You are on page 1of 20

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Câu hỏi Tham khảo, giải đáp

I. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THUỐC

1.1. Nêu khái niệm về thuốc; nguyên liệu làm Luật dược 2016
thuốc, dược chất, dược liệu theo luật dược Thuốc: là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích
2016 phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh
chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ
truyền, vắc xin và sinh phẩm.

Nguyên liệu làm thuốc: là thành phần tham gia vào cấu tạo của thuốc bao gồm dược
chất, dược liệu, tá dược, vỏ nang được sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc.

Dược chất (còn gọi là hoạt chất): là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để sản xuất
thuốc, có tác dụng dược lý hoặc có tác dụng trực tiếp trong phòng bệnh, chẩn đoán
bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể
người.

Dược liệu: là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật,
khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc.

1.2. Thuốc mới là gì; biệt dược gốc là gì; thuốc Luật dược 2016
generic là gì; sinh khả dụng là gì; tương Thuốc mới: là thuốc có chứa dược chất mới, dược liệu lần đầu tiên được sử dụng làm
đương sinh học là gì theo luật dược 2016 thuốc tại Việt Nam; thuốc có sự kết hợp mới của các dược chất đã lưu hành hoặc các
dược liệu đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam
Biệt dược gốc: là thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu
về chất lượng, an toàn, hiệu quả.
Thuốc generic: là thuốc có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt dược
gốc và thường được sử dụng thay thế biệt dược gốc.
Sinh khả dụng: là đặc tính biểu thị tốc độ và mức độ hấp thu của dược chất hoặc chất
có tác dụng từ một thuốc vào cơ thể để dược chất hoặc chất có tác dụng đó xuất hiện
tại nơi có tác dụng trong cơ thể.
Tương đương sinh học: là sự tương tự nhau về sinh khả dụng giữa hai thuốc khi được
so sánh trong cùng một điều kiện thử nghiệm.

1.3. Thế nào là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất Luật dược 2016
lượng, thuốc giả theo luật dược 2016 Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng: là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã
đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thuốc giả: là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có dược chất, dược liệu;
b) Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng
ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;
c) Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã
đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn
chất lượng trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối;
d) Được sản xuất, trình bầy hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản
xuất hoặc nước xuất xứ.

1.4. Thực hành tốt là gì theo luật dược 2016. Luật dược 2016
GMP, GLP, GSP là gì? Thực hành tốt: là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về: sản xuất (GMP), bảo quản (GSP), kiểm
nghiệm (GLP), lưu thông thuốc, kê đơn thuốc, thử thuốc trên lâm sàng, nuôi trồng, thu
hái dược liệu và các bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn khác do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
hoặc công bố áp dụng trên cơ sở hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới hoặc của các
tổ chức quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên hoặc công nhận.
GMP (Good Manufacturing Practices): thực hành tốt sản xuất thuốc
GLP (Good Laboratory Practices): thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc
GSP (Good Storage Practices): thực hành tốt bảo quản thuốc

1.5. Trình bày hệ thống tổ chức quản lý, kiểm Các em vẽ được sơ đồ sau
tra chất lượng thuốc ở Việt Nam
1.6. Hai cấp tiêu chuẩn hiện nay ở Việt Nam là Hai cấp tiêu chuẩn ở việt nam là: tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn cơ sở.
gì? Tiêu chuẩn cơ sở có mấy loại và yêu cầu Dược điển Việt Nam là tập hợp các tiêu chuẩn nhà nước (TCVN) về thuốc, mỗi tiêu
của nó khác nhau như thế nào? chuẩn được gọi là một chuyên luận.
Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do cơ sở sản xuất biên soạn, áp dụng đối với các sản
phẩm do cơ sở sản xuất tạo ra, có 2 loại tiêu chuẩn cơ sở là:
1. Tiêu chuẩn cơ sở của những sản phẩm lưu hành ở thị trường
- Phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
- Mức tiêu chuẩn chất lượng phải không được thấp hơn các mức quy định
trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam.
2. Tiêu chuẩn cơ sở của các thuốc pha chế trong đơn vị tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh (không lưu hành ở thị trường) do cơ sở tự xây dựng, đánh giá sự
phù hợp và được người đứng đầu cơ sở ban hành.

II. KIỂM NGHIỆM THUỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC

2.1. Nêu công thức và khái niệm các loại nồng 1. Nồng độ phần trăm (%): Số gam chất tan trong 100 gam dung dịch
độ: nồng độ phần trăm, nồng độ mol, nồng độ
đương lượng?
Trong đó:
● C%: Nồng độ phần trăm
● mct: Khối lượng chất tan
● mdd: Khối lượng chất tan
● mdm: Khối lượng dung môi
● d: Khối lượng riêng của dung dịch (g/ml)

2. Nồng độ mol (M): Số mol của chất tan trong 1000 ml dung dịch.

Trong đó:
● CM: Nồng độ mol (mol/l)
● nct: Số mol của chất tan
● Vdd: Khối lượng chất tan (đổi sang đơn vị lít)

3. Nồng độ đương lượng gam (N): Số đương lượng gam của chất tan trong 1000
ml dung dịch.

Trong đó:
● CN: Nồng độ đương lượng
● mct: Khối lượng của chất tan
● Vdd: thể tích dung dịch (ml)
● E: là đương lượng gam, được tính như sau

E là đương lượng gram


M là khối lượng
n là số mol.

