You are on page 1of 7

NGHỆ THUẬT LƯỚT T+

Làm Sao Để Tối Ưu Việc Lướt T+ Ngay Cả Khi Bạn Là Người Mới Bắt Đầu

Đã bao nhiêu anh chị em ở đây đã từng:


• Lướt mã nào là mã đó giảm?
• Mua thì đúng đỉnh, bán thì đúng đáy?
• Thị trường rung lắc 1 tý đã phải xả hàng vội sau đó thì nó lại tăng?
• Lỗ thì gồng sâu 20-30%, lãi thì bán non không có kỷ luật?
• Kể cả thị trường xanh nhưng ăn chả được bao nhiêu?
Tôi cũng đã từng như vậy, chúng ta đều giống nhau, lúc đầu tưởng mình biết hết sau đó thì sai
lầm liên tục khiến cho bản thân vào vòng xoáy như trò cơ bạc.
Sau nhiều lần thay đổi, học hỏi nhiều hơn, tôi đã phát hiện và đề ra cho mình những nguyên tắc
bắt bản thân phải tuân thủ theo. Điều đó làm cho việc đầu tư của tôi tốt đẹp hơn, không phải sợ
thị trường, sợ lái, sợ úp bổ nữa. Khi thị trường tốt ta sẽ lãi nhiều nhất, còn xấu ta sẽ hạn chế
mức lỗ nhất có thể. Tôi đã trải qua rất nhiều kinh nghiệm xương máu và đúc rút vào 1 cuốn
Ebook “NGHỆ THUẬT LƯỚT T+”
Rất ít nhà đầu tư biết rằng, 1 chu trình đầu cơ T+ hoàn hảo phải bao gồm tới 4 Bí mật khác
nhau mà chỉ làm sai 1 bước thôi thì Nhà đầu tư sẽ phải trả giá rất đắt:
BÍ MẬT 1: Bạn đã biết chọn chính xác cổ phiếu để đầu cơ T+? Thế nào là 1 cổ phiếu đủ tốt để
đầu cơ?
BÍ MẬT 2: Bạn đã biết chọn ĐIỂM MUA chuẩn xác? Cách phân bổ vốn khi Đầu cơ như thế
nào để bạn hoàn toàn tự tin vào tiền?
BÍ MẬT 3: Lướt T+: Làm thế nào để bạn chọn được ĐIỂM BÁN chính xác, kiếm lời lớn ngay
trong từng đợt lên xuống của con sóng tăng trưởng?
BÍ MẬT 4: Rời khỏi cuộc chơi: Bạn xác định thời điểm rời bỏ cuộc chơi thế nào? Làm sao để
tối ưu lợi nhuận tới từng đồng?

Với hầu hết các nhà đầu tư, việc mua cổ phiếu và T+3 cổ phiếu về tài khoản với một mức
lời nhất định luôn mang lại cảm xúc phấn khích, tuy nhiên, thực tế lại không như mơ. Phần lớn
các nhà đầu tư mong muốn giao dịch T+ lại thường là những người dễ trở thành “Nhà đầu tư
dài hạn bất đắc dĩ” do cổ phiếu xuống giá. Song tất nhiên vẫn có một phần nhỏ các nhà đầu tư
giao dịch thành công và ăn được nhiều vòng trên 1 cổ phiếu, dù có thể cổ phiếu đó biến động
giá trong ngắn hạn không nhiều.
Vậy làm cách nào để có thể giao dịch T+ hiệu quả, tức khi cổ phiếu chưa về tài khoản, bạn
vẫn yên tâm nắm giữ cổ phiếu và có thể mua thêm khi cổ phiếu điều chỉnh giảm để tiếp tục
gia tăng lượng cổ phần nắm giữ, hoặc chốt lời một phần sau khi cổ phiếu về tài khoản và tiếp
tục mua lại cũng với chính cổ phiếu đó để gián tiếp hạ giá vốn của lượng cổ phiếu đang nắm
giữ, trong giới hạn về kinh nghiệm và kiến thức khi tham gia thị trường, tôi có thể rút kết lại
một quy trình như sau:

Bước 1. Chọn cổ phiếu để lướt T+

Bước đầu tư tiên, tất nhiên, cũng luôn là bước quan trọng nhất trong quá trình đầu tư dù cho
phương pháp của bạn là gì, luôn là việc đưa ra quyết định chọn cổ phiếu. Với nhiều người, cổ
phiếu họ lựa chọn thường là một cổ phiếu

Kinh nghiệm đầu tiên khi tham gia thị trường của tôi là bạn phải chọn được cổ phiếu đang
trong xu thế tăng dài hạn và lướt sóng trên xu thế tăng đây. Ngược lại, nếu chọn một cổ phiếu
đang trong xu hướng giảm giá, thì việc mua lúc này lại có ý nghĩa như việc “bắt dao rơi”, mà
việc bắt được lưỡi hay cán dao là điều không ai biết được, bắt được cán thì khả năng bạn lời
rất nhiều khi T+3 cổ phiếu về tài khoản, song cũng có thể rỉ máu dần dần do cổ phiếu giảm
dần và không thấy đáy.

Trường hợp các nhà đầu tư mua VNM và VTP trong giai đoạn thị trường vừa rồi là một ví
dụ, VNM đã giảm sâu từ đỉnh ngắn hạn 115.000 đồng/cp xuống 87.000 đồng/cp (tương ứng
giảm 24%), hay VTP giảm từ 116.000 đồng/cp về 80.000 đồng/cp (tương ứng giảm 31%), dù
hiện tại các cổ phiếu này đã hồi phục trở lại, nhưng để đưa ra nhận định là đã đáy chưa? Thì
chỉ qua một quý nữa chúng ta mới có câu trả lời. Chính vì thế với việc “bắt dao rơi” với mục
tiêu lướt T+ là quyết định có mức độ mạo hiểm rất cao và không khuyến khích thực hiện.
Vậy chúng ta nên chọn cổ phiếu nào?

