You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA THƯƠNG MẠI




Phương pháp nghiên cứu trong quản trị vận hành


Lớp: 223_71LSCM10042_05
Giảng viên hướng dẫn: TS. Thái Hoàng Tuyết Nhi

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN


DỊCH VỤ LOGISTIC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI
VIỆT NAM

Nhóm: 3
MSSV Họ tên Đánh giá Ký tên
Nguyễn Phúc Nguyên
2175106050260 100%
Chương

2175106050291 Trần Thị Tuyển 100%

07/2023
Trang 2 trên 29

LỜI CAM ĐOAN

Sinh viên thực hiện đề tài : Nguyễn Phúc Nguyên Chương


: Trần Thị Tuyển
Mã Sinh Viên : 2175106050260
: 2175106050291
Chuyên ngành : Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng
Lớp : 71K27LOGI06
Mã lớp học phần : 223_71LSCM10042_05
Khoá : K27
Hệ : Chính quy

Chúng tôi xin cam đoan nghiên cứu này được lấy từ những số liệu thực tế và không sao
chép từ bất kỳ luận văn, luận án, nghiên cứu hay bất cứ bài báo nào khác. Chúng tôi
cũng xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm và do chúng tôi tự
nghiên cứu, đọc, dịch tài liệu, tổng hợp và thực hiện. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của
đề tài chưa từng được bất cứ ai công bố tại bất cứ công trình nào trước đó. Nếu sai
chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và các hình thức kỷ luật của trường.

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Phúc Nguyên Chương

Trần Thị Tuyển

07/2023
Trang 3 trên 29

Abstract

The effective administration and transportation of commodities is made possible by the


use of logistics services. The need for logistics services in Vietnam is rising sharply in
light of the expansion of commerce and global economic integration. Vietnam is
emerging as a prospective market for logistics services due to its advantageous
geographic location along key trade routes and its rapid economic development. The
goal of this study is to investigate the variables influencing Vietnam's LSQ (Logistic
Service Quality) progress. However, the majority of these studies simply pay attention
to a small number of elements, such as technology, policy, and legal considerations. The
full and thorough study of other aspects, such as material resources and logistics quality,
is lacking. In order to have a more complete understanding of the variables influencing
the growth of logistics services in Vietnam, it is required to supplement and fill in this
gap. Additionally, since the majority of these research are conducted in different nations
and regions, there can be variations in local contexts, circumstances, and causes
compared to Vietnam. The direct application of the findings from these studies to the
situation in Vietnam may therefore have certain limitations and necessitate
customization and alteration to fit the unique features of the nation. The author's study
on "Factors Affecting the The Logistics Services Quality of Enterprises in Vietnam". In
this study, the author will combine a fishbone diagram model with a SEM linear
structural model. The fishbone diagram model will assist the author in identifying the
elements affecting the LSQ of firms in Vietnam and the SEM model is used to assess
each factor's impact on LSQ in Vietnam as well as the correlation between them The
author will offer ideas to improve the growth and competitiveness of logistics services
in Vietnam based on the findings of the research. In order to provide references for
research and choices relating to this topic, reference materials will be created based on
the database of related studies, including domestic and foreign studies.

Keywords: LSQ, SEM, Vietnam, factors, demand, Logistics services.

07/2023
Trang 4 trên 29

Tóm tắt

Dịch vụ Logistics đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đảm bảo hoạt động vận
chuyển và quản lý hàng hóa một cách hiệu quả. Trong bối cảnh sự phát triển của
thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu về dịch vụ Logistic tại Việt Nam
đang gia tăng mạnh mẽ. Việt Nam, với vị trí địa lý đắc địa nằm trên các tuyến đường
thương mại quan trọng và sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong những năm gần
đây, đang trở thành một thị trường tiềm năng cho dịch vụ Logistic. Nghiên cứu này
nhằm mục đích khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao LSQ (Phát triển
dịch vụ Logistic) tại Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này chỉ tập trung
vào một số khía cạnh như yếu tố kinh tế, chính sách và pháp lý, hoặc công nghệ.
Còn các yếu tố khác như nguồn cơ sở vật chất, chất lượng Logistic chưa được nghiên
cứu một cách đầy đủ và chi tiết. Do đó, cần có sự bổ sung và điền vào khoảng trống
này để có cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch
vụ logistic tại Việt Nam. Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào các
quốc gia và vùng lãnh thổ khác, và có thể có sự khác biệt trong ngữ cảnh, điều kiện
và yếu tố địa phương so với Việt Nam. Do đó, việc áp dụng trực tiếp các kết quả từ
những nghiên cứu này vào tình hình của Việt Nam có thể gặp một số hạn chế và cần
có sự điều chỉnh và tùy chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Xuất
phát từ khoảng trống nghiên cứu trên, tác giả đã thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistic của các doanh nghiệp tại Việt Nam”. Trong
nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng mô hình biểu đồ xương cá và mô hình cấu trúc
tuyến tính SEM để giải quyết vấn đề trên. Mô hình biểu đồ xương cá sẽ giúp tác giả
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến LSQ của các doanh nghiệp tại Việt Nam và mô
hình SEM được dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố và mối quan
hệ tương quan giữa chúng đối với LSQ Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác
giả sẽ đề xuất giải pháp nhằm tăng cường sự phát triển và cạnh tranh của dịch vụ
logistic tại Việt Nam. Tài liệu tham chiếu sẽ được hình thành dựa trên cơ sở dữ liệu
các nghiên cứu liên quan, bao gồm cả nghiên cứu trong nước và ngoài nước, để cung
cấp tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu và quyết định liên quan đến vấn đề này.

Từ khóa: LSQ, SEM, Việt Nam, yếu tố, nhu cầu, dịch vụ Logistics.

07/2023
Trang 5 trên 29

1. Giới thiệu
Logistics là hoạt động theo chuỗi dịch vụ từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng
hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Lĩnh vực này liên quan trực tiếp đến hoạt động
vận tải, giao nhận, kho bãi, các thủ tục dịch vụ hành chính, tư vấn (hải quan, thuế, bảo
hiểm…), xuất nhập khẩu - thương mại, kênh phân phối, bán lẻ… Đó là một chuỗi các
hoạt động liên kết và tương tác chặt chẽ, được thực hiện một cách khoa học và có hệ
thống. Các hoạt động này bao gồm nghiên cứu, lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, thực
hiện, kiểm tra, kiểm soát và cải tiến các công việc liên quan đến cung ứng, vận chuyển,
theo dõi sản xuất, lưu trữ kho bãi, thủ tục phân phối, hải quan và các hoạt động khác.
Logistics là một hoạt động thương mại, trong đó các doanh nghiệp tổ chức và thực hiện
các giai đoạn như nhận hàng, vận chuyển, lưu trữ, quản lý kho, thực hiện thủ tục hải
quan, tư vấn khách hàng, đóng gói và giao hàng, theo thỏa thuận với khách hàng để
nhận phí phục vụ. Tại Việt Nam, ngành Logistics bắt đầu nhận được sự quan tâm và
phát triển sau khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế. Khi
giao dịch và thương mại hàng hóa với quốc tế tăng lên, nhận thức và sự nhận biết về
vai trò quan trọng của Logistics cũng tăng lên. Do đó, một số doanh nghiệp đã hình
thành và chuyên về cung cấp dịch vụ Logistics.

Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ sẽ đem lại nhiều giá trị, tiêu
biểu là phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát
triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin... Phát triển thị trường dịch vụ
logistics lành mạnh sẽ tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật
Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo số liệu của Bộ Công
Thương năm 2018 [1] , ngành logistics Việt Nam tăng trưởng khoảng 12-14% so với
năm 2017. Số lượng các doanh nghiệp vận tải và logistics hiện là 3.000 doanh nghiệp,
bao gồm tất cả các doanh nghiệp logistics hoạt động theo các tuyến đường bộ, đường
sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không... Tiềm năng và cơ hội để ngành
vận tải và logistics Việt Nam phát triển hơn nữa trong thời gian tới là rất lớn. Sự phát
triển của ngành vận tải và logistics sẽ tạo điều kiện để Việt Nam nhanh chóng trở thành
một trung tâm sản xuất mới trong khu vực, có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc.
Theo Đỗ Văn Chiến cùng các cộng sự trong Niên giám Thống kê năm 2018 [2] , phần

07/2023
Trang 6 trên 29

lớn các doanh nghiệp logistics Việt Nam đều có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Cụ thể, trong
số 34.249 doanh nghiệp đang hoạt động có 41,4% số doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ
với số lao động dưới 5 người; 53,74% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ dưới 50 lao
động; 4,12% số doanh nghiệp có quy mô vừa, dưới 300 lao động. Số doanh nghiệp có
quy mô lớn chỉ chiếm 0,7%.

Hình 1.1 Số lượng doanh nghiệp dịch vụ Logistics theo quy mô lao động

Theo báo cáo Nghiên cứu thị trường minh bạch, hiện nay, thị trường logistics Việt
Nam đang có sự tham gia của khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp. Trong đó, 89% là doanh
nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ với số vốn dưới 10 tỷ đồng, khoảng 5% trong
nhóm này có vốn 10 - 20 tỷ đồng; 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài (khoảng 30 doanh nghiệp) cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc
gia, với các tên tuổi lớn như: DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ
logistics, KMTC Logisticcs…Hiện nay, chỉ có một nhóm các công ty lớn có thể đáp
ứng điều kiện CĐS như DHL, Fedex và các thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Viettel
Post và Vietnam Post. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng tới chất lượng của toàn ngành
dịch vụ Logistics nói riêng cũng như nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Nhận thức
được điều này, thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày
14/02/2017 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển

07/2023
Trang 7 trên 29

ngành dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, trong đó, đề ra 06 mục tiêu, 60 nhiệm
vụ cụ thể với nhiều giải pháp toàn diện, nhằm đưa ngành này vượt qua những khó khăn,
thách thức, đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế của đất nước.

Hình 1.2 Đánh giá của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh về năng lực Logistics quốc tế của Việt Nam

Theo như những nghiên cứu, phân tích, thống kê các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp
trong tối ưu hóa chuỗi cung ứng được sử dụng phổ biến rộng rãi bao gồm: Phân tích thứ
bậc (AHP), phân tích mạng (ANP), kỹ thuật xếp hạng đối tượng dựa trên tính tương
đồng với giải pháp lý tưởng (TOPSIS), phương pháp phân tích tỉ lệ (MOORA), …
Trong nghiên cứu này, mô hình ra quyết định đa tiêu chí được đề xuất nhằm hỗ trợ các
doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hóa các yếu tố cần thiết để phát triển. Bước đầu, các tiêu
chí 5 quan trọng sẽ được lập ra trong mô hình Ishikawa (Fishbone diagram – Biểu đồ
xương cá) để chọn lựa nhà cung ứng được xác định dựa trên kết quả phỏng vấn của
những bộ phận liên quan và dữ liệu thông tin trong quá khứ. Sau đó, mô hình cấu trúc

07/2023
Trang 8 trên 29

tuyến tính đa chiều SEM sẽ được áp dụng và kết quả sau khi chạy mô hình sẽ được sử
dụng như một trọng số xếp hạng các tiêu chí.

2. Lược khảo tài liệu

Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong
nhiều thập kỷ qua. Vai trò của chức năng lựa chọn nhà cung cấp trong việc thực hành
chuỗi cung ứng mới này được lược khảo trong các tài liệu dưới đây.

Chức năng đánh giá các yếu tố được chi phối bởi các phương pháp định lượng
và mô hình toán học. Nhìn chung, các mô hình tập trung vào việc cải thiện độ chính xác
của việc đánh giá và hiệu suất của các yếu tố. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc áp
dụng biểu đồ xương cá vào nghiên cứu có tính chính xác và độ tin cậy rất cao. Nghiên
cứu [3] (2005) của Nancy R. Tague định nghĩa mô hình Ishikawa (biểu đồ xương cá)
là một công cụ trực quan để xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề về chất lượng,
sơ đồ xương cá tóm tắt các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra hậu quả hoặc vấn đề bằng cách
sắp xếp các nguyên nhân có thể thành các phân loại. Các yếu tố và rào cản được mô tả
trong phần trước đã được tổ chức lại và sắp xếp theo khung chính và các khung tiếp
theo của sơ đồ. Sơ đồ xương cá có ứng dụng rộng rãi trong quy trình đảm bảo chất
lượng của tất cả các quy trình chức năng của công ty. Cấu trúc được cung cấp bởi sơ đồ
giúp các thành viên trong nhóm suy nghĩ một cách có hệ thống [4] . Đối với mỗi khía
cạnh trong số sáu khía cạnh, các nguyên nhân tiềm ẩn của các yếu tố và rào cản quan
trọng có thể ảnh hưởng đến kết quả được tóm tắt trong biểu đồ. Tất nhiên, các nhánh và
tiểu hợp phần được trình bày trong biểu đồ là mẫu mực và không bị giới hạn đối với
khung đánh giá toàn diện [5].

Tác giả Muhaiminul Islam cùng các cộng sự [6] (2016) đã tiến hành nghiên cứu
để tìm ra các vấn đề và cung cấp các giải pháp cho nghiên cứu trường hợp của doanh
nghiệp “KMART”. Một mô hình biểu đồ xương cá hoàn chỉnh và hàng loạt các phân
tích đã được lập ra. Kết quả cuối cùng là phát hiện ra được vấn đề chính của doanh
nghiệp “KMART” nhằm ở chuỗi cung ứng, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao LSQ
tại đây. Hạn chế của đề tài được tác giả chỉ ra là nhằm ở phần lý thuyết do không thể áp
dụng vào thực tiễn. Cũng theo tác giả M. Stefanova [7] (2021), tác giả đã sử dụng biểu
đồ xương cá nhằm xác định các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến LSQ nói chung trên

