You are on page 1of 8

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

Chú ý: đây là một phần bài giảng để hướng dẫn học thông qua tham khảo đáp án của các câu hỏi.

1) Nêu khái niệm công nghệ thông tin (CNTT)?


TL1: Nghị quyết Chính phủ 49/CP ngày 4/8/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương
tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu
quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”
TL2: "Công nghệ thông tin là các công nghệ hoạt động thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phát thông tin dạng tiếng nói, hình
ảnh, văn bản, âm thanh và thông tin thông qua tính toán và truyền thông dựa trên nền tảng vi điện tử"

CNTT = Xử lý dữ liệu + Viễn thông + Văn phòng tự động + Quản lý
(IT = Data Processing + Telecom + Auto Office + Management)

2) Trình bày sự hình thành và phát triển CNTT


TL:
+ Thời kỳ tiền cơ khí (từ năm 3000 trước CN – 1450 CN) : ký hiệu, chữ số, chữ cái, …
+ Thời kỳ cơ khí (từ năm 1450 đến 1840): máy in, sách, đánh số trang, máy tính cơ Blaise Pascal
+ Thời kỳ điện cơ (từ năm 1840 đến 1940): xung điện, điện thoại, viễn thông, máy tính Mark I
+ Thời kỳ đại điện tử từ 1940 – đến nay : đèn chân không, bán dẫn, vi mạch, internet, AI, …

3) Khái niệm và phân loại máy tính điện tử (MTĐT)?


TL: Máy tính điện tử (MTĐT) là một loại máy tính sử dụng các thiết bị điện tử để xử lý và truyền tải thông tin.
Thông tin ở đây có thể là dữ liệu số, âm thanh, hình ảnh hay văn bản. MTĐT có thể được lập trình để thực hiện
các phép toán số học, logic hay các chức năng khác theo một tập hợp các lệnh gọi là chương trình máy tính.
+ Phân loại theo kích thước: Có thể chia thành máy tính siêu nhỏ (microcomputer), máy tính nhỏ
(minicomputer), máy tính trung bình (midrange computer), máy tính lớn (mainframe computer) và siêu máy
tính (supercomputer).
+ Phân loại theo công suất: Có thể chia thành máy tính công suất cao (high-performance computer) và máy tính
công suất thấp (low-performance computer).
+ Phân loại theo chức năng: Có thể chia thành máy tính đa năng (general-purpose computer) và máy tính đặc
biệt (special-purpose computer).
+ Phân loại theo mức độ tự động hoá: Có thể chia thành máy tính bán tự động (semi-automatic computer) và
máy tính tự động (automatic computer).

4) Trình bày cấu tạo phần cứng máy tính điện tử?
TL: Dựa trên chức năng và cách thức hoạt động của các bộ phận, phần cứng được chia thành 5 bộ phận: Bộ vào, Bộ nhớ,
Bộ làm tính, Bộ điều khiển và Bộ ra
Bộ vào/ra để đưa thông tin vào/ra từ bộ nhớ, bộ làm tính trao thông tin với bộ nhớ để xử lý tính toán, và bộ
điều khiển thực hiện điều khiển tất cả các bộ phận để phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
Cần xem thêm chi tiết cách thức hoạt động của từng bộ phận.

5) Trình bày sự phát triển của MTĐT?


TL: xem câu 2.

6) Khái niệm và phân loại phần mềm MTĐT?


TL:
+ Phân loại theo phương thức hoạt động: Phần mềm hệ thống; Phần mềm ứng dụng; Phần mềm phát triển
(chính xác thì nhóm này thuộc Phần mềm hệ thống).

Page 1 of 8
+ Phân loại theo khả năng ứng dụng: Phần mềm dùng chung; Phần mềm viết theo đơn đặt hàng.
+ Phân loại theo cách thức phân phối: Phần mềm thương mại; Phần mềm tự do.
+ Phân loại theo cách lập trình: Phần mềm mã nguồn đóng; Phần mềm mã nguồn mở.

7) Khái niệm và phân loại ngôn ngữ lập trình?