Hãy chọn các cổ phiếu đang có “thiên thời”, tất các cổ phiếu của doanh nghiệp đang trong
một thị trường cung nhỏ hơn cầu và giá đang gia tăng mạnh theo thời gian. Tiêu biểu như cổ
phiếu DNM – doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh khẩu trang trong giai đoạn 2020 khi dịch
COVID-19 mới bùng phát hay HPG – siêu cổ phiếu ngành thép trong năm 2021 khi nhu cầu
thép gia tăng trên toàn cầu vì đà sản xuất thế giới hồi phục kết hợp sự sụt giảm nguồn cung
từ Trung Quốc do các quy định siết chặt việc bảo vệ môi trường. Hay đơn giản là ngành chứng
khoán với các doanh nghiệp có thị phần môi giới giữ vững ở mức ổn định và chinh sách môi
giới có tỷ lệ lợi nhuận gộp thu về cho công ty cao – tiêu biểu như VND trong quý 1/2021 –
khi đây là công ty chứng khoán thuộc Big4 (SSI, HCM, VND, VCI) vẫn giữ được thị phần
môi giới trước sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ VPS, TCBS hay các công ty chứng khoán có
vốn nước ngoài.

BIẾN ĐỘNG THỊ PHẦN CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN


25.0%

20.0% SSI
HSC
VPS
15.0%
VND
VCSC
10.0%
MBS
KIS
5.0%
FPTS
BSC
0.0% MAS
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1
2017 2018 2019 2020 2021
-5.0%

Nhìn chung, đê thực hiện việc lướt sóng trên chính cổ phiếu thì thường cổ phiếu được chọn
là các blue chip có thanh khoản cao và đang trong một xu hướng tăng giá mạnh, tất nhiên, cổ
phiếu đó cũng phải có nền tảng tài chính tốt và triển vọng tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ
vì đây là sẽ yếu tố hỗ trợ cho việc giá cổ phiếu tăng trưởng mạnh không chỉ trong 1 quý mà
có thể kéo dài đến tận năm sau.

Bước 2: Phân bổ vốn đầu tư.

Sau khi đã chọn xong cổ phiếu để đầu tư, việc tiếp theo cũng không kém phần quan trọng là
phân bổ vốn đầu tư. Thông thường một danh mục đầu tư điển hình chỉ nên có từ 2 – 4 cổ
phiếu, song nếu quá tự tin về cổ phiếu đang nắm giữ thì việc chỉ tập trung 1 cổ phiếu cũng
không phải lựa chọn không thể thực thi.
Việc tiếp theo các nhà đầu tư quan tâm là phân bổ thời điểm để vào hàng. Tất nhiên, thời điểm
tuyệt vời nhất là khi thị trường chung điều chỉnh và cổ phiếu đang nhắm tới sụt giảm theo thị
trường. Song vẫn có trường hợp, dù thị trường chung có giảm 20 – 30 hay 50 điểm, cổ phiếu
mục tiêu lại không giảm hoặc chỉ giảm nhẹ 1 – 2%. Chính vì thế để đợi cho đến khi cổ phiếu
sụt giảm 10 – 20% để vào hàng gần như là điều khó khả thi, nhất là khi cổ phiếu đang trong
một xu hướng tăng trung và dài hạn mà chúng ta đã xác định từ trước.

Do đó, việc lúc này của các nhà đầu tư là phân tiền để mua cổ phiếu đó thành 3 phần và tiến
hành mua vào theo từng giao đoạn. Phần 1 mua vào khi cổ phiếu xuất hiện điều chỉnh về các
ngưỡng quan trọng như MA10 – MA20, mua phần 2 trong phiên tiếp sau để nâng tỷ trọng cổ
phiếu lên 2/3 danh mục, và mua 1/3 cuối cùng trong phiên cổ phiếu break ngưỡng kháng cự
ngắn hạn gần nhất

Ví dụ như trường hợp cổ phiếu VND, chung ta sẽ vào hàng vào ngày 27/4 (thời điểm có mũi
tên màu xanh chỉ lên báo hiệu điểm mua số 1 và mua 1/3 tiền hiện có – điểm mua này xuất
hiện do trước đó đường MA10 cắt xuống đường MA15 vào phiên 26/4 trước đó), phần giải
ngân thứ hai trong phiên 28/4 liền sau khi giá thiết lập mặt bằng giá mới đi lên so với phiên
tạo điểm mua trước đó là 27/4. Điểm mua cuối cùng trong phiên ngày 5/5 khi VND vượt
ngưỡng kháng cự gần nhất ở vùng giá 38.x. Tổng cộng chúng ta đã mua VND xong với mức
giá trung bình quanh 36 – 37.x (nhờ mua 2/3 quanh vùng giá 35 – 37).
CÒN TIẾP…

Anh chị đọc giả muốn đọc tiếp phần 2 vui lòng bấm vào link sau để nhận được ebook đầy đủ!
Link: https://zalo.me/g/ykwmyt672

Hãy tham gia để cùng các chuyên gia chia sẻ kiến thức chứng khoán và trong đó còn rất
nhiều ebook hay như:

Đặc biệt sẽ có các khóa học về cách đầu tư chứng khoán hiệu quả hoàn toàn FREE!

Tham gia ngay: https://zalo.me/g/ykwmyt672

TÁC GIẢ

KHANG VÕ

---------MIDAS TRADE TEAM---------

You might also like