07/2023
Trang 9 trên 29

toàn cầu. Năm yếu tố bao gồm “con người”, “máy móc”, “vật liệu”, “phương pháp” và
“kiểm soát” đã được đưa ra phân tích. Kết quả cuối cùng chính là đưa ra các quyết định
liên quan đến vấn đề hậu cần có liên quan, phù hợp với điều kiện thực tế trong hậu cần
tổ chức. Cùng với đó, tác giả Tarun K. Bose đã tiến hành nghiên cứu đánh giá Chuỗi
cung ứng và quy trình kinh doanh của bệnh viện ST James [8] năm 2012. Tác giả đã sử
dụng đến 2 mô hình Ishikawa để xác định các vấn đề chính mà bệnh viện này gặp phải
trong chuỗi cung ứng của nó. Mô hình đầu tiên bao gồm sáu yếu tố đã được lập ra bao
gồm: Trang thiết bị, Nguyên vật liệu, Quy trình khám/chữa bệnh, Nguồn nhân lực, Môi
trường và Chế độ quản lý. Mô hình thứ 2 chỉ rõ các nguyên nhân phụ cụ thể một cách
chi tiết. Kết quả cuối cùng mà tác giả đưa ra chính là đưa một số giải pháp theo sáu hạng
mục cổ điển giúp bệnh viện cải thiện nguồn cung Quản lý chuỗi. Cũng theo đó, tác giả
Po-Heng Tsou cùng cộng sự Hsin-Yao Hsu [9] (2022) đã thực hiện một bài báo nhằm
cải thiện hiệu quả quá trình của kho hoạt động cung cấp linh kiện nhập khẩu nước ngoài.
Biểu đồ xương cá gồm 6 tiêu chí đã được tác giả thực hiện và sử dụng thêm phương
pháp DEMATEL để phân tích các tiêu chí đã lựa chọn. Phương pháp phân tích
DEMATEL là một phương pháp ra quyết định dựa trên thực nghiệm và đánh giá đa tiêu
chí để phân tích cấu trúc của các mối quan hệ nhân quả phức tạp hoặc nhiều lựa chọn
thay thế khả thi. Theo nghiên cứu mới nhất của E. Lindmark và cộng sự J. Svenningsson
[10] (2019), một bài báo nghiên cứu về hiệu ứng Bullwhip đã được thực hiện nhằm
khám phá cách giảm lãng phí trong các dòng giá trị và giảm thiểu hiệu ứng bullwhip
trong các hoạt động sản xuất của các nhà máy. Bằng cách phân tích các yếu tố xuất hiện
nhiều nhất trong mẫu khảo sát, tác giả đã thành công chỉ ra nguyên nhân của hiệu ứng
bullwhip, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm lãng phí trong các dòng giá trị và giảm
thiểu hiệu ứng bullwhip trong các hoạt động sản xuất. S. S. Islam cùng hai cộng sự của
mình là A. H. Pulungan và A. Rochim đã tiến hành thực hiện nghiên cứu [11] (2019) về
các yếu tố tác động lên chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp nhỏ bất kì. Nghiên cứu
đã sử dụng biểu đồ xương cá để chỉ ra 6 tiêu chí quan trọng nhất bao gồm: Trang thiết
bị, nguyên vật liệu, quy trình trong chuỗi, nguồn nhân lực, môi trường và cách thức
quản lý. Dựa trên những phát hiện trên, nghiên cứu này kết luận rằng các yếu tố chính
kiểm kê hiệu quả chi phí là hệ thống thông tin của công ty chưa được tích hợp và thiếu
nguồn nhân lực có trình độ. Hệ thống thông tin tích hợp là rất quan trọng để cung cấp

07/2023
Trang 10 trên 29

thông tin thời gian thực cho quản lý. Nó cũng giúp cho sự phối hợp giữa các bộ phận
được tốt hơn. Thực hiện tích hợp thông tin hệ thống phải được hỗ trợ với nguồn nhân
lực có năng lực. Đào tạo và duy trì đội ngũ nhân viên có năng lực là cần thiết. Đối với
các nghiên cứu trong tương lai, tác giả đề xuất các doanh nghiệp nên kiểm tra số lượng
hàng tồn kho tối ưu và thời gian giao hàng để tối đa hóa hiệu quả và sự hài lòng của
khách hàng.

Theo một nghiên cứu [12] sử dụng phương pháp phân tích số liệu từ các mẫu
khảo sát thu thập được. Một bảng câu hỏi gồm 500 các câu trả lời về các yếu tố bên
trong, các yếu tố bên ngoài, việc áp dụng đổi mới trong công nghệ hậu cần và thông tin
cơ bản của công ty. Ngoại trừ thông tin cơ bản của công ty, các mục khác được đo bằng
thang đo Likert năm điểm được đánh giá từ “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn
đồng ý” để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến sự đổi mới
trong công nghệ hậu cần cho các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần ở Trung Quốc. Carl M.
Wallenburg cùng cộng sự J. Weber [13] đã thực hiện một nghiên cứu áp dụng mô hình
cấu trúc SEM để làm cơ sở cho phát triển lý thuyết trong Logistics và nghiên cứu nâng
cao LSQ. Bài báo đã cho thấy tính toàn diện của mô hình SEM khi đóng góp cho việc
phát triển và thử nghiệm lý thuyết. Kết quả từ SEM đã tiến hành trên một mẫu gồm 216
công ty Đức chứng minh rằng dịch vụ hậu cần có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt
động chung của công ty. Ngoài ra, tác giả cũng khẳng định rằng mức độ dịch vụ hậu
cần về mặt này có tầm quan trọng lớn hơn nhiều so với chi phí hậu cần. Tác giả Hasan
Uvet (2020) [14] đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về tầm quan trọng của chất lượng
dịch vụ Logistics đối với sự hài lòng của khách hàng. Bài báo sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phương
trình cấu trúc mô hình hóa (SEM) đã được sử dụng trong bài báo này để khám phá sự
hài lòng của khách hàng bằng cách sử dụng năm cấu trúc của hậu cần chất lượng phục
vụ. Kết quả thu được chỉ ra mối liên kết chặt chẽ giữa các yếu tố khi khách hàng sử
dụng dịch vụ Logistics. S. Azevedo cùng cộng sự J. J. M. Ferreira [15] thực hiện một
bài báo năm 2007 nhằm đề xuất một mô hình đo lường hiệu quả hoạt động logistics áp
dụng cho ngành sản xuất. Trong nghiên cứu này, tác giả đã cung cấp một cuộc thảo luận
ngắn gọn về tài liệu về mối liên hệ giữa các hoạt động hậu cần và hiệu suất đo đạc. Mô
hình phương trình kết cấu (SEM) ở dạng phi tham số phương pháp tiếp cận (PLS) được

07/2023
Trang 11 trên 29

sử dụng để truy cập độ tin cậy của các cấu trúc. Đồng thời sử dụng kết hợp các biện
pháp thực hiện hoạt động để đánh giá khả năng đáp ứng logistics của các doanh nghiệp.
Mục đích ra đời của nghiên cứu này là giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn về lợi ích của
việc áp dụng hệ thống đo lường hiệu suất phù hợp với các ưu tiên tin tức của các công
ty tăng cường sử dụng hoạt động thay vì các biện pháp kế toán và tài chính.

TS. Nguyễn Thế Kiên cùng cộng sự của mình là ThS. Đào Hồng Vân [16] (2022)
đã tiến hành một nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết về việc ứng dụng mô hình cấu trúc
tuyến tính SEM vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển logistics trong
ngành hải sản Việt Nam. Điều này đã giúp tác giả có một cái nhìn tổng quát về mô hình
tuyến tính SEM và cách áp dụng mô hình này trong việc phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển logistics trong ngành hải sản của Việt Nam nói riêng và có thể
áp dụng mô hình tuyến tính SEM trong phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
logistics ở các ngành khác hoặc các lĩnh vực khác. Mô hình SEM cũng được áp dụng
rất nhiều vào các lĩnh vực khác không chỉ Logistics nói chung. Bằng phương pháp phân
tích, tổng hợp tài liệu tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết về tác động của
cạnh tranh lên chất lượng kiểm toán Việt Nam thông qua tính độc lập của KTV và luận
giả qui trình ứng dụng mô hình SEM về mặt lý thuyết trong kiểm tra giả thuyết cho mô
hình nghiên cứu [17] (2019). Nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến LSQ, D. Curcio
với cộng sự F. Longo [18] đã tiến hành đo đạc các số liệu thu thập liên quan đến các
biến đầu vào mô hình và xác nhận đã thu được bằng cách sử dụng thông tin của công
ty hệ thống, và các quá trình xác minh và xác nhận, tiến hành trong toàn bộ nghiên cứu
mô phỏng, có áp dụng cả kỹ thuật năng động và không chính thức. Chi tiết, việc xác
minh giả lập đã được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật gỡ lỗi bao gồm sửa đổi và
thử nghiệm mô hình để loại bỏ hoặc phát hiện lỗi mới. Tác giả Nguyễn Thị Diệp [19]
nghiên cứu và xây dựng mô hình phát triển dịch vụ Logistics của công ty cổ phần
Vinalines Logistics. Trong đề tài, tác giả đề xuất phương pháp phân tích, duy vật biện
chứng và thiết kế bảng hỏi thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng. Bên cạnh đó, tác
giả có sử dụng thông tin tổng hợp được qua quá trình thực tập nghiên cứu thực tế tại
công ty. Kết quả cuối cùng là giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics
của Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để thâm nhập vào thị trường quốc tế và góp phần
khiến việc hợp tác trở nên dễ dàng hơn, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn

07/2023
Trang 12 trên 29

tốt hơn về việc phát triển chất lượng dịch vụ Logistics. Tuy nhiên bài báo này vẫn còn
những bất cập về vấn đề triển khai dự án, vì đây mới chỉ là kết quả dự kiến và chưa thể
thực hiện. Đề tài nghiên cứu [20] được thực hiện bởi Trần Diệu Linh cùng cộng sự
Trương Thảo Phương đã làm rõ vai trò của Logistics đối với nền kinh tế và của nguồn
nguồn nhân lực đối với ngành Logistics. Tác giả đã sử dụng phương pháp quan sát khoa
học, kèm với phân tích tổng hợp lý thuyết, phân tích tổng kết kinh nghiệm và phương
pháp chuyên gia. Kết quả thu được chính là thực trạng của nền Logistics Việt Nam hiện
nay, đồng thời đưa ra các kiến nghị cải thiện sự thiếu hụt nhân lực ngành Logistics ở
Việt Nam hiện nay để áp dụng vào thực tiễn.

Sau khi phân tích các đề tài nghiên cứu liên quan đến 2 phương pháp mô hình
xương cá Ishikawa và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, tác giả tiếp theo sẽ bàn về tác
giả một số phương pháp nghiên cứu khác, mục đích là để so sánh và đối chiếu các điểm
tương đồng và khác biệt giữa các phương pháp, từ đó rút ra các lựa chọn tốt nhất dành
cho bài nghiên cứu này.

Trong bài báo [21] được viết năm 2018 bởi Anchal Gupta cùng các cộng sự của
mình, tác giả đã cho ta một cái nhìn tổng quan hơn về việc làm sao để cải thiện chất
lượng bền vững của LSQ theo góc nhìn của một nhà phân tích người Ấn Độ. Tác giả đã
sử dụng phương pháp phân tích hiệu suất kết hợp với SWOT. Kết quả nghiên cứu sẽ
giúp ích cho các nhà chuyên môn trong việc xây dựng các chiến lược phù hợp để đạt
hiệu quả và quản lý chuỗi cung ứng bền vững. Hạn chế của nghiên cứu được tác giả nêu
ra chính là để khái quát hoá các ứng dụng vào thực tiễn, một số trường hợp dựa trên các
nghiên cứu cần phải được thực hiện. Bài báo mới nhất Lian Zhikang [22] (2017) bàn về
cách thức áp dụng phương pháp SWOT để phân tích sự phát triển của mô hình Logistics
tự động hoá ngược. Cuối cùng, thông qua nó, tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể chiến
lược logistics ngược của ngành ô tô ở Trung Quốc. Theo quan điểm cá nhân của tác giả,
đây là một bài báo sử dụng mô hình SWOT khá chi tiết và phức tạp, bao gồm cả phân
tích những số liệu thống kê về sự tăng trưởng của nền công nghiệp ô tô Trung Quốc từ
năm 2009 đến năm 2016. Tác giả Đ. N. Lê cùng hai cộng sự là H. T. Nguyên và P. H.
Trương thực hiện bài báo [23] (2020) bằng chứng nghiệm thực tiễn về chất lượng dịch
vụ Logistics tại các cảng biển ở Việt Nam và ảnh hưởng của chúng đến khách hàng. Bài

07/2023
Trang 13 trên 29

báo được thực hiện dựa trên mô hình nghiên cứu đa chiều gồm 5 tiêu chí tiêu chuẩn như
đã được đề cập ở trên. Kết quả thu được là các đề xuất và giải pháp phát triển được đưa
ra giúp cải thiện dịch vụ Logistics tại cảng Cát Lái nhằm thoả mãn khách hàng trong
gian đoạn hiện tại. Bên cạnh đó, S. L. Limbourg cùng 2 cộng sự của mình là Ho T. Q.
Giang và M. Cools (2016) đã tiến hành nghiên cứu [24] thực trạng chất lượng dịch vụ
Logistics tại Đà Nẵng, Việt Nam. Bài báo sử dụng mô hình SERVQUAL và đã thành
công trong việc đưa ra các số liệu thống kê và các giải pháp áp dụng cho thực tiễn liên
quan đến LSQ ở Đà Nẵng dựa vào 5 tiêu chí cơ bản. Kết quả thực nghiệm cho thấy giá
trị mong đợi của khách hàng khác biệt đáng kể so với giá trị cảm nhận, cho thấy khách
hàng không hài lòng với dịch vụ chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần.
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy LSQ là một quá trình, trong đó nhận thức của
khách hàng bắt đầu hình thành và phát triển từ khi đặt hàng đến khi hoàn thành dịch vụ
và họ có thể nhấn mạnh sự khác biệt về chất lượng dịch vụ. Do đó, các doanh nghiệp
nên chú ý hơn đến điểm yếu như liên kết vận chuyển, khiếu nại và vận chuyển hàng
hóa. Hơn nữa, họ cần cải thiện R&D và phát triển các chương trình Chăm sóc khách
hàng. Ngoài ra, các Chính phủ cũng cần có nhiều chính sách tích cực để tạo điều kiện
thuận lợi cho dịch vụ logistics.

Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn N. D. Phương cùng cộng sự Nguyễn M. Việt
trong một bài báo [25] được thực hiện năm 2019, tác giả đã nghiên cứu ứng dụng mô
hình SERVQUAL để đo lường mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ cảm nhận và sự hài
lòng của doanh nghiệp và người dân tại Ủy ban Nhân dân huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm
Đồng. Kết quả thu được là nếu như 5 tiêu chí chính của mô hình bao gồm “độ tin cậy”,
“khả năng đáp ứng”, “sự đảm bảo”, “các yếu tố hữu hình” và “sự đồng cảm” đối với
việc cung cấp dịch vụ công tại Ủy ban Nhân dân Huyện càng tăng thì sự hài lòng của
người dân, doanh nghiệp càng tăng, thông qua chất lượng dịch vụ cảm nhận. Cũng theo
nghiên cứu của Ph.D Phan T. Hải cùng cộng sự Lê Thị N. Thảo [26] (2018) được in
trong tạp chí Công Thương Việt Nam, lúc đầu tác giả đã dự định sử dụng mô hình
ROPMIS do Thái V. Vinh và Devinder Grewal đề xuất năm 2007, đó là loại mô hình
phân tích chất lượng dịch vụ bao gồm 6 thành phần đó là “nguồn lực”, “kết quả”, “quá
trình”, “quản lý”, “hình ảnh” và “trách nhiệm xã hội”. Điểm vượt trội của mô hình này
có nguồn gốc từ việc tổng hợp lý thuyết của rất nhiều mô hình khác nhau. Tuy nhiên,

07/2023
Trang 14 trên 29

thông qua buổi phỏng vấn thử nghiệm đối với lãnh đạo các phòng ban trong công ty
Wan Han Lines, tác giả đã quyết định loại bỏ tiêu chí “trách nhiệm xã hội”, bởi theo
quan điểm của nhiều lãnh đạo thì yếu tố này trên thực tế môi trường tại Việt Nam và
công ty Wan Hai Lines chưa thực sự rõ rệt. Vì vậy, họ [26] đã quyết định xây dựng mô
hình nghiên cứu lý thuyết với chỉ 5 yếu tố còn lại và loại bỏ “trách nhiệm xã hội”.

