You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


BỘ MÔN KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
THẢO LUẬN

NỘI DUNG:
Trình bày ảnh hưởng của tạp âm lên hệ thống truyền dẫn vô tuyến số. Phân
tích nguyên nhân và ảnh hưởng của từng loại tạp âm cụ thể.

Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Trường Sơn


Nhóm sinh viên thực hiện: Phạm Ngọc Huy
Nguyễn Mạnh Khang
Phan Quốc Khánh
Trần Đăng Khoa
Đặng Nguyễn Bá Thành
Nội dung

Ảnh hưởng của tạp âm lên hệ thống


truyền dẫn vô tuyến số

Phân tích nguyên nhân và ảnh


hưởng của từng loại tạp âm cụ thể.
1. Ảnh hưởng của tạp âm lên truyền
dẫn vô tuyến số
Sự nhiễu xảy ra khi các tín hiệu tần số vô tuyến không mong muốn làm gián đoạn việc sử
dụng tivi, đài vô tuyến hoặc điện thoại không dây của bạn. Sự nhiễu có thể ngăn cản hoàn toàn
việc thu, có thể làm mất tín hiệu tạm thời, hoặc có thể ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh hoặc
hình ảnh được cung cấp bởi thiết bị của bạn. Hai nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễu là các
máy phát tín hiệu và thiết bị điện.

Nguyên nhân là do các tín hiệu có tần số khác nhau (phổ ở những khoảng khác nhau) nhưng
mà lọc không tốt, đuôi phổ chờm sang cả các tần số xung quanh. Thực ra chẳng có bộ lọc nào
hoàn hảo cả, kiểu gì cũng có nhiễu sang các bên nhưng mà nhiễu này mà quá lớn vượt quá tiêu
chuẩn cho phép thì sẽ gây ảnh hưởng

Sự nhiễu có thể ngăn cản hoàn toàn việc thu, có thể làm mất tín hiệu tạm thời, hoặc có thể
ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh hoặc hình ảnh cụng như thông tin truyền .
2. Phân tích nguyên nhân và ảnh
hưởng của từng loại tạp âm cụ thể
1. Nhiễu trắng (White Gaussian Noise)

Nhiễu trắng là một tín hiệu ngẫu nhiên có mật độ phân bố công suất phẳng nghĩa là tín hiệu
nhiễu có công suất bằng nhau trong toàn khoảng băng thông. Tín hiệu này có tên là nhiễu trắng
vì nó có tính chất tương tự với ánh sáng trắng.

Chúng ta không thể tạo ra nhiễu trắng theo đúng lý thuyết vì theo định nghĩa của nó, nhiễu
trắng có mật độ phổ công suất phân bố trong khoảng tần vô hạn và do vậy nó cũng phải có công
suất vô hạn. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta chỉ cần tạo ra nhiễu trắng trong khoảng băng tần
của hệ thống chúng ta đang xem xét.

Ngoài nhiễu trắng Gaussian chúng ta còn có nhiễu trắng Poisson, Cauchy, ... Khi miên tả hệ
thống bằng toán học chúng ta hay sử dụng nhiễu AWGN (additive white Gaussian noise) vì loại
nhiễu này dễ tạo ra nhất.
2. Phân tích nguyên nhân và ảnh
hưởng của từng loại tạp âm cụ thể
1. Nhiễu trắng (White Gaussian Noise)

Nguồn của nhiễu trắng:

• Nhiễu sinh ra do sự chuyển động nhiệt của các điện


tử trong các linh kiện bán dẫn

• Những âm thanh như tiếng gió, tiếng nước cũng là


những nguồn nhiễu trắng

• Các vấn đề như thời tiết, con người

Hình 1. Nhiễu trắng Guassian


2. Phân tích nguyên nhân và ảnh
hưởng của từng loại tạp âm cụ thể
2. Nhiễu liên ký tự ISI (Inter symbol interference)

Trong môi trường truyền dẫn vô tuyến, nhiễu xuyên ký tự (ISI) gây bởi tín hiệu phản xạ có
thời gian trễ khác nhau từ các hướng khác nhau từ phát đến thu là điều không thể tránh khỏi.
Ảnh hưởng này sẽ làm biến dạng hoàn toàn mẫu tín hiệu khiến bên thu không thể khôi phục lại
được tín hiệu gốc ban đầu.

Các kỹ thuật sử dụng trải phổ trực tiếp DS-CDMA như trong chuẩn 802.11b rất dễ bị ảnh
hưởng bởi nhiễu đa đường vì thời gian trễ có thể vượt quá khoảng thời gian của một ký tự.

