You are on page 1of 111

TÁC HẠI CỦA KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP

Stt Chất ô Tác động


nhiểm
01 Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi.
- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá.
02 Khí axít ( - Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu;
NOx, SOx ) - SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu;
- Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và
cây trồng;
- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ vật liệu bê tông
và các công trình nhà cửa;
- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzon.
03 Oxyt cacbon - Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào
(CO) do CO kết hợp với hemoglobin và biến thành cacboxyhemoglobin.
04 Khí cacbonic - Gây rối loạn hô hấp phổi;
(CO2) - Gây hiệu ứng nhà kính;
- Tác hại đến hệ sinh thái.
05 Tổng - Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu,
hydrocarbon rối loạn giác quan có khi gây tử vong.
HỆ THỐNG XỨ LÝ MÔI TRƯỜNG VŨNG ÁN 1

Phun

Châm dung
dịch đá vôi
Khí thoát

Phun đá vôi

Oxi hoá

Thạch cao Xả nước


HỆ THỐNG LỌC BỤI
1. Lọc bụi tĩnh điện (ESP: Electro-Static Precipitators)
• ESP loại khô
• ESP loại ướt
• De-Tar ESP
• ESP cho hầm ống
2. Lọc bụi túi
3. Lọc bụi túi tĩnh điện (eBF)
Lọc bụi tĩnh điện (ESP)
• Lọc bụi tĩnh điện (ESP) là thiết bị lọc bụi bằng
phương pháp tĩnh điện. Nguyên lý của ESP là:
Khi dòng khói đi qua điện trường (được tạo bởi
dòng điện một chiều có hiệu điện thế cao) dòng
khói sẽ bị điện li tạo thành các điện tử, các ion âm
và các ion dương. Bụi trong khói khi đi qua điện
trường cũng bị nhiễm điện, các hạt bụi nhiễm điện
sẽ bị hút về phía các điện cực trái dấu và bám trên
bề mặt các điện cực. Sau một thời gian bụi bám
trên bề mặt điện cực sẽ có chiều dày nhất định thì
sẽ được hệ thống búa gõ, máy rung tách các hạt
bụi và đưa về phễu thu hồi.
Lọc bụi tĩnh điện (ESP)
• Ưu điểm chính của ESP so với các phương
pháp lọc bụi khác là:
– Hiệu suất khử bụi cao: Có thể hơn 99%
– Tổn thất áp lực dòng nhỏ
– Có thể lọc được bụi có kích thước rất nhỏ: 0.1µm
– Tiêu hao điện năng thấp
– Lưu lượng khói đi qua thiết bị lớn
– Chịu được nhiệt độ cao: có thể lên đến 4500C,..
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ ESP
ESP loại khô
Trong hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP), dòng điện một
chiều có hiệu điện thế cao được dùng để tạo ra một cực
phóng hồ quang, làm cho các hạt bụi lơ lửng trong khí
thải nhiễm điện và thu chúng bởi các điện cực thu. Hệ
thống ESP sử dụng hiệu quả để loại bỏ các hạt bụi có kích
cỡ trong phạm vi (0.1 µm) với đặc điểm rất khó thu được
khi sử dụng phương pháp trọng lực hay dùng lực ly tâm.
Trong hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP), dòng điện một
chiều có hiệu điện thế cao được dùng để tạo ra một cực
phóng hồ quang, làm cho các hạt bụi lơ lửng trong khí
thải nhiễm điện và thu chúng bởi các điện cực thu. Hệ
thống ESP sử dụng hiệu quả để loại bỏ các hạt bụi có kích
cỡ trong phạm vi (0.1 µm) với đặc điểm rất khó thu được
khi sử dụng phương pháp trọng lực hay dùng lực ly tâm.
ESP loại khô
Ưu điểm
- Thiết kế hệ thống theo yêu cầu của khách hàng.
- Thu tách bụi với dòng khí lý tưởng bằng điện cực
thu bụi G-OpzelTM.
- Tạo điện năng hiệu quả với Dura-TrodeTM
- Làm sạch với gõ cực điện MIGITM (Xung lực tác
động bởi từ tính)
- Bán xung và xung đem lại hiệu quả thu tách bụi
cao và tiết kiệm năng lượng.
ESP loại ướt
• ESP kiểu ướt có nhiều điểm giống với kiểu khô cả về
nguyên lý và thiết kế, tuy nhiên một khác biệt cơ bản là
loại ướt được sử dụng trong môi trường nhiệt độ khí
bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ đọng sương. Ngoài ra, các
cơ cấu liên kết gõ tách bụi của hệ thống khô được thay
thế bởi hệ thống rửa không liên tục sử dụng nước hoặc
các chất lỏng khác để tách bụi trên cực thu.
• ESP kiểu ướt có ưu điểm thu được các hạt bụi có tính
bền cao và các hạt kích cỡ nhỏ ở trạng thái khí. Hai loại
chuẩn của ESP kiểu ướt: Loại lược tổ ong với dòng
chảy dọc và loại G-opzel với dòng chảy ngang.
ESP loại ướt
Ưu điểm:
- Bảo đảm độ thải hạt bụi thấp
- Hiệu quả thu lọc bụi rất cao với cả bụi và
sương mù
- Thiết kế màn nước có hiệu quả
- Thiết kế đa dạng các loại điện cực phóng
- Thiết bị xử lý nước thải tổng hợp.
