triển Việt Nam và châu Phi năm 20 0 3 ,
Hội nghị cấp cao ASEM-5 năm 200 4 . Qua các hội nghị cấp cao này,
Việt Nam đã để lại dấu ấn của mình trong đời sống chínli trị quốc
tế đương đại. Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nền kinh tế
thành viên APEC và tích cực chuẩn bị để tổ chức thành công Hội
nghị Thượng đỉnh APEC tại Hà Nội vào tháng 1 1 / 2 0 0 6 . Các mặt
công tác thông tin đối ngoại, công tác đối với cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài... cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đội
ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại đã có bước trưởng thành nhất
định, triển khai thực hiện có kết quả đường lối và các chủ trương,
chính sách đối ngoại của Đảng. Thực tiễn hoạt động đối ngoại của
ta trong 3 0 năm đổi mới đã khẳng định đường lối đối ngoại độc
lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển của Đảng ta là đúng đắn.
Chúng ta kiên trì thực hiện nhất quán đường lối đó. Theo tinh thần
của Nghị quyết Dại hội X của Đảng, công tác đối ngoại trong thời
gian tới bám sát nhũ ng định hướng lớn như sau:

- Tiếp tục m ở rộng và phát triển các mối quan hệ đối ngoại
của ta đi vào chiều sâu, ngày càng ổn định và bền vững. Đặc biệt
coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với các
nước láng giềng có chung biên giới, các nước Đông - Nam Á và
Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN). Thúc đẩy quan hệ
hợp tác ổn định lâu dài với các nước lớn, các trung tâm kinh tế,
chính trị của thế giới. Mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác hữu
nghị với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc,
các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mĩ La-
tinh, các nước trong phong trào Không liên kết... Tích cực hoạt
động tại các tổ chức quốc tê và khu vực. Không ngừng phát triển
quan hệ với các đảng cộng sán và các đảng cầm quyên ử các nước
xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng có chung biên giới. Tăng
cường quan hệ với các đảng cộng sản, đảng cánh tả, phong trào
cách mạng và tiến bộ có nhiều ảnh hưởng ờ các khu vực trên thế
giới. Mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền, đảng tham chính ở
các nước trong khu vực và các nước có quan hệ đối tác quan trọng
với nuớc ta. Tăng cường quan hộ với các chính đảng khác có quan
hệ với Đảng ta và hữu nghị với Việt Nam. Phát triển quan hệ với
các đoàn thể, các tổ chức nhân dân ở các nước láng giềng có chung
biên giới, các n ư ớ c xã hội chủ nghĩa, các nirớc trong khu vực và các
nước lớn. Tích cực hoạt động tại các tổ chức quốc tế và khu vực
quan trọng mà các đoàn thể và tổ chức nhân dân ta là thành viên.
Chủ động tham gia tích cực các phong trào, diễn đàn quốc tế của
nhân dân thế giới chống chiến tranh và chạy đua vũ trang, chống
các mặt trái của toàn cầu hóa, chống chủ nghĩa bá quyền và chính
trị cường quyền, vì hòa bình, công lý, độc lập dân tộc, dân chủ,
phát triển bền vũng, công bằng và tiến bộ xã hội. Mở rộng quan hệ
với các tổ chức nhân dân các nước, các tổ chức phi chính phủ quốc
gia và quốc tế...

- Tiếp tục thúc đẩy giải quvết bằng thương lượng hòa bình
những vấn đề còn tõn tại về biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các
nước liên quan; phấn đấu xây dựng đường biên giới trên đất liền
và trên biển với các n ư ớ c láng giềng thành đường biên giới hòa
bình, ổn định, hợp rác cùng phát triển.

Cưong lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội tại Đại hội Đảng toàn quốc lẫn thứ XI đưa ra định
hướng về côn g tác ngoại giao trong giai đoạn mới:
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
hoà bình, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan
hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất
nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ
nghĩa giàu mạnh; là bạn, dối tác tin cậy và thành viền có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

- Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sỏ-
những nguyên tác cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật
pháp quốc tế.

- Trước sau như một ủng hộ các đảng cộng sản và công nhân,
các phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì những mục
tiêu chung của thời đại; mở rộng quan hệ với các đảng cánh tà,
đảng căm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích
quốc gia, giũ' vững độc lập, tự chủ, vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác
và phát triển.

- Tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân
dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới.

- Phấn đấu cùng các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định,
hợp tác và phát triển phồn vinh.

Với việc thực hiện chủ trương ngoại giao đúng đắn, độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội được giữ vững, vị thế quốc tế của Việt
Nam không ngừng được nâng lên. Việt Nam có quan hệ ngoại giao
với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, có quan hệ
kinh tế - thương mại với hàng trăm thị trường trên thế giới và
thực sự đã có những bước đi vững chắc trên con đường hội nhập
quốc tế. Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo
hướng đa phương hóa, đa dạng hoa quan hệ CỊUỐC tế, U’U tiên cho
quan hệ đối tác láng giềng, nước lớn và bạn bò truyền thông.

Đảng và Nhà nước ta coi hội nhập kinh tế quốc tế là một


trong những xu thế phát triển khách quan của thời đại, là quá
trình thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các
định chế kinh tế - tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá và tự
do hoá thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại. Việt
Nam đã tích cực và chù động hội nhập kinh tế quốc tế, có quan hệ
thương mại với hàng trăm thị trường của các nước và vùng lãnh
thổ, với nhiều đối tác và các trung tâm kinh tế trên thế giới.

Trong giai đoạn 2 0 1 1 - 2 0 1 5 , nước ta ngày càng chủ động,


tích cực trong việc đàm phán và ký kết các Khu vực mậu dịch tự do
(FTA), hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế khu vực và
thế giới; hoàn thành ba FTA song phương với các đổi tác quan
trọng, bao gồm: FTA với l làn Quốc, FTA với Liên minh kinh tế Á -
Âu và FTA với Liên hiệp châu Âu. Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết
và tham gia 11 FTA khu vực và song phương, trong đó có sáu FTA
trong khuôn khổ hợp tác ASIÌAN. Đặc biệt, đối với Cộng đồng Kinh
tế ASEAN (AEC), Việt Nam đã tích cực triển khai các biện pháp ưu
tiên nhằm thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC. Việt Nam
được đánh giá là một trong những quốc gia thành viên có tỷ lệ
thực hiện cao nhất các biện pháp trong Lộ trình Cộng đồng Kinh tế
ASEAN. Tháng 1 0 / 2 0 1 5 , Việt Nam đã cùng các nước thành viên
kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP). Nước ta tiếp tục đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn
diện khu vực (RCEP) nhằm đạt được một thỏa thuận kinh tế toàn
diện, phù họp điều kiện của Việt Nam và các nước ASEAN. Ở cấp
dộ toàn cầu, tại Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) tháng 1 2 / 2 0 1 3 , Việt Nam đă cùng với các thành viên WTO
thông qua Gói cam kết thương mại Ba-li, khai thông bế tắc trong
đàm phán trong khuôn khổ WTO đã kéo dài nhiều năm.

Cho đến giữa năm 2 0 1 5 , Việt Nam có quan hệ kinh tế -


thương mại với hơn 2 2 4 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hút trên
2 5 0 tỷ USD FDI; vận động được thêm 36 đối tác mới, nâng tổng số
đối tác chính thức công nhận quy chế kinh tế thị trường ử nirác ta
lên 59. Những hoạt động kinh tế đối ngoại này đã đóng góp tích cực
vào việc m ở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tăng cưừng
thu hút đâu tư, ODA, thu hút khách du lịch, đấu tranh chống những
hành động gian lận thương mại, áp đặt các rào cản thương mại làm
tổn hại tới lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và nhà nước.

