You are on page 1of 27

CƠ HỌC CHẤT LỎNG

CÔNG TRÌNH

GVHD: TS.Mai Quang Huy


THÀNH VIÊN NHÓM GỒM:

 ĐÀO ĐỨC BÌNH


 HUỲNH MINH CHIẾN
 HỒ HỮU CƯỜNG
 LÊ THÀNH CÔNG
CHỦ ĐỀ: VẬT LIỆU RỖNG( THOÁT NƯỚC
NHANH ) CHO CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG.

Nội dung:
 Thực trạng biện đổi hậu và đô thị hóa.

 Tác động đến công trình giao thông.


 Xu hướng vật liệu xây dưng.
 Vật liệu rỗng ( bê tông thoát nước nhanh).
 Kết luận chung.
I. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ HÓA.

- Biến đổi khí hậu:


 Biến đổi khí hậu & nước biển dâng đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Ngàynay, nhân loại, các
tổchức Quốc tế, Chính phủcác quốc gia trên thếgiới đang tích cực hợp tác để cùng hành động, triển khai
các giải pháp ứng phó nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do những tác động ảnh hưởng tiêu cực của biến
đổi khí hậu trái đất.

 Đối với Việt Nam, Việt Nam là quốc gia nằm ở bờ Tây của Thái Bình Dương, có đường bờ biển dài hơn
3.200 km, lãnh thổ có chiều ngang hẹp, sông ngòi và địa hình có độ dốc lớn theo hướng Tây - Đông
nên được dự báo là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu &
nước biển dâng. Trong nhiều năm qua, dưới tác động ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã phải
đương đầu với nhiều hiện tượngkhí hậu cực đoan, tần suất và cường độ xuất hiện thiên tai ngày một gia
tăng gây ra nhiều tổn thất về con người, về tài sản và cho các công trình kết cấu hạ tầng v.v…

 Riêng đối với hệ thống công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nước ta (gồm các công trình bến
cảng, đường thuỷ, đường bộ, đường sắt…) là một trong số các đối tượng nhạy cảm với các tác động
ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Thiên tai và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quy
hoạch, thiết kế, xây dựng, bảo trì, an toàn và vận hành khai thác các công trình kết cấu hạ tầng giao
thông
I. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ HÓA.

- Đô thị hóa
 Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến quá
trình đô thị hóa đã diễn ra rất mạnh mẽ tại các đô thị lớn như: Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
 Bên cạnh việc có lợi của độ thì hóa thì cũng có nhiều mặt tiêu cực do đô thị hóa
gây ra làm ảnh hưởng mối trường tự nhiên, hệ sinh thái, làm biến đổi quá trình
thủy văn trong và ngoài đô thị,… đẫn đến phá hoại hạ tầng, gây ô nhiễm và cạn
kiệt nguồn nước ngầm và hiện tượng lũ ngập úng trong đô thi.
II. TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG.

 Biến đổi khí hậu không chỉ gây ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc
sống hàng ngày mà còn tác động đến cả ngành Công nghiệp xây dựng. Khi
các hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên ngày càng phổ biến thì ngành
Công nghiệp xây dựng cần có sự thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi
của tự nhiên.

 Nhiệt độ cao ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của bê tông.
Gạch và gỗ cũng dễ bị phân hủy và nứt nhanh hơn.
III. XU HƯỚNG VẬT LIỆU XÂY DƯNG.

 Ngày nay, xu hướng phổ biến đang được ngành xây dựng trên thế giới và
trong nước lựa chọn là sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện với môi
trường bằng nguyên liệu mới, công nghệ mới:
BÊ TÔNG NHẸ
 Đây là sản phẩm dùng công nghệ chưng áp khí, không nung. Bê tông nhẹ làm
thành gạch khối, tấm sàn mái, tấm tường.
 Cốt liệu sản phẩm được làm từ cát, nước, vôi, xi măng qua công nghệ trộn với
bột nhôm, phụ gia đổ vào khuôn. Từ đó, hỗn hợp cho phản ứng lý hoá tạo sự
giãn nở thành những túi khí bên trong nên sản phẩm có độ rỗng cao. Sau đó
cho vào nồi hấp chưng áp có nhiệt độ và áp suất cao.

Bê tông nhẹ giúp tiết kiệm chi phí nền móng


 Ưu điểm sản phẩm là nhẹ hơn 1/2 so với gạch đất sét nung, từ đó, tiết kiệm
được chi phí nền móng. Theo nhà sản xuất cho biết, do cấu trúc và thành phần
bê tông nhẹ nên có khả năng cách nhiệt, có thể giảm khoảng 30% điện năng
cho máy lạnh. Hơn nữa, loại bê tông này còn có khả năng cách âm, giảm
khoảng 1/2 so với vật liệu gạch truyền thống, chống cháy được khoảng bốn giờ.
Bề mặt phẳng đều nên tiết kiệm vữa trát tường.
 So với gạch thông thường, bê tông nhẹ có giá thành cao khoảng 10 – 15%
nhưng lại giảm được nhiều chi phí khác như nền móng, vữa xây tô, điện năng
điều hoà không khí… Đây là một loại vật liệu xây dựng không gây ảnh hưởng
đến môi trường, giảm được khí thải phát ra trong quá trình sản xuất.
XỐP CÁCH NHIỆT XPS
 Xốp cách nhiệt XPS được làm từ chất dẻo Polystyrene an toàn với người dùng
và đặc biệt thân thiện với môi trường. Vật liệu này không tạo ra chất độc nguy
hiểm bốc hơi nào, không bị nấm mốc, ăn mòn và các tấm dư thừa có thể tái sử
dụng.