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ ESP ƯỚT
Lọc bụi túi
Lọc bụi túi được sử dụng rộng rãi cho một số các ngành công nghiệp bao gồm luyện
thép, kim loại màu, xi măng, hoá chất, gỗ và các nhà máy đốt tiêu hủy chất thải. Việc
lựa chọn công nghệ lọc bụi túi phụ thuộc vào loại khí cần được làm sạch và thuộc
tính kỹ thuật của các loại bụi cần được tách lọc.
Ưu Điểm
(1) Thiết bị lọc bụi túi với dòng khí hướng ngược.
- Thích hợp với lưu lượng dòng khí lớn từ: 1,500~100,000 m3/phút).
- Tỉ lệ giao diện của màng lọc và không khí thấp.
- Thiết kế đơn giản, giảm thiểu các bộ phận không cố định.
- Dễ bảo trì, sửa chữa
- Có ngăn biệt lập thông khí tiện lợi cho việc bảo trì.
(2) Thiết bị lọc bụi túi dùng phản lực xung.
- Phạm vi ứng dụng đa dạng từ 50~25,000m3/phút
- Việc thay túi lọc được thực hiện ở mặt sạch của túi nên không cần thiết bị thông khí
khi tiến hành bảo trì
- Tỉ lệ giao diện của màng lọc và không khí cao.
- Không gian lắp đặt nhỏ.
Lọc bụi túi
3) Lọc bụi gốm
Túi lọc bằng gốm có độ tin cậy, tính hiệu quả cao và có thể
làm việc trong điều kiện nhiệt độ trên 250°C, nhiệt độ này có
thể coi là nhiệt độ tới hạn cho bộ lọc vải thông thường. Với
tính năng làm việc ở nhiệt độ cao, không cần hệ thống phòng
chống cháy, thiết bị chống tia lửa, làm mát hoặc tháp phun dó
đó bộ lọc bằng sứ có ưu điểm tiết kiệm năng lượng và nước.
Túi lọc bằng gốm có thể được dùng trong trường hợp nhiệt độ
lên tới 9000C và cho hiệu quả cao đối với hạt bụi mịn. Ngoài
ra, nó có khả năng chống tia lửa điện, hạt nóng sáng và ngọn
lửa ngẫu nhiên. Túi lọc bằng gốm có khả năng chống ăn mòn
bởi axít và kiềm.
Lọc bụi túi
Lọc bụi túi tĩnh điện (eBF)
• Trong thiết bị lọc bụi túi tĩnh điện, luồng khí được đưa
qua hệ thống tĩnh điện trước khi được dẫn qua hệ thống
túi lọc. Bộ lọc bụi túi tĩnh điện được thiết kế và hoạt
động với chi phí thấp hơn so với hệ thống chỉ sử dụng
lọc bụi túi đơn thuần. Nó kết hợp những đặc điểm nổi
bật của hệ thống ESP và hệ thống lọc bụi túi.
• Lực tĩnh điện được sử dụng để giải quyết sự tổ thất áp
suất trong quá trình sử dụng hệ thống lọc bụi túi. Các
hạt bụi được tích điện tạo thành các lớp có hình nhánh
cây trên bề mặt của lưới lọc, ngăn chặn các hạt bụi
thâm nhập vào bộ lọc tránh hiện tượng tắc túi lọ. Thiết
bị túi lọc tĩnh điện đạt hiệu suất thu bụi cao.
Lọc bụi túi tĩnh điện (eBF)
Lọc bụi túi tĩnh điện (eBF)
Thiết bị khử bụi Vũng Án 1
(cho một tổ máy)
• Loại Tĩnh điện
• Số lượngHai (2)
• Hiệu suất Trên 99,65%
• Mức phát thải bụi 140mg/Nm3 tại miệng ra
ống khói
Thiết bị khử bụi Vũng Án 1
(cho một tổ máy)
Nhiệm vụ của hệ thống:Thu lại lượng tro bay theo khói là sản
phẩm của quá trình đốt cháy than trong buồng đốt của lò hơi để
làm sạch lượng bụi cơ học trong khói trước khi thải ra môi trường.
Hệ thống được sử dụng là bộ lọc bụi tĩnh điện (ESP)
Các chỉ tiêu thiết kế lọc bụi như sau:
 Thể tích khói vào lọc bụi: 918540 m3/h
 Độ ẩm trong khói: 6,15%
 Nhiệt độ khói vào 120 độ C
 Độ giảm nhiệt độ đầu vào và đầu ra < 7 độ C
 Áp lực khói : 167 mmWg
 Tổn thất áp suất < 20,4 mmWg
 Vân tốc khói trung bình trong ESP: 1,01 m/s
 Nồng độ bụi đầu vào 45,86 g/m3
 Nồng độ bụi đầu ra: < 100 mg/m3
 Hiệu suất lọc bụi : 99,78%
Thiết bị khử bụi Vũng Án 1
(cho một tổ máy)
Cấu trúc hệ thống bao gồm: Mỗi lò hơi có 2 nhánh khói, mỗi
nhánh có một bộ ESP, mỗi bộ bao gồm: 4 trường lọc bụi gồm các
bản cực dương, âm đặt trong vỏ kín. Mỗi trường có bố trí thiết bị
làm sạch các bản cực nhờ hệ thống máy rung và gõ bản cực. Hệ
thống cấp nguồn điện một chiều tạo ra từ trường gồm các máy
biến áp tăng áp và các bộ chỉnh lưu có điều khiển. Mỗi nhánh có
một hệ thống thu tro và vận chuyển đến xilo chứa bao gồm mỗ
trường có một phếu thu dẫn đến đường ống chung và nhờ bơm
hút chân không vận chuyển lên xilo.