Giải thích thêm về nồng độ đương lượng (các em đọc tham khảo, không cần trình bày)
- Đương lượng: là đơn vị đo lường dùng được dùng trong hóa học và sinh học. Đương
lượng dùng để đo lường khả năng một chất kết hợp với các chất khác. Đương lương
thường được dùng khi nói về nồng độ chuẩn
- Đương lượng của một nguyên tố hay một chất là phần khối lượng nguyên tử hay phân
tử tương ứng của một đơn vị hóa trị. Đó là phần khối lượng nhỏ nhất của mỗi chất tác
dụng với nhau trong phản ứng hóa học.
- Đương lượng gam của 1 chất là khối lượng của chất đó có thể thay thế hay phản ứng
vừa hết với 1 gram hydro.

- Đương lượng gram của một chất không phải là 1 giá trị nhất định mà nó thay đổi theo
từng phản ứng cụ thể.
Ví dụ cách để xác định n ở công thức trên là:
Nếu là axit thì n là số H+ có trong phân tử axit
Nếu là bazơ thì n là số nhóm OH- có trong phân tử bazơ
Nếu là muối thì n bằng tổng số hóa trị của các nguyên tử kim loại có trong muối.
Nếu là chất oxi hóa hoặc chất khử thì n là số electron nhận hay cho của chất đó
Ví dụ:
Đương lượng gam của oxi là 8, vì nguyên tử khối của oxi là 16, và nó có hóa trị 2 trong
các hợp chất.
Đương lượng gam của hidro là 1, vì nguyên tử khối của hiđro là 1, và nó có hóa trị 1
trong mọi hợp chất phổ biến.

Còn đối với các chất phức tạp như axit, bazơ, muối, thì đương lượng được xác định
bằng cách lấy phân tử khối của chất đó chia cho số nguyên tử hiđro trong axit, số nhóm
OH trong bazơ, số đơn vị hóa trị dương (hay âm) ứng với một phân tử muối.

Ví dụ: Nồng độ đương lượng của H2SO4 là 98 : 2 = 49 (đvC), vì trong 1 phân tử


H2SO4 có 2 nguyên tử H.

2.2. Dung dịch chuẩn độ là gì? Nêu các phương DĐVN5


pháp chung để pha chế dung dịch chuẩn độ Dung dịch chuẩn độ là dung dịch có nồng độ chính xác, biết trước dùng trong phân tích
theo DĐVN 5 định lượng thể tích. Có ba cách để pha chế dung dịch chuẩn độ:
Pha chế từ chất chuẩn độ gốc
Cân chính xác một lượng chất chuẩn độ gốc tương ứng với lượng chất lý thuyết tính
theo nồng độ và thể tích dung dịch chuẩn độ cần pha, hòa tan trong dung môi chỉ dẫn
vừa đủ thể tích.
Pha gần đúng rồi chuẩn hóa bằng chất chuẩn độ gốc hoặc bằng dung dịch chuẩn
độ có hệ số K đã biết
Chất chuẩn độ gốc: Các hóa chất loại tinh khiết phân tích, sau khi làm khô trong những
điều kiện chỉ dẫn, được dùng làm chất chuẩn độ gốc để xác định K của dung dịch
chuẩn độ.
Dùng ống chuẩn pha sẵn
Ống chuẩn pha sẵn (fixanal) chứa lượng hóa chất hay dung dịch hóa chất đủ để pha
thành một thể tích dung dịch chuẩn độ quy định. Dùng dung môi pha chế theo chỉ dẫn
ghi trên nhãn ống, thu được dung dịch chuẩn độ có K đã biết.

2.3. Nêu các khái niệm cơ bản của phương - Chuẩn độ là việc xác định chất cần phân tích (chất phân tích) về mặt số lượng có
pháp chuẩn độ thể tích: Chuẩn độ là gì, mẫu chứa trong mẫu bằng cách điều chỉnh thêm vào một lượng vừa đủ thuốc thử (dung dịch
thử là gì, chất phân tích là gì, nền mẫu là gì, chuẩn độ) xác định đã biết trước nồng độ dựa trên phản ứng hóa học hoàn toàn giữa
dung dịch chuẩn độ là gì. chất cần phân tích và thuốc thử.
Nêu tên các phương pháp chuẩn độ thường - Mẫu thử: Một phần nhỏ lượng mẫu đại diện cho đối tượng phân tích.
gặp. - Chất phân tích: Chất hóa học được xác định sẽ cần phân tích.
- Nền mẫu (matrix): Mọi thứ trong mẫu ngoại trừ chất cần phân tích.
- Dung dịch chuẩn độ (Thuốc thử có nồng độ đã biết): Dung dịch với nồng độ đã biết
được thêm vào mẫu thử (qua quá trình chuẩn độ) và phản ứng với chất cần phân tích.
Hàm lượng chất phân tích sẽ được tính toán dựa vào lượng tiêu dùng của dung dịch
chuẩn độ.

Tên các phương pháp chuẩn độ thường gặp:


1. Chuẩn độ acid-base (bao gồm cả chuẩn độ acid-base trong môi trường khan):
dựa vào phản ứng acid - base
2. Chuẩn độ oxy hóa khử (bao gồm cả chuẩn độ Karl Fischer): dựa vào phản ứng
oxy hóa khử
3. Chuẩn độ kết tủa: dựa vào phản ứng tạo kết tủa
4. Chuẩn độ tạo phức: dựa vào phản ứng tạo phức