Thành tựu quan trọng trên con đường hội nhập quốc tế của
Việt Nam từ năm 2 0 0 5 được thể hiện trong những bước đi và ]ộ
trình hợp lý, không chỉ hội nhập về kinh tế mà còn mở rộng trên
nhiều lĩnh vực khác, nhất là văn hóa, thể thao và du lịch.

Nhằm từng birớc hoàn thiện về thể chế, cơ sở pháp lý và đẩy


mạnh triển khai trên thực tế các hoạt động của ngoại giao văn hóa
(NGVH), Ban Bí thư đã thông qua Đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Anh hùng g iả i phóng dân tộc, Nhà văn hóa k iệ t xu ấ t ở nước
ngoài" (tháng 9 / 2 0 0 9 ) ; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến
lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2 0 2 0 và Quy chế tổ chức Ngày
Việt Nam ở nước ngoài (tháng 2 / 2 0 1 1 ) , Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Tăng cường tham gia của Việt Nam vào UNESCO giai
đoạn 2 0 1 3 - 2 0 1 8 " (tháng 1 / 2 0 1 3 ) ; Bộ Ngoại giao ban hành Thông
tư hướng dẫn sử dụng biểu tượng quốc gia và nghi lễ Nhà nước
trong việc tổ chức một số hoạt động đối ngoại tại Cơ quan đại diện
(CQĐD) Việt Nam ở nước ngoài (năm 2 0 1 0 ), Kế hoạch hành động
của Bộ Ngoại giao triển khai Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến
năm 2 0 2 0 (tháng 4 / 2 0 1 3 ) . .. Cùng với đó, nhiều điều ước và thỏa
thuận quốc tế đã dược ký kết, tạo c ơ sở pháp lý dê triển khai các
chương trình lớn cũng như hoạt động ngoại giao văn hóa cụ thê
nhằm xúc tiến, làm sâu sắc sự hiểu biết lẫn nhau và xây dựng lòng
tin, tăng cường quan hệ vồ mọi mặt, mang lại hiệu quả to lớn cho
các nỗ lực làm bạn, đối tác tin cậy với các nước và thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế của Việt Nam.

Trong giai đoạn 2 0 1 1 - 2 0 1 5 , NCiVII được gắn kết mạnh mẽ


hơn với Ngoại giao chính trị, Ngoại giao kỉnh tế và công tác về
người Việt Nam ở nước ngoài, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho
Ngoại giao Việt Nam. Đóng góp của NGVH vào ngoại giao đa
phương ngày càng được thể hiện rõ thông qua việc điều phối các
hoạt động ngày càng chủ động và tích cực của Việt Nam trên các tổ
chức, diễn đàn đa phương nói chung như Liên Hợp Quốc, ASEAN,
APEC, ASEM, Diễn đàn Đông Á-Mĩ Latinh PEALAC, Tổ chức Pháp
ngữ.... và các tổ chức, diễn đàn về văn hóa nói riêng như UNESCO,
Liên minh các nền văn minh...

Trong ASEAN, Việt Nam đã tích cực đóng góp vào quá trình
xây dựng và hình thành Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN bằng
việc học hỏi kinh nghiệm từ Liên minh châu Âu; trong FEALAC, ta
đã đưa ra sáng kiến thành lập "Mạng lưới các thành phố văn hóa
của FEALAC”... Đặc biệt, tại diễn đàn UNESCO - tổ chức văn hóa lớn
nhất hành tinh - NGVH đã và đang phát huy vai trò của mình trong
trong sự phối hợp chặt chẽ với các trụ cột ngoại giao khác trong
khuôn khổ UNESCO, không chỉ trong các lĩnh vực văn hóa, giáo
dục, khoa học và thông tin mà còn các vấn đề liên quan đến dân
chủ nhân quyền, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển kinh
tế, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang đảm đương trọng trách
là thành viên ủy ban Di sản thế giới ( 2 0 1 3 - 2 0 1 7 ) và thành viên
Hội đồng Chấp hành UNÍÌSCO ( 2 0 1 5 - 2 0 1 9 ) . Nổi bật là việc Việt
Nam đã sử dụng vị trí thành viên ủy ban Di sản thế giới để góp
phần tích cực giải tỏa câng tháng giũ-;] Nhật Bản và Hàn Quốc xung
quanh hồ sơ của Nhật Bản trình UNESCO nám 2 0 1 5 và hỗ trợ một
số quốc gia như Australia, Singapore, Thái Lan trong các vãn đe
bảo vê di sản thế giới, nâng cao vị thế và tiếng nói của Việt Nam
trốn trường quốc tế, đồng thời tăng cưừng quan hệ của Việt Nam
với các nước.

Công tác NGVH đã trở thành một hoạt động thường xuyên,
được chú trọng của hầu hết tất cả các cơ quan đại diện (CQĐD).
NGVH ở nước ngoài luôn được các CQĐD ta ở nước ngoài coi là
một trọng tâm công tác. Các CQĐD chủ động và tích cực tiến hành
hàng loạt hoạt dộng có hình thức phong phú, đa dạng góp phần
làm thế giới hiểu rõ, tôn trọng và yêu mến hơn đất nước, con
người và văn hóa Việt Nam. Nồi bật trong các hoạt động văn hóa ở
nước ngoài là các sự kiện Tuần/Ngày Việt Nam ở nước ngoài do
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên
quan và CQDD của ta tổ chức. Nhiều chương trình đã đi vào tâm trí
của người dân sở tại, trở thành thương hiệu, được người dân sờ
tại hưởng ứng và tham gia tích cực như Những ngày Việt Nam tại
Nhật Bản và Tuần Việt Nam tại Italia năm 2 0 1 3 ; Tuần Việt Nam tại
Hà Lan và Những ngày Việt Nam tại Qatar và UAE năm 2 0 1 4 ;
Những ngày Việt Nam tại Hoa Kỳ năm 2 0 1 5 . Thành công của các
sự kiện đã khẳng định chủ trương đúng đắn trong việc triển khai
những hoạt động tổng hợp văn hóa, chính trị, kinh tế có trọng tâm,
trọng điểm và trên tinh thần tiết kiệm nhằm góp phần thúc đẩy
một cách thực chất và hiệu quả quan hệ toàn diện trên mọi lĩnh
vực giữa Việt Nam với các nước.

NGVH đã góp phần đem lại sự công nhận danh hiệu quốc tế
cho 10 di sản mới của Việt Nam bao gồm: 3 Di sản Văn hóa và Thiên
nhiên thế giới, 5 Di sản Văn hóa phi vật thể, 2 Di sản tu' liệu và 1 Khu
Dự trừ sinh quyến thế giới. Các danh hiệu trên góp phần kháng định
sự đa dạng về văn hóa, truyền thống lâu đời của Việt Nam, đồng
thời gắn kết tình cảm nhân dân, thê hiện sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước và Chính phủ đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội một cách bền vững của các địa phương trên cả nước.

Trong bối cảnh toàn câu hóa, thực hiện chủ trương hội nhập
quốc tế, NGVH đã có đóng góp hẽt sức tích cực giúp đất nước tiếp
thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và tri thức của các nước trên thố
giới, làm giàu cho văn hóa Việt.

