You are on page 1of 292

KINH TẾ

HẢI QUAN 1
BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Địa chỉ: Phòng 903, Nhà A1, Trường ĐH Kinh tế quốc dân
Điện thoại: 024 36280280/ máy lẻ 5919
Hotline: 0916124050
GIỚI THIỆU GIẢNG VIÊN
 Giảng viên 1:
• PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
• Bộ Môn TMQT, Viện TM & KTQT
• Email: nvtuan13556@gmail.com
 Giảng viên 2:
• TS. Nguyễn Thị Liên Hương
• Bộ môn TMQT, Viện TM & KTQT
• Email: huongnl1974@yahoo.com.vn
 Giảng viên 3:
• TS. Vũ Thị Minh Ngọc (GV thỉnh giảng)
• Trường ĐH Ngoại thương
PHÂN BỐ THỜI GIAN
Trong đó
Tổng số
Ghi
STT Nội dung tiết Bài tập, thảo
Lý thuyết chú
(60 phút) luận, kiểm tra
1 Chương 1 2  2  0   
2 Chương 2 3  2 1
3 Chương 3 3 2 1
4 Chương 4 5 4 1
5 Chương 5 3 2 1
6 Chương 6 4 3 1
7 Chương 7 3 2 1
8 Chương 8 4 3 1
 9 Chương 9 3  3 0
 10  Chương 10 5 4  1
11 Chương 11 3 2 1
  Cộng 38 29 9  
KINH TẾ HẢI QUAN 1
• Chương 1. Đối tượng và nội dung của môn học
• Chương 2. Quá trình phát triển của hải quan VN
• Chương 3. Tổ chức hoạt động hải quan Việt Nam
• Chương 4. Quản lý nhà nước về hải quan
• Chương 5. Đại lý hải quan
• Chương 6. Hải quan điện tử
• Chương 7. Tổ chức hải quan thế giới
• Chương 8. Hợp tác quốc tế về hải quan
• Chương 9. Tổng quan về xuất xứ hàng hoá và quy tắc
xuất xứ
• Chương 10. Các quy tắc xuất xứ và công tác kiểm tra
xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam
• Chương 11. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại cơ quan
Hải quan
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
• Đánh giá theo thang điểm 10, trong đó:
- Điểm đánh giá của giảng viên (Dự lớp, thảo luận,
bài tập): 10%
- Điểm kiểm tra: 30% (Sinh viên làm 2 bài kiểm
tra: 1 bài kiểm tra cá nhân và 1 bài tập nhóm +
thuyết trình)
- Thi cuối học kỳ: 60% (hình thức thi tự luận kết
hợp với trắc nghiệm)
• Sinh viên phải dự giờ nghe giảng tối thiểu
70% số tiết mới được thi hết học phần
Chương 1: Đối tượng và nội dung môn học
Mục tiêu của chương này cho người học biết đối
tượng, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp nghiên
cứu môn học và nội dung xây dựng lực lượng hải
quan Việt Nam
Nội dung:
1- Đối tượng và nhiệm vụ của môn học
2- Nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học
3- Xây dựng lực lượng hải quan Việt Nam trong
sạch, vững mạnh
Đối tượng và nhiệm vụ của môn học
Lịch sử ra đời của hải quan thế giới:
•Hải quan thế giới ra đời gắn liền với quá trình phát triển của thương
mại quốc tế giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ.
•Hải quan có từ thời cổ đại khi giao thương giữa các vùng địa lý khác
nhau xuất hiện.
•Hải quan do nhà nước tổ chức và quy định hoạt động trên lãnh thổ
của một quốc gia.
•Hoạt động hải quan góp phần thực hiện chính sách hội nhập kinh tế.
Đối tượng và nhiệm vụ của môn học
Đối tượng nghiên cứu của môn học
•Nghiên cứu mặt xã hội của quá trình kinh tế trong lĩnh vực HQ
•Nghiên cứu những biểu hiện đặc thù của các quy luật kinh tế
trong lĩnh vực HQ
•Nghiên cứu vận dụng chủ trương, đường lối chinh sách của
Đảng và Nhà nước trong ngành HQ.
•Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội của tổ chức ngành HQ.
•Tổng kết khái quát hóa thực tiễn thành lý luận và đưa lý luận
vào thực tiễn hoạt động ngành HQ.
•Nghiên cứu những mối quan hệ kinh tế trong và ngoài ngành
hải quan
•Nghiên cứu những quan hệ quốc tế trong lĩnh vực HQ
Đối tượng và nhiệm vụ của môn học
Nhiệm vụ của môn học:
•Trang bị cho người học cơ sở lý luận về hoạt động hải
quan.
•Hình thành những kỹ năng cơ bản về hải quan cho
người học.
•Giúp cho người học làm chủ được toàn bộ quy trình
hoạt động cũng như thực hiện quản trị trong từng công
đoạn của lĩnh vực hải quan.
•Tổng kết kinh nghiệm thực tế trong hoạt động hải
quan của Việt Nam và thế giới.
Nội dung và phương pháp nghiên
cứu môn học

Nội dung của môn học Kinh tế hải


quan:
•Học phần 1: Tổ chức và hoạt động hải quan.

•Học phần 2: Thuế quan và thu thuế của hải


quan.
Nội dung và phương pháp nghiên
cứu môn học
Phương pháp nghiên cứu môn học:
•Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử.
•Phương pháp tư duy trìu tượng.
•Phương pháp gắn lý thuyết với thực tiễn.
•Phương pháp thống kê - toán, phương pháp
phân tích tổng hợp, phương pháp sơ đồ, biểu đồ.
Xây dựng lực lượng hải quan Việt Nam
trong sạch, vững mạnh
Mười điều kỷ cương của công chức hải quan VN:
1- Văn minh lịch sự khi tiếp xúc.
2- Công tâm, tận tụy khi thi hành công vụ.
3- Nhanh chóng chính xác khi giải quyết công việc.
4- Thấu hiểu chia sẻ khó khăn.
5- Coi doanh nghiệp và khách xuất nhập cảnh là đối tác hợp tác.
6- Nắm vững pháp luật, thông thạo nghiệp vụ
7- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, kỷ luật công tác.
8- Trang phục chỉnh tề, gọn gàng.
9- Không nhận mọi lợi ích bất hợp pháp.
10- Không làm tổn hại đến truyền thống, danh dự của ngành hải
quan.
Xây dựng lực lượng hải quan Việt Nam
trong sạch, vững mạnh
Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, phòng
chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong
công chức hải quan Việt Nam:
•Thường xuyên tổ chức quán triệt, giáo dục kiến thức
pháp luật.
•Tăng cường công tác quản lý cán bộ công chức.
•Lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức có phẩm
chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn.
•Tăng cường kiêm tra giám sát nội bộ.
•Xử lý nghiêm, kiên quyết kịp thời, công khai những
biểu hiện tiêu cực.
Tóm tắt nội dung cơ bản chương 1:
Chương 1 trình bày lịch sử hình thành hải quan thế
giới, đối tượng, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp
nghiên cứu môn học kinh tế hải quan; 10 điều kỷ
cương của công chức hải quan Việt Nam và những nội
dung cần tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính,
phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong
công chức hải quan. Ngoài ra chương này cũng giải
thích các thuật ngữ cơ bản dùng trong hoạt động của
ngành hải quan.
Các thuật ngữ cơ bản dùng trong
hoạt động của ngành hải quan:
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM
Chương này nghiên cứu các giai đoạn hình thành và phát
triển của hải quan Việt Nam; những đóng góp của hải quan
Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tính
cấp thiết, mục tiêu, phương hướng và hệ thống các giải
pháp hiện đại hóa hải quan trong thời kỳ mới.
Nội dung:
1- Hải quan Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.
2- Hải quan Việt Nam giai đoạn 1975 – 1986.
3- Hải quan VN trong thời kỳ 1986 đến nay.
4- Hiện đại hoá hải quan VN trong thời kỳ mới.
Hải quan Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
Hải quan Việt Nam thời kỳ đầu thành lập nước VN DCCH
(09/1945 – 12/1946):
•Sự hình thành Sở thuế quan và thuế gián thu.
•Cơ cấu tổ chức và hoạt động của thuế quan Việt Nam sau ngày
thành lập nước.
- Sở thuế quan và thuế gián thu thuộc bộ Tài chính.
- Hệ thống tổ chức vẫn áp dụng theo mô hình của chế độ cũ.
- Đã có quy định về binh phục cho nhân viên Sở thuế quan
và thuế gián thu.
- Các nhân viên thuế quan của chế độ cũ được trưng dụng
trở lại làm việc.
Hải quan Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
Hải quan Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực
dân Pháp (12/1946 – 7/1954):
•Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến (12/1946-7/1951):
- Phạm vi hoạt động của thuế quan bị thu hẹp.
- Theo nghị định 141/BTC (12/2/1847 ) chia Bắc bộ
thành 6 khu thuế quan.
- Tại Trung bộ các đơn vị thuế quan, ngân khố nằm
dưới sự điều hành của Giám đốc tài chính trung bộ
Hải quan Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975

• Thời kỳ triệt để bao vây kinh tế địch (1947-3/1948):


- Mọi buôn bán giữa vùng tự do và vùng địch tạm
chiếm đều bị cấm.
- Lực lượng thuế quan được bố trí tại khu vực cửa
ngõ giao lưu với vùng địch tạm chiếm.
- Sự phối hợp giữa lực lượng thuế quan và lực
lượng chức năng tại chỗ có nhiều sơ hở. Hàng
hóa bị thẩm lậu giữa 2 vùng ta và địch gây rất
nhiều khó khăn cho sản xuất trong vùng tự do.
Hải quan Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
• Thời kỳ vừa bao vây vừa lợi dụng kinh tế địch
(4/1948-7/1951):
- Buôn bán giữa vùng tự do và vùng địch tạm
chiếm vẫn bị cấm trừ hàng tối cần thiết cho nhu
cầu của nhân dân và không gây thiệt hại cho nền
kinh tế của ta.
- Hội nghị thuế quan 11/1949 xem xét vấn đề thuế
quan và lập trường tư tưởng, ý thức phục vụ nhân
dân, phục vụ kháng chiến của nhân viên thuế
quan.
- Trên nhiều địa bàn, hoạt động của thuế quan đã
thu được kết quả khả quan.
Hải quan Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
• Thời kỳ đấu tranh kinh tế với địch một cách tích
cực (1951-1954):
- Công tác quản lý xuất nhập khẩu được đẩy mạnh
theo phương châm tranh thủ trao đổi có lợi, tranh
thú xuất siêu.
- Theo nghị định số 63 Bộ Tài chính (17/7/1951)
quy định Sở thuế thuộc Bộ Tài chính, ở Trung
ương có Sở thuế trung ương, ở liên khu có phân sở
thuê liên khu, ở tỉnh thành phố có chi sở thuế tỉnh,
thành phố, ở huyện có phòng thuế. Ở nơi cần thiết
thì đặt chi sở thuế xuất nhập khẩu.
Hải quan Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
• Thời kỳ đấu tranh kinh tế với địch một cách tích
cực (1951-1954).
- Theo NĐ 42/BCT (28/4/1953) thành lập 6 khu
quản lý xuất nhập khẩu giưa vùng tự do và vùng
tạm chiếm. Mỗi khu có 1 bộ máy gồm 3 cơ quan
là: Mậu dịch XNK; Ngân hàng XNK; Thuế XNK
đều chịu sự chỉ đạo của Sở thuế.
- Theo NĐ 204/TC-ND ( 10/9/1953) Tổ chức ngành
thuế gồm 4 cấp: Phòng thuế XNK thuộc Sở thuế
trung ương; Phân sở thuế liên khu; Chi sở thuế
XNK ở tỉnh; trạm kiểm soát thuế XNK ở cơ sở.
- Đội ngũ nhân viên bộ máy thuế quan và thuế gián
thu chuyển sang phòng thuế XNK.
Hải quan Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
Hải quan VN thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc và
đấu tranh thống nhất đất nước (7/1954 – 4/1975):
•Thành lập sở hải quan Trung ương.
- NĐ 121/TC-CT-NĐ (15/11/1954) chuyển ngành thuế
XNK từ Bộ Tài chính sang Bộ Công thương.
- NĐ 136/BCT/KB/NĐ (14/12/1954) thành lập Sở Hải
quan thuộc Bộ Công thương và các phân sở hải quan
thuộc các liên khu.
- NĐ 73/BCT/NĐ/KB (6/4/1955) quy định nhiệm vụ
quyền hạn, tổ chức bộ máy ngành hải quan.
•Hải quan tham gia tiếp quản các vùng mới giải phóng:
- Ngày 2/4/1955 thành lập Sở hải quan Hà Nội để kiểm
soát luồng hàng từ Hải Phòng về Hà Nội.
- Ngày 14/4/1955 thành lập Sở hải quan Hải Phòng nhằm
chuẩn bị lực lượng cho XNK qua cảng Hải Phòng.
Hải quan Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
• Hải quan trong thời kỳ khôi phục và phát triển KT ở
miền Bắc:
- Nhà nước thực hiện chính sách quản lý ngoại
thương, chấm dứt hoạt động XNK của tư nhân.
- Tháng 9/1955 Bộ Công thương tách thành Bộ CN
và Bộ TN.Tháng 4/1958 tách thành Bộ Nội thương
và Bộ Ngoại thương. Ngành hải quan chuyển giao
trực thuộc Bộ Thương nghiệp sau thuộc Bộ Ngoại
thương.
- NĐ/CP (27/2/1960) Ban hành điều lệ Hải quan,
gồm 3 chương, 43 điều quy định các nguyên tắc
chung, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan hải quan.
Hải quan Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
• Hải quan trong sự nghiệp xây dựng XHCN ở miền
Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà:
- QĐ 490/BNT-QĐ (17/6/1962) đổi tên Sở Hải quan
trung ương thành Cục Hải quan trưng ương thuộc
Bộ Ngoại thương; các phân sở, chi sở thành phân
cục, chi cục hải quan.
- Ngày 5/8/1964 Mỹ mở cuộc chiến tranh bằng
không quân, hải quân và toàn ngành hải quan
chuyển sang chế độ làm việc thời chiến.
- Ngày 27/1/1973 Hiệp định Paris được ký kết ngành
hải quan có nhiệm vụ vừa củng cố cơ sở hiện có
vừa thành lập các đơn vị mới phục vụ cho công tác
đối ngoại của Đảng và nhân sự cho miền Nam.
Hải quan Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
• Hải quan trong sự nghiệp xây dựng XHCN ở miền
Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà:
- Ngày 30/4/1975 giải phóng miền Nam, hải quan
VN nhanh chóng tiếp nhận cơ sở của Tổng nha
hải quan thuế của chế độ cũ ở các tỉnh, thành phố
ở miền Nam.
- Ngày 11/7/1975 Cục hải quan Chính phủ Cách
mạng lâm thời CHMNVN thành lập để điều hành
hoạt động hải quan từ cực Nam trung bộ trở vào
nam.
Hải quan VN giai đoạn 1975 – 1986
Ổn định tổ chức, thống nhất hoạt động hải quan
trên phạm vi cả nước:
•Ngày 12-8-1976 Hội nghị hải quan toàn quốc lần thứ
nhất tại TP HCM nhằm thống nhất tổ chức hải quan
trên phạm vi cả nước và xác định những nhiệm vụ chủ
yếu trước mắt của hải quan.
•Ngày 13-1-1977 Phân cục Hải quan TPHCM được
thành lập và sau đó là chi cục của một số tỉnh miền tây
nam bộ.
•Tháng 7-1978 VN là thành viên của Hội đồng tương
trợ kinh tế và hải quan VN được công nhận là thành
viên chính thức của Tổ chức này.
Hải quan VN giai đoạn 1975 – 1986
Ổn định tổ chức, thống nhất hoạt động hải quan
trên phạm vi cả nước:
•Tháng 4/1977 và tháng 2/1979 nổ ra chiến tranh biên
giới tây nam và biên giới phía Bắc từ đó ngừng hoạt
động buôn bán và hải quan của những tỉnh này.
•Bộ ngoại thương chuyển các tổ chức hải quan địa
phương về trực thuộc Cục hải quan trung ương quản lý
toàn diện và thành lập một số chi cục, trạm hải quan ở
một số địa phương.
•Chuyển đổi hoạt động hải quan cho phù hợp với tình
hình mới
Hải quan VN giai đoạn 1975 – 1986

Thành lập Tổng cục Hải quan – cơ quan thuộc Hội


đồng Bộ trưởng:
•Ngày 20-10-1984 HĐBT ban hành Nghị định
139/HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan.
•Nghị định quy định một số quyền lợi của công chức
hải quan.
•Nghị định khẳng định trách nhiệm quản lý toàn diện,
trực tiếp của TCHQ đối với hải quan tỉnh, thành phố.
Hải quan VN giai đoạn 1986 đến nay
Hoạt động hải quan trong thời kỳ 1986 – 1993:
•Đóng góp xây dựng luật, chính sách theo tinh thần
đổi mới.
- Pháp lệnh hải quan được Hội đồng Nhà nước thông
qua ngày 20-2-1990.
- Hải quan VN tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống
nhất dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng Bộ
trưởng gồm (Tổng cục HQ; hải quan tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương; hải quan cửa khẩu, đội kiểm
soát hải quan).
- Hải quan tham gia xây dựng luật thuế xuất khẩu; thuế
nhập khẩu hàng mậu dịch; luật đầu tư nước ngoài tại
VN...
Hải quan VN giai đoạn 1986 đến nay
Hoạt động hải quan trong thời kỳ 1986 – 1993:
•Kiện toàn tổ chức bộ máy, củng cố và xây dựng lực
lượng:
- Tháng 7-1986 Tổng cục hải quan mở cuộc vận động
xây dựng lực lượng hải quan trong sạch vững mạnh.
- Năm 1986 xuất bản Bản tin nội bộ tiền thân của của
Tạp chí Hải quan và Báo hải quan.
- Tháng 7-1986 thành lập trường Nghiệp vụ hải quan.
- Cuối năm 1989, toàn ngành hải quan có 22 dơn vị hải
quan cấp tỉnh, 100 đơn vị hải quan cửa khẩu và đội
kiểm soát lưu động, 4200 cán bộ công chức hải quan.
Hải quan VN giai đoạn 1986 đến nay
Hoạt động hải quan trong thời kỳ 1986 – 1993:
•Công tác nghiệp vụ, kiểm soát chống buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới:
- Ngành đã từng bước cải tiến quy trình nghiệp vụ
trang bị máy móc thiết bị hiện đại.
- Năm 1987, ngành bắt đầu thí điểm sử dụng chó
nghiệp vụ trong kiểm tra, kiểm soát.
- Ngành hải quan đã ngăn chặn được nhiều vụ
thẩm lậu hàng hóa, buôn lậu vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới.
Hải quan VN giai đoạn 1986 đến nay
Hải quan trong thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới và bước đầu hiện đại hoá (1994 – nay):
•Công tác tổ chức
•Công tác Cán bộ
•Xây dựng văn bản pháp luật hải quan
•Cải cách thủ tục hải quan
•Ứng dụng công nghệ thông tin
•Nghiên cứu khoa học hải quan
•Thống kê nhà nước về hải quan
•Hợp tác quốc tế về hải quan
•Tăng cường công tác tuyên truyền, báo chí
Hiện đại hoá HQVN trong thời kỳ mới