2.4. Khác nhau giữa điểm tương đương và Điểm tương đương trong chuẩn độ thể tích là điểm mà tất cả các chất cần phân tích đã
điểm kết thúc trong phản ứng chuẩn độ như phản ứng hoàn toàn với dung dịch chuẩn độ.
thế nào? Cách để xác định điểm kết thúc trong Điểm kết thúc trong chuẩn độ thể tích là điểm mà ta dừng phép chuẩn độ khi nhận thấy
chuẩn độ là gì, có mấy loại chỉ thị hay gặp? Nêu có sự thay đổi của chỉ thị (thay đổi màu sắc với chỉ thị màu hoặc thay đổi đột ngột về
các kỹ thuật hay sử dụng trong chuẩn độ thể bước nhảy điện thế với chỉ thị điện cực), điểm tương đương thường luôn đến trước
tích điểm kết thúc trong phép chuẩn độ.
Để xác định điểm kết thúc có 2 cách cơ bản:
1. Sử dụng chất chỉ thị: chất chỉ thị sẽ thay đổi màu sắc của nó tại điểm tương
đương, là dấu hiệu cho ta biết để kết thúc chuẩn độ.
2. Sử dụng điện cực: điện cực sẽ được đặt vào trong dung dịch phản ứng để liên
tục đo đặc tính điện hóa của dung dịch, khi có sự thay đổi đột ngột về bước
nhảy điện thế là dấu hiệu cho ta biết để kết thúc chuẩn độ.
Hai kỹ thuật cơ bản trong chuẩn độ thể tích:
1. Chuẩn độ trực tiếp: chất phân tích sẽ phản ứng trực tiếp với dung dịch chuẩn
độ.
2. Chuẩn độ thừa trừ: thêm một lượng dư chính xác đã biết của dung dịch chuẩn
độ A để phản ứng hoàn toàn với chất cần phân tích. Lượng dư của dung dịch
chuẩn độ A sẽ được chuẩn độ với một dung dịch chuẩn độ B.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ


3.1. Nêu công thức của định luật Lambert-Beer. Hệ 1. Định luật Lambert-Beer:
số hấp thụ phân tử là gì, hệ số hấp thụ riêng là gì? A = lg(1/T) = lg(I0/I) = K.C.L
Các điều kiện để áp dụng định luật Lambert - Beer. Trong đó:
T: Độ truyền qua
I0: Cường độ ánh sáng đơn sắc tới
I: Cường độ ánh sáng đơn sắc sau khi đã truyền qua dung dịch
K: Hệ số hấp thụ phụ thuộc vào bước sóng λ, thay đổi theo cách biểu thị nồng độ dung
dịch
L: Chiều dày lớp dung dịch
C: Nồng độ chất tan trong dung dịch
2. Hệ số hấp thụ phân tử (ɛ): là độ hấp thụ khi C = 1 mol/l và L = 1 cm
3. Hệ số hấp thụ riêng (E (1%, 1cm)): là độ hấp thụ khi C = 1 % (kl/tt) và L = 1 cm
4. Các điều kiện áp dụng định luật:
- Ánh sáng phải đơn sắc
- Khoảng nồng độ phải phù hợp: định luật Lambert-Beer chỉ đúng trong một giới hạn
nhất định của nồng độ.
- Dung dịch phải trong suốt
- Chất thử phải bền trong dung dịch và bền dưới tác dụng của ánh sáng UV-Vis
3.2. Vẽ và giải thích sơ đồ nguyên lý cơ bản của
máy quang phổ UV-Vis? Giải thích các thành phần.

1. Nguồn sáng: đóng vai trò cung cấp bức xạ phù hợp với quá trình đo, thường là
các chùm bức xạ đa sắc.
2. Bộ phận đơn sắc hóa: có nhiệm vụ tạo ánh sáng đơn sắc cho quá trình đo.
3. Buồng giữ mẫu: sau khi tia bức xạ được đơn sắc hóa sẽ được phân tách sẽ di
qua mẫu đo đựng trong cuvet chiếu vào detector.
4. Detector: là bộ phận có nhiệm vụ ghi nhận, xử lý tín hiệu quang biến thành tín
hiệu điện.
5. Thiết bị thu thập dữ liệu: ghi nhận dữ liệu đưa vào phần mềm xử lý

3.3. Nêu các ứng dụng cơ bản của quang phổ UV- Trang 73-74
Vis trong kiểm nghiệm thuốc. 1. Định tính và thử tinh khiết:
- Dựa vào bước sóng tại các cực đại hấp thụ: các chất khác nhau có hình
dạng khác nhau và vị trí, số lượng các bước sóng cực đại khác nhau
- Dựa vào giá trị hệ số hấp thụ riêng đặc trưng cho từng chất
- Dựa vào tỷ số độ hấp thụ tại các cực đại hấp thụ
- So sánh với phổ chuẩn, đánh giá sự tương đồng giữa 2 phổ qua hệ số
Match
2. Định lượng:
- Phương pháp định lượng trực tiếp (không cần dùng chuẩn):
Đo độ hấp thụ A của dung dịch, tính nồng độ dựa vào giá trị độ hấp thụ
riêng (có trong bảng tra cứu)
Phương pháp này yêu cầu thiết bị phải được chuẩn hóa đạt yêu cầu
- Phương pháp định lượng gián tiếp (đo song song với chuẩn)
1. Phương pháp so sánh: đo độ hấp thụ của dung dịch chuẩn và dung dịch
thử rồi so sánh trực tiếp với nhau để tính nồng độ chất thử.
Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý chuẩn bị dung dịch chuẩn và
dung dịch thử có nồng độ gần giống nhau để đảm bảo kết quả được
chính xác.
2. Phương pháp thêm chuẩn: đo độ hấp thụ của dung dịch thử và dung
dịch thử có thêm chuẩn rồi so sánh trực tiếp với nhau để tính nồng độ
chất thử
Phương pháp này hay dùng để loại trừ ảnh hưởng của các sai số trong
quá trình định lượng
3. Phương pháp đường chuẩn: Xây dựng 1 dãy các dung dịch chuẩn (tối
thiểu 5 trở lên) có nồng độ khác nhau đã biết. Đo độ hấp thụ của các
dung dịch chuẩn và lập đồ thị sự phụ thuộc A theo C. Đo độ hấp thụ của
dung dịch mẫu thử và dựa vào đường chuẩn để tính toán nồng độ mẫu
thử.
Phương pháp này hay sử dụng khi ta chưa ước lượng được nồng độ dự
kiến của mẫu thử (không thể dùng phương pháp so sánh)