Bên cạnh những thành công đã đạt được, quá trình thực hiện
đường lối m ở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế
cũng bộc lộ những hạn chế: Trong quan hệ với các nước, nhất là
các nước lớn, chúng ta còn lúng túng bị động. Chưa xây dựng quan
hệ lợi ích đan xen, tùy thuộc lẫn nhau với các nước. Một số chủ
trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với yêu cầu mở
rộng quan hộ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống luật
pháp chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ gây khó khăn cho việc thực
hiện các cam kết của các tổ chức kinh tế quốc tế. Chua hình thành
được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế
và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam k ế t Doanh
nghiệp nước ta hầu hết quy mô nhỏ, yếu kém cả về quản lý và công
nghệ; trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trình độ trang thiết bị
lạc hậu; kết cấu hạ tầng và các nghành dịch vụ cơ bản phục vụ sản
xuất kinh doanh đều kém phát triển và có chi phí cao hơn các
nước khác trong khu vực. Đội ngũ cán bộ lĩnh vực đối ngoại nhìn
chung chưa đáp ứng được cả nhu cầu cả về số lượng; cán bộ doanh
nghiệp ít hiểu biết về luật pháp quốc tế, về kỹ thuật kinh doanh;
công tác tổ chức chỉ đạo chưa sát và chưa kịp thời.
PHẦN ĐỌC THÊM

1.1. Quá trình hình thành và p h á t triển đ ư ờ n g loi đô


ngoại th ờ i kỳ đổi m á i của Đảng

- Nghị quyết số 13 của Bộ Chính tri (khóa VI) tháng 5 / 1 9 8 8


là mốc khởi đầu của quá trình đổi mới tu' duy, nhận thức và đường
lối đối ngoại của Đảng ta.

- Hội nghị Trung ương 6 (tháng 3 - 1 9 8 9 ), Hội nghị Trung


ưưng 7 (tháng 8 - 1 9 8 9 ) và Hội nghị Trung ương 8 (tháng 3 -1 9 9 0 )
của khóa VI với "các nguyên tác cơ bản cần được quán triệt trong
quá trình đổi mới" và các nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về
công tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế hiện nay",
"Tình hỉnh các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chù nghĩa
đế quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta" đã tập trung đánh giá
tình hình thế giới liên quan đến những biến động xảy ra ở Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, đề ra các quyết sách đối
phó với những tác động phức tạp từ diễn biến của tình hình thế
giới đối với nước ta và công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

- Mội nghị Trung ương 3, khóa VII (tháng 6 / 1 9 9 2 ) đã ra Nghị


quyết chuyên đề về công tác đối ngoại. Nghị quyết xác định rõ
nhiệm vụ công tác đối ngoại, tư tưởng chỉ đạo chính sách đối
ngoại, các phương châm xử lý các vấn đề quan hệ quốc tế; đề ra
chủ trương mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ
đối ngoại của Việt Nam, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa..., trên CO”
sở giữ vững độc lập tự chủ và các nguyên tắc tôn trọng độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, bảo vệ và phát triển
kinh tế, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp và bản sắc
văn hóa dân tộc... Nghị quyết Trung ương 3, khóa VII là văn kiện
đánh dấu s ự hình thành đường lối đối ngoại của Đảng ta cho thời
kỳ đối mới toàn diện đất nước.

- Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng
1 / 1 9 9 4 } và Đại hội VIII (tháng 6 / 1 9 9 6 ) của Đảng ta đã chính thức
khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với tinh thần "Việt Nam muốn là
bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa
bình, độc lập và phát triển".

- Đại hội IX của Đảng (tháng 4 / 2 0 0 1 ) khẳng định Đảng và


Nhà nước ta tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại đó
với một tinh thần mạnh mẽ hơn và một tâm thế chủ động hơn
bằng tuyên bố "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và
phát triển".

- Hội nghị Trung ương 8, khóa IX (tháng 7 / 2 0 0 3 ) đã ra Nghị


quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong đó
đề cập nhiều nội dung hết sứ c quan trọng về đối ngoại, đặc biệt là
ba vấn đề: về các mâu thuẫn của thế giới hiện nay; về lợi ích của
Việt Nam; về đối tượng, đối tác. Cần nhấn mạnh vấn đề cốt lõi
trong mọi hoạt động đối ngoại là phải tìm cách thực hiện tối đa lợi
ích của đất nước.

- Đại hội X của Đảng (tháng 4 - 2 0 0 6 ) đã khẳng định: "Thực


hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp
tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa
dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế, đồng thời m ở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực
khác. Việt Nam là bạn, đổi tác tín cậy của các nước trong cộng
đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và
khu vực".
1.2. Cơ s ở địa lí, lịch sử, pháp lí khẳng định chủ quyền ở
hỉiỉ quần đao Hoàng Sa, T r ư ờ n g Sa của Việt Nam

1.2.1. Cơ sở địa lý - lịch s ử


Quan đảo Hoàng Sa

Trong lịch sử là một phần lãnh thố cúa Dại Việt thuộc phủ Tư
Nghĩa, thừa tuyên Quảng Nam, hiện nay là huyện Trư ờn g Sa thuộc
thành phố Dà Nằng. Từ xưa, quần đảo này đã được dân gian gọi
tên chữ Nôm là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Tên quốc tế thường
được thể hiện trên các hải đõ là Paracels. Khu vực quần đảo Hoàng
Sa nằm trên vùng biển rộng khoảng 3 0 .0 0 0 k m 2. Tổng diện tích
phần nổi của quần đảo khoảng lOkm2, đảo lớn nhất là đảo Phú
Lâm với diện tích khoảng l ,5 k m 2. Nhìn chung đa số các đảo thuộc
quần đảo Hoàng Sa có độ cao dưới lOm như đảo Iloàng Sa cao 9
m, Linh Côn cao 8,5m, Hữu Nhật 8m, Quang Ảnh 6m, riêng đảo
Bạch Quy (Bàn Thạch) đạt độ cao 15m. Phần lớn các đảo có diện
tích nhỏ hẹp dưới l k m 2, riêng đảo Phú Lâm diện tích đạt 1,5 km 2.

Nằm ở phía Đông Việt Nam, Hoàng Sa án ngũ' đường hàng hải
quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại
Tây Dirơng. Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản và
nguồn hải sản, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, quan trọng
hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông
trên biển và trên không trong khu vực phía Bắc Biển Đông.

Quăn đảo T rư ờ n g Sa

Quần đảo Trường Sa nằm về phía cực Nam của quân đảo
Hoàng Sa, cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất là
khoảng 3 5 0 hải lý, đảo xa nhất là khoảng 5 0 0 hải lý, cách Vũng Tâu
3 0 5 hải lý và cách Cam Ranh 2 5 0 hải lí, cách đảo Phú Quốc 2 4 0 hải
lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 27 0 hải lý. Quần đảo trải dài từ
6 Q2' đổn l l l e2 8 ’ vĩ độ Bắc, từ 1 1 2 e đến 1 1 5 B kinh độ Dông. Biển
tuy rộng nhu ng diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước lại rất
ít, chỉ tống cộng 11 km2. Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1 9 7 9 của Cục
Bản đồ Quân sự Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam,
quần đảo Trư ờng Sa có thể chia ra làm 9 cụm chính kể từ Bắc
xuống Nam: Cụm Song Tử, cụm đảo Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết hay
Ti Gia, Sinh Tồn, cụm đảo Trường Sa, An Bang, Bình Nguyên và
cụm đảo Trư ờng Sa. Như vậy, quần đảo Trư ờng Sa bao gồm rất
nhiều các hòn đảo, đá, bãi lớn nhỏ khác nhau. Bao quanh nó là
những vùng đánh cá trù phú và giàu có về tài nguyên dầu mỏ và
khí đốt. Chính vì có tiềm năng lớn về kinh tế biển nhu’ vậy, quàn
đảo này hiện nay bị rất nhiều nước tranh chấp về chủ quyền.
Ngoài Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc mỗi nước đều tuyên bố
chủ quyền trên toàn bộ quần đảo; trong khi Brunei, Malaysia và
Philippines mỗi nước tuyên bố chủ quyền nhiều phần. Những
nước tham gia tranh chấp này đều có quân đội đóng trên từng
phần của quăn đảo Trường Sa và kiểm soát nhiều căn cứ trên các
đảo, bãi đá ngầm khác nhau.