• Tính cấp thiết của hiện đại hoá hải quan Việt
Nam:
- Do sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc
tế.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin.
- Do đòi hỏi trong phân công và hợp tác quốc tế về
hải quan.
- Sự tập trung vào an ninh thương mại ngày càng
cao
Hiện đại hoá HQVN trong thời kỳ mới
• Mục tiêu hiện đại hoá hải quan
Mục tiêu tổng quát:
- Phấn đấu bắt kịp trình độ quản lý của hải quan các
nước trong khu vực với hệ thống pháp luật hải
quan ổn định, minh bạch, phù hợp với chuẩn mực
quốc tế.
- Trình độ HQ đạt trình độ chuyên nghiệp chuyên
sâu.
- Hệ thống thông quan chủ yếu dựa vào nền tảng tự
động hóa trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro
và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm tạo thuận
lợi cho TM, ĐT đảm bảo nguồn thu NS và bảo vệ
an ninh quốc gia.
Hiện đại hoá HQVN trong thời kỳ mới

• Mục tiêu hiện đại hoá hải quan


Một số mục tiêu cụ thể:
- Về khuôn khổ pháp lý
- Về thủ tục hải quan.
- Về tổ chức bộ máy và cán bộ
- Về cơ sở vật chất
- Về công nghệ thông tin
Hiện đại hoá HQVN trong thời kỳ mới
• Phương hướng hiện đại hoá hải quan:
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến
hoạt động hải quan.
- Đơn giản hóa, hài hòa hóa các quy trình nghiệp
vụ hải quan phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và
thực tiễn hải quan.
- Xây dựng cơ sở dự liệu thông tin tình báo hỗ trợ
cho áp dụng quản lý rủi ro trong toàn ngành
- Xây dựng và mở rộng hệ thống khai thuê hải
quan làm cầu nối có hiệu quả với cộng đồng
doanh nghiệp
Hiện đại hoá HQVN trong thời kỳ mới
• Phương hướng hiện đại hoá hải quan:
- Quy hoạch và hoàn thiện hạ tầng mạng trong hải
quan đảm bảo kết nối các địa bàn.
- Xây dựng phương án đổi mới tổ chức cán bộ, chuẩn
hóa chưc năng nhiệm vụ, phương pháp điều hành,
quản lý phù hợp với quản lý hải quan hiện đại
- Xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ công chức hải
quan có kỷ luật, trung thực, chuyên môn nghiệp vụ
cao.
- Hoàn thiện các phương án đầu tư xây dựng hệ thống
trụ sở làm việc trong ngành hải quan từ Tổng cục tới
chi cục, địa điểm thông quan theo quy hoạch.
Hiện đại hoá HQVN trong thời kỳ mới
• Các giải pháp thực hiện:
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động hải quan
- Tiêu chuẩn hóa, hài hòa và đơn giản hóa các quy
trình nghiệp vụ HQ theo chuẩn mực quốc tế
- Nâng cao năng lực quản lý điều hành
- Áp dụng quản lý rủi ro trong tất cả các mặt hoạt
động hải quan
- Sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức
- Hiện đại hóa cơ sở vật chất và trang thiết bị
nghiệp vụ của ngành
Tóm tắt nội dung cơ bản chương 2
Chương 2 trình bày quá trình phát triển của hải quan
Việt Nam qua 3 giai đoạn gắn liền với các sự kiện
trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta đó là giai
đoạn 1945-1975; giai đoạn 1975-1986; giai đoạn 1986
đến nay. Ở mỗi giai đoạn cho thấy đặc điểm kinh tế
chính trị nói chung và cơ cấu tổ chức, chức năng
nhiệm vụ của ngành hải quan nói riêng. Chương 2
cũng cho biết tính cấp thiết, mục tiêu, phương hướng
và hệ thống các giải pháp hiện đại hóa hải quan trong
thời kỳ mới.
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HẢI QUAN VIỆT NAM
Chương này trình bày những hoạt động của hải
quan; phạm vi, địa bàn hoạt động của hải quan; mối
quan hệ công tác trong và ngoài ngành hải quan;
chức năng và nhiệm vụ của hải quan VN; tổ chức bộ
máy của hải quan VN hiện nay; những vấn đề chung
về cán bộ, công chức hải quan…
Nội dung:
1- Hoạt động hải quan
2- Chức năng nhiệm vụ của hải quan Việt Nam
3- Hệ thống tổ chức của hải quan Việt Nam
4- Cán bộ, công chức hải quan Việt Nam và mối
quan hệ công tác
Hoạt động hải quan
Khái niệm về hoạt động hải quan:
•Hoạt động của cơ quan hải quan liên quan đến quản
lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất
nhập cảnh, quá cảnh qua lãnh thổ của một quốc gia.
•Các hoạt động chủ yếu của hoạt động hải quan:
- Hoạt động quản lý nhà nước về hải quan.
- Các hoạt động nghiệp vụ về hải quan.
- Hoạt động phòng chống buôn lậu gian lận TM.
- Hoạt động quôc tế về hải quan.
Hoạt động hải quan

Đối tượng hoạt động của hải quan:


•Tổ chức, cá nhân thực hiện XNK hàng hóa, quá
cảnh hàng hóa, quá cảnh phương tiện vận tải.
•Cơ quan hải quan và công chức hải quan.
•Các cơ quan khác của Nhà nước trong phối hợp
quản lý nhà nước về hải quan.
Hoạt động hải quan

Phạm vi địa bàn hoạt động của hải quan:


•Khu vực cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường
biển, đường sắt, đường hàng không.
•Khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế.
•Địa điểm kiểm tra hàng hóa XNK trong lãnh thổ và
trên vùng biển.
•Trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành sau thông quan.
•Các địa bàn hải quan khác theo quy định của pháp
luật.
Vai trò, chức năng nhiệm vụ của hải
quan Việt Nam
Vai trò của hải quan:
•Thực thi các biện pháp kiểm tra, kiểm soát hoạt động
XNK.
•Tham gia vào việc thực hiện chế độ thuế quan, điều tiết
tiêu dùng xã hội, thực hiện thống kê hải quan.
•Giám sát thi hành quy chế liên quan đến quan hệ tài
chính với nước ngoài.
•Tham gia vào công tác phòng chống buôn lậu, gian lận
TM.
•Tham gia vào công tác bảo vệ an ninh, an toàn xã hội.
Vai trò, chức năng nhiệm vụ của hải
quan Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ chung của hải quan VN:
•Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện
vận tải.
•Phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới.
•Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa
XNK.
•Thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu.
•Kiến nghị chủ trương,biện pháp quản lý nhà nước về
HQ đối với hoạt động XNK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa XNK.
Vai trò, chức năng nhiệm vụ của hải
quan Việt Nam
Nguyên tắc tổ chức hoạt động của hải quan VN:
•Nguyên tắc tập trung thống nhât.
•Chính phủ quy định cụ thể mọi mặt về tổ chức hoạt
động của hải quan.
•Công chức hải quan phải đáp ứng các yêu cầu về
phẩm chất về năng lực nghiệp vụ.
Hệ thống tổ chức của hải quan Việt Nam

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng


cục Hải quan:
Chức năng:
•Tổng cục hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài
chính.
•Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chuyên
ngành hải quan.
•Thực thi pháp luật hải quan trong phạm vi cả nước.
Hệ thống tổ chức của hải quan Việt Nam
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Hải quan:
•Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan.
•Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ
của ngành hải quan.
•Hợp tác quốc tế về hải quan, tổ chức nghiên cứu khoa
học về hải quan.
•Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, thực hiện
thống kê về hải quan.
•Quản lý tổ chức bộ máy, kiểm tra, thanh tra, giải quyết
khiếu nại tố cáo trong ngành hải quan.
•Quản lý tài chính và tài sản của ngành hải quan.
Hệ thống tổ chức của hải quan Việt Nam
Tổ chức bộ máy hải quan VN:
Tổ chức bộ máy theo NĐ16CP (4-9-2002), Tổng cục HQ
là cơ quan thuộc CP, tổ chức tập trung, thống nhất, gồm
3 câp:
•Cấp trung ương gồm lãnh đạo Tổng cục, các cục, vụ,
đơn vị trực thuộc, phòng, đội và đơn vị tương đương.
•Cấp tỉnh, liên tỉnh, thành phố gồm 30 Cục hải quan.
•Cấp cơ sở như: (HQ cửa khẩu; đội kiểm soát) gồm 218
phòng, 146 hải quan cửa khẩu; 18 đội kiểm soát; 7 đội
kiểm soát liên hiệp.
Hệ thống tổ chức của hải quan Việt Nam
Tổ chức bộ máy hải quan VN:
Tổ chức bộ máy theo NĐ96/2002/NĐ-CP (19-11-2002),
Tổng cục HQ là cơ quan thuộc Bộ Tài chính, tổ chức
tập trung, thống nhất, gồm 3 cấp:
•Cơ quan tổng cục HQ (lãnh đạo Tổng cục; bộ máy
giúp việc; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc).
•Các Cục HQ tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc TW,
trực thuộc Tổng cục Hải quan.
•Các chi cục HQ cửa khẩu; đội kiểm soát HQ; đơn vị
tương đương trực thuộc Cục HQ địa phương.
Hệ thống tổ chức của hải quan Việt Nam

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hải


quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố:
Chức năng:
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan ở
địa phương và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy
định của pháp luật.
Hệ thống tổ chức của hải quan Việt Nam
Nhiệm vụ và quyền hạn:
•Tổ chức giám sát, quản lý về hải quan.
•Tổ chức thu thuế xuất nhập khẩu và các khoản thu khác.
•Đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới, xử lý các vi phạm pháp luật về hải quan.
•Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.
•Kiến nghị, đề xuất với Tổng cục HQ về sửa đổi, bổ xung
chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động
của hải quan địa phương.
•Tổ chức công tác đào tạo cán bộ.
•Tổ chức thanh tra và kiểm tra về hải quan ở địa phương.
Cán bộ, công chức hải quan Việt nam và
mối quan hệ công tác
Cán bộ, công chức hải quan VN:
•Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ theo
đúng quy định của pháp luật.
•Trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn
minh, lịch sự.
•Nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và
phân công của cấp trên.
•Được tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề
bạt theo đúng quy định của pháp luật, được thống nhất
quản lý từ Tổng cục đến chi cục hải quan.
Cán bộ, công chức hải quan Việt Nam và
mối quan hệ công tác
Xây dựng liêm chính trong ngành hải quan:
Thực hiện kỷ cương liêm chính hải quan:
•Liêm chính hải quan là vấn đề cốt tử của tổ chức hải
quan.
•Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực liêm chính hải
quan.
•Xây dựng và thực thi luật ứng xử của công chức hải
quan.
•Thực thi có hiệu quả phương pháp quản lý nguồn
nhân lực
Cán bộ, công chức hải quan Việt Nam và
mối quan hệ công tác
Xây dựng liêm chính trong ngành hải quan:
Những yếu tố tác động trong thực thi liêm chính HQ:
•Yếu tố khách quan.
- Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh tạo ra những
kẽ hở cho thu lợi bất chính.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị chưa đáp ứng được
yêu cầu quản lý hải quan hiện đại.
- Công tác tuyên truyền pháp luật chưa sâu rộng.
- Do địa lý khí hậu tạo thuận lợi buôn lậu, gian lận
thương mại.
Cán bộ, công chức hải quan Việt Nam và
mối quan hệ công tác
Xây dựng liêm chính trong ngành hải quan:
Những yếu tố tác động trong thực thi liêm chính HQ:
•Yếu tố chủ quan.
- Cán bộ công chức hải quan chưa được giáo dục
thường xuyên, trình độ nghiệp vụ còn bị hạn chế.
- Điều kiện làm việc tương đối độc lập, địa bàn
rộng khó kiểm tra trong công tác nghiệp vụ.
- Chế độ dưỡng liêm còn thấp.
- Kỷ luật chưa nghiêm.
Cán bộ, công chức hải quan Việt Nam và
mối quan hệ công tác
Xây dựng liêm chính trong ngành hải quan:
Những hành vi vi phạm liêm chính trong thực thi
công tác của công chức hải quan:
•Cho phép làm thủ tục XNK hàng hóa trong điều kiện
không đủ thủ tục hải quan.
•Kiểm tra tính thuế thấp, áp mã sai, thấp hơn giá trị, sử
lý vi phạm hải quan thấp, làm nhẹ so với vi phạm, làm
sai lệch hồ sơ để xử lý theo hướng khác.
•Cố ý kéo dài thời gian làm thủ tục hải quan.
•Đưa ra những khó khăn yêu cầu vô lý, gây phiền hà,
vòi vĩnh dọa dẫm chủ hàng.
Cán bộ, công chức hải quan Việt Nam và
mối quan hệ công tác
Xây dựng liêm chính trong ngành hải quan:
Những hành vi vi phạm liêm chính trong thực thi
công tác của công chức hải quan:
•Móc nối với chủ hàng nhận hối lộ, cố ý làm trái quy
định, tiếp tay cho buôn lâu.
•Công chức phụ trách thờ ơ với công việc, không đấu
tranh với những hiện tượng tiêu cực.
•Biết sai nhưng cố tình móc nối có tổ chức dẫn đến sai
phạm tập thể.
•Cán bộ tham mưu ngại kiểm tra đôn đốc, không phát
hiện ra sai xót để chỉ đạo uốn nắn kịp thời...
Cán bộ, công chức hải quan Việt Nam và
mối quan hệ công tác
Xây dựng liêm chính trong ngành hải quan:
Ảnh hưởng của thực thi liêm chính hải quan:
•Làm mất niềm tin của nhà nước của nhân dân.
•Gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
•Kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
•Tạo ra rào cản cho TMQT và đầu tư.
•Giảm hiệu quả trong công tác phòng chống gian lận
thương mại.
•Làm tổn hại đến an ninh chính trị xã hội.
Cán bộ, công chức hải quan Việt Nam và
mối quan hệ công tác
Xây dựng liêm chính trong ngành hải quan:
Những quy định của HQVN để thực thi liêm chính:
•Các văn bản pháp luật phải được công khải.
•Không vì lợi ích cá nhân mà làm sai quy định pháp
luật.
•Không lợi dụng chức quyền gây phiền hà sách nhiễu
để nhận tiền.
•Không làm sai chức trách, đùn đẩy nhiệm vụ.
•Không có lời nói và hành vi thiếu văn minh lịch sự.
Cán bộ, công chức hải quan Việt Nam và
mối quan hệ công tác
Xây dựng liêm chính trong ngành hải quan:
Những quy định của HQVN để thực thi liêm chính:
•Không uống rượu bia trong giờ làm việc, không đánh
bạc, sinh hoạt trái với đạo đức thuần phong mỹ tục.
•Không được từ chối sự phân công của tổ chức.
•Mặc trang phục trong giờ làm việc.
•Không có hành vi gây rối, mất ổn định và đoàn kết nội
bộ, không viết đơn thư nặc danh và mạo danh.
•Việc sai phạm đã xẩy ra, đã sử lý, đã biết mà còn vi
phạm thì sẽ bị coi là tình tiết nặng hơn khi bị xử lý.
Cán bộ, công chức hải quan Việt Nam và
mối quan hệ công tác
Quy định về cờ, phù hiệu, trang phục của hải
quan VN:
•Cờ truyền thống của hải quan VN.
•Cờ hiệu hải quan.
•Biểu tượng hải quan. Hải quan hiệu.
•Phù hiệu hải quan.
•Cấp hiệu hải quan.
•Trang phục hải quan.
•Giấy chứng minh hải quan.
Cán bộ, công chức hải quan Việt Nam và
mối quan hệ công tác
Mối quan hệ công tác:
Mối quan hệ dọc trong hải quan:
•Quan hệ dọc là quan hệ trong nội bộ ngành hải quan.
•Hải quan tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống
nhất.
•Tổng cục trưởng quản lý điều hành hoạt động hải
quan các cấp.
•Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của HQ
cấp trên.
•Cán bộ HQ được tuyển dụng đào tạo, luân chuyển đều
được thống nhất từ tổng cục đến các chi cục.
Cán bộ, công chức hải quan Việt Nam và
mối quan hệ công tác
Mối quan hệ công tác:
Mối quan hệ dọc ngang trong hải quan:
•Quan hệ ngang là quan hệ phối hợp với các bộ, ngành
để thực hiện.
•Phối hợp trong quản lý hàng hóa XNK. trong kiểm
tra, kiểm soát.
•Phối hợp với cơ quan công an, cơ quan quản lý thị
trường.
•Phối hợp với lực lượng thanh tra, kiểm soát chuyên
ngành.
•Phối hợp với UBND các cấp tại địa phương.
Tóm tắt nội dung cơ bản chương 3

Chương 3 trình bày các hoạt động đa dạng của hải


quan, đối tượng, phạm vi hoạt động của hải quan;
vai trò; chức năng nhiệm vụ chung và nguyên tắc
tổ chức, hoạt động của hải quan Việt Nam.
Chương 3 cũng cho thấy hệ thống tổ chức của hải
quan Việt Nam và đặc biệt là vấn đề thực hiện
liêm chính hải quan; những mối quan hệ dọc và
ngang trong quan hệ công tác hải quan.
CHƯƠNG 4 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
HẢI QUAN

Trong chương này đề cập đến tính tất yếu, các chức năng và vai
trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, trong lĩnh
vực hải quan; phương pháp quản lý hải quan và mối quan hệ
giữa các phương pháp đó.
1- Quản lý nhà nước về kinh tế trong thị trường
2- Quản lý nhà nước về hải quan
3- Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về
4- Các phương pháp quản lý lĩnh vực hải quan
5- Hệ thống các công cụ quản lý của nhà nước
Quản lý nhà nước về kinh tế trong
thị trường
Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế:
•Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động KT.
•Định hướng cho sự phát triển, đầu tư vào một số lĩnh vực
để dẫn dắt nền KT; ổn định môi trường KT vĩ mô.
•Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đảm bảo yêu cầu
của phát triển kinh tế.
•Quản lý tài sản công, kiểm kê, kiểm soát toàn bộ hoạt động
kinh tế xã hôi.
•Khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, phân phối
thu nhập quốc dân một cách công bằng, thực hiện tăng
trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân.
Quản lý nhà nước về kinh tế trong
thị trường

Phân định các chức năng trong quản lý và kinh


doanh:
•Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế thực hiện tổ chức
quản lý toàn diện nền kinh tế ở tầm vĩ mô còn DN thực
hiện trực tiếp tổ chức quá trình kinh doanh trong khuôn
khổ pháp luật.
•Cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chiến lược, kế
hoạch kinh tế-xã hội ở tầm vĩ mô còn DN xây dựng,
thực hiện kế hoạch kinh doanh phản ánh mục tiêu cụ
thể, phản ánh việc huy động sử dụng các nguồn lực.
Quản lý nhà nước về kinh tế trong
thị trường

Phân định các chức năng trong quản lý và kinh


doanh:
•Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đảm bảo hiệu
quả chung của nền kinh tế còn các DN quản lý hướng
vào hiệu quả kinh doanh.
•Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế thực hiện sự quản
lý trên quy mô toàn xã hội và thống nhất toàn ngành còn
quản lý ở doanh nghiệp mang tính đặc thù, linh hoạt
cao, các doanh nghiệp được làm tất cả những gì pháp
luật không cấm.
Quản lý nhà nước về hải quan

Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hải quan:
•Bản chất của hải quan là hoạt động của nhà nước do
nhà nước.
•Hải quan là lĩnh vực hoạt động kinh tế của nền kinh tế
quốc dân.
•Hải quan là lĩnh vực chứa đựng nhiều mâu thuẫn kinh
tế xã hội.
•Hải quan là lĩnh vực hoạt động mang tính liên ngành,
có tính xã hội hóa cao.
Quản lý nhà nước về hải quan

