You are on page 1of 42

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN

I. Thiết bị bảo hộ cá nhân( PPE)

1. Định nghĩa : Thiết bị bảo hộ cá


nhân là các trang thiết bị bảo hộ để
bảo vệ một nhân viên khỏi các chấn
thương do tiếp xúc với hóa chất, điện,
vật lý, cơ khí,…hoặc các mối nguy
hại nơi làm việc
 PPE yêu cầu như sau:
 ỦNG CAO SU
 GĂNG TAY CAO SU
 KÍNH CHỐNG BẮN HÓA CHẤT
 TẠP DỀ
 TẤM CHE MẶT
 MẶT NẠ CHỐNG BỤI / SƯƠNG MÙ
 MŨ TRÙM ĐẦU
 KHẨU TRANG
2. Các phương tiện bảo hộ và công dụng

2.1 Kính bảo vệ mắt:


 Che xung quanh mắt, bao bọc 2
bên, bảo vệ mắt để đề phòng các
trường hợp các chất lỏng, hóa chất
có khả năng bắn vào mắt như hơi
dầu, bột, bụi sương.

2.2 Tấm che mặt


 Bảo vệ toàn bộ khuôn mặt
 ngăn ngừa sự tiếp xúc hóa chất, các
hạt bụi không khí lên mặt
 Có thể sử dụng như mũ bảo hộ lao
động.
Hạn chế:
 Kính bị mờ hơi nước nếu làm việc
trong môi trường thông gió kém
 Không bảo vệ được mắt
2. Các phương tiện bảo hộ và công dụng

2.3 Ủng da mũi sắt


 Bảo vệ ngón chân, tránh bị các
vật rơi đè lên chân gây chấn
thương cơ học
 Ngăn chặn tiếp xúc với hóa chất
 Chống trơn trượt

2.4 Ủng nhựa PVC

 Ngăn chặn sự tiếp xúc với hóa


chất
 Chống trơn trượt
 Ngăn chặn sự tổn thương bởi các
dị vật
2. Các phương tiện bảo hộ và công dụng

2. 5 Găng tay nitrile dùng một lần:


Bảo vệ đôi tay, chống các hóa chất độc hại khi tiếp
xúc .
Găng tay mỏng, bó sát nên dễ thao tác khi làm việc

2.6 Găng tay nitrile xanh: Bảo vệ đôi tay, chống các
hóa chất độc hại khi tiếp xúc .
Dùng xong có thể giặt để khô sau đó sử dụng
lại nhiều lần

2.7 Găng tay vải:Bảo vệ tay khỏi các cạnh sắc nét và
hạn chế các vết cắt vào da khi làm việc
2.8 Mũ trùm đầu
Là loại mũ được sử dụng để giữ gọn phần tóc lại tránh
hiện tượng tóc rụng xuống ảnh hưởng tới công việc và
sản phẩm
Cách sử dụng mũ trùm đầu
Để sử dụng mũ trùm đầu, việc đầu tiên các bạn cần
phải làm là buộc gọn phần tóc lại, cuốn tròn lại cho
chắc. Sau đó, bạn đội mũ lên đầu, kéo phần dây chun
xuống cho qua phần tóc đã buộc. Phần dây chun có tác
dụng ôm sát đầu giữ tóc lại tránh cho tóc rụng xuống.

2.9 Khẩu trang


Tác dụng: Tránh các giọt bắn cơ thể lên sản
phẩm
2. Các phương tiện bảo hộ và công dụng

2.10 Đồ áo bảo hộ và tạp dề:


 Tránh hóa chất bắn trực tiếp lên cơ
thể
 Tránh các chất bẩn, mùi tanh bám
lên quần áo
 Tạo nên thương hiệu và sự tin
tưởng của người tiêu dùng đối với
doanh nghiệp
II. Các hóa chất tẩy rửa và vệ sinh