3.4. Khái niệm và cơ chế cơ bản của phương pháp Sắc ký lỏng là phương pháp tách sắc ký các chất dựa trên sự phân bố khác nhau của
sắc ký lỏng hiệu năng cao theo DĐVN5? Nêu các chúng giữa hai pha không trộn lẫn, trong đó pha động là một chất lỏng chảy qua pha
thông số đặc trưng cơ bản của quá trình sắc ký: hệ tĩnh chứa trong cột.
số đối xứng pic, số đĩa lý thuyết, độ phân giải của Sắc ký lỏng được tiến hành chủ yếu dựa trên cơ chế hấp phụ, phân bố khối lượng, trao
pic đổi ion, loại trừ theo kích thước hoặc tương tác hóa học lập thể.
Các thông số đặc trưng: công thức 3.22, 3.23, 3.24 (trang 85-86)
3.5. Vẽ và giải thích sơ đồ nguyên lý cơ bản của
máy sắc ký lỏng hiệu năng cao? Giải thích các
thành phần.

1. Bình dung môi


Pha động trong HPLC thường là hỗn hợp các thành phần chất lỏng phân cực và
không phân cực, dung môi cần được lọc tối thiểu qua màng 0,45 micromet trước khi
chạy vào trong hệ thống
2. Bơm
Là bộ phận phân phối dung môi. Bơm hút pha động từ bình dung môi đẩy vào hệ
thống qua các bộ phận tiêm mẫu, cột và detector sau đó qua bình đựng dung môi
thải.
3. Bộ tiêm mẫu
Bộ phận tiêm mẫu có thể là bộ phận tiêm mẫu tự động hoặc tiêm mẫu bằng tay
4. Cột
Cột phân tích thường được làm bằng thép không gỉ, dài từ 50 - 300 mm và có
đường kính trong từ 2 - 5 mm. Thông thường, Cột được nhồi bằng các hạt silica
hoặc các hạt silica đã chỉnh sửa có kích thước từ 2,5 – 10 micromet
Trong quá trình hoạt động, nhiệt độ của pha động và cột cần được giữ ổn định trong
quá trình phân tích. Vì vậy trong thực tế, các hệ thống có thêm buồng điều nhiệt cột.
5. Detector
Detector có nhiệm vụ phát hiện các chất phân tích khi chúng được rửa giải từ cột
sắc ký. Các detector thường được sử dụng là UV-VIS, huỳnh quang, khối phổ, …
6. Thiết bị thu thập dữ liệu
ghi nhận dữ liệu đưa vào phần mềm lưu trữ, phân tích và xử lý dữ liệu sắc ký.

3.6. Nêu các ứng dụng cơ bản của máy sắc ký Trang 104-110
lỏng hiệu năng cao trong kiểm nghiệm thuốc. 1. Định tính và thử tinh khiết:
- So sánh với dung dịch chuẩn, đánh giá sự phù hợp về thời gian lưu của
các pic trong dung dịch chuẩn so với dung dịch thử
3. Định lượng: Phải định lượng đo song song với chuẩn
1. Phương pháp so sánh: đo độ hấp thụ của dung dịch chuẩn và dung dịch
thử rồi so sánh trực tiếp với nhau để tính nồng độ chất thử.
Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý chuẩn bị dung dịch chuẩn và
dung dịch thử có nồng độ gần giống nhau để đảm bảo kết quả được
chính xác.
2. Phương pháp thêm chuẩn: đo độ hấp thụ của dung dịch thử và dung
dịch thử có thêm chuẩn rồi so sánh trực tiếp với nhau để tính nồng độ
chất thử
Phương pháp này hay dùng để loại trừ ảnh hưởng của các sai số trong
quá trình định lượng
3. Phương pháp đường chuẩn: Xây dựng 1 dãy các dung dịch chuẩn (tối
thiểu 5 trở lên) có nồng độ khác nhau đã biết. Đo độ hấp thụ của các
dung dịch chuẩn và lập đồ thị sự phụ thuộc A theo C. Đo độ hấp thụ của
dung dịch mẫu thử và dựa vào đường chuẩn để tính toán nồng độ mẫu
thử.
Phương pháp này hay sử dụng khi ta chưa ước lượng được nồng độ dự
kiến của mẫu thử (không thể dùng phương pháp so sánh)
4. Phương pháp chuẩn nội:
Thêm vào cả mẫu chuẩn lẫn mẫu thử những lượng bằng nhau của một
chất tinh khiết (được gọi là chuẩn nội), tiến hành phân tích mẫu. Tính
toán kết quả dựa trên tỷ lệ (diện tích hoặc chiều cao) của (chuẩn/chuẩn
nội) so với (thử/chuẩn nội).
Sự có mặt của chuẩn nội ngay bên trong mẫu thử và mẫu chuẩn giúp
cho hạn chế sai số cho quá trình phân tích mẫu, đặc biệt với các mẫu
chuẩn bị phức tạp

IV. ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA THUỐC VÀ KIỂM NGHIỆM CÁC DẠNG BÀO CHẾ
4.1. Độ ổn định là gì? Mục tiêu của nghiên cứu độ Độ ổn định (Stability) Khả năng một dược chất hoặc một thành phẩm thuốc duy trì được
ổn định là gì? Thử nghiệm cấp tốc là gì? Thử các đặc tính của nó ở những giới hạn đã định trong suốt tuổi thọ. (Các tính chất hoá
nghiệm dài hạn là gì? Phân loại các vùng khí hậu học, vật lý, vi sinh và sinh dược phải được xem xét).
cho thử ổn định dài hạn, Việt Nam thuộc vùng khí
hậu nào? Nêu quy định về tần số thử nghiệm độ ổn Mục tiêu của nghiên cứu độ ổn định là xác định tuổi thọ, đó là khoảng thời gian bảo
định quản ở một điều kiện xác định mà trong khoảng thời gian đó thành phẩm thuốc vẫn đạt
tiêu chuẩn chất lượng đã được thiết lập.