Trong khi đó, một sự thực không thể chối cãi được là các nhà
nước Việt Nam đã thực thi chủ quyền ử đây từ thế kỉ XVII và đã có
nhiều biện pháp thực hiện việc xác lập chủ quyen của mình đối với
hai quần đảo m ột cách liên tục và hòa bình.

1.2.2. Cơ sở lịch s ử
T ư liệu của Việt Nam

Những tư liệu chứng minh quá trình phát hiện và khẳng định
chủ quyền trên hai quần đảo là Hoàng Sa và Trương Sa của các
triều đại phong kiến Việt Nam xuất hiện liên tục trong thư tịch cổ
của Việt Nam từ thời các chúa Nguyễn, trải qua triều Tây Sơn đến
triều Nguyễn.
Tài liệu xưa nhất ghi chép về hai quăn đảo này là Toàn tập
Thiên Nam tú' chí lộ dồ thu do nho sinh họ Dỗ Bá T ự là Công Đạo
biên soạn vào năm Chính Hòa thứ 7 đời Lê Hy Tông [ 1 6 8 6 ] gồm 4
quyển, trong mỗi quyền có một số bản đồ chú giải. Ở quyển thứ
nhất, phần thể hiện đường đi từ kinh thành Thăng I.ong đến Chiêm
Thành, đoạn vẽ địa hình, địa mạo phủ Quảng Ngãi, phần chú giải
trên bản đồ có nói tới bãi Cát Vàng tức quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa ngày nay: "Hai bên bờ sông thuộc địa phận xã Kim Hộ
có hai ngọn núi, tại mỗi núi có mỏ vàng, có đặt người tuần tra. Giữa
biển có một dải cát dài có tên là bãi Cát Vàng, dài khoảng 4 0 0 dặm,
rộng 2 0 dặm đứng dựng giũa biển; Từ cửa biển Đại Chiêm cho đến
cửa biển Sa Vinh, mỗi khi có gió Tây Nam thì các thương thuyền
qua lại phía trong thường phiêu dạt tại đây... Họ Nguyễn mỗi năm
vào tháng chạp đưa 18 chiếc thuyền đến đó lấy hóa vật thu được
nhiều vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm v ượt tới đó
mất một ngày rưỡi. Từ cửa Sa Kì đến mất nửa ngày. Ngoài ra tại
đảo Trường Sa cũng có đồi mồi. Ngoài cửa biển Sa Kì có một hòn
núi, trên núi sản xuất phần nhiều là cây dầu, gọi là trường dầu có
đặt quan tuần sát...".

Sau Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, một bản đồ khác
rất quan trọng khi nghiên cứu cơ sở địa lí, lịch sử về chủ quyền của
Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là Đại Nam
nhất thống toàn đồ.

Tư liệu quan trọng bậc nhất minh chứng cho chủ quyền của
Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thế ki XVIII là
Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn được coi là sử liệu đầy đủ, chính
xác nhất. Phủ Biên tạp lục có nghĩa là ghi chép các việc phức tạp về
các việc phủ dụ trấn an vùng biên thùy nhà Lê. Sách gồm 6 quyền,
mỗi quyển viết theo từng mảng vấn đề. Theo Phan Huy Chú trong
Lịch triều hiến chương loại chí tác phẩm này "chép sự tích hai xứ
Thuận Quảng, phàm núi sông, thành ấp, binh ngạch, thuế lệ, nhân
tài, sản vật, cũng là những việc truyền ngôi, đánh dẹp, duyên cách
của Nam triều, việc gì cũng chép kĩ đủ". Trong đó, Lê Quý Đôn đã
nhiều đoạn ghi chép về hai quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa: “Phủ
Quảng Nghĩa ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn có núi
gọi là Cù Lao Ré, rộng hơn 3 0 0 dặm, trước có phường tứ chính,
dân cư trồng đậu, rong biển 4 canh thì đến; phía ngoài nữa lại có
đảo Đại T rư ờ n g Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hóa vật
của tàu, lập đội Hoàng Sa đế lấy, đi 3 ngày đêm thì mới đến, là chỗ
gần xứ Bắc Hải”. “Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh ở
gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh
tinh hơn 1 3 0 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia
hoặc đi m ộ t ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối
nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng dài, ước hơn 3 0 dặm, bằng
phầng rộng lớn, nước trong suốt. Bên đảo có vô số yến sào, các thứ
chim có hàng ngàn hàng vạn, thấy người thì đậu vòng quanh
không tránh. Bên bãi vật lạ rất nhiều, ố c vân thì có ốc tai voi to
như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục không
như ngọc trai, cái vỏ có thể đẽo thành tấm bài được, có thể nung
vôi xây nhà, có ốc xà cừ, đe khảm dồ dùng, lại có ốc hương. Các thứ
ốc đcu có thể muối và nấu ăn được... Trước họ Nguyễn đặt đội
Hoàng Sa 7 0 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên cứ hai
tháng nhận giấy sai đi, mang lương dủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc
thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy tha hò
bắt chim cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu như là gươm ngựa,
hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, sung, ngà
voi, sáp ong... Đến tháng 8 thì về đến thành Phú Xuân để nộp, cân
và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân. Hoàng
Sa chính gần phủ Liêm Châu, đảo Hải Nam, người đi thuyền có lúc
gặp thuyền đánh cá Bắc quốc, hỏi nhau ở trong biển. Tôi đã từng
thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương,
Quỳnh Châu xã An Vĩnh gửi cho Thuận Hóa nói rằng: Năm Kiền
Long thử 18 có 10 tên quân nhàn xã An Vĩnh, đội ('át huvện
Chu'0'ng Nghĩa, phủ Quảng Ngãi, nước An Nam, ngày tháng 7 đến
Vạn Lý Trường Sa tìm kiếm các thứ, có 8 tên lên b ờ tìm kiếm các
thứ, chỉ để 2 tên giũ’ thuyền bị gió đứt dây thuyền, giạt vào Thanh
Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán. Nguyễn
Phúc Chu sai cai bạ Thuận Hóa là Thức Lượng hău làm thư trả lời"

Những ghi chép của Lê Quý Đôn ở một số đoạn trích trên khá
chi tiết làm tư liệu về việc phát hiện, khai thác và xác lập chủ
quyền trên hai quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên sống
động, chân thực.

Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, nhà bác học Phan
Huy Chú đã giành một phần trong Dư địa chí trình bày khá kĩ về
địa danh Hoàng Sa, Trường Sa khi viết về ranh giới, phong thổ của
phủ Tư Nghĩa, đạo Quàng Nam: "Xã An Vĩnh, huyện Bình Dương ờ
gần biển. Ngoài biển phía đông bắc có đảo (Hoàng Sa) nhiều núi
linh tinh đến hơn 1 3 0 ngọn núi. Đi từ núi chính ra biển ước chừng
hoặc một ngày hoặc một vài trống canh. Trên núi có suối nước
ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài U’ớ c 30 dặm, bằng phẳng rộng
rãi. Trong bãi có dòng nước trong suốt đến đáy. Sườn đảo có vô số
yến sào, các thứ chim có đến hàng chục nghìn vạn con, thấy người
vẫn cứ đỗ quanh, không bay tránh. Bên bãi cát, vật lạ rất nhiều, có
thứ ốc có vằn gọi là ốc tai voi nhu- cái chiếu, trong bụng có hạt châu
to bằng ngón tay cái nhưng sắc nó đục, không bằng ngọc châu ờ
trong con trai, vỏ nó đẽo đi làm bia được, lại có thể nung làm vôi
đế xây tường... Các đời chúa Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 người,
người làng An Vĩnh thay phiên nhau đi lấy sản vật. nằng năm cứ
đến tháng 3, khi nhận được lệnh sai đi, phải đem đủ 6 tháng lương,
chở 5 chiếc thuyên nhỏ ra biển, 3 ngày 3 đêm mới đến đảo ấy. Ở
đấy tha hồ tìm kiếm các thứ, bắt cá ăn, tìm được những thú' của
quý của bọn Tàu. Đến tháng 8 thì đội ấy lại về, vào cửa Yêu Môn
đến thành Phú Xuân đưa nộp” Có thê thấy những ghi chép trong
Lịch triều hiến chương loại chí về cơ bản trùng khớp, thống nhất
với ghi chép của Lê Quý Dôn trong Phủ biên tạp lục. Bên cạnh Lịch
triều hiến chương loại chí, một tác phẩm khác của Phan I í uy Chú là
Hoàng Việt địa dư chí cũng có phần chép về Hoàng Sa, Trường Sa
tương tự.

Đại Nam thực lục là bộ sử biên niên lớn và quan trọng nhất
của nhà Nguyễn. Ở cả hai phần Tiền Biên và Chính biên của bộ sử
này đều ghi chép về Hoàng Sa, Trư ờng Sa với các đoạn như sau:

Tiền biên: "Mùa thu tháng 7 (năm Giáp tuất 17 5 4 ), dân đội
Hoàng Sa ở Quảng Ngãi đi thuyền ra đảo Hoàng Sa, gặp gió giạt vào
hải phận Quỳnh Châu nước Thanh. Tổng đốc Thanh hậu cấp cho rồi
đua về. “Ở ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
có hơn 130 bãi cát cách nhau xa hoặc đi một ngày đường hoặc vài
trống canh, kéo dài không biết mấy nghìn dặm, tục gọi là "Vạn lý
Trường sa”. Trên bãi có giếng nước ngọt sản vật có hải sâm, đồ
mòi, ốc hoa, víc, ba ba... Buổi quốc s ơ đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy
dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm tháng 3 thì đi thuyền ra, độ 3
đêm ngày thì đến bãi, tìm lượm hóa v ậ t Lại có đội Bắc Hải, mộ
người ở thôn Tứ Chánh thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương
sung vào, sai đi thuyền nhỏ đến các xứ Bắc Hải, Côn Lôn đế tìm
lượm háo vật, đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản"

T ư liệu của Trung Quốc


Quyển Mải lục của Vương Bỉnh Nam viết "Lộ trình phía ngoài
dược nổi liền với lộ trình phía trong bởi Vạn Lý Trường Sa nằm
giữa biển. Chiêu dài của Quân đảo khoáng vài chục ngàn dặm. Nó
là bức màn phòng thủ phía ngoài của An Nam".

Bên cạnh cuốn Hải Lục vừa dẫn, Hoàng Sa, Trường Sa của
Việt Nam cũng được đề cập đến trong Hải ngoại kỉ sự của Thích
Dại Sán. Tác phẩm này do nhà sư Trung Quốc viết năm 1 6 9 6 sau
chuyến thăm Phú Xuân năm 1695. Nội dung của quyển sách viết
về các chúa Nguyễn và các hoạt động của triều đình An Nam tại
Hoàng Sa và Trường Sa như sau: " Khách có người bảo: Gió mùa
xuôi về Quảng Đông, chừng vào độ nửa tháng trước và sau mùa lập
Thu. Chừng ấy gió Tây Nam thổi mạnh, chạy một lèo gió xuôi
chừng 4,5 ngày đêm có thể đến Hổ Môn. Nếu chờ đến sau mùa
nắng, gió bấc dần dần nổi lên, nước chảy về hướng Đông, sức gió
Nam yếu, không chống nổi dòng nước chảy mạnh về hướng Đông
lúc đó sẽ khó giữ được sự yên ổn. Quãng ấy cách Đại Việt 7 ngày
đường, chừng 7 0 0 dặm. Quốc Vương trước, hàng năm sai thuyền
đánh cá đi dọc từng bãi cát, lượm vàng bạc, khí cụ của các thuyền
hu' hỏng dạt vào. Mùa thu nước ròng cạn rút về phía Đông, bị một
ngọn gió đưa đi, thuyền có thể trôi xa hàng trăm dặm, sức gió
chẳng mạnh sự gặp hiểm họa Trư ờng Sa". Ngoài ra, khảo sát các
bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1 9 0 9 trử về trước
đều cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa cùa Việt Nam, chưa bao giờ
thuộc về Trung Quốc.

T ư liệu của Phương Tây

Ngay từ đầu thế kỉ XVII, một số bản đồ hàng hải phưong Tây
khi vẽ đã thể hiện tên các địa danh Paracel, Spratley. Các địa danh
này thường xuyên thấy trong các bản đồ kế tiếp và một số bản đồ
hàng hải quốc tế khác ghi lại rất tường tận, chính xác. Người Hà
Lan vào thế kỉ XVII đã viết khá rõ về quần đảo Hoàng Sa trên lãnh
hải Việt Nam do Chúa Nguyễn hành xử để kiểm soát các tàu biển
qua lại khu vực này.

Bên cạnh các tư liệu của người Hà Lan, còn có rất nhiều văn
kiện lưu trữ tại kho văn khố của Hội Truyền giáo Pari chứng tỏ hai
quần đảo này từ sớm đã thuộc về lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ lá thư
gửi của Giám Mục Marin từng sống ở xứ Đàng Trong gửi cho
nhừng giám mục chủng viện ngày 3 1 / 5 / 1 7 1 4 đã viết:

"Vào tháng 1 0 / 1 7 1 4 , có ba chiếc tàu buồm của người Hà lan


khác nhau, khởi hành từ Nhật, chứa chất nhiều hàng hóa quý giá.
Lúc tiến ngang Hoàng Sa, những chiếc tàu buồm bị cơn bão lớn
đánh lâm nạn. Trận bão này xuất hiện đột ngột, đến nỗi các cơn gió
thổi dũ' dội. Họ đã không điều khiển nổi, sóng và gió đã cuốn chiếc
tàu này xô dạt vào bãi cát, húc vào tảng đá và đã vỡ tan tại đó. 17
người đã tử nạn, 87 người thoát nạn bơi vào bờ, phần thì bám vào
nhũng tấm ván, áp vào Hoàng Sa leo lên những cồn cao cũng chỉ
bao phủ bằng cát khô. Bọn họ đã sống nơi đó trong m ột tháng trời
bằng thịt của một loài chim cư ngụ trên đảo Hoàng Sa này. Vì loài
chim đó chưa bao giờ thấy nên chúng bị thủy thủ bắt bằng tay
không và những người Hà lan đã bắt khá nhiều để nuôi sống họ
trong một tháng trên cồn cát này. Trong thời gian đó, họ đã bắt
được vài tấm ván đóng bè nhỏ, nhờ phương tiện này họ đã đáp vào
Nam Hà và tiến tới cửa biển Nha Trang...”