Nguyên lý làm việc: Dựa trên nguyên lý sự phóng điện trong
điện môi. Điện áp cấp cho các trường lọc bụi là nguồn một chiều
từ 35 kV đến 78kV (hiệu quả nhất từ 50-60kV). Dòng khói có
bụi đi qua ESP, các hạt tro bị nhiễm điện và dưới tác dụng của
điện trường đặt vào cực phóng và cực lắng, bụi sẽ chuyển động
theo hướng điện trường và bám vào điện cực trái dấu. Việc tách
tro khỏi bản cực nhờ trọng lượng riêng của tro, nhờ sự phóng
điện giữa 2 bản cực và nhờ hệ thống rung gõ.
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ ESP
FGD : Flue Gas Desulfur
Hệ thống khử lưu huỳnh
1. FGD chu trình ướt
– Giới thiệu chung FGD
– Khử lưu huỳnh bằng đá vôi
– Khử lưu huỳnh bằng nước biển
– Khử lưu huỳnh bằng hợp chất Mg, Na
– Khử lưu huỳnh bằng nước thải kiềm
2. FGD chu trình bán khô
3. FGD chu trình khô
FGD chu trình ướt
– Giới thiệu chung FGD
– Khử lưu huỳnh bằng đá vôi
– Khử lưu huỳnh bằng nước biển
– Khử lưu huỳnh bằng hợp chất Mg, Na
– Khử lưu huỳnh bằng nước thải kiềm
Hệ thống FGD (hệ thống khử lưu
huỳnh)
Khí hoá thạch được sử dung rất nhiều trong các ngành công nghiệp hiện nay; và khi
cháy, chúng sinh ra một lượng lớn acid sulphuric (SOx). Một khi loại acid độc hại này
được đưa vào khí quyển, nó sẽ đe doạ môi trường sống của con người như một loại ô
nhiễm thứ cấp, ví dụ như mưa acid.
Đã nghiên cứu và tách được acid sulphuric (SOx) sinh ra trong quá trình vận hành với
hệ thống khử lưu huỳnh FGD có hiệu quả cao để bảo vệ môi trường.
01 Quy trình ướt
- Khử lưu huỳnh bằng đá vôi và thạch cao ướt.
- Khử lưu huỳnh bằng nước biển
- Khử lưu huỳnh bằng magnesium Hydroxide ướt.
- Khử lưu huỳnh bằng nước thải kiềm.
02 Quy trình bán khô
- Hệ thống GSA.
- Hệ thống SDR.
03 Quy trình khô
- Quy trình NaHCO3.
- Hệ thống phun bột kiềm.
Khử lưu huỳnh bằng đá vôi
1.Quy Trình Đá Vôi và Thạch Cao Ướt :
Lưu huỳnh ôxit (SOx) phát ra trong quá trình đốt nhiên liệu có tính
độc cao và gây ra mưa axit. Nó được hình thành trong quá trình đốt
cháy các nhiên liệu có chứa lưu huỳnh như than đá và dầu.
Quá trình đá vôi - thạch cao ướt sử dụng một bộ lọc ẩm để loại bỏ khí
lưu huỳnh ôxit trong khí thải. Đá vôi hoặc vôi tôi được sử dụng như
chất hấp thụ. Chất hấp thụ phản ứng với Sox, sản phẩm sau phản ứng
là thạch cao. Thạch cao được thải ra được tái chế thành các sản phẩm
công nghiệp hoặc được dùng trong công nghiệp xi măng.
SO2 được loại bỏ từ khí trong tháp hấp thụ hoặc từ bộ lọc khí bằng
cách sử dụng bùn đá vôi. Việc hấp thụ khí SO2 bị ôxi hoá trong lò hấp
thụ để tạo ra tinh thể canxi sun phát (thạch cao). Độ pH trong lò hấp
thụ thay đổi tuỳ thuộc vào lượng SO2 cần được loại bỏ và được điều
chỉnh bằng cách thêm bùn đá vôi. Đặc điểm này cho phép quá trình
sản xuất được liên tục nâng cao độ nguyên chất của thạch cao.
Khử lưu huỳnh bằng đá vôi
• Thạch cao từ lò hấp thụ được cô đặc tại một
hydrocyclone và sau đó hơn 90% nước được loại bỏ
bởi một bộ lọc chân không. Ngoài ra máy ly tâm có
thể được sử dụng thay cho các bộ lọc chân không
được dùng để tách nước từ hỗn hợp thạch cao.
• Ưu điểm
- Hiệu quả cao
- Tiêu tốn chất hấp thụ ít và điện năng tiêu thụ thấp
- Độ tin cậy và gía trị lợi ích cao.
- Độ ổn định của sản phẩm phụ (thạch cao).
Khử lưu huỳnh bằng đá vôi
2. Công nghệ khử ướt để khử SO2
Công nghệ khử ướt được dùng cho lò hơi than phun hay còn gọi là lò
PC (Pulverized coal). Nguyên lý như sau
Bước 1: S tạo ra SO2
S + O2 ----- > SO2 phản ứng cháy
Bước 2: Khử SO2 bằng các phản ứng
CaCO3 (đá vôi dạng dung dịch)+ SO2 -----> CaSO3 (dung dịch)
CaSO3 + ½ O2 (dùng máy sục tạo oxy)-----> CaSO4(thạch cao)
Khử lưu huỳnh bằng đá vôi
Để khử ướt, trong nhà máy nhiệt điện phải có hệ thống khử SO2 mà gọi
tắt là FGD (flue gas desulfur). Đá vôi được nghiền sao cho đá vôi ở dạng
dung dịch (milky). Khói thoát khỏi lọc bụi có chứa SO2, được quạt khói
hút ra khỏi lọc bụi. Qua quạt khói được phân thành hai luồng, 1 luồng
qua FGD rồi dấn tới ống khói, 1 luồng được dẫn trực tiếp tới ống khói.
