You are on page 1of 7

BÀI 1: ĐÁNH GIÁ SỐ LIỆU PHÂN TÍCH

1. Đo đạc xu hướng trung tâm của tập hợp dữ liệu


1.1 Trung bình, trung vị
-Mean (giá trị trung bình) = tổng tập hợp các giá trị/số lần lặp thí nghiệm
-Median (giá trị trung vị): là số lần chính giữa của các tập hợp dữ liệu, sắp xếp các dữ
liệu từ tăng dần hoặc giảm dần, nếu tổng số lần đó là số chẵn thì trung vị là trung bình
cộng của 2 số nằm giữa, nếu tổng số lần là số lẻ thì trung vị là số chính giữa của tập
hợp đó
2. Độ tin cậy của phương pháp phân tích
2.1 độ chính xác và độ chụm
-Accuracy (độ chính xác): là thước đo về mức độ gần của 1 giá trị nào đó so với 1 giá
trị thực hoặc 1 giá trị đúng.
-Precision (độ chụm): là thước đo về mức độ có thể tái lặp thí nghiệm hoặc mức độ
gần giống nhau của kết quả đo lặp lại.
2.2 cách đánh giá độ chính xác và độ chụm
-Giá trị sai số tuyệt đối: Eabs = x (giá trị thực nghiệm) – T (giá trị thực)
Sai số tuyệt đối (có thể âm hay dương): Càng nhỏ thì khoảng cách giữa gt đo đạc và gt
thực càng nhỏ=> độ chính xác càng cao
E|¿| x−T
-Sai số tương đối: Erel = ¿=
T T
E|¿| x−T
%Erel = ¿ x 100% = x 100%
T T

-Độ lệch chuẩn: SD=


√ ∑ (x i−x)2
n−1
SD
-Hệ số biến thiên: CV = x 100%
x
Nếu CV<5% thì tập hợp dữ liệu có thể chấp nhận được
SD
-Khoảng tin cậy: CI = x ± t x t: tham số thống kê đc xác định bởi bảng
√n
tra
2.2 Sai số trong quá trình phân tích:
- sai số hệ thống: là tập hợp kq dữ liệu có độ lệch nhất định so với giá trị thực,
thường liên quan đến công cụ hoặc thiết bị đo lường ko chính xác.
Vd: một pipet liên tục cung cấp sai thể tích thuốc thử thì sẽ tạo ra kết quả có độ chụm
cao nhưng lại không chính xác.
- sai số ngẫu nhiên: kết quả thường dao động dương hoặc âm có thể tồn tại trong
bất kể các loại phân tích. Thường là do những hạn chế tự nhiên trong qt đo đạc,
xảy ra một cách ngẫu nhiên không thể tránh khỏi
Vd: đọc giá trị trên cân phân tích, đọc điểm cuối qt chuẩn độ có thể sai số âm hoặc
dương nếu giá trị sai số nhỏ thì có thể bỏ qua.

