You are on page 1of 70

CHƯƠNG 1.

MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG


HÓA TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng hóa
1.1.1. Khái niệm và bản chất của hoạt động xuất khẩu
1.1.1.1. Khái niệm
Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động rất phổ biến và đa dạng được áp dụng ở hầu
hết trong các doanh nghiệp hiện nay, vì thế có rất nhiều cách định nghĩa về xuất khẩu từ
các khía cạnh nhìn nhận khác nhau.
- Trích khoản1, điều 28, luật thương mại-2015, “Xuất khẩu là việc đưa hàng hóa,
dịch vụ ra ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt
Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
- Theo Giáo trình thương mại quốc tế, Th.s Trần Văn Hòe, 2007, “ Hoạt động xuất
khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở làm tiền
tệ làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ
đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác
được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng
hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt
động này”.
- Theo Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương, Vũ Hữu Tửu, 2007, “ Xuất khẩu là hoạt
động đưa hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Xuất khẩu được coi là
hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp. Dưới giác độ kinh
doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hóa dịch vụ”.
Từ những khái niệm nêu trên thì ta có thể nhìn nhận được rằng dù đưa ra nhiều khái
niệm về xuất khẩu, được nhìn nhận theo nhiều chiều hướng khác nhau, nhưng chúng cùng
thống nhất một nội dung, đó là xuất khẩu hàng hóa là Việc đưa hàng hóa của nước mình
ra thị trường của nước khác để tiêu thụ nhằm mục đích thu về lợi nhuận và ngoại tệ.
1.1.1.2. Bản chất của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu có những bản chất cơ bản sau:

1
- Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nó đã được hình thành
từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng được phát triển mạnh mẽ về
mọi mặt. Ban đầu nó được biểu hiện dưới hình thức là trao đổi hàng hóa , nhưng cho đến
nay thì nó được phát triển rất mạnh và biểu hiện ở nhiều loại hình thức khác nhau.
- Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi hoàn cảnh của nền
kinh tế, từ những thứ giản đơn cho đến phức tạp. Nhưng tất cả mọi hoạt động này đều
nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.
- Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng cả về không gian lẫn thời gian. Đồng thời, nó
cũng có thể diễn ra trong thời gian dài hoặc ngắn, phạm vi hẹp hoặc rộng.
Vì thế, mục đích của các quốc gia khi tham gia hoạt động xuất khẩu là thu được một
lượng ngoại tệ lớn để có thể nhập khẩu các trang thiết bị máy móc, kĩ thuật công nghệ
hiện đại,..tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho nhân dân, từ đó
tạo điều kiện để thúc đẩy kinh tế phát triển , thu hẹp khoảng cách giữa các nước. Do đó,
các nước tham gia vào hoạt động xuất nhập rất có lợi, tiết kiệm được nhiều chi phí ,tạo
điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào xây
dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Xuất khẩu hàng hóa nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa của một
quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước
này với nước khác. Nền sản xuất xã hội phát triển như thế nào thì phụ thuộc rất nhiều vào
hoạt động kinh doanh này.
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong hoạt động kinh doanh
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân
- Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng của mỗi
quốc gia và hàng năm hoạt động xuất khẩu đã có những đóng góp cực kỳ quan trọng cho
nền kinh tế quốc dân, vì thế mà hoạt động kinh tế quốc tế giữa các quốc gia ngày càng
phát triển thì vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế ngày càng quan trọng, có thể nói hoạt
động xuất khẩu là một nhân tố cơ bản thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của
một quốc gia. Thực tế đã chứng minh rằng hầu hết các quốc gia phát triển và có tiềm lực
kinh tế mạnh trên thế giới đều là những quốc gia có nền ngoại thương năng động và sớm

2
phát triển. Hoạt động xuất khẩu không những đem lại một nguồn ngoại tệ lớn cho quốc
gia mà còn mở rộng giao lưu hợp tác giữa các quốc gia trên toàn thế giới.
- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện
đời sống của nhân dân, khi xuất khẩu phát triển thì làm cho quy mô sản xuất được mở
rộng và các ngành liên quan kéo theo phát triển, thì nhu cầu về lao động gia tăng. Việc
thu hút lao động vào sản xuất hàng xuất khẩu sẽ góp phần tích cực đến việc giải quyết
công ăn việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
- Xuất khẩu góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao
vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới. Quan hệ ngoại giao là cơ sở cho các hoạt
động thương mại phát triển trong đó có xuất khẩu, mà việc thúc đẩy xuất khẩu thì giúp
tăng cường hợp tác quốc tế và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam và đến nay thì
hàng hóa của nước ta đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới và vị thế trên thế giới
không ngừng được mở rộng.
- Xuất khẩu còn tạo điều kiện để đổi mới kỹ thuật, công nghệ thường xuyên, làm
tăng năng suất sản xuất để phù hợp với nhu cầu trên thế giới.
Bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm tăng lợi thế
so sánh của đất nước. Đây là yếu tố cốt lõi trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa đất nước.
1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp
- Xuất khẩu không những có vai trò đối với nền kinh tế quốc dân, còn có vai trò vô
cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, xuất khẩu là hoạt động mở
đường cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế. Nhờ có xuất khẩu mà các
doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội kinh doanh từ đó có thể tận dụng triệt để các cơ hội
trên thị trường và nhanh chóng phát triển, thâm nhập vào thị trường thế giới.
- Nhờ có xuất khẩu mà giúp cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh
nghiệp, lúc này hàng hóa được đưa đến tay người tiêu dùng dễ dàng hơn và dễ chấp nhận
hơn.
- Tăng doanh số, phát triển thị phần, tạo ra mức lợi nhuận cao hơn so với kinh doanh
trong thị trường nội địa. Bên cạnh đó, giúp doanh nghiệp tăng quy mô kinh tế, do đó là

3
giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Không những thế giúp đa dạng hóa
khách hàng, giảm sự phụ thuộc vào thị trường trong nước, ổn định được sự biến động của
doanh số và chi phí thâm nhập thị trường thấp bởi vì doanh nghiệp không cần phải thực
hiện các dự án đầu tư hay phải duy trì một đại lý ở thị trường mục tiêu,…
- Hoạt động xuất khẩu sẽ là cánh cửa cho các doanh nghiệp để mở rộng thị trường.
Vì thế, mà hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ trong nội địa mà còn
bước ra thị trường quốc tế.
Do vậy, trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa sâu rộng thì thúc đẩy xuất khẩu là
hoạt động cần thiết và vô cùng quan trọng.
1.1.3. Các phương thức xuất khẩu
1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp
- Khái niệm: Là phương thức xuất khẩu, trong đó các doanh nghiệp tự trao đổi hàng
hóa với các đối tác nước ngoài mà không thông qua bất cứ trung gian nào nhằm nâng cao
lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.
- Ưu và nhược điểm:
+ Ưu điểm: Giúp cho doanh nghiệp trực tiếp tiếp xúc với thị trường nước ngoài,
nắm bắt được tình hình thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, tiết kiệm chí
phí, mở rộng mối quan hệ với nước ngoài đơn giản,..
+ Nhược điểm: Xuất khẩu có thể gặp khó khăn đối với mặt hàng mới, thị trường
mới, tốn kém chi phí. Khi sử dụng phương thức này thì doanh nghiệp phải có tiềm lực tài
chính mạnh,…
1.1.3.2. Xuất khẩu gián tiếp
- Khái niệm: Là phương thức xuất khẩu mà mọi việc lập quan hệ giữa người mua và
người bán và các điều kiện giao dịch đều thông qua bên thứ ba.
- Ưu và nhược điểm:
+ Ưu điểm: sử dụng được kinh nghiệm, vốn, cơ sở vật chất của người trung gian trên
thị trường quốc tế, từ đó hình thành được mạng lưới tiêu thụ qua người trung gian,…

4
+ Nhược điểm: không tiếp cận được trực tiếp với thị trường nước ngoài, kết quả của
cuộc giao dịch phụ thuộc vào thiện chí người trung gian, phải trả phí cho người trung gian
và chia sẻ lợi nhuận,…
1.1.3.3. Gia công xuất khẩu
- Khái niệm: Gia công xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu.
Trong đó, người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu
hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước; người nhận gia công trong nước tổ
chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra
người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công. Áp dụng cho
các doanh nghiệp vừa , nhỏ vốn đầu tư ít và Các doanh nghiệp lớn thực hiện gia công xuất
khẩu để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của mình song song với tiến
hành xuất khẩu tự doanh.
- Ưu và nhược điểm:
+ Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể tích lũy kinh nghiệm tổ chức sản xuất hàng xuất
khẩu, kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu, tích lũy vốn,với lại rủi ro trong kinh doanh xuất
khẩu ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh đều do bên phía đối tác đặt gia công
nước ngoài lo. Không những thế, đây là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho người
lao động, thu ngoại tệ.
+ Nhược điểm: Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu được chủ yếu là tiền gia công,
mà đơn giá gia công ngày một giảm trong điều kiện cạnh tranh lớn giữa các đơn vị nhận
gia công và phụ thuộc vào đối tác nước ngoài cao.
1.1.3.4. Buôn bán đối lưu
- Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa đặc biệt, trong đó
người xuất khẩu cũng chính là người nhập khẩu, người bán chính là người mua, lượng
hàng hóa giao đi có giá trị tương ứng với lượng hàng hóa nhận về. Mục đích là thu về một
hàng hóa khác có giá trị tương đương.
- Ưu và nhược điểm:
+ Ưu điểm: Tiết kiệm được chi phí và hạn chế sự ảnh hưởng bất lợi của tỷ giá hối
đoái do ít sử dụng ngoại tệ để thanh toán, có lợi khi các bên không đủ ngoại tệ để thanh

5
toán cho lô hàng nhập khẩu của mình và giúp cho quá trình chuyển giao công nghệ diễn
ra mạnh mẽ.
+ Nhược điểm: Phức tạp trong việc xác định giá trị tương đương của hàng hóa hay
dịch vụ, hạn chế quá trình trao đổi hàng hóa, việc giao nhận hàng hóa khó tiến hành thuận
lợi, các công ty có thể nhận những hàng hóa mà mình không quen thuộc từ phía đối tác và
diễn ra trong thời gian dài nên dễ xảy ra rủi ro về biến động giá cả.
1.1.3.5. Tạm nhập-tái xuất
- Là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mua hàng của một nước, nhập về
Việt Nam, sau đó xuất khẩu sang một nước khác mà không qua chế biến tại Việt Nam,
nhằm thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn chi phí nhập khẩu.
- Ưu và nhược điểm:
+ Ưu điểm: Thu được lợi nhuận cao mà không cần phải tổ chức sản xuất và nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
+ Nhược điểm: Đòi hỏi doanh nghiệp phải thật sự nhạy bén và nắm vững các kiến
thức từ thị trường và chịu tác động mạnh của biến động thị trường.
1.1.3.6. Mua bán hàng hóa tại sở giao dịch hàng hóa
- Là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một
lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua sở giao dịch hàng hóa với giá được
thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một
thời điểm trong tương lai nhằm ăn chênh lệch giá.
- Ưu và nhược điểm:
+ Ưu điểm: quá trình giao dịch diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm chi phí lưu thông, giúp
cho các thương gia có thể sử dụng sở giao dịch làm nơi để trao đổi, tìm hiểu các vấn đề
liên quan đến việc buôn bán của mình.
+ Nhược điểm: Quá trình giao dịch bị ràng buộc bởi sở giao dịch hàng hóa, mọi hoạt
động phải thông qua sở giao dịch, nên phức tạp, không được tự do thỏa thuận.
1.1.4. Quy trình hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Quy trình hoạt động xuất khẩu hàng hóa được tiến hành qua 6 bước sau:

6
Nghiên cứu thị
Lựa chọn thị trường Lựa chọn phương
trường, chọn mặt
và nước để xuất khẩu thức xuất khẩu
hàng xuất khẩu

Đàm phán và ký kết Xây dựng giá hàng


Thực hiện hợp đồng
hợp đồng xuất khẩu

Sơ đồ1.1. Quy trình xuất khẩu hàng hóa


1.1.4.1. Nghiên cứu thị trường, chọn mặt hàng xuất khẩu
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu
chính xác sẽ có một vai trò rất quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh.
- Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập về thông tin, số liệu. Sau đó đem các số
liệu đi phân tích và rút ra quy luật của thị trường. Mục đích chính đó là xem xét khả năng
thâm nhập và mở rộng thị trường, mà thực hiện nghiên cứu thị trường thì bao gồm nghiên
cứu: cung, cầu, giá, khách hàng, sản phẩm ,…
- Hiện nay, ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới các nhà sản xuất có khuynh
hướng tự giao dịch ngoại thương ngày càng tăng. Điều đó xảy ra do các nguyên nhân sau:
+ Các hãng buôn bán chuyên nghiệp không theo kịp sự thay đổi của các doanh ngiệp
sản xuất.
+ Năng lực ngoại ngữ của người sản xuất đó tăng lên, cho phép họ có khả năng tự
giải quyết được các công việc có liên quan.
+ Khả năng huy động vốn để kinh doanh cũng có thay đổi, cho phép họ có thể thay
đổi dễ dàng từ nhiều nguồn khác nhau, không phụ thuộc vào các nhà bán buôn,…
Nắm vững những vấn đề trên giúp nghiệp xác định được thị trường, thời cơ bán
hàng, phương thức mua hàng, điều kiện giao dịch,… Sau khi nghiên cứu thị trường xong,
doanh nghiệp đánh giá, xem xét kỹ lưỡng và sau đó lựa chọn mặt hàng xuất khẩu mang về
lợi ích cho doanh nghiệp mình.
1.1.4.2. Lựa chọn thị trường và nước xuất khẩu

7
Sau khi đã chọn được mặt hàng xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải tiến hành lựa chọn
thị trường để xuất khẩu mặt hàng đó, để đánh giá và lựa chọn thị trường cho phù hợp với
sản phẩm của doanh nghiệp mình thì cần đi phân tích một cách tổng hợp các yếu tố vi mô
lẫn vĩ mô và khả năng của doanh nghiệp. Tiếp theo, khi đã chọn được thị trường rồi thì
doanh nghiệp đi tìm kiếm bạn hàng để xuất khẩu, việc lựa chọn bạn hàng cần dựa vào
nhiều đặc điểm: uy tín – mối quan hệ trong kinh doanh, thời gian hoạt động kinh doanh,
thiện chí của đối tác, hình thức tổ chức của đối tác, hình thức tổ chức của doanh nghiệp sẽ
quyết định ai là người chịu trách nhiệm về các hợp đồng mua bán.
1.1.4.3. Lựa chọn phương thức xuất khẩu
Các doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh trên thị
trường quốc tế. Có rất nhiều phương thức giao dịch khác nhau, tùy theo khả năng của mỗi
doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn những phương thức xuất khẩu nhất định.
- Tiêu thức lựa chọn: Nguồn Vốn, loại sản phẩm, hàng hóa, quy mô ,…Của doanh
nghiệp.
- Các phương thức xuất khẩu cơ bản: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, xuất
khẩu tại chỗ,…
1.1.4.4. Xây dựng giá hàng xuất khẩu
- Giá cả thì được biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, là sự thể hiện tổng hợp
của các quan hệ cung – cầu,…
- Việc lựa chọn giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sự chấp nhận của khách
hàng về giá, bản chất của sản phẩm, đồng tiền sử dụng trong thanh toán, trách nhiệm của
các bên qua các điều kiện như : FOB, CIF,…
- Quy trình xây dựng giá hàng xuất khẩu: Chọn mục tiêu định giá, xác định cầu của
thị trường, xác định chi phí, phân tích giá của đối thủ cạnh tranh, chọn kĩ thuật định giá,
bước cuối cùng là xác định giá hàng xuất khẩu.
1.1.4.5. Đàm phán và ký kết hợp đồng
Đây là khâu vô cùng quan trọng, nó quyết định đến tính khả thi hay không khả thi
của doanh nghiệp. kết quả của cuộc đàm phán thì sẽ là hợp đồng được ký kết, trong quá
trình đàm phán thì các bên quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên.