A. Nhóm hóa chất tẩy rửa

1. Nước rửa chén trung tính - E WASH


 Ngoại quan: Chất lỏng hơi sánh, màu vàng nhạt,
có mùi chanh nhẹ.
 Các báo cáo về tính độc hại:
Gây dị ứng da và kích ứng mắt nghiêm trọng nếu sử
dụng trong thời gian dài.
Gây tác hại lâu dài với sinh vật nước.
 Hướng dẫn sử dụng:
• Dùng để làm sạch máy móc, thiết bị hoặc sàn nhà
nhiễm bẩn bởi dầu mỡ và các chất bẩn khác.
• E‐wash có thể pha với nước để sử dụng với nồng
độ như sau:
 Vết bẩn nhẹ: 1:40
 Vết bẩn nặng: 1:20
2. Hóa chất tẩy rửa, khử trùng dạng bọt-Sanifoam

 Ngoại quan: Chất lỏng màu vàng nhạt, có mùi


chlorine.
 Hướng dẫn sử dụng:
 Là chất tẩy rửa tạo bọt có tính năng mạnh
chuyên dùng để tẩy các vết bẩn có gốc protein
và các chất béo bám trên bề mặt dây chuyền
sản xuất thực phẩm.
 Nên dùng với máy phun tạo bọt để đạt hiệu
quả cao. Chờ hóa chất phản ứng với cặn bẩn
trong vòng 10-15 phút để bọt tan rơi xuống
đất sau đó xả sạch với nước sạch.
 Tỷ lệ pha : 1/35 hoặc 1/60
3. Hóa chất tẩy rửa dầu mỡ - Eliminator

 Ngoại quan : Chất lỏng màu vàng hơi


nâu với mùi dung môi đặc trưng.
 Hướng dẫn sử dụng :
• Eliminator dùng để tẩy dầu, mỡ, chất
bẩn gốc Carbon bám trên sàn bê tông,
tấm lọc không khí, máy móc hay thiết
bị công nghiệp khác với đặc tính dễ xả
mà không để lại vết trên bề mặt và
không độc.
• Tỷ lệ pha :
 Phun Xịt: Pha với tỉ lệ 1:10
 Ngâm: Pha với tỉ lệ 1:30
Tỉ lệ có thể thay đổi tùy theo bản chất của
chất bẩn và nước.
4. Hóa chất tẩy rửa dạng bọt CALGONIT CF 315

 Ngoại quan: Chất lỏng màu vàng nhạt, mùi


chlorine đặc trưng.
 Hướng dẫn sử dụng :
 Phun lền bề mặt máy móc và sàn sau đó rửa sạch
lại bằng nước sạch.
 Tỷ lệ pha : 1- 5 %

 PPE: Đồ áo bảo hộ, găng tay cao su, ủng PVC, tạp
dề, khẩu trang, kính bảo hộ
 Nhận dạng tác hại:
Tác hại chính : Kích ứng nếu tiếp xúc trực tiếp
– Mắt : Dị ứng với mắt.
– Da : Dị ứng với da.
– Uống vào : Kích ứng miệng, cổ họng và đường tiêu
hóa.
– Hít vào : Kích ứng mũi, cổ họng và đường hô hấp
 Cách xử lý khi tiếp xúc với hóa chất
 Đối với mắt: Rửa nhiều với nước sạch trong ít nhất 15 phút
 Đối với da: rửa nhiều với nước sạch, nếu hóa chất dây vào đồ
bảo hộ thì ngay lập tức cởi đồ bảo hộ ra, dùng thuốc nếu bị dị
ứng.
 Nuốt phải: Không được gây nôn, uống sữa, gelatin, lòng trắng
trứng, gelatin hoặc thức uống có sẵn, uống nhiều nước, gặp bác
sĩ nếu cần thiết
5. Sodium Carbonate ( Soda)
 Ngoại quan: Dạng bột, màu trắng, không mùi.
 Hướng dẫn sử dụng: Pha bột soda vào nước với
một tỷ lệ thích hợp, nếu dùng với nước ấm sẽ cho
hiệu quả hòa tan tốt hơn. Chỉ dùng soda để làm
sạch bên trong máy móc.
 PPE: Kính, đồ bảo hộ, găng tay, tấm che mặt
khẩu trang, găng tay, ủng cao su.
 Nhận dạng tác hại:
- Không cháy. Hóa chất có thể gây độc cho phần
trên hệ hô hấp, da, mắt. Tiếp xúc nhiều lần và kéo
dài
hóa chất sẽ gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ
thể.
- Nguy hiểm nếu nuốt phải, có thể gây ảnh hưởng
tới thận.
- Chất này có thể bị hấp thụ vào cơ thể qua đường
hô hấp và qua đường tiêu hóa.
B. Nhóm hóa chất vệ sinh