Nội dung quản lý nhà nước về hải quan:


•Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển hải quan Việt Nam.
•Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về hải quan.
•Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải
quan.
•Quy định về tổ chức và hoạt động của hải quan.
Quản lý nhà nước về hải quan

Nội dung quản lý nhà nước về hải quan:


•Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải
quan.
•Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ,
phương pháp quản lý hải quan hiện đại.
•Thống kê nhà nước về hải quan.
•Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm pháp luật về hải quan.
•Hợp tác quốc tế về hải quan.
Quản lý nhà nước về hải quan

Kiểm tra, giám sát hải quan:


Kiểm tra hải quan:
•Trong phạm vi địa bàn, cơ quan hải quan chịu trách
nhiệm kiểm tra hàng hóa XNK, phương tiện xuất nhập
cảnh.
•Kiểm tra chuyên ngành về chất lượng y tế, văn hóa,
kiểm dịch động thực vật...thì cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chuyên ngành thực hiện.
•Chi cục trưởng hải quan cửa khẩu phối hợp với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra chuyên ngành
tại cửa khẩu.
Quản lý nhà nước về hải quan

Kiểm tra, giám sát hải quan:


Giám sát hải quan:
Các phương thức giám sát hải quan đối với hàng hóa,
phương tiện vận tải.
•Niêm phong hải quan hoặc bằng phương tiện kỹ thuật
khác.
•Giám sát trực tiếp do công chức HQ thực hiện.
Quản lý nhà nước về hải quan
Kiểm tra, giám sát hải quan:
Giám sát hải quan:
Thời gian giám sát hải quan.
•Từ khi hàng hóa nhập khẩu, phương tiện nhập cảnh tới
địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan.
•Từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu đến
khi thực xuất khẩu.
•Từ khi hàng hóa phương tiện vận tải quá cảnh tới địa
bàn hoạt động hải quan đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam.
Quản lý nhà nước về hải quan

Kiểm tra, giám sát hải quan:


Nội dung kiểm tra giám sát hải quan:
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa.
•Căn cứ, thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra thực
tế hàng hóa XNK để thông quan.
•Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa XNK để thông
quan.
•Kiểm tra thực tế hàng hóa XNK trong trường hợp vắng
mặt người khai hải quan.
Quản lý nhà nước về hải quan

Kiểm tra, giám sát hải quan:


Kiểm tra sau thông quan.
•Mục đích kiểm tra sau thông quan.
•Những trường hợp kiểm tra sau thông quan ( có dấu
hiệu gian lận thuế, gian lận thương mại; vi phạm quy
định về XNK...)
•Công chức hải quan trực tiếp kiểm tra sổ sách chứng từ
để đối chiếu với tờ khai hải quan.
•Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung
cấp tài liệu cần thiết phục vụ kiểm tra sau thông quan
của cơ quan hải quan.
Hệ thống các cơ quan quản lý nhà
nước về hải quan

Các cơ quan quản lý nhà nước về hải quan:


•Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hải quan.
•Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước CP thống nhất
quản lý nhà nước về HQ. Tổng cục HQ là cơ quan trực
thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về HQ, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy
định của luật hải quan.
•Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Tài chính
trong quản lý nhà nước về hải quan.
•UBND các cấp với phạm vi quyền hạn của mình tổ
chức thực hiện pháp luật hải quan tại địa phương.
Các phương pháp quản lý trong lĩnh
vực hải quan
Các phương pháp hành chính:
•Phương pháp hành chính là sự tác động trực tiếp của cơ
quan quản lý hay người lãnh đạo đến cơ quan bị quản lý hay
người chấp hành nhằm mục đích bắt buộc thực hiện một
hành động.
•Nội dung của Phương pháp:
- Thiết lập được một hệ thống các q/h phụ thuộc lẫn nhau.
- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong
hệ thống tổ chức.
- Tác động bằng hệ thống pháp chế là các điều luật, quyết
định, chỉ thị, mệnh lệnh, nội quy ....
Các phương pháp quản lý trong lĩnh
vực hải quan
Các phương pháp kinh tế:
•Phương pháp kinh tế là sự tác động tới lợi ích vật chất
của tập thể hay cá nhân nhằm làm cho họ quan tâm tới
kết quả hoạt động và chịu trách nhiệm vật chất về hành
động của mình.
•Nội dung của Phương pháp này:
- Coi lợi ích vật chất là động lực cơ bản của sự phát triển.
- Sử dụng các đòn bẩy K/T để tác động tới người lao động.
- Phạt trách nhiệm V/C được sử dụng trong phương pháp.
•Phương pháp đòi hỏi thưởng phạt phải nghiêm minh,
công bằng đúng người đúng việc, công khai, kịp về thời
gian.
Các phương pháp quản lý trong lĩnh
vực hải quan
Các phương pháp tuyên truyền giáo dục:
•Phương pháp tuyên truyền giáo dục là sự tác động tới
tinh thần và năng lực chuyên môn của người lao động
để nâng cao ý thức và hiệu quả công tác.
•Nội dung của Phương pháp này:
- Tác động thông tin đa chiều tới toàn bộ thống quản lý.
- Phải thể hiện được sự khen chê rõ ràng.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Giáo dục truyền thống và làm phong phú đời sống tình thần.
•Yêu cầu sử dụng quy luật tâm lý trong sử dụng phương
pháp.
Hệ thống các công cụ quản lý của
nhà nước
Các công cụ chủ yếu trong quản lý kinh tế:
•Kế hoạch phát triển kinh tế quôc dân.
•Nhà nước nắm giữ những ngành then chốt của nền
KTQD.
•Sử dụng hệ thống công cụ kinh tế.
•Sử dụng hệ thống kho đệm giữ trữ quốc gia.
•Điều tiết và quản lý bằng hệ thống luật pháp.
•Tác động trực tiếp bằng bộ máy quản lý hành chính và
kiểm tra, kiểm soát.
•Thông qua hệ thống tuyên truyền giáo dục.
Hệ thống các công cụ quản lý của
nhà nước

Những công cụ chủ yếu trong quản lý thương mại


quốc tế:
•Thuế quan hay thuế xuất nhập khẩu.
•Hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
•Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
•Các tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định kỹ thuật.
•Trợ cấp xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái.
•Các quy định mang tính chất hành chính.
Tóm tắt nội dung cơ bản chương 4
Tóm tắt nội dung cơ bản của chương 4:

Chương 4 trình bầy các chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước
trong nền kinh tế thị trường, sự khác biệt giữa chức năng quản
lý của nhà nước với chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 4 cũng cho thấy sự cần thiết của quản lý nhà nước
trong lĩnh vực hải quan, các nội dung quản lý nhà nước và hệ
thống các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan.
Trong chương cũng cho thấy hệ thống các phương pháp quản
lý trong lĩnh vực hải quan và hệ thống các công cụ chủ yếu
trong quản lý kinh tế và trong quản lý thương mại quốc tế.
CHƯƠNG 5 ĐẠI LÝ THỦ TỤC HẢI QUAN

Trong chương này cung cấp những vấn đề cơ bản về


đại lý hải quan, quy định về các điều kiện cần thiết
để làm đại lý thủ tục hải quan, hoạt động của đại lý
thủ tục hải quan và quyền hạn, trách nhiệm của các
bên trong hoạt động đại lý thủ tục hải quan.
1- Đăng ký đại lý hải quan
2- Hoạt động của đại lý thủ tục hải quan
3- Quyền hạn và trách nhiệm trong đại
lý làm thủ tục hải quan.
Đại lý làm thủ tục hải quan
• Đại lý hải quan là thương nhân thay mặt cho người có
hàng hóa XNK thực hiện trách nhiệm của người khai
hải quan và các công việc khác về thủ tục HQ theo
thỏa thuận trong hợp đồng.
• Về bản chất đại lý hải quan là thương nhân kinh
doanh trong lĩnh vưc dịch vụ làm thủ tục hải quan.
• Sự ra đời của ĐLHQ là cần thiết do sự phát triển của
TMQT, do chính sách mở cửa, hội nhập nền kinh tế,
do thủ tục hải quan đòi hỏi tính chuyên nghiệp.
Đăng ký đại lý hải quan
Ý nghĩa, vai trò của đại lý hải quan.
Đối với cơ quan hải quan:
•Do tính chuyên nghiệp trong hoạt động làm thủ tục hải
quan của các đại lý mà cơ quan HQ có Đ/K tốt hơn
trong quản lý hoạt động XNK.
•Các công việc thủ tục hải quan sẽ được đại lý thực hiện
nhanh chóng chính xác.
•Hải quan có điều kiện nắm bắt kịp thời, chính xác về
hàng hoá XNK giảm thiểu gian lận thương mại.
ĐẠI LÝ HẢI QUAN
• Nhà tư vấn về logistics
• Thanh toán chi phí vận tải, bốc dỡ hàng hóa, lệ
phí cầu đường, bảo hiểm, gửi hàng hóa tại kho
ngoại quan
• Đại lý hải quan là cánh tay nối dài của cơ quan
Hải quan, và giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu
giảm áp lực công việc
• Hiện nay, Việt Nam có hơn 1000 Đại lý hải quan
Ý nghĩa, vai trò của đại lý hải quan
Đối với doanh nghiệp XNK:
•Hoạt động làm thủ tục hải quan cho các chủ hàng
được thuận lợi hơn, chính xác hơn, tiết kiệm được
thời gian thông quan hàng hóa.
•Doanh nghiệp giảm được chi phí lưu kho, lưu bãi đẩy
nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa.
•Doanh nghiệp có điều kiện để tập trung hơn vào
khâu hoạt động sản xuất kinh doanh do không phải
chi phí thời gian, công sức vào khâu làm thủ tục hải
quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Đăng ký đại lý hải quan
Điều kiện làm đại lý thủ tục hải quan
•Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
•Có ngành nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa, dịch vụ khai thuê hải quan ghi trong giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
•Có ít nhất một nhân viên làm đại lý hải quan.
•Đáp ứng điều kiện nối mạng với cơ quan hải quan để
thực hiện thủ tục hải quan điện tử với các cục hải quan.
Đăng ký đại lý hải quan
Điều kiện làm nhân viên đại lý thủ tục hải quan:
•Nhân viên đại lý hải quan phải là công dân Việt Nam.
•Nhân viên đại lý hải quan phải được qua đào tạo với
điều kiện có bằng cao đẳng trở lên thuộc ngành kinh tế,
luật, kỹ thuật.
•Đã tham gia khóa học và đạt được chứng chỉ nghiệp vụ
hải quan do Tổng cục hải quan hoặc các trường trong hệ
thống giáo dục đào tạo VN có đăng ký với Tỏng cục hải
quan khi tiến hành đào tạo.
•Được cơ quan hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm
thủ tục hải quan.
Đăng ký đại lý hải quan
Thủ tục và hồ sơ đăng ký đại lý thủ tục hải quan:
Thủ tục đăng ký đại lý thủ tục hải quan.
Bước1:Thương nhân làm hồ sơ đăng ký kinh doanh
làm dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK hoặc dịch vụ
khai thuê hải quan.
Bước 2:Đến Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố mua
hồ sơ và xin tư vấn.
Bước 3:Sở kế hoạch đầu tư kiểm tra, xét duyêt, cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hoặc ghi bổ xung
ngành nghề này vào giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh đã có.
Đăng ký đại lý hải quan
Thủ tục và hồ sơ đăng ký đại lý thủ tục hải quan:
Hồ sơ đăng ký đại lý thủ tục hải quan.
•Văn bản của đại lý hải quan thông báo đã đáp ứng đủ
các điều kiện theo quy định của pháp luật và bản cam
kết thực hiện đúng các điều kiện quy định trong hoạt
động kinh doanh.
•Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
•Bản sao công chứng chứng chỉ về nghiệp vụ khai hải
quan của nhân viên đại lý hải quan.
•Mẫu chữ ký của nhân viên đại lý hải quan có thẩm
quyền khai trên tờ khai hải quan.
Hoạt động của đại lý thủ tục hải quan

Hoạt động chủ yếu của đại lý hải quan:


•Ký hợp đồng bằng văn bản với chủ hàng.
•Yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các
chứng từ, thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải
quan.
•Khai, ký tên đóng dấu và xuất trình chứng từ thuộc bộ
hồ sơ hải quan liên quan đến lô hàng XNK; ký các biên
bản do cán bộ hải quan lập liên quan đến lô hàng XNK.
•Xuât trình hàng hóa tại địa điểm được quy định để cơ
quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, và chứng kiến
việc kiểm tra hàng hóa.
Hoạt động của đại lý thủ tục hải quan

Hợp đồng đại lý thủ tục hải quan:


•Hợp đồng đại lý hải quan là sự thỏa thuận bằng văn
bản giữa đại lý hải quan và chủ hàng có hàng hóa XNK
trong việc thực hiện dịch vụ làm thủ tục hải quan với
Cục hải quan tỉnh, thành phố đối với lô hàng xuất nhập
khẩu cần làm thủ tục hải quan.
•Hợp đồng đại lý hải quan thể hiện quan hệ giữa các chủ
thế trong quá trình thực hiện dịch vụ khai thuê hải quan.
•Nội dung chủ yếu của hợp đồng là sự cam kết về dịch
vụ làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất nhập khẩu.
Hoạt động của đại lý thủ tục hải quan

Nội dung chủ yếu của hợp đồng đại lý thủ tục
hải quan:
•Căn cứ ký kết hợp đồng.
•Hình thức của hợp đồng.
•Phần mỏ đầu của hợp đồng.
•Phần thông tin về chủ thể của hợp đồng.
•Phần những điều khoản thỏa thuận.
•Phần cuối của hợp đồng.
Hoạt động của đại lý thủ tục hải quan

Tổ chức bộ máy hoạt động của đại lý thủ tục hải


quan:
•Tổ chức bộ máy của ĐLHQ là việc thiết lập mô hình và
mối liên hệ về chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận
trong tổ chức với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh
doanh của ĐLHQ.
•Nội dung xây dựng bộ máy: Lựa chọn mô hinh; quy
định chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ dọc ngang của
từng bộ phận trong hệ thống; không ngừng hoàn thiện
hoạt động của bộ máy; quyết định quy mô nhân sự,
tuyển chọn đào tạo nhân sự, sắp xếp nhân sự, điều chỉnh
bộ máy khi cần thiết.
Hoạt động của đại lý thủ tục hải quan

Mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh theo sản


phẩm:
•Mô hình này phù hợp với đại lý có bạn hàng truyền
thống ở một số lĩnh vực nhất định. Đối tượng làm thủ
tục hải quan tương đối ổn định.
•Mô hình này tận dụng được triệt để lợi thế về trình độ,
kinh nghiệm làm thủ tục hải quan.
•Mô hình này có yếu điểm trong việc đáp ứng nhu cầu
đa dạng của khách hàng, mất cân đối về quyền lợi và
nghĩa vụ của các nhóm làm thủ tục hải quan theo những
nhóm hàng khác nhau.
Hoạt động của đại lý thủ tục hải quan
Mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh theo
khu vực địa lý:
•Mô hình này là kiểu tổ chức dành cho những đại lý
kinh doanh trên địa bàn rộng, quy mô lớn.
•Mô hình này nắm bắt được nhu cầu làm thủ tục hải
quan sát sao hơn, tạo lập được quan hệ bạn hàng và
hải quan địa phương chặt chẽ hơn.
•Mô hình này giúp cho giảm thiểu được chi phí dịch
chuyển của cán bộ làm thủ tục, cũng như chi phí
giao dịch.
•Bộ máy của mô hình có thể cồng kềnh và công tác
quản lý gặp nhiều khó khăn.
Hoạt động của đại lý thủ tục hải quan

Thủ tục hoạt động của đại lý thủ tục hải quan:
•Nhân viên đại lý hải quan phải xuất trình Giấy chứng
minh nhân dân.
•Nhân viên đại lý hải quan phải xuất trình thẻ nhân viên
đại lý hải quan.
•Trình tự làm thủ tục tùy thuộc vào loại hàng XNK chủ
yếu: ( hàng gia công theo hợp đồng thương mại; hàng
XNK vào khu chế xuất; hàng xuất nhập kho ngoai quan;
hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất; hàng tham dự hội
chợ triển lãm ...).
•Mỗi hàng hóa XNK có trình tự và yêu cầu về hồ sơ
khác nhau theo yêu cầu của pháp luật.
Quyền hạn và trách nhiệm của chủ hàng:
•Ký hợp đồng đại lý hải quan về phạm vi ủy quyền,
trách nhiệm của mỗi bên.
•Cung cấp cho đại lý hải quan đầy đủ, chính xác các
chứng từ, thông tin cần thiết để làm thủ tục hải quan của
lô hàng XNK.
•Chịu trách nhiệm trước pháp luật về trường hợp cung
cấp không chính xác, không đầy đủ các thông tin, các
chứng từ liên quan đến lô hàng, cung cấp chứng từ
không hợp pháp, không hợp lệ cho đại lý hải quan dẫn
đến hành vi vi phạm pháp luật.
Quyền hạn và trách nhiệm của ĐLHQ:
•Quản lý sử dụng mã số nhân viên ĐLHQ để tiến hành
khai báo làm thủ tục HQ. Chịu trách nhiệm về việc đề
nghị cơ quan hải quan cấp mã số cho người đáp ứng đủ
điều kiện.
•Yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ chính xác chứng từ
thông tin cần thiết để làm thủ tục HQ cho lô hàng XNK.
•Yêu cầu cơ quan HQ hướng dẫn về thủ tục HQ, thủ tục
thuế cho lô hàng XNK; hướng dẫn kết nối mạng với hải
quan; được tham dự các lớp tập huấn bồi dưỡng bồi
dưỡng pháp luật HQ.
•Chịu trách nhiệm về nội dung khai trên tờ khai HQ.
Quyền hạn và trách nhiệm trong đại lý
làm thủ tục hải quan
Hỗ trợ của hải quan đối với đại lý thủ tục hải
quan:
•Hỗ trợ kỹ thuật trong việc kết nối mạng.
•ĐLHQ được tham gia các khóa đào tạo, nghiên cứu các
chuẩn quốc tế liên quan đến thủ tục HQ điện tử.
•Cục hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn và tư vấn cho
đại lý hải quan khi có yêu cầu.
•Nhân viên đại lý hải quan được mời tham dự các khóa
học đào tạo ngắn hạn hoặc chuyên sâu, các hội thảo về
nghiệp vụ hải quan.
Quyền hạn và trách nhiệm trong đại lý
làm thủ tục hải quan
Quyền hạn và trách nhiệm của đại lý thủ tục hải quan:
•Quản lý sử dụng mã số nhân viên ĐLHQ để tiến hành
khai báo làm thủ tục HQ. Chịu trách nhiệm về việc đề
nghị cơ quan hải quan cấp mã số cho người đáp ứng đủ
điều kiện.
•Yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ chính xác chứng từ
thông tin cần thiết để làm thủ tục hải quan cho lô hàng
XNK.
•Yêu cầu cơ quan HQ hướng dẫn về thủ tục HQ, thủ tục
thuế cho lô hàng XNK; hướng dẫn kết nối mạng với hải
quan; được tham dự các lớp tập huấn bồi dưỡng bồi
dưỡng pháp luật HQ.
Quyền hạn và trách nhiệm trong đại lý
làm thủ tục hải quan
Quyền hạn và trách nhiệm của ĐLHQ:
•Chịu trách nhiệm về nội dung khai trên tờ khai hải
quan trên cơ sở bộ chứng từ, tài liệu liên quan đến lô
hàng XNK do chủ hàng cung cấp. Thực hiện đúng phạm
vi được ủy quyền theo hợp đồng đại lý.
•Thông báo cho cơ quan HQ để thu hồi mã nhân viên
đại lý hải quan trong trường hợp cần thiết.
•Cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin tài liệu liên
quan đến chủ hàng, đến lô hàng đại lý làm thủ tục hải
quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
Quyền hạn và trách nhiệm trong đại lý
làm thủ tục hải quan

Quyền hạn và trách nhiệm của ĐLHQ:


•Chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định kiểm tra,
thanh tra thuế của cơ quan hải quan.
•Nếu đại diện cho thương nhân nước ngoài làm thủ tục
hải quan, thì phải chịu trách nhiệm thực hiện quyền và
nghĩa vụ của chủ hàng theo quy định của pháp luật về
hải quan, pháp luật về thuê và pháp luật có liên quan.
•Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động đại lý hải quan
theo mẫu quy định của hải quan.
Tóm tắt nội dung cơ bản chương 5
Tóm tắt nội dung cơ bản của chương 5:
Chương 5 trình bầy sự cần thiết, ý nghĩa vai trò của đại lý
hải quan, các điều kiện để làm đại lý hải quan và nhân
viên đại lý hải quan; những thủ tục cần thiết; bộ hồ sơ
đăng ký làm đại lý thủ tục hải quan. Chương 5 cũng cho
thấy các hoạt chủ yếu của đại lý hải quan; những nội dung
cơ bản trong hợp đồng đại lý hải quan và hai mô hình tổ
chức bộ máy hoạt động của đại lý hải quan với những ưu
nhược điêm của từng mô hình và điều kiện áp dụng. Đặc
biệt nội dung của chương phân tích rõ quyền hạn trách
nhiệm của chủ hàng cũng như quyền hạn trách nhiệm của
đại lý làm thủ tục hải quan.
CHƯƠNG 6 HẢI QUAN ĐIỆN TỬ

Trong chương này nghiên cứu về tổ chức hoạt động của hải quan
điện tử; kinh nghiệm tổ chức hải quan của một số nước;
những vấn đề cơ bản về hoạt động nghiệp vụ của hải quan
điện tử; những cơ sở phát triển hải quan điện tử ở nước ta.