Tùy vào mức độ phát thải SO2 cho phép mà người ta đưa 1 phần khói có
chứa SO2 vào buống FGD để khử SO2 và một phần khói ra thẳng ống
khói. Khi khói đi vào buồng FGD, hệ thông phun dung dịch đá vôi vào
luồng khói lúc này, các phản ứng ở bước 2 được thực hiện, ban đầu tạo ra
CaSO3 và dung dịch này rơi xuống đáy buồng FGD và có hệ thống sục
khí tạo ô xy để sinh ra CaSO4, nhưng phản ứng vẫn còn CaCO3, do vâỵ
phải có bơm tuần hoàn tiếp tục bơm phun hốn hợp CaCO3, CaSO3 và
CaSO4 vào khói để bắt SO2 trong khói.
Cho đến khi được nồng độ CaSO4 nhất định thì lúc này được CaSO4 ở
dạng bùn, để lấy được CaSO4 dạng khô cho các mục đích thương mại
khác, người ta bố trí hệ thống băng tải lọc chân không để hút nước ra
khỏi CaSO4 dạng bùn.
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
Khử lưu huỳnh SO2 bằng nước biển
• Khí lưu huỳnh dioxit, được tạo ra từ các nhiên liệu hoá thạch như dầu
đốt và than đá, có thể là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit
và các nguyên nhân gây suy thoái môi trường.
• Kể từ khi phát triển hệ thống FGD 30 năm trước đây, chúng tôi đã lắp
đặt nhiều hệ thống FGD cho nồi hơi, động cơ diesel, vòm nhà, lò nung
và hệ thống mái.
• Hệ thống FGD loại bỏ Sox và bụi từ khí lò. Chúng tôi đã lắp đặt số
lượng lớn tại Châu Á và đã được đánh giá rất cao từ người sử dụng.
• Trong hầu hết các trường hợp, Mg(OH)2 được sử dụng để hấp thụ và khí
thải ra là (MgSO4) vô hại dung môi từ hệ thống.
• Tuy nhiên, khi nước biển có sẵn cho các nhà máy điện, nó được chứng
minh thân thiện với môi trường sẽ được sử dụng như một tác nhân hấp
thụ của hệ thống FGD hơn so với Mg(OH)2.
• Hệ thống này cần nước biển, không khí và một số lượng nhỏ nước công
nghiệp. Nó không sử dụng bất cứ loại hoá chất nào. Không cần hoá chất,
hệ thống có thể loại bỏ khí SOx và nước thải của nó là vô hại
• Chúng tôi đã phát triển thành công hệ thống. Dưới đây là giới thiệu
chung về hệ thống FGD
SƠ ĐỒ KHỐI
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
• 1. Giới thiệu hệ thống
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
1. Giới thiệu hệ thống
• Hệ thống FGD nước biển sử dụng nước biển làm mát từ
bình ngưng để hấp thụ và trung hoà SO2 từ khí lò. Khí
SO2 trong nước biển tác dụng với ôxy trong không khí
xung quanh để tạo ra ion sulfat (SO42-) trước khi xả ra
biển.
• Các phần chính của công nghệ này là:
1. Chỉ sử dụng nước biển và không khí.
2. Không sử dụng hoá chất.
3. Không phải xử lý sản phẩm.
• FGD nước biển cung cấp một hệ thống hoàn toàn tự
động, quá trình có thể được theo dõi đầy đủ từ phòng
điều khiển.
2. Phản ứng hoá học hấp thụ khí SO2
• Nước biển chứa kiềm, và nó có nồng độ pH trong
khoảng từ 8.0 đến 8.3.
• Do phản ứng hoá học giữa nước biển có tính kiềm
và khí SO2 trong lò, khí lò có thể được khử lưu
huỳnh. Dưới đây là các phản ứng hoá học:
• SO2 + Na2CO3 + H2O →
Na2SO3 + 1/2NaHSO3 + NaHCO3
• SO2 + NaHCO3 + H2O → NaHSO3 + H2
CO3
3.Quá trình ôxi hoá
Nước đầu vào của bể chứa Na2SO3, NaHSO3,
H2CO3 và NaHCO3. Khí ôxy được sục vào trong bể,
quá trình ôxy hoá xảy ra.
① NaSO3 + 1/2O2 → NaSO4
② NaHSO3 + 1/2O2 → NaHSO4
③ H2CO3 →Sục khí→ H2O + CO2↑
Cả hai phản ứng 1 và 2 là phản ứng ôxy hoá mà
COD thấp.
Và phản ứng 3 giải phóng CO2, nồng độ pH tăng
lên.
• SO2 (gas)  SO2 (liquid) (1)
• SO2 + H2O  HSO3- + H+ (2)
• HSO3  SO3- + H+ (3)
• SO3- + 1/2O2  SO4 2- (4)
Sulfur dioxide được hấp thụ trong nước, phản ứng (1).
Việc hấp thụ SO2 phản ứng với nước để tạo thành sulfite,
SO3- và ion hydro ( H +), phản ứng (2) và (3).
Phản ứng oxy hóa, (4), tiêu thụ sulfite.
Điều này dẫn đến một độ pH thấp hơn bởi vì phản ứng (2)
và (3) được đẩy sang bên phải.