Nhìn chung, những phương pháp nghiên cứu trên đều tồn tại những bất cập và
hạn chế. Điển hình như việc sử dụng dữ liệu từ một quốc gia duy nhất và chỉ trong một
bối cảnh duy nhất, đó là các trung tâm mua sắm, dữ liệu từ nghiên cứu được lấy từ một
nhóm mẫu người tiêu dùng Việt Nam đã quen với trải nghiệm sử dụng dịch vụ Logistics
và do đó là khách hàng tiềm năng của các trang web của các doanh nghiệp Logistics tư
nhân về hiệu quả hoạt động của công ty được tự báo cáo và điều này có thể gây ra những
sai lệch nhất định. Bảng câu hỏi đưa ra lựa chọn ''không biết'' cho những người trả lời
không chắc chắn về hiệu suất. Chỉ kiểm tra kết quả của mình trong lĩnh vực ô tô Trung
Quốc, trong khi các chỉ số và trọng số của chúng khác nhau giữa các ngành và nền văn
hóa khác nhau. Do đó, mô hình đánh giá không thể được khái quát hóa cho các ngành
khác. Không có tiêu chuẩn để lựa chọn phương pháp đánh giá và tiêu chí lựa chọn phải
phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể.

Bảng 2.1: Giải thích các tiêu chí được lược khảo

Tiêu chí Các thuộc tính lược khảo


Lĩnh vực này được ứng dụng trong các tổ chức, doanh
nghiệp bằng cách xử lý phần mềm máy tính, thiết bị điện
Công nghệ thông tin
tử. Những công việc này hỗ trợ doanh nghiệp lưu trữ, bảo
vệ, xử lý và chuyển giao thông tin.
Đây quá trình nâng cao dịch vụ logistics nhằm mục đích
tối ưu hóa hiệu quả của vòng quay tăng trưởng, vòng quay
Chất lượng sản
thu mua hàng hóa, sản xuất, phân phối bán hàng, vận tải,
phẩm/dịch vụ
tái chế và sử dụng lại các nguồn nguyên vật liệu từ các
công ty đơn lẻ đến toàn bộ ngành công nghiệp
Cơ sở vật chất bao gồm các yếu tố cần thiết để hỗ trợ quá
Cơ sở vật chất
trình vận hành và cung cấp dịch vụ vận chuyển và lưu trữ

07/2023
Trang 15 trên 29

hàng hóa. Ví dụ như: nhà kho và kho bãi, phương tiện vận
chuyển, hệ thống thông tin, bảo hiểm và an nhinh,…
Nguồn nhân lực tập hợp các cá nhân và nhóm nhân viên
làm việc trong công ty để thực hiện các hoạt động vận
Nguồn nhân lực
chuyển và lưu trữ hàng hóa cũng như quản lý và điều hành
các dịch vụ Logistics.
Chính sách pháp luật liên quan đến ngành Logistics
thường điều chỉnh các hoạt động vận chuyển, lưu trữ và
quản lý hàng hóa. Những chính sách này thường được
Chính sách pháp luật
hình thành và áp dụng tại cấp quốc gia hoặc cấp địa
phương và có mục tiêu đảm bảo an toàn, hiệu quả và công
bằng trong hoạt động Logistics.

Tóm tắt về vấn đề tồn đọng (những vấn đề chưa được giải quyết có liên quan đến
đề tài sẽ được xử lý trong phần Trường hợp nghiên cứu để giải quyết và làm rõ), tóm
tắt về phương pháp, tóm tắt về chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong phần Trường hợp nghiên
cứu).

3. Phương pháp nghiên cứu


3.1 Sơ đồ phương pháp luận chung

Một phương pháp hiệu quả để xây dựng mô hình phân tích các yếu tố là kết hợp phương
pháp phân tích bằng biểu đồ xương cá và phương pháp ứng dụng mô hình đo lường cấu
trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling).

Hình 3.1 thể hiện các bước thực hiện chung của đề tài:

07/2023
Trang 16 trên 29

Hình 3.1 Phương pháp luận

3.2 Phương pháp luận cụ thể


3.2.1 Phương pháp biểu đồ xương cá

Biểu đồ xương cá (Fishbone Diagram), còn được gọi là biểu đồ Ishikawa, là biểu đồ thể
hiện mối quan hệ nhân quả. Đây là một phương pháp trong 7 QC Tools – bộ công cụ
kiểm tra, giám sát chất lượng. Sơ đồ này được gọi là sơ đồ xương cá vì cấu trúc của nó
giống như xương cá. Trục xương trung tâm được cho là quá trình gây ra vấn đề. Các
xương lớn gắn liền với cột sống đại diện cho các yếu tố chính hoặc các loại chung, trong
khi các xương nhỏ và trung bình đại diện cho các nguyên nhân cụ thể, chi tiết.

Sơ đồ xương cá Ishikawa được đặt theo tên của Tiến sĩ Kaoru Ishikawa, một trong
những nhà khoa học quản lý chất lượng hàng đầu thế giới tại Nhà máy đóng tàu
Kawasaki và được coi là một nhân vật có công trong quản lý hiện nay. Sơ đồ xương cá
được sử dụng lần đầu tiên bởi Kaoru Ishikawa tại Nhà máy đóng tàu Kawasaki vào
những năm 1960. Ngoài Pareto chart, Flowchart, Scatter diagram, đây là một trong
những công cụ để quản lý chất lượng tốt nhất hiện nay. Đồ thị này thể hiện mối quan hệ

07/2023
Trang 17 trên 29

giữa các nhóm nhân quả tác động hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến một vấn đề. Biểu đồ
nhân quả (fishbone diagram) có thể được áp dụng cho các nhu cầu khác nhau: sản xuất,
dịch vụ, cải tiến chất lượng, giải quyết vấn đề, v.v. Biểu đồ xương cá Ishikawa thường
được sử dụng khi muốn giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra trong đời sống và hoạt
động sản xuất, kinh doanh chịu tác động của nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau mà
không tìm hiểu cặn kẽ sẽ không thể xác định được bản chất. Ngoài ra, khi muốn tổng
hợp thông tin về các ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh thì việc sử dụng mô hình này
cũng rất hữu dụng. Sơ đồ xương cá còn được sử dụng khi các nhà quản lý muốn tìm
kiếm lý do khiến một quy trình hoặc một thành phẩm thất bại/ không đạt kết quả mong
muốn. Thông qua việc ứng dụng sơ đồ tư duy xương cá và lần lượt trả lời các câu hỏi
tại sao giúp tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề để khắc phục. Một trong những ưu
điểm lớn nhất của phương pháp biểu đồ xương cá là giúp ta nhìn nhận được tổng thể
vấn đề trong mối quan hệ nhân – quả, trong đó hậu quả hay hiện tượng, vấn đề ta đang
đối mặt nằm ở vị trí đầu cá, còn các nguyên nhân có thể gây ra hậu quả đó được ghi
nhận ở những xương cá.

Hình 3.2.1 Biểu đồ xương cá

3.2.2 Mô hình đo lường cấu trúc tuyến tính SEM

Một trong những kỹ thuật phức hợp và linh hoạt nhất sử dụng để phân tích mối quan hệ
phức tạp trong mô hình nhân quả là mô hình mạng SEM (Structural Equation
Modeling). Mô hình SEM đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu như
tâm lý học, xã hội học, nghiên cứu sự phát triển của trẻ em và trong lĩnh vực quản lý.

07/2023
Trang 18 trên 29

Đặc biệt mô hình này cũng được ứng dụng trong rất nhiều mô hình thỏa mãn khách
hàng như : Ngành dịch vụ thông tin di động tại Hàn Quốc [27] (2004), Mô hình nghiên
cứu sự trung thành của khách hàng Dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam [28]
(2007),…

Mô hình SEM phối hợp được tất cả các kỹ thuật như hồi quy đa biến, phân tích
nhân tố và phân tích mối quan hệ hỗ tương (giữa các phần tử trong sơ đồ mạng) để cho
phép chúng ta kiểm tra mối quan hệ phức hợp trong mô hình. Khác với những kỹ thuật
thống kê khác chỉ cho phép ước lượng mối quan hệ riêng phần của từng cặp nhân tố
(phần tử) trong mô hình cổ điển (mô hình đo lường), SEM cho phép ước lượng đồng
thời các phần tử trong tổng thể mô hình, ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các khái
niệm tiềm ẩn (Latent Constructs) qua các chỉ số kết hợp cả đo lường và cấu trúc của mô
hình lý thuyết, đo các mối quan hệ ổn định (recursive) và không ổn định (non-recursive),
đo các ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, kể cả sai số đo và tương quan phần dư.
Với kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định (CFA) mô hình SEM cho phép linh động tìm
kiếm mô hình phù hợp nhất trong các mô hình đề nghị.