Thử nghiệm cấp tốc (Accelerated testing) là thử nghiệm được thiết kế để tăng tốc độ
phân huỷ hoá học hoặc biến đổi vật lý của một dược chất hoặc một thành phẩm thuốc
bằng cách sử dụng điều kiện bảo quản khắc nghiệt

Thử nghiệm dài hạn (Long term testing): Là thử nghiệm độ ổn định được thực hiện
dưới điều kiện bảo quản gợi ý trong chu kỳ tái kiểm hoặc hạn dùng đề xuất (hay phê
duyệt) để ghi nhãn.
Các vùng khí hậu cho thử ổn định dài hạn như sau:

Điều kiện chung cho thử nghiệm độ ổn định dài hạn ở khu vực ASEAN là điều kiện
Vùng IVB (nhiệt độ 30oC, độ ẩm tương đối 75%).

Tần số thử nghiệm:


Ở điều kiện cấp tốc, tối thiểu là 3 thời điểm, kể cả thời điểm đầu và thời điểm kết thúc
(chẳng hạn: 0, 3, và 6 tháng) đối với thời gian thử nghiệm là 6 tháng.
Tần số thử nghiệm ở điều kiện bảo quản dài hạn thông thường là 3 tháng một lần trong
năm đầu tiên và 6 tháng một lần trong năm thứ 2, và một năm một lần cho các năm sau
đó cho đến hết tuổi thọ đề xuất.
4.2. Phép thử độ hòa tan của thuốc rắn phân liều: Thiết bị kiểu cánh khuấy và thiết bị kiểu giỏ quay
Nêu tên hai loại thiết bị thử độ hòa tan phổ biến Đánh giá kết quả có 2 cách, tùy theo yêu cầu trong chuyên luận riêng hoặc chuyên luận
nêu trong DĐVN5. chung.
Nêu cách đánh giá kết quả độ hòa tan với dạng 1. Theo DĐVN5, làm tối đa 2 lần:
thuốc giải phóng tức thời (viên nén, viên nang) Lần 1: Lấy 6 đơn vị thử, lượng dược chất hòa tan từ mỗi đơn vị so với lượng ghi
trên nhãn không được thấp hơn 70 %.
Lần 2: Nếu có 1 đơn vị không đạt yêu cầu thì lặp lại phép thử với 6 đơn vị khác,
lần này cả 6 đơn vị đều phải đạt.
2. Theo dược điển Mỹ USP, làm tối đa 3 lần:
Giá trị Q, là lượng dược chất hòa tan theo quy định, được biểu thị bằng phần
trăm so với lượng ghi trên nhãn

Lần 1: Lấy 6 đơn vị thử, yêu cầu:


- Lượng dược chất hòa tan từ mỗi đơn vị so với lượng ghi trên nhãn không được
thấp hơn Q + 5 %.
Lần 2: Nếu có 1 đơn vị không đạt yêu cầu ở lần 1 thì lặp lại phép thử với 6 đơn vị khác,
yêu cầu:
- Lượng dược chất hòa tan trung bình của 12 đơn vị thử (6 đơn vị vừa thử + 6
đơn vị ở lần 1) không được thấp hơn Q
- Trong số 12 đơn vị thử này không có quá 1 đơn vị thử nào có lượng dược chất
hòa tan thấp hơn Q - 15%.
Lần 3: Nếu không đạt yêu cầu lần 2 thì lặp lại phép thử với 12 đơn vị khác, yêu cầu
- Lượng dược chất hòa tan trung bình của 24 đơn vị thử (12 đơn vị vừa thử + 6
đơn vị ở lần 1 + 6 đơn vị ở lần 2) không được thấp hơn Q
- Trong số 24 đơn vị thử này không quá 2 đơn vị thử nào có lượng dược chất hòa
tan thấp hơn Q - 15%.
- Trong số 24 đơn vị thử này không quá 1 đơn vị thử nào có lượng dược chất hòa
tan thấp hơn Q - 25%.