1- Tổ chức hoạt động của hải quan điện tử


2- Hải quan điện tử của một số nước trên thế giới
3- Những vấn đề chung về thủ tục HQ điện tử
4- Xây dựng cơ sở hạ tầng cho hải quan điện tử
Tổ chức hoạt động của hải quan điện tử

Khái luận chung về hải quan điện tử:


Khái niệm về hải quan điện tử.
•Hải quan điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin
để xử lý thông quan tự động.
•Hải quan điện tử là môi trường trong đó cơ quan hải
quan áp dụng các phương pháp, phương tiện, trang thiết
bị hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin để điều hành
hoạt động của mình và cung cấp các dịch vụ về thông
quan hải quan cho người khai hải quan, phương tiện,
hành khách xuất nhập cảnh và các bên liên quan khác.
Tổ chức hoạt động của hải quan điện tử
Khái luận chung về hải quan điện tử:
Đặc điểm của hải quan điện tử.
•Áp dụng công nghệ thông tin một cách tối đa, phù hợp
với trình độ phát triển CNTT của ngành và của quốc
gia.
•Cung cấp các dịch vụ thông quan điện tử cho người
khai HQ.
•Việc chia sẻ thông tin, dự liệu với các bên liên quan
được thực hiện qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử.
•Có sự hỗ trợ các thiết bị hiện đại như máy soi
Container, hệ thống Camera quan sát, giám sát, cân điện
tử... Trong việc kiểm tra kiểm soát hải quan.
Tổ chức hoạt động của hải quan điện tử
Lợi ích của hải quan điện tử:
•Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của hải
quan.
•Nâng cao hiệu quả công tác thông quan hàng hóa xuất
nhập khẩu
•Thống nhất trong việc thực hiện luật hải quan.
•Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế.
•Nâng cao hiệu quả của công tác thống kê nói chung.
•Nâng cao hiệu quả công tác thống kê hoạt động xuất
nhập khẩu.
•Nâng cao chất lượng của thông tin.
Tổ chức hoạt động của hải quan điện tử

Một số chức năng cơ bản của hải quan điện tử:


•Chức năng quản lý vận đơn điện tử.
•Chức năng khai hải quan điện tử.
•Chức năng quản lý và giám sát trước hàng hóa xuất
nhập khẩu.
•Chức năng thông quan điện tử.
•Chức năng kết nối mạng với các ngành có liên quan.
•Chức năng nối mạng với các cơ quan hải quan các
nước.
Tổ chức hoạt động của hải quan điện tử

Mô hình tổ chức hoạt động của hải quan điện tử:


•Mô hình nghiệp vụ được thực hiện trên hệ thống xử lý
dữ liêu tập trung ỏ cấp trung ương.
•Mô hình nghiệp vụ thông quan hình thành 3 khối.
•Phương thức quản lý hiện đại dựa trên kỹ thuật quản lý
rủi ro.
•Sử dụng tập trung và có hiệu quả các trang thiết bị kỹ
thuật hiện đại.
Hải quan điện tử của một số nước
trên thế giới
Hải quan điện tử của Nga:
•Năm 1995 Hải quan Nga thực hiện chương trình
CLEAR-PAC để hỗ trợ hải quan xây dựng hệ thống
thông quan tự động.
•Áp dụng hệ thống thông quan tự động ASPECC với
hàng nhập và quá cảnh ở Nga. Cụ thể hệ thống
ASPECC:
- Sử dụng hồ sơ điện tử trong việc thông quan sơ bộ.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi dự liệu điện tử.
- Cho phép giám sát tự động việc xủ lý hàng hóa của
công ty khai thuê hải quan.
- Nâng cao sự chính xác trong khai báo thông qua
khai báo các thủ tục kiểm tra chéo dự liệu.
Hải quan điện tử của một số nước
trên thế giới
Hải quan điện tử của Ba Lan:
•Áp dụng hệ thống thông quan điện tử CELINA đẩy nhanh
việc tiếp nhận khai báo hải quan của các doanh nghiệp.
•Lợi ích của hệ thống CELINA.
- Cải thiện đáng kể quá trình khai báo hải quan của DN.
- Thu thập xử lý thông tin tờ khai toàn quốc nhanh chóng.
- Đẩy nhanh quá trình xử lý tờ khai tại các đơn vị HQ.
- Tự động hóa quá trình lựa chọn kiểm tra trọng điểm.
•Áp dụng hệ thống thông quan và thuê quan ZEFIR.
•Sử dụng hệ thống chuyên cung cấp dữ liệu thuế ISATAR
Hải quan điện tử của một số nước
trên thế giới
Hải quan điện tử của Phillippines:
•Áp dụng hệ thống thông quan XNK, lược khai điện tử,
tự động lựa chọn phân luồng, thanh toán điện tử, giải
phóng hàng trực tuyến ASYCUDA++
•Tiến hành cải cách cơ quan hải quan và cung cấp một
hệ thống máy tính toàn diện, tổng thể cho hải quan.
•Năm 1996 hoàn thành việc kết nối các hệ thống thành
một hệ thống trung tâm làm tăng hiệu quả công tác xử
lý và thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu chính.
Hải quan điện tử của một số nước trên
thế giới
Hải quan điện tử của Thái Lan:
•Năm 1996 áp dụng hệ thống trao đổi dự liệu điện tử, tự
động hóa quản lý HQ với hoạt động XNK tại tất cả cảng
biển sân bay.
•DN xuất nhập khẩu thực hiện khai điện tử chuyển dữ
liệu có cấu trúc theo chuẩn EDIFACT.
•Thực hiện chiến lược tự động hóa với các hệ thống trao
đổi dữ liệu điện tử như: Thanh toán điện tử; lược khai
điện tử đối với hàng hóa XNK bằng đường hàng không,
lược khai điện tử đối với hàng hóa XNK bằng đường
biển.
Hải quan điện tử của một số nước
trên thế giới
Hải quan điện tử của Malaixia:
•Sử dụng mạng Dagang*Net thực hiện giao dịch điện tử
giưa cơ quan hải quan với cộng đồng doanh nghiệp và
các cơ quan khác.
•Áp dụng 2 phân hệ hỗ trợ công tác làm thủ tục cho
doanh nghiệp:
- Hệ thống trao đổi thông tin, trao đổi dự liệu điện tử
để phục vụ cho việc trao đổi dữ liệu giứa các bên liên
quan.
- Hệ thống tác nghiệp hải quan, phục vụ cho công tác
nghiệp vụ hải quan.
Những vấn đề chung về thủ tục
hải quan điện tử

Những thuật ngữ của hải quan điện tử:


•Thông điệp dữ liệu điện tử hải quan.
•Chứng từ hải quan điện tử.
•Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
•Trung tâm truyền nhận chứng từ hải quan điện tử.
•Giải phóng hàng.
•Thông quan hàng hóa phương tiện.
•Quyết định trước.
•Rủi ro. Quản lý rủi ro. Phân tích, đánh giá rủi ro.
Những vấn đề chung về thủ tục
hải quan điện tử

Những thuật ngữ của hải quan điện tử:


•Chỉ số rủi ro; xử lý rủi ro; hồ sơ rủi ro.
•Lĩnh vực rủi ro.
•Xác định rủi ro; tần suất rủi ro.
•Hậu quả rủi ro. Cấp độ rủi ro.
•Kiểm soát rủi ro.
•Quy trình quản lý rủi ro.
•Tiêu chí rủi ro.
•Người khải hải quan điện tử.
Những vấn đề chung về thủ tục
hải quan điện tử
Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan điện tử:
•Thủ tục hải quan điện tử tuân thủ đúng pháp luật HQ.
•Tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về thủ tục
Hải quan.
•Tiến hành kiểm tra, kiểm soát, đánh giá mức độ rủi ro
về vi phạm pháp luật thông qua hệ thống xử lý dữ liệu
HQ điện tử do Tổng cục HQ quản lý thống nhất tập
trung.
•DN tham gia HQĐT trên cơ sở tự nguyện được cơ
quan HQ chấp nhận và đăng ký tham gia thủ tục HQ
điện tử.
•DN tham gia thủ tục HQĐT tự kê khai, tự chịu trách
nhiệm, tự tính, tự nộp thuế và các khoản thu khác.
Những vấn đề chung về thủ tục
hải quan điện tử
Hồ sơ hải quan điện tử:
•Hồ sơ HQĐT bao gồm tờ khai hải quan điện tử và các
chứng từ theo quy định phải kèm theo tờ khai. Chứng từ
kèm theo hải quan điện tử có thể ở dạng điện tử hoặc văn
bản giấy tờ.
•Khi lập hồ sơ hải quan điện tử cần lưu ý:
- Chứng từ hải quan điện tử có thể được chuyển đổi từ
chứng từ ở dạng văn bản giấy nếu đảm bảo các điều kiện
nhất định.
- Trên cơ sở quản lý rủi ro các chứng từ theo quy định
phải đi kèm tờ khai hải quan điện tử có không phải nộp,
phải xuất trình hoặc phải nộp cho cơ quan hải quan.
Những vấn đề chung về thủ tục
hải quan điện tử
Trách nhiệm trong thủ tục hải quan điện tử:
Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
•Áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục HQĐT
để kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK, phương tiện vận
tải quá cảnh, vận tải xuất cảnh, vận tải nhập cảnh.
•Hướng dẫn người khai hải quan tham gia thủ tục
HQĐT.
•Tiếp nhận, xử lý chứng từ HQĐT do người khai hải
quan gửi đến.
•Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống xử lý dữ liệu hải
quan điện tử để thực hiện thủ tục hải quan điện tử bảo
đảm an ninh, an toàn, bảo mật và liên tục.
Những vấn đề chung về thủ tục
hải quan điện tử
Trách nhiệm trong thủ tục hải quan điện tử:
Trách nhiệm của của người khai hải quan điện tử:
•Thực hiện lưu giữ và đảm bảo toàn vẹn bộ chứng từ hải
quan dạng điện tử,văn bản giấy theo thời hạn quy định
của luật hải quan, luật giao dịch điện tử và các văn bản
hướng dẫn.
•Sao chép và lưu giữ bản sao của chứng từ hải quan
điện tử bao gồm cả việc di chuyển chứng từ hải quan
điện tử tới một hệ thống máy tính khác hoặc nơi lưu giữ
khác.
Những vấn đề chung về thủ tục
hải quan điện tử
Trách nhiệm trong thủ tục hải quan điện tử:
Trách nhiệm của đại lý làm thủ tục hải quan điện tử.
•Thực hiện đúng các quy định trong quá trình thực hiện các
nội dung được ủy quyền.
•Cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan về phạm vi ủy
quyền trên hợp đồng thuê đại lý.
•Đề nghị chủ hàng đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử
hoặc đăng ký thủ tục hải quan điện tử theo ủy quyên của
doanh nghiệp trước khi làm thủ tục hải quan điện tử.
•Trang bị máy tính nối mạng theo hướng dẫn của cơ quan
Hải quan.
Những vấn đề chung về thủ tục
hải quan điện tử
Trách nhiệm trong thủ tục hải quan điện tử:
Trách nhiệm của DN kinh doanh cảng biển, cảng
hàng không:
•Có trách nhiệm nối mạng với cơ quan hải quan và
thông báo thường xuyên, kịp thời thông tin về phương
tiện vận tại nhập cảnh, xuất cảnh, chuyển cảnh, quá
cảnh; hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, chuyển cảng, quá
cảnh ra, vào kho bãi của cảng hàng không, cảng biển
thuộc trách nhiệm quản lý.
•Cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho hoạt động
quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
Những vấn đề chung về thủ tục
hải quan điện tử
Trách nhiệm trong thủ tục hải quan điện tử:
Trách nhiệm về việc hợp tác giữa đối tác và cơ quan
hải quan:
•Cơ quan hải quan hợp tác với các tổ chức, hiệp hội
doanh nghiệp và các bên có liên quan nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hóa để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý hải
quan.
•Cơ quan hải quan và các đối tác quy định các đầu mối
để liên lạc và tổ chức lực lượng, xây dựng biện pháp
thực hiện việc hợp tác giữa hai bên.
Những vấn đề chung về thủ tục
hải quan điện tử
Phòng ngừa rủi ro trong hải quan điện tử:
•Phòng ngừa quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện
tử bao gồm việc nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi
ro trong quy trình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
•Những nội dung cơ bản phòng ngừa rủi ro trong
HQĐT.
- Xây dựng cơ sở pháp lý.
- Xây dựng và nâng cấp hệ thống quản lý rủi ro.
- Xây dựng và nâng cấp hệ thống CNTT hỗ trợ.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro.
Xây dựng cơ sở hạ tầng cho
hải quan điện tử
Ứng dụng hải quan điện tử ở Việt Nam
•Bộ tài chính, ngành hải quan đã triển khai một số dự án
chương trình kế hoạch hiện đại hóa hải quan như « kế
hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành hải
quan giai đoạn 2008-2010»
•Thực hiện dự án tin học hóa quy trình thủ tục hải quan,
dự án hiện đại hóa HQ với vốn vay ưu đãi của Ngân
hàng thế giới.
•Thực hiện triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử
tại một số Cục hải quan địa phương trước khi nhân rộng
ra toàn quốc để xây dựng mô hình HQĐT toàn diện
trong tương lai.
Xây dựng cơ sở hạ tầng cho
hải quan điện tử
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật:
•Hiện đại hóa cơ sở vật chất trên cơ sở đầu tư trang thiết bị
hiện đại tại các cảng biển quôc tế càng hàng không, các cửa
khẩu đường sắt đường bộ, các khu CN trọng điểm.
•Ứng dụng công nghệ thông tin trong HQĐT được tiến hành
đồng bộ tương thích với quy trình thủ tục HQĐT.
•Xây dựng hệ thống dự liệu điện tử bao gồm cả việc chia sẻ
thông tin, dự liệu điện tử với các Bộ ngành và các bên liên
quan. Xây dựng cổng dự liệu điện tử kết nối với các cơ quan
Bộ Tài chính, các bộ ngành và đối tác liên quan. Đưa
Website hải quan thành cổng thông tin điện tử cung cấp
thông tin và dịch vụ hành chính công.
Xây dựng cơ sở hạ tầng cho
hải quan điện tử
Đào tạo nhân lực cho hải quan điện tử:
•Thực hiện nhiều phương pháp để trang bị kiến thức, kỹ
năng phục vụ cho triển khai hải quan điện tử của cán bộ
công chức hải quan.
•Công tác đào tạo cho cán bộ hải quan được thực hiện
thường xuyên liên tục dưới nhiều hình thức và nội dung
đào tạo khác nhau.
•Tham gia đào tạo, tư vấn cho cộng đồng doanh nghiệp
để họ tham gia tích cực vào hải quan điện tử.
Tóm tắt nội dung cơ bản chương 6
Tóm tắt nội dung cơ bản của chương 6:
Chương 6 trình bầy bản chất của hải quan điện tử, sự cần thiết,
ý nghĩa vai trò của hải quan điện tử, những chức năng cơ bản
của hải quan điện tử và hai mô hình nghiệp vụ được thực hiện
trên hệ thống xử lý dữ liệu tập trung và nghiệp vụ thông quan
hình thành 3 khối. Chương 6 cũng giới thiệu hải quan điện tử
của một số nước như: Nga, Ba lan, Philippin,Thái lan và
Malaysia. Đặc biệt trong chương cho biết nguyên tắc tiến hành
thủ tục hải quan điện tử; hồ sơ hải quan điện tử; trách nhiệm
của các bên trong thủ tục hải quan điện tử, phòng ngừa rủi ro
trong hải quan điện tử và việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho hải
quan điện tử như xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo
nguồn nhân lực cho hải quan điện tử.
CHƯƠNG 7

TỔ CHỨC HẢI QUAN THẾ GIỚI


MỤC TIÊU

Trình bày những quy định của Tổ chức thương mại thế giới có
liên quan đến hải quan; Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) – sự ra
đời và tổ chức hoạt động; sự tham gia của VN trong WCO.
NỘI DUNG CHƯƠNG

7.1- Những quy định của tổ chức thương mại thế giới
liên quan đến hoạt động hải quan

7.2- Tổ chức Hải quan Thế giới


7.1. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN

• Tổng quan về Tổ chức thương mại thế giới

• Mục tiêu của Tổ chức Thương mại thế giới WTO

• Các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới WTO

• Các chức năng của Tổ chức Thương mại thế giới


SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO
•Tổ chức Thương mại Thế giới tiền thân từ Hiệp định chung về Thuế quan
và Thương mại năm 1947 (GATT 1947).
•WTO ra đời là kết quả của nhiều vòng đàm phán tự do hóa TM được tiến
hành trong khuôn khổ GATT 1947.
•15/4/1994, tại Marrkesh (Maroc), các bên đã hoàn tất việc đàm phán Hiệp
định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới và tổ chức này chính thức
được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995.
MỤC TIÊU CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
• Mục tiêu về kinh tế

• Mục tiêu chính trị

• Mục tiêu xã hội


CÁC NGUYÊN TẮC CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

• Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)

• Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

• Nguyên tắc tiếp cận thị trường

• Nguyên tắc cạnh tranh công bằng


CÁC CHỨC NĂNG CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
•Quản lý thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thương mại đa phương
•Tổ chức đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ của Tổ chức
thương mại thế giới theo quyết nghị của hội nghị Bộ trưởng
•Tổ chức diễn đàn để các quốc gia thành viên đàm phán về những vấn đề được
quy định trong các Hiệp định thương mại đa phương.
•Giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến thực hiện
Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới.
•Lập ra cơ chế xem xét, kiểm định và rà soát chính sách thương mại của các
quốc gia thành viên.
•Thực hiện hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác:
TIẾN TRÌNH CƠ BẢN CỦA ĐÀM PHÁN
TRONG KHUÔN KHỔ CỦA GATT
•Vòng đàm phán Geneva (1947)
•Vòng đàm phán Annecy (1949)
•Vòng đàm phán Torquay (1951)
•Vòng đàm phán Geneva (1956)
•Vòng đàm phán Dillon (1960-1961)
•Vòng đàm phán Kennedy (1964-1967)
•Vòng đàm phán Tokyo (1973-1979 )
•Vòng đàm phán Uruguay (1986-1994 )
•Vòng đàm phán Doha (11/2001-nay)
MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH CỦA WTO
•Hiệp định GATT-94

•Hiệp định trị giá hải quan

•Hiệp định về kiểm tra trước khi xếp hàng

•Hiệp định trị quy tắc xuất xứ

•Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến
thương mại
•Hiệp định tạo thuận lợi cho thương mại của WTO (đang đàm phán
trong vòng Doha)
7.2. TỔ CHỨC HẢI QUAN THẾ GIỚI

• Lịch sử ra đời của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO)

• Vai trò của tổ chức hải quan thế giới WCO

• Nhiệm vụ của tổ chức hải quan thế giới WCO

• Phương châm hành động của WCO cho thể kỷ 21

• Các công ước quốc tế về hải quan trong khuôn khổ của WCO

• Cơ cấu bộ máy tổ chức của WCO

• Việt Nam tham gia Tổ chức Hải quan Thế giới


LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA
TỔ CHỨC HẢI QUAN THẾ GIỚI
•Năm 1947 chính phủ 13 nước của Ủy ban hợp tác kinh tế Châu Âu đề
xuất thiết lập Liên minh hải quan châu Âu.
•Năm 1948 thành lập Ủy ban kinh tế và Ủy ban hải quan sau đó trở thành
Hội đồng hợp tác hải quan.
•Năm 1994 Tổ chức Hải quan Thế giới ( WCO) được thành lập trên cơ sở
của Hội đồng hợp tác hải quan.
•Quá trình phát triển của WCO gắn liền với những điểm mốc đánh dấu
thành quả hợp tác trong lĩnh vực hải quan.
VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC HẢI QUAN THẾ GIỚI
• WCO giữ vai trò tăng cường tính hiệu quả, hiệu lực của các cơ quan hải
quan trên thế giới.
• WCO tạo ra diễn đàn trao đổi kinh nghiệm của HQ các nước.

• WCO xây dựng và phát triển các công ước, công cụ quôc tế về hải quan.

• WCO cung cấp các trợ giúp kỹ thuật, đào tạo hải quan cho các quốc gia
thành viên.
• WCO có vai trò quan trọng trong đấu tranh chống gian lận TM

• WCO là cầu nối giữa cơ quan HQ với các đối tác nhằm tạo ra môi trường
hải quan minh bạch.
NHIỆM VỤ TỔ CHỨC HẢI QUAN THẾ GIỚI
•Nghiên cứu mọi vấn đề có liên quan đến hợp tác hải quan mà các
bên ký kết thỏa thuận.
•Kiểm tra mọi khía cạnh kỹ thuật của các chế độ hải quan cũng
như những nhân tố liên quan tới chúng.
•Soạn thảo các điều khoản công ước, khuyến nghị chúng với
chính phủ hữu quan.
•Ban hành các khuyến nghị nhằm bảo đảm việc giải thích và áp
dụng thống nhất các công ước đã ký.
NHIỆM VỤ TỔ CHỨC HẢI QUAN THẾ GIỚI
•Ban hành các khuyến nghị với tư cách là cơ quan hòa giải nhằm
giải quyết các tranh chấp trong áp dụng các công ước liên quan tới
hải quan.
•Đảm bảo việc phổ biến các thông tin liên quan đến luật lệ và
nghiệp vụ hải quan.
•Cung cấp cho các chính phủ liên quan những thông tin về vấn đề
hải quan trong khuôn khổ mục tiêu chung của công ước.
•Đại diện cho cộng đồng hải quan quốc tế hợp tác với các tổ chức
liên chính phủ về lĩnh vực thuộc thẩm quyền của hội đồng.
CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ HẢI QUAN
TRONG KHUÔN KHỔ CỦA WCO
•Công ước thành lập Hội đồng hợp tác hải quan.
•Công ước quốc tế về đơn giản và hài hòa hóa thủ tục HQ.
•Công ước về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS).
•Công ước quốc tế về hỗ trợ hành chính lẫn nhau nhằm ngăn ngừa
và trấn áp các vi phạm hải quan.
•Công ước về tạm quản hàng hóa.
•Công ước hải quan về quá cảnh quốc tế hàng hóa.
•Công ước HQ về Container.v.v (Tổng số 20 công ước)
HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC VỀ KỸ THUẬT
•Các hội thảo đào tạo hàng năm.
•Các khóa đào tạo các nhà đào tạo.
•Các khóa đào tạo về hệ thống hài hòa (HS) và Trị giá
hải quan.
•Hội thảo và đào tạo về các Công ước của Hội đồng.
•Hoạt động đào tạo khác có phối hợp với tổ chức quốc
tế khác.
•Trợ giúp chuyên gia cho các nước đang phát triển.
•Trợ giúp hải quan các nước thành viên xây dựng và
hình thành các phòng thí nghiệm hải quan.
CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA WCO
•Hội đồng

•Ban thư ký

•Các Ủy ban chính của Hội đồng


VIỆT NAM THAM GIA
TỔ CHỨC HẢI QUAN THẾ GIỚI
• Ngày 1/7/1993 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của của
Hội đồng Hợp tác Hải quan.
• Hải quan Việt Nam tích cực thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
trong khuôn khổ các hoạt động hàng năm của WCO.
• Việt Nam tham gia các cuộc họp Hội đồng và các chương trình kế
hoạch do Hội đồng đề xướng.
• Hải quan Việt Nam nghiên cứu và tích cực tham gia các công ước
quốc tế của WCO.
• Hải quan Việt Nam tham gia các hoạt động trợ giúp kỹ thuật của
WCO để nâng cao năng lực của mình
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 7

Chương 7 trình bầy khái quát vê sự ra đời của Tổ chức Thương


mại, cho biết những quy định của WTO có liên quan đến hoạt
động hải quan thông qua các Hiệp định của Tô chức Thương mại
thế giới, giới thiệu toàn bộ các nội dung có liên quan đến Tổ chức
Hải quan thế giới và đề cập đến vai trò tham gia của Hải quan
Việt Nam.
CHƯƠNG 8

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ HẢI QUAN


MỤC TIÊU CHƯƠNG

Trình bày về hợp tác hải quan giữa VN và một số nước và tổ


chức trên thế giới; phát triển các quan hệ hợp tác song phương và
đa phương về hải quan trong điều kiện mở cửa nền kinh tế
NỘI DUNG CHƯƠNG

8.1. Hợp tác đa phương về hải quan

8.2. Hợp tác song phương về hải quan


8.1. HỢP TÁC ĐA PHƯƠNG VỀ HẢI QUAN
•Hợp tác hải quan trong khuôn khổ ASEAN

•Hợp tác hải quan trong khuôn khổ APEC

•Hợp tác hải quan trong khuôn khổ ASEM

•Hợp tác hải quan trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng
(GMS)
HỢP TÁC HẢI QUAN
TRONG KHUÔN KHỔ ASEAN
Nguyên tắc hợp tác Hải quan ASEAN
•Nguyên tắc nhất quán.
•Nguyên tắc khiếu kiện.
•Nguyên tắc đơn giản.
•Nguyên tắc minh bạch.
•Nguyên tắc hiệu quả.
•Nguyên tắc hợp tác và trợ giúp lẫn nhau.
HỢP TÁC HẢI QUAN
TRONG KHUÔN KHỔ ASEAN
Tiến trình cơ bản về hợp tác của Hải quan ASEAN:
•Chương trình hành động Hà Nội
•Chương trình hành động thực thi chính sách Hải quan ASEAN
(PIWP)
•Chương trình hội nhập Viên Chăn (Lào)
VAI TRÒ CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM
TRONG HỢP TÁC HẢI QUAN ASEAN
•Tham gia trong khuôn khổ hợp tác hải quan ASEAN, có nhiều sáng
kiến trong các lĩnh vực hợp tác quan trọng.
•Tham gia các cam kết quốc tế về hải quan như Công ước Kyoto; Công
ước HS...
•Phát triển chương trình cải cách hiện đại hóa hải quan, áp dụng các
phương pháp quản lý tiên tiến
HỢP TÁC HẢI QUAN TRONG KHUÔN KHỔ APEC

• Tổng quan về Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương
(APEC).
• Cơ chế hợp tác hải quan trong APEC

• Tiến trình cơ bản hợp tác hải quan APEC

• Kế hoạch hành động quốc gia về Hải quan của Việt Nam
CƠ CHẾ HỢP TÁC HẢI QUAN TRONG APEC
• Hợp tác trong lĩnh vực hải quan không phải là cam kết bắt buộc,
nhưng mang lại kết quả vì bản chất linh hoạt và tăng cường năng lực
thực hiện các cam kết trong WTO cao.
• Cơ chế hợp tác APEC trong lĩnh vực hải quan được thực hiện chủ
yếu thông qua hoạt động của Tiểu ban thủ tục hải quan ( SCCP)
• Tiểu ban SCCP với mục đích đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục
hải quan hoạt động của SCCP được báo cáo lên Ủy ban TM&ĐT.
• SCCP hàng năm đánh giá các tiến triển, đề xuất định hướng trong
lĩnh vực HQ và báo cáo với các hội nghị SOM và cấp cao APEC.
TIẾN TRÌNH CƠ BẢN HỢP TÁC
HẢI QUAN APEC

•Trong năm APEC 1995 tổ chức tại Nhật Bản, các thành viên đã xây
dựng 5 nguyên tắc định hướng cơ bản cho hoạt động của SCCP là tạo
thuận lợi; có trách nhiêm; thống nhất; minh bạch; và đơn giản hóa.

•Năm 2005, tại Hàn Quốc các thành viên đã nhất trí 16 nội dung hợp tác
về hải quan của Kế hoạch hành động tập thể ( CAP).
HỢP TÁC HẢI QUAN
TRONG KHUÔN KHỔ ASEM
• Tổng quan về Diễn đàn hợp tác kinh tế Á- Âu ( ASEM).
• Cơ chế hợp tác hải quan ASEM
• Nội dung cơ bản của hợp tác hải quan ASEM
CƠ CHẾ HỢP TÁC HẢI QUAN ASEAN
•Phối hợp tác của hải quan ASEM là hội nghị Tổng cục trưởng và Cao
Ủy Hải quan ASEM
•Tổ chức cuộc họp của Nhóm làm việc về thủ tục hải quan và Nhóm
làm việc về kiểm soát hải quan
•Hội thảo giữa hải quan và doanh nghiệp
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP TÁC
HẢI QUAN ASEM

•Sáng kiến và kế hoạch hành động Seuol

•Tuyên bố Yokohama về tăng cường hợp tác hải quan trong kỷ nguyên mới
THAM GIA CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM
TRONG ASEM
•Việt Nam là thành viên sáng lập ra ASEM tham gia theo 2 kênh là
Chính phủ và Doanh nghiệp.
•Hải quan Việt Nam tham gia Hội nghị Tổng cục trưởng và Cao ủy,
các nhóm làm việc và diễn đàn doanh nghiệp.
•Việt Nam tích cực triển khai các mục tiêu về thuận lợi thương mại;
xác định các rào cản và biện pháp khắc phục; đưa ra các sáng kiến hỗ
trợ kỹ thuật, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực thủ tục và kiểm soát hải
quan, sở hữu trí tuệ.
HỢP TÁC HẢI QUAN TRONG TIỂU VÙNG
SÔNG MÊ KONG
Một số nét khái quát về hợp tác GMS

•GMS bao gồm Myanmar, Vân Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào,
Cămpuchia và Thái Lan, với diện tích 2,6 triệu KM2, dân số khoảng
300 triệu người.
•Chương trình hợp tác GMS được đưa ra năm 1992 với sự tài trợ của
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tập trung vào 9 lĩnh vực ưu tiên
HỢP TÁC HẢI QUAN
TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KONG

Hoạt động hợp tác về Hải quan trong GMS


•Hợp tác hải quan là nội dung quan trọng trong hợp tác thương mại
GMS
•7 lĩnh vực ưu tiên hợp tác Hải quan trong GMS

•Hiệp định khung về tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa
giữa các nước GMS.
•Các nước GMS thống nhất kiểm tra hải quan 1 cửa 1 lần nhằm giảm
thời gian làm thủ tục tại cửa khẩu, giảm chi phí cho doanh nghiệp vận
tải
HỢP TÁC HẢI QUAN
TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KONG
Hải quan Việt Nam triển khai kiểm tra một lần trong GMS
•Việt Nam triển khai kiểm tra 1 lần với Campuchia; Lào và Trung
Quốc ở một số cửa khẩu.
•Kiểm tra 1 lần gồm 4 giai đoạn.
8.2 HỢP TÁC HẢI QUAN SONG PHƯƠNG
•Đặc điểm

•Cơ sở pháp lý

•Hợp tác hải quan song phương của Hải quan Việt Nam

•Hợp tác Hải quan VN và Hải quan Trung Quốc

•Hợp tác Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

•Hợp tác Hải quan Việt Nam và Hải quan Nhật Bản

•Hợp tác Hải quan Việt Nam và Hải quan Lào, Hải quan Campuchia
ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP TÁC SONG PHƯƠNG

• Chịu ảnh hưởng chi phối của các mối quan hệ về chính trị,
kinh tế
• Bị ảnh hưởng rất mạnh của các cam kết trong khuôn khổ đa
phương.
• Tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể và phải có tác dụng
thúc đẩy kinh tế thương mại và đầu tư.
• Mang lại hiệu quả về hỗ trợ tài chính dưới dạng đề án hỗ trợ
kỹ thuật sử dụng các quỹ song phương hoặc đa phương nhưng
do tài trợ song phương đảm nhận.
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HỢP TÁC HẢI QUAN
SONG PHƯƠNG

• Các văn kiện quốc tế đa phương về hải quan

• Các thỏa thuận về kinh tế, thương mại, đầu tư...cấp Chính phủ,
Nhà nước Việt Nam với hai hoặc nhiều nước.
• Các cam kết kỹ thuật nghiệp vụ hải quan mà Việt Nam đã ký
trong khuôn khổ đa phương và song phương.
HỢP TÁC HQ VIỆT NAM VÀ HQ TRUNG QUỐC

• Tháng 11/1993 Tổng cục HQVN và Tổng cục HQTQ đã ký thỏa


thuận hợp tác giúp đỡ lẫn nhau và thỏa thuận hợp tác chống buôn
lậu.
• Thỏa thuận hợp tác định ra những nguyên tắc cơ bản trong việc hợp
tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai ngành HQVN và HQTQ.
• Nhấn mạnh hỗ trợ lẫn nhau trong việc ngăn ngừa, điều tra và xử lý
các vi phạm hải quan.
• Hỗ trợ nhau ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm hải quan, đặc biệt
buôn lậu qua biên giới, duy trì trật tự lưu thông hàng hóa, thúc đẩy
trao đổi kinh tế, kỹ thuật và thương mại giữa hai nước.
HỢP TÁC HẢI QUAN VIỆT NAM VÀ HOA
KỲ
• Hải quan Hoa Kỳ cung cấp một số khóa đào tạo nghiệp vụ về
chống rửa tiền, ma túy, nghiệp vụ hải quan
• Hải quan hai nước trợ giúp lẫn nhau trong xác minh một số
vấn đề liên quan tới quan hệ thương mại hai nước
HỢP TÁC VỚI MỘT SỐ TỔ CHỨC CỦA HOA KỲ

• Hội đồng Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ

• Văn phòng dự án STAR tại Hà Nội

• Cơ quan Phát triển Thương mại Hoa Kỳ ( USTDA)


CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC
HẢI QUAN VIỆT NAM VÀ HOA KỲ

• Sáng kiến an ninh Container


• Chương trình kiểm soát xuất khẩu và an ninh biên
giới
HỢP TÁC HẢI QUAN
VIỆT NAM VÀ HẢI QUAN NHẬT BẢN

Khái quát về hợp tác với Hải quan Nhật Bản


•Quan hệ hợp tác giữa VN và NB bắt đầu từ năm 1990 và quan hệ đó
ngày càng phát triển.
•Hoạt động trợ giúp của HQNB trên nhiều lĩnh vực như: hoạch định
chính sách; đầu tư hạ tâng; phát triển nguồn nhân lực cho các hoạt động
hỗ trợ kỹ thuật...
•Hai bên luôn dành cho nhau sự ủng hộ nhiệt tình trên các diễn đàn
quốc tế như: WCO, ASEAN, APEC...
HỢP TÁC HẢI QUAN
VIỆT NAM VÀ HẢI QUAN NHẬT BẢN

Một số dự án hợp tác hỗ trợ


•Dự án JICA về đào tạo giảng viên chủ chốt

•Dự án hợp tác khu vức GMS về quản lý rủi ro trong lĩnh vực HQ do
JICA và hải quan Nhật Bản tài trợ 2008-2010.
•Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản
HỢP TÁC HẢI QUAN VIỆT NAM
VÀ HẢI QUAN LÀO

• Tháng 8-1997, ký nghị định thư về trao đổi hàng hóa của công dân
cư trú trong khu vực biên giới Việt Nam –Lào
• Tháng 4-1994, Hải quan VN và Bộ Tài chính Lào ký thỏa thuận một
số quy định chung về quản lý hải quan đối với hàng hóa và phương
tiện quá cảnh và phối hợp đấu tranh chống buôn lậu qua biên giới.
• Năm 1999 hai bên ký “Thỏa thuận cửa Lò” quy định phối hợp thời
gian làm việc tại cửa khẩu biên giới Việt Nam – Lào
• Năm 2002, ký thỏa thuận Viên Chăn
HỢP TÁC HẢI QUAN VIỆT NAM-
CAMPUCHIA

• Hải quan biên giới hai nước tăng cường hợp tác trong công tác
nghiệp vụ, thống nhất giờ làm việc tạo thuận lợi cho làm thủ tục hải
quan qua biên giới.
• Tháng 12-2005 Hải quan hai nước thống nhất tổ chức Hội nghị Hải
quan biên giới lần thứ 1, hai bên thống nhất nội dung hợp tác giữa
hải quan hai nước
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 8

Chương 8 trình bầy tổng quan Hợp tác đa phương và song phương về
hải quan. Trong mỗi khuôn khổ đa phương đều cho thấy nét khái quát
về đặc điểm kinh tế, xã hội của tổ chức, nguyên tắc hợp tác hải quan,
cơ chế hợp tác hải quan, tiến trình hợp tác hải quan và vai trò của hải
quan Việt Nam trong hợp tác đa phương.
Chương 8 cũng cho thấy các hợp tác song phương của hải quan Việt
Nam với hải quan của một số quốc gia trên thế giới, mỗi hợp tác song
phương đều cho thấy các Hiệp định hợp tác, thỏa thuận hợp tác, nội
dung hợp tác cụ thể ở từng nghiệp vụ, lĩnh vực hải quan và tương lai
triển vọng của sự hợp tác hải quan giữa hai quốc gia.
CHƯƠNG 9

TỔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ

HÀNG HOÁ VÀ QUY TẮC XUẤT XỨ


MỤC TIÊU CHƯƠNG

Trong chương này nghiên cứu những vấn đề cơ bản về xuất xứ


hàng hoá; những quy định trong pháp luật VN và quốc tế về
xuất xứ hàng hoá; trình bày các khía cạnh xuất xứ hàng hoá
thuộc trách nhiệm giám sát và thực thi của hải quan
NỘI DUNG CHƯƠNG

9.1. Khái niệm xuất xứ hàng hoá và vai trò của xuất xứ hàng hoá

9.2. Quy tắc xuất xứ hàng hoá

9.3. Quy tắc xuất xứ ưu đãi

9.4. Quy tắc xuất xứ trong hệ thống ưu đãi phổ cập chung (GSP)
của EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ
9.1 KHÁI NIỆM XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ
VAI TRÒ CỦA XUẤT XỨ HÀNG HÓA
Khái niệm về xuất xứ hàng hoá
•Xuất xứ hàng hóa là ‘Quốc tịch của một hàng hóa’ một cách đơn
thuần hàng hóa hoàn toàn được khai thác, nuôi trồng, chế biến, tại một
nước mà không có sự tham gia của hàng hóa nhập khẩu từ nước khác
thì được coi là có xuất xử từ nước đó.
•Theo Công ước Kyoto sửa đổi: ‘Nước xuất xứ của hàng hóa là nước
tại đó hàng hóa được chế biến hoặc sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn
được đặt ra nhằm mục đích áp dụng trong biểu thuế hải quan, những
hạn chế về số lượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến thương
mại’
• Theo Luật Thương mại Việt Nam: Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc
vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện
công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường
hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản
xuất hàng hóa đó.
• Xuất xứ hàng hóa chỉ là một khái niệm tương đối.