Sau khi đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến LSQ Việt Nam thông qua mô
hình xương cá, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn 3 chuyên gia về mặt lý thuyết và 7 người
là lãnh đạo các doanh nghiệp tại Việt Nam, mà họ đang sử dụng dịch vụ logistics. Trong
số này, 4 chuyên gia là người quản lý nhà nước trong các khu công nghiệp hoặc có dịch
vụ liên quan đến logistics. Thông qua việc phỏng vấn những chuyên gia và nhà quản lý
doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics, tác giả có thể thu thập thông tin
chính xác và sâu sắc về thực tế và tình hình sử dụng dịch vụ logistics của các doanh
nghiệp tại Việt Nam. Các chuyên gia và người quản lý này có thể cung cấp thông tin về
hiệu quả, những khó khăn, thách thức và tiềm năng trong việc sử dụng dịch vụ logistics,
từ đó giúp đưa ra những nhận định và khuyến nghị về cải tiến và phát triển hệ thống
logistics trong lĩnh vực này. Nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu tại các doanh
nghiệp sử dụng dịch vụ logistics ở Việt Nam. Đối tượng khảo sát là 450 doanh nghiệp
logistic tại Việt Nam cấp với tổng số 400 mẫu hợp lệ. Công cụ thu thập thông tin là một
bảng câu hỏi hoàn chỉnh gồm 24 câu hỏi được xây dựng sẵn. được xây dựng dựa trên
các nghiên cứu trước đó. Sử dụng thang đo Likert năm điểm, khách hàng được yêu cầu

07/2023
Trang 19 trên 29

trả lời tất cả các câu hỏi bằng cách cho biết mức độ đồng ý của họ (từ hoàn toàn không
đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Dữ liệu được thu thập từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023.

4. Kết quả nghiên cứu


4.1 Kết quả phân tích các yếu tố

Hình 4.1 Biểu đồ xương cá sau khi phân tích các mẫu khảo sát

Kết quả khảo sát 400 doanh nghiệp tại Việt Nam có Có 168 đối tượng nam chiếm 42%
và 232 đối tượng nữ chiếm 58%. Sau khi phân tích các mẫu khảo sát, tác giả nhận thấy
rằng có năm nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện của từng hiệu ứng được nghiên
cứu – Công nghệ thông tin, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, cơ sở vật chất, nguồn nhân
lực và chính sách pháp luật. Sau khi thực hiện sơ đồ xương cá gồm 5 yếu tố đã lựa chọn,
tác giả bắt đầu đưa ra các kết quả nghiên cứu 5 yếu tố này dựa trên mô hình SEM mà
kết quả sẽ được trình bày sau đây.

4.2 Kiểm tra độ tin cậy thang đo

Qua phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha cho 5 thang đo biến
độc lập và 1 thang đo trung gian và 1 thang đo biến phụ thuộc. Kết quả phân tích cho
thấy các thang đo đều có hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0,6, hệ số tương quan biến -
tổng lớn hơn 0,3 và không có trường hợp nào hệ số Cronbach's Alpha Item của thang
đo lớn hơn hệ số Cronbach's Alpha Item. Cronbach's Alpha là nhóm chính nên không

07/2023
Trang 20 trên 29

có biến nào bị loại và cho thấy thang đo là đáng tin cậy. Do đó, các biến quan sát đều
được chấp nhận và sẽ được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá (EFA).

4.3 Phân tích nhân tố khám phá

Kết quả phân tích EFA cho thấy KMO = 0,928, sig Bartlett's Test = 0,000 < 0,05 chứng
tỏ sự phù hợp của phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). 7 nhân tố được rút
trích với giá trị riêng lớn hơn 1, qua đó tổng hợp hiệu quả thông tin của 24 biến quan
sát đưa vào EFA. Tổng phương sai tích lũy của 6 nhân tố này là 67,062% > 50%. Như
vậy, 7 nhân tố rút trích giải thích được 67,062% sự biến động dữ liệu của 28 biến quan
sát tham gia EFA. Trong bảng ma trận xoay nhân tố, các biến đều thể hiện hệ số tải
nhân tố lớn hơn 0,5. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy 24 biến được nhóm thành 7
nhân tố, giống với mô hình lý thuyết ban đầu và các biến chỉ tải lên một nhân tố duy
nhất, cho thấy kết quả phân tích nhân tố đạt yêu cầu. Như vậy, tất cả các thang đo được
lựa chọn cho các biến trong mô hình đều đáp ứng yêu cầu và có thể được sử dụng trong
các phân tích tiếp theo.

07/2023
Trang 21 trên 29

Bảng 4.3 Phân tích các nhân tố khám phá

4.4 Phân tích nhân tố khẳng định

Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình Model Fit trong CFA

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số CMIN/df là 2,029 < 3 cho thấy giá trị này đạt yêu
cầu và cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Chỉ số CFI 0,938>0,9 cho
thấy mô hình có độ phù hợp tương đối cao với dữ liệu nghiên cứu. Giá trị TLI 0,929
lớn hơn 0,9 (0,928>0,9) cho thấy mô hình có độ phù hợp tương đối cao với dữ liệu
nghiên cứu. Cuối cùng, chỉ số RMSEA có giá trị 0,051 nhỏ hơn 0,08 (0,051<0,08) cho
thấy mô hình tương đối phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Chỉ số GFI có giá trị 0,894,
thấp hơn ngưỡng được chấp nhận chung là 0,9. Tuy nhiên, theo hai nghiên cứu của H.

07/2023
Trang 22 trên 29

Baumgartner và cộng sự C. Homburg (1995) [29] (1994), GFI có thể chấp nhận ngưỡng
lớn hơn 0,8. Do đó, mô hình vẫn có thể được coi là phù hợp với dữ liệu thị trường [30].

Đánh giá chất lượng các biến quan sát trong CFA

Kết quả nghiên cứu cho thấy các giá trị p đều nhỏ hơn ngưỡng ý nghĩa, cụ thể p = 0,000,
rất có ý nghĩa thống kê. Điều này khẳng định các biến quan sát có mức ý nghĩa rất cao
trong mô hình, có khả năng tác động hoặc tương quan đáng kể với các biến khác.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tất cả các biến quan sát đều có trọng
số hồi quy chuẩn hóa lớn hơn 0,5 và một số thậm chí vượt quá 0,7. Vì vậy, các biến
quan sát đều thể hiện mức độ phù hợp cao chứng tỏ chất lượng của các biến quan sát
trong mô hình là tốt.

Đánh giá sự hội tụ, phân biệt

Bảng 4.4.1 Kết quả đánh giá độ phân biệt và độ hội tụ của thang đo

CR AVE MSV CNTT CL CSVC NNL CS PT

CNTT 0,812 0,519 0,452 0,720

CL 0,836 0,561 0,440 0,663 0,749

CSVC 0,851 0,589 0,566 0,651 0,502 0,768

NNL 0,839 0,567 0,527 0,591 0,537 0,726 0,753

CS 0,845 0,577 0,566 0,598 0,468 0,752 0,708 0,759

PT 0,717 0,520 0,507 0,672 0,602 0,699 0,712 0,642 0,724

Hội tụ

Giá trị CR trong kết quả nghiên cứu vượt ngưỡng 0,7 (CR > 0,7) cho thấy thang đo
đang có mức độ tin cậy tốt, tức là các mục tiêu của thang đo được đo lường một cách
đáng tin cậy. Giá trị AVE trong nghiên cứu vượt ngưỡng 0,5 (AVE > 0,5) cho thấy các
biến quan sát đóng góp một phần lớn vào sự biến động của biến tiên lượng.