Năm 18 49 , Giám mục Taberd còn viết một bài khảo luận dài
về Việt Nam bằng tiếng Anh đăng trong báo Á Châu Hội của người
Anh tại Bengal. Giám mục này cũng có công giới thiệu bản đồ quý -
An Nam đại quốc họa đồ. Đây là m ột bản đồ Việt Nam vẽ rất chi
t iế t Trong đó Hoàng Sa, Trường Sa được vẽ là một bộ phận không
thể tách rời của đất nước Việt Nam. Có thê’ nói cùng với Đại Nam
nhất thống toàn đồ của Việt Nam, bản đồ An Nam đại quốc họa đồ
cũng là một minh chứng hùng hồn về chủ quyền của Việt Nam đỗi
vớỉ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

1.2.3. Co’ s ở Pháp lý về chủ quyên của Việt Nam ở


Biến Đông
Cơ sở pháp lý quốc tế: Công ư ớ c Lu ật biển 1982

Từ phương diện lý luận chung, luật biển là một ngành luật bộ


phận của công pháp quốc tế. Sau 2 lần pháp điển hóa các quy
phạm về biển vào các năm 1 9 5 8 và 19 70 , Hội nghị Liên Hợp Quốc
lần thứ 3 về biển với hơn 1 6 0 nước tham gia bắt đầu từ năm 1 9 7 3
và kéo dài đốn năm 1 9 8 2 mới hoàn chỉnh dự thảo Công ước Liên
Hiệp Quốc 1 9 8 2 về Luật biển cho các nước kí kết. Kể từ khi được
thông qua, Công ước tiếp tục được hoàn thiện với nhiều điều ước
bổ sung như Thảo thuận ngày 2 9 / 7 / 1 9 9 4 về thực hiện Phần XI
của Công ước Luật biển 1 982, Hiệp định Bảo tồn và Quản lý các
đàn cá di CU' xa 1 9 9 5 ... Công ước Luật biển 19 82 tạo cơ s ở pháp lý
để xác định các vùng biển của quốc gia, cùng với chế độ pháp lý và
các cách thức hoạch định liên quan. Theo Công ước có 7 vùng biển
chính: 5 vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia, gồm 2 vùng biển
thuộc chủ quyền là nội thủy và lãnh hải và 3 vùng biển thuộc
quyền chủ quyền đó là vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa. Ngoài ra Công ước còn đưa ra cách xác
định vùng nước quân đảo cho quốc gia quần đảo. 2 vùng biển
không thuộc quyền tài phán quốc gia gồm: Biển cả và vùng đáy đại
dương. Trên những vùng biển này, tất cả các quốc gia đều có
quyền sử dụng, khai thác... với điều kiện không gây hại hoặc đe
dọa làm phương hại tới các nước khác, vì mục đích hòa bình và
bảo vệ, giữ gìn môi trư ờ n g biển.
Áp dụng công ư ớ c Lu ật biến 1982 trong g iả i quyết tranh chấp
biên Đông

Trong những thập kỉ qua, các nước trong và ngoài khu vực
ngày một quan tâm hơn đến vị trí chiến lư ọc của Biển Đông. Vùng
biển này đang chứa đựng nhiều nguy cơ xung đột thậm chí có ý
kiến cho rằng đây là một trong những khu vực nguy hiểm nhất thế
giới. Cho dù hầu hết các quốc gia đã phê chuẩn Công ước Luật biển
1 9 8 2 , nhung các nước cũng đang không ngừng củng cố yêu sách
chủ quyền và tăng cường hiện diện tại biền Dông thông qua các
hoạt động lập pháp, lập quy, xây dựng hạ tầng, tăng ngân sách
quốc phòng, ban hành lệnh đánh bắt cá, triển khai các lực lượng
chấp pháp trên biển, diễn tập quân sự...

Mặc dù vậy với xu thế hợp tác hòa bình, hợp tác kinh tế và
thương mại kể từ khi Công ước Luật biến có hiệu lực năm 1994,
xuất phát từ các nguyên tắc và nghĩa vụ chung được quy định
trong Công ước, các quốc gia tranh chấp ở Biển Đông đã tiếp tục
tìm kiếm các cuộc đàm phán, thương lượng về chính trị, ngoại giao
đê’ đi đến những thỏa thuận phân định song phương và đa phương
quan trọng. Ngày 4 / 9 / 2 0 0 2 , tại Cam - pu - chia, "Tuyên bố ASEAN
- Trung Quốc về cách ứng xử của các bên trên biển Đông” (DOỢ) ra
đời, tạo nền móng cho việc thiết lập một văn kiện cụ thể hơn - Quy
tắc ứ n g xử trên Biển Đông đang xây dựng.

Tháng 1 0 / 2 0 0 3 , tại diễn đàn Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ
IX diễn ra tại Bali, Indonesia, "Tuyên bố hòa hợp ASEAN 11" được
thông qua. Trung Quốc và Ấn Độ cũng tham gia Hiệp ước thân
thiện và hợp tác ASEAN, cam kết không sử dụng vũ lực, giữ vững
ổn định khu vực và m ở rộng hợp tác và cùng phát triển đang tạo ra
môi trường ngày càng thuận lợi hơn cho việc giải quyết tranh chấp
trên Biển Đông.
Việt Nam với tư cách thành viôn của ASRAN, ngoài việc tham
gia các diễn đàn khu vực và quốc tế, tiến hành đàm phán song
phương và đa phương với các nước liên quan nhu' Trung Quốc, Phi
- lip - pin, Malaysia về vấn đề giải quyết tranh chấp và hợp tác trên
Biển Đông. Trong chuyến thăm Trung Quốc của chủ tịch nước
T rư ơn g Tấn Sang từ ngày 19 đến ngày 2 2 / 6 / 2 0 1 3 hai bên đã ra
tuyên bố chung trong đó nhấn mạnh đến việc sử dụng giải quyẽt
tranh chấp bằng pháp luật quốc tế.

Pháp luật vè biển tại Việt Nam

Là một quốc gia bên b ờ biển Dông, từ nhiều thế kỉ qua, Việt
Nam đã sở hữu liên tục và hòa bình 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa và các vùng biển lân cận. Kể từ sau ngày đất nước thống nhất vá
trở thành thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đă
sớm tham gia quá trình xây dựng luật biển quốc tế. Tiếp theo
tuycn bố của Chính Phủ nước CHXI1CN Việt Nam ngày 1 2 / 5 / 1 9 7 7
về "lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lạ:
địa của Việt Nam"; ngày 2 3 / 6 / 1 9 9 4 , Quốc hội nước CHXHCN Việt
nam khóa IX kì họp thứ 5 đã thông qua Nghị quyết về việc phè
chuẩn Công ước Luật biển 19 82, thế hiện quyết tâm "cùng cộng
đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến
khích s ự phát triển và hợp tác phát triển".

Kể từ đó Việt Nam đã và đang xây dựng, sửa đối, bổ sung


những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến biển và quản í
biển như Luật Biên giới quốc gia năm 2 0 0 3 , Luật Thủy sản năn
2 0 0 3 , Luật An ninh quốc gia năm 2 00 4 , Bộ luật Hàng hải Việt Nan
năm 1 9 9 0 , Luật biển Việt Nam 2 0 1 2 ... Pháp luật về nghiên cứu
khoa học biển, du lịch biển, đảm bảo trật tự an toàn trên biển, bảo
vệ môi trường biển... cũng đang được hoàn thiện.
vè hợp tác quốc tế, Việt Nam đã lần lượt đàm phán, kí kết, gia
nhập các điều ước quốc tế song phương và đa phương ve biển
như: Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1 9 7 4 ; Công
ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm dầu... Đặc biệt về việc phận
định biển với các nước liên quan, áp dụng các nguyên tắc chung
của pháp luật quốc tế, luật biến quốc tế, đặc biệt là vận dụng linh
hoạt các quy định của Công ước Luật biển 198 2 đến nay Việt Nam
đã đàm phán xây dựng và kí kết các điều ưóc song phương và đa
phương sau: I liệp định phân định Ranh giới thềm lục địa với In - đô
- nê - xi - a năm 1 997. Hiệp định phân định ranh giới vùng đặc
quyền Kinh tế và thềm lục địa với Thái Lan năm 1997. Hiệp định
Hợp tác Nghề cá ờ Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 20 00 . Hiệp
định này là cơ sở để đàm phán Hiệp định Phân định Lãnh hải, Vùng
Đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa trong vùng Vịnh Bắc Bộ. Hiệp
định Phân định lãnh hải, vùng Đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa
trong vùng Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2 0 0 0 (có hiệu lực từ
3 0 / 6 / 2 0 0 4 ) . Theo hiệp định này, Việt Nam được hưởng 5 2 ,2 3 %
diện tích vịnh, Trung Quốc được hưởng 4 6 ,7 7 % diện tích Vịnh...

