You are on page 1of 43

CHƯƠNG 2 Khoa Tài chính – Kế toán

LÃI SUẤT

BIÊN SOẠN
ThS. HUỲNH THIÊN PHÚ
SƠ ĐỒ CHUYỂN GIAO VỐN TRONG NỀN KINH TẾ

CHUYỂN GIAO CHUYỂN GIAO


QUYỀN SDV QUYỀN SDV
CHỦ THỂ (ĐẦU TƯ) CHỦ THỂ (TÀI TRỢ) CHỦ THỂ
(A) (B) (C)
+ NGÂN HÀNG
+ CÁ NHÂN + ĐỊNH CHẾ CHI PHÍ + CÁ NHÂN
CHI PHÍ TÀI CHÍNH
+ TỔ CHỨC SDV (r1) SDV (r2) + TỔ CHỨC
KINH TẾ + TTCK KINH TẾ

MẶT BẰNG VỐN CỦA NỀN KINH TẾ

1. LÃI ĐƠN
(SIMPLE INTEREST)
C1. LÃI SUẤT (RATE)
2. LÃI KÉP
(COMPOUND INTEREST)

CHÚ THÍCH: CHỦ THỂ (B) NẰM TRONG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
2
1. LÃI ĐƠN
1.1. Khái niệm
+ Lãi đơn là tiền lãi phải trả (trường hợp vay
nợ) hoặc kiếm được (trường hợp tiền được
đem đi đầu tư) chỉ tính trên số vốn gốc ban
đầu.
+ Lãi suất là tỷ lệ % của tiền lãi hay lợi tức
(chi phí sử dụng vốn) với số vốn sử dụng
(quyền sở hữu chuyển giao sử dụng).
+ Lãi suất còn gọi là giá cả của tín dụng.

3
1.2. Ví dụ mô tả
Ông A vay ngân hàng 100 triệu đồng, tiền lãi
phải trả mỗi tháng là 10 triệu đồng. Như vậy lãi
suất theo tháng là 10 / 100 = 10%
- Nếu ông A vay 1 tháng thì số tiền phải trả khi
đáo hạn là: (100 + 1*10) = 110 trđ.
- Nếu ông A vay 4 tháng thì số tiền phải trả khi
đáo hạn là: (100 + 4*10) = 140 trđ.
-......
- Như vậy số tiền lãi phải trả chỉ căn cứ vào số
vốn gốc ban đầu là 100 trđ và nếu số kỳ khoản
vay càng lớn thì số tiền lãi phải trả càng nhiều.
4
1. LÃI ĐƠN
1.3. Công thức
I = PV.n.r FVn = PV. (1 + nr)

Trong đó
• PV: Vốn gốc ban đầu.
• FVn: Số tiền nhận được sau n kỳ khoản (giá trị đáo hạn)
• I : Tiền lãi hay lợi tức nhận được.
• r: Lãi suất (ngày, tháng, quý, năm,...)
• n: Số kỳ khoản (số thời đoạn )
Lưu ý: Hai đại lượng n và r phải có sự tương thích, ví dụ
như n tính theo ngày thì lãi suất r cũng phải tính theo ngày.
5
1. LÃI ĐƠN
1.4. Chuyển đổi lãi suất danh nghĩa

LS ngày = =

6
1. LÃI ĐƠN
1.5. Cách tính số ngày chịu lãi của một
nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn
Tháng đầu (a) = Ngày cuối tháng–Ngày phát sinh +
1
Các tháng giữa (b) = Tính theo lịch.
Tháng cuối (c) = Ngày đáo hạn – 1.(*)
Þ Tổng số ngày tính lãi (n) = (a) + (b) + (c).
Chú thích (*)
Ngày đáo hạn (còn gọi là đến hạn) không tính lãi gọi
là ngày ngân hàng.
7
1. LÃI ĐƠN
Ví dụ
Ông A gửi tiết kiệm số tiền 50 triệu đồng vào ngân hàng
B từ ngày 12/01/2008 đến ngày 15/09/2008 với lãi suất
1,2%/tháng. Hỏi số tiền ông ấy nhận lại khi đáo hạn?
Giải
Số ngày tính lãi:
n = (31 – 12 +1) + (29 + 31 + 30 + 31 + 30 + 31 + 31) + (15 – 1) =
247 ngày.
Số tiền nhận lại khi đáo hạn:
) = 54,94 triệu đồng