07/2023
Trang 23 trên 29

Phân biệt

Kết quả nghiên cứu cho thấy phương sai chia sẻ lớn nhất (MSV) < Phương sai trích
trung bình (AVE). Đồng thời, kết quả cũng cho thấy căn bậc hai AVE của một biến lớn
hơn mối tương quan giữa biến đó với các biến khác trong mô hình. Từ kết quả nghiên
cứu đã phân tích ở trên, có thể kết luận thang đo đảm bảo tính phân biệt.

Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

07/2023
Trang 24 trên 29

Hình 4.4 Kết quả SEM của mô hình nghiên cứu

Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình Model Fit trong SEM

Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị GFI của mô hình là 0,892 nằm trong khoảng từ
0,8 đến dưới 0,9, vẫn có thể chấp nhận được [29, 30]. Giá trị TLI là 0,928 vượt qua
ngưỡng 0,9 cho thấy mô hình có độ phù hợp tương đối tốt. CFI cũng đạt giá trị 0,936
vượt ngưỡng 0,9 cho thấy mô hình có độ phù hợp tương đối tốt. Giá trị chi-squared/df
của mô hình là 2.045, nằm dưới ngưỡng 3 cho thấy mô hình có độ phù hợp tương đối

07/2023
Trang 25 trên 29

tốt. RMSEA có giá trị 0,051, dưới ngưỡng 0,08, đạt yêu cầu và cho thấy sự phù hợp
tương đối tốt với mô hình. Tóm lại, kết quả SEM cho thấy mô hình xây dựng phù hợp
với dữ liệu nghiên cứu, các chỉ tiêu đều đáng tin cậy.

Kiểm định ảnh hưởng giữa các nhân tố bằng SEM

Kết quả ước lượng các tham số chính trong mô hình lý thuyết được trình bày trong
Bảng 4.11, cho thấy ý nghĩa thống kê của mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến
phụ thuộc và hệ số chuẩn hóa thể hiện mức độ ảnh hưởng giữa các biến độc lập và biến
phụ thuộc.

Bảng 4.4.2 Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

Estimate S.E. C.R. P Label


PT  CS .139 .063 2.215 .027 Chấp nhận
PT  CL .167 .079 2.102 .036 Chấp nhận
PT  CNTT .187 .059 3.148 .002 Chấp nhận
PT  NNL .056 .072 .775 .438 Loại bỏ
PT  CSVC .151 .067 2.261 .024 Chấp nhận

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng 4 yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển Logistic
các doanh nghiệp tại Việt Nam theo thứ tự giảm dành “Công nghệ thông tin”, “Chất
lượng sản phẩm/dịch vụ”, Cơ sở vật chất, “Chính sách pháp lý”. Trong khi đó “Nguồn
nhân lực” được cho là yếu tố không được ủng hộ, điều này có nghĩa là nguồn nhân lực
không phải là yếu tố tác động đến sự phát triển của hoạt động logistic tại các doanh
nghiệp Việt Nam nếu các cơ sở trên được đáp ứng.

5. Kết luận và kiến nghị

Nghiên cứu đã sử dụng kết hợp 2 mô hình xương cá Ishikawa - SEM. Phương pháp
nhằm cho phép xem xét đồng thời nhiều tiêu chí và kiểm tra được mối tương quan của
chúng, giúp quản lý của các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam có cái nhìn tổng quan
hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến LSQ tại Việt Nam đưa ra các quyết định tốt hơn và
chính xác hơn nhằm xác định được 4 yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của
hoạt động logistic tại các doanh nghiệp tại Việt Nam theo thứ tự giảm dần: “Công nghệ
thông tin”, “Chất lượng sản phẩm/dịch vụ”, “Cơ sở vật chất”, và “Chính sách pháp lý”.

07/2023
Trang 26 trên 29

Các yếu tố này đều đóng góp quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả và hiệu suất của
hoạt động logistic trong doanh nghiệp. Điều này chỉ ra rằng việc đầu tư và phát triển
công nghệ, cơ sở vật vật, chất lượng sản phẩm và tuân thủ chính sách pháp lý có thể
đem lại lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp vận chuyển và logistics tại Việt Nam.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về mức độ tác
động của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của hoạt động logistic tại các doanh
nghiệp Việt Nam, nếu các yếu tố khác như công nghệ, chất lượng và cơ sở vật vật đã
được đáp ứng đủ. Điều này có nghĩa là nguồn nhân lực không được ưu tiên và đầu tư
nếu các cơ sở vật chất và công nghệ đang hoạt động hiệu quả.

Hàm ý lý thuyết:

Kết quả nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
logistic trong doanh nghiệp tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể sử dụng kết quả này
để tăng cường hiệu quả hoạt động logistic bằng cách chú trọng vào việc đầu tư công
nghệ, cải thiện chất lượng và tối ưu hóa cơ sở vật vật, cũng như tuân thủ đúng chính
sách pháp lý. Đồng thời, các doanh nghiệp cần xem xét lại việc sử dụng nguồn nhân lực
và cân nhắc đánh giá lại vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển logistic
của mình.

Hàm ý quản trị:

Kết quả nghiên cứu cũng có ý nghĩa quản trị quan trọng. Các nhà quản trị doanh nghiệp
có thể sử dụng kết quả này để tập trung vào việc tối ưu hóa và cải thiện các yếu tố tích
cực như công nghệ, chất lượng và cơ sở vật vật. Đồng thời, họ cũng nên đảm bảo rằng
các chính sách pháp lý được tuân thủ đúng đắn để đảm bảo hoạt động logistic được thực
hiện một cách hiệu quả và bền vững.

Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu này, các doanh nghiệp cần phát triển chiến
lược phù hợp và đầu tư vào các yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả của hoạt động logistic, từ đó gia tăng sự cạnh tranh và bền vững trên thị trường.

07/2023
Trang 27 trên 29

Dựa vào kết quả nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của
hoạt động logistic tại các doanh nghiệp tại Việt Nam, dưới đây là một số giải pháp để
cải thiện và tối ưu hóa hoạt động logistic:

1. Đầu tư vào công nghệ thông tin: Do công nghệ thông tin đóng vai trò quan
trọng trong tối ưu hóa quy trình vận hành, quản lý hàng tồn kho, theo dõi và định vị
hàng hóa, nên các doanh nghiệp cần đầu tư vào hệ thống quản lý kho, hệ thống phân
phối và các giải pháp theo dõi hàng hóa hiện đại. Điều này giúp cải thiện đáng kể hiệu
suất và hiệu quả của hoạt động logistic.

2. Tăng cường chất lượng sản phẩm/dịch vụ : Đảm bảo chất lượng sản phẩm và
dịch vụ trong quá trình vận chuyển và logistic là yếu tố quyết định thành công. Các
doanh nghiệp nên đề cao chất lượng quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa không bị hư
hỏng trong quá trình vận chuyển, và tăng cường kiểm tra chất lượng để đảm bảo sự hài
lòng của khách hàng.

3. Nâng cao cơ sở vật vật: Cơ sở vật vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình
vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào hệ thống lưu trữ
hiện đại, đảm bảo điều kiện lưu trữ tốt cho hàng hóa nhạy cảm, và tối ưu hóa việc lựa
chọn địa điểm kho bãi để giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển.