- sai số thô: dữ liệu thực nghiệm thường nằm rải rác và kết quả sẽ không nằm gần
với giá trị thực.
Vd: sử dụng sai thuốc thử hoặc sử dụng thiết bị 1 cách cẩu thả và cho kết quả sai
hoàn toàn.
2.3 Tính chuyên biệt: chỉ thể hiện ra những thành phần mà nó quan tâm, các phương
pháp phân tích khác nhau có những mức độ chuyên biệt khác nhau cho từng
nhóm thực phẩm riêng biệt cụ thể.
2.4 Độ nhạy: là mức độ thay đổi về nồng độ của chất phân tích lên thiết bị. Độ nhạy
tăng hay giảm phụ thuộc vào nồng độ chất phân tích
2.5 Giới hạn phát hiện: là lượng mẫu thấp nhất mà thiết bị đo đạc phát hiện được với
mức độ tin cậy hoặc một ý nghĩa thống kê. Với mỗi thí nghiệm sẽ có một giá trị
giới hạn thấp nhất mà tại đó chưa chắc chắn chất phân tích có mặt hay chưa, vì
vậy phải chuẩn bị mẫu sao cho hàm lượng chất phân tích nằm xa điểm giới giạn
này (thường không thể xác định được), cần biết giới hạn xác định sao cho hàm
lượng mẫu lớn hơn điểm giới hạn.
XLD = XBlk + 3 × SDBlk
Trong đó:
XLD: nồng độ thấp nhất của chất phân tích (LD: giới hạn xác định của phép thử)
XBlk: giá trị đo đạc của mẫu đối chứng
SDBlk: độ lệch chuẩn của mẫu đối chứng (càng cao thì giá trị XLD càng cao)
3 Phương trình đường chuẩn
3.1 Khái niệm đường chuẩn
-Đường chuẩn hay đường hồi quy là một dạng đường thẳng thể hiện mối tương
quan giữa 2 biến x và y. Thông thường đường chuẩn sẽ được sử dụng để xác định
nồng độ chưa biết của một chất phân tích, được xây dựng bằng thực nghiệm
-Phương trình đường chuẩn có dạng: y= ax+b và R2 là giá trị thực nghiệm

Hình 4.4 Ví dụ về phương trình đường chuẩn giữa giá trị y và x, y và x tỉ lệ thuận với nhau, khi
x tăng thì y tăng và cả 2 hình đều có cùng phương trình tổng quát.
Hình a) các giá trị thực nghiệm xếp gần như thẳng hàng và có hệ số tương quan cao hơn
Hình b) các giá trị thực nghiệm phân tán hơn
Hình 4.5 Giá trị y và x tỉ lệ nghịch với nhau, khi x càng tăng thì y càng giảm và ngược lại
Hình a) Các giá trị thực nghiệm xếp thẳng hàng và có hệ số tương quan cao nhưng mang giá
trị âm
Hình b) Cho thấy không có sự tương quan nào giữa x và y, hệ số tương quan ở trường hợp
này sẽ được tính bằng thực nghiệm theo công thức:

Hệ số tương quan = r = ∑ (
x i−x ) ( y i− y )
√¿¿¿¿

-Hệ số tương quan (r): sẽ xác định tập hợp dữ liệu có thẳng hàng hay không, một đường
chuẩn lý tưởng sẽ cho các dữ liệu thẳng hàng. Tuy nhiên trên thực tế điều này khó đjat được
bởi vì có nhiều sai số trong qt chuẩn bị chất chuẩn, trong qt đo đạc.
-R dao động từ -1 đến 1 có thể âm hoặc dương. Nếu r>0 sẽ thể hiện hướng của sự tương
quan đó là tỉ lệ thuận. Nếu r<0 thì x và y tỉ lệ nghịch với nhau.
-Thông thường để đánh giá tốt hơn độ tập hợp thẳng hàng của dữ liệu người ta dùng một giá
trị khác đó là hệ số xác định (r2). Mặc dù giá trị r2 không chỉ ra hướng của sự tương quan. Như
vậy 0 < r2≤ 1, nếu r2 càng tiến gần 1 thì tập hợp dữ liệu càng thẳng hàng.
3.2 Những sai số thường gặp trong đường chuẩn (đường hồi quy).
- y-dư: Một giá trị khác để đánh giá độ lệch của từng giá trị y đo đạc được so với giá trị y tính
toán theo phương trình đường chuẩn. Phần mềm hình ảnh nâng cao có thể sửa được độ lệch
giá trị y-dư trên mặt phẳng (tuy nhiên việc xây dựng những đường này là không cần thiết).
Nếu giá trị y-dư quá lớn => cần xem xét lại toàn bộ quá trình thực nghiệm một cách cẩn thận,
nếu có một điểm lệch ra khỏi đường thẳng thì do mẫu chưa chuẩn bị chính xác.
-Để giảm sai số của đường hồi quy: có 2 cách
+Lặp lại bản sao đó với số liệu mới, đưa tất cả những điểm lặp thí nghiệm này vào để
tính toán và xây dựng đường chuẩn.
+Tăng số điểm trên một đường thẳng (<8 điểm)
4. Báo cáo kết quả phân tích
4.1 Chữ số có nghĩa
-Các số 0 sau dấu phẩy đều có nghĩa
Vd: 64.720 và 64.700 có 5 chữ số có nghĩa
-Số 0 trước dấu phẩy thì không có nghĩa
Vd: 0.6472 có 4 chữ số có nghĩa
-Số 0 trước và sau dấu phẩy thì không có nghĩa
Vd: 0.0072 có 2 chữ số có nghĩa
-Số trước dấu phẩy khác 0 thì có nghĩa
Vd: 1.0072 có 5 chữ số có nghĩa
-Số 0 cuối cùng trong một số thì không có nghĩa
Vd: 7000 có 1 chữ số có nghĩa
-Số 0 cuối cùng trong một số nhưng có chỉ thị dao động thì có nghĩa
Vd: 7000,0 có 5 chữ số có nghĩa
-Số 0 có thể bỏ đi được thì không có nghĩa
Vd: 7000 = 7x103 chỉ có 1 chữ số có nghĩa