8
Các phương thức đàm phán:
- Đàm phán trực tiếp
- Đàm phán qua điện thoại
- Đàm phán qua thư tín
Thông thường phương thức đàm phán qua thư tín sẽ được sử dụng đầu tiên để thiết
lập và duy trì mối quan hệ, sau đó là đàm phán qua điện thoại để kiểm tra những thông tin
cần thiết. Còn đàm phán trực tiếp thì được sử dụng trong các hợp đồng lớn.
1.1.4.6. Thực hiện hợp đồng
Sau khi mọi cam kết, mọi thỏa thuận các bên liên quan đồng ý thì khi đó hợp đồng
sẽ được ký kết. Với tư cách là nhà xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ thực hiện các công việc
sau:
- Xác nhận thanh toán từ người nhập khẩu.
- Xin giấy phép xuất khẩu.
- Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu.
- Thuê phương tiện vận tải (nếu có) và mua bảo hiểm hàng hóa (nếu có).
- Kiểm tra hàng hóa và giao hàng hóa.
- Làm thủ tục nhận thanh toán.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại (nếu có).
Tuy nhiên, trên thực tế tùy theo thỏa thuận giữa các bên mà có thể bỏ qua một số
bước hoặc các bước không theo một trình tự nhất định, mà tùy theo các bên thỏa thuận.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
1.1.5.1. Các đối thủ cạnh tranh
Tất cả các doanh nghiệp một khi đã bước chân vào hoạt động kinh doanh thì không
thể tránh khỏi tác động của đối thủ cạnh tranh (trong nước và nước ngoài) và mỗi một
doanh nghiệp phải chịu tác động của những điều kiện cạnh tranh không giống nhau. Vì
thế, các doanh nghiệp không nên né tránh, mà phải thích ứng với nó và đưa ra các chiến
lược cạnh tranh phù hợp. Cạnh tranh cũng là cơ hội giúp doanh nghiệp tiếp cận với nền
công nghệ mới, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và mặt khác nó làm hạn chế hay kìm
hãm sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

9
Các yếu tố cạnh tranh mà một doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể gặp phải :
- Mối hiểm họa đe dọa lớn cho doanh nghiệp đó là các đối thủ trong nước và nước
ngoài, một khi các đối thủ có nhiều thế mạnh hơn doanh nghiệp mình thì khi đó doanh
nghiệp mình sẽ bị lấn át không chỉ ở thị trường trong nước, mà còn ở thị trường nước
ngoài.
- Sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Đó là sự xuất hiện của các doanh
nghiệp mới trên thị trường, tuy khả năng mở rộng và xâm hại thị trường chưa cao nhưng
rất có tiềm năng về vốn, lao động, công nghệ và tận dụng cơ hội của người đi sau.
- Sức ép từ nhà cung cấp, đó là sự mở rộng hay thu hẹp nguồn cung cấp nguyên liệu
cho doanh nghiệp. Các nhà cung cấp có thể liên kết với nhau để gây sức ép cho các doanh
nghiệp nhằm tăng giá nguyên liệu. Vì thế đây là yếu tố khó lường nhất đối với các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam.
- Sức ép từ phía khách hàng, trong cơ chế thị trường như hiện nay thì khách hàng
được xem là “Thượng đế”. Vì thế mà khách hàng có quyền quyết định thu hẹp hay mở
rộng quy mô của chúng ta.
Như vậy, để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài một cách thuận lợi thì các doanh
nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu, dự đoán và đề ra các giải pháp thích hợp để ngăn chặn các
đối thủ cạnh tranh gây hại đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp mình.
1.1.5.2. Ngành công nghiệp phụ trợ
Ngành công nghiệp phụ trợ là ngành đóng vai trò cốt lõi đối với mỗi doanh nghiệp
dệt may, nếu như quốc gia nào có ngành công nghiệp phụ trợ yếu kém tức là quốc gia đó
thiếu nguồn nguyên – phụ liệu để phục vụ cho các doanh nghiệp dệt may trong nước. Vì
thế, đây là mối đe dọa lớn cho các doanh nghiệp dệt may trong nước. Để đối phó với việc
thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, đồng thời các doanh nghiệp phải duy trì hoạt động sản
xuất cho nên trước tình hình đó các doanh nghiệp buộc thế phải nhập khẩu nguyên – phụ
liệu nước ngoài.
1.1.5.3. Nhu cầu của thị trường
Mỗi quốc gia sẽ có một nền văn hóa và bản sắc dân tộc đặc trưng, chúng hình thành
từ rất sớm và tính ổn định rất cao. Đồng thời, văn hóa - xã hội là nền tảng tạo nên các nhu

10
cầu khác nhau cho người tiêu dùng, có tác động mạnh mẽ đến hành vi của người tiêu
dùng. Cho nên một doanh nghiệp chỉ có thể thành công trên thị trường thế giới khi có
những am hiểu nhất định về thị trường nhắm đến.
Việc hiểu biết nền văn hóa - xã hội của thị trường EU sẽ giúp các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam thích ứng được với thị trường, nắm bắt được nhu cầu của thị trường, từ đó
đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
1.1.5.4. Chính sách kiểm soát hàng may mặc nhập khẩu
* Khái quát về các chính sách kiểm soát:
Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu, vì thế doanh nghiệp không
chỉ quan tâm đến các chính sách trong nước mà cần phải chú tâm đến tình hình pháp luật
của nước mà mình xuất khẩu sang. Một vấn đề đáng lưu ý đó là định hướng xuất khẩu của
chính phủ và các công cụ quản lý xuất khẩu của nhà nước. Doanh nghiệp xuất khẩu cần
tìm hiểu kỹ lưỡng yếu tố này vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà xuất khẩu.
Giúp cho doanh nghiệp biết được mặt nào ưu tiên và không được ưu tiên, những mặt hàng
nào nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, những thị trường nào thì được hưởng ưu đãi,…Từ
đó sẽ định hướng đúng trong việc lựa chọn mặt hàng cũng như thị trường xuất khẩu. Các
công cụ thường được sử dụng:
- Thuế xuất khẩu: Được áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của mỗi quốc gia, trong
đó các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu phải đóng một khoản tiền nhất
định ( tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hàng hóa,…), loại thuế này ảnh hưởng đến giá
của hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu.
Công cụ này được chính phủ thường xuyên sử dụng để khuyến khích hay hạn chế xuất
nhập khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu nên quan tâm đến loại thuế này.
- Công cụ phi thuế quan: Công cụ này thường được các nước hay sử dụng để khuyến
khích hay hạn chế xuất nhập khẩu.
+ Hạn ngạch: quy định của chính phủ về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay
một số mặt hàng được phép xuất khẩu hay nhập khẩu từ thị trường nội địa trong một thời
gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép. Nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động

11
xuất nhập khẩu vì khi nước xuất khẩu đưa ra số lượng hàng hóa được xuất khẩu hay nước
nhập khẩu đưa ra hạn ngạch nhập khẩu thì đều làm hạn chế hàng hóa xuất khẩu.
+ Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: Quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường, an
toàn lao động, bao bì mà chú trọng là môi trường sinh thái, thường được các nước áp
dụng khá chặt chẽ.
+ Ngoài ra, nhà nước thường sử dụng các công cụ khác như: Quy định về chất lượng
sản phẩm, Chính sách chống bán phá giá, chính sách cạnh tranh, tỷ giá hối đoái, chính
sách bảo vệ quyền sáng chế, phát minh,…
* Các chính sách kiểm soát của EU về nhập khẩu hàng dệt may dành cho Việt
Nam:
- Thuế suất và hạn ngạch:
Sau gần 3 năm đàm phán, với 14 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ ở cấp Bộ
trưởng, cấp trưởng đoàn và các nhóm kỹ thuật, Việt Nam và EU đã đạt được thỏa thuận
nguyên tắc về toàn bộ các nội dung cơ bản của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt
Nam và EU (EVFTA).
Theo Phó Đại Sứ EU tại Việt Nam ông Jean Jacques Bouflet: Đối với các nhóm
hàng quan trọng như dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên), EU
sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong vòng 7 năm kể
từ khi Hiệp định có hiệu lực. Do đó, đây là cơ hội tốt dành cho Việt Nam khi xuất khẩu
hàng dệt may sang EU, vì vậy Việt Nam cần phải tuân thủ các quy định mà EU đặt ra để
được hưởng các ưu đãi khi EVFTA có hiệu lực. Nhưng hiện tại hàng dệt may của Việt
Nam vào EU với thuế suất là từ 8%-12%, trước khi EVFTA có hiệu lực.
Qua đó, ta thấy mức thuế suất nhập khẩu EU dành cho Việt Nam còn quá cao, cho
nên các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ những quy định mà EU đặt ra để tránh
trường hợp mất quyền được hưởng ưu đãi.
+ Còn về hạn ngạch thì từ ngày 1/1/2005, EU sẽ dỡ bỏ hạn ngạch dệt may cho việt
Nam. Cho nên hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang EU không bị hạn chế về số
lượng.

12
+ Nhưng khi hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU có hiệu lực thì một
số mặt hàng của Việt Nam vào EU sẽ bị khống chế bởi hạn ngạch như gạo, cá ngừ đóng
hộp, cá viên,..Sẽ bị khống chế bởi hạn ngạch nhập khẩu. Nhưng riêng đối với hàng dệt
may khi xuất khẩu sang EU không bị hạn chế về hạn ngạch.
- Quản lý chất lượng
Người tiêu dùng EU đánh giá hàng hóa qua tiêu chuẩn quốc tế và một doanh nghiệp
xuất khẩu muốn chỉ ra cho mọi người biết rằng mình sản xuất theo phương pháp bảo vệ
môi trường thì doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn sau: ISO 9000, ISO
14000, SA 8000, …Hiện nay ở ngành dệt may Việt Nam chỉ có gần 100 doanh nghiệp đạt
được chứng chỉ ISO 9000, khoảng 30 doanh nghiệp đạt chứng chỉ SA 8000, chỉ 10 doanh
nghiệp có chứng chỉ ISO 14000. Qua đó, ta thấy đây là một con số quá khiêm tốn, cho
nên các doanh nghiệp cần phấn đấu hơn nữa, vì EU chú trọng đến chất lượng hàng hóa.
- Tiêu chuẩn về môi trường
Quy định của EU đối với hàng dệt may về môi trường, an toàn và sức khỏe con
người thông qua Các thông tư, quy chuẩn, luật, sắc luật được EU ban hành liên quan đến
việc cấm nhập khẩu và các loại hàng hóa có chứa các chất bị cấm:
+ Thông tư 2002/61/EC và đã được 27 nước thành viên đồng ý và đưa vào luật quốc
gia. Đó là, cấm bán sản phẩm dệt may có chứa thuốc nhuộm azo gây ung thư.

+ Thông tư 2003/3/EC về hạn chế bán và sử dụng thuốc nhuộm màu xanh nước
biển.
+ Thông tư 91/338/EC về hạn chế sử dụng cadimi trong pigmen, chất ổn định cho
chất dẻo, chất mạ điện.
+ Các loại sợi, vải, quần áo và các phụ kiện dệt may đều chứa nhiều loại hóa chất,
do đó khi xuất khẩu sang EU thì được xem xét và tuân thủ theo quy định Reach ( có hiệu
lực vào năm 2009 ).
+ Ngoài ra, EU quy định tuân thủ theo ISO 14001 và EMAS.
+ Đồng thời, EU quy định, các tiêu chuẩn đánh giá đối với quy trình chế biến và tinh
chế đối với sản phẩm dệt may, theo đó sẽ có những quy định về chất thải vào nước và

13
không khí, không cho phép sử dụng chloride khi tẩy sản phẩm, quy định mức tối đa cho
phép đối với kim loại nặng còn tồn dư trong sản phẩm cuối cùng, quy định giới hạn đối
với các chất tạo màu và formaldehyde.
Các quy định này lại khắt khe hơn ở các vùng phía bắc của EU như: Đức, Hà Lan.
Ta thấy đây là cơ hội và cũng là thách thức cho các doanh nghiệp, vì các doanh nghiệp đã
chinh phục được thì trường Hà Lan mà Hà Lan quy định tiêu chuẩn này rất khó, thì do đó
việc thâm nhập các thị trường khác thì vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu
dệt may của Việt Nam, trong quá trình học hỏi được kinh nghiệm khi thâm nhập ở Hà
Lan.
- Bao bì
Cần phải quan tâm đến bao bì đóng gói sản phẩm khi xuất khẩu sang EU. Cần phải
nghiên cứu kỹ vấn đề bao bì để đảm bảo, bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận chuyển qua
nhiều quốc gia. Các sản phẩm phải được bảo vệ chống lại thời tiết, những thay đổi nhiệt
độ, xử lý không cẩn thận và ăn cắp. Các quy định về bao bì:
+ 4 nhãn hiệu quan trọng tại EU được áp dụng cho các sản phẩm may mặc thông
thường là EU Ecolabel, nhãn OKO-Tex, SKAL EKO và nhãn SG.
+ Kích cỡ mark: Các số đo cho con người được sử dụng: chiều dài, vòng ngực, vòng
hông. 3 số đo cơ bản này xác định kích cỡ cho hàng may mặc.
+ Ghi nhãn: Việc ghi nhãn phải đảm bảo thông tin cho người tiêu dùng về tương lai
và sản phẩm thực sự mua được. Thông tin cung cấp được ghi trên nhãn từ thành phần sợi
vải chính tạo nên sản phẩm cho đến thông tin an toàn tiêu dùng. Thông thường có 2
phương pháp:
+ Các yêu cầu bắt buộc như xuất xứ, thành phần sợi, khả năng cháy.
+ Các yêu cầu tự nguyện như nhãn hiệu quan tâm/hướng dẫn giặt tẩy và kích cỡ của
nhãn.
Chương trình nhãn hiệu quan tâm tự nguyện được sử dụng trên nhiều quốc gia tại
EU, chương trình sử dụng 5 loại biểu tượng là mã màu, các biểu tượng liên quan đến tính
bền vững của màu sắc, ổn định về kích cỡ, ảnh hưởng của cloren (trong chất tẩy), nhiệt độ
ủi an toàn nhất và một vài đặc tính khác.

14
- Quy định về xuất xứ hàng hóa
Theo Hiệp Định EVFTA, quy định về xuất xứ hàng hóa dựa vào quy tắc “Cơ chế tự
chứng nhận xuất xứ, cơ chế kiểm tra hải quan của EU với hàng xuất khẩu của Việt Nam”,
đồng thời hàng hóa xuất khẩu sang EU phải có nguồn gốc rõ ràng cả về nguyên phụ liệu,
chất liệu,..làm ra sản phẩm và dựa vào nguồn gốc, xuất xứ mà EU sẽ xem xét hàng hóa có
thuộc diện được hưởng ưu đãi hay không. Quy định này cũng là cơ sở để xem xét hàng
hóa xuất khẩu sang EU có được hưởng thuế suất 0% hay không.
1.1.5.5. Khoa học công nghệ
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
việc áp dụng khoa học – công nghệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hóa, dịch
vụ đối với khách hàng và khả năng phục vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Vì thế một doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa của mình ra thị trường quốc tế
mà đạt hiệu quả, thì trước hết phải có một dây chuyền sản xuất mới, không lạc hậu, Nhằm
mục đích là tạo ra năng suất cao cả về số lượng và chất lượng. Muốn làm được điều đó thì
doanh nghiệp phải cập nhật thường xuyên sự thay đổi của tiến bộ khoa học trên thế giới
như thế nào, từ đó áp dụng vô doanh nghiệp của mình một cách tốt nhất, để không thua
kém các đối thủ cạnh tranh.
1.1.5.6. Quá trình làm thủ tục hải quan
Quá trình làm thủ tục hải quan của nước ta hiện nay còn khá phức tạp, vì thế mà nó
có thể làm trì hoãn sự phát triển của mỗi một doanh nghiệp. Giả sử một công ty muốn
xuất khẩu một lô hàng ra nước ngoài và đối tác bên nước ngoài muốn có gấp lô hàng này
và hai bên thỏa thuận là ngày 27/N thì hàng sẽ được đưa đến cảng của bên phía đối tác,
nhưng khi công ty đem hàng ra cảng nhưng vì quá trình làm thủ tục hải quan chậm trễ,
nên công ty đã giao hàng muộn cho phía đối tác một ngày là ngày 28/N. Vì thế, mà dẫn
đến công ty phải bồi thường và mất uy tín đối với khách hàng, gây thiệt hại cho công ty.
Nguyên nhân gây nên sự chậm trễ trên là do bên hải quan chưa có những thiết bị máy bị
máy móc hiện đại để giám sát, kiểm tra hàng hóa khi đi qua cổng hải qua. Mặc khác, đội
ngũ cán bộ có trình độ chưa cao so với các quốc gia khác. Vì thế, mà gây ảnh hưởng đến
sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.

