You are on page 1of 4

1.

An mới mở một quán cà phê. Trước đó, An đã mời 𝑛 bạn bè đến mừng ngày khai trương và mỗi
người đã phản hồi chính xác thời gian người thứ 𝑖 sẽ tới vào lúc ℎ𝑖 giờ, 𝑚𝑖 phút.
Quán cà phê mất không quá 1 phút để phục vụ một khách hàng. Nhưng An muốn khi khách đến
phải được phục vụ ngay lập tức, không được để khách hàng phải chờ đợi.
Vì An muốn phục vụ chu đáo tất cả 𝑛 người khách, nên quán cần đảm bảo rằng trong mỗi thời
điểm số nhân viên phục vụ không ít hơn số lượng khách.
Yêu cầu: Các bạn hãy giúp An biết số nhân viên ít nhất cần có mà vẫn có thể đảm bảo phục vụ trong
ngày khai trương.
Dữ liệu: Vào từ file văn bản COFFEE.INP gồm:
 Dòng đầu tiên ghi số nguyên 𝑛 ( 1 ≤ 𝑛 ≤ 105 ).
 n dòng tiếp theo, mỗi dòng gồm cặp số nguyên ℎ𝑖 , 𝑚𝑖 tương ứng là giờ và phút mà người thứ i tới
quán (0 ≤ ℎ𝑖 ≤ 23, 0 ≤ 𝑚𝑖 ≤ 59).
Kết quả: Ghi ra file văn bản COFFEE.OUT một số là số nhân viên ít nhất mà vẫn đảm bảo phục vụ
được tất cả n người.
Ví dụ:
COFFEE.INP COFFEE.OUT
4 2
8 0
8 10
8 10
8 45
3 1
0 12
10 11
22 22

2.
An đang học về tính chẵn lẻ của số. Một hôm, An quyết định chọn 2 số L và R và thực hiện 3 thao tác
sau:
- Liệt kê các số lẻ từ L tới R vào tập S. Ví dụ: L = 3, R = 8 → S = {3, 5, 7}
- Tính tổng XOR các số trong tập S, lưu vào ans. Ví dụ: S = {3, 5, 7} → ans = 3 ⊕ 5 ⊕ 7 = 1
- In ra ans.
Vì tập S có thể rất lớn nên các bạn hãy giúp An tìm ans nhé.
Dữ liệu: Vào từ file văn bản OX.INP gồm một dòng duy nhất chứa 2 số nguyên dương L và R (1 ≤ L ≤
R ≤ 260)
Kết quả: Ghi ra file văn bản OX.OUT ans.
Ví dụ:
OX.INP OX.OUT
3 8 1
Ràng buộc:
- Subtask 1 (10% số test): R ≤ 106
- Subtask 2 (90% số test): Không có ràng buộc gì thêm
3.
Người ta gọi một dãy số có tính chất lòng chảo là dãy số mà nếu các số trong dãy có giá trị giảm
dần tính từ đầu dãy hướng về phía giữa dãy rồi sau đó lại tăng dần về phía cuối dãy. Ví dụ: Dãy số {3, 2,
1, 3, 4, 5} được xem là dãy số lòng chảo. Các dãy số {4, 2, 2, 3}; {3, 2, 1} và {1, 2, 3, 2, 1} không được
xem là dãy số lòng chảo.
Yêu cầu: Cho một dãy số gồm 𝑛 số nguyên 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑛 . Hãy tìm một dãy con (có ít nhất ba số) gồm
các số liên tiếp nhau trong dãy số đã cho là dãy số lòng chảo và có độ dài lớn nhất.
Dữ liệu vào: Tệp văn bản DAYSOLC.INP gồm:
+ Dòng đầu ghi số nguyên dương 𝑛 (𝑛 ≤ 103 ).
+ Dòng thứ hai ghi 𝑛 số nguyên trong dãy 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑛 (0 ≤ 𝐴𝑖 ≤ 105 , 𝑖 = 1 … 𝑛). Giữa các số
cách nhau một dấu cách.
Kết quả: Ghi vào tệp văn bản DAYSOLC.OUT dãy số đầu tiên tìm được thỏa yêu cầu bài toán. Nếu
không tìm được dãy số thỏa điều kiện bài toán thì ghi số -1.
Ví dụ 1:
DAYSOLC.INP DAYSOLC.OUT
8 3 2 1 3 4 5
3 2 1 3 4 5 1 2
Ví dụ 2:
DAYSOLC.INP DAYSOLC.OUT
4 -1
4 2 2 3
4.
Khách sạn XYZ là nơi đón tiếp các đoàn thể thao về nghỉ ngơi trong SEA Games. Sau mỗi bữa ăn,
khách sạn sẽ phải rửa dọn rất nhiều chiếc đĩa. Nam là người chịu trách nhiệm rửa sạch và xếp chúng lên
nhau. Nam có 𝑛 chiếc đĩa được đánh số từ 1 tới 𝑛. Những chiếc đĩa có độ bền lần lượt là 𝑎1 , 𝑎2 , … , 𝑎𝑛 .
Một chiếc đĩa có độ bền 𝑎𝑖 nghĩa là Nam có thể xếp lên trên đĩa đó tối đa 𝑎𝑖 chiếc đĩa khác, nếu xếp lên
nhiều hơn thì đĩa đó sẽ bị vỡ.
Yêu cầu: Hãy cho biết số đĩa tối đa mà Nam có thể xếp được sao cho đĩa không bị vỡ.
Dữ liệu vào: Cho tệp văn bản XEPDIA.INP gồm hai dòng:
 Dòng thứ nhất chứa số nguyên dương 𝑛 (1 ≤ 𝑛 ≤ 105 ) là số lượng đĩa.
 Dòng thứ hai gồm 𝑛 số nguyên 𝑎1 , 𝑎2 , … , 𝑎𝑛 với 𝑎𝑖 là độ bền của chiếc đĩa thứ 𝑖 (0 ≤ 𝑎𝑖 ≤
109 ; 1 ≤ 𝑖 ≤ 𝑛). Các số trên một dòng ghi cách nhau bởi dấu cách.
Kết quả ra: Ghi vào tệp văn bản XEPDIA.OUT một số nguyên duy nhất là đáp án của bài toán.
Ví dụ:
XEPDIA.INP XEPDIA.OUT Giải thích
3 3 Chồng đĩa cao nhất được xếp với 3 đĩa theo thứ tự từ dưới lên
121 trên là đĩa thứ 2, đĩa thứ 1 rồi đến đĩa thứ 3.
6 1 Không có chiếc đĩa nào được phép đặt đĩa khác lên nên mỗi
000000 đĩa phải đặt riêng 1 chồng, vì vậy số đĩa tối đa có thể xếp là 1.