8
1. LÃI ĐƠN
1.6. Công thức hệ quả
a. Thời gian đầu tư cần thiết

n=

b. Lãi suất mong muốn

r=

9
1. LÃI ĐƠN
1.7. Lãi suất bình quân đối với một khoản
vay trong nhiều định kỳ thay đổi lãi suất

r =
Ví dụ
Ngân hàng cho vay một số tiền 300 triệu đồng.
Tính lãi đơn với các mức lãi suất thay đổi như
sau:
+ 10%/ năm từ 1/2 đến 6/4.
+ 11%/ năm từ ngày 7/4 đến 20/6.
+ 10,5%/ năm từ ngày 21/6 đến 28/7.
+ 9%/ năm từ ngày 29/7 đến 15/9. 10
Yêu cầu
a. Xác định lãi suất trung bình của khoản vốn cho vay
trên?
b. Tính tổng lợi tức mà ngân hàng thu được?

Giải
a/ Lãi suất bình quân của khoản vốn vay:
Số ngày theo các thời đoạn:
n = (28 + 31 + 6) + (24 + 31 + 20) + (10+ + 28) + (3 + 31 + 14) =
= 65 + 75 + 38 + 48 = 226 ngày.
=> = (10 x 65 + 11 x 75 + 10,5 x 38 + 9 x 48)/ 226 = 10,2%/năm.
b/ Lợi tức ngân hàng thu được:
I = 300 x 226 x (0,102/360) = 19,21 triệu đồng.
11
LÃI ĐƠN
1.8. Lãi suất thực
Khi đi vay một khoản vốn, ngoài lợi tức, người đi vay
thông thường còn phải trả một khoản lệ phí vay nhất
định nên lãi suất mà người đi vay gánh chịu có thể sẽ
cao hơn lãi suất mà người cho vay công bố.
Như vậy
Lãi suất thực là mức chi phí thực tế mà người đi
vay phải trả để sử dụng một khoản vốn vay nào
đó trong một thời hạn nhất định.

12
Ví dụ
Ngân hàng cho vay ngắn hạn 1 khoản tiền 200
triệu đồng với các điều kiện sau: Lãi suất
9,6%/năm; phí hồ sơ 200.000 đồng; các khoản
chi phí khác 0,2% vốn gốc. Xác định lãi suất
thực của khoản vay trên trong điều kiện sau:
a/ Thời gian vay là 1 năm?
b/ Thời gian vay là 4 tháng?
Nếu trong hợp đồng vay quy định người vay
phải trả trước lãi vay thì lãi suất thực tế sẽ thay
đổi như thế nào?

13
Giải
+ Nếu lợi tức phải trả vào cuối mỗi kỳ
a/ Thời gian vay một năm
Lợi tức phải trả: 200 x 0,096 = 19,2 trđ
Phí hồ sơ: 0,2 trđ
Các khoản phí khác: 200 x 0,002 = 0,4 trđ
Tổng lệ phí và các khoản khác phải trả: 19,8 trđ
=> Vốn thực tế sử dụng: 200 - 0,6 = 199,4 trđ
=> Lãi suất thực: 19,8 / 199,4 = 9,93%/năm

14
b/ Thời gian vay 4 tháng
Lợi tức phải trả: 200 x 0,096 x 4/12 = 6,4 trđ
Tổng lợi tức và lệ phí phải trả: 7 trđ
=> Vốn thực tế sử dụng: 199,4 trđ
=> Lãi suất thực: (7/199,4) x (12/4) = 10,53
%/năm
Kết luận
Thời gian vay càng ngắn, lãi suất thực càng tăng
theo gánh nặng của các khoản chi phí cố định.

15
+ Lợi tức phải trả ngay khi nhận vốn (trả trước)
a/ Thời gian vay 1 năm
Vốn thực tế sử dụng: 200 - 19,8 = 180,2 trđ
Lãi suất thực: 19,8 / 180,2 = 10,99%/năm
b/ Thời gian vay 4 tháng
Vốn thực tế sử dụng: 200 - 7 = 193 trđ
Lãi suất thực: (7 / 193) x (12 /4) = 10,88%/năm
Kết luận
Lãi vay phải trả ngay khi nhận vốn thì thời gian vay
càng dài lãi suất thực sẽ càng tăng vì lúc đó khoản
lợi tức phải trả trước lớn làm cho vốn thực tế sử
dụng bị giảm đi.
16
2. LÃI KÉP
2.1. Khái niệm
Lãi được tính trên số vốn gốc đã được nhập lãi
lần trước thành vốn gốc mới để tiếp tục tính lãi.