Đặc biệt sau m ột thời gian dài soạn thảo và lấy ý kiến, Luật
biển Việt Nam đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa
XIII, kì họp thứ 3 thông qua. Luật gồm 7 chương, 55 điều. Thứ nhất
so vứi 2 tuyên bố năm 1 9 7 7 và 1 9 8 2 mới chỉ là văn bản cấp Chính
phù và đã bộc lộ m ột số hạn chế so với nội dung của Công U 'ớ c

1982 thì lần đâu tiên với sự ra đời của Luật biển năm 2 0 1 2 , Việt
Nam đã có một số văn bản có tính pháp lý cao nhất về các vùng
biển và quy chế pháp lý của chúng, trong đó có quãn đảo Hoàng Sa
và quần đảo T rư ờn g Sa nơi Việt Nam đang tuyên bố chủ quyền.
3. Vai trò củ a Ngoại giao Viột Nam tron g licn trình giải
q uyết vân đẻ Biển Đông

Trư ớc hết, về phía ASEAN các nước này đều nhận thấy rõ
nguy cơ đe dọa từ phía Trung Quốc về vấn đề biển Đông qua việc
Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa lực lượng tàư chiến ở biển
Đông và ngày càng thể hiện rõ mong muốn khống chế khu vực này.
Tham vọng đó của Trung Quốc đã khiến cho sự đoàn kết trong
ASIÍAN ngày càng thêm chặt chẽ. Mặc dù trư ớ c đó, trong quá trình
giải quyết những tranh chấp về chủ quyền ở biến Đông, trong nội
bộ ASEAN cũng bộc lộ nhiều bất đồng. Các nước ASEAN đều nhận
thấy rằng đê có thể giữ biền Dông tránh khỏi sự bành trướng của
Trung Quốc, họ không thổ không dựa vào Việt Nam. Thêm vào đó,
giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng vũ lực cũng không phải là
điều mà ASEAN mong muốn. Bên cạnh việc yếu hơn Trung Quốc
về sức mạnh quân sự, các nước này cũng không muốn tạo điều
kiện cho sự can thiệp quá sâu của các cường quốc nhu' Mĩ vào các
vấn đề khu vực. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3
của ASEAN, sau Nhật Bản và EU. Quan hộ đối tác chiến lược Trung
Quốc - ASIỈAN được triển khai trên hầu hết các lĩnh vực và trở
thành đối tác quan trọng hàng đầu của nhau. Việc giải quyết tranh
chấp bằng xung đột có thể gây ra tổn thất lớn cho các nước ASEAN.
Điều quan trọng hơn cả là nếu xảy ra xung đột và ASEAN phải dựa
vào sức mạnh của Mĩ để chống Trung Quốc, ASEAN sẽ vi phạm vào
nguyên tắc ZOPFAN - nguyên tác nền tảng của tổ chức đó là "Độc
lập, tự chủ trong quan hệ với các nước lớ n ”. Điều này sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến uy tín và vị thế của ASEAN đối với khu vực
và trên thế giới. Do đó để có thể giải quyết được vấn đề biển Đông
với Trung Quốc bằng giải pháp hòa bình, các nước ASEAN phải
dựa vào Việt Nam với tư cách là m ột thành viên chủ chốt và đóng
một vai trò quan trọng.

Thứ hai, về phía Trung Quốc, có thể khẳng định rằng, Trung
Quốc đang tạo dựng "Học thuyết Monroe” của riêng mình áp đặt
lổn các vùng biển châu Á, ngày càng quyết đoán hơn trong những
đòi hỏi ve chủ quyền lãnh thô ử biển Dông. Những đòi hỏi này sẽ
không hao giờ thay đổi và Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để “hiện
thực hóa” điều đó. Quan niệm của Trung Quốc về biển Dông là
được đặt vào hàng "lợi ích quốc gia quan trọng”. Tuy nhiên trong
bối cảnh quốc tế và khu vực trong nhũng năm gần đây, Trung
Quốc không thê dùng vũ lực đê khẳng định chủ quyền của mình
được. Vì vậy, mục tiêu của Trung Quốc là chỉ tiến hành đàm phán
song phương hoặc đa phương về vấn đề Biển Đông, thông qua
đàm phán với các bên có liên quan trên tinh thần và nguyên tắc
của DOC. Mặt khác Trung Quốc kiên quyết phản đối việc quốc tế
hóa các vấn đề biển Đông bởi không muốn có sự can dự của các
cường quốc đặc biệt là Mĩ, Nhật Bản vào việc giải quyết vấn đề này.

Thứ ba, về phía Việt Nam, lập trư ờ n g quan điểm đối với vấn
đề biển Đông luôn nhất quán trong suốt quá trình giải quyết tranh
chấp với Trung Quốc, đó là: Kiên quyết khẳng định chủ quyền lãnh
thổ của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trư ờn g Sa. So với
nhũng nước ASEAN có quyên lợi liên quan ở Biển Đông, Việt Nam
cũng có những thế mạnh riêng của mình. Việt Nam đã có những cơ
s ở vũng chắc cả về m ặt thực tế lịch sử lẫn các văn bản pháp lý đế
khẳng định chủ quyền.

Nhận thức rõ được điều này, Việt Nam ngày càng phát huy
được vị thế to lớn của mình trong ASEAN với vai trò vừa là "chủ
đạo", vừa là "câu nối" cho việc giải quyết những tranh chấp ở Biển
Đông giữa ASEAN với Trung Quốc. Đặc biệt việc Việt Nam làm chủ
tịch luân phiên trong ASEAN năm 2 0 1 0 đã tạo điều kiện hết sức
thuận lợi cho Việt Nam phát huy vai trò của mình đối với vấn đề
biến Dông. Vai trò đó dirợc thể hiện trên hai nội dung cơ bản; Thứ
nhất tìm được tiếng nói chung trong ASEAN đối với việc giải quyết
vấn đề biển Đông với Trung Quốc; thứ hai, bước đầu thành công
trong việc quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Với cương vị chủ tịch
ASEAN 2 0 1 0 , Việt Nam đã có những động thái thúc đẩy mạnh mẽ
và vai trò to lớn trong việc đoàn kết ASEAN, thành công trong việc
tìm kiếm tiếng nói chung trong ASRAN về việc giải quyết vấn đề
biển Đông, nối lại quá trình từng bước thiết lập một quy chế chung
trong việc giải quyết vấn đề biển Dông giữa ASEAN và Trung Quốc.