• Việc xác định và thừa nhận quốc gia, vùng lãnh thổ là xuất xứ của
hàng hóa trên thực tế khá phức tạp và không phải lúc nào cũng
thống nhất.
TIÊU CHÍ QUYẾT ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA

• Tiêu chí xuất xứ hàng hóa thuần túy được áp dụng khi hàng hóa
hoàn toàn được khai thác, nuôi trồng, chế biến tại một nước mà
không có sự tham gia của hàng hóa nhập khẩu từ nước khác.
• Tiêu chí chuyển đổi cơ bản được áp dụng khi hàng hóa được tạo ra
do nhiều nước khác nhau cùng tham gia vào quá trình sản xuất. Khi
đó các nước phải thống nhất với nhau những tiêu chí và phương
pháp xác định xuất xứ hàng hóa.
VAI TRÒ CỦA XUẤT XỨ HÀNG HÓA

• Xuất xứ hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc kiếm soát hoạt
động ngoại thương.
• Tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi và quyền lợi
của nước xuất khẩu tại nước nhập khẩu.
• Xuất xứ hàng hóa được sử dụng kết hợp với mã số thuế để xác định
mức thuế suất của thuế nhập khẩu.
VAI TRÒ CỦA XUẤT XỨ HÀNG HÓA

• Xuất xứ hàng hóa khẳng định uy tín trách nhiệm của hàng hóa đối
với thị trường và vị trí của nước xuất khẩu hàng hóa trong thương
mại quốc tế.
• Xuất xứ hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe
cộng đồng, lợi ích người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
• Xuất xứ hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc thống kê xuất
nhập khẩu hàng hóa.
9.2. QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Định nghĩa quy tắc xuất xứ hàng hoá

Hiệp định Quy tắc xuất xứ định nghĩa: ‘Quy tắc xuất xứ là những luật,
quy định, quyết định hành chính chung do các thành viên áp dụng để
xác định nước xuất xứ của hàng hóa với điều kiện là quy tắc xuất xứ
này không liên quan thỏa thuận thương mại hoặc chế độ thương mại tự
chủ có áp dụng ưu đãi thuế quan’
QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA

• Theo Công ước Kyoto sửa đổi: ‘Quy tắc xuất xứ là những quy định
cụ thể, hình thành và phát triển từ những quy tắc quy định trong
luật pháp quốc gia hoặc các hiệp định quốc tế ( tiêu chuẩn xuất xứ )
được một quốc gia áp dụng để xác định xuất xứ hàng hóa’

Vậy: Quy tắc xuất xứ là những quy định cụ thể trong luật pháp của
một quốc gia hoặc các quy định của các Hiệp định quốc tế mà quốc
gia đó áp dụng để xác định xuất xứ hàng hóa.
VAI TRÒ CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ
Đối với chính sách thương mại
•Quy tắc xuất xứ được sử dụng nhằm khắc phục tình
trạng thương mại không công bằng.
•Quy tắc xuất xứ được sử dụng để bảo vệ sản xuất nội
địa.
•Quy tắc xuất xứ được sử dụng để thực hiện ưu đãi đối
với hàng hóa từ quốc gia đang phát triển hoặc các quốc
gia hưởng lợi theo Hiệp định hợp tác khu vực.
•Quy tắc xuất xứ được sử dụng để thực thi các chính
sách mua sắm của chính phủ.
VAI TRÒ CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ
Đối với chính sách thương mại
•Quy tắc xuất xứ được sử dụng để kiểm soát mức độ
tiếp cận thị trường nội địa của các nhà xuất khẩu nước
ngoài.
•Quy tắc xuất xứ được sử dụng để thực hiện các mục
đích an toàn vệ sinh và môi trường.
•Quy tắc xuất xứ được sử dụng để đảm bảo an ninh
quốc gia hoặc chính sách chính trị
VAI TRÒ CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ
Đối với nền kinh tế
•Quy tắc xuất xứ ảnh hưởng đến việc phân bổ các
nguồn lực.
•Quy tắc xuất xứ ảnh hưởng đến đầu tư.
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG QUY TẮC XUẤT
XỨ
• Nguyên tắc minh bạch rõ ràng của các tiêu chí xuất
xứ.
• Nguyên tắc khách quan, vô tư, không cản trở, bóp
méo thương mại.
• Nguyên tắc phải được quán lý nhất quán, thống nhất
và hợp lý phải đảm bảo nguyên tắc đối xử quốc gia.
• Nguyên tắc công khai, có thể dự báo, đảm bảo quyền
lợi hợp pháp của các bên liên quan.
HÀI HÒA QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA
Mục tiêu hài hòa quy tắc xuất xử hàng hóa
•Tạo điều kiện kinh tế trong nước phát triển trên cơ sở hội nhập sâu
rộng với nền kinh tế thế giới và sự phát triển của phân công lao động
mang tính chất quốc tế.
•Tạo thuận lợi cho thương mại có điều kiện hòa nhập với những chuẩn
mực thương mại quốc tế để từ đó có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của
Hiệp định Thương mại đa phương và song phương trong quá trình hội
nhập.
NGUYÊN TẮC HÀI HÒA
QUY TẮC XUẤT XỨ KHÔNG ƯU ĐÃI
• Quy tắc xuất xứ áp dụng như nhau cho tất cả các mục đích sử dụng trong các
công cụ chính sách thương mại không ưu đãi.
• Quy tắc xuất xứ phải thể hiện rõ nước xuất xứ của một hàng hóa là nước sản
xuất ra toàn bộ hàng hóa đó hoặc nước thực hiện công đoạn chế biến cơ bản
cuối cùng hàng hóa đó.
• Quy tắc xuất xứ cần phải khách quan dễ hiểu và có thể dự đoán trước được.
• Không được sử dụng quy tắc xuất xứ trực tiếp, hoặc gián tiếp làm công cụ
thực hiện mục tiêu thương mại cho dù chúng được gắn với những biện pháp
hoặc công cụ đó.
• Quy tắc xuất xứ phải được thực hiện một cách nhất quán, thống nhất, khách
quan và hợp lý.
• Quy tắc xuất xứ phải mạch lạc, chặt chẽ.
• Quy tắc xuất xứ phải dựa trên tiêu chuẩn khẳng định.
CHƯƠNG TRÌNH HÀI HÒA QUY TẮC XUẤT
XỨ KHÔNG ƯU ĐÃI
• Quy tắc xuất xứ không ưu đãi áp dụng chung cho các thành
viên phạm vi khá rộng trong thương mại quốc tế.
• Mục tiêu hài hòa các quy tắc xuất xứ nhằm tạo ra sự ổn định,
giảm rào cản và tạo thuận lợi cho thương mại đầu tư phát
triển.
QUY TẮC TỔNG QUÁT
Những nội dung cơ bản của quy tắc tổng quát:

- Phạm vi áp dụng. Hệ thống hài hòa.

- Xác định xuất xứ. Những yếu tố trung lập.

- Đóng gói, vật liệu đóng gói và bao bì.

- Phụ kiện đi kèm, bộ phận rời và dụng cụ


HÀNG HÓA XUẤT XỨ THUẦN TÚY
Hàng hóa xuất xứ thuần túy: Là những hàng hóa được khai thác nuôi
trồng chế biến tại một nước, không có sự tham gia của hàng hóa nhập
khẩu từ nước khác. Bao gồm:
•Sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên.

•Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại các hộ gia đình.

•Các cây trồng được thu hoạch.

•Các sản phẩm do săn bắt ở một nước.

•Các ngư phẩm đánh bắt được ngoài biển.

•Các khoảng sản được khai thác hoặc tồn tại chỉ ở một quốc gia....
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY TẮC CHUNG
XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ CÁC SẢN PHẨM

• Quy tắc 1: Phạm vi áp dụng.

• Quy tắc 2: Áp dụng các quy tắc.

• Quy tắc 3: Quyết định về xuất xứ.

• Quy tắc 4: Nguyên liệu trung gian.

• Quy tắc 5: Hàng hóa và nguyên liệu có thể hoán đổi.

• Quy tắc 6: Lắp đặt thành bộ.

• Quy tắc 7: Giá trị tối thiểu.


THỂ CHẾ QUỐC TẾ
QUẢN LÝ QUY TẮC XUẤT XỨ
Ủy ban về quy tắc xuất xứ (WTO)
•Ủy ban này được thành lập bao gồm đại diện từ các thành viên của
WTO.
•Ủy ban này họp hàng năm để tạo cơ hội cho các thành viên tham vấn
những vấn đề liên quan đến quy tắc xuất xứ, thúc đẩy việc thông tin, sửa
đổi, ban hành quy tắc xuất xứ mới.
•Ủy ban rà soát lại việc thực hiện những nguyên tắc và phạm vi áp dụng
quy tắc xuất xứ. Ủy ban tham vấn và giải quyết tranh chấp liên quan tới
quy tắc xuất xứ.
•Ủy ban rà soát lại quy định và đưa ra sửa đổi nếu cần thiết để phản ánh
kết quả chương trình hài hòa quy tắc xuất xứ.
•Ủy ban phối hợp với Ủy ban kỹ thuật xây dựng cơ chế xem xét kiến
nghị sửa đổi kết quả chương trình hài hòa trên cơ sở mục tiêu và nguyên
tắc đã quy định
THỂ CHẾ QUỐC TẾ
QUẢN LÝ QUY TẮC XUẤT XỨ
Ủy ban kỹ thuật về quy tắc xuất xứ (WCO)
•Ủy ban kỹ thuật được thành lập trực thuộc Hội đồng hợp tác hải quan.
•Ủy ban này khuyến nghị những vấn đề liên quan đến Hiệp định về quy tắc
xuất xứ.
•Ủy ban kỹ thuật kiểm tra những vấn đề kỹ thuật cụ thể phát sinh trong công
tác quản lý hàng ngày quy tắc xuất xứ và đưa ra gợi ý về giải pháp thích hợp
dựa trên những thông tin dữ liệu
•Ủy ban kỹ thuật báo cáo định kỳ về các khía cạnh kỹ thuật trong hoạt động
và hiện trạng của Hiệp định quy tắc xuất xứ.
•Ủy ban kỹ thuật phải đảm bảo tiến độ công việc xây dựng các định nghĩa liên
quan đến chương trình hài hòa quy tắc xuất xứ.
•Ủy ban kỹ thuật có trách nhiệm xây dựng quy tắc cho từng sản phẩm có tính
đến chương, nhóm của danh mục HS.
9.3. QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI
Định nghĩa quy tắc xuất xứ ưu đãi

Quy tắc xuất xứ ưu đãi được hiểu là các quy định, điều luật và các
quyết định hành chính áp dụng chung của thành viên WTO khi xác
định hàng hóa có đủ tiêu chuẩn chất lượng để hưởng các đối xử ưu đãi
theo các cơ chế thương mại tự quy định hoặc theo thỏa thuận cho phép
hưởng các ưu đãi về thuế quan không thuộc phạm vi áp dụng của quy
tắc xuất xứ không ưu đãi theo điều 1 Hiệp định GATT 1994.
QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI

Phạm vi áp dụng quy tắc xuất xứ ưu đãi


•Quy tắc xuất xứ ưu đãi được quy định trong các thỏa thuận thương
mại ưu đãi:
•Các thỏa thuận ưu đãi bao gồm:

- Cơ chế thương mại tự định của các nước phát triển dành cho nước
đang phát triển.

- Cơ chế thương mại thỏa thuận là ưu đãi giữa 2 nước hoặc nhóm
nước thỏa thuận dành cho nhau trên nguyên tắc có đi có lại.
QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI

Nguyên tắc của quy tắc xuất xứ ưu đãi


•Tuân thủ nguyên tắc chung về quy tắc xuất xứ.

•Các tiêu chí chuyển đổi cơ bản của xuất xứ ưu đãi phải thật rõ ràng.

•Quy tắc xuất xứ ưu đãi phải đảm bảo ưu đãi không gây ra cản trở
thương mại bình thường đối với thành viên khác của WTO.
•Quy tắc xuất xứ phải đảm bảo tính minh bạch về luật pháp, các quy
định và thể lệ liên quan đến quy tắc xuất xứ
QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI

Các tiêu chí


•Hàng hóa có xuất xứ thuần túy.

•Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy.

•Các tiêu chí chuyển đổi căn bản.

- Tiêu chí về thay đổi mã số phân loại.

- Tiêu chí về giá trị gia tăng.

- Tiêu chí về các hoạt động sản xuất hoặc chế biến.
•Các ngoại lệ ngoài tiêu chí chuyển đổi.
9.4. QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HỆ THỐNG ƯU
ĐÃI PHỔ CẬP CHUNG (GSP) CỦA EU,
NHẬT BẢN, HOA KỲ
Giới thiệu chung
•Hệ thống ưu đãi phổ cập là một hệ thống mà theo đó các nước phát
triển cho các nước đang phát triển được hưởng chế độ ưu đãi bằng cách
giảm hoặc miễn thuế áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ các nước đang
phát triển.
•Trên cơ sở của Hệ thống GSP mỗi quốc gia xây dựng một chế độ GPS
cho riêng mình với những nội dung, quy định, mức ưu đãi khác nhau
tuy nhiên mục tiêu của Hệ thống GSP vẫn được đảm bảo.
QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HỆ THỐNG ƯU
ĐÃI PHỔ CẬP CHUNG (GSP) CỦA EU,
NHẬT BẢN, HOA KỲ
Các mục tiêu chính của GSP
•Tạo điều kiện để các nước đang phát triển khai thác khả năng tiềm
tàng về mở rộng về buôn bán phát sinh từ chế độ GSP và tăng cường
khả năng sử dụng chế độ này.
•Tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước được hưởng.

•Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của các nước đang phát triển.

•Đẩy mạnh mức tăng trưởng kinh tế, chống đói nghèo của những nước
này.
QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HỆ THỐNG ƯU
ĐÃI PHỔ CẬP CHUNG (GSP) CỦA EU,
NHẬT BẢN, HOA KỲ
Các mục tiêu chính của GSP
•Phổ biến thông tin về các quy định và thủ tục điều chỉnh buôn bán
theo chế độ này.
•Giúp các nước được hưởng thiết lập những điểm trọng tâm trong nước
để tăng cường sử dụng GSP.
•Cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến thương mại như
thuế chống bán phá giá; chống bù giá; các quy định hải quan; thủ tục
giấy phép nhập khẩu; và pháp luật thương mại khác quy định điều kiện
thâm nhập thị trường các nước cho hưởng.
QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HỆ THỐNG ƯU
ĐÃI PHỔ CẬP CHUNG (GSP) CỦA EU,
NHẬT BẢN, HOA KỲ
Các nội dung chính của GSP.
•Nước cho hưởng ưu đãi GSP: Hiện nay có 16 chế độ ưu đãi khác nhau
đang hoạt động tại 28 nước phát triển.
•Nước được hưởng ưu đãi GSP: Gồm những nước đang phát triển và
những nươc kém phát triển.
•Hàng hóa được hương ưu đãi.
•Mức độ ưu đãi.
•Cơ chế bảo vệ.
QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HỆ THỐNG ƯU
ĐÃI PHỔ CẬP CHUNG (GSP) CỦA EU,
NHẬT BẢN, HOA KỲ
Quy tắc xuất xứ trong GSP của EU
•Sản phẩm xuất xứ toàn bộ.

•Sản phẩm được sản xuất toàn bộ hoặc một phần từ nguyên liệu, hay bộ
phận nhập khẩu.
•Gia công chế biến không đầy đủ.

•Xuất xứ cộng gộp khu vực.

•Thành phần nước ( cho hưởng) bảo trợ.

•Quy định về vận chuyển thẳng.

•Chứng từ.
QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HỆ THỐNG ƯU
ĐÃI PHỔ CẬP CHUNG (GSP) CỦA EU,
NHẬT BẢN, HOA KỲ

Quy tắc xuất xứ trong GSP của Mỹ


•Sản phẩm được hưởng ưu đãi GSP.

•Tiêu chuẩn về giá trị gia tăng.

•Xuất xứ cộng gộp khu vực.

•Quy định về vận chuyển thẳng.

•Chứng từ.
QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HỆ THỐNG ƯU
ĐÃI PHỔ CẬP CHUNG (GSP) CỦA EU,
NHẬT BẢN, HOA KỲ

Quy tắc xuất xứ trong GSP của Mỹ


•Sản phẩm được hưởng ưu đãi GSP.

•Tiêu chuẩn về giá trị gia tăng.

•Xuất xứ cộng gộp khu vực.

•Quy định về vận chuyển thẳng.

•Chứng từ.
QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HỆ THỐNG ƯU
ĐÃI PHỔ CẬP CHUNG (GSP) CỦA EU,
NHẬT BẢN, HOA KỲ

Quy tắc xuất xứ trong GSP của Nhật Bản


•Tiêu chuẩn về vận tải (Vận chuyển thẳng).

•Tiêu chuẩn xuất xứ.

•Sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu từ Nhật Bản.

•Quy tắc xuất xứ cộng gộp.