V. CÁC NỘI DUNG THỰC HÀNH

5.1. Giải thích cách pha nồng độ các dung dịch


trong dược điển Việt Nam

5.1.2. Giải thích cách pha nồng độ dung dịch acid - Pha dung dịch 25% nghĩa là cần có 25 g chất tan HCl trong 100 ml dung dịch
hydrocloric theo DĐVN 5 Theo đầu bài, hàm lượng HCl: 35 % (kl/kl), nghĩa là có khoảng 35 g trong 100g dung
Để pha dung dịch acid hydrocloric, theo DĐVN 5 dịch (đổi 100g dung dịch ra thể tích theo công thức V(dd) = m (ct)/d = 100 / 1,18 =
hướng dẫn như sau: 84,75 ml)
Dung dịch acid hydrocloric 25 % 35 g có trong 84,75 ml HCl đậm đặc
Pha loãng X (ml) acid hydrocloric (TT) với nước Vậy 25 g có trong X ml HCl đậm đặc. X = 25 * 84,75 / 35 = 60,54 ml
vừa đủ 100 ml. Nghĩa là để pha dung dịch 25% ta phải lấy 60,54 ml HCl đậm đặc pha loãng với nước
Dung dịch acid hydrocloric 10M vừa đủ 100 ml
Pha loãng Y (ml) acid hydrocloric (TT) với nước
vừa đủ 1000 ml. - Pha dung dịch 10M nghĩa là cần có 10*36,46 = 364,6 g chất tan HCl trong 1000
Tính X, Y biết ml dung dịch
Theo đầu bài, hàm lượng HCl: 35 % (kl/kl), nghĩa là có khoảng 35 g trong 100g dung
Acid hydrocloric (Acid hydrocloric đậm đặc) HCl dịch (đổi 100g dung dịch ra thể tích theo công thức V(dd) = m (ct)/d = 100 / 1,18 =
KLPT = 36,46 84,75 ml)
Khối lượng riêng: d = 1,18 g/ml. 35 g có trong 84,75 ml HCl đậm đặc
Hàm lượng HCl trong dung dịch đậm đặc: 35 % Vậy 364,6 g có trong Y ml HCl đậm đặc. Y = 364,6 * 84,75 / 35 = 882,85 ml
(kl/kl). Nghĩa là để pha dung dịch 10M ta phải lấy 882,85 ml HCl đậm đặc pha loãng với nước
vừa đủ 1000 ml

5.1.3. Giải thích cách pha nồng độ dung dịch đồng - Dung dịch đồng sulfat 10%:
sulfat theo DĐVN 5 Do KLPT CuSO4.5H2O = 249,69 nên thực tế
Để pha dung dịch đồng sulfat, theo DĐVN 5 hướng trong 249,69 g CuSO4.5H2O có: 249,69 - 5*18 = 159,69 g đồng sulfat khan
dẫn như sau: (CuSO4)
Dung dịch đồng sulfat 10 % - Để pha dung dịch đồng sulfat 10% cần 10g đồng sulfat khan trong 100 ml nước,
Hòa tan X g đồng sulfat (TT) trong nước vừa đủ nghĩa là cần: 249,69/159,69 * 10 = 15,64 g CuSO4.5H2O.
100 ml. Vậy: X = 15,64g
Dung dịch đồng sulfat 0,5 M Nghĩa là để pha dung dịch 10% ta phải lấy 15,64 g CuSO4.5H2O pha loãng với nước
Hòa tan Y g đồng sulfat (TT) trong nước vừa đủ vừa đủ 100 ml
1000 ml. - Tương tự: 0,5M đồng sulfat, nghĩa là phải pha
Tính X, Y biết 0,5 * 159,69 g = 79,85 g đồng sulfat khan trong 1000 ml nước
Vậy Y = 249,69/159,69 * 79,85 = 124,85 g
Thực tế phòng thí nghiệm không có đồng sulfat Nghĩa là để pha dung dịch 0,5M ta phải lấy 124,85 g CuSO4.5H2O pha loãng với nước
khan mà chỉ có hóa chất sau: vừa đủ 1000 ml
Đồng sulfat ngậm 5 phân tử nước
CuSO4.5H2O = 249,69.

Bài 1. Giải thích cách pha dung dịch chuẩn độ Do acid HCl có 1 H+ (n = 1) nên đương lượng gam của nó: E = M/n = M (nồng độ
acid hydrocloric 1N theo DĐVN 5 đương lượng gam 1N = nồng độ mol 1M)
Để pha dung dịch chuẩn độ acid hydrocloric 1N, Pha dung dịch 1N nghĩa là cần có 1*36,46 = 36,46 g chất tan HCl trong 1000 ml
theo DĐVN 5 hướng dẫn như sau: dung dịch
Theo đầu bài, hàm lượng HCl: 35 % (kl/kl), nghĩa là có khoảng 35 g trong 100g dung
1. Pha gần đúng dung dịch chuẩn độ acid dịch (đổi 100g dung dịch ra thể tích theo công thức V(dd) = m (ct)/d = 100 / 1,18 =
hydrocloric 1N. 84,75 ml)
Lấy X ml acid hydrocloric đậm đặc (TT) pha loãng 35 g có trong 84,75 ml HCl đậm đặc
với nước vừa đủ 1000 ml. Vậy 36,46 g có trong X ml HCl đậm đặc. X = 36,46 * 84,75 / 35 = 88,29 ml
Nghĩa là để pha dung dịch 1N ta phải lấy 88,29 ml HCl đậm đặc pha loãng với nước
Tính X biết vừa đủ 1000 ml.
Acid hydrocloric (Acid hydrocloric đậm đặc) HCl
KLPT = 36,46 Áp dụng công thức tính đương lượng gam: E = M/n ta có
Khối lượng riêng: d = 1,18 g/ml. Acid hydrocloric: KLPT = 36,46; số mol n = 1 → E = 36,46/1 = 36,46 gam
Hàm lượng HCl trong dung dịch đậm đặc: 35 % Natri carbonat: KLPT = 106,00; số mol n = 2 → E = 106,00/2 = 53,00 gam
(kl/kl). Theo nguyên lý về đương lượng gam,
53,00 gam (Na2CO3) sẽ phản ứng hoàn toàn với 36,46 gam (HCl)
2. Xác định lại nồng độ chính xác của dung dịch Như vậy 0,5 gam (Na2CO3) sẽ phản ứng hoàn toàn với (36,46*0,5)/53,00 = 0,34396
chuẩn độ acid hydrocloric 1N. gam (HCl)
Tiến hành như sau: Do 1 ml dung dịch chứa 0,03646 g acid hydrocloric (HCl).
Cân chính xác khoảng 0,50 g chất chuẩn gốc natri Vậy Y = 0,34396/ 0,03646 = 9,4 ml
carbonat, hòa tan trong 50 ml nước, thêm 2 giọt
dung dịch da cam methyl (TT). Chuẩn độ bằng
dung dịch acid hydrocloric đã điều chế ở trên cho
đến khi chuyển sang màu hồng cam. Đun sôi 2
min, để nguội, chuẩn độ tiếp đến màu hồng cam.