Ngay từ khi tiếp nhận vai trò chủ tịch ASEAN 20 10, Việt Nam
bắt đầu tìm kiếm tiếng nói chung về vấn đề hiến Đông trong
ASEAN, đưa vấn đề biển Đông vào các chương trình nghị sự quan
trọng; Diễn đàn an ninh khu vực ARF 17 ( 2 3 / 7 / 2 0 1 0 ) và Hội nghị
Bộ trưởng Quốc phòng m ở rộng ADMM+ ( 1 2 / 1 0 / 2 0 1 0 ) . Tại ARF
17, tăm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở
biến Đông và sự hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc được đề cập
m ột cách hết sức tích cực và là nội dung quan trọng nhất mà Hội
nghị nhấn mạnh. Các bên đều thống nhất với quan điểm coi việc
thực hiện "Tuyên bổ về ứng xử giữa các bên ở biển Đông" (DOC)
được kí giữa ASEAN với Trung Quốc và "Công ước luật biển của
Liên Hợp Quốc" là cơ sở cho việc gìn giữ hòa bình và ổn định ở biển
Đông. Hội nghị cũng đề cập đến và thống nhất quan điểm trong việc
thống nhất mục tiêu hướng tới xây dựng “Bộ quy tác ứng xử ở biển
Đông” giữa ASEAN với Trung Quốc. Sự đông thuận này có ý nghĩa
rất lớn đối với tiro-ng lai của việc giải quyết vấn đề biển Đông giữa
các bên, bởi ngay trong chính bản thân nội bộ ASEAN cũng đã tồn
tại những bất đồng dai dẳng và khó giải quyết về những tuyên bố
chú quyền chồng chéo của những nước có liên quan.

Hơn thế nữa, với việc các nước AS1ÌAN dồng thuận xúc tiến
việc xây dựng "Bộ quy tác ứng xử ở biển Dông” (COC) với Trung
quốc và Trung Quốc chấp nhận lời đc nghị này khẳng định một cách
chắc chắn sự gắn kết trong ASliAN, xóa bỏ những bất đồng còn tồn
tại tmng nội hộ ASEAN về những điều khoản của coc được đưa ra
thảo luận lẫn đầu tiên vào năm 1999. Đồng thời, kết quả trên cũng
khẳng định được sự thành công của ASliAN, với vai trò chủ đạo của
Việt Nam đã khiến Trung Quốc phải một lần nữa điều chỉnh cách
tiếp cận đối với việc giải quyết vấn đề biển Đông. Việc Trung Quốc
cùng với ASEAN đang xúc tiến những cuộc gặp gỡ để thảo luận về
vấn đề này được đánh giá có thế là điểm khởi đầu để ASEAN và
Trung Quốc giải quyết vấn đề trên một diễn đàn khu vực.

Việt Nam đã thành công trong việc phát huy vai trò Chủ tịch
ASEAN (20 10 ), bước đầu “quốc tế hóa" vấn đề biển Đông thông
qua Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN m ờ rộng. Bộ
trưởng quốc phòng của 10 nước ASliAN và 8 nước đối thoại gồm
ôxtraylia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Niu Dilân, Nga, Hàn Quốc
và Mĩ, diễn ra vào ngày 1 2 / 1 0 / 2 0 1 0 tạ Hà Nội. Hội nghị đã bàn
thảo việc tiếp tục giũ' gìn hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu
vực nói riêng và thế giới nói chung thông qua m ặt bằng hợp tác
mới này. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử diễn ra cuộc tham vấn về
các vấn đề quốc phòng giữa khối ASỈÌAN và các quốc gia đối tác
của tổ chức. Quan điểm ủng hộ phương thức tiếp cận đa phương
giữa ASEAN với Trung Quốc về vấn đề biển Đông đã được phía Mĩ
nhắc tới trong diễn đàn an ninh khu vụx ARF. Việc phía Mĩ tái
khẳng định “sẵn sàng giúp đỡ tạo điều kiện cho các sáng kiến hợp
tác đê giải quyết tranh chấp ở biển Đông” được đánh giá là h ết sức
tích cực và có tác động tốt tới quá trinh giải quyết xung đột và !à
tín hiệu đáng mừng cho Việt nam và ASKAN trong việc tranh thủ
sự ủng hộ của Mĩ đê buộc Trung Quốc phải hạn chẽ những hành
động ngày càng mạnh bạo của mình trong việc khẳng định chủ
quyền của mình ở biển Đóng, đồng thời có thể thúc đẩy đàm phán
đa phương về vấn đề này.

Dánh giá về vai trò của Việt Nam trong hội nghị này, có nhiều
nhà nghiên cứu cho rằng: Việt Nam được đánh giá rất cao bởi sự
thành công trong việc đưa vấn đề biển Đông ra thảo luận trong hội
nghị ADMM+ để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Sự thành công
này đã lấp được một khoảng trống của Hội nghị cấp cao Mĩ -
ASRAN lân 2 được tổ chức tại New York vào ngày 2 9 / 4 / 2 0 1 0 . (Tại
hội nghị này, trước sự phản đối từ phía Trung Quốc không đồng ý
đưa vấn đề biến Dông ra bàn thảo, các nước ASEAN và Mĩ đã
không thổ đưa vấn đề này vào trong chương trình Hội nghị).

Như vậy có thế thấy rằng, trong suốt thời gian đảm nhận vai
trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã phát huy được thành công vai trò
của mình trong việc đưa vấn đề biển Đông ra thảo luận với những
phương thức khéo léo khoa học, từ đó đạt được những hiệu quả
ngoại giao nhiều ý nghĩa.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu những hoạt động ngoại giao của Đảng và Chính phủ ta
trong thời kì 1 975 - 19 8 6 ?

2. Nêu những hoạt động ngoại giao tiêu biểu của Đảng và
Chính phủ ta trong thời kỳ 1 9 8 6 - 2 0 1 5 ?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Bin ( 2 0 0 2 ), Ngoại giao Việt Nam 1 9 4 5 - 2 0 0 0 ,


Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ ngoại giao ( 2 0 0 1 ) , Ngoại giao Việt nam 1 9 4 5 - 2 0 0 0 ,


Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Lê Mậu Hãn (chủ biên) ( 2 0 0 5 ), Đại cương lịch sử việt Nam,


tập 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Lưu Văn Lợi ( 1 9 9 6 ) , 50 năm ngoại giao Việt Nam 1 9 4 5 -


1 9 9 5 , Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

5. Nguyễn Phúc Luân (2 0 0 1 ), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì


sự nghiệp giành độc lập tự do 1945 - 2 0 0 0 , Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
N H À X I I Á T B Ả N DẠI H Ọ C T H Ả I N G U Y Ê N
Dịa chi: P h ư ờ n g T â n T h ị n h - Tliànli p h o T h á i Nguyên - T ĩn h T h á i Nguyên
Điện thoại: 0208 3840023; Fax: 0208 3840017
VVebsite: nxb.tnu.edu.vn * E-mail: nxb.dhtn@gmail.com

GIÁO TRÌNH
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO V IỆT NAM

Chịu trách nhiệm xuất bủn

TS. PHẠM Q IIÓ C TUÂN

Giám đốc

Chịu trách nhiệm nội dung

PGS.TS. N GUYÊN Đ Ú C HẠNH

Tống biên tập

Biên tập PHẠM VĂN VŨ


Thiết kế bìa: LÊ THÀNH NGUYÊN

Chế bản: NỒNG THỊ NINH


Sửa bản in: NÔNG THỊ NINH

Liên kết xuất bản:

TS. HOÀNG THỊ MỸ HẠNH

(Địa chi: Trường Đại học S ư Phạm Thải Nguyên)

ISBN: 978-604-915-950-3
In 100 cuốn, khổ 16 X 24cm, tại Xướng in - Nhà xuất bản Đại học Thái
Nguyên (Địa chỉ: Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh
Thái Nguyên).Giấy phệp xuất bản số: 622-2020/CXBIPH/04-13/ĐHTN.
Quyết định xuất bàn số: 66/QĐ-NXBĐHTN. In xong và nộp lưu chiểu
quý II năm 2020.

You might also like