 Loại xốp này có độ chắc khỏe, bền do sự ổn định của cấu trúc hóa học và vật lý
của nó. Mặc dù đã được sử dụng trên 50 năm, khả năng cách nhiệt của nó vẫn
đạt trên 80% so với giai đoạn ban đầu
IV. VẬT LIỆU RỖNG ( BÊ TÔNG RỖNG THOÁT NƯỚC).

1.KHÁI NIỆM:
- Bê tông rỗng thoát nước( BTRTN) là bê tông
rỗng có chứa các lỗ rỗng thông nhau cho nước thấm
quá.
- BTRTN là loại bê tông không có cát hoặc ít cát,
theo phương pháp tạo rỗng là thuộc loại bê tông rỗng
thô.
- Có khả năng thu nước mưa, cho phép nước mưa
thấm vào đất nền, nó là công cụ bổ sung nguồn nước
ngầm, giảm dòng chảy nước mưa trên bề mặt.
- Sử dụng BTRTN làm đường, vỉa hè, sân bãi,…
nâng cao sủ dụng đất trong đô thị bằng việc giảm nhu
cầu các hồ chứa, kênh rạch, và các hạ tầng quản lý
nước mưa khác.
Bê tông thoát nước đáp ứng các tiêu chí sau theo hệ
thống đánh giá công trình xanh:
- Cho phép thiết kế tiêu thoát nước mưa, bão;
- Không gây hiệu ứng đảo nhiệt;
- Hiệu quả tưới tiêu sân vườn;
- Dùng được vật liệu tái chế;
- Sử dụng vật liệu tại chỗ.
2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

-BTRTN cho phép nước mưa thấm qua bê tông


thoát xuống lớp đất nền và bổ sung nước cho nguồn
nước ngầm.
-Các lỗ rỗng trong bê tông thoát nước thông với
nhau tạo các kênh thoát nước tự do.

Khác biệt cấu trúc giữa BTRTN với bê tông thường


3. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ VẬT LÝ.
o Cường độ chịu nén:
- Hổn hợp BTRTN có thể phát triển cường độ
chịu nén từ 3.5Mpa đến 28 Mpa.
- Cũng như các loại bê tông khác, đặc tính, cấp
phối cốt liệu, kỹ thuật thi công và điều kiện môi
trường sẽ quyết định đến cường độ thực tế.
o Cường độ uốn:
- Cường độ uốn nhìn chung theo các báo cáo dao
động từ 1Mpa đến 3,8Mpa.
- Nhiều yếu tố tác động đến cường độ chịu uốn
như mức độ đầm, độ xốp, tỷ lệ xi măng/ cốt liệu.
- Kết cấu điển hình xây dựng từ BTR không yêu
cầu chịu uốn.
o Độ co ngót:
- Co ngót cửa BTRTN phát triển nhanh nhưng
vẫn chậm hơn so với bê tông truyền thống và nó
phụ thuộc vào cấp phối và vật liệu nhưng co khô
khoảng 200.10^-6, gần bằng một nữa so với bê
tông thường.
- khoảng 50%-80% co ngót diễn ra 10 ngày đầu.
o Khả năng chống xói mòn:
- Do bề mặt thô ráp và cấu trúc hở của bê tông
nên khả năng chống bong tách và xói mòn là nhược
điểm lớn.
- Bởi vậy việc ứng dụng BTR cho cao tốc là
không phù hợp,
- Và cần hết sức lưu tâm về kỹ thuật bảo trì
BTR.
4. ƯU- NHƯỢC ĐIỂM
o Ưu điểm:
Bê tông thoát nước đáp ứng các tiêu chí sau theo
hệ thống đánh giá công trình xanh.
- Kết cấu rông giúp tiêu tán tiếng ồn.
- Thoát nước mặt tốt, có tính chất tự giải nhệt ổn
định hơn bê tông thường.
- Có khả năng giảm bụi, lọc nước , giảm nguy cơ
trượt do rò dầu.
- Tạo mỹ quan cho đô thị.
o Nhược điểm:
- Cường độ nén và uốn không cao nên không
phù hợp cho mặt đường cao tốc hay đường có mật
độ và tải trọng xe lưu thông lớn.
- Khó bố trí cốt thép vào kết cầu từ loại bê tông
này.
5. ỨNG DỤNG:

-Hiện nay ở các quốc gia như Anh, Mỹ, Mexico bê


tông thấm nước được sử dụng rộng rãi và dần thay
thế cho bê tông thông thường và bê tông asphal. Tại
Nhật Bản bê tông thấm nước còn được ứng dụng để
trồng cỏ, làm mái dốc ven sông, làm lề dọc các bờ
sông lớn tại các thành phố lớn như Tokyo, Kobe.
V. KẾT LUẬN CHUNG
• Việc nghiên cứu và ừng dụng còn hạn chế.
• Tính địa phương trong việc ứng dụng BTRTN rất
lớn vì liên quan đến đặc thù vật liệu tại chổ và
điều kiện khí hậu Việt Nam.
Vì vậy cần thiết nghiện cứu ứng dụng phù hợp với
từng điều kiện. Ví dụ như giải đáp câu hỏi bảo trì
bê tông rỗng trong quá trình khai thác, đảm bảo khả
năng thoát nước trong đô thị, …
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ
LẮNG NGHE

You might also like