TL:
+Ngôn ngữ lập trình (programming language) là dạng ngôn ngữ được chuẩn hóa theo một hệ thống các quy tắc riêng, sao
cho qua đó người lập trình có thể mô tả các chương trình làm việc dành cho thiết bị điện tử mà cả con người và các thiết bị
đó đều hiểu được. Ngoài ra, còn có thể hiểu một cách đơn giản ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để diễn tả thuật toán
sao cho máy tính hiểu và thực hiện được.
+Căn cứ vào khả năng trừu tượng của ngôn ngữ so với phần cứng máy tính thì hiện có 4 thế hệ ngôn ngữ lập trình: ngôn
ngữ máy, ngôn ngữ lập trình bậc thấp, ngôn ngữ bậc cao (hợp ngữ) và ngôn ngữ thế hệ thứ tư – ngôn ngữ phi thủ tục
(Ngoài ra có thể dựa trên cách thức thực hiện hay cách viết của người dùng sẽ có thêm nhiều phân loại khác)

8) Các thế hệ của ngôn ngữ lập trình?


TL1: có 4 thế hệ ngôn ngữ lập trình: ngôn ngữ máy, ngôn ngữ lập trình bậc thấp, ngôn ngữ bậc cao (hợp ngữ) và ngôn ngữ
thế hệ thứ tư – ngôn ngữ phi thủ tục
(ngôn ngữ bậc thấp: ngôn ngữ hợp ngữ)

9) Thế nào là chương trình dịch? Nêu các loại chương trình dịch?
TL:
+ Chương trình dịch là chương trình dùng trong máy tính nhằm chuyển đổi ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ
máy để chạy trên máy tính. Ngôn ngữ bậc cao là ngôn ngữ lập trình gần với ngôn ngữ tự nhiên, dễ hiểu và lập
trình cho con người. Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ gốc của máy tính, chỉ bao gồm các số 0 và 1, khó hiểu và lập
trình cho con người.
+ Có hai loại chương trình dịch chính là:
• Chương trình biên dịch (compiler): Đây là loại chương trình dịch chuyển đổi toàn bộ chương trình nguồn
sang chương trình đích một lần, rồi mới thực thi chương trình đích. Chương trình biên dịch có tốc độ dịch
nhanh, tạo ra mã máy tối ưu và an toàn, nhưng cần nhiều bộ nhớ và khó sửa lỗi. Ví dụ: C, C++, Java...
• Chương trình thông dịch (interpreter): Đây là loại chương trình dịch chuyển đổi từng câu lệnh của chương
trình nguồn sang chương trình đích và thực thi ngay lập tức, không cần tạo ra một chương trình đích hoàn
chỉnh. Chương trình thông dịch có tốc độ dịch chậm, tạo ra mã máy không tối ưu và không an toàn, nhưng tiết
kiệm bộ nhớ và dễ sửa lỗi.

10) Khái niệm và nguyên tắc truyền thông?


TL:
* Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân
tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người
nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận.
+ Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu, hay
viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ.
+ Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và đối tượng nhận tin
* Trong quá trình truyền thông, có một số nguyên tắc cần được tuân thủ để đảm bảo hiệu quả và chất lượng của giao tiếp.
Một số nguyên tắc cơ bản là:
• Nguyên tắc rõ ràng: Đây là nguyên tắc yêu cầu nội dung truyền thông phải được diễn đạt một cách dễ hiểu, không gây
nhầm lẫn hoặc hiểu sai cho người nhận. Để làm được điều này, người truyền thông cần chọn lựa ngôn ngữ, từ ngữ, ký hiệu
phù hợp với đối tượng và mục đích truyền thông. Người truyền thông cũng cần tránh sử dụng các từ ngữ khó hiểu, mơ hồ,
nhiều nghĩa hoặc có tính chất gây xúc phạm.
• Nguyên tắc thích hợp: Đây là nguyên tắc yêu cầu nội dung truyền thông phải phù hợp với hoàn cảnh, thời điểm và đối
tượng truyền thông. Để làm được điều này, người truyền thông cần nắm bắt được tình hình xã hội, văn hóa, tâm lý của