 Làm tròn số:


- Phép nhân: số có chữ số có nghĩa ít nhất là bao nhiêu trong phép nhân thì làm
tròn bấy nhiêu chữ số đó.
Vd: 36.54 x 238 x 1.1 = 9566.172 -> 9600 (làm tròn 2 chữ số)
- Phép cộng hoặc trừ: số lượng chữ số có nghĩa sau dấu phẩy ít nhất bao nhiêu thì
làm tròn kết quả sau dấu phẩy bấy nhiêu.
Vd: 7.45 + 8.725 = 16.175 -> 16.18 (làm tròn 2 chữ số)
433.8 – 32.66 = 401.14 -> 401.1 (làm tròn 1 chữ số)
4.2 Loại bỏ dữ liệu
Không nên loại bỏ một số tập hợp không mong muốn của dữ liệu vì sẽ làm sai kết quả. Nhưng
có nhiều điểm chụm lại mà có 1 số điểm bị lệch thì sẽ kiểm tra có phải điểm ngoại lai không
bằng cách tính giá trị Q
x2 −x1
Q-value =
W
Trong đó:
X1 là giá trị nghi ngờ
X2 là giá trị gần với X1 nhất
W là sự phân bố của tập hợp dữ liệu, được tính bởi giá trị lớn nhất trừ đi giá trị nhỏ
nhất
Nếu Q-value (giá trị tính toán) > Q test (Q bảng tra) -> điểm bị lệch là điểm ngoại lai và có thể
loại bỏ giá trị đó ở khoảng tin cậy 90%

Vd: 64.53, 64.45, 64.78 và 55.31 (giá trị ngoại lai)


64.45−55.31 9.14
Q-value = = = 0.97
64.78−55.31 9.47
Q-value = 0.97 > 0.76 -> loại bỏ 55.31
Câu hỏi thảo luận:
- Sự khác nhau giữa độ chính xác và độ chụm
- Sự khác nhau giữa giới hạn xác định và độ nhạy
- Trong trường hợp nào hệ số biến thiên (CV) có sự đo đạc về độ chụm tốt hơn độ
lệch chuẩn (SD)
- Sự khác nhau giữa sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên
- Hãy cho một ví dụ về một loại sai số
- Có bao nhiêu chữ số có nghĩa trong phép cộng 7.45 và 8.725 có tổng là 16.175
- Q-test là gì?
Q-test là giá trị trong bảng tra được loại bỏ ở mức 90% phụ thuộc vào số lần lặp
thí nghiệm.

You might also like