4. Tuân thủ chính sách pháp lý: Đảm bảo tuân thủ đúng đắn các quy định và chính
sách về vận chuyển và logistics là rất quan trọng. Các doanh nghiệp cần xây dựng và
duy trì một quy trình tuân thủ chính sách pháp lý đầy đủ và hiệu quả, tránh vi phạm
pháp luật về vận chuyển và logistics.

5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Mặc dù nghiên cứu không xác định
nguồn nhân lực là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hoạt động logistic, nhưng nguồn nhân
lực vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành. Do đó, các doanh nghiệp cần
đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn và kỹ năng vận hành
tốt để đảm bảo hoạt động logistic được thực hiện một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.

Tóm lại, việc thực hiện những giải pháp trên sẽ giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam cải
thiện hoạt động logistic, nâng cao hiệu quả và hiệu suất, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh
và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

07/2023
Trang 28 trên 29

Lời cảm ơn: “Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn giảng viên đã hướng dẫn chúng tôi là
TS. Thái Hoàng Tuyết Nhi, cô đã tận tình hướng dẫn chúng tôi trong quá trình học
tập cũng như trong việc hoàn thành nghiên cứu. Do giới hạn kiến thức và khả năng
lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng
góp của cô để bài nghiên cứu của chúng tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành
cảm ơn!”

Tài liệu tham khảo

[1] T. Đ. M. T. v. T. N. V. Dung, “Phát triển ngành dịch vụ logistics trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế,” Tạp chí Tài Chính, tập 2, số 2, pp. 10-12, 12 2020.

[2] Đ. V. Chiến, Niên giám thống kê của Việt Nam 2018, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê, 2018.

[3] N. R. Tague, The Quality Toolbox Second Edition, Milwaukee: American Society for Quality,
Quality Press, 2005.

[4] D. B. S. a. R. Bekti, “ANALYSIS OF PROJECT CONSTRUCTION DELAY USING FISHBONE DIAGRAM AT


PT. REKAYASA INDUSTRI,” JOURNAL OF BUSINESS AND MANAGEMENT, vol. 5, no. 5, pp. 634-650,
2016.

[5] P. Hyejung Chang, “Evaluation Framework for Telemedicine Using the Logical Framework
Approach and a Fishbone Diagram,” Healthcare Informative Research, vol. 21, no. 4, pp. 230-238,
2015.

[6] S. N. S. T. P. M. A. R. Muhaiminul Islam, “Application of Fishbone Analysis for Evaluating Supply


Chain and Business Process- A Case Study on KMART,” Industrial Engineering Letters, vol. 6, no.
07, pp. 36-42, 2016.

[7] M. Stefanova, “Cause-and-effect diagram of logistics services,” International Journal of Business


& Management Studies, vol. 02, no. 07, pp. 98-103, 2021.

[8] T. K. Bose, “Application of Fishbone Analysis for Evaluating Supply Chain and Business ProcessA
CASE STUDY ON THE ST JAMES HOSPITAL,” International Journal of Managing Value and Supply
Chains, vol. 3, no. 2, pp. 17-24, 2012.

[9] H.-Y. H. Po-Heng Tsou, “Applications of Fishbone Diagram and DEMATEL Technique for Improving
Warehouse Operation—A Case Study on YMT Overseas Imported Components,” China-USA
Business Review, vol. 21, no. 4, pp. 143-154, July-August 2022.

[10] E. L. &. J. Svenningsson, “Optimization of inbound value flow in a manufacturing company,”


School of Engineering Jönköping, Jönköping, 2019.

07/2023
Trang 29 trên 29

[11] A. H. P. a. A. R. S S Islam, “Inventory management efficiency analysis: A case study of an SME


company,” in IOP Publishing, South Jakarta, Indonesia, 2019.

[12] C. Lin, “Factors affecting innovation in logistics technologies for logistics service providers in
China,” Journal of Technology Management in China, vol. 2, no. 1, pp. 22-37, 2007.

[13] J. W. Carl Marcus Wallenburg, “Structural Equation Modeling as a Basis for Theory Development
within Logistics and Supply Chain Management Research,” Research Methodologies in Supply
Chain Management, pp. 171-186, January 2005.

[14] H. Uvet, “Importance of Logistics Service Quality in Customer Satisfaction: An Empirical Study,”
OPERATIONS AND SUPPLY CHAIN MANAGEMENT, vol. 13, no. 1, pp. 1-10, 2020.

[15] S. A. &. J. J. M. Ferreira, “A Model of Logistics Performance Measurement:A SEM Approach,”


International Journal of Operations and Quantitative Management, vol. 13, no. 3, pp. 1-23, 09
2007.

[16] T. Đ. H. V. TS. Nguyễn Thế Kiên, Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến phát triển logistics trong ngành hải sản Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2022.

[17] T. T. K. Vân, “Ứng dụng mô hình SEM trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
kiểm toán,” Khoa Kế toán – Đại học Duy Tân Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2019.

[18] D. C. &. F. Longo, “Inventory and internal logistics management as critical factors affecting the
supply chain performances,” Int. J. Simulation and Process Modelling, vol. 5, no. 4, pp. 278-288,
2009.

[19] N. T. Diệp, “Nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics tại công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt
Nam,” Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2012.

[20] T. D. L. T. T. P. Nguyễn Tiến Minh, “Nhân lực ngành Logistics và tác động đến nền kinh tế,” Kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương, vol. 537, no. 1, pp. 67-69, 2019.

[21] R. K. S. P. K. S. Anchal Gupta, “Sustainable Service Quality Management by Logistics Service


Providers: An Indian Perspective,” Sage Journals, vol. 19, no. 3, pp. 130-150, 2018.

[22] L. Zhikang, “Research on Development Strategy of Automobile Reverse Logistics Based on SWOT
Analysis,” Procedia Engineering, vol. 174, no. 1, pp. 324-330, 2017.

[23] H. T. N. P. H. T. Đức Nhã Lê, “Port logistics service quality and customer satisfaction: Empirical
evidence from Vietnam,” The Asian Journal of Shipping and Logistics, vol. 36, no. 2, pp. 89-103,
June 2020.

[24] H. T. Q. G. M. C. Sabine Louise Limbourg, “Logistics Service Quality: The Case of Da Nang City,”
Procedia Engineering, vol. 142, no. 1, pp. 123-129, December 2016.

[25] T. N. N. D. P. v. N. M. Việt, “Ứng dụng mô hình Servqual đo lường mối quan hệ giữa chất lượng
dịch vụ cảm nhận và sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân đối với dịch vụ công tại huyện
Đạ Tẻh - tỉnh Lâm Đồng,” Tạp chí Công Thương, no. 3, 2019.

07/2023
Trang 30 trên 29

[26] P. P. T. H. v. L. T. N. Thảo, “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối
với chất lượng dịch vụ Logistics: Khảo sát tại công ty Wan Hai Lines, Việt Nam,” Tạp chí Công
Thương, vol. 15, no. 1, pp. 242-248, 12 2018.

[27] M.-C. P. a. D.-H. J. Moon-Koo Kim, “The effects of customer satisfaction and switching barrier on
customer loyalty in Korean mobile telecommunication services,” Telecommunications Policy, vol.
28, no. 2, pp. 145-159, 2004.

[28] B. N. H. Phạm Đức Kỳ, “Mô hình nghiên cứu sự trung thành của khách hàng Dịch vụ thông tin di
động tại Việt Nam,” Tạp chí BCVT&CNTT, vol. 2, no. 1, pp. 49-53, 2007.

[29] H. B. &. C. Homburg, “Applications of structural equation modeling in marketing and consumer
research: A review,” International Journal of Research in Marketing , vol. 13, no. 2, pp. 139-161,
1996.

[30] W. X. a. G. T. William J. Doll, “A Confirmatory Factor Analysis of the End-User Computing


Satisfaction Instrument,” MIS Quarterly, vol. 18, no. 4, pp. 453-461, 12 1994.

07/2023

You might also like