17
2. LÃI KÉP
2.2. Công thức
FVn = PV (1 + r)n
Trong đó
 PV: Vốn gốc ban đầu.
 FVn: Số tiền nhận được sau n thời đoạn (giá trị đáo
hạn, tương lai)
 r: Lãi suất
 n: Số thời đoạn (số kỳ khoản)
Ví dụ
Một người gửi tiết kiệm 10 triệu đồng, lãi suất mỗi tháng là
1,5% và lãi nhập gốc hàng tháng. Sau 10 tháng người đó
nhận lại cả vốn lẫn lãi là:
18
LÃI KÉP
2.3. Các công thức hệ quả

Khoản vốn ban


đầu cần đầu tư
• PV = FVn (1+ r)-n
Thời gian
đầu tư cần • 
thiết
Suất chiết khấu
mong muốn
• 
19
Ví dụ
Công ty A mua một lô đất với giá 50 tỷ
VND và dự kiến giá đất hàng năm tăng
8%. Hỏi:
a/ Giá lô đất đó sau 4 năm, sau 6 năm?
b/ Sau bao lâu thì giá đất tăng gấp ba?
c/ Giả sử 8 năm sau giá đất tăng gấp đôi
thì suất tăng trưởng của giá đất là bao
nhiêu?
20
Giải
a/ Giá lô đất sau 4 năm, sau 6 năm là:
FV4 = 50 x (1 +0,08)4 = 68,024448 tỷ VND.

FV6 = 50 x (1 +0,08)6 = 79,343716 tỷ VND.


b/ Thời gian cần thiết để giá đất tăng gấp ba:
n=
c/ Suất tăng trưởng của giá đất:
r = - 1 = 0,0905 = 9,05%/năm
21
2. LÃI KÉP
2.4. Chuyển đổi lãi suất thực tương
đương theo thời đoạn ngắn và dài
r1: Lãi suất thực trong thời đoạn ngắn (tháng, quý, ...)
r2: Lãi suất thực trong thời đoạn dài (năm)
n: Số thời đoạn ngắn có trong thời đoạn dài.
Với ý nghĩa nếu sử dụng r1 hoặc r2 thì đều cho giá trị đáo
hạn sau một thời hạn là như nhau. Chứng minh như sau:
FV = PV.(1+r1)n = PV.(1+r2)1 => (1+r1)n = (1+r2)
r2 = (1+r1)n – 1 r1 = - 1
Þ hay

22
Ví dụ 1: Lãi suất thực của một tháng là thì lãi suất thực
của 1 năm là:
= - 1 = -1 = 1,19562 – 1 = 19,562%/năm

Ví dụ 2: r2 = 20%/ năm, tính r1 theo tháng?

r1 = - 1 = 1,53%/tháng
● Nhận xét
+ Khi chuyển đổi lãi suất tương đương r1 -> r2,
thì: r2 > Lãi suất danh nghĩa chuyển đổi.
+ Khi chuyển đổi lãi suất tương đương r2 -> r1,
thì: r1 < Lãi suất danh nghĩa chuyển đổi.
23
2. LÃI KÉP
2.5. Lãi suất bình quân của nhiều khoản vốn
vay trên cùng một thời hạn

Công thức
r = x 100%
Trong đó
r: Lãi suất chiết khấu bình quân của khoản vay (hay dự án)
: Lượng tiền của nguồn vốn thứ i
: Lãi suất của nguồn vốn thứ i

24
Ví dụ
Công ty A sử dụng 3 nguồn vốn tài trợ để thực
hiện dự án của mình như sau: Nguồn vốn I là
500 triệu đồng lãi suất 12%/năm; nguồn vốn II
là 300 triệu đồng lãi suất 14%/năm, nguồn vốn
III là 200 triệu đồng lãi suất 15%/năm. Tính
lãi suất trung bình của dự án này?

Giải
r= (500 x 0,12 + 300 x 0,14 + 200 x 0,15 )/
(500 + 300 + 200) = 0,132 = 13,2 %/năm.

25
2. LÃI KÉP
2.6. Ghép lãi định kỳ m lần một năm
trong n năm đầu tư (lãi gộp vốn)
Nếu tính lãi định kỳ hàng năm thì giá trị nhận
được sau n năm:
FV = PV (1 + r)n.
Nhưng nếu ghép lãi với những định kỳ nhỏ hơn
(quý tháng sáu tháng, ngày, tuần,…) thì:
FV = PV (1 + r/m)m.n
Trong đó
r là lãi suất tính theo năm, r/m là lãi suất danh
nghĩa tính theo định kỳ nhỏ hơn.
26
Ví dụ
Một khoản tín dụng 200 triệu đồng, lãi suất
14%/năm được cấp trong thời hạn 5 năm. Hãy
tính giá trị đáo hạn trong các trường hợp ghép
lãi?