15
1.1.5.7. Vốn, tài chính
Đây là yếu tố mà nó phản ánh toàn bộ sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối
lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào hoạt động kinh doanh, khả năng đem
các nguồn vốn đi đầu tư hiệu quả, biết sử dụng hợp lý, đúng cách. Trên thực tế, hầu hết
các doanh nghiệp sử dụng một phần vốn rất lớn không phải vốn tự có mà là vốn đi vay.
Vốn là yếu tố quan trọng và là cơ sở để một doanh nghiệp lựa chọn hình thức xuất
khẩu phù hợp cho doanh nghiệp mình, đồng thời vốn cũng là nhân tố cấu thành nên các
hoạt động trong doanh nghiệp có đạt hiệu quả hay không. Vì thế, một doanh nghiệp trước
khi thực hiện bất kỳ một hoạt động gì, nhất là trong hoạt động xuất khẩu thì cần phải cân
nhắc xem nguồn tài chính của doanh nghiệp phù hợp với hình thức xuất khẩu nào và quy
mô hoạt động ra làm sao, từ đó lựa chọn hình thức một cách thiết thực nhất để mang về
lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp khi xuất khẩu.
1.1.5.8. Con người
Kinh nghiệm, kiến thức, trình độ chuyên môn, năng lực làm việc của mỗi thành viên
trong doanh nghiệp là yếu tố quyết định đem đến sự thành công cho doanh nghiệp hay
không. Khi nói về tiềm lực trong doanh nghiệp thì nhân tố quan trọng nhất là con người,
trong hoạt động xuất khẩu từ khâu nghiên cứu thị trường cho đến khâu tìm kiếm nguồn
hàng,…Được thực hiện bởi những người nhanh nhẹn, nhạy bén, thông minh, linh hoạt
trong công việc thì sẽ đem lại kết quả rất cao.
1.1.5.9 Về kinh tế
Muốn tiến hành xuất khẩu sang một quốc gia nào đó thì các doanh nghiệp phải có
kiến thức về nền kinh tế của quốc gia đó. Làm được điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp
biết được những ảnh hưởng của mình đến nền kinh tế, cũng như thấy được những tác
động của các chính sách kinh tế của các quốc gia trên thế giới đến mình. Sự ổn định hay
không ổn định của nền kinh tế thế giới cũng như các chính sách kinh tế của các quốc gia
có tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam. Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như sau:
- Thu nhập của người dân, là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến hàng dệt may Việt
Nam xuất khẩu sang EU, hầu hết thu nhập của người dân EU thì cao và khá đồng đều, cho

16
thấy nhu cầu của người dân ở thị trường này thì cao, vì thế họ yêu cầu chất lượng sản
phẩm cao và đẹp. Do đó hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU phải không
ngừng nâng cao chất lượng, kiểu dáng, nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu sang EU.
- Tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm cho tình hình nhập khẩu hàng hóa nói chung và hàng dệt
may nói riêng giảm. Ví đụ vào năm 2010 thì tỷ lệ lạm phát của EU là 1,7% làm cho kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU giảm từ 625 trUSD
xuống còn 600 trUSD. Vì thế cho thấy, sự ảnh hưởng lạm phát vô cùng quan trọng đến
hoạt động xuất khẩu dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam.
1.1.5.10. Về chính trị
Đây là môi trường ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn mặt hàng và thị trường xuất
khẩu, là trở ngại lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu một doanh nghiệp không tìm hiểu
kĩ một quốc gia mà mình xuất khẩu hàng hóa sang và quốc gia đó có tình hình chính trị
không ổn định, thường xuyên xảy ra chiến tranh, khủng bố,…Dẫn đến gặp nhiều rủi ro
trong quá trình thanh toán và vận chuyển. Trong khi một doanh nghiệp khác xuất khẩu
sang một quốc gia có nền chính trị ổn định thì họ sẽ rất thuận lợi về nhiều mặt. Do đó, các
doanh nghiệp xuất khẩu thường chọn một thị trường có chính trị ổn định.
Thực tế, nếu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu hàng hóa của mình sang
thị trường EU tại thời điểm nền chính trị ổn định và không ổn định khác nhau hoàn toàn.
Do đó muốn xuất khẩu ra thị trường EU đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải
am hiểu và nắm vững tình hình chính trị của thị trường mà mình nhắm đến.
1.2. Tổng quan ngành xuất khẩu về hàng dệt may Việt Nam
Thực tế ta thấy sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành dệt may Việt Nam có nhiều
cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ cũng như kinh nghiệm quản lý tiên tiến
và được bình đẳng về thuế quan giữa các thành viên. Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều lợi
thế như: chính trị ổn định, nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp, Việt Nam
ngày nay đang dần dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới và một trong
những nước đứng trong top các nước xuất khẩu cao.

17
Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam, ngành có kim
ngạch xuất khẩu lớn thứ hai với giá trị xuất khẩu đóng góp từ 15- 20% vào GDP. Trong
những năm gần đây, ngành dệt may liên tục phát triển với tốc độ bình quân 17% một năm.
- Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tính đến hết năm 2014, Việt Nam có 5214 công
ty dệt may với các công ty có quy mô vừa và nhỏ chiếm đa số. Lực lượng lao động ngành
dệt may chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng
lao động toàn quốc. Các công ty may chiếm tỷ trọng lớn nhất (84%), theo sau là các công
ty dệt và kéo sợi (15%).
- Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới với thị
phần năm 2014 đạt 3.1%. Những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm Mỹ,
EU, Nhật Bản, Canada và Hàn Quốc (chiếm đến 85% tổng kim ngạch xuất khẩu) với sản
phẩm chủ yếu quần áo cho phân cấp thấp và trung bình. Các doanh nghiệp FDI tuy chỉ
chiếm 25% về số lượng nhưng đóng góp đến hơn 65% vào kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam.
Vào năm 2015, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan về xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam ra thị trường nước ngoài đạt 22,81 tỷ USD, tăng trưởng 8,91% so
với năm 2014. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm trên 48% tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may của cả nước, với 10,96 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 11,57% so với năm
2014; thị trường EU chiếm 12,21%, với 2,79 tỷ USD, tăng 6,18%; thị trường Nhật Bản
chiếm 9,33%, với 2,13 tỷ USD, tăng 1,7%; tiếp đến thị trường Anh 700,17 triệu USD,
tăng 17,7%; Đức 698,5 triệu USD, giảm 8,62%; Trung Quốc 670,47 triệu USD, tăng
43,8%.
Theo Bộ Công Thương đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm
2017 đạt 14,58 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2016, cao hơn nhiều so với mức
tăng 6,1% của cùng kỳ năm trước.
Qua đó, cho ta thấy Việt Nam không ỷ lại vào các thị trường lớn sẵn có, dệt may
Việt Nam tiếp tục mở rộng đối tác sang các thị trường mới và tiềm năng, tính đến nay sản
phẩm dệt may Việt Nam đã có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, trong
những năm 2014-2016 thì kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam - EU rất lớn.

18
Như vậy, từ những số liệu thu thập ở trên cho ta thấy được rằng ngành dệt may của
nước ta không ngừng thúc đẩy về xuất khẩu và mở rộng vị thế của mình trên thế giới,
chinh phục tất cả các nước từ các đối tác dễ tính cho đến các đối tác khó tính như EU,
Mỹ,...Vì thế Việt Nam cần phát huy hơn nữa trong công cuộc đổi mới đất nước thông qua
con đường xuất khẩu, mặc dù mở rộng sang các thị trường lớn thì rất là khó khăn và đầy
thách thức, đặc biệt là bước vào thị trường EU là một thị trường khó tính nhưng Việt Nam
cũng đã làm được và đạt được nhiều thành quả bất ngờ. Vì thế, các doanh nghiệp xuất
khẩu dệt may Việt Nam cần trang bị đầy đủ và phấn đấu hơn nữa để trở thành quốc gia
lớn mạnh nhất về xuất khẩu hàng dệt may.
1.3. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam từ sự thành công
của Trung Quốc khi xuất khẩu hàng dệt may
Để có được thành công trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may như ngày hôm nay
thì Trung Quốc đã tận dụng cơ hội của việc gia nhập WTO và thực hiện các công việc
sau:
- Đầu tiên là Trung Quốc đã thực hiện ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do tiêu
chuẩn cao với Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Vì thế mà đã mang lại lợi ích cho nhiều doanh
nghiệp dệt may của Trung Quốc về thuế quan và hạn ngạch xuất khẩu.
- Thứ hai, hầu hết các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc sử dụng thiết bị máy móc
trong nước sản xuất, chỉ nhập khẩu các thiết bị tinh vi, hiện đại từ Nhật Bản, Mỹ, Đức,..
- Thứ ba, về nguyên vật liệu thì Trung Quốc bằng việc thiết lập được mối liên hệ
giữa các ngành công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn, vì thế mà Trung Quốc đã khá chủ
động về nguồn nguyên liệu nên với nguồn nguyên liệu dồi dao như thế này, không những
phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước mà còn là nhà cung ứng nguyên liệu
lớn nhất thế giới.
- Thứ tư, mặc dù Việt Nam và Trung Quốc được đánh giá là những nước có lợi thế
về nguồn lao động và giá nhân công rẻ. Tuy nhiên,Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh cao
hơn Việt Nam ở chỗ ngành dệt may nước này tập trung những đội ngũ, các nhà thiết kế có
trình độ, có khả năng ứng dụng công nghệ phần mềm phục vụ công tác thiết kế, các nhà

19
sản xuất và chuyên gia quản lý có trình độ chuyên môn cao có khả năng thích ứng nhanh
với những thay đổi thường xuyên của ngành.
- Đặc biệt, là hoạt động marketing của Trung Quốc rất mạnh và Trung Quốc cập
nhật các thông tin trên thị trường quốc tế rất nhanh và nhạy bén, giả sử có một mặt hàng
A nào đó đang tiêu thụ rất mạnh, nắm bắt được cơ hội này Trung Quốc liền bắt chước và
tạo ra loại sản phẩm A đang được bán chạy trên thị trường. Ngoài ra Trung Quốc biết
nhắm vào từng đối tượng để tạo ra các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng trên thế
giới như họ tạo ra các sản phẩm cấp thấp là các sản phẩm không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật
cao, chủ yếu là dựa vào giá rẻ để làm tăng sức cạnh tranh và tạo ra những sản phẩm cấp
cao, đòi hỏi kỹ thuật cao nhắm vào đối tượng trung và thượng lưu nên khối lượng hàng
không lớn lắm. Vì vậy, số đông người tiêu dùng vẫn quen với những sản phẩm của Trung
Quốc đa dạng về mẫu mã, chất liệu và màu sắc nhưng lại chủ yếu có giá trị thấp, chất
lượng trung bình,…
Qua những bài học trên cho ta thấy, khi Việt Nam vào WTO là một tất yếu khách
quan đối với Việt Nam, mà như chuyên gia kinh tế Sebastian Eckardt của WB tại Việt
Nam đã từng nói: “Việt Nam không thể tự bảo vệ mình trước sự bảo hộ của các nước
khác khi nằm ngoài WTO và hạn chế về dệt may là minh chứng cho việc này”. Tuy nhiên
bên cạnh những cơ hội có thể phát huy “nội lực” về lao động, tài nguyên thiên nhiên, tận
dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, vốn của các nước phát triển để nâng cao hiệu quả kinh
tế, rút ngắn khoảng cách của các nước trong khu vực và trên thế giới thì Việt Nam vào
WTO sẽ phải chấp nhận một sân chơi bình đẳng, không được sử dụng bất kỳ một hàng
rào thuế quan hay là phi thuế quan nào để bảo hộ sản xuất trong nước, đặc biệt ngành đệt
may phải đối mặt với một đối thủ mạnh – Trung Quốc. Hy vọng rằng những bài học kinh
nghiệm rút ra được ở trên từ ngành dệt may Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam có thể tồn tại
được và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế nói chung và thị
trường EU nói riêng.

20
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 28
QUẢNG NGÃI SANG THỊ TRƯỜNG EU

2.1. Giới thiệu về công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi


2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi
Địa chỉ: 121 Lê Trung Đình, P. Trần Hưng Đạo, TP. Quảng Ngãi
Điện thoại: (84-55)3822647
Fax: (84-55)3828507
Email: agtexqn@dng.vnn.vn
Mã số thuế: 4300346609
Số tài khoản: 611100002007 – VND ; 6511166007 – USD
Tại: Ngân Hàng TMCP Quân Đội CN Quảng Ngãi
Công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi được thành lập theo quyết định số 593/2000/QĐ –
BQP ngày 12 tháng 5 năm 2000 của Bộ Quốc Phòng quyết định số 577/QP của Bộ
Trưởng Bộ Quốc Phòng. Trong thời gian trực thuộc Cục Hậu Cần – Quân Khu 5
(31/5/1979 phòng Tiền Thân của công ty là xí nghiệp 27/7 – Cục Hậu Cần – Quân khu 5,
được thành lập từ ngày 31 tháng 5 năm 1979 theo – 11/5/1999), xí nghiệp có nhiệm vụ tổ
chức dạy nghề cắt may cho các đồng chí thương binh, đối tượng chính sách trên địa bàn
quân khu, sản xuất một số quân trang theo phân cấp của Tổng Cục Hậu Cần cho quân khu
và tham gia sản xuất kinh tế. Khi mới thành lập xí nghiệp thì có 124 cán bộ, chiến sĩ và
đều là thương binh, trong đó có một số đồng chí là thương binh hạng 3/4. Mặc dù, gặp
nhiều khó khăn nhưng xí nghiệp, công ty đã đối phó nhanh chóng, kịp thời và hoàn thành
tốt nhiệm vụ dạy nghề cắt, may cho thương binh và triển khai sản xuất một số mặt hàng
quân trang góp phần phục vụ kịp thời cho yêu cầu, nhiệm vụ chiến đấu và huấn luyện sẵn
sàng chiến đấu của các đơn vị trong quân khu.

21
Xí nghiệp may 27/7 đã xây dựng và phát triển qua 20 năm, đã hoàn thành tốt nhiệm
vụ chính trị được giao và tạo điều kiện ổn định đời sống cho hơn 900 lượt cán bộ, chiến
sĩ, công nhân viên là thương binh và đối tượng chính sách trên địa bàn quân khu.
Xí nghiệp đã được Tư Lệnh Quân Khu 5 tặng danh hiệu đơn vị quyết thắng các năm
1982, 1984 và cờ thưởng thi đua 1986. Tập thể lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, nhân dân
cùng nhau chung tay góp sức lập nên những thành tựu vẻ vang cho xí nghiệp. Các đồng
chí thương binh của đơn vị đã phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, vượt qua khó khăn,
nêu gương tốt về nghị lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày 12/5/1999, Xí nghiệp may 27/7 được sáp nhập về công ty Cổ Phần 28 Quảng
Ngãi theo quyết định số 637/1999/QĐ- BQP của Bộ Quốc Phòng, sau đó trở thành cơ
quan đại diện, chi nhánh và cuối cùng trở thành công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi ngày
nay.
Tổ chức Đảng của công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi là Chi Bộ Trực thuộc Đảng ủy
Tổng công ty với 65 Đảng viên, hàng năm chi bộ đều đạt trong sạch vững mạnh. Chi bộ
thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo của công ty, sức chiến đấu, chăm lo làm tốt
công tác phát triển Đảng. Các tổ chức quần chúng: Công đoàn, Đoàn thành niên, chi hội
phụ nữ ngay từ khi được bàn giao về Tổng công ty, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt
động, với chức năng của mình đã động viên cán bộ, công nhân viên trong công ty nhiệt
tình hưởng ứng các phong trào thi đua, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được
giao.
Từ một xí nghiệp may với quân số hơn 200 cán bộ, công nhân viên, nhà xưởng,
trang thiết bị cũ kỹ, năng lực sản xuất thấp, chủ yếu là sản xuất hàng gia công, nay đã phát
triển thành đơn vị may có trang thiết bị hiện đại, nhà xưởng khang trang với hơn 900 cán
bộ, công nhân viên. Công ty Cổ Phần 28 đã trở thành một đơn vị may lớn của Quân Đội ở
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, có đủ các yếu tố về trang thiết bị và nguồn nhân lực để sản
xuất và phục vụ cho an ninh quốc phòng trong nước, thúc đẩy hàng xuất khẩu nhằm mục
đích lợi nhuận và phát triển kinh tế cho đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển để
thu hẹp khoảng cách với các nước trên thế giới với nhau. Ngày nay, Công ty Cổ Phần 28

22
không ngừng thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm dệt may của doanh nghiệp ra thị trường
thế giới và khẳng định vị thế của doanh nghiệp mình trên thị trường thế giới.
Qua đó, cho thấy công ty không chỉ phục vụ cho khách hàng trong nước mà còn
hướng ra xa hơn là các khách hàng nước ngoài, vì thế công ty cần phát huy hơn nữa để
tiến ra xa hơn và chinh phục các thị trường lớn và khó tính như EU, Mỹ,..từ đó sẽ giúp
cho công ty có nhiều cơ hội hơn nữa để tiếp thu được nền công nghệ tiến tiến và kinh
nghiệm quản lý hiện đại từ các nước mà mình đã xuất khẩu. Nếu công ty biết nắm bắt thời
cơ thì sẽ giúp công ty mở rộng thị phần nước ngoài và nhiều cơ hội khác.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty và các cấp quản trị của công ty
- Cơ cấu tổ chức của công ty
Bộ máy quản lý của công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi được chia thành 3 cấp quản lý:
+ Thứ nhất, cấp quản lý cấp cao bao gồm: Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc và
phó giám đốc là người đại diện cho công ty và là người điều hành công tác quản lý cao
nhất, kiểm soát các hoạt động của các bộ phận chức năng trong công ty, là người trực tiếp
điều hành mọi hoạt động của công ty.
+ Thứ hai, cấp quản lý trung gian bao gồm: Các phòng ban chức năng như: Phòng tổ
chức tài chính, phòng tài chính - kế toán, phòng kế hoạch – kỹ thuật,…
+ Thứ ba, cấp quản lý cơ sở bao gồm: Các tổ trưởng các đội tổ chức sản xuất thi
công.
Công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi áp dụng cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình trực
tuyến chức năng, cụ thể như sau:

23
- Chức năng, nhiệm vụ của các cấp quản trị của công ty
* Chủ tịch hội đồng quản trị
- Chức năng: Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị, được
bầu trực tiếp từ Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị
có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định để đảm bảo cho suốt quá trình hoạt động
của Hội đồng quản trị.

24
- Nhiệm vụ:
+ Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị.
+ Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc
họp, triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị.
+ Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị.
+ Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
+ Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông.
+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
* Giám đốc
- Chức năng: Quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
đồng thời là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, chịu trách nhiệm
lãnh đạo bộ máy quản lý. Được quyền định đoạt mọi hoạt động của công ty theo đúng kế
hoạch đã được duyệt và phù hợp với quy định của pháp luật, quy định của công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, tìm kiếm và lựa chọn đối tác để
giao dịch, ký kết hợp đồng.
+ Điều hành hoạt động chung của công ty, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất
do cấp trên giao và phải báo cáo cho cấp trên khi được yêu cầu.
* Phó giám đốc
- Chức năng: Trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch, sản xuất và kỹ thuật, lãnh đạo
tổ chức triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo kế hoạch được giao.
- Nhiệm vụ:
+ Hỗ trợ Giám đốc trong quá trình điều hành công ty và được giám đốc ủy quyền
giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng.
+ Chỉ đạo điều hành chung các phòng ban và phân xưởng, tổ chức thực hiện các kế
hoạch sản xuất đã được duyệt.
+ Chỉ đạo toàn bộ hoạt động quản trị nhân sự trong toàn công ty, quản lý và hướng
dẫn thực hiện quy định về an toàn lao động trong toàn công ty.
+ Tổ chức nghiên cứu, đề xuất lựa chọn quy trình công nghệ và trang thiết bị.