• SO2(gas) + H2O + 1/2O2(gas) => SO42- + 2H+
FGD chu trình ướt
• Để khử ướt, trong nhà máy nhiệt điện phải có hệ thống khử SO2
mà gọi tắt là FGD (flue gas desulfur). Đá vôi được nghiền sao
cho đá vôi ở dạng dung dịch (milky). Khói thoát khỏi lọc bụi có
chứa SO2, được quạt khói hút ra khỏi lọc bụi. Qua quạt khói
được phân thành hai luồng, 1 luồng qua FGD rồi dấn tới ống
khói, 1 luồng được dẫn trực tiếp tới ống khói. Tùy vào mức độ
phát thải SO2 cho phép mà người ta đưa 1 phần khói có chứa
SO2 vào buồng FGD để khử SO2 và một phần khói ra thẳng ống
khói. Khi khói đi vào buồng FGD, hệ thông phun dung dịch đá
vôi vào luồng khói lúc này, các phản ứng ở bước 2 được thực
hiện, ban đầu tạo ra CaSO3 và dung dịch này rơi xuống đáy
buồng FGD và có hệ thống sục khí tạo ô xy để sinh ra CaSO4,
nhưng phản ứng vẫn còn CaCO3, do vâỵ phải có bơm tuần hoàn
tiếp tục bơm phun hốn hợp CaCO3, CaSO3 và CaSO4 vào khói
để bắt SO2 trong khói.
Khử lưu huỳnh bằng hợp chất Mg,
Na
Quy Trình FGD Mg/Na Ướt
Phương pháp lọc ướt bằng cách sử dụng tấm Moretana và mangan
hyroxit Mg(OH)2 hoặcNatri hydroxit (NaOH) theo số liệu thống kê thì
có hơn 51% thị trường tại Nhật và 90% thị trường tại Đài Loan sử dụng
phương pháp này. Quá trình tối ưu đã được chứng minh, nó sử dụng
dung dịch Mg(OH)2 hoặc NaOH như chấp hấp thụ để khử khí SO2 chứa
trong dòng khí thải phát ra từ phía nồi hơi. Khí SO2 và một số bụi được
giữ lại khi dòng khí đi qua và tiếp xúc chất lỏng.
Hiệu suất khử khí SO2 có thể đạt giá trị mong muốn bằng cách tăng
nồng độ pH và SO32- của chất hấp thụ. Nồng độ pH tăng sẽ làm giảm
độ hòa tan của MgSO3 dẫn đến hiện tượng MgSO3 đóng cạn. Để ngăn
hiện tượng lắng cặn bùn do bồi lắng và để tối ưu hoá quy trình khử lưu
huỳnh, điều quan trọng là cần kiểm soát nồng độ pH và mức SO32- chứa
trong chất hấp thụ. Mức tối ưu được xác định bởi nồng độ SO2 thoát ra
từ tháp hấp thụ.
Khử lưu huỳnh bằng hợp chất Mg,
Na
Nhìn chung, độ pH của chất hấp thụ thường
được sử dụng trong khoảng 6.0 đến 6.5 và nồng
độ ion SO32- nên dưới 0.1 mol/L. Nồng độ ion
SO32- của chất hấp thụ được kiểm soát bằng cách
điều chỉnh lượng không khí ôxy hoá.
Ưu điểm
- Hoạt động và bảo dưỡng dễ dàng.
- Kết cấu đơn giản và kích thước nhỏ gọn.
- Đã được chứng minh trong thực tế
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
ỨNG DỤNG
Khử lưu huỳnh bằng nước thải kiềm
FGD Sử Dụng Nước Thải Kiềm
Việc sử dụng nước thải kiềm dẫn đến không cần
thiết phải sử dụng các loại hóa chất tốn kém.
Điều này làm giảm chi phí năng lượng do tổn
thất áp lực ít hơn.
Ưu điểm
- Hiệu suất khử đạt trên 95%.
- Giảm chi phí cho hoá chất và năng lượng.
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
FGD chu trình bán khô
FGD chu trình bán khô
Công nghệ GSA (Kỹ thuật Tầng Sôi)
Trong hệ thống GSA, các hạt bụi từ khí lò, sản phẩm phản ứng, các hóa chất
kiềm đưa vào hệ thống và nổi bên trong lò phản ứng. Chúng được tiếp xúc với
khí thải để loại bỏ các chất ô nhiễm khác nhau với hiệu quả cao.
Nồng độ bụi bên trong hệ thống lò phản ứng GSA cao hơn 50 đến 100 lần so
với lò phản ứng thông thường. Bề mặt của từng hạt bụi được phủ một lớp hóa
chất kiềm được phun vào lò phản ứng dưới dạng bùn hoặc rắn. Các hạt bụi sau
khi được phủ lớp chất kiềm được tiếp xúc với hợp chất có tính axít như SOx,
HF và HCl để trung hòa và loại bỏ chúng.
Các hạt bụi lớn trong dòng khí được tách lọc chủ yếu tại các cyclone và được
tách lọc triệt để khi dòng khí qua ESP hoặc lọc bụi túi trước khi chỉ còn không
khí sạch được thoát ra môi trường bên ngoài.
Các sản phẩm của phản ứng và bụi được thu lại từ các cyclone được tái chế và
được sử dụng như một lớp hấp thụ trong lò phản ứng. Điều này đồng nghĩa chi
phí vận hành thấp hơn do sự tái sử dụng các hóa chất có tính kiềm. Hệ thông
GSA có thể hoạt động với chi phí tối thiểu theo mục đích tỷ lệ xả nếu chúng
được liên kết đến một hệ thống kiểm soát khí axít.
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
FGD chu trình bán khô
Ưu điểm
- Thời gian lắp đặt ngắn bởi các module thiết kế
linh hoạt.
- Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thấp.
- Tiết kiệm được chi phí hoạt động do tái sử
dụng được hóa chất.