Page 2 of 8
người nhận. Người truyền thông cũng cần chú ý đến các yếu tố khách quan như thời gian, địa điểm, phương tiện truyền
thông... để điều chỉnh nội dung và hình thức truyền thông cho phù hợp.
• Nguyên tắc tích cực: Đây là nguyên tắc yêu cầu nội dung truyền thông phải mang tính xây dựng, khích lệ và gây ấn tượng
tốt cho người nhận. Để làm được điều này, người truyền thông cần sử dụng các từ ngữ lịch sự, thân thiện, lạc quan và có ý
nghĩa. Người truyền thông cũng cần biết khen ngợi, động viên và gợi ý giải pháp cho người nhận khi cần thiết.
• Nguyên tắc lắng nghe: Đây là nguyên tắc yêu cầu người truyền thông phải biết lắng nghe và hiểu được ý kiến, mong
muốn và cảm xúc của người nhận. Để làm được điều này, người truyền thông cần có thái độ quan tâm, tôn trọng và chia sẻ
với người nhận. Người truyền thông cũng cần biết đặt câu hỏi, phản hồi và giao tiếp hai chiều để duy trì sự liên kết và
tương tác trong quá trình truyền thông.

Page 3 of 8
BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Câu 1 - Tư thế ngồi khi sử dụng máy tính như thế nào là tốt?
A. Đầu gối nên được ở một góc vuông nhưng ở một vị trí thấp hơn so với khung xương chậu, cằm
song song với đùi
B. Đầu và cằm nên nghiêng về phía sàn nhà, ngăn ngừa sự chênh lệch trọng lượng
C. Luôn sử dụng một bệ nghỉ chân
D. Các cánh tay, cẳng tay, cổ tay để thẳng với bàn làm việc. Bàn chân nên được đặt trên sàn và hợp với
đầu gối tạo thành một góc vuông

Câu 2 - Tác hại khi ngồi lâu trước máy tính?


A. Mỏi mắt
B. Căng thẳng thần kinh
C. Đau lưng
D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 3 - Đặt màn hình máy tính như thế nào là tốt cho mắt của người sử dụng máy
tính?
A. Không đối diện với cửa ra vào, cửa sổ, bóng đèn
B. Đối diện với cửa ra vào, cửa sổ, bóng đèn
C. Không có ánh sáng chiếu vào
D. Trong phòng tối

Câu 4 - Công dụng của việc tái chế các bộ phận của máy tính?
A. Giảm ô nhiễm môi trường
B. Gây ô nhiễm môi trường
C. Giảm các bệnh cho người sử dụng máy tính
D. Tiết kiệm chi phí sử dụng cho doanh nghiệp

Câu 5 - Một loại máy tính có màn hình cảm ứng, khi sử dụng người dùng có thể dùng bút hoặc công cụ
chọn để chạm vào, lựa chọn một đối tượng nào đó hoặc có thể nhập thông tin qua bàn phím ảo tích
hợp trong máy là?
A. Máy tính bảng
B. Máy tính để bàn
C. Máy chủ
D. Máy tính FX500

Câu 6 - Điện thoại thông minh (smartphone) là gì?


A. Hỗ trợ tất cả các kiểu hệ điều hành
B. Điện thoại chỉ có chức năng nghe và gọi
C. Bền hơn so với điện thoại di động khác
D. Điện thoại tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến

Câu 7 - Hãy cho biết danh sách nào sau đây chứa tên thiết bị không phải là thiết bị nhớ ngoài của máy
tính điện tử?
A. Floppy Disk, Hard Disk, CD-ROM.
Page 4 of 8
B. Hard Disk, CD-ROM, USB, Flash.
C. Floppy Disk, Hard Disk, USB, Flash
D. USB Flash, CD-ROM, Keyboard.