• Chứng từ.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 9

Chương 9 trình bầy bản chất, vai trò của xuất xứ hàng hóa; khái niệm
và vai trò của quy tắc xuất xứ hàng hóa; hệ thống các nguyên tắc xây
dựng quy tắc xuất xứ hàng hóa. Những mục tiêu, nguyên tắc hải hòa
quy tắc xuất xứ không ưu đãi, chương trình hài hòa quy tắc xuất xứ
không ưu đãi; các thể chế quốc tế quản lý quy tắc xuất xứ thông qua
phân tích chức năng nhiệm vụ của Ủy ban quy tắc xuất xứ WTO và Ủy
ban kỹ thuật về quy tắc xuất xứ WCO cũng được trình bầy trong
chương này. Chương 9 còn cho biết quan niệm về quy tắc xuất xứ ưu
đãi, phạm vị áp dụng quy tắc xuất xứ ưu đãi; nguyên tắc và các tiêu chí
của quy tắc xuất xứ ưu đãi. Đặc biệt những quy tắc xuất xứ trong hệ
thống ưu đãi phổ cập chung GSP của EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng
được phân tích chi tiết trong chương này.
CHƯƠNG 10

CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ VÀ CÔNG TÁC


KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HOÁ XNK
TẠI VIỆT NAM
MỤC TIÊU CHƯƠNG

Trong chương này cụ thể hoá các quy tắc xuất xứ và công tác kiểm tra
xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu tại hải quan VN; trình bày các quy
tắc xuất xứ của ASEAN, các mẫu C/O và kiểm tra hải quan.
NỘI DUNG CHƯƠNG

10.1. Quy tắc xuất xứ ASEAN


10.2. Quy tắc xuất xứ giữa ASEAN và một số nước Châu Á
10.3. Giấy chứng nhận xuất xứ
10.4. Công tác kiểm tra xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu tại Hải
quan Việt Nam
10.5. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện hiệp định
về quy tắc xuất xứ hàng hoá khi Việt Nam là thành viên WTO.
10.6. Một số vi phạm điển hình về xuất xứ hàng hoá và các biện
pháp hạn chế vi phạm
10.1. QUY TẮC XUẤT XỨ ASEAN
•Quy tắc 1 – xác định xuất xứ của sản phẩm
•Quy tắc 2 – Xuất xứ thuần tuý
•Quy tắc 3 – Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý
•Quy tắc 4 – Cộng gộp
•Quy định về những công đoạn gia công, chế biến đơn giản
•Quy định về vận chuyển trực tiếp
•Quy tắc “Giá trị tối thiểu”
•Quy định về Bao bì và vật liệu đóng gói
•Quy định về Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ
•Quy định về các yếu tố trung gian
•Quy định về nguyên vật liệu giống nhau và có thể thay thế nhau
QUY TẮC 1
XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ CỦA SẢN PHẨM
Hàng hóa thuộc CEPT được nhập khẩu vào một nước thành viên từ
nước thành viên khác được vận tải trực tiếp không qua nước thứ 3,
hoặc qua nước thứ 3 sẽ được hưởng ưu đãi nếu thỏa mãn một trong các
điều kiện sau:
•Các hàng hóa có xuất xứ thuần túy.

•Các hàng hóa có xuất xứ không thuần túy, nhưng thỏa mãn yêu cầu
hàm lượng ASEAN và các yêu cầu khác đối với hàng hóa có xuất xứ

không thuần túy như Hiệp định CEPT quy định.


QUY TẮC 2
XUẤT XỨ THUẦN TÚY
Hiệp định quy định những hàng hóa sau được coi là có xuất xứ
thuần túy:
•Cây trồng và sản phẩm từ cây trồng, thu hoạch tại đó.
•Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng và Các sản phẩm chế biến
từ động vật sống tại đó.
•Khoáng sản và các chất sản sinh khác lấy ra từ đất, nước, đáy biển,
dưới đáy biển của nước thành viên đó.
•Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt tại đó.
•Sản phẩm được đánh bắt bằng tầu được đăng ký tại một nước thành
viên khác...v.v.
QUY TẮC 3
HÀNG HÓA CÓ XUẤT XỨ KHÔNG THUẦN TÚY
• Hàng hóa có hàm lượng giá trị khu vực không dưới 40% .
• Một hàng hóa thuộc phụ lục 2 của Hiệp định sẽ được coi là
hàng hóa có xuất xứ nếu đáp ứng tiêu chí tương ứng quy định
cho mặt hàng đó trong phụ lục 2.
• Cách tính trực tiếp và gián tiếp hàm lượng giá trị khu vực.
• Những lưu ý khi tính toán RVC.
• Các thành viên chỉ được sử dụng một phương pháp xác định.
• Việt Nam sử dụng cách tính gián tiếp để xác định RCV.
• Để xác định RCV áp dụng hướng dẫn tại phụ lục 5 của Hiệp
định.
QUY TẮC 4- CỘNG GỘP

• Hàng hóa có xuất xứ của một nước thành viên sử dụng làm nguyên
liệu tại một nước thành viên khác để sản xuất sản phẩm sẽ được
hưởng ưu đãi thuế quan, được coi là xuất xứ của nươc thành viên
sản xuất ra sản phẩm đó.
• Nếu hàm lượng giá trị ASEAN của nguyên vật liệu nhỏ hơn 40%,
hàm lượng giá trị ASEAN này sẽ được cộng gộp theo đúng tỷ lệ
thực tế vào hàm lượng nội địa với điều kiện hàm lượng ASEAN lớn
hơn hoặc bằng 20%.
QUY ĐỊNH VỀ NHỮNG CÔNG ĐOẠN GIA
CÔNG, CHẾ BIẾN ĐƠN GIẢN
• Những công đoạn gia công chế biến như: Bảo quản hàng hóa khi
vận chuyển hoặc lưu kho; hỗ trợ cho việc gửi hàng, vận chuyển;
đóng gói hoặc trưng bầy hàng hóa để bán. Không được xét đến khi
xác định xuất xứ hàng hóa.
• Hàng hóa có xuất xứ của một nước thành viên vẫn giữ nguyên xuất
xứ ban đầu khi nó được xuất khẩu từ một nước thành viên khác nơi
các công đoạn được thực hiện không vượt quá những công đoạn gia
công chế biến đơn giản như quy định trên.
QUY ĐỊNH VỀ VẬN CHUYỂN TRỰC TIẾP

Hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan khi đáp ứng đầy đủ những quy
định của phụ lục và được vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của nước
thành viên XK sang thành viên nước NK. Các phương thức sau đây
được coi là vận chuyển trực tiếp.
•Hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ của bất kỳ một nước thành
viên nào.
•Hàng hóa không vận chuyển qua lãnh thổ của một nước không phải là
thành viên.
QUY ĐỊNH VỀ VẬN CHUYỂN TRỰC TIẾP

Nếu hàng hóa quá cảnh qua một hoặc nhiều nước trung gian không là
nước thành viên, có hoặc không chuyển tầu, lưu kho tạm thời tại nước
đó với điều kiện:
•Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý và liên quan trực tiếp đến vận
chuyển.
•Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại, không tiêu thụ tại
nước quá cảnh.
•Hàng hóa không trải qua bất cứ công đoạn nào ngoài việc dỡ hàng, tái
xếp hàng hoặc những công đoạn cần thiết giữ sản phẩm trong điều kiện
tốt.
QUY TẮC “GIÁ TRỊ TỐI THIỂU”

• SP không đạt tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã số hàng hóa vẫn được
coi là có xuất xứ nếu phần giá trị nguyên liệu không có xuất xứ có
mã số hàng hóa giống mã số hàng hóa của SP đó nhỏ hơn 10% giá
trị FOB của SP đồng thời phải đáp ứng các quy định khác trong phụ
lục này.
• Khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị ASEAN cho một sản phẩm,
giá trị nguyên liêu không có xuất xứ nêu trên vẫn được tính vào giá
trị nguyên vật liệu không có xuất xứ.
QUY ĐỊNH VỀ BAO BÌ VÀ VẬT LIỆU ĐÓNG GÓI
• Vật liệu đóng gói và bao bì bán lẻ.

- Giá trị vật liệu đóng gói và bao bì để bán lẻ được coi là cấu thành
của hàng hóa, được tính đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.

- Trường hợp trên không được áp dụng khi được phân loại cùng với
hàng hóa đóng gói sẽ được loại trừ trong việc xem xét liệu tất cả vật
liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hóa
có đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa của SP đó hay
không.
• Bao gói và vật liệu đóng gói dùng để vận chuyển hàng hóa sẽ không
được xem xét khi xác định xuất xứ của hàng hóa đó.
QUY ĐỊNH VỀ PHỤ KIỆN, PHỤ TÙNG VÀ
DỤNG CỤ

Khi xác định xuất xứ hàng hóa, không cần xem xét xuất xứ của
các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn đi cùng
miễn là các phụ kiện, dụng cụ, phụ tùng và tài liệu hướng dẫn
mang tính thông tin phải được nước thành viên nhập khẩu phân
loại và thu thuế nhập khẩu cùng với hàng hóa đó.
QUY ĐỊNH VỀ YẾU TỐ TRUNG GIAN
Khi xác định xuất xứ hàng hóa không cần phải xác định xuất xứ của
những yếu tố dưới đây được sử dụng trong sản xuất và không còn nằm
lại trong hàng hóa đó:
•Nhiên liệu và năng lượng.

•Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc.

•Phụ tùng, vật liệu bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng.

•Dầu nhờn, chất bôi trơn...dùng vận hành thiết bị, nhà xưởng.

•Chất xúc tác và dung môi.

•Thiết bị, dụng cụ máy móc thử nghiệm, kiểm tra hàng hóa..v.v
QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU GIỐNG
NHAU VÀ CÓ THỂ THAY THẾ NHAU
• Đối với xác định xuất xứ hàng hóa có pha trộn hoặc kết hợp nguyên
liệu có xuất xứ và không có xuất xứ, xuất xứ của các nguyên liệu
giống nhau và có thể thay thế nhau được xác định dựa trên các quy
định kế toán về quản lý kho áp dụng tại nước thành viên xuất khẩu.
• Khi đã quyết định sử dụng một phương pháp kế toán về quản lý kho
nào thì phương pháp này phải được sử dụng suốt trong năm tài
chính đó.
10.2 QUY TẮC XUẤT XỨ GIỮA ASEAN VÀ
MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á
• Quy tắc xuất xứ giữa ASEAN và Trung Quốc
• Quy tắc xuất xứ giữa ASEAN và Hàn Quốc
• Quy tắc xuất xứ giữa ASEAN với Nhật Bản và Ấn Độ
QUY TẮC XUẤT XỨ GIỮA ASEAN VÀ
TRUNG QUỐC

Tiêu chí xuất xứ

Theo hiệp định này, sản phẩm một bên nhập khẩu được coi là có xuất
xứ và điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan nếu SP đó đáp ứng các quy
định vế xuất xứ với 1 trong 2 trường hợp sau:
•Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một
bên.(HH có xuất xứ thuần túy ).
•Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh
thổ của một bên ( hàng hóa có xuất xứ không thuần túy).
HÀNG HÓA CÓ XUẤT XỨ THUẦN TÚY

Các sản phẩm liệt kê dưới đây xem là có xuất xứ thuần túy hoặc được
sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một bên.
•Cây trồng và sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch tại đó.

•Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại đó.

•Các sản phẩm thu được từ động vật sống tại đó.

•Các khoáng sản và chất sản tự nhiên.

•Các sản phẩm lấy từ vùng lãnh hải, đáy biển. Các sản phẩm đánh bắt ở
biển và các sản phẩm từ biển..v.v..
HÀNG HÓA CÓ XUẤT XỨ KHÔNG THUẦN TÚY

• Có ít nhất 40% hàm lượng của sản phẩm có xuất xứ từ bất kỳ bên
nào.
• Nếu tổng giá trị các nguyên vật liệu một phần hoặc cả SP có xuất xứ
từ bên ngoài lãnh thổ của một bên ( không thuộc ACFTA ) không
vượt quá 60% giá trị của SP tính theo giá FOB được sản xuất hoặc
thu được với điều kiện là quy trình cuối cùng trong quá trình SX
được thực hiện trên lãnh thổ của một bên.
QUY TẮC XUẤT XỨ GIỮA ASEAN VÀ
TRUNG QUỐC

Quy tắc cộng gộp

Các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu xuất xứ theo hàm lượng ACFTA và
được sử dụng tại một bên như là đầu vào của một sản phẩm hoàn chỉnh
đủ điều kiện được hưởng ưu đãi theo Hiệp định được coi là các sản
phẩm có xuất xứ tại bên gia công, chế biến sản phẩm cuối cùng miễn là
tổng hàm lượng ACFTA của sản phẩm cuối cùng không nhỏ hơn 40%.
QUY TẮC XUẤT XỨ GIỮA ASEAN VÀ
TRUNG QUỐC

Quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể

Các sản phẩm đã trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản tại một bên được
coi là xuất xứ của bên đó. Hiệp định quy định các sản phẩm đáp ứng
quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể tại phụ lục 2 của Hiệp định
được xem là những hàng hóa đã trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản tại
một bên.
QUY TẮC XUẤT XỨ GIỮA ASEAN VÀ
TRUNG QUỐC

Những công đoạn gia công chế biến giản đơn.


•Các thao tác hoặc chế biến được thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với
nhau nhằm các mục đích nhất định thì được coi là giản đơn và không
được tính trong việc xác định xuất xứ thuần túy tại một nước.
•Những công đoạn bảo quản nhằm mục đích vận chuyển hay lưu kho,
hỗ trợ việc gửi hàng, đóng gói, trưng bầy hàng hóa để bán.
QUY TẮC XUẤT XỨ GIỮA ASEAN VÀ
TRUNG QUỐC
Vận chuyển trực tiếp

Trường hợp sau đây được coi là chuyển hàng trực tiếp từ bên xuất khẩu
sang bên nhập khẩu:
•Sản phẩm được vận chuyển thẳng không qua lãnh thổ của bất kỳ nước
nào không phải là thành viên của ACFTA.
•Sản phẩm được vận chuyển quá cảnh qua một hoặc nhiều nước trung
gian có hoặc không có chuyển tầu hoặc lưu kho với điều kiện.
QUY TẮC XUẤT XỨ GIỮA ASEAN VÀ
TRUNG QUỐC
Quy định về đóng gói.
•Để xác định thuế hải quan, một bên xem xét sản phẩm tách riêng với
bao bì. Đối với SP nhập khẩu từ một bên khác, bên nhập khẩu có thể
cũng xác định xuất xứ của bao bì đó riêng rẽ.
•Trường hợp không xác định xuất xứ bao bì riêng rẽ, việc đóng gói sản
phẩm sẽ được coi là một phần làm nên toàn bộ sản phẩm đó và không
xem xét phần đóng gói
QUY TẮC XUẤT XỨ GIỮA ASEAN VÀ
TRUNG QUỐC

Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ.

Xuất xứ của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn
hoặc mang tính thông tin đi kèm hàng hóa sẽ bị loại trừ trong việc xác
định xuất xứ hàng hóa, miễn là các phụ tùng, phụ kiện, dụng cụ và các
tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin phải được nước
thành viên nhập khẩu phân loại và thu thuế nhập khẩu cùng với loại
hàng hóa đó.
QUY TẮC XUẤT XỨ GIỮA ASEAN VÀ
TRUNG QUỐC

Các yếu tố trung gian.

Xuất xứ của năng lượng và nhiên liệu, nhà máy và thiết bị hoặc máy
móc và công cụ được sử dụng để có được hàng hóa hoặc các nguyên
liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất mà không còn lại trong hàng
hóa hoặc không tạo nên một phần của hàng hóa sẽ không được tính đến
khi xác định xuất xứ.
QUY TẮC XUẤT XỨ
GIỮA ASEAN VÀ HÀN QUỐC
Các quy định xuất xứ trong CEPT là nền tảng để xây dựng các quy tắc xuất xứ giữa
ASEAN và Hàn Quốc.

Các quy tắc được áp dụng:


•Tiêu chí xuất xứ.

•Hàng hóa có xuất xứ thuần túy.

•Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy.

•Tiêu chí xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể.

•Quy định đối với một số trường hợp đặc biệt.


QUY TẮC XUẤT XỨ
GIỮA ASEAN VÀ HÀN QUỐC

• Những công đoạn gia công chế biến đơn giản.


• Vận chuyển trực tiếp.
• Quy định về đóng gói và vật liệu đóng gói.
• Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ.
• Các yếu tố trung gian.
QUY TẮC XUẤT XỨ
GIỮA ASEAN VÀ HÀN QUỐC
Quy tắc ‘ giá trị tối thiểu’- De minimis.

Hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ về chuyển đổi mã số hàng hóa vẫn
được coi là có xuất xứ nếu chúng không thuộc từ chương 50 đến 63
trong danh mục mã HS, giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ được
sử dụng đê sản xuất SP không đạt tiêu chí xuất xứ không được vượt
quá 10% của tổng giá FOB của hàng hóa hoặc hàng hóa thuộc từ
chương 50 đến 63 trong danh mục mã HS trọng lượng nguyên liệu
không có xuất xứ sử dụng sản xuất hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ
trên không được quá 10% của tổng trọng lượng hàng hóa, đồng thời
đáp ứng tất cả các điều kiện khác về xuất xứ quy định trong Hiệp định.
QUY TẮC XUẤT XỨ
GIỮA ASEAN VÀ HÀN QUỐC
Nguyên vật liệu giống nhau và có thể thay thế nhau.
•Để xác định xuất xứ của hàng hóa mà khi sản xuất có sử dụng pha trộn
hoặc kết hợp tự nhiên nguyên liệu có xuất xứ và không có xuất xứ, việc
xác định xuất xứ của các nguyên liệu này có thể dựa vào các nguyên
tắc kế toán về quản lý đang được sử dụng rộng rãi trong thực tế nước
thành viên xuất khẩu.
•Khi sử dụng phương pháp quản ký kế toán nào thì phương pháp này
phải được sử dụng trong hết năm tài chính đó.
QUY TẮC XUẤT XỨ
GIỮA ASEAN VÀ HÀN QUỐC

Giấy chứng nhận C/O mẫu AK

Để được chấp nhận cho hưởng ưu đãi thuế quan, hàng hóa phải có C/O
mẫu AK do cơ quan có thẩm quyền được nước thành viên xuất khẩu
chỉ định và thông báo cho tất cả các nước thành viên khác phù hợp với
thủ tục cấp C/O quy định tại quy chế cấp C/O mẫu AK
QUY TẮC XUẤT XỨ
GIỮA ASEAN VỚI NHẬT BẢN VÀ ẤN ĐỘ

Hiên tại quy tắc xuất xứ giữa ASEAN với 2 quốc gia
trên đang trong quá trình đàm phán do đặc điểm về
thương mại khác nhau giữa các bên. Tuy nhiên, các quy
tắc xuất xứ chủ đạo của CEPT vẫn là nền tảng cho việc
đàm phán.
10.3. GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

• Khái niệm
• Nội dung
• Các mẫu C/O chủ yếu
• Tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ
KHÁI NIỆM GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
• Theo công ước Kyoto sửa đổi: Giấy chứng nhận xuất xứ là mẫu đặc
trưng xác nhận hàng hóa, trong đó cơ quan chức trách hoặc c/q
được ủy quyền phát hành giấy chứng nhận này chứng thực rằng HH
mà giấy chứng nhận này có liên quan, có nguồn gốc từ một nước cụ
thể. Giấy chứng nhận có thể bao gồm tờ khai của nhà SX, nhà phân
phối, nhà XK hoặc tổ chức có thẩm quyền khác.
• Theo NĐ 19/NĐCP ngày 20/2/2006: Giấy chứng nhận xuất xứ HH
là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh
thổ xuất khẩu HH cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên
quan về xuất xứ chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
NỘI DUNG GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

• Có nhiều loại giấy chứng nhận xuất xứ, mỗi loại được cấp dựa trên
các quy tắc xuất xứ nhất định, theo thủ tục cấp và thể thức nhất
định.
• Nội dung cơ bản trên giấy chứng nhận xuất xứ gồm: Tên, địa chỉ
của người xuất khẩu; tên địa chỉ của người nhập khẩu; mô tả về
hàng hóa; số lượng, trọng lượng; tổ chức cấp C/O ( tên, dấu, ngày
tháng năm cấp chữ ký của người có thẩm quyền ). Một số mẫu C/O
có thêm tiêu chí tiêu chuẩn xuất xứ, số invoice...
CÁC MẪU C/O CHỦ YẾU

• Các loại mẫu giấy chứng nhận xuât xứ không ưu đãi

• Các loại mẫu giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi đặc biệt cấp cho
những hàng hóa được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế quan theo các
thỏa thuận song phương và đa phương.
• Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi đang sử dụng tại Việt Nam gồm
C/O mẫu A; C/O mẫu D; C/O mẫu E; C/O mẫu AK; C/O mẫu S;
C/O mẫu S
TỔ CHỨC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT
XỨ
• Mỗi quốc gia có quy định riêng về cơ quan, tổ chức cấp C/O nhưng
thường là Bộ Thương mại; Bộ Công nghiệp; Bộ Tài chính; Phòng
TM&CN...
• Ở VN cơ quan có thẩm quyền cấp C/O.