- Hệ số phản ứng để tách lọc cao.
FGD chu trình khô
Trong tất cả các loại than để đốt trong lò hơi đều chứa hàm lượng lưu
huỳnh nhất định, lưu huỳnh trong than khi cháy tạo thành SO2 theo khói
thải ra ngoài môi trường, đây là nguyên nhân tạo ra các trận mưa axit vì
vậy chúng ta phải khử SO2 không để nó phát thải ra môi trường. Tùy
thuộc vào công nghệ lò hơi mà người ta dùng CaCO3 để khử SO2. Hiện
nay ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam thường dùng 2 công nghệ khử
SO2 đó là Khử khô và Khử ướt.
Công nghệ khử khô để khử SO2 được dùng cho lò hơi bong bóng, lò hơi
tầng sôi tuần hoàn. Nguyên lý như sau:
Bước 1: S tạo ra SO2
S + O2 ----- > SO2 phản ứng cháy
Bước 2: Khử SO2 bằng các phản ứng
CaCO3 (đá vôi) -----> CaO (vôi) + CO2 (phản ứng cháy)
SO2 + ½ O2 + CaO -----> CaSO4(thạch cao) (trong buồng đốt)
FGD chu trình khô
• Công nghệ khử khô này phải có hệ thống máy nghiền đá
vôi, đá vôi thường được nghiền dưới dạng bột với kích cỡ
hạt từ 100 đến 800 Micron (không được quá mịn và không
được quá thô). Nhiệt độ để phản ứng xảy ra tối ưu từ 840
đến 900 độ C. Dựa vào lượng lưu huỳnh chứa trong than mà
người ta lựa chọn tỉ lệ đá vôi với than trong phản ứng cháy.
Với than xít ở Việt nam, tỉ lệ đá vôi và than là 1:11, 1:12,
1:12.5, với loại than nâu của Việt Nam, tỉ lệ là 1:8, 1:9. Đá
vôi được phun vào lò để cháy cùng than để khử lưu huỳnh
trong than.
Trong quá trình điều khiển, dựa vào độ phát thải SO2 đo
được tại ống khói mà người vận hành có để điều chỉnh
lượng đá vôi đưa vào trong buồng đốt.
Khử lưu huỳnh (FGD)
Vũng Án 1
• Công nghệ khử lưu huỳnh Công nghệ ướt, sử dụng đá
vôi, sản phẩm là thạch cao.
• Số tháp lọc khí Hai (2) cho cả nhà máy
• Hiệu suất khử lưu huỳnh Trên 82%
• Mức phát thải SOx 350mg/Nm3 tại miệng ra ống khói
• Tiêu thụ đá vôi ~72.000 tấn / năm
• Xử lý thạch cao:Thải ra bãi thải xỉ bằng hệ thống thải
xỉ của nhà máy, tuy nhiên có tính đến phương án lắp hệ
thống thu hồi sau này.
Khử lưu huỳnh (FGD)
Vũng Án 1
Chức năng và nhiệm vụ
• Hệ thống FGD được lắp đặt tại nhà máy với nhiệm vụ hấp thụ lượng
SOx trong khói trước khi thải ra môi trường. Khói sau khi được hấp
thụ và thải ra môi trường có nồng độ SO2 nhỏ hơn 500 mg/m3N.
Với nồng độ này nhằm đảm bảo môi trường sống và sức khoẻ con
người.
Mô tả hệ thống
• Hệ thống FGD gồm hai khối cho hai lò riêng biệt, sử dụng công
nghệ tiên tiến nhất về lọc khí bằng đá vôi ướt với oxy hoá cưỡng
bức.
• Hệ thống có thể được chia làm ba khu vực chính :
 Khu vực nghiền thô và nghiền tinh
 Khu vực tháp hấp thụ
 Khu vực thải thạch cao
Hệ thống thải tro xỉ (AHS)
• Giới thiệu chung
• Hệ thống thải tro xỉ và thải tro bay
Hệ thống thải tro xỉ (AHS)
Giới thiệu chung :
• Trong một nhà máy nhiệt điện đốt than, than sẽ được nghiền thành bột bằng máy
nghiền than và đưa vào lò hơi nơi đốt ra khí nóng với tốc độ cao, bột than này sẽ
ngay lập tức được đốt trong lò ở nhiệt độ cao 1,500±200oC trên điểm nóng chảy
của hầu hết các khoáng chất chứa trong than.
• Ở điểm đốt cuối quá trình vẫn tồn tại khoáng chất không cháy, điều này được giải
thích khoáng chất không cháy bao gồm khoảng 26~50wt% than cứng và
8~15wt% than bitum. Lượng tro này được xuất ra ngoài thông qua các hình thức
Bottom Ash, Eco & APH và hệ thống lọc bụi tĩnh điện là nơi thu tro bay sau quá
trình đốt. Hệ thống tro đáy được gắn vào đáy lò để thu tro rơi từ thành lò xuống
bằng trọng lượng của chúng. Kích thước của hạt tro khoảng 1~2.5mm và chiếm
khoảng 15~20% tổng lượng tro. Tro tụ tập trên hệ thống tro đáy và được nghiền
bằng máy nghiền clinker, tiếp tục được vận chuyển đến ao tro bằng bơm tro bùn
hoặc bằng máy nén khí chuyển tro bay đến phễu đựng để tái sử dụng. Tro có kích
thước 0.3~1.0mm chiếm khoảng 5% tổng lượng tro được đi qua hệ thống hâm
nóng nước và hệ thống sấy không khí.