Ràng buộc:
- 60% test có 𝑁 ≤ 103
- 40% test có 𝑁 ≤ 105
5.
Bình với An lại tiếp tục chơi trò chơi. Lần này, do mệt rồi nên hai người không chơi trò phạt chống
đẩy nữa mà chơi trò “đố vui có thưởng”.
Luật chơi như sau: có 𝑛 gói kẹo được đánh số từ 1 đến 𝑛, gói thứ 𝑖 có 𝑎𝑖 chiếc kẹo được xếp từ
trái qua phải thứ tự từ 1 đến 𝑛 thành một hàng. Nhiệm vụ của người chơi là chọn một số gói kẹo liên tiếp
trong 𝑛 gói kẹo đã cho sao cho trung bình cộng của số kẹo trong các gói được chọn bằng một giá trị 𝑘 đã
chọn từ trước; người thắng cuộc là người chọn được nhiều gói kẹo nhất và toàn bộ số kẹo đó sẽ là phần
thưởng dành cho người đó.
Yêu cầu: Bạn hãy lập trình để Bình là người thắng cuộc trong trò chơi trên.
Dữ liệu: Vào từ file văn bản AVERAGE.INP gồm:
 Dòng đầu tiên chứa 2 số nguyên 𝑛 và 𝑘 (𝑛 ≤ 105 , 𝑘 ≤ 109 );
 Dòng thứ 2 chứa 𝑛 số nguyên 𝑎1 , 𝑎2 , . . . , 𝑎𝑛 , 0 < 𝑎𝑖 ≤ 109 ).
Kết quả: Ghi ra file văn bản AVERAGE.OUT một dòng chứa độ dài của dãy tìm được hoặc số 0 nếu
không tồn tại cách chọn.
Ví dụ:
AVERAGE.INP AVERAGE.OUT
5 3 3
1 2 3 4 6
Ràng buộc:
 Có 40% số test ứng với 40% số điểm của bài có 𝑛 ≤ 103
 Có 60% số test còn lại không có ràng buộc gì thêm.
6.
Sau học kì 1, cô Nhài đã có danh sách xếp hạng 𝑛 học sinh của mình theo thứ tự điểm số từ cao xuống
thấp. Nhằm giúp học sinh cải thiện chất lượng trong việc tự học, dựa trên bảng điểm cô sẽ ghép cặp hai
bạn thành nhóm để cùng học và trao đổi bài khi làm bài tập về nhà. Theo cô, hai học sinh sẽ học hiệu
quả nếu trong bảng xếp hạng khác biệt giữa thứ tự của hai bạn không quá 𝑘.
Tuy nhiên, để các bạn không đoán được ý đồ của mình, cô muốn ghép hai bạn cùng nhóm khi tên của
hai bạn có cùng độ dài.
Yêu cầu: Đếm xem có bao nhiêu cặp có thể ghép thành nhóm trong lớp theo tiêu chí của cô Nhài.
Dữ liệu: Vào từ file văn bản PAIRS.INP
o Dòng đầu gồm hai số 𝑛, 𝑘 (3 ≤ 𝑛 ≤ 3.105 , 1 ≤ 𝑘 ≤ 𝑛).
o 𝑛 dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa tên một học sinh theo danh sách xếp hạng (từ 2 đến 20 chữ cái tiếng
Anh in hoa).
Kết quả: Ghi ra file văn bản PAIRS.OUT gồm một số duy nhất là số cặp tìm được
Ví dụ:
PAIRS.INP PAIRS.OUT
4 2 5
NAA
MTO
ANA
TOM
6 3 2
AAAAAAA
BBBBB
ABCDEF
ADBCE
EEEEEEE
CCCCCC
Ràng buộc:
Subtask 1 (50% số điểm): 𝑛 ≤ 1000
Subtask 2 (50% số điểm): Không có ràng buộc bổ sung

You might also like