25
* Phòng kế hoạch - kinh doanh
- Chức năng: Tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng và quản lý kế hoạch,
điều hành sản xuất kinh doanh, quản lý lực lượng lao động và quản lý máy móc thiết bị tại
công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Báo cáo định kỳ và đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực do phòng
quản lý.
+ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tính giá thành, lao động tiền lương đồng thời
triển khai, theo dõi và điều phối các hoạt động thực hiện kế hoạch đó.
+ Xây dựng và cân đối nhu cầu vật tư, máy móc thiết bị, lao động.
* Phòng kỹ thuật:
- Chức năng: Là bộ phận tham mưu cao nhất cho giám đốc trong công tác kỹ thuật –
công nghệ để đảm bảo chất lượng sản phẩm, triển khai và theo dõi toàn bộ các hoạt động
kỹ thuật công nghệ.
- Nhiệm vụ:
+ Kiểm tra, theo dõi chất lượng sản phẩm, vật tư hàng hóa, nguyên, phụ liệu.
+ Theo dõi tình hình chất lượng hàng hóa.
+ Trực tiếp giải quyết các phát sinh liên quan đến kỹ thuật, chất lượng sản phẩm
trong công ty, gia công ngoài với khách hàng.
+ Xây dựng quy trình công nghệ cho từng mã hàng.
* Phân xưởng cắt
+ Chấp hành mệnh lệnh chỉ đạo của cấp trên và thực hiện công đoạn cắt theo đúng
tiến độ của công ty.
+ Tổ chức sản xuất, hoàn thành đúng chỉ tiêu kế hoạch mà công ty giao phó.
* Phân xưởng may
- Thực hiện công đoạn lắp ráp, may theo tiến độ kế hoạch của công ty.
- Căn cứ vào kế hoạch tác nghiệp, kế hoạch sản xuất và kế hoạch giao hàng, phân
xưởng may chịu trách nhiệm tổ chức triển khai sản xuất đúng tiến độ, kế hoạch.

26
- Tiếp nhận kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao hàng, mẫu mã văn bản, tài liệu kỹ
thuật, bán thành phẩm từ phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật.
- Thực hiện may mẫu đối với hướng dẫn chuyển.
* Phòng tài chính
- Chức năng: Tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức hoạt động quản lý tài
chính, hạch toán kế toán của công ty, phân tích hoạt động kinh tế, các biện pháp quản lý
tài chính và lập các dự án đầu tư. Phát hành và luân chuyển các chứng từ kế toán theo quy
định.
- Nhiệm vụ:
+ Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp, được
tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản thu phát sinh ở đơn vị.
+ Phân tích, lập kế hoạch chi phí, theo dõi doanh thu, chi phí.
+ Quản lý tài sản của công ty trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ và
nguyên tắc tài chính.
+ Tổng kết việc thu chi tài chính và thực hiện các chế độ báo cáo, quyết toán từng
tháng, từng niên độ chính xác kịp thời theo qui định.
* Phòng hành chính - hậu cần
- Chức năng: Tham mưu cho giám đốc về công tác đảm bảo đời sống của cán bộ
công nhân viên, công tác Đảng, chính trị,..Xây dựng các chính sách đào tạo, bố trí sử
dụng và đề bạt cán bộ công nhân viên chức của công ty theo đúng nghị quyết Đảng.
- Nhiệm vụ:
+ Đảm bảo công tác phục vụ đời sống như việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày cho
cán bộ công nhân viên, phục vụ hội họp, liên hoan tiếp khách.
+ Quản lý, chỉ đạo hoạt động của phòng hành chính và các tổ chức quần chúng của
công ty. Chỉ đạo triển khai và theo dõi các hoạt động, phát động, triển khai các phong trào
thi đua, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của đơn vị…
* Tổ may

27
Nhận vải đã qua xử lý, thực hiện công đoạn lắp ráp và tiến hành theo mẫu kế hoạch.
Chịu trách nhiệm, xử lý mọi lỗi kỹ thuật trong quá trình may, đảm bảo thực hiện đúng kế
hoạch đề ra và quy trình sản xuất không bị gián đoạn.
* Tổ khuy - nút
Nhận sản phẩm từ tổ may, chịu trách nhiệm làm khuy đóng nút phối hợp với phòng
kỹ thuật thực hiện tốt khâu cuối cùng của dây chuyền sản xuất.
* Tổ hoàn thành
Nhận thành phẩm và tổ chức kiểm tra, phúc tra thành phẩm nhập kho. Phối hợp với
phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật tiếp nhận thành phẩm kiểm tra mức độ hoàn thành kế
hoạch.
2.1.3. Các loại sản phẩm - dịch vụ chính của công ty
Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi là sản xuất hàng dệt
may, nhưng trong những năm tới thì công ty có định hướng là phát triển thêm các ngành
nghề nữa, như:
+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may.
Và những năm vừa qua công ty hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là dưới hình
thức gia công cho khách hàng, nhưng trong những năm gần đây thì hình thức gia công đã
hạn chế và thúc đẩy hình thức xuất khẩu trực tiếp sản phẩm dệt may sang các thị trường
lớn trên thế giới. Với hình thức này thì đem lại nhiều lợi ích cho công ty như: lợi nhuận
lớn, thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường thế giới, tiếp thu được nhiều tinh hoa văn
hóa, thị hiếu của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là học hỏi được nhiều kinh nghiệm
về sản xuất hàng dệt may và tiếp cận được nền khoa học – công nghệ tiên tiến,…
Sau đây là các sản phẩm may mặc mà công ty đã sản xuất trong những năm vừa qua:

Bảng 2.1. Các loại sản phẩm của công ty


Hàng quốc phòng Hàng kinh tế nội địa Hàng xuất khẩu

- Đại lễ phục - Quần thời trang - Hàng snicker

28
- QPCB - Quần áo lính + Quần BHLĐ
- Áo hè CBNT - Đồng phục + Áo Jacket
- Quần cán bộ len - Bảo hộ lao động có NPL - Hàng motives:
- Áo tiêu lễ - Hàng kinh doanh + Áo khoác
- QPCB đông - Áo khoác,… + Áo Jacket
- QPCS nam LQ + Áo Ghile,…
- QPCS nam HQ - Một số sản phẩm khác
- Áo hè dài tay như: quần áo dệt kim, găng
- Áo hè ngắn tay tay, tất, hàng phụ trợ may,
- QPSQDN – K07 bộ com-lê,…
- Quần GBD len
- Áo sơ mi SQ nam K07

( Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh )


Qua bảng 2.1, ta thấy được sản phẩm dệt may của công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi
rất đa dạng, phục vụ cho mọi lứa tuổi, tầng lớp. Đặc biệt, là hàng quốc phòng của công ty
rất phát triển, nhìn chung thì công ty không những phục vụ trong nước mà còn đang trong
tiến tình thúc đẩy, xuất khẩu hàng dệt may ra một số thị trường lớn. Do đó, để thực hiện
thành công chiến lược thúc đẩy hàng dệt may của công ty ra nước ngoài thì công ty cần
sáng tạo nhiều loại sản phẩm đẹp có các kiểu dáng bắt mắt hơn nữa và trang bị máy móc
thiết bị, thăm dò tình hình của các nước mà mình sắp thâm nhập,…
2.1.4. Các khách hàng chính của công ty tới thời điểm hiện nay

Bảng 2.2. Khách hàng chính của công ty


Khách hàng chính Nước Nhãn hiệu
Motives Ba Lan Julio
Snicker Hà Lan Snicker
LMH Mỹ Target
Irwin Trung Quốc Suburbia

29
(Nguồn: Phòng kế hoạch-Kinh doanh)
Ngoài ra, trong thời gian tới công ty sẽ đẩy mạnh phát triển sang thị trường EU, Mê-
hi-cô, Nam Mỹ,…Đồng thời, công ty sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển thị trường nội địa.
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty Cổ Phần 28 Quảng
Ngãi sang thị trường EU giai đoạn 2014 - 2016
2.2.1. Quy mô xuất khẩu
Trong giai đoạn 2014 - 2016, công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi là một trong những
doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may lớn sang thị trường EU. Theo báo cáo của Sở Công
Thương tỉnh Quảng Ngãi thì công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi là công ty xuất khẩu đứng
trong top 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất sang EU. Để xem xét rõ hơn
về tình hình xuất khẩu của công ty cụ thể qua những nước nào, thì cùng đánh giá qua
bảng sau:

Bảng 2.3. Tỷ trọng xuất khẩu của công ty sang các nước
2014 - 2016
(ĐVT: 1000USD)
Nước Trung
EU Mỹ Nhật Canada Tổng
Năm Quốc
2014 7.867,29 2.352,89 - 2.174,72 640,01 13.034,91
2015 9.440,75 2.823,47 2.816,75 478,66 682.36 16.241,99
2016 5.038,15 12.138,62 1.145,94 976,45 752,69 20.051,85
22.346,1
Tổng: 17.314,98 3.962,69 3.629,83 2.075,06 49.328,75
9
Tỷ
45,30 35,10 8,03 7,36 4,21 100
trọng(%)
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Kinh doanh)
Với tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU vào năm 2014 là 7.867,29 nghìn
USD, đến năm 2015 là 9.440,75 nghìn USD; tăng 20% so với năm 2014 và năm 2016 thì

30
tổng kim ngạch xuất khẩu vào EU là 5.038,15 nghìn USD; giảm 43,77% so với năm
2015.
Qua đó, ta thấy Công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn
lượng hàng xuất khẩu vào thị trường EU. Cụ thể là, trong giai đoạn 2014 – 2016 tổng kim
ngạch xuất khẩu mà công ty chiếm là 45,30% , nếu nhìn nhận và đánh giá một cách tổng
quát thì công ty có sự vượt trội khi xuất khẩu sang thị trường EU cả về số lượng và chất
lượng. Nhưng nếu đánh giá một cách chi tiết qua từng năm thì kim ngạch xuất khẩu của
công ty có sự tăng chậm và giảm sút, cụ thể là năm 2015 thì kim ngạch xuất khẩu của
công ty sang thị trường EU tăng 10% - 20% so với năm 2014, nhưng đến năm 2016 thì
kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường EU bị suy giảm đáng kể từ 9.440,75
nghìn USD giảm xuống còn 5.038,15 nghìn USD. Nguyên nhân của sự suy giảm kim
ngạch xuất khẩu của công ty sang EU là do từ năm 2014 đến năm 2015 thì tình hình kinh
tế - chính trị của EU nhìn chung ổn định, nhưng đến năm 2016 thị trường EU gặp phải
những biến động lớn từ “Cơn địa chấn” Brexit khiến Châu Âu chao đảo, gây ra cuộc
khủng hoảng người dân di cư tại Châu Âu, gây khủng hoảng về kinh tế, chính trị, các quy
định, các rào cản mà EU đặt ra khắt khe hơn,… Và tất nhiên cũng có các yếu tố chủ quan
đó là các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung ứng, nguồn nguyên liệu đầu vào,…gây khó dễ
cho công ty.
Từ bảng 2.3, ta có thể rút ra được tỷ trọng về xuất khẩu của công ty sang EU qua các
năm so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty qua biểu đồ dưới đây:

31
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng xuất khẩu của công ty sang EU qua các
năm

2016
25,13%
2015
58,13%

2014
60,36%

(Nguồn: Phòng kế hoạch-Kinh doanh)


Nhìn vào biểu đồ, cho chúng ta thấy rõ năm 2014 công ty xuất khẩu qua thị trường
EU đạt tỷ trọng cao nhất so với các nước khác là 60,36% và đến năm 2015 thì tỷ trọng
xuất khẩu của công ty sang EU cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất là 58,13%. Nhưng đến năm
2016 tỷ trọng xuất khẩu của công ty sang EU giảm xuống đáng kể chỉ còn 25,13%.
Như vậy, chính vì các nhân tố không thể lường trước được tại thì trường EU mà đã
gây ra tác động tiêu cực cho công ty, làm hạn chế kim ngạch xuất khẩu của công ty sang
EU và làm giảm lợi nhuận, doanh thu của công ty. Trong trường hợp nếu công ty không
ứng phó kịp thời với những biến động đó sẽ gây ra cho công ty nhiều tổn thất khác như
sản phẩm ứ đọng không tiêu thụ được thì sẽ không thanh toán được các khoản chi phí
trong quá trình sản xuất,…Có khả năng nợ nần chồng chất, trường hợp xấu nhất là phá
sản.
Bên cạnh đó, không riêng gì công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi mà ngành dệt may của
Việt Nam vào năm 2016 khi xuất khẩu sang EU cũng bị giảm trầm trọng, theo ông Lê
Tiến Trường Tổng giám đốc của Vinatex cho biết nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu giảm
là do tình hình thế giới biến động không ai ngờ tới, ảnh hưởng trực tiếp đến đơn hàng xuất
khẩu của dệt may Việt Nam, cụ thể Anh là nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất Việt

32
Nam trong khối EU nên việc nước này tuyên bố tách khỏi EU (Brexit) ngay lập tức tác
động đến dệt may Việt Nam: nhiều đơn hàng bị đình trệ, khách hàng không tiếp cận được
hàng dệt may của Việt Nam. không những thế Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh gay gắt
bởi các đối thủ cạnh tranh vì Việt Nam là một trong bảy nước hàng đầu về xuất khẩu hàng
dệt may, trong đó Trung Quốc là nước xuất khẩu dệt may số 1 thế giới, mỗi năm đạt giá
trị hơn 100 tỷ USD, các nước còn lại khó cạnh tranh với quốc gia này. Trong khi Việt
Nam là nước có nền kinh tế mới, đà tăng trưởng xuất khẩu dệt may rất cao. Do đó, dệt

may chúng ta trở thành mục tiêu cạnh tranh của các nước xuất khẩu . Một khi ngành dệt
may của Việt Nam bị ảnh hưởng thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và
Công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi nói riêng cũng bị tác động theo.
Vì thế, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và Công ty Cổ Phần 28
Quảng Ngãi nói riêng cần phải thận trọng tìm hiểu kỹ thị trường trước khi xuất khẩu để
tránh những rủi ro, bất trắc có thể xảy ra và thuận lợi trong quá trình xuất khẩu hàng dệt
may của công ty vào EU.
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Bảng 2.4. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty sang thị trường EU
(2014 - 2016)
(ĐVT: 1000 USD)
Tiêu chí Kim ngạch Kim ngạch Thay đổi Kim ngạch Thay đổi
Mặt hàng XK năm XK năm so với năm XK năm so với năm
TT 2014 2015 2014 (%) 2016 2015 (%)
1 BHLĐ 4.300,12 5.930,49 37,91 2.137,30 -63,96
2 Áo Jacket 1.567,17 2.087,41 33,20 1.300,14 -37,72
3 Áo Khoác 1.034,14 1.320,34 27,68 1.267,78 -3,98
4 Khác 965,86 102,51 602,93
5 Tổng cộng 7.867,29 9.440,75 5.308,15
(Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh)
Trên cơ sở phát huy nội lực đồng thời tận dụng những cơ hội từ môi trường, công ty
Cổ Phần 28 Quảng Ngãi đã không ngừng gia tăng, đẩy mạnh số lượng hàng xuất khẩu

33
sang thị trường EU. Thông qua bảng 2.4 thì ta thấy được đồ bảo hộ lao động là mặt hàng
chiếm tỷ trọng xuất khẩu nhiều nhất của công ty, năm 2014 đạt 4.300,12 nghìn USD
nhưng đến năm 2015 thì đạt 5.930,49 nghìn USD; tăng 37,91% so với năm 2014. Đến
năm 2016, mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng quần bảo hộ lao động cũng chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu vào EU và đây cũng chính là mặt hàng
đem lại doanh thu lớn nhất cho công ty trong những năm gần đây. Điều đó chứng minh
rằng thị trường EU rất ưa chuộng quần bảo hộ lao động của công ty và theo sau là áo
Jacket, trong những năm gần đây áo Jacket của công ty sản xuất và gia công ngày càng
được mọi người tin tưởng. Ngoài ra, áo khoác và các mặt hàng khác cũng có sự tăng lên
nhưng không đáng kể, số lượng hàng dệt may tăng lên từng bước như vậy đó là nhờ sự
đầu tư kỹ lưỡng mọi khâu, mọi hoạt động trong công ty từ việc đảm bảo nguồn nguyên
liệu đầu vào cho đến khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra. Vì thế mà đã tạo được
lòng tin cho người dân ở thị trường EU về chất lượng sản phẩm.
Mặc dù, có sự gia tăng xuất khẩu nhưng vẫn còn tồn tại hình thức gia công (chiếm
khoảng 10%-30% tổng kim ngạch xuất khẩu). Vì vậy mà nó đã làm hạn chế đi phần nào
số lượng cũng như trị giá xuất khẩu, tính chủ động của công ty. Cho nên để khắc phục thì
công ty cần phải chủ động được nguồn vốn và tận dụng mọi nguồn lực có sẵn để phát huy
lợi thế của công ty nhiều hơn nữa trên thị trường EU.
Để thấy rõ hơn về các mặt hàng xuất khẩu sang EU, thì những mặt hàng nào đóng
vai trò chủ lực, đem về doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho công ty, được minh họa qua
biểu đồ sau:

34
1000USD Biểu đồ 2.2. Trị giá xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của công
ty (2014-2016)
7000
2014 2015 2016
6000 5930.49

5000
4300.12
4000

3000
2137.3 2087.41
2000 1320.34
1567.17
1300.14 1267.78
1034.14 965.86
1000 602,93
102.51
0
BHLĐ Áo Jacket Áo khoác Khác

(Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh)