• Hệ thống thu tro bay ESP thường thu được các hạt tro có kích thước 10~30µm và
chiếm khoảng 75% tổng lượng tro, nó còn tuỳ thuộc vào loại than hoặc điều kiện
đốt. Tro bay được vận chuyển đến phễu đựng bằng hệ thống quạt nén khí. Trong
thời gian gần đây, sau quá trình phân loại để giảm khoáng chất không cháy thì tro
bay được sử dụng làm phụ gia cho các xi măng hoặc vật liệu xây dựng.
Hệ thống thải tro xỉ và thải tro bay :
• Xử Lý Tro thải
• Hệ thống xử lý tro xỉ
• Tro và xỉ được rơi xuống từ đáy lò và được lưu tạm tại xilo chứa
nằm ở phía dưới đáy lò. Chúng được chuyển đến một hồ chứa bùn
tro bằng máy bơm. Hay bằng một cách khác, tro xi được gom lại tại
xilô tro xỉ và được tái chế sau khi được vận chuyển bằng hê thống
băng tải xích dưới dạng khô hoặc ướt.
• Những thiết bị chính cho hệ thống xử tro xỉ.
• Hệ thống phễu tro xỉ sử dụng hệ thống phun thuỷ lực.
• SDCC Hệ thống băng tải xích
• Hệ thống tải tro xỉ khô
• Hệ thống nước tro và bùn tro.
Hệ thống thải tro xỉ và thải tro bay :
Hệ thống xử lý tro bay
Với khí có áp suất từ quạt hoặc từ máy nén không khí được sử
dụng để vận chuyển tro đến xilo theo đường ống có kích thước
thích hợp.
Hệ thống vận chuyển tro bay bằng áp suất dương.
- Hệ thống vận chuyển bằng phương pháp pha loãng (giữa khí
và tro trên một tiết diện đường ống).
- Hệ thống vận chuyển bằng phương pháp bán pha loãng.
- Hệ thống vận chuyển bằng phương pháp đậm đặc.
Hệ thống vận chuyển tro bay bằng áp suất âm (Hệ thống chân
không).
Hệ thống tổ hợp Economizer & Hệ thống trao đổi nhiệt/hệ
thống nghiền tro.
Hệ thống xử lý tro xỉ
Vũng Án 1
• Tro bay từ các phễu tro của khử bụi tĩnh điện được vận chuyển bằng quạt hút chân
không về các silô tro bay, từ đây được xả xuống hố bơm thải xỉ để bơm lên bãi thải
hoặc xả xuống xe tải mang đi tiêu thụ (nếu có nhu cầu).
• Xỉ đáy lò được đẩy bằng thuỷ lực về hố bơm thải xỉ để bơm lên bãi thải.
Thông số chính của bãi thải:
- Diện tích chiếm đất (kể cả bờ bao) : ~105 ha
- Sức chứa : ~ 14 triệu m3 Ngoài tro xỉ, chất thải thạch cao của hệ thống FGD,
nước thải kho than, bùn thải của hệ thống xử lý nước đều được thải ra bãi xỉ qua trạm
bơm thải xỉ.
Thải tro xỉ từ trạm bơm ra bãi xỉ dùng 02 đường ống (1 làm việc, 1 dự phòng), đường
kính F500mm, dài ~2,5km.
Thu hồi nước lắng trong từ bãi tải đưa về nhà máy tái sử dụng cho hệ thống thải tro xỉ
bằng hai (2) đường ống F300mm, một làm việc, một dự phòng.
Trạm bơm thải tro xỉ gồm ba (3) tổ bơm cấp 1 + cấp 2 năng suất 100% (1 bơm làm việc, 1
bơm dự phòng và 01 bơm sửa chữa).
Các thông số chính
- Silô tro bay : Hai (2) x 4.800m3
- Bơm thải xỉ cấp 1 : Ba (3) x 1..544m3/h
- Bơm thải xỉ cấp 2 : Ba (3) x 1..544m3/h
- Bơm nước lắng trong : Ba (3) x 441m3/h
Hệ thống khử Oxit Nitơ (De-Nox)
• Giới thiệu chung
• SCR
• SNCR
• SCR + SNCR
Hệ thống khử các oxit nito
Hệ thống lọc khí thải- khử NOx
Vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng được quan tâm khi những thiệt
hại gây ra bởi mưa acid và sương khói quang hoá dẫn đến các bệnh về
đường hô hấp ngày một gia tăng. Công ty chúng tôi lại đối mặt với
nhiệm vụ quan trọng, đó là, loại bỏ NOx cùng các chất gây ô nhiễm
khác như acid sulphuric, carbon monoxide và dioxin.
Thường được sử dụng trong nhà máy điện, nhà máy đốt, nhà máy thép,
nhà máy thuỷ tinh, nhà máy xi măng....
Khi cung cấp một loạt các hệ thống khử NOx.Với các hệ thống này,
chúng tôi đang cùng các bạn hít thở một bầu không khí thật sự trong
sạch.