1. Xà phòng rửa tay diệt khuẩn – Eclean.


Ngoại quan : Chất lỏng hơi sánh, không màu,
không mùi.
Hướng dẫn sử dụng :
 Dùng cho vệ sinh cá nhân và dùng trong sản
xuất thực phẩm mà không gây mùi cho thực
phẩm.
 Làm ướt tay, thoa đều một ít Eclean. Sau đó
xả lại với nước sạch và làm khô tay.
2. Nước rửa tay

 Ngoại quan : Chất lỏng hơi sánh, màu trắng


đục, mùi thơm nhẹ ( Hương đào trắng)
 Hướng dẫn sử dụng :
 Vệ sinh bàn tay , khử mùi, giữ ẩm và bảo vệ
da tay. Hương thơm dịu nhẹ. Thích hợp để
sử dụng trước bữa ăn sau khi làm việc
 Thấm ướt da tay, cho một lượng vừa đủ vào
lòng bàn tay, xoa nhẹ nhàng, rửa lại bằng
nước sạch
Biểu trưng hóa chất nguy hiểm theo Hệ thống GHP
III. Điện

1. Hiện tượng bị điện giật


 Điện giật là hiện tượng dòng điện đi

qua cơ thể dẫn đến cản trở chức năng


của 1 số bộ phận, làm tổn thương
chúng hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.
Điện áp càng cao, thời gian bị điện giật
càng lâu thì tình trạng của người bị
điện giật càng nghiêm trọng.
2. Tác hại đối với cơ thể người
 Tác dụng của dòng điện.
 Tác dụng nhiệt ( gây bỏng, cháy da)

 Tác dụng điện phân (gây phân ly máu)

 Tác dụng sinh lý ( gây co rút cơ)

3. Điện trở của cơ thể người


 Là một đại lượng không thuần nhất

 Luôn thay đổi từ vài chục ngàn đến 600 Ω

 Phụ thuộc vào thể trạng của người bị điện giật

 Phụ thuộc nhiều vào áp lực và diện tích tiếp xúc

 Phụ thuộc vào thời gian và tác dụng của dòng điện

 Phụ thuộc vào điện áp đặt


4. Ảnh hưởng của trị số dòng điện
5. Ảnh hưởng đường đi của dòng điện

 Dòng điện từ tay qua tay có 3.3% dòng tổng qua tim
 Dòng điện từ tay trái qua chân có 3,7% dòng tổng qua tim
 Dòng điện từ tay phải qua chân có 6,7% dòng tổng qua tim
 Dòng điện từ chân qua chân có 0,4% dòng tổng qua tim
 Dòng điện từ đầu qua tay có 7% dòng tổng qua tim
 Dòng điện từ đầu qua chân có 6,8% dòng tổng qua tim
6 . Ảnh hưởng của thời gian

Thời gian tác dụng của dòng điện

Ảnh hưởng đến điện trở của Xác xuất trùng hợp với thời điểm chạy
người qua tim với pha T

7. Ảnh hưởng của tần số dòng

Tần số nguy hiểm nhất là từ 50- 60 Hz


7. Các nguyên tắc chung để đảm bảo an toàn điện.

 Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy hiểm
khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện.
 Phải chịu đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung
tính các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng tiêu chuẩn.
 Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm
việc.
 Tổ chức kiểm tra, vận hành theo đúng các quy tắc an toàn.
 Phải thường xuyên kiểm tra cách điện của các thiết bị cũng như của hệ
thống điện.
 Dùng điện áp thấp ở những nơi cần thiết: đèn xách tay, đèn chiếu sáng
công cụ 36v
 Treo biển báo những chỗ nguy hiểm (có điện nguy hiểm, cấm đóng
điện…);
8. Các biện pháp bảo vệ cá nhân