2.2.3. Cơ cấu thị trường
Công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi xuất khẩu sang thị trường EU Chủ yếu là những
nước: Ba Lan, Hà Lan, Italya, Anh,…Và số ít sản phẩm được xuất khẩu sang các nước
khác như: Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ,…(đang trong giai đoạn mở rộng thị trường). Vì thế để xem
xét và đánh giá sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty sang các nước của EU trong giai
đoạn 2014 - 2016, thông qua bảng sau:
Bảng 2.5. Thị trường tiêu thụ của công ty tại EU trong giai đoạn 2014 - 2016
(ĐVT: Cái)
Nước Các nước khác
Ba Lan Hà Lan Anh ( Pháp, Italia, Thổ Tổng
Năm Nhĩ Kì )
2014 396,81 347,43 213,78 115,34 1.073,37
2015 506,17 300,53 256,54 34,78 1.098,02
2016 400,95 - 199,89 - 600,84
Tổng 1.303,94 647,97 670,21 150,12 2.772,22
Tỷ lệ (%) 47,04 23,37 24,18 5,42 100

35
(Nguồn: Phòng kế hoạch-Kinh doanh)
Qua bảng 2.5, ta thấy công ty chủ yếu xuất khẩu một số lượng lớn sản phẩm của
mình vào các nước Ba Lan, Hà Lan và một số ít sản phẩm xuất khẩu sang Anh, Pháp,…
Từ năm 2014 - 2015 công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh số lượng sản phẩm của công ty mình
vào các thị trường trên, nhưng đến năm 2016 thì gặp biến động nên công ty chỉ xuất khẩu
qua hai nước Ba Lan và Anh, nhưng trong đó Ba Lan chiếm tỷ trọng lớn sản lượng.
Hiện tại công ty chiếm thị phần xuất khẩu lớn nhất là tại Ba Lan nguyên nhân kim
ngạch xuất khẩu ở Ba Lan tăng nhanh qua các năm đó là nhờ sự tiêu thụ nhanh của mặt
hàng bảo hộ lao động và áo Jacket mà đây là hai sản phẩm chính của công ty, theo sau là
Hà Lan, Anh và còn lại là một số nước khác, như vậy, sự thành công của công ty là đã lấy
được lòng tin của khách hàng ở các thị trường này, mặt thứ 2 là công ty đã nắm giữ được
vị trí quan trọng tại các thị trường đó.
Tận dụng cơ hội này thì công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi tiếp tục mở rộng thị phần
của mình trên các thị trường hiện tại và dựa vào các thị trường đó công ty tiếp tục nghiên
cứu xem các thị trường và các nước lân cận gần các thị trường mà mình nắm giữ có
những điểm nào giống và khác để thúc đẩy sản phẩm của công ty sang các thị trường mới
đó. Để làm được điều đó, công ty cần tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng và phải đảm bảo các quy định tại các thị trường mà công ty muốn hướng đến.
Trong giai đoạn 2014-2016 thì công ty đã xuất khẩu được một số lượng hàng dệt
may tương đối sang các nước tại EU, cũng chiếm một số thị trường tại đó và giá trị kim
ngạch xuất khẩu mà công ty thu được tại các nước này:

Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty tại EU trong giai
đoạn 2014 - 2016
(ĐVT: 1000USD)
Nước Ba Lan Hà Lan Anh Các nước khác Tổng cộng
(Pháp,Ý, Thổ
Nhĩ Kì)
Năm

36
2014 3.300,12 2.567,17 1.463,52 536,48 7.867,29
2015 4.932,67 2.245,09 2.017,15 245,84 9.440,75
2016 3.892,21 - 1.145,94 - 9.440,75
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Kinh doanh)

Biểu đồ 2.3. Trị giá xuất khẩu của công ty sang các nước tại
EU
2014 2015 2016

4932.67

3892.21
3300.12

2567.17
2245.09
2017.15
1463.52
1145.94
536.48
245.84
Ba Lan Hà Lan Anh Các nước khác

(Nguồn: Phòng kế hoạch-Kinh doanh)


Như vậy, Ba Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của công ty trong ba năm
qua với tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2014 đạt 3.300,12 nghìn USD đến
năm 2016 đạt 3.892,21 nghìn USD giảm 21,09% so với năm 2015.
Hà Lan đã vượt qua Anh và trở thành đối tác thương mại song phương thứ hai với
công ty và theo sau là Anh và một số nước khác.
2.2.4. Hình thức xuất khẩu
Trên thức tế có nhiều phương thức khác nhau để xuất khẩu hàng dệt may vào thị
trường EU như: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, nhận gia công,…Mỗi phương
thức xuất khẩu thể hiện trình độ phát triển mặt hàng đó ở những cấp độ khác nhau. Trong
thời gian qua hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty đối với mặt hàng dệt may vào thị
trường EU là hình thức xuất khẩu trực tiếp (70%) ở các nước Ba Lan, Hà Lan, Anh,
Italya,… Và nhận gia công (30%) ở một số nước như Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ,…

37
- Hình thức xuất khẩu trực tiếp mặc dù chi phí lớn và gặp nhiều rủi ro, tuy nhiên
với hình thức này nó mang về lợi ích cho công ty vô cùng lớn, đầu tiên là phải kể đến,
khẳng định tên tuổi của công ty trên thị trường quốc tế, mang về lợi nhuận nhiều hơn so
với hình thức nhận gia công, đồng thời sản phẩm của công ty không bị đánh mất tên tuổi,
nhãn hiệu trên thị trường, với hình thức này thì giúp công ty mở rộng được thị phần của
mình sang nhiều quốc gia ở thị trường EU một cách nhanh chóng,…
Xuất khẩu trực tiếp (Bán FOB) là mục đích phấn đấu của các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực xuất khẩu tại Việt nam. Để kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh
nghiệp nói chung và công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi nói riêng phải thực hiện một số các
công việc chính sau (Quy trình xuất khẩu của công ty sang EU):
+ Đầu tiên công ty sẽ điều tra nghiên cứu thị trường trường EU.
+ Lập kế hoạch kinh doanh tại trên thị trường EU.
+ Tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng mua bán với các đối tác trên thị trường EU.
+ Sau khi đàm phán xong thì công ty thực hiện hợp đồng mua bán hàng dệt may.
+ Tiếp theo là công ty chuẩn bị hàng xuất khẩu cho bên đối tác và kiểm tra chất
lượng.
+ Sau đó công ty thuê phương tiện vận tải và lưu cước.
+ Khi đã lưu cước xong công ty đi mua bảo hiểm và làm thủ tục hải quan.
+ Khi làm thủ tục hải quan xong công ty giao hàng cho bên đối tác.
+ Và bên đối tác sẽ thanh toán cho công ty khi đã nhận hàng.
+ Giả sử hai bên có xảy ra vấn đề về hàng hóa thì công ty sẽ khiếu nại.
Qua đó, ta thấy hình thức xuất khẩu trực tiếp mặc dù mang về nhiều lợi nhuận cho
công ty. Tuy nhiên, với hình thức này khi công ty sử dụng còn quá phức tạp, mất nhiều
thời gian cho công ty nhất là bước làm thủ tục hải quan, vì hiện nay ngành hải quan nước
ta phát triển chưa cao cho nên gây trở ngại lớn cho ngành dệt may Việt Nam nói chung và
công ty 28 nói riêng.
- Nhưng ngược lại với hình thức này thì gia công là quá trình mà công ty Cổ Phần
28 Quảng Ngãi chỉ tham gia vào ba công đoạn: Cắt (cut), May (make) và hoàn thiện
(trim), cụ thể khách hàng nước ngoài sẽ cung cấp các nguyên liệu như vải và các phụ kiện

38
như khóa kéo, vải độn, vải lót, khuy,…Còn công ty tiến hành may, giả sử khi cần thiết thì
khách hàng cung cấp cả thiết bị loại tốt để phục phục vụ cho công ty trong quá trình may,
sản phẩm may hoàn thiện sẽ được khách hàng mua lại, sau đó khách hàng sẽ thanh toán
phí gia công cho công ty, nghĩa là ngoài 3 công đoạn trên thì công ty sẽ không tham gia
vào bất kỳ công đoạn nào khác. Để cho đơn giản chúng ta có thể hình dung quá trình hình
thành và phân phối sản phẩm theo phương thức gia công xuất khẩu bằng mô hình dưới
đây:

Sơ đồ 2.2. Gia công của công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi


Cung cấp các yếu tố đầu vào

Công ty Cổ
Đối tác
Phần 28
nước ngoài
Quảng Ngãi
( Người đặt
( cắt, may,
gia công)
hoàn thiện)

Sản phẩm dệt may hoàn thiện


Qua đó, ta thấy với hình thức nhận gia công thì công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi
không có vai trò lớn trong quá trình hình thành và phân phối sản phẩm vào thị trường EU.
2.2.5. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ
Phần 28 Quảng Ngãi sang thị trường EU
Sau khi phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi tại thị
trường EU, ta nhận thấy công ty rất có tiềm năng xuất khẩu. Để có thể khẳng định như thế
vì những nguyên nhân chính sau:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU chiếm tỷ lệ cao so
với tổng trị giá hàng xuất khẩu sang EU, tăng lên 10% - 20% giá trị hàng xuất khẩu.
- Thứ hai, doanh thu thu được trong giai đoạn 2014 - 2016 của công ty từ các chủng
loại:
Bảng 2.7. Cơ cấu doanh thu các chủng loại sản phẩm của công ty (2014 - 2016)
(ĐVT: Triệu đồng)

39
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Chủng loại Doanh
Doanh thu % Doanh thu % %
thu
Áo khoác 52,4 8,5 21,3 4,5 20,2 3,2
Áo jacket 200 32,4 165,7 35 293,3 47
Áo vest 44,6 7,2 47,3 10 20,7 3,3
Bảo hộ lao động 93,8 15,2 75,7 16 89,2 14,3
Áo sơ mi 118,1 19,1 94,7 20 53,1 8,5
Quần thể thao 9 1,5 9,5 2 23,8 3,8
Quần áo lính 52,8 8,6 37,8 8 52,3 8,5
Áo quốc phòng 8,3 1,3 8 1,7 15 2,4
Đồng phục 10,3 1,7 7 1,6 20 3,2
Quần tây 28,2 4,5 9,5 2 35 5,6
Tổng: 617,5 100 473,5 100 622,8 100
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua đó ta thấy, các mặt hàng áo jacket, áo khoác, đồ bảo hộ lao động,…Là những
mặt hàng mang về doanh thu lớn cho công ty và chiếm tỷ lệ cao so với các chủng loại
khác mà các chủng loại này là những sản phẩm mà công ty xuất khẩu sang các thị trường
ở EU. Vì thế thị trường EU là một thị trường đầy tiềm năng mà công ty cần khai thác hết
tiềm năng đó để công ty phát triển mạnh hơn nữa.
- Thứ ba, là công ty có những điều kiện về nguồn lực để phục vụ cho xuất khẩu như:
Hệ thống máy móc sẵn sàng phục vụ cho sản xuất, đội ngũ lao động dồi dào, mối quan hệ
khách hàng tốt và kinh nghiệm trong xuất khẩu hàng hóa ( Do từ lâu công ty đã thực hiện
việc xuất khẩu không theo hạn ngạch nên công ty đã quen với các thủ tục cũng như đối
tác nước ngoài ).
- Thứ tư, Công ty có sẵn các sản phẩm để xuất khẩu. Những sản phẩm chính của
công ty như: BHLĐ, áo Jacket, áo Ghile, áo khoác và các loại khác, đã đáp ứng được nhu
cầu ở các thị trường khó tính như: EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

40
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi chưa cao,
nguyên nhân chủ yếu là do kinh doanh theo hướng gia công xuất khẩu chiếm hết 10%-
30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU. Thứ hai là do, thị trường EU
là một thị trường rộng lớn gồm 27 quốc gia nhưng công ty chỉ mới xuất khẩu sang một số
thị trường, còn chưa khai thác hết tiềm năng của các thị trường còn lại, đây cũng là cơ hội
tốt cho công ty. Thứ ba, là công ty chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, công
tác nghiên cứu sản phẩm, thị trường và thiết kế mẫu mã chưa được quan tâm đúng mức.
Do vậy, nếu công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi có được những bước đi đúng đắn theo
hướng giảm gia công xuất về mức không, tăng hướng xuất khẩu trực tiếp, khai thác tối đa
các nước của thị trường EU và đồng thời, chủ động về nguồn nguyên liệu đầu vào thì điều
đó hướng hẹn một tương lai tốt đẹp cho sự phát triển bền vững của công ty trong thời gian
tới.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường
EU của công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi
Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt
động xuất khẩu nói riêng là rất cần thiết, bởi vì những nhân tố này thường xuyên làm ảnh
hưởng đến các kết quả cũng như tiến triển trong tương lai của hoạt động xuất khẩu của
công ty. Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng,
chiều hướng tác động của chúng đến hoạt động xuất khẩu của công ty:
2.3.1. Ngành công nghiệp phụ trợ
Khi nói đến ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành may cần phải nói đến ngành dệt
đầu tiên. Có thể nói ngành dệt là “anh em” của ngành may bởi sự liên quan chặt chẽ của 2
ngành này. Ngành dệt cung cấp nguyên phụ liệu trực tiếp cho ngành may sản xuất thành
phẩm cuối cùng. Ngành may chỉ có thể phát triển mạnh mẽ nếu như có ngành dệt hỗ trợ
phát triển tương xứng. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, sự phát triển khập khiễng giữa hai
ngành này là một thực trạng đã có từ lâu và vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Sự phát triển
yếu kém của ngành dệt Việt Nam nói chung và công ty 28 nói riêng được thể hiện khi
năng lực sản xuất chỉ bằng 30% so với các nước dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ,
Pakistan, Bangladesh.. Cùng với trình độ phát triển kém cỏi của ngành dệt thì ngành công

41
nghiệp phụ trợ ở nước ta cũng trong tình trạng tương tự. Nguyên nhân sự yếu kém của
ngành công nghiệp phụ trợ nước ta xuất phát từ sự lạc hậu về công nghệ, chậm đổi mới
đầu tư phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành may. Bằng chứng là
hiện nay, ngành may vẫn phải nhập khẩu đến 80% nguyên phụ liệu từ bên ngoài khiến chi
phí đầu vào rất cao, năng lực cạnh tranh suy giảm.
Chính vì sự thiếu hụt nguyên liệu trong nước mà công ty phải nhập khẩu một lượng
lớn nguyên phụ liệu để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, cụ thể là trong nước chỉ chiếm
12,2% và nước ngoài là 87,8% phần lớn công ty nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc
chiếm gần 50% số nguyên liệu nhập khẩu, còn lại là nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan và
một số ít nước khác. Cụ thể:
Bảng 2.8. Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2014 – 2016
(ĐVT: 1000 USD)
Năm Số tiền Mặt hàng Thị trường
1.063,22 Nguyên liệu Hàn Quốc
Năm 2016 6.633,45 Nguyên liệu Trung Quốc
1.050,35 Phụ liệu Trung Quốc
1.335,38 Nguyên liệu Trung Quốc
Năm 2015 2.322,31 Phụ liệu Hàn Quốc
4.388,6 Nguyên liệu Đài loan
2.075,51 Nguyên liệu Trung Quốc
3.105,90 Nguyên liệu Hàn Quốc
Năm 2014
780,04 Phụ liệu Nhật Bản
526,86 Nguyên liệu Đài Loan
(Nguồn: Phòng kế hoạch-Kinh doanh)
Bảng trên là kim ngạch nhập khẩu của công ty thường xuyên nhập ở các nước Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật,…Với số lượng lớn. Vì thế công ty còn phụ thuộc khá nhiều vào
nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài.
2.3.2. Các đối thủ cạnh tranh

42
- Đối thủ cạnh tranh quốc tế: Ở thị trường EU, công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi gặp
phải sự cạnh tranh rất lớn từ các công ty đến từ các nước như: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ,
Hàn Quốc,…
Trung Quốc chiếm đến 40% thị phần hàng may mặc của thị trường EU. Đây luôn là
đối thủ cạnh tranh lớn nhất của các công ty đến từ các nước xuất khẩu khác nhau trên thế
giới về hàng may mặc. Trung Quốc có nhiều lợi thế về mẫu mã phong phú, chất lượng
đảm bảo và giá bán thấp. Các công ty của Trung Quốc còn có lợi thế rất lớn từ hệ thống
phân phối phủ rộng. Vì thế, mà công ty Cổ Phần 28 Quảng phải chịu áp lực lớn về vấn đề
mẫu mã, thiết kế, tình hình nguyên liệu đối với các công ty đến từ Trung Quốc.
Tiếp đến là Mỹ, là nước đi đầu trong ngành công nghệ. Nhờ có công nghệ tiên tiến
hiện đại nên ngành dệt may họ rất phát triển, vì thế các công ty dệt may ở Mỹ thuận lợi
trong việc tạo ra sản phẩm cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm vì họ có những thiết bị
để làm việc đó. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của đội ngũ thiết kế đã mang lại cho Mỹ
nhiều lợi thế lớn, đây là đối thủ cạnh tranh thứ hai sau Trung Quốc. Các đối thủ đến từ
Mỹ gây sức ép tâm lý đến công ty 28 về việc nguồn nhân lực và dây chuyền, thiết bị sản
xuất máy móc hiện đại, vì thế công ty phải tìm cách vừa đầu tư máy móc thiết bị hiện đại,
vừa đào tạo nguồn nhân lực.
Xếp sau Trung Quốc và Mỹ là Ấn Độ với lợi thế về hệ thống nhượng quyền thương
mại đã giúp cho hàng may mặc của Ấn Độ luôn có chỗ đứng trên thị trường EU, thông
qua hệ thống nhượng quyền đó mà sức cạnh tranh của các sản phẩm may mặc đến từ quốc
gia này là khá cao.
Và Hàn Quốc cũng là một đối thủ cạnh tranh đáng chú ý vì Hàn Quốc được xem là
sứ sở về thời trang, được ưa chuộng khắp nơi trên thế giới và ngành nguyên phụ liệu của
Hàn quốc rất phát triển đặc biệt là ngành dệt vải, giá thành sản phẩm thấp nên dẫn tới giá
bán hấp dẫn hơn.
Ngoài các công ty đến từ các quốc gia trên, tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất
khẩu của công về nhiều mặt như thiết kế sản phẩm, thiết bị máy móc, nhân lực thì các
công ty đến từ các quốc gia trong thị trường EU cũng là những đối thủ cạnh tranh lớn.
Chính vì điều đó mà lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh may mặc