+ Theo tháng: FV = 200 = 401,1220 triệu VND.


+ Theo quý: FV = 200 = 397,9578 triệu VND.
+ Theo 6 tháng: FV = 200 = 393,4303 triệu VND.
+ Theo năm : FV = 200 = 385,0829 triệu VND.

27
2. LÃI KÉP
2.7. Lãi suất hiệu dụng của một khoản vay

Thông thường ngân hàng công bố mức lãi


suất và mức công bố này gọi là lãi suất danh
nghĩa. Tuy nhiên, lãi suất hiệu dụng (thực)
được tính trên cơ sở lãi suất danh nghĩa và
phụ thuộc vào cách ghép lãi theo thời đọan
ngắn hơn.
Công thức tính lãi suất hiệu dụng
rhd = (1 +r/m)m – 1.

28
Ví dụ
Ngân hàng thương mại công bố lãi suất huy
động vốn năm 2011 được ấn định từ NHNN là
14%/năm. Bạn hãy tính lãi suất thực (hiệu
dụng) của các khoản tiết kiệm định kỳ theo?

+ Theo tháng: rhd = – 1 = 14,93%/năm

+ Theo qúy: rhd = – 1 = 14,75%/năm.

+ Theo 6 tháng: rhd = – 1 = 14,49%/năm.

+ Theo ngày: rhd = – 1 = 15,02%/năm.

29
2. LÃI KÉP
2.8. Lãi suất có tính đến yếu tố lạm phát
Công thức rlp = r + I + rI
Ngược lại: r = (rlp – I )/(1 + I)
Chú thích: Thông thường người ta tính rlp = r + I
(theo kiểu danh nghĩa), trong đó I là tỷ lệ lạm phát
của nền kinh tế, r là lãi suất danh nghĩa chưa tính đến
yếu tố lạm phát.
Ví dụ: cho r = 8%/ năm, I = 6%/năm. Tính rlp ?
Giải: rlp = 0,08 + 0,06 + 0,08 x 0,06 = 0,1448 =
= 14,48%/năm.
30
2. LÃI KÉP
2.9. Lãi suất trung bình trong lãi kép
Công thức tính lãi suất trung bình

r= -1

+ n1, n2, ..., : Thời gian đầu tư ở giai đoạn 1, 2,..., k

+ n = n1 + n2 + ...+

+ r1, r2, ...., : lãi suất ở giai đoạn 1, 2,..., k


Công thức tính giá trị đáo hạn đạt được
𝑛1 𝑛2 𝑛𝑘
𝐹𝑉 𝑛=𝑃𝑉 (1+𝑟 1 ) (1+𝑟 2) …(1+𝑟 𝑘) 31
Ví dụ
Một người đầu tư một khoản vốn 500 triệu đồng,
tính lại kép với các mức lãi suất biến đổi như sau:
+ 8%/năm trong thời gian 3 năm đầu tiên.
+ 8,5%/năm trong thời gian 3 năm tiếp theo.
+ 9%/năm trong thời gian 4 năm cuối cùng.
Hãy xác định
a/ Lãi suất bình quân của khoản vốn đầu tư trên?
b/ Giá trị đạt được vào cuối năm thứ 10?
ĐS: (Sinh viên tự làm)
a/ r = 8,55%/năm
b/ FV10 = 1.135,629 trđ. (Có 2 cách tính)
32
2. LÃI KÉP
2.10. Lãi suất thực trong lãi kép

= -1

+ f: Chi phí vay vốn, lệ phí vay, chi phí


phát hành,...
+ n: Thời gian vay.

33
Ví dụ

Một người vay ngân hàng 400 triệu đồng,


lãi suất 9%/năm, kỳ ghép lãi 6 tháng, vốn
và lãi được trả một lần khi đáo hạn. Lệ phí
vay là 0,5% vốn gốc. Hãy xác định lãi suất
thực mà người đi vay phải gánh chịu với:
a/ Thời gian vay là 3 năm?
b/ Thời gian vay là 1 năm?