 Sử dụng các dụng cụ an toàn về điện;


 Bút thử điện, găng tay cách điện, ủng cách điện, thảm cách điện
…;
 Các dụng cụ an toàn: kính, găng tay vải bạt, mặt nạ,…;
 Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân;
 Chỉ sử dụng các dụng cụ đảm bảo chất lượng do đó phải thường
xuyên kiểm tra đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật;
 Không được sử dụng quá cấp điện áp cho phép của dụng cụ;
 Bảo quản các dụng cụ bảo vệ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, tránh chỗ có
xăng dầu, tránh bị cọ xát bề mặt
 Treo biển báo những chỗ nguy hiểm (có điện nguy hiểm, cấm đóng
điện…);
9. Các bước cần thực hiện khi xảy ra tai nạn điện.

Bước 1: Khi phát hiện người bị điện giật, trước


tiên cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi
dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện (nếu có).
Có thể dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng
không phải bằng kim loại để đẩy, tách nạn nhân
ra khỏi dòng điện.
(Lưu ý: Không được dùng tay không mà nên
mang găng tay cao su hay quấn bao nylon, vải
khô, đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm
ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra).
9. Các bước cần thực hiện khi tai nạn điện xảy ra
 Bước 2: Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.
 Bước 3: Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách, áp má vào
mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt
vào động mạch hai bên cổ nạn nhân.
 Với nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu thở: tiến hành hô hấp nhân tạo
và ép tim lồng ngực tại chỗ, cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn
nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.
 Kết hợp ép tim ngoài lồng ngực (nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt,
cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần): Người tiến hành ép tim ngồi bên trái
nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm
vú hoặc khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng
từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. Người
lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ
dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Nếu phải kết hợp cả ép tim với
thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần (H3).
 Với nạn nhân còn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay
nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi
những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cứu người bị điện giật
kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại. Động viên, an ủi để
nạn nhân yên tâm.
 Bước 4: Nhanh chóng gọi cấp cứu để nhận được hỗ trợ chuyên môn từ
nhân viên y tế và đưa nạn nhân bị điện giật tới cơ sở y tế gần nhất.
IV. Phòng cháy chữa cháy trong nhà máy.

 Tình hình cháy nổ hiện nay:


 Trung bình mỗi năm ở nước ta xảy ra 2.230 vụ cháy, làm chết 72 người, bị
thương 191 người, thiệt hại khoảng 1.229 tỉ đồng. Trung bình mỗi ngày
xảy ra 6 vụ cháy gây thiệt hại về tài sản khoảng 3,4 tỷ đồng; cứ 05 ngày có
01 người chết, 02 ngày có 01 người bị thương do cháy, nổ gây ra. Giá trị
thiệt hại do cháy, nổ gây ra ở các thành phố lớn và các tỉnh có khu công
nghiệp, đô thị phát triển chiếm tới trên 70% tổng giá trị thiệt hại. Nếu tính
cả thiệt hại gián tiếp (ngừng sản xuất kinh doanh; đầu tư khôi phục sau
cháy, nổ...) thì tổng thiệt hại sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Nhiều vụ cháy đã
để lại hậu quả nặng nề cho con người, tác động xấu đến môi trường, ảnh
hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
 Do đó việc huấn luyện phòng cháy chữa cháy là rất cần thiết
1. Ba yếu tố tạo nên ngọn lửa
2. Phân loại các chất cháy thông thường

