You are on page 1of 41

CHỦ ĐỀ 5

NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ NGUYÊN TẮC


GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Thành viên nhóm:

Nguyễn Kim Giang (STT 21)

Nguyễn Kim Hằng (STT 25)

Nghiêm Xuân Yến (STT 97)


NỘI DUNG
I NGUỒN GỐC CỦA TÔN GIÁO

II BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO

III NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÔN GIÁO TRONG


XÃ HỘI CÁCH MẠNG CHỦ NGHĨA
I. NGUỒN GỐC CỦA
TÔN GIÁO
NGUỒN GỐC CỦA TÔN GIÁO

1 Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội

2 Nguồn gốc nhận thức

3 Easy to change

Nguồn gốc tâm lí


colors, photos and
Text.
1.1 NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN
• Con người gán cho tự nhiên những sức mạnh thần bí do
không thể chinh phục được tự nhiên trong xã hội cộng sản
nguyên thủy.

Xuất hiện những biểu tượng tôn giáo đầu tiên.

Hình vẽ nữ thần Isis 
trong tôn giáo cổ đại Ai
Cập (khoảng năm 1360
trước Công nguyên)
1.2 NGUỒN GỐC KINH
TẾ - XÃ HỘI
• Lực lượng siêu nhiên xuất hiện

Là do chính con người tín ngưỡng, trông chờ


khi họ không thể giải thích được lí do từ đâu
xuất hiện đối kháng giai cấp, áp bức, bóc lột, Các biểu tượng của các tôn giáo lớn trên thế
giới (từ trái qua phải)
bất công,..trong xã hội.
Hàng 1: Kitô giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo
Hàng 2: Hồi giáo, Phật giáo, Thần đạo
Tôn giáo Hàng 3: Sikh giáo, Baha'i giáo, Jaina giáo
2. NGUỒN GỐC NHẬN THỨC
• Sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình luôn
có giới hạn.
• Vẫn còn nhiều điều vẫn chưa được Khoa học khám phá, giải thích.

Con người lấy yếu tố siêu nhiên để giải thích


3. NGUỒN GỐC TÂM LÍ
Sự sợ hãi, lòng biết ơn, sự kính trọng trong quan hệ giữa người với tự nhiên, giữa
người với người, sự hụt hẫng trống vắng trong tâm hồn, nhu cầu được an ủi, giải tỏa
một phần tâm lí căng thẳng…đã làm nảy sinh ra những tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
THỰC TIỄN: Một vài tôn giáo lớn trên Thế giới

Kitô giáo:
• Ba nhánh lớn là Công giáo La Mã, Chính thống giáo Đông phương và Tin Lành.
• Có số lượng tín đồ đông nhất trên thế giới, khoảng 2,1 tỷ tín đồ. 
• Kitô giáo bắt nguồn từ Do Thái giáo ở Trung Đông và do Giê-su sáng lập. 
• Trọng tâm của đức tin Kitô giáo là qua sự chết và phục sinh của Giêsu, con người tội
lỗi được phục hòa với Thiên Chúa, nhờ đó mà nhận lãnh sự cứu rỗi và lời hứa được
hưởng sự sống đời đời.
• Đây là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới và là tôn giáo có ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất đến nền văn minh phương Tây.
Tranh kính miêu tả
Chúa Giê-su Nguyện đường của Exeter
College, Viện Đại học Oxford Một số Kito hữu nổi tiếng
THỰC TIỄN: Một vài tôn giáo lớn trên Thế giới

Hồi giáo:

• Là tôn giáo có số lượng tín đồ đông thứ hai trên thế giới, với khoảng 1,5 tỷ tín đồ.
• Hồi giáo ra đời vào thế kỷ thứ VII, do Đấng Tiên tri Muhammad sáng lập.
• Đức tin: cũng giống Kitô giáo, Hồi giáo tin rằng có địa ngục, thiên đàng và ngày
phán xét, mọi người có trách nhiệm giải thích trước Thượng đế về những việc làm
của mình trên trần thế.
• Tín đồ Hồi giáo cũng thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ đức tin,
chống lại mọi đe dọa và trong một số trường hợp, giáo lý này của Hồi giáo được sử
dụng để biện minh cho các cuộc Thánh chiến.
Quan cảnh lễ Ramadan Thánh đường Hồi giáo

của người Hồi Giáo ở An Giang


THỰC TIỄN: Một vài tôn giáo lớn trên Thế giới

Phật giáo:
• Có nguồn gốc từ Ấn Độ và khởi nguồn khoảng 500 năm trước Công nguyên.
• Người sáng lập - Đức Phật Thích Ca (Siddartha Gautama).
• Phật giáo là tôn giáo lớn trên thế giới, hiện có khoảng 365 triệu tín đồ chính thức.
• Phật giáo cho rằng có kiếp luân hồi, nhân quả, mọi hành động của con người đều dẫn đến
kết quả sẽ nhận được: hoặc là thiện hoặc là ác. Cốt lõi là thoát khỏi hoàn toàn sinh tử, khổ
đau, không còn bị tác động bởi nghiệp.
• Mọi sự tồn tại của con người đều có khổ đau và muốn đạt đến sự bình an về tinh thần, Phật
giáo phủ nhận mọi hình thức vui thú vật chất - hưởng dục, làm giảm các ham muốn về vật
chất hay thể xác. 
• Phật giáo cũng là tôn giáo đầu tiên đưa ra hệ thống phẩm cấp tu hành.
Tranh vẽ Yab-Yum, biểu tượng Tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn lớn nhất
cho từ bi và trí tuệ trong đạo Phật Việt Nam tọa lạc tại chùa Vàm Ray (Trà Vinh)
II. BẢN CHẤT CỦA
TÔN GIÁO
BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO

• Tôn giáo là một hình thức ý thức xã hội phản ảnh một cách hoang
đường, hư ảo hiện thực khách quan, thông qua sự phản ảnh đó, các
lực lượng tự nhiên trở thành siêu nhiên thần bí.

Hiện thực Phản ánh


khách quan

Tôn giáo
Hiện thực
hư ảo
BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO
• Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn
hóa do con người sáng tạo ra.

Phật giáo Hồi giáo


BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO

Về phương diện thế giới quan, tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, khác với thế
giới quan duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin
BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO
Tôn giáo phản ánh sự bất lực, phản kháng
tiêu cự của con người trước những sức
mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội.
BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO

Portfolio Presentation
• Tôn giáo phản ánh
thế giới thực một
cách hoang đường
và hư ảo.
BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO

Portfolio Presentation
• Tôn giáo có chức năng đền bù, an ủi một cách hư ảo những nỗi đau khổ và
bất hạnh của con người trên thế gian.
BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO

Portfolio Presentation
• Tôn giáo có mặt tích cực ở giá trị đạo
đức và tính hướng thiện của nó.
BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO

Portfolio Presentation
Phân Biệt
Tôn Giáo,
Tín
Ngưỡng
Và Mê Tín
Dị Đoan Tín ngưỡng thờ Mẫu Tín ngưỡng thờ thành Hoàng

• Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo là ở chỗ:


 Tôn giáo có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội chặt chẽ.
 Tín ngưỡng mang tập tục thiêng liêng xuất phát từ niềm tin con người nhưng không
nhất thiết phải trở thành giáo lý, giáo luật,….
BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO

Portfolio Presentation
Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo:

• Tôn giáo mang tính cộng đồng xã hội,

tác động đến cả cộng đồng, có khi ảnh

hưởng đến cả dân tộc, cả một nước,

thậm chí nhiều nước (Hồi Giáo, Phật

Giáo, Thiên Chúa Giáo,…)

• Tín ngưỡng không mang tính cộng Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