43
ở thị trường EU so với các nhà nhập khẩu là có nhãn hiệu và chất lượng tốt luôn đáp ứng
nhanh nhu cầu của người tiêu dùng thông qua hệ thống liên kết giữa nhà sản xuất và công
ty bán lẻ, đặc biệt là luôn theo kịp những xu hướng mới của người tiêu dùng.
- Các đối thủ cạnh tranh trong nước: Các đối thủ cạnh tranh với công ty Cổ Phần 28
Quảng Ngãi đến từ nước nhà là công ty may Nhà Bè, Công ty May 10, Công ty Việt Tiến,

Công ty may Nhà Bè với lợi thế tạo được uy tín cho khách hàng trong và ngoài nước
về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng một đội ngũ vững mạnh.
Công ty May 10 với lợi thế về chất lượng các sản phẩm may mặc cũng như thời gian
đáp ứng đơn hàng đúng theo thỏa thuận,…Công ty may Nhà Bè và công ty May 10 là hai
trong số những công ty của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU cũng
như thế giới ở mức cao. Cả hai công ty đều có dây chuyền may đồ BHLĐ, áo Jacket,
Veston,…rất đồng bộ và khá hiện đại. Do đó, tạo ra các mặt hàng may mặc có chất lượng
tốt không thua kém hàng may mặc của các đối thủ đến từ Trung Quốc, Mỹ,…
Điều đó cho ta thấy rằng, các đối thủ cạnh trạnh tác động vô cùng lớn đến công ty,
làm hạn chế số lượng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU tức là làm hạn chế kim
ngạch xuất khẩu từ đó làm cho công ty phát triển chậm so với các công ty khác. Nguyên
nhân làm hạn chế kim ngạch xuất khẩu sang EU là do công ty còn yếu kém về nhiều mặt
cho nên công ty cần tìm cách để tháo gỡ các rào cản của công ty mình, để tiếp tục thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu sang EU đạt hiệu quả cao nhất.
2.3.3. Chính sách kiểm soát hàng may mặc nhập khẩu của EU
Mỗi quốc gia có một hệ thống luật pháp riêng áp dụng riêng cho quốc gia đó. Cho
nên khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU thì các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam nói chung và công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi nói riêng phải am hiểu hệ thống pháp
luật mà mình nhắm đến nhằm tránh những hiểu lầm tranh chấp đáng tiếc ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu của mình. Các yếu tố luật pháp làm khống chế quá trình xuất khẩu
của công ty sang thị trường EU thường được biểu hiện thông qua các cơ chế chính sách
kiểm soát hàng may mặc nhập khẩu của EU, cụ thể:

44
- Rào cản kỹ thuật khắc khe: Để đảm bảo cho người tiêu dùng, EU kiểm tra sản
phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động về chất lượng hàng hóa giữa các nước
thành viên. Hàng may mặc của công ty có thể bán được ở thị trường chung Châu Âu phải
đảm bảo được các tiêu chuẩn sau : Phải bảo vệ sức khỏe và an toàn người tiêu dùng; phải
bảo vệ các lợi ích kinh tế của người tiêu dùng; người tiêu dùng có quyền đối với thông tin
để so sánh.
+ Quy tắc xuất xứ: EU quy định các sản phẩm XK sang EU phải đáp ứng yêu cầu
vải sản xuất tại Việt Nam hoặc từ EU, hoặc từ một nước thứ 3 có đã có FTA với Việt
Nam và EU.
+ Ngăn chặn việc sử dụng một số loại hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất và
dư lượng hóa chất tối đa được phép tồn tại trong thành phẩm khi xuất xưởng.
+ Khi doanh nghiệp xuất khẩu sang EU phải có được các chứng chỉ chất lượng ISO.
- Chính sách bảo hộ sản xuất nội khối: Nhằm tránh sự thâm nhập mạnh vào thị
trường may mặc từ các nước khác trên thế giới, EU đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho
các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước, đồng thời đưa ra nhiều tiêu chuẩn,
quy định khắt khe đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này gây khó khăn cho công
ty khi phát triển xuất khẩu hàng may mặc vào EU.
Các rào cản đã làm hạn chế sự phát triển của công ty khi xuất khẩu sang EU, như là
làm giảm kim ngạch xuất khẩu và bị kiểm tra khắc khe khi công ty xuất khẩu sang EU và
một vấn đề lớn đó là công ty khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng của nguồn nguyên
liệu nhập khẩu có đạt các tiêu chuẩn mà EU đặt ra hay không.
Tuy nhiên, có nhiều thách thức về các chính sách mà EU đặt ra nhưng cơ hội phát
triển dành cho công ty là không hề nhỏ. Vì ngành dệt may của Châu Âu đang có xu hướng
chuyển dần sang các khu vực khác nên nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc hiện nay là rất
lớn. Các nhà nhập khẩu Châu Âu luôn tìm kiếm những thị trường có khả năng cung cấp
loại hàng này vừa rẻ vừa đẹp. Họ luôn cố gắng hạ giá thành sản phẩm tới mức thấp nhất
tại nơi đặt cơ sở gia công. Đây chính là một lợi thế của dệt may Việt Nam nói chung và
công ty nói riêng do lực lượng lao động trong khu vực này rất dồi dào, giá nhân công lại
thấp.

45
2.3.4. Nhu cầu của thị trường EU
Nhu cầu của người tiêu dùng cũng là một cách biểu hiện của văn hóa - xã hội, mà
nhu cầu ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty ở từng thị trường là
khác nhau. EU là thị trường có 500 triệu khách hàng, với sức mua theo đầu người khoảng
32.700 USD/năm, EU được xem là một thị trường rộng lớn và đầy hấp dẫn đối với các
doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung và công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi nói
riêng, Trung bình hàng tháng mỗi gia đình trong khu vực EU chi tiêu cho mua sắm quần
áo lên đến 30% tổng chi tiêu. Dù hiện nay ảnh hưởng từ khủng hoảng và suy thoái kinh tế
toàn cầu, người tiêu dùng EU đã cắt giảm mức tiêu dùng nhưng nếu so với các khu vực
khác trên Thế giới mà nhất là Hoa Kỳ thì đây vẫn là tỷ lệ cao kỷ lục chứng tỏ rằng người
tiêu dùng EU rất thích chi tiêu cho quần áo. Đây là cơ hội vô cùng lớn cho công ty, tuy
nhiên thị trường may mặc của EU là một thị trường sành điệu, thời trang. Bởi vậy hàng
may mặc xuất khẩu sang EU cần phải có mẫu mã đẹp, thiết kế thời trang và phù hợp với
mùa vụ.
Một đặc điểm quan trọng khác thuộc về nhu cầu của thị trường EU đó là yêu cầu rất
cao về các tiêu chuẩn sản phẩm như chất lượng, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người
tiêu dùng, thương hiệu sản phẩm,…Mặc dù, công ty xuất khẩu sang thị trường EU vừa có
những cơ hội nhưng cũng là trở ngại lớn cho công ty vì một khi công ty xuất khẩu hàng
hóa sang các nước ở thị trường EU thì cần phải thích ứng được với môi trường đó, thích
ứng về mọi mặt từ cách thiết kế tạo ra các sản phẩm đến việc tuân thủ các quy định về
môi trường. Nếu làm làm được điều đó thì công ty cần phải có đội ngũ thiết kế chuyên
nghiệp luôn tạo ra các sản phẩm đẹp, độc và lạ,…
Như vậy, các nhân tố này tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu của công ty
Cổ Phần 28 Quảng Ngãi khi xuất khẩu sang EU, gây ra nhiều trở ngại cho công ty và làm
hạn chế quá trình thâm nhập vào các thị trường mới ở EU. Ngoài các nhân tố trên công ty
còn chịu tác động của các nhân tố khác, chẳng hạn:
- Quá trình làm thủ tục xuất khẩu : mất quá nhiều thời gian chi phí không đáng có,
cụ thể là , khi công ty làm thủ tục hải quan chỉ chiếm 28% thời gian thông quan hàng hóa
nhưng khi làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành chiếm tới 72% và làm tăng chi phí kinh

46
doanh của công ty. Không những mất đi thời gian, những chi phí không đáng có, thậm chí
công ty mất hàng hóa và mất đi các đối tác lý tưởng chỉ vì nghiệp vụ chưa đủ chuyên
nghiệp.
- Tài chính, vốn: Việc tìm nguồn vốn vay luôn là bài toán khó giải đối với các doanh
nghiệp dệt may nước ta hiện nay. Thực tế là năng lực cung cấp vốn của hệ thống ngân
hàng Việt Nam rất hạn chế, gây khó khăn cho công ty tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư cho
phát triển, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU.
- Năng lực cạnh tranh của ngành hàng may mặc: Chính là thước đo nội lực của
ngành được thể hiện thông qua năng lực của đội ngũ lao động, trình độ công nghệ, cơ sở
vật chất hạ tầng, mạng lưới phân phố, năng lực tài chính,...Có thể thấy năng lực cạnh
tranh của ngành hàng may mặc nước ta vừa mạnh lại vừa yếu, cụ thể:
+ Điểm mạnh được thể hiện qua, thứ nhất là là chúng ta có một nguồn lao động dồi
dào, khéo léo, cần cù, chịu khó trong khi tiền gia công sản phẩm lại rẻ, chi phí nhân công
thấp. Điều này làm cho chi phí sản xuất thấp, giá thành sản phẩm rất cạnh tranh và thứ hai
là chất lượng sản phẩm may mặc của Việt Nam được các nước nhập khẩu đánh giá khá
cao, ngày càng nhận được sự tín nhiệm của bạn hàng. Đặc biệt hiện tại khi Việt Nam đã
trở thành thành viên của WTO sẽ được hưởng những ưu đãi thuế quan về thuế suất khi
xuất khẩu hàng may mặc vào các nước khác. Điều này tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh cho
ngành hàng may mặc nước ta. Vì thế mà giúp công ty gặp nhiều thuận lợi khi xuất khẩu
sang EU, tuy nhiên cũng phải kể đến những bất cập.
+ Điểm yếu ở đây được thể hiện qua, thứ nhất là Sức cạnh tranh của ngành còn hạn
chế. Cụ thể lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó,
mức độ ổn định của nguồn lao động trong ngành may mặc không cao khiến cho các doanh
nghiệp may mặc thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới. Điều
này ảnh hưởng đến sự phát triển xuất khẩu hàng may mặc gây ra tính bất ổn định trong
hoạt động xuất khẩu.
+ Máy móc thiết bị của công ty còn hạn chế: máy móc, thiết bị còn yếu kém nên
không giúp được cho công ty kiểm tra được nguồn nguyên liệu đầu vào và giúp công ty
tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt.

47
2.4. Những Khó khăn và thuận lợi của Công ty khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị
trường EU
2.4.1. Khó khăn
Theo như phân tích ở trên thì công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi khi xuất khẩu sang
EU thì gặp không ít khó khăn, mặc dù công ty đã tận dụng nhiều cơ hội từ các nước ở thị
trường EU và những thuận lợi có sẵn nhưng vẫn chưa vượt qua được những khó khăn này
và chính những khó khăn đó đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty
sang thị trường EU, làm hạn chế , kìm hãm sự phát triển của công ty khi thâm nhập vào
các quốc gia ở thị trường EU, gây trở ngại lớn đến đầu vào và đầu ra của công ty. Như
vậy, những khó khăn đó là:
- Trước tiên đó là do thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ngôn ngữ và văn hoá kinh
doanh của mỗi nước. Thị hiếu và văn hóa của mỗi vùng khác nhau, trong khi đó hàng hoá
vào thị trường EU – Export to euro lại được lưu thông trên toàn bộ 27 nước thành viên,
như vậy, việc tạo ra một sản phẩm và đưa sản phẩm này vào được một nước và phải thích
ứng với 26 nước còn lại là một thách thức không nhỏ đối với công ty.
- Khó khăn thứ hai đối với công ty là thị trường EU có nhiều quy định kỹ thuật khá
khắt khe đối với mặt hàng dệt may được nhập khẩu từ các nước không thuộc EU. Những
quy định này với mục đích bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, mà cụ thể là
“vướng” về quy định sử dụng hoá chất (Reach) đã có hiệu lực từ năm 2009.
Reach: Là quy định (EC) số 1907/2006 của nghị viện và hội đồng Châu Âu ngày
18/12/2006 về việc đăng ký và đánh giá, cấp phép và hạn chế sử dụng các hóa chất.
+ Đảm bảo mọi hóa chất sử dụng ở EU, dù nhập khẩu hay sản xuất trong khu vực
đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn.
+ Buộc công ty và các nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm đối với việc sử dụng và
xử lý an toàn các chất của mình tạo ra.
+ Thay thế các chất có nhiều khả năng nguy hại bằng những chất có ít nguy hại hơn
trong khả năng có thể.
+ Thành lập Cơ quan hóa chất Châu Âu để đăng ký, đánh giá, phê duyệt việc sử
dụng mọi hóa chất.

48
+ Tiếp đến trong việc kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào. Việc kiểm tra
này nhằm giảm thiểu những rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu, công ty Cổ Phần 28 Quảng
Ngãi thường thiếu vốn để đầu tư các trang thiết bị hiện đại kiểm tra. Ngoài ra, để bảo đảm
lợi ích chúng ta cũng phải kể đến việc EU vẫn đang tìm mọi cách để duy trì chính sách
bảo hộ các sản xuất nội khối. Việc tăng trưởng các mặt hàng xuất khẩu quá nhanh đối với
mặt hàng nào vào EU cũng có thể đưa đến những hậu quả không mong muốn. Do đó EU
cũng sẽ tiến hành các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu.
Ngoài các rào cản kỹ thuật mà EU đặt ra cho doanh nghiệp, doanh nghiệp còn chịu
sự chi phối bởi rào cản về môi trường, nhãn hiệu mà quan trong nhất đó là quy định về
xuất xứ. Chính quy định này đã bắt buộc công ty phải có máy móc hiện đại để kiểm tra
chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và đồng thời phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu
nhập khẩu có chất lượng tốt.
- Một vấn đề nữa đó là tình hình nguyên liệu trong nước không ổn định cho nên
công ty phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ các quốc gia khác, tức là công ty còn quá
phụ thuộc vào các nước khác về nguyên liệu, nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
- Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh, máy móc thiết bị cũng chính là những khó khăn
lớn, gây ảnh hưởng trầm trọng đến quá trình thúc đẩy xuất khẩu của công ty vào thị
trường EU.
2.4.2. Thuận lợi
Để có được vị trí ở thị trường EU như ngày hôm nay, đó là nhờ các chính sách ưu
đãi mà EU đã dành cho công ty, các nguồn lực trong công ty và nhờ sự trợ giúp thuận lợi
của chính phủ. Những thuận lợi đó chính là động lực để công ty phấn đấu và chinh phục
tất cả các khách hàng tiềm năng trong thị trường EU trong thời gian tới. Vì thế những
thuận lợi đó bao gồm:
- Có nguồn lao động dồi dào, người lao động cần cù chăm chỉ, khéo léo nên có
những sản phẩm yều cầu tay nghề thủ công rất độc đáo, đặc sắc nhờ đó giúp công ty tạo
lợi thế cạnh tranh trong ngành dệt may.
- Đồng thời giá nhân công rẻ -> chi phí thấp -> giá thành sản phẩm rẻ -> tạo lợi thế
cạnh tranh trong sản phẩm may mặc.