Câu 8 - Hãy cho biết danh sách nào sau đây liệt kê các bộ phận cơ bản của MTĐT?
A. Thiết bị đầu vào, bộ nhớ, bộ xử lý trung tâm và thiết bị quét hình
B. Thiết bị đầu vào, bộ nhớ, bộ xử lý trung tâm và thiết bị đầu ra.
C. Thiết bị đầu ra, bộ nhớ, bộ xử lý trung tâm và máy in
D. Thiết bị đầu vào, bộ nhớ, thiết bị đầu ra và thiết bị mạng

Câu 9 - Hãy cho biết danh sách nào sau đây chứa tên thiết bị không phải là thiết bị vào/ ra của máy
tính điện tử?
A. Mouse, Scanner, Monitor, Printer
B. Keyboard, Mouse, Monitor, Scanner
C. Keyboard, Mouse, Scanner, Printer
D. Mouse, Display, Internal Memory

Câu 10 - Màn hình máy tính là một ví dụ về?


A. Phần cứng
B. Phần mềm
C. Hệ thống hỗ trợ ra quyết định
D. Hệ thống quản lý

Câu 11 - Phần cứng bao gồm tất cả các thành phần sau đây, trừ?
A. Các hệ điều hành
B. Các máy in
C. Các màn hình
D.Các bộ xử lý trung tâm

Câu 12 - Thiết bị ngoại vi của máy tính là thiết bị nào?


A. Các chương trình ứng dụng
B. Các chương trình giải trí
C. Máy in
D. Máy phát điện

Câu 13 - Các thiết bị dùng để nhập dữ liệu vào máy tính là?
A.Bàn phím, máy ghi hình trực tiếp, chuột, máy quét
B. Loa máy tính
C. Loa máy tính
D. Máy in

Câu 14 - Những thiết bị nào sau đây được xếp vào nhóm thiết bị ngoại vi?
A. Bàn phím, chuột, màn hình, máy in
B. HDD, CD- ROM Drive, FDD, bàn phím
C. Mainboard, CPU, CD-ROM Drive, Chuột
D. Màn hình, CPU, RAM, Main
Page 5 of 8
Câu 15 - Các thành phần: RAM, CPU, thiết bị nhập xuất là?
A. Phần mềm máy tính
B. Phần cứng máy tính
C. Thiết bị lưu trữ
D. Thiết bị mạng và truyền thông

Câu 16 - Thuật ngữ “RAM” là từ viết tắt của cụm từ?


A.Read Access Memory
B. Read And Modify
C. Recent Access Memory
D.Random Access Memory

Câu 17 - ROM là bộ nhớ gì?


A.Bộ nhớ chỉ đọc
B. Bộ nhớ đọc, ghi
C. Bộ nhớ tạm thời
D.Bộ nhớ ngoài

Câu 18 - Trong máy tính, CPU là gì?


A. Thiết bị lưu trữ của máy tính
B. Thiết bị hiển thị của máy tính
C. Thiết bị nhập liệu của máy tính
D.Bộ xử lý trung tâm của máy tính

Câu 19 - MB (Megabyte) là đơn vị đo gì?


A. Đo dung lượng của thiết bị lưu trữ như đĩa cứng
B. Đo tốc độ của nguồn máy tính
C. Đo tốc độ mạng
D. Độ phân giải màn hình

Câu 20 - Chọn phát biểu nào là đúng nhất khi nói đến CPU?
A. CPU thường được tích hợp với một chip gọi là vi xử lý
B. CPU lưu trữ các phần mềm người sử dụng
C. CPU là viết tắt của Processing Unit, là đơn vị xử lý trung tâm được tích hợp trong
một chip được gọi là một vi xử lý, để xử lý dữ liệu và dịch các lệnh của chương trình.
D.CPU được tạo bởi bộ nhớ RAM và ROM

Câu 21 - Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào quyết định khả năng làm việc của máy
tính?
A.Bàn phím
B. CPU
C. Chuột
D. Máy in

Câu 22 - Bộ nhớ trong của một máy tính điện tử bao gồm:
Page 6 of 8
A. Ổ đĩa cứng và ổ đĩa mềm
B. Đĩa từ, đĩa quang và đĩa CD
C. Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) và bộ nhớ chỉ đọc (ROM)
D.Bộ nhớ chính và bộ nhớ phụ

Câu 23 - Thiết bị nào có thể thiếu trong một máy tính mà không ảnh hưởng gì tới khả
năng làm việc của máy tính?
A. Ổ đĩa mềm
B. Màn hình
C. Bộ nguồn
D.Bộ nhớ RAM

Câu 24 - Cấu trúc chung của máy tính gồm có những khối chức năng nào?
A. Bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ, thiết bị nhập/xuất
B. Bộ nhớ, thiết bị nhập/xuất, màn hình
C. Bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ, bàn phím
D.Bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ, thiết bị nhập

Câu 25 - CPU làm những công việc chủ yếu nào?