đồng lớn, không ảnh hưởng lớn về xã


Phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan
hội.
BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO
• Mê tín là niềm tin mê muội, viễn
Phân biệt vong, không dựa trên một cơ sở
khoa học nào. Là sự tin theo một
tôn giáo,
cách mù quáng vào cái thần bí,
tín thần thánh, ma quỷ, số mệnh.
ngưỡng
• Dị đoan là sự suy đoán, hành
và mê tín động một cách tùy tiện, sai lệch
dị đoan những điều bình thường, chuẩn
mực trong cuộc sống. Chữa bệnh bằng bùa phép
BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO
• Mê tín dị đoan thường dẫn đến hậu quả xấu ảnh hưởng đến đời

Phân biệt sống xã hội, làm suy đồi lối sống, làm mất nhân phẩm và đạo đức
của con người.
tôn giáo,
tín
ngưỡng
và mê tín
dị đoan

Mất mạng vì mê tín dị đoan Tràn lan thói mê tín


THỰC TIỄN:
• Những người cộng sản có lập
trường Mác xít không bao giờ có
thái độ xem thường hoặc trấn áp
nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của
nhân dân.
• Ngược lại, chủ nghĩa Mác-Lênin và
những người cộng sản xã hội chủ
nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo tôn
giáo của nhân dân. Việt Nam tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của người dân
THỰC TIỄN:
• Trong những điều kiện cụ thể của xã hội, những người cộng sản và những người có tín
ngưỡng, tôn giáo có thể cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ở thế giới hiện thực.

Phát huy giá trị văn


hóa, đạo đức tôn
giáo trong bối cảnh
hiện nay 
III. NGUYÊN TẮC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
TRONG CÁCH MẠNG XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA
1. TÔN TRỌNG, ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ KHÔNG TÍN NGƯỠNG CỦA
NHÂN DÂN
• Việc theo đạo hay không theo đạo là

quyền tự do của mỗi người dân, mọi


Tôn trọng quyền con người, thể hiện bản
hành vi cấm đoán, ngăn cản đều xâm
chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.
phạm đến quyền tự do tư tưởng của họ.

Cơ sở để đoàn kết các lực lượng quần


• Tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự chúng có tín ngưỡng và không tín ngưỡng
tôn giáo
do không tín ngưỡng của nhân

dân là Để giúp các tôn giáo phát huy tính tích cực
của mình thể hiện trong giáo lý, nghi thức
tôn giáo, hạn chế mặt tiêu cực, lạc hậu.
2. KHẮC PHỤC DẦN NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÔN GIÁO GẮN LIỀN VỚI
QUÁ TRÌNH CẢI TẠO XÃ HỘI CŨ, XÂY DỰNG XÃ HỘI MỚI

• Chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ hướng vào giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với

quần chúng lao động. Không chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo,

không tuyên chiến với tôn giáo.

• Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ ra rằng:

Thiết lập một xã hội Quá Trình Lâu Dài Xóa bỏ nguồn gốc

hiện thực không có sinh ra ảo tưởng

áp bức, bất công, Gắn liền với quá trình cải tạo xã trong tư tưởng con

nghèo đói người


hội cũ, xây dựng xã hội mới
3. PHÂN BIỆT HAI MẶT CHÍNH TRỊ VÀ TƯ TƯỞNG; TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ LỢI
DỤNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO

Khi xã hội chưa có giai cấp, tín


ngưỡng, tôn giáo biểu hiện thuần
Hai mặt chính trị và tư
túy mặt tư tưởng.
tưởng có mối quan hệ

Khi xã hội có giai cấp thì mặt chính với nhau và luôn thể
trị được thể hiện trong các tôn
hiện trong mỗi tôn giáo.
giáo.
3. PHÂN BIỆT HAI MẶT CHÍNH TRỊ VÀ TƯ TƯỞNG; TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ LỢI
DỤNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO

Mặt chính trị thể hiện sự lợi Mặt tư tưởng thể hiện sự tín

dụng tôn giáo để chống lại ngưỡng trong tôn giáo. Biểu
HAI MÂU
sự nghiệp đấu tranh cách hiện sự khác nhau về niềm
THUẪN
mạng, xây dựng CNXH của tin, mức độ tin giữa người có
TRONG TÔN
những phần tử phản động tôn giáo với người không theo
GIÁO
đội lốt tôn giáo. tôn giáo, giữa những người

theo tôn giáo khác nhau.


4. QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỤ THỂ TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

• Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối

với đời sống xã hội không giống nhau. Quan điểm thái độ của các giáo

hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác

biệt.

Cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử

đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo.


4. QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỤ THỂ TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

THỰC TIỄN
• Có những tôn giáo khi mới xuất hiện như một phong trào bảo vệ lợi ích của người nghèo, người bị áp

bức và nô lệ. Nhưng rồi, tôn giáo ấy lại biến thành công cụ của giai cấp bóc lột, thống trị.

• Có những giáo sĩ suốt đời hành đạo luôn luôn đồng hành cùng với dân tộc, nhưng cũng có những

người đã hợp tác với các thế lực phản động, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

• Có những vị chân tu luôn "kính Chúa yêu nước", thiết tha sống "tốt đời, đẹp đạo", nhưng lại có những

người lầm đường lạc lối nghe theo kẻ địch phản bội Tổ quốc và suy đến cùng cũng phản lại cả lợi ích

của giáo hội.

Điều khiến cho nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn cần có thái độ, cách cư xử phù hợp với từng trường hợp cụ

thể đó là điều mà V.I. Lênin đã nhắc nhở: "Người mácxít phải biết chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể"
THỰC TIỄN

 Pháp Luân Công ở Việt Nam mặc dù luôn tuyên truyền là

thu hút đệ tử tập luyện nâng cao trí tuệ, sức khỏe nhưng

thực chất lại có nhiều hoạt động gây rối trật tự công cộng,

phá hoại tài sản, vi phạm pháp luật Việt Nam. Vì vậy,

chúng ta cần cảnh giác và nhìn nhận rõ chân tướng, âm

mưu của những đối tượng đang muốn tuyên truyền, phát

triển Pháp Luân Công ở Việt Nam.

 Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đã lợi dụng vai

trò chủ tế để biến buổi cầu nguyện thành một Diễn

đàn chống cộng, tuyên truyền chống nhà nước, bôi

nhọ lãnh đạo đảng, nhà nước và chủ nghĩa xã hội.


THỰC TIỄN VIỆT NAM

• Đảng và nhà nước tôn trọng và đảm bảo

quyền tự do tín ngưỡng và không tín

ngưỡng của nhân dân. Việc theo đạo, đổi

đạo hay không theo đạo là quyền tự do

lựa chọn của mỗi người dân, không một

cá nhân, tổ chức nào được quyền can

thiệp vào sự lựa chọn này. Tôn trọng

quyền tự do tín ngưỡng cũng là tôn trọng

quyền con người.


THỰC TIỄN VIỆT NAM

• Chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ rõ muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản

thân tồn tại xã hội.Muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ

nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy.

Quá Trình Lâu Dài Xây dựng những tư


Xóa bỏ dần những
tư tưởng cũ, lạc hậu tưởng tiến bộ trong

của tôn giáo Gắn liền với quá trình cải tạo xã tôn giáo

hội cũ, xây dựng xã hội mới


THỰC TIỄN VIỆT NAM

• Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất là

phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo.

Trong thực tiễn, việc phân biệt hai mặt này cần tránh khuynh hướng cực đoan trong quá

trình quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

• Tôn giáo nói chung và ở Việt Nam nói riêng, không phải là một hiện tượng bất biến, mà nó

luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng tùy vào điều kiện kinh tế- xã hội, lịch sử, cụ thể.

Vì vậy chúng ta cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét đánh giá và ứng xử đối

với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo.


CẢM ƠN THẦY ĐÃ DÀNH THỜI
GIAN ĐỌC BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA
CHÚNG EM

You might also like