34
Giải
Ta có: r = 9%/năm = 4,5% kỳ 6 tháng
a/ Với n = 3 năm = 6 kỳ 6 tháng.
Số tiền người đi vay phải trả khi đáo hạn: 400 x = 520,904
trđ
Lãi suất thực: = = - 1 = 0,0459 = 4,59%/6 tháng
Hay: 9,18%/ năm

35
b/ Với n = 1 năm = 2 kỳ 6 tháng
Số tiền người đi vay phải trả khi đáo hạn: 436,81
trđ
Lãi suất thực: = - 1 = - 1 = 0,0476 = 4,76%/6
tháng hay 9,52%/năm
Nhận xét
Thời gian vay càng ngắn, lãi suất thực càng cao do
gánh nặng của khoản lệ phí vay cố định.

36
2. LÃI KÉP
2.11. So sánh giữa lãi đơn và lãi kép
Từ 2 công thức tính giá trị đạt được theo lãi đơn
và lãi kép, ta rút ra nhận xét như sau:
+ n = 1: Giá trị đạt được của lãi đơn và lãi kép
bằng nhau.
+ n > 1: Giá trị đạt được của lãi đơn sẽ thấp hơn
giá trị đạt được của lãi kép.
+ n < 1: Giá trị đạt được của lãi đơn sẽ cao hơn
giá trị đạt được của lãi kép.

37
2. LÃI KÉP
2.12. Bổ sung định lý

+ Định lý 1: Hàm giá trị tương lai của một khoản tiền
tệ đơn FV(r) = FVn = PV (1 + r)n là hàm đồng biến
theo biến lãi suất r.
Nghĩa là: r1 < r2 => FV1 < FV2
+ Định lý 2: Hàm hiện giá của một khoản tiền tệ đơn
PV(r) = FVn (1+ r)-n là hàm nghịch biến theo biến lãi
suất r
Nghĩa là: r1 < r2 => PV1 > PV2
+ Hệ quả: Tổng của nhiều hàm đồng biến (nghịch
biến) là một hàm đồng biến (nghịch biến).
38
2. LÃI KÉP
Khuyến nghị
Sinh viên nên sử dụng máy tính tài chính để
tính lãi suất hay các yêu cầu khác theo kiểu giải
phương trình, hay tính giá trị biểu thức trên
máy.

39
GIẢI TOÁN BẰNG MÁY TÍNH TÀI CHÍNH

Nhìn chung trong môn TCDN có hai loại toán cần giải:
1/ Tính giá trị biểu thức đại số:
Sinh viên thay giá trị cụ thể của đại lượng vào biểu thức
(công thức) rồi bấm “ = “ được kết quả phải tìm.
2/ Giải phương trình đại số:
+ Dựa vào dữ kiện bài toán viết ra phương trình để dựa
vào đó giải phương trình
+ Giải phương trình trên máy theo trình tự 3 bước:
B1: Nhập vế trái phương trình (ẩn số trên máy là chữ X –
nhớ bấm alpha trước)
B2: Bấm alpha  CalC  Nhập vế phải
B3: Bấm Shift  CalC  Kết quả
(Lưu ý chờ máy xử lý khoảng 5 – 10 giây)
40
VÍ DỤ THỰC HÀNH GIẢI BẰNG MÁY TÍNH CÁ NHÂN
Người ta mua một lô đất với giá đầu tư hiện tại là 25 tỷ đồng. Hãy xem
xét các tình huống dự kiến sau:
a. Nếu suất tăng trưởng của giá đất là 8%/năm thì sau bao lâu lô đất sẽ
có giá là 35 tỷ đồng?
b. Sau 5 năm giá lô đất là 35 tỷ đồng. Hỏi suất tăng trưởng của giá đất?
GIẢI
a. Gọi X là thời gian cần thiết để lô đất có giá là 35 tỷ đồng:
Phương trình: 25 x 1,08X = 35
=> X ≈ 4,372 năm = 4 năm 4 tháng 14 ngày
b. Gọi X là suất tăng trưởng của giá đất:
Phương trình: 25 x (1+X)5 = 35
=> X ≈ 0,07 = 7%/năm

41
THẢO LUẬN Ý TƯỞNG & TƯ DUY

Các bạn hãy tìm hiểu về thuật ngữ: “CHI


PHÍ CƠ HỘI” trong đầu tư để chuẩn bị
tâm thế học chương 3 tiếp theo nhe!
Please learn about the term
"OPPORTUNITY COST" in
investment to prepare yourself to learn
the next 3 chapter!

42
THANK YOU
FOR WATCHING AND LISTENING!

(REMEMBER PREPARATION AT HOME


BEFORE GOING TO THE CLASS!)

You might also like