A. Xử lý dữ liệu
B. Nhập dữ liệu
C. Lưu trữ dữ liệu
D. Xuất dữ liệu

Câu 26 - Các thành phần cơ bản của 1 máy tính bao gồm:
A. CPU, các thiết bị lưu trữ, bộ nhớ
B. CPU, bộ nhớ, các thiết bị nhập dữ liệu
C. CPU, bộ nhớ, các thiết bị nhập và các thiết bị xuất dữ liệu
D.Bộ nhớ, các thiết bị nhập, thiết bị xuất dữ liệu và con người

Câu 27 - Khi đọc các thông số cấu hình của một máy tính thông thường: 2GHZ320GB-4.00GB, con số
4.00GB chỉ điều gì?
A. Chỉ tốc độ của bộ vi xử lý
B. Chỉ dung lượng của bộ nhớ chỉ đọc ROM
C. Chỉ dung lượng của đĩa cứng
D. Chỉ dung lượng bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM

Câu 28 – Máy Scanner được kết nối với máy tính thông qua cổng nào sau đây?
A.RJ 45
B. RJ 11
C. Jack 3.5
D. USB
(máy truyền thống cỡ nhỏ thì kết nối qua USB, còn các máy cỡ lớn nhiều chức năng thường kết nối qua cổng
Ethernet với Jack RJ45 hoặc Wifi)

Câu 29 - Bàn phím máy tính là thiết bị nào trong các thiết bị sau?
Page 7 of 8
A. Thiết bị xuất thông tin
B. Thiết bị nhập thông tin
C. Thiết bị lưu trữ thông tin
D. Thiết bị thoát thông tin

Câu 30 - Hãy chỉ ra đâu là thiết bị nhập thông tin?


A. Máy in
B. Loa
C. Máy quét
D. Màn hình

Câu 31 - Hãy chọn phương án đúng chỉ ra danh sách chứa toàn các thiết bị nhập của
máy tính điện tính điện tử.
A. Bàn phím, chuột, máy quét
B. Máy vẽ, ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, bàn phím
C. Máy in, màn hình, máy quét, chuột
D. Máy quét, loa, chuột, màn hình

Câu 32 - Máy điện tử dùng để thu và lưu giữ hình ảnh một cách tự động thay vì phải dùng phim ảnh là
máy gì?
A. Máy ảnh kỹ thuật số
B. Webcam
C. Máy in ảnh
D. Máy quét ảnh

Câu 33 - Các thiết bị: chuột, bàn phím, máy quét, thuộc khối chức năng nào?
A. Khối lưu trữ
B. Khối nhập dữ liệu
C. Khối xuất dữ liệu
D. Khối xử lý

Câu 34 - Hãy chọn phương án đúng chỉ ra danh sách chứa toàn các thiết bị xuất của
máy tính điện tính điện tử.
A.Bàn phím, chuột, máy quét, máy in
B. Màn hình, ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, bàn phím
C. Máy in, màn hình, máy quét, chuột
D. Màn hình, máy in, máy chiếu, loa

Câu 35 - Thiết bị xuất để đưa ra kết quả đã xử lý cho người sử dụng. Các thiết bị xuất
thông dụng hiện nay là:
A. Màn hình, ổ cứng, màn hình cảm ứng, máy in
B. Máy in, ổ mềm, màn hình cảm ứng, máy in
C. Màn hình, màn hình cảm ứng, máy in, loa, tai nghe
D. Màn hình, ổ mềm, màn hình cảm ứng, máy in

Page 8 of 8

You might also like