49
- Công ty đã đạt được tiêu chuẩn về chất lượng ISO 9001:2008.
- Công ty đã tuân thủ đúng các quy định về bao bì, nhãn hiệu mà EU quy định đối
với hàng nhập khẩu.
- Công ty đã tạo được mối quan hệ tốt với các đối tác nước ngoài, nên đây là cơ hội
giúp công ty có thêm kinh nghiệm để thâm nhập vào các thị trường tiếp theo.
- Tiêu chí của công ty là không những đáp ứng nhu cầu thời trang cho khách hàng
mà mục tiêu quan trọng của công ty là tạo ra sản phẩm không gây ảnh hưởng đến sức
khỏe con người, vì thế mà tiêu chuẩn về môi trường không gây trở ngại lớn cho công ty.
- EU là một thị trường lớn, đầy tiềm năng và dân số trên 500 triệu người.
- Hiện tại vào năm 2018 đến đây thì EU đang thúc đẩy hiệp định thương mại tự do
giữa Việt Nam và EU theo Phái đoàn EU tại Việt Nam phát ngôn.
- Sau khi EVFTA có hiệu lực, dệt may Việt Nam sẽ có cùng mặt bằng cạnh tranh
với các nước đang hưởng GSP (mức ưu đãi thuế quan phổ cập) như: Campuchia,
Bangladesh trong một số chủng loại mặt hàng nên đây cũng là dấu hiệu tốt cho tăng
trưởng tại khối thị trường này. Đây là cơ hội tốt cho công ty phấn đấu để được hưởng các
ưu đãi mà các quốc gia trong EU sẽ dành cho công ty, đặc biệt đó là ưu đãi về thuế.
- Số lượng hàng dệt may của công ty khi xuất khẩu sang EU không bị hạn chế về số
lượng, tức là hạn ngạch bằng không.
- Nhà nước đang hỗ trợ công ty tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi ODA hoặc vay
với lãi suất thấp,…Cụ thể công ty đầu tư vào các khâu trong ngành dệt may, sản xuất
nguyên phụ liệu được vay vốn ưu đãi với lãi suất bằng 50% lãi suất thông thường cho
50% số vốn vay, thời gian vay 12 năm và ân hạn là 3 năm. Đây thực sự là sự hỗ trợ mạnh
mẽ cho công ty phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU trong tình trạng lãi
suất vay vốn hiện nay rất cao.
- Việt Nam đang tăng cường đề ra các giải pháp nhằm mục đích là ký kết nhiều FTA
với các nước trên thị trường EU hơn nữa nhằm mục đích là tạo điều kiện thuận lợi cho các
hoạt động thương mại của các doanh nghiệp trong nước, nhất là xuất khẩu hàng dệt
may.Vì ngành dệt may là ngành mũi nhọn của nước ta, nó đã đem lại nhiều lợi ích cho đất

50
nước. Cho nên đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho công ty trong quá trình mở rộng thị
trường xuất khẩu tại EU.
- Ngoài ra, mối quan hệ của Việt Nam và EU ngày càng bền chặt và thân thiết trong
mọi mặt, vì thế mà giúp cho ngành dệt may của nước ta thân thiện hơn nữa với các nước ở
EU. Nhờ đó, giúp cho công ty tiếp cận các khách hàng mục tiêu ở thị trường này một cách
thuận lợi.

CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ
TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 28 QUẢNG NGÃI

51
3.1. Mục tiêu, định hướng xuất khẩu của Công ty Cổ Phẩn 28 Quảng Ngãi giai đoạn
(2020 – 2025) và tầm nhìn 2030
3.1.1. Định hướng xuất khẩu của công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi giai đoạn 2020-
2025 và tầm nhìn 2030
Tầm nhìn của công ty Là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị làm đẹp cho xã hội, các
sản phẩm chính của công ty như: Đồ bảo hộ lao động, áo Jacket, áo khoác, quần âu, quốc
phòng,…Hiện đang có mặt tại thị trường trong nước và thị trường của nhiều quốc gia trên
thế giới như: EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,…Không những làm đẹp cho hàng triệu
người dân Việt Nam nói riêng mà còn làm đẹp cho hàng triệu người dân trên thế giới nói
chung. Sản phẩm của công ty được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao, công ty Cổ
Phần 28 Quảng Ngãi tự hào là một đơn vị xuất khẩu hàng đầu của ngành may Việt Nam.
Định hướng của công ty trong thời gian tới là mở rộng thị trường tại các nước tiềm
năng của EU thông qua việc chọn các chiến lược và những kinh nghiệm đã có tại các
nước trên thị trường EU mà công ty đã thâm nhập, thông qua các định hướng cụ thể sau:
3.1.1.1. Sản Phẩm
Nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.
Quan tâm đến khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm để tạo ra các sản phẩm vừa mang tính
thời trang, vừa thể hiện sự khác biệt cao so với các công ty khác nhằm tăng sức cạnh tranh
để nâng cao thương hiệu của công ty mình lên.
Để phù hợp với yêu cầu của hội nhập thì cần phải đẩy mạnh việc đáp ứng các tiêu
chuẩn quản lý quốc tế và khu vực. Ngoài ra, cần phải huy động các nhà đầu tư trong và
ngoài nước để sản xuất các nguồn nguyên phụ liệu và các sản phẩm cần thiết để hỗ trợ
cho các doanh nghiệp dệt may. Chẳng hạn, xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên liệu
tại các khu vực như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các thành phố lớn khác.
3.1.1.2. Bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh công tác quảng bá và triển khai chương trình sản xuất sạch trong ngành
dệt may, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO
1400, SA 8000, ISO 9001,…

52
Xây dựng lộ trình để đổi mới trang thiết bị và công nghệ để đáp ứng được nhu cầu
hội nhập trong khu vực và quốc tế.
Đồng thời, triển khai xây dựng các khu vực để xử lý các chất thải độc hại do doanh
nghiệp dệt may gây ra nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.
3.1.1.3. Công nghệ
Khi Việt Nam gia nhập WTO và ký kết nhiều FTA đã mở ra cho công ty nhiều cơ
hội, đồng thời cũng nhiều rào cản và thách thức mà công ty phải vượt qua. Vì thế, công ty
định hướng trong thời gian tới sẽ đổi mới công nghệ sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ
nhiều hơn nữa, không ngừng phấn đầu để hoàn thiện về mọi mặt của công ty cả về số
lượng lẫn chất lượng của sản phẩm để đáp ứng yêu cầu tại thị trương EU nói riêng và trên
thị trường quốc tế nói chung.
3.1.2. Một số mục tiêu chủ yếu
Mục tiêu tổng quát: Đưa ngành dệt may trở thành một trong những ngành đầu tàu,
mũi nhọn về xuất khẩu đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như là xuất khẩu. Việc đẩy
mạnh, phát triển ngành dệt may còn góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, đặt
nền móng cho việc hội nhập vững chắc của nước ta, cụ thể là:

Bảng 3.1. Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2030
Tốc độ tăng trưởng 2018-2020 2021-2030
Tăng trưởng sản xuất hàng
12%-13% 9%-10%
năm
Tăng trưởng xuất khẩu hàng
9%-10% 6%-7%
năm
(Nguồn: Quyết định phê duyệt của Bộ Công Thương)
Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm
2025 và định hướng đến năm 2030 như sau:

Bảng 3.2. Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2020 Năm 2030

53
1. Kim ngạch XK Tỷ USD 28-32 36-38 64-67
Tỷ lệ XK so cả nước % 15-16 13-14 9-10
2. Sử dụng lao động 1.000 ng 2.600 3.300 4.400
3. Sản phẩm chủ yếu
- Bông xơ 1000 Tấn 10 15 30
- Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 400 700 1.500
- Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn) 1000 Tấn 900 1.300 2.200
- Vải các loại Tr. m2 1.500 2.000 4.500
- Sản phẩm may Tr. SP 4.000 6.000 9.000
4. Tỷ lệ nội địa hóa % 55 65 70
(Nguồn: Bộ Công thương )
Qua đó, ta thấy ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu thì ngành dệt may Việt Nam tập trung
chú trọng ở khâu nguyên – phụ liệu đầu vào để phục vụ cho các doanh nghiệp dệt may
trong nước sản xuất mà giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Đây là
tin vui dành cho các doanh nghiệp dệt may nói chung và công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi
nói riêng.
3.1.3. Mục tiêu của công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi giai đoạn 2020 – 2025
Thị trường hàng may mặc EU là một thị trường rất tiềm năng và hiện tại với thị phần
còn rất nhỏ của công ty thì đây là cơ hội để công ty mở rộng thị phần đẩy mạnh các hoạt
động xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này.
Vì thế để khắc phục những khó khăn và các nhân tố tác động gây trở ngại đến sự
phát triển của công ty khi xuất khẩu vào thị trường EU, thì mục tiêu trước mắt của công ty
Cổ Phần 28 Quảng Ngãi là: Phấn đấu mức độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm dệt may
vào thị trường EU đạt 25% - 30% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Trong dài hạn mục
tiêu của công ty là luôn đứng đầu cả nước về xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường
EU, để làm được điều đó thì công ty đã đề ra các mục tiêu cụ thể như sau:

Bảng 3.3. Mục tiêu về sản lượng và mặt hàng đến 2025 của công ty Cổ Phần 28
Quảng Ngãi

54
(ĐVT: Cái)
STT Mặt hàng Sản phẩm
1 Quần BHLĐ 1500.000
2 Áo Jacket 1000.000
3 Áo khoác 800.000
4 Áo Ghile 700.000
5 Com-lê 700.000
6 Găng tay 550.000
Tổng cộng: 5.250.000
(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh)
Mục tiêu trên của công ty là hoàn toàn có thể thực hiện được, khi mà chiến lược tăng
tốc phát triển toàn ngành của Tổng công ty may Việt Nam cũng như là đường hướng phát
triển do chính phủ đề ra đã mở ra những cơ hội mới cho các công ty may trong nước nói
chung và công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi nói riêng. Ngành dệt trong những năm tới đây
được đầu tư với các chương trình phụ liệu đầu vào cho ngành may thì công ty sẽ có nguồn
nguyên phụ liệu đầu vào trong nước cung cấp với nhiều thuận lợi về giá cả, thời gian vận
chuyển và quan trọng nhất là nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo và không phụ thuộc
vào các đối tác nước ngoài, tránh được các thủ tục nhập khẩu phức tạp và đây là điều kiện
quan trọng để công ty đẩy nhanh việc sản xuất bán FOB lên 60% trong giai đoạn 2020-
2025.
3.1.3.1. Mục tiêu xuất khẩu sang thị trường EU của công ty Cổ Phần 28 Quảng
Ngãi
Dựa trên chiến lược ngành dệt may tới năm 2025 và tầm nhìn 2030 thì công ty cũng
đưa ra mục tiêu xuất khẩu vào EU của mình phù hợp với năng lực hiện tại của công ty:

Bảng 3.4. Mục tiêu xuất khẩu vào thị trường EU của công ty đến năm 2025
(Đvt: Triệu USD)
Năm 2025
Kim ngạch xuất khẩu 7

55
Trị giá gia công 1,2
Trị giá FOB 4,5
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Kinh doanh)
3.1.3.2. Mục tiêu về doanh thu của công ty đến năm 2025

Bảng 3.5. Doanh thu của công ty đến năm 2025


(ĐVT: Tỷ đồng)
Tháng T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Cộng
DT
toàn 104 117 183 126 198 144 200 180 171 205 223 226 2.077
công ty
DT
xuất 72 79 144 85 160 108 142 126 117 162 144 178 1.517
khẩu
DT nội
32 38 39 41 39 36 58 54 54 43 79 48 560
địa
(Nguồn: Phòng kế hoạch-Kinh doanh)
Những mục tiêu trên là có thể thực hiện được vì để đề ra mục tiêu này thì ban lãnh
đạo công ty đã nghiên cứu kỹ lưỡng dựa vào việc phân tích thực trạng của công ty cùng
với những biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là EU theo những chiều hướng có
lợi cho công ty.
Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đó thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thứ
nhất là sự hỗ trợ của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Tổng công ty May Việt Nam cũng như
sự giúp đỡ trong giới hạn cho phép của WTO của Việt Nam.
3.2. Các giải pháp thúc đẩy hàng dệt may của công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi sang
thị trường EU
Thông qua những nội dung đã nghiên cứu ở hai phần cơ sở lý luận và thực trạng
xuất khẩu của công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi sang thị trường EU những năm qua, chúng
ta thấy rằng cùng với những thành tựu mà công ty đã đạt được thì vẫn còn tồn tại những

56
hạn chế bất lợi chủ quan cũng như khách quan tác động đến hoạt động xuất khẩu của công
ty. Cho nên để đảm bảo giữ vững những thành tựu đạt được và nâng cao hơn nữa hoạt
động xuất khẩu của công ty vào thị trường EU trong thời gian tới thì cần phải có những
giải pháp.
3.2.1. Giải pháp từ phía công ty
3.2.1.1. Nâng cao thiết kế mẫu mã, chất lượng sản phẩm
- Để thu hút khách hàng thì tiêu chí đầu tiên của mặt hàng đó phải đẹp, bắt mắt
người xem, vì thế mà tại một thời gian và không gian nhất định thì vấn đề mẫu mã có vai
trò rất quan trọng quyết định đến sức tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Mặc
dù công ty đã có nhiều cố gắng trong việc thiết kế nhiều mẫu mới và các sản phẩm may
thời trang nhưng trong đó có nhiều mặt hàng có mẫu mã còn đơn điệu chưa đáp ứng hết
nhu cầu của khách hàng nước ngoài trong đó có khách hàng EU. Vấn đề hiện nay là làm
sao công ty phải hoàn thiện hơn nữa quan hệ giữa các khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế
và quảng cáo sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường may mặc ở EU. Thông qua
hoạt động quảng cáo công ty sẽ nhanh chóng giới thiệu các sản phẩm may mặc mới của
công ty với khách hàng EU. Nguyên nhân của sự yếu kém về thiết kế của công ty là do sự
hạn chế về trình độ của công nhân kỹ thuật, do chất lượng hoạt động marketing, tìm hiểu
chưa kỹ thị trường,…Để có khả năng thiết kế mẫu, đa dạng hóa các mẫu mã để làm tăng
sức cạnh tranh trong thời gian tới thì công ty cần làm những công việc sau:
+ Khuyến khích cán bộ tạo mẫu phát huy sáng kiến và trình độ của mình.
+ Giúp cho đội thiết kế kỹ thuật của công ty cập nhật những mẫu mốt mới nhất và
nắm bắt thị trường nhanh chóng: Hàng năm hay theo định kỳ nào đó thì công ty nên tổ
chức cho cán bộ kỹ thuật đi tham quan tại các doanh nghiệp làm ăn tốt trong và ngoài
nước, cử đi học ở các trung tâm đào tạo mẫu thời trang trong nước và quốc tế.
+ Tổ chức các cuộc thi sáng tạo và thiết kế thời trang trong công ty nhằm mục đích
tuyển đội thiết kế giỏi vào công ty thông qua cuộc thi.
- Không những tạo thiết kế đẹp mà công ty cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm,
cụ thể:

57
+ Công ty cần tiến hành kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu, tạo bạn hàng
cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, bảo quản tốt nguyên phụ liệu tránh xuống phẩm cấp.
Bên cạnh đó, cần tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu,
công nghệ cũng như quy trình sản xuất.
+ Nâng cao chất lượng hàng dệt may công ty bằng việc đổi mới quy trình, đạt được
những chứng chỉ về quản lý chất lượng ISO 9000, chứng chỉ về môi trường ISO 14000…
Công ty chưa đạt các chứng chỉ trên cần cố gắng hơn nữa để có được. Bởi vì, người tiêu
dùng EU rất quan tâm và quen sử dụng những hàng hoá có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc
tế. Cho nên, hàng dệt may của công ty có được các tiêu chuẩn trên sẽ dễ dàng thâm nhập
và được thị trường khó tính EU chấp nhận.
+Ngoài những tiêu chuẩn mang tính chất quốc tế, công ty cũng cần đáp ứng được cả
với những tiêu chuẩn riêng có của EU như: Tiêu chuẩn về nhãn hiệu hàng may mặc dựa
vào tiêu chuẩn ISO 3758, tiêu chuẩn về giặt dựa vào ISO 3759, 5077 và 6330; độ hút ẩm
dựa vào tiêu chuẩn của Đức DIN 5411, giặt dựa vào tiêu chuẩn ISO 3175, đánh giá mức
độ vải bị xù sợi dựa vào tiêu chuẩn của Anh BS 5811… Đây là những tiêu chuẩn mà
khách hàng thị trường EU rất quan tâm, vì thế công ty cần lưu ý để đáp ứng được các yêu
cầu này.
Nếu thực hiện được các biện pháp nêu trên, công ty hoàn toàn có thể yên tâm tiếp
cận thị trường khó tính như EU, cũng như thị trường quốc tế nói chung một cách tin cậy.
3.2.1.2. Đào tạo cán bộ công nhân
Lực lượng lao động luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Nếu
không có lực lượng này thì mọi hoạt động của doanh nghiệp bị kìm hãm. Còn nếu lực
lượng này mà có trình độ tay nghề tốt, chuyên môn giỏi thì góp phần rất lớn vào việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, có tác động động tích cực vào việc thâm
nhập thị trường EU. Thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng có nhiều
biến động, vì thế việc đào tạo cán bộ công nhân là việc hết sức cần thiết. Để có một đội
ngũ công nhân lành nghề thì công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi phải liên tục đào tạo, giáo
dục toàn diện về chính trị, tư tưởng, văn hóa và khoa học kỹ thuât.

58
- Về mặt tư tưởng: Tổ chức mở các khóa học tập huấn, bồi dưỡng tư tưởng chính trị
để người công nhân hiểu rằng sản phẩm có chất lượng là vinh dự và thể hiện đạo đức của
mỗi công nhân. Giúp làm nâng cao uy tín của công nhân, uy tín này được thể hiện thông
qua việc sản phẩm của công ty được chấp nhận trên thị trường quốc tế hay không, vì thế
mà công ty phải giúp cho mỗi công nhân hiểu được rằng lợi ích kinh tế của họ gắn liền
với sản phẩm có chất lượng cao. Đồng thời công ty cần phải có những phần thưởng xứng
đáng giành cho các công nhân giỏi biết phấn đấu.
- Về mặt văn hóa: Hầu hết công nhân sản xuất của công ty đều có trình độ tốt nghiệp
phổ thông, do vậy cần có kế hoạch nâng cao trình độ văn hóa cho công nhân vì khi có
trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật thì người công nhân sẽ có nhiều sáng tạo hơn trong
việc sản xuất giúp tăng năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, hàng năm công ty nên tuyển chọn những công nhân, cán bộ giỏi để đi học
tập ở nước ngoài.
3.2.1.3. Chủ động về nguồn nguyên - phụ liệu đầu vào
Nguồn nguyên liệu đầu vào đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản
xuất của công ty, chính nguồn nguyên liệu đầu vào là nhân tố cốt lõi để quyết định sản
phẩm của công ty có được chấp nhận ở thị trường EU hay không, để có đủ nguồn nguyên
liệu sản xuất và đảm bảo chất lượng, không phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập
khẩu thì công ty cần đưa ra các giải pháp sau:
- Nghiên cứu, tìm hiểu các khu vực trong nước và quốc tế là nguồn có thể cung ứng
các nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty.
- Liên kết với các doanh nghiệp trồng và sản xuất các nguyên phụ liệu trong nước để
đảm bảo rằng nguồn nguyên liệu phục vụ cho công ty luôn có sẵn.
- Công ty có thể mua hoặc thuê các khu vực đã có sẵn các loại bông, tơ, sợi,…
- Tính toán, cân nhắc về mức giá vận chuyển, chất lượng của nguồn nguyên phụ liệu
từ đó thiết lập các mối quan hệ với các nhà cung ứng, đảm bảo nguồn nguyên phụ liệu có
thể đáp ứng cho quá trình sản xuất của công ty. Đồng thời có thể cung cấp những thông
tin cần thiết cho nhà cung ứng để họ biết họ sản xuất ra các nguyên liệu đáp ứng theo yêu
cầu của công ty.