01. Hệ thống khử NOx có chất xúc tác SCR
02. Hệ thống khử NOx không có chất xúc tác NSCR
03. Hệ thống khử NOx kết hợp
SCR (De - NOx có chất xúc tác)
Các phản ứng chính trong quá trình khử NOx
4NO + 4NH3 + O2 = 4N2 + 6H2O
2NO + (NH2)2CO +1/2O2 = CO2 + 2N2 + 2H2O
SCR (De - NOx có chất xúc tác)
Ưu điểm
- Hiệu quả khử khí NOx cao (trên 90%)
- Một lượng NH3 nhỏ không đán kể dung hiệu quả để giảm tác nhân
- Có thể hoạt động tại nơi tập trung SO2 cao
- Tỷ lệ chuyển đổi từ SO2 sang SO3 thấp
- Được trang bị thiết bị cho trường hợp khí phân phối vào lò phản ứng
- Thường xuyên kiểm tra hoạt động của chất xúc tác và báo cáo
- Tiết kiệm chi phí thay thế chất xúc tác do tái sinh và tái sử dụng chất xúc tác
- Tối ưu thiết kế lò phản ứng bằng cách sử dụng CFD
- Chất lượng phục vụ kỹ thuật cao
- Dễ dàng phun và phân huỷ chất xúc tác
Chất khử và loại chất xúc tác
- Chất khử : Amôniắc khan,
Amôniắc dạng nước,
Dung dịch Urê
- Chất xúc tác : Chất tạo thành V2O5/WO3/TiO2
SNCR (De-NOx không có chất xúc
tác)
Công nghệ SNCR được sử dụng để loại bỏ oxit nitơ trong phạm vi nhiệt độ
cao (850 - 1050c) bằng cách phun trực tiếp chất khử vào trong lò hoặc vào ống
dẫn của lò. Hiệu suất khử NOx có thể đạt được thông qua thời điểm chính xác
phun trong khoảng nhiệt độ thích hợp.
Ưu điểm:
- Vốn đầu tư thấp
- Có thể dùng khi phụ tải lò hơi thấp
- Hiệu suất cao và ổn định
- Dịch vụ kỹ thuật hiệu quả cao
- Tiêu thụ NH3 thấp
- Tối ưu vị trí vòi phun qua CFD
Chất khử:
- Amôniắc khan,
- Amôniắc dạng nước,
- Dung dịch Urê
SCR + SNCR
Hệ thống kết hợp (SCR+SNCR)- (Hybrid System)
• Phương pháp ghép hai quy trình kết hợp
• giá trị của SCR và SNCR có thể được sắp xếp tuỳ
thuộc vào tính năng của dự án và tính kinh tế .
VAN KHÍ
• Dampers có những ứng dụng rộng lớn trong nhiều
dây chuyền sản xuất, ví dụ như,chúng được sử
dụng để kiểm soát số lượng và định hướng dòng
khí trong đường ống dẫn và cô lập để chặn các
loại khí độc. Dampers có nhiều loại tuỳ thuộc vào
phạm vi ứng dụng cũng như phương pháp hoạt
động.
• Các kiểu Dampers dùng cho: cửa thông hơi, máy
cắt, phân chia, vòng đệm (van điều tiết),van đĩa,
van hướng tâm và ống khói.
Louver Dampers
• Điều khiển lượng khí vào ống dẫn.
• Có thể điểu khiển bằng tay và tự động.
• Có thể hoạt động ở tốc độ cao.
• Áp dụng cho rò rỉ và không rò rỉ.
Stack Isolation Dampers
• Sử dụng ở trong ống khói
• Thích hợp cho việc bảo vệ thiết bị hoặc ngăn
• chặn mưa trong thời gian thiết bị ngưng hoạt
động
Poppet Dampers
• Dùng để chổng nổ trong
thời gian khẩn cấp của
dây chuyền sản xuất.
• Ứng dụng cho thiết bị
hoạt động tốc độ cao.
Wafer Dampers
• Sử dụng chủ yếu trong
các dòng ống tròn.
• Kinh tế và phù hợp với
điều kiện áp suất thấp.
• Đôi và đơn vòng đệm
tuỳ thuộc vào tỷ lệ
Radial Vane Dampers
• Được lắp đặt trước hoặc
sau quạt
• Điều chỉnh được tốc độ
của dòng khí.
Diverter Dampers
• Ứng dụng chính là
HRSG.
• Lưu lượng bên trong bộ
chống rung có thể thiết
lập 45m/sec.
• Rẻ hơn khi dùng hai bộ
dampers.
• Có thể hoạt động ở nhiệt
độ cao.
Tandem Dampers
• Kiểu không rò rỉ có
chức năng
• giống với loại Double
Louver Dampers
• Giảm chi phí thấp nhất
do kích thước và trọng
lượng nhỏ..
Guillotine Dampers
• Thích hợp với các hoạt
động liên tục.
• Nhược điểm là tốc độ
hoạt động thấp
• Có thể lắp đặt ở vị trí
ngang, dọc hoặc ở bên.
Thiết bị trao đổi nhiệt

• Thiết bị trao đổi nhiệt là thiết bị


vô cùng quan trọng đối với các
nhà máy lọc hoá dầu, nhà máy
nhiệt điện,..KC Cottrell sản xuất
thiết bị trao đổi nhiệt bằng không
khí (ACHE). ACHE là thiết bị
thân thiện với môi trường.
• Ưu điểm:
• - Kiểu tản nhiệt có tạo hình
nhô ra được gắn bên ngoài ống
tản nhiệt để tăng cường truyền
nhiệt
• - Kích thước nhỏ gọn và tiết
kiệm chi phí.
• - Hệ thống thân thiện Eco
Bình áp lực
• Bình áp lực được thiết Kiểu
kế cho phép đựng khí, • - Hình trống, hình trụ &
chất lỏng hoặc một hỗn hình tháp
hợp có áp suất thấp hơn • - Lò phản ứng
hoặc cao hơn áp suất
của khí quyển được • - Bồn dự trữ & bồn
dùng để lưu trữ sản cung cấp
phẩm trong phản ứng, • - Bộ trao đổi nhiệt kiêu
quy trình tách . bình & ống
• - Bộ trao đổi nhiệt bằng
không khí hình hộp trụ

You might also like