- Phòng quản lý XNK khu vực thuộc Bộ Công Thương.

- Các Ban quản lý khu Công nghiệp khu Chế xuất.

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.


10.4. CÔNG TÁC KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI HẢI QUAN VIỆT
NAM
• Cơ sở pháp lý kiểm tra xuất xứ hàng hoá XNK

• Một số quy định về kiểm tra xuất xứ hàng hoá của hải quan

• Trách nhiệm của công chức hải quan và người khai hải quan

• Thuận lợi và khó khăn trong thực hiện HĐ về quy tắc xuất xứ hàng
hoá khi VN là thành viên WTO
CƠ SỞ PHÁP LÝ KIỂM TRA XUẤT XỨ
HÀNG HÓA XNK

• Cơ sở pháp lý quốc tế: Hiệp định Quy tắc xuất xứ, các quy tắc
trong chương trình hài hòa quy tắc xuất xứ, chương trình ưu đãi phổ
cập chung của EU, Mỹ, Nhật Bản, quy tắc xuất xứ của ASEAN.
• Cơ sở pháp lý trong nước: Đó là hệ thống luật pháp của Việt Nam
như luật Hải quan; các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý
phục vụ công tác xác định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA XUẤT XỨ
HÀNG HÓA CỦA HẢI QUAN

- Quy định về việc nộp C/O: Thời điểm nộp C/O cho cơ quan HQ theo
quy định là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa NK. C/O nộp
cho HQ gồm 01 bản chính còn có giá trị hiệu lực.

- Trường hợp phải nộp C/O và không phải nộp C/O.

+ Hàng hóa được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt và hàng hóa nhập
khẩu phải tuân theo chế độ quản lý nhập khẩu đặc biệt phải nộp C/O.

+ Hàng hóa nhập khẩu hưởng thuế suất MFN, hoặc thông thương,
hàng quá cảnh hoặc có thuế suất ưu đãi đặc biệt có giá FOB ≤ 200$
không phải nộp C/O.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC HẢI
QUAN VÀ NGƯỜI KHAI HẢI QUAN

• Công chức hải quan có trách nhiệm nắm vững văn bản pháp luật và
phương pháp xác định xuất xứ để thực thi kiểm tra hàng hóa XNK
khi làm thủ tục hải quan. Có trách nhiệm hướng dẫn người khai đầy
đủ, chính xác về xuất xứ hàng hóa.
• Người khai hải quan chịu trách nhiệm về xuất xứ hàng hóa XNK.
Người khai phải khai chính xác xuất xứ hàng hóa; chuẩn bị đầy đủ
hồ sơ chứng từ liên quan đến hàng hóa XNK để xuất trình cho cơ
quan hải quan.
CÁC NỘI DUNG KIỂM TRA

• Kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

• Kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.

• Vấn đề xác định trước xuất xứ.

• Kiểm tra hồ sơ.

• Kiểm tra chi tiết hồ sơ.

• Kiểm tra thực tế hàng hóa.

• Kiểm tra xuất xứ sau thông quan.

• Xử lý vi phạm.
10.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC
THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG
HÓA KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN WTO

• Những thuận lợi

• Những khó khăn


10.6. MỘT SỐ VI PHẠM ĐIỂN HÌNH
VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA
• Đối với hàng hóa xuất khẩu các DN thường giả mạo xuất xứ,
chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, làm giả hồ sơ xin cấp C/O hàng
xuất khẩu, ghi nhãn xuất xứ không đúng quy định.
• Đối với hàng hóa nhập khẩu các DN thường chậm nộp C/O, nhập
hàng hóa không đáp ứng yêu cầu chuyển thẳng, hàng hóa không đạt
tiêu chuẩn xuất xứ nhưng vẫn được cấp giấy chứng nhận xuất xứ
theo form ưu đãi đặc biệt. Đôi khi DN còn nộp C/O giả.
CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VI PHẠM
• Phối hợp với các bộ ngành bổ xung, xây dựng mới các văn bản quy
phạm pháp luật trong việc xác định, kiểm tra, xác minh chống gian
lận xuất xứ hàng hóa.
• Xây dựng cơ sở dữ liệu cho kiểm tra, xác minh, chống gian lận xuất
xứ hàng hóa XNK, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro.
• Đào tạo đội ngũ cán bộ, xây dựng mạng lưới tình báo để kiểm tra,
xác minh xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu.
• Xây dựng quy trình xác định, xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa
XNK phù hợp với các điều khoản của Hiệp định về quy tắc xuất xứ
và quy định về xuất xứ của Công ước Kyoto. Hợp tác Hải quan- Hải
quan trong lĩnh vực thống nhất chương trình hài hòa quy tắc xuất xứ
không ưu đãi, thống nhất các quy tắc ưu đãi mà các bên tham gia,
phối hợp kiểm tra xác minh chống gian lận về xuất xứ.
• Hợp tác Hải quan với các Bộ ngành trong xây dựng quy tắc xuất xứ,
xác định xuất xứ hàng hóa và kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa.
• Hải quan hướng dẫn quy trình xác định, xác minh xuất xứ hàng hóa
XNK cho DN, tuyên truyền phổ biến pháp luật, vận động DN tuân
thủ công tác kê khai xuất xứ hàng hóa XNK
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 10

Chương 10 trình bầy hệ thống các quy tắc xuất xứ của ASEAN, quy
tắc xuất xứ giưa ASEAN và một số nước châu Á như Trung Quốc, Hàn
quốc và trong tương lai với Nhật Bản và Ấn độ. Bản chất của Giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa, các nội dung cơ bản trên giấy chứng
nhận xuất xứ, các mẫu C/O và các tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ
cũng được phân tích trong chương này. Chương 10 còn cho thấy công
tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa XNK tại hải quan Việt Nam thông qua
phân tích cơ sở pháp lý kiểm tra xuất xứ, quy định về kiểm tra xuất xứ
và trách nhiệm của công chức hải quan, của người khai hải quan đối
với kiểm tra xuất xứ hàng hóa. Những thuận lợi khó khăn trong thực
hiện Hiệp định về quy tắc xuất xứ hàng hóa khi VN là thành viên của
WTO cũng như một số vi phạm điển hình về xuất xứ hàng hóa và các
biện pháp hạn chế vi phạm cũng được trình bầy ở cuối chương này.
CHƯƠNG 11

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

TẠI CƠ QUAN HẢI QUAN


MỤC TIÊU CHƯƠNG

Trong chương này trình bày những vấn đề chung về quyền sở hữu trí
tuệ; cơ sở pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ; trách nhiệm và quy trình
thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại cơ quan hải quan.
NỘI DUNG CHƯƠNG

11.1. Tổng quan về quyền sở hữu trí tuệ.

11.2. Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại cơ quan Hải quan Việt Nam

11.3. Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và
quy định xử phạt.
11.1. TỔNG QUAN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ
TUỆ
•Khái niệm
•Đặc điểm
•Phân loại quyền sở hữu trí tuệ
•Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại CQ Hải quan Việt Nam
KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
•Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của chủ thể với một sản phẩm trí tuệ nào
đó do mình sáng tạo ra và/ hoặc sở hữu được pháp luật thừa nhận và
bảo vệ.
•Khái niệm trên đề cập đến 3 yếu tố cơ bản:
- Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
- Chủ thể của quyền sở hữu trí tuê.
- Quyền của chủ thể sở hữu trí tuệ.
ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

• Xét khía cạnh thời gian: Thời điểm phát sinh quyền sở hữu trí tuệ
và thời hạn mà quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ phải được pháp luật
thừa nhận và quy định.
• Xét khía cạnh không gian: Quyền sở hữu trí tuệ chỉ được bảo vệ
trong một không gian nhất định có thể một lãnh thổ, một quốc gia,
hoặc phạm vi toàn cầu tùy thuộc vào việc xác lập quyền sở hữu trí
tuệ đó.
• Nội dung quyền: Quyền sở hữu trí tuệ của một chủ thể đối với một
đối tượng quyền nào đó được giới hạn theo quy định của pháp luật.
PHÂN LOẠI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền sở hữu công
nghiêp.

Quyền tác giả

Là quyền của tác giả và/ hoặc quyền sở hữu đối tượng là tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học. Quyền này bao gồm cả quyền của người
biểu diễn đối với hình tượng biểu diễn của mình, quyền của tổ chức
phát thanh truyền hình đối với chương trình phát thanh truyền hình,
quyền của nhà sản xuất băng đĩa hình do mình sản xuất ra.
PHÂN LOẠI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Quyền sở hữu công nghiệp


Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối
với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng
hóa, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa và quyền sở hữu
đối với đối tượng khác do pháp luật quy định.
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp chia thành 2 loại
•Các đối tượng sở hữu công nghiệp mà quyền sở hữu công nghiệp phát
sinh trên cơ sở các văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp.
•Các đối tượng sở hữu công nghiệp mà quyền sở hữu công nghiệp phát
sinh và tồn tại khi hội đủ các điều kiện nhất định mà không cần thông
qua văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp.
11.2. THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ
TUỆ TẠI CƠ QUAN HẢI QUAN VIỆT NAM

• Cơ sở pháp lý

• Phạm vi thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của cơ quan hải quan VN

• Kiểm tra xác định tình trạng pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ đối với
hàng hóa bị tạm dừng
• Tự động kiểm tra và xử lý đối với hàng hóa là hàng vi phạm nhãn hiệu
thương mại, kiểu dáng công nghiệp và tên gọi xuất xứ
CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU
TRÍ TUỆ TẠI CƠ QUAN HẢI QUAN VIỆT NAM

• Hiệp định TRIPS của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

• Luật Hải quan, các Nghị định của Chính phủ, các thông tư liên bộ
hướng dẫn thi hành kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp đối
với hàng hóa XNK.
• Các quy định của TRIPS và hệ thống pháp luật Việt Nam là cơ sở để
thi hành biện pháp kiểm soát quyền sở hữu trí tuệ với hàng hóa
XNK ra vào lãnh thổ Việt Nam.
BIỆN PHÁP TIẾP CẬN CỦA HẢI QUAN ĐỂ
THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

• Hình thức thứ nhất: Tiến hành tạm dừng thủ tục hải quan theo
yêu cầu của chủ sở hữu quyền về sở hữu trí tuệ.
• Hình thức thứ hai: Tự động kiểm tra và xử lý đối với hàng giả
là hàng vi phạm nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công
nghiệp, tên gọi xuất xứ.
PHẠM VI THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ
TUỆ TAI CƠ QUAN HẢI QUAN VIỆT NAM
• Phạm vi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ tại cơ quan hải
quan là đối tượng quyền tác giả, đối tượng quyền sở hữu công
nghiệp đã được Nhà nước bảo hộ và cơ quan hải quan bảo hộ.
• Phạm vi của đối tượng chịu áp dụng biện pháp thực thi bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ của hải quan đó là hải quan chỉ thực thi bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ khi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở các đối
tượng đang chịu sự kiểm giám sát hải quan là các vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ đối với hàng hóa XNK.
CÁC HÌNH THỨC YÊU CẦU BẢO HỘ
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Một là: Yêu cầu bảo hộ dài hạn là người yêu cầu đề nghị cơ quan HQ
tiến hành các biện pháp thực thi bảo hộ quyền SHTT của mình khi cơ
quan HQ phát hiện bất cứ lô hàng XNK có dấu hiệu vi phạm quyến
SHTT đã yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn yêu cầu.

Hai là: Yêu cầu bảo hộ một lần là người yêu cầu đề nghị HQ tiến hành
các biện pháp thực thi bảo hộ quyền SHTT của mình khi cơ quan HQ
phát hiện có lô hàng XNK cụ thể được nêu trong đơn yêu cầu.
Tạm dừng làm thủ tục HQVN theo yêu cầu của chủ sở hữu quyền
để thực thi bảo hộ quyền SHTT
•Cơ quan tiếp nhận và xử lý đơn

•Trình tự tiếp nhận và xử lý đơn

•Kiểm tra phát hiện hàng hóa XNK nghi ngờ vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ
•Ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan
CƠ QUAN TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ ĐƠN

• Tổng cục Hải quan. Tiếp nhận đơn trong trường hợp yêu cầu bảo hộ
dài hạn.
• Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiếp nhận đơn đối với cả 2 hình thức
đơn yêu cầu bảo hộ dài hạn và một lần.
• Chi cục Hải quan tiếp nhận đơn đối với cả 2 hình thức yêu cầu bảo
hộ dài hạn và một lần.
TRÌNH TỰ TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ ĐƠN

• Nộp hồ sơ yêu cầu.

• Tiếp nhận đơn và xác định các nội dung đơn yêu cầu (người yêu
cầu; nội dung quyền SHTT yêu cầu, phạm vi yêu cầu)
• Quyết định chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ. Người nộp đơn phải đáp
ứng được 2 điều kiện.

- Điều kiện về cơ sở pháp lý.

- Điều kiên để đảm bảo thực thi của cơ quan Hải quan.
KIỂM TRA PHÁT HIỆN HÀNG HÓA XNK NGHI NGỜ
VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

• Cơ quan Hải quan được yêu cầu bảo hộ cần thông báo đến đơn vị
Hải quan có liên quan để chủ động kiểm tra.
• Cơ quan Hải quan phối hợp chặt chẽ chủ sở hữu trí tuệ để phát hiện
hàng hóa nhập khẩu nghi ngờ vi phạm.
• Đối với yêu cầu bảo hộ dài hạn, người yêu cầu không đề cập tới một
lô hàng cụ thể nào, công chức thừa hành căn cứ vào các thông tin
cung cấp để xác định lô hàng cụ thể.
RA QUYẾT ĐỊNH TẠM DỪNG
LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

• Thẩm quyền ra quyết định tạm dừng.

• Thời điểm ra quyết định tạm dừng.

• Nơi nhận quyết định tạm dừng.

• Thời hạn ra quyết định tạm dừng.


KIỂM TRA XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG PHÁP LÝ VỀ QUYỀN SỞ HỮU
TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA BỊ TẠM DỪNG

•Quyền và trách nhiệm của người yêu cầu tạm dừng

•Quyền và trách nhiệm của chủ hang

•Quyền và trách nhiệm của cơ quan hải quan

•Quyền và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

•Căn cứ xác định trạng thái pháp lý về quyền SHTT của lô hàng XNK
tạm dừng làm thủ tục hải quan
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI
YÊU CẦU TẠM DỪNG
• Được quyền yêu cầu cơ quan HQ cho lấy mẫu hàng hóa từ lô hàng
XNK để xác định có vi phạm quyền SHTT không.
• Cung cấp thông tin, bằng chứng trung thực chứng minh lô hàng
XNK có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ HÀNG

• Được quyền yêu cầu cơ quan hải quan cho lấy mẫu hàng hóa
từ lô hàng XNK để chứng minh không có vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ.
• Cung cấp thông tin, bằng chứng trung thực chứng minh lô
hàng XNK không có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM
CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN

• Cơ quan HQ căn cứ vào các bằng chứng, thông tin có được để


xác định vi phạm quyền SHTT yêu cầu được bảo hộ đối với lô
hàng.
• Nếu bằng chứng chưa đủ kết luận có vi phạm thì cơ quan HQ
yêu cầu người yêu cầu tạm dừng trưng cầu giám định tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền để xác định tình trạng pháp lý
vê quyền sở hữu trí tuệ của lô hàng xuất nhập khẩu.
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN
NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

• Cục bản quyền là cơ quan giám định đối với vi phạm quyền tác giả.
Cục sở hữu CN là cơ quan giám định đối với nghi ngờ vi phạm
quyền sở hữu công nghiệp.
• Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, nghiên
cứu hồ sơ, mẫu hàng hóa để đưa ra kết luận về tình trạng pháp lý
của lô hàng được trưng cầu và có quyền kiến nghị biện pháp xử lý.
CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TRẠNG THÁI PHÁP LÝ VỀ
QUYỀN SHTT CỦA LÔ HÀNG XNK TẠM DỪNG
THỦ TỤC HẢI QUẢN

• Căn cứ xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ là kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chỉ ra hàng hóa XNK có vi phạm quyền SHTT.
• Căn cứ để xác định hàng hóa XNK tạm dừng không vi phạm quyền
SHTT là ý kiến kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ ra
hàng hóa XNK không vi phạm quyền SHTT hoặc bên yêu cầu đơn
phương rút đơn yêu cầu.
XỬ LÝ SAU KHI XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG PHÁP LÝ
VỀ QUYỀN SHTT CỦA LÔ HÀNG XNK TẠM DỪNG

•Trường hợp hàng hóa XNK tạm dừng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

•Trường hợp hàng hóa XNK tạm dừng không vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ.
•Xứ lý trong một số trường hợp khác.

•Tự động kiểm tra và xử lý đối với hàng hóa là hàng vi phạm nhãn hiệu
thương mại, kiểu dáng công nghiệp và tên gọi xuất xứ
11.3. HÀNH VI XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VI
PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
VÀ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT

• Một số vi phạm quyền sở hữu công nghiệp

• Các yếu tố vi phạm đối tượng sở hữu công nghiệp

• Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xuất, nhập khẩu vi
phạm quyền sở hữu công nghiệp
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 11
Chương 11 trình bầy tổng quan về quyền sở hữu trí tuệ thông qua phân
tích khái niệm, đặc điểm và phân loại quyền sở hữu trí tuệ. Việc thực
thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại cơ quan hải quan cũng được đề cập
trên cơ sở phân tích cơ sở pháp lý quy định việc thực thi bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ; thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan theo yêu cầu của
chủ sở hữu để thực thi bảo hộ quyến sở hữu trí tuệ; tự động kiểm tra và
xử lý với hàng hóa vi phạm nhãn hiệu thương mai, kiểu dáng công
nghiệp và tên gọi xuất xứ.
Chương 11 còn cho thấy hành vi xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền
sở hữu công nghiệp; các yếu tố vi phạm đối tượng sở hữu công nghiệp;
và việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xuất khẩu, nhập
khẩu vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.

You might also like