OFDM sử dụng kỹ thuật truyền song song nhiều băng tần con nên kéo dài thời gian truyền
một ký tự lên nhiều lần. Ngoài ra, OFDM còn chèn thêm một khoảng bảo vệ (guard interval -
GI), thường lớn hơn thời gian trễ tối đa của kênh truyền, giữa hai ký tự nên nhiễu ISI có thể bị
loại bỏ hoàn toàn
2. Phân tích nguyên nhân và ảnh
hưởng của từng loại tạp âm cụ thể
2. Nhiễu liên ký tự ISI (Inter symbol interference)

Hình 2. Nhiễu liên ký tự ISI


2. Phân tích nguyên nhân và ảnh
hưởng của từng loại tạp âm cụ thể
3. Nhiễu liên kênh ICI (Interchannel Interference)

Nhiễu xuyên kênh gây ra do các thiết bị phát trên các kênh liền nhau Nhiễu liên kênh
thường xảy ra do tín hiệu truyền trên kênh vô tuyến bị dịch tần gây can nhiễu sang các kênh kề
nó. Để loại bỏ nhiễu xuyên kênh người ta phải có khoảng bảo vệ (guard band) giữa các dải tần.

Hình 3: Nhiễu xuyên kênh giữa hai sóng mang kề nhau


2. Phân tích nguyên nhân và ảnh
hưởng của từng loại tạp âm cụ thể
4. Nhiễu đồng kênh (Co-Channel Interference)

Nhiễu đồng kênh xảy ra khi cả hai máy phát trên cùng một tần số hoặc trên cùng một kênh.
Máy thu điều chỉnh ở kênh này sẽ thu được cả hai tín hiệu với cường độ phụ thuộc vào vị trí của
máy thu so với hai máy phát.

Nhiễu đồng kênh thường gặp trong hệ thống thông tin số cellular, trong đó để tăng hiệu suất
sử dụng phổ bằng cách sử dụng lại tần số. Như vậy có thể coi nhiễu đồng kênh trong hệ thống
cellular là nhiễu gây nên do các cell sử dụng cùng 1 kênh tần số.

Nhiễu đồng kênh liên quan tới việc sử dụng tần số. Có thể ví dụ trong mạng GSM: Trong
mạng GSM, mỗi trạm BTS (Base Transceiver Station) được cấp phát một nhóm tần số vô tuyến.
Các trạm thu phát gốc BTS lân cận được cấp phát các nhóm kênh vô tuyến không trùng với các
kênh của BTS liền kề.
2. Phân tích nguyên nhân và ảnh
hưởng của từng loại tạp âm cụ thể
4. Nhiễu đồng kênh (Co-Channel Interference)

Đặc trưng cho loại nhiễu này là tỉ số sóng mang trên nhiễu (C/I). Tỉ số này được định nghĩa
là cường độ tín hiệu mong muốn trên cường độ tín hiệu nhiễu sau lọc cao tần và nó thể hiện mối
quan hệ giữa cường độ tín hiệu mong muốn so với nhiễu đồng kênh từ các BTS khác.

Một số giải pháp để hạn chế loại nhiễu đồng kênh trong các hệ thống cellular như sau:

• Không thể dùng bộ lọc để loại bỏ giao thoa này do các máy phát sử dụng cùng một tần số.
• Chỉ có thể tối thiểu hóa nhiễu đồng kênh bằng cách thiết kế mạng cellular phù hợp.
• Tức là thiết kế sao cho các cell trong mạng có sử dụng cùng nhóm tần số không ảnh hưởng
tới nhau=>khoảng cách các cell cùng tần số phải đủ lớn.
2. Phân tích nguyên nhân và ảnh
hưởng của từng loại tạp âm cụ thể
5. Nhiễu đa truy nhập (Multiple Access Interference).

Nhiễu đa truy nhập là nhiễu do các tín hiệu của các user giao thoa với nhau, là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến dung lượng của hệ thống.

Trong các hệ thống đa truy nhập:

a) TDMA: Đa truy nhập phân chia theo thời gian

Trong TDMA là sự giao thoa của các tín hiệu ở khe thời gian này với khe thời gian khác do
sự không hoàn toàn đồng bộ gây ra. Người ta phải có khoảng bảo vệ (guard time) để giảm xác
suất người dùng bị giao thoa nhưng cũng đồng thời làm giảm hiệu suất sử dụng phổ
2. Phân tích nguyên nhân và ảnh
hưởng của từng loại tạp âm cụ thể
5. Nhiễu đa truy nhập (Multiple Access Interference).

b) FDMA: Đa truy nhập phân chia theo tần số

Các hiệu ứng Doppler làm dịch phổ tần số dẫn đến có sự giao thoa giữa các dải tần con
Guard band để giảm xác xuất giao thoa giữa các kênh kề nhau =>giảm hiệu suất sử dụng phổ

c) CDMA: Đa truy nhập phân chia theo mã

Trong CDMA người ta sử dụng tính trực giao của mã nên hầu như không có nhiễu giữa các
user.

You might also like