You are on page 1of 21

TẬP HUẤN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

KỸ THUẬT CANH
TÁC MỘT SỐ
LOẠI RAU ĂN LÁ
Cải có thể trồng trên nhiều loại đất. Tuy
nhiên, trồng trên đất nhiều mùn, tưới tiêu
tốt và đầy đủ ánh sáng sẽ cho năng suất
cao.

Tiến hành vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn


dư thực vật vụ trước.
Xử lý vôi 50 – 100 kg/1000 m2
Đảo lớp đất mặt phơi ải 8 – 10 ngày
Bón lớp phân hữu cơ dày 3 – 5 cm.
Tủ rơm mặt liếp để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại.
Gieo cây con để cấy
Lượng hạt giống: 100-200g/70 m2 =>1000 m2.
Tuổi cây con: Khoảng 10-15 ngày (3 -4 lá thật) nhổ ra
trồng trên liếp.
Khoảng cách trồng: (10-15cm) x 15 cm
Lưu ý: Ngừng tưới 3 ngày trước khi nhổ ra trồng, lựa
những cây to khỏe và hạn chế làm tổn thương rễ.

Gieo trực tiếp trên liếp trồng


Gieo theo hàng: 400g/1000 m2
Gieo vãi: 600g/1000 m2
Sau khi gieo hạt rải lớp đất mỏng hoặc tro (mùa mưa
nên rải trấu) => phủ lớp rơm mỏng => đậy lá chuối
hoặc lưới => 5 – 7 ngày dở bỏ lá chuối.
Bón lót: Phân hữu cơ 2- 3 kg/m2 để cải tạo đất.
Tưới dung dịch dinh dưỡng (Thân chuối, rau
muống, ngải cứu, vỏ trứng, cá, phân trùn quế)
100ml/10 lít nước vào các giai đoạn: 7 - 14 - 20 -
25 ngày sau gieo.
Làm cỏ: Làm cỏ bằng tay, phun muối.
Tưới nước: Tưới 2 lần/ngày
Cần tưới đủ nước cho cây ở giai đoạn phát
triển thân lá.
SÂU BỆNH
Biện pháp canh tác

Biện pháp cơ lý

Biện pháp sinh học


BIỆN PHÁP CANH TÁC

Giống: có khả năng chống chịu, kháng bệnh


tốt và xử lý hạt giống trước khi trồng

Luân canh, xen canh: trồng cây khác họ (xà


lách, rau dền, mồng tơi, rau gia vị. . . )
Tạo môi trường bất lợi với dịch hại: bón vôi
hạn chế phát triển nấm bệnh, tưới đủ ẩm
hạn chế phát triển sâu non bọ nhảy
Vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch hạn
chế sự cư trú sâu bệnh
BIỆN PHÁP CƠ LÝ

Thăm ruộng thường xuyên, loại bỏ đối


tượng gây hại bằng tay

Sử dụng màng phủ nông nghiệp, bẫy


màu vàng để tiêu diệt thành trùng có
cánh. Đối với sâu tơ nên dùng lưới cao
2m bao xung quanh để ngăn bướm từ
bên ngoài bay vào ruộng đẻ trứng.
BIỆN PHÁP SINH HỌC

Sử dụng thiên địch như: nhện, bò rùa, kiến


3 khoang, ong ký sinh. Bằng cách trồng
hoa tạo hệ sinh thái

Sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh


học để bảo vệ thiên địch, người sản xuất,
môi trường.
MỘT SỐ
SÂU HẠI
1. Bọ Nhảy

Đặc điểm sinh sống và gây hại:


- Đời sống kéo dài khoảng 1 tháng.
- Thường sống nơi ẩm mát, mặt dưới lá.
- Nhảy xa và nhanh, thương gây hại vào sáng sớm,
chiều tối.
- Cắn lủng lá cải thành lỗ
- Ấu trùng trong đất ăn sâu vào trong củ, rễ làm cây còi
cọc, chậm lớn, dễ bị thối
- Gây hại nhiều vào tháng 2 – 5, nhiệt độ 26 – 28oC, ẩm
độ 75 – 80%.
Biện pháp phòng trừ

Cần kết hợp các biện pháp tổng hợp như:


- Thu gom tàn dư thực vật trong vườn kết hợp sử
dụng màng phủ nông nghiệp.
- Luân, xen canh với cây hành, ngò, xà lách . . .

- Phun dung dịch thảo mộc và chế phẩm sinh học


định kỳ.
2. Rầy mềm
Đặc điểm sinh sống và gây hại:
- Vòng đời 6 -7 ngày.
- Ấu trùng và trưởng thành tập
trụng mặt dưới lá và phần
non.
- Gây hại nhẹ vết thâm đen;
Nặng cây còi cọc, lá quăn
queo chuyển sang vàng.
- Mô giới