Dự kiến để chuẩn độ đến điểm tương đương cần Y


(ml) dung dịch acid hydrocloric 1N.
Tính Y biết:
Acid hydrocloric: KLPT = 36,46; số mol n = 1
Natri carbonat: KLPT = 106,00; số mol n = 2
1 ml dung dịch chứa 0,03646 g acid hydrocloric
(HCl).

Bài 2. Giải thích cách pha dung dịch chuẩn độ 1. Do bạc nitrat có n = 1 nên đương lượng gam của nó: E = M/n = M (nồng độ
bạc nitrat 0,1N theo DĐVN 5 đương lượng gam 0,1N = nồng độ mol 0,1M)
Để pha dung dịch chuẩn độ bạc nitrat 0,1N, theo Pha dung dịch 0,1N nghĩa là cần có X = 0,1*169,87 = 16,987 g chất tan bạc
DĐVN 5 hướng dẫn như sau: nitrat trong 1000 ml dung dịch
Nghĩa là để pha dung dịch 0,1N ta phải lấy 16,987 g bạc nitrat pha loãng với nước vừa
1. Pha gần đúng dung dịch chuẩn độ bạc nitrat đủ 1000 ml.
0,1N.
Hòa tan X g bạc nitrat (TT) trong nước và pha 2. Áp dụng công thức tính đương lượng gam: E = M/n ta có
loãng vừa đủ 1000 ml. Bạc nitrat: KLPT = 169,87; số mol n = 1 → E = 169,87/1 = 169,87 gam
Natri clorid: KLPT = 58,44; số mol n = 1 → E = 58,44/1 = 58,44 gam
Tính X biết Theo nguyên lý về đương lượng gam,
Bạc nitrat (AgNO3) 58,44 gam (NaCl) sẽ phản ứng hoàn toàn với 169,87 gam AgNO 3
KLPT = 169,87 Như vậy 0,12 gam (NaCl) sẽ phản ứng hoàn toàn với (169,87*0,12)/58,44 = 0,34881
gam (AgNO3)
2. Xác định lại nồng độ chính xác của dung dịch Do 1 ml dung dịch chứa 0,01699 g bạc nitrat (AgNO3).
chuẩn độ bạc nitrat 0,1N. Vậy Y = 0,34881/ 0,01699 = 20,5 ml
Tiến hành như sau:
Cân chính xác khoảng 0,12 g chất chuẩn gốc natri
clorid, hòa tan trong 50 ml nước, thêm vài giọt
dung dịch kali cromat (TT). Chuẩn độ bằng dung
dịch bạc nitrat đã điều chế đến khi xuất hiện tủa
màu đỏ nhạt.

Dự kiến để chuẩn độ đến điểm tương đương cần Y


(ml) dung dịch bạc nitrat 0,1N.
Tính Y biết:
Bạc nitrat: KLPT = 169,87; số mol n = 1
Natri clorid: KLPT = 58,44; số mol n = 1
1 ml dung dịch chứa 0,01699 g bạc nitrat (AgNO3).

Bài 3. Bài 3.1 trang 112


1. Một dung dịch của một chất thuốc có nồng 1. Cùng bước sóng 255 nm:
độ 6,4.10-5 M, đo độ hấp thụ của dung dịch này
ở bước sóng 255 nm, dùng cuvet 1cm thu Ở nồng độ 6,4.10-5 M, cuvet 1cm có độ hấp thụ A = 0,847
được mật độ quang A = 0,847.
Tính hệ số hấp thụ phân tử ɛ của chất ở 255 Vậy ở nồng độ 1 M, cuvet 1cm có độ hấp thụ A = 1*0,847/(6,4.10 -5) = 0,132*105
nm?
2. Cân chính xác 10,0 mg của thuốc nói trên (có Theo định nghĩa độ hấp thụ phân tử ta có ɛ = 0,132*105
KLPT = 200,0) đem hòa tan trong nước vừa đủ
1 lít. Đo độ hấp thụ ở λ 255nm với cuvet 1cm 2. Áp dụng công thức:
được A = 0,556.
Hãy tính độ tinh khiết của mẫu thuốc? A = K.C.L

L = 1 cm

A = 0,556

C (mol/l) = n/V = (m/M)/V = m/(M*V) = (10/1000)/(200*1) = 5.10 -5

Tính giống như câu 1:

Ở nồng độ 5.10-5 M, cuvet 1cm có độ hấp thụ A = 0,556

Vậy ở nồng độ 1 M, cuvet 1cm có độ hấp thụ A = 1*0,556/(5.10 -5) = 0,1112*105

Theo lý thuyết độ hấp thụ phân tử là ɛ = 0,132*105 (kết quả câu 1)

Như vậy độ tinh khiết của mẫu: là (0,1112*105)/ (0,132*105)*100 = 84,2%

Bài 4. Bài 3.3 trang 112


Tolbutamid có KLPT = 270,4; hệ số hấp thụ Áp dụng công thức:
phân tử ɛ = 703 ở 262 nm. Nếu một viên nén A = K.C.L
tolbutamid được hòa tan trong nước và hòa
loãng tới đủ 2500ml thì độ hấp thụ của nó A = L = 1 cm
0,520 ở 262 nm, cuvet 1cm. Hãy tính hàm lượng A = 0,520
tolbutamid trong viên? K = ɛ = 703
Tính được C (mol/l) = A/(ɛ*L) = 0,520/(703*1)
Ta lại có C (mol/l) = n/V = (m/M)/V = m/(M*V)
Suy ra: m = C*M*V = (0,520/(703*1))*270,4*(2500/1000) = 0,5 gam
Vậy hàm lượng tolbutamid trong viên = 500 mg.