59
Bên cạnh đó công ty phải tạo ra mối liên hệ chặt chẽ với bên đối tác cung ứng
nguyên liệu cho công ty mình một cách tốt nhất và công ty phải có tiềm lực tài chính đủ
cho quá trình thu mua vận chuyển nguyên phụ liệu.
Công ty cần phải chọn những nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng tốt, để đáp
ứng các điều kiện, các tiêu chuẩn mà EU quy định nhằm mục đích được hưởng các ưu đãi
mà EU dành cho công ty nói riêng và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung.
3.2.1.4. Chủ động tìm hiểu một cách sâu rộng về thị trường EU
Công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi muốn thiết kế và sản xuất ra những sản phẩm đáp
ứng được yêu cầu của người tiêu dùng EU thì trước hết họ phải hiểu được nhu cầu và thị
hiếu của những người ở đó. Để làm được những điều này thì công ty phải chủ động tìm
hiểu thông tin liên quan đến thị trường EU thông qua internet, đại sứ quán của Việt Nam
tại EU, VCCI ( Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam ) hay là công ty cử người của
công ty mình đi khảo sát,…Để công ty có thể hiểu hơn về thị trường mà mình hướng đến.
Trước khi công ty xuất khẩu sang thị trường EU thì công ty cần phải tìm hiểu thông tin về
luật pháp, văn hóa-xã hội, kinh tế-chính trị,…
Trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm văn hóa - xã hội, phong tục tập quán, xu hướng
tiêu dùng các loại sản phẩm về may mặc ở thị trường EU so với đặc điểm của một số thị
trường khác trên thế giới qua bảng sau:
Bảng 3.5. Đặc điểm nhu cầu may mặc đối với từng thị trường
Thị trường Màu sắc Kiểu dáng Chất lượng Giá
EU Đa dạng Lịch sự 6/10 Trung bình
Hoa Kỳ Nổi bật Tiện lợi 7/10 Trung bình
Nhật Nhã nhẹn Nghiêm túc 6/10 Cao
(Nguồn:Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam )
Dựa vào thông tin trên thì công ty nên tạo ra các sản phẩm phù hợp với khách hàng
ở từng khu vực. Vì thế, việc nghiên cứu thị trường cần phải làm thường xuyên và trong
quá trình nghiên cứu về thị trường EU, công ty cần phải thực hiện một số bước sau:

60
- Lập ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường. Sở dĩ như vậy, vì thị trường
EU luôn thay đổi mẫu mốt một cách nhanh chóng, cho nên khâu thiết kế và nghiên cứu thị
trường là rất quan trọng nên công ty cần phải tập trung nghiên cứu.
- Trang bị vật chất phục vụ cho việc nghiên cứu, hiện nay nghiên cứu thị trường cần
có các máy móc thiết bị hiện đại để thu thập thông tin ở EU một cách nhanh nhất và chính
xác.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu không chỉ cạnh tranh nhau về chất lượng, mẫu mã
sản phẩm mà còn cạnh tranh nhau thông qua bên nào cập nhật thông tin nhanh hơn, chính
xác hơn thì bên đó lợi thế hơn. Chính vì vậy, dù có lập văn phòng đại diện hay không
công ty vẫn phải tìm cách để biết được các thông tin về thị trường EU như:
- Tính không ổn định của thị trường: Nếu công ty chỉ nhận thức được các dao động
trên thị trường khu vực hạn hẹp thì có thể bị động trước các biến động, sự cạnh tranh hay
những thay đổi trên thị trường, chẳng hạn: Năm 2016 vừa qua thì thị trường EU có sự
biến động nên gây ảnh cho công ty về kim ngạch xuất khẩu bị hạn chế.
- Chất lượng: Người mua quyết định chất lượng hàng hóa, mà ở mỗi thị trường thì
có những tiêu chuẩn đánh giá riêng. Vì thế, khi công ty xuất khẩu thì phải biết mức chuẩn
chất lượng áp dụng cho hàng hóa của mình tại thị trường EU.
Bên cạnh những giải pháp kể trên, công ty cần chú trọng khâu tổ chức sản xuất, tìm
mọi cách tiết giảm chi phí sản xuất, nghiên cứu áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến,
phần mềm quản lý để nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh. Tận dụng cơ
hội thu hút đơn hàng, duy trì và khai thác hiệu quả các khách hàng truyền thống và phát
triển thêm được khách hàng mới, góp phần ổn định sản xuất, bảo đảm việc làm cho người
lao động. Chú trọng đến việc xây dựng liên kết chiến lược với các khách hàng là những
nhà bán lẻ, nhập khẩu lớn trên thế giới, tham gia vào các chuỗi liên kết của họ nhằm ổn
định đơn hàng, khách hàng, tiếp cận kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của họ…Cụ thể,
công ty cần đầu tư thêm cơ sở vật chất như sau:
- Tiếp tục đầu tư cho nhà máy để đảm bảo đủ cho 19 chuyền sản xuất.

61
- Đầu tư thêm một số máy móc thiết bị chuyên dụng để tạo ra được các đơn hàng có
chất lượng cao và các máy móc hiện đại có khả năng kiểm tra chất lượng nguồn nguyên
liệu đầu vào.
- Năm 2020 sẽ đầu tư hoàn chỉnh nhà máy 15 chuyền may và đưa tổng số chuyền
may của công ty lên 20 chuyền với số lao động gần 1.500 người. Sau đó công ty tập trung
đầu tư chiều sâu vào công tác mở rộng thị trường, thiết kế mẫu mã để gia tăng thêm hiệu
quả kinh tế cho sản phẩm.
Cùng với việc đầu tư máy móc thiết bị, công ty nên đẩy mạnh quảng bá thương hiệu
của công ty mình thông qua các gian hàng, hội chợ triển lãm tại nước ngoài, xây dựng các
gian hàng trưng bày tại nước ngoài,…
3.2.2. Giải pháp từ phía nhà nước
3.2.2.1. Nguồn cung ứng nguyên liệu
Công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi nói riêng và các doanh nghiệp dệt may trong nước
nói chung luôn gặp khó khăn về vấn đề nguyên phụ - liệu cho hoạt động sản xuất hàng
may mặc và do đó nhà nước nên có những chính sách xây dựng trung tâm cung ứng
nguyên phụ liệu tại các trung tâm lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm tạo điều kiện tối
đa cho công ty sử dụng nguyên phụ liệu một cách hiệu quả và cung ứng kịp thời trước
những nhu cầu cấp thiết của công ty.
Đồng thời, nhà nước nên tạo cơ hội giúp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để trở
thành trung tâm tái chế và sản xuất sản phẩm dệt may có giá trị gia tăng cao hàng đầu
trong khu vực. Do đó, Chính phủ điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu nguyên – phụ liệu để
phục vụ cho hoạt động dệt may xuống 0% như nhiều nước trong khu vực .
3.2.2.2. Giải pháp về thị trường
Nhà nước cần hỗ trợ công ty trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường EU bao
gồm thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin về các chính sách mới, luật lệ mới,
thông tin về người tiêu dùng, các đối tác tiềm năng để giúp cho công ty tìm ra lối đi đúng
đắn nhằm mở rộng thị phần và gia tăng doanh thu,tránh những rủi ro xảy ra cho công ty.
3.2.2.3. Thiết lập mối quan hệ kinh tế - chính trị với EU tạo cơ sở thuận lợi cho
doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang EU

62
Với cơ cấu kinh tế giữa hai nước Việt Nam – EU mang tính bổ sung nhiều hơn là
cạnh tranh việc tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại với EU sẽ giúp chúng ta tận
dụng được sự trợ giúp về kĩ thuật của EU thông qua các chương trình, dự án hợp tác kinh
tế để phát triển các ngành công nghiệp trong nước nói chung và phát triển ngành dệt may
nói riêng.
Ngoài ra, Việt Nam nên tận dụng cơ hội thực hiện các yêu cầu mà EU đưa ra để thúc
đẩy hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU. Một khi hiệp định này có hiệu lực thì nó
là động lực giúp công ty phát triển mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu của mình sang EU.
Bên cạnh đó, nhà nước nên tìm các giải pháp để ký kết nhiều FTA hơn nước với các
nước tại EU, nhằm mục đích là phát triển các ngành thương mại chủ chốt trong nước mà
đặc biệt đó là ngành dệt may, không những thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp mà
còn giúp cho nền kinh tế của đất nước phát triển,…
3.2.2.4. Giải pháp về khoa học - công nghệ
Nhà nước cần phải lập ra những ban tư vấn về đổi mới và hoàn thiện dây chuyền
thiết bị và công nghệ cho ngành dệt may. Như chúng ta đã biết thì công ty Cổ Phần 28
Quảng Ngãi vẫn còn tồn tại một số những dây chuyền sản xuất cũ và lạc hậu và với
những ban tư vấn mà nhà nước đã lập ra như vậy sẽ góp phần không nhỏ cho việc định
hướng, thay đổi đúng thời điểm và tìm ra loại dây chuyền mới phù hợp với sự đòi hỏi từ
thị trường trong và ngoài nước, giúp công ty đưa ra những quyết định đúng đắn, tránh gây
lãng phí tiền.
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn về quản lý phù hợp với
cam kết quốc tế và hài hòa với lợi ích quốc gia nhằm định hướng cho các công ty trong
nước vừa tuân thủ theo cam kết của WTO vừa đảm bảo không gây ảnh hưởng lớn tới sự
phát triển của ngành dệt may nước nhà. Công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi trong quá trình
phát triển của mình đã đáp ứng được tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và công ty cần được sự
hỗ trợ từ nhà nước nhiều hơn nữa trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế mới và khu
vực sẽ giúp cho công ty đưa ra được định hướng và cải thiện kịp thời.
Bên cạnh đó, để doanh nghiệp yên tâm với hoạt động đầu tư, cũng như xây dựng và
thực thi chiến lược sản xuất – kinh doanh hiệu quả, Chính phủ cần xây dựng một môi

63
trường chính sách hoàn thiện theo hướng minh bạch, hiệu quả bao gồm cả quy trình và
thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế tạo động lực phù hợp với thực tế khách quan. Đồng
thời, Chính phủ tăng cường hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ cung cấp
thông tin về sản phẩm, thị trường, và hỗ trợ chuyển giao công nghệ. Chính phủ cần xây
dựng các Chương trình dự án hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của ngành dệt may.
Đặc biệt là, nhà nước nên quan tâm đến quá trình làm thủ tục hải quan của nước ta,
vì quá trình này còn nhiều bất cập gây ảnh hưởng lớn cho các doanh nghiệp dệt may nói
chung và công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi nói riêng.
3.2.3. Giải pháp từ phía hiệp hội dệt may
- Hiệp hội phải hỗ trợ cho công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi thực hiện những cuộc
điều tra nghiên cứu thị trường EU nhằm tìm ra những nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của
khách hàng EU. Từ đó công ty có những điều chỉnh phù hợp để tạo ra những sản phẩm
may đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng ở EU.
- Hiệp hội cũng phải hỗ trợ cho công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi trong việc tìm kiếm
đối tác ở EU và triển khai đàm phán các hợp đồng xuất khẩu và một số hợp đồng gia công
với các đối tác. Đây là sự hỗ trợ hết sức cần thiết trong điều kiện các kỹ năng đàm phán
và kinh doanh quốc tế của các nhân viên trong công ty vẫn chưa đảm bảo được việc thực
hiện những chương trình đàm phán lớn.
- Hiệp hội Dệt may Việt Nam nên kiến nghị với Chính phủ trong việc điều chỉnh cơ
chế tiền lương, bảo hiểm, thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, góp phần giảm bớt
khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp dệt may.
- Hiệp hội Dệt may nên kiến nghị lên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Chính phủ
về những bất cập đối với mặt hàng vải nhập khẩu về để gia công xuất khẩu không phải
chịu thuế. Nhưng vải trong nước sản xuất khi doanh nghiệp mua về để gia công xuất khẩu
lại phải chịu thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dệt may.
- Ngoài ra, Hiệp hội Dệt may cần tìm kiếm thông tin các nhà cung cấp nguyên liệu
đảm bảo chất lượng để hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và công ty
Cổ Phần 28 Quảng Ngãi nói riêng.

64
Đồng thời, Hiệp hội Dệt may cần hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm về bán phá giá
nhằm giúp cho các doanh nghiệp chủ động trong các hoạt động kinh doanh của công ty
mình.
Như vậy, nếu công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi được sự trợ giúp từ nhà nước và từ
Hiệp hội Dệt may thì công ty sẽ vượt qua những khó khăn, những rào cản mà EU đặt ra,
trở ngại lớn nhất của của ty đó là thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, thiếu máy móc thiết bị
hiện đại. Như vậy, khi công ty đáp ứng được sự thiếu hụt này thì công ty sẽ vượt qua
được các rào cản của EU, tức là khi đó công ty đã xuất khẩu và mở rộng thị trường thành
công tại EU.

65
KẾT LUẬN

Qua những vấn đề lý luận về việc thúc đẩy xuất khẩu và thực tiễn hoạt động xuất
khẩu hàng dệt may của công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi vào thị trường EU, có thể thấy
được vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với doanh nghiệp cũng như nền kinh tế là hết
sức quan trọng, đó là một trong những động lực quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế của
quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi là một
trong những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu lớn của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng của
cả nước nói chung. Trong những năm qua, công ty luôn đóng góp kim ngạch đáng kể vào
nền kinh tế của đất nước và đang có những bước đi đúng đắn để xâm nhập sâu hơn vào thị
trường thế giới. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường quốc tế trong thời gian tới công ty còn phải tập trung giải quyết nhiều vấn
đề còn tồn tại trong sản xuất và xuất khẩu.
Đề tài đã tập trung làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề cơ bản về xuất khẩu và tầm quan trọng của thúc đẩy
xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU.
Thứ hai, tìm hiểu những đặc điểm quan trọng về thị trường EU, sau đó đi phân tích
thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi sang thị trường
EU và làm rõ các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn được làm rõ, để đề ra các giải pháp cụ thể
nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi
sang thị trường EU trong thời gian tới. Những giải pháp đề ra nhằm mục đích tháo gỡ
được những rào cản, các quy định mà EU đặt ra nhằm khuyến khích và nâng cao hiệu quả
xuất khẩu của công ty, đưa hàng dệt may của công ty chiếm giữ được vị trí xứng đáng với
tiềm năng phát triển của công ty mình.
Với những vấn đề và giải pháp được trình bày trong bài khóa luận này, tôi hi vọng
nó sẽ là những đóng góp hữu ích để giúp công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi tiếp tục phát
triển và ngày càng thành công hơn nữa trên thị trường quốc tế.

66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. khoản 1,điều 28, luật thương mại – 2005.


2. Trích giáo trình thương mại quốc tế, Th.s Trần Văn Hòe, 2007.
3. Giáo trình giao dịch thương mại quốc tế của trường đại học Tài chính – Kế toán.
4. Giáo trình thanh toán quốc tế của trường đại học Tài chính – Kế toán.
5. Bài giảng quản trị chiến lược của trường đại học Tài chính – Kế toán.
6. Theo số liệu thống kê sơ bộ của tổng cục hải quan về xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam.
7. Giáo trình thương mại quốc tế - Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
8. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường EU của bộ thương
mại Việt Nam.
9. Báo cáo xuất khẩu công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi.
10. Một số quy định đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU.
11. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam vào EU theo thống kê hải quan.
12. Những điều cần biết khi nhập khẩu hàng hóa vào thị trường EU – Ban xúc tiến
thương mại – Bộ thương mại.
13. Các website
https://voer.edu.vn/m/khai-niem-ve-xuat-khau-va-ban-chat-cua-xuat-khau/e77579a
https://voer.edu.vn/m/ban-chat-va-vai-tro-cua-xuat-khau/3497cda8
WWW.Baothuongmai.com.vn
http://ce-marking.vn/vi/kho-khan-cua-hang-det-may-khi-xuat-khau-vao-thi-truong-
chau-au/
http://www.dankinhte.vn/cac-nhan-to-tac-dong-den-viec-xuat-khau-hang-may-mac-
cua-vn-sang-eu/

https://baomoi.com/nam-co-hoi-day-manh-xuat-khau-sang-eu/c/22665725.epi

https://news.zing.vn/11-dieu-can-biet-ve-fta-viet-nam-eu-post606398.html

67
68
69
70

You might also like