Loại A: Rắn. Vd. Gỗ, giấy, vải, rác và vật liệu thông thường khác

Loại B: Chất lỏng: Xăng, dầu, sơn và chất lỏng dễ cháy khác

Loại C: Các thiết bị điện, các đám cháy liên quan tới điện

Loại D: Kim loại và hợp kim dễ cháy

Loại E: Khu vực bếp: Dầu, mỡ động thực vật


3. Các loại bình chữa cháy và chất cháy tương ứng
4. So sánh ưu nhược điểm của bình bột và bình khí

Loại bình
Đặc điểm
Bình bột ABC Bình khí CO2
Chất chữa cháy phun ra Bột Khí
Vỏ Tôn mỏng Thép đúc
Trọng lượng Nhẹ Nặng
sử dụng Dễ di chuyển và thao tác Khó di chuyển và thao tác
Giá thành trang bị ban đầu
Giá thành trang bị ban đầu đắt,
Giá thành rẻ, tuy nhiên không thể tái sử
có thể tái sử dụng
dụng
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY

 5.1. Phương pháp làm loãng:


 Làm giảm nồng độ hơi cháy để lượng hơi cháy không đủ kết hợp với oxy
trong không khí tạo thành hỗn hợp cháy (sử dụng khí trơ, bột, hơi nước để
chữa cháy…). Do đó, sự cháy không được duy trì.
 5.2. Phương pháp làm lạnh:
 Hạ thấp nhiệt độ đám cháy xuống dưới nhiệt độ bắt cháy của vật cháy sẽ làm
ngừng sự cháy (sử dụng khí, nước để chữa cháy …)
 5.3. Phương pháp cách ly:
 Ngăn cách nguồn nhiệt với vật cháy và oxy không khí với vật cháy do đó
đám cháy tự tắt. (sử dụng khí, bột chữa cháy…).
 5.4. Phương pháp làm ngạt:
 Làm giảm nồng độ oxy trong không khí xuống dưới 14% thể tích đám cháy
sẽ tự tắt (sử dụng khí, bột chữa cháy…).
 * Cả bốn phương pháp chữa cháy trên đều có tác dụng cắt đứt một trong 3
yếu tố hình thành sự cháy, do đó đám cháy được dập tắt
8. Quy trình chữa cháy cơ bản

Báo cháy

Chữa cháy

Thoát nạn
9. Sơ cấp cứu người bị tai nạn do cháy nổ
 Khi đám cháy xảy ra cần bình tĩnh tìm ra nguồn khói từ đâu và di chuyển theo hướng
ngược lại.
Một số nguyên tắc cần lưu ý:
- Hạn chế hit phải khí độc, nếu có thể, lấy khăn thấm nước ướt che kín miệng và mũi để
lọc không khí khi hít thở, tránh bị ngạt khói gây nguy hiểm.
- Khi di chuyển, nên cúi thấp người hoặc di chuyển bằng cách bò xuống sát dưới nền đất
vì khói luôn luôn bay lên cao, nhằm tránh lượng khói hít vào thấp nhất.
 a. Sơ cấp cứu đối với người bị ngạt khí.

 Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm đến nơi có không khí trong lành và
thoáng.
 Nới lỏng quần áo cho nạn nhân.

 Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra nhịp thở và mạch đập của nạn nhân rồi chuẩn bị hô

hấp nhân tạo nếu cần thiết. Khi được đưa đến phòng cấp cứu, nạn nhân sẽ được tiếp
oxy, kiểm tra nhịp thở, mạch đập và mức phản ứng của nạn nhân.
 Cần đưa người bị nạn đến phòng cấp cứu nhanh nhất có thể để hạn chế di chứng.

Trong quá trình tới viện nếu nạn nhân thở yếu hoặc bất tỉnh, cần phải hà hơi thổi ngạt.
Nặng hơn thì đặt ống thở nội khí quản.
b. Đối với người bị bỏng
 Dập tắt lửa đang cháy trên đồ áo và làm mát vết bỏng
 Xé bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ hoặc bị thấm nước nóng, dầu.
 Bọc vùng bỏng chắc chắn rồi xả nước lên
 Thảo bỏ vật cứng trên vùng bỏng như giày, ủng, vòng nhẫn trước khi vùng
bỏng sưng nề
 Che phủ vùng bỏng bằng gạc, vải vô khuẩn hoặc vải sạch
 Đưa người bị bỏng đến cơ sở y tế gần nhất

You might also like