Bài 5. Bài 5.13 trang 170


Người ta tiến hành định lượng paracetamol 1. m (trung bình 20 viên) = 14,6853/ 20 = 0,7343g
trong viên nén paracetamol 500 mg như sau:
Cân 20 viên được khối lượng 14,6853g. Nghiền Trong một viên nén có khoảng 500 mg paracetamol nên cân 0,2205 g bột viên sẽ tương
mịn, cân 0,2205 g bột viên, hòa tan trong vừa ứng khoảng: 0,2205/0,7343*500 = 150,14mg
đủ 200 ml dung môi. Lắc đều, lọc. Pha loãng
1,00 ml dịch lọc thành 100,0 ml trong bình định 2. Áp dụng công thức:
mức bằng dung môi. Mật độ quang của dung
dịch này ở 257 nm là 0,501. A = K.C.L
Yêu cầu: Hàm lượng paracetamol, C8H9NO2,
phải đạt từ 95,0 % đến 105,0 % so với lượng L = 1 cm
ghi trên nhãn.
Hỏi chế phẩm có đạt yêu cầu về hàm lượng A = 0,501
không?
Biết paracetamol có A (1%, 1cm) ở bước sóng K = A (1%, 1cm) = 715
257 nm là 715. Khối lượng riêng của nước: d =
1 g/ml. Tính được nồng độ trong mẫu đo là C (%) = A/(K*L) = 0,501/(715*1) = 7*10 -4

Do pha loãng 100 lần (Pha loãng 1,00 ml dịch lọc thành 100,0 ml), nên nồng độ trong
mẫu ban đầu là: C (%) = 100*7*10-4 = 7*10-2 gam.

Như vậy trong dung dịch ban đầu:

Có 7*10-2 gam paracetamol trong 100 gam dung dịch (do khối lượng riêng của nước d=
1g/ml nên 100 gam tương ứng 100 ml dung dịch)

Trong 200 ml ban đầu sẽ có: 2*7*10-2 = 0,14 gam = 140mg

Vậy hàm lượng viên là: 140/150,14 * 100 = 93,25%, không đạt yêu cầu.
Bài 6. Bài 5.14 trang 170 1. Áp dụng công thức
Thử độ hòa tan của viên nén ciprofloxacin 250 Achuẩn = K.Cchuẩn.L
mg theo DĐVN 5, sau khi dừng khuấy, pha Athử = K.Cthử.L
loãng chính xác môi trường hòa tan trong mỗi Do đo trong cùng điều kiện (K, L giống nhau) nên: Achuẩn/Athử = Cchuẩn/Cthử
cốc thử 50 lần. Đo độ hấp thụ của các dung Do pha loãng nên ta có Cthử = Cthử ban đầu /50
dịch này theo điều kiện đã cho được kết quả Suy ra: Achuẩn/Athử = Cchuẩn/Cthử = 50* Cchuẩn/Cthử ban đầu
lần lượt tương ứng với các cốc 1; 2; 3; 4; 5 và 6 Áp dụng công thức trên tính được lần lượt:
là 0,435; 0,346; 0,462; 0,378; 0,489 và 0,408. Viên 1. Cthử ban đầu = 50*5,5*0,435/0,505 = 236,88 µg/ ml
Yêu cầu: Không được ít hơn 80 % (Q) Viên 2. Cthử ban đầu = 50*5,5*0,346/0,505 = 188,42 µg/ ml
ciprofloxacin so với lượng ghi trên nhãn được Viên 3. Cthử ban đầu = 50*5,5*0,462/0,505 = 251,58 µg/ ml
hòa tan. Viên 4. Cthử ban đầu = 50*5,5*0,378/0,505 = 205,84 µg/ ml
Hỏi chế phẩm có đạt yêu cầu về độ hòa tan Viên 5. Cthử ban đầu = 50*5,5*0,489/0,505 = 266,29 µg/ ml
không? Viên 6. Cthử ban đầu = 50*5,5*0,408/0,505 = 222,18 µg/ ml
Cho biết: Thể tích môi trường hòa tan là 900 ml 2. Do thể tích môi trường hòa tan là 900 ml và hàm lượng trên nhãn là 250 mg nên ta
nước cất, dung dịch ciprofloxacin chuẩn nồng có kết quả sau
độ 5,5 µg/ ml có độ hấp thụ là 0,505 đo trong Viên 1. Hàm lượng so với nhãn = (236,88*900/1000)/250*100 = 85,28%
cùng điều kiện. Viên 2. Hàm lượng so với nhãn = (188,42*900/1000)/250*100 = 67,83%
Viên 3. Hàm lượng so với nhãn = (251,58*900/1000)/250*100 = 90,57%
Viên 4. Hàm lượng so với nhãn = (205,84*900/1000)/250*100 = 74,10%
Viên 5. Hàm lượng so với nhãn = (266,29*900/1000)/250*100 = 95,86%
Viên 6. Hàm lượng so với nhãn = (222,18*900/1000)/250*100 = 79,98%
Kết luận mẫu không đạt do có 3 viên (2, 4, 6) thấp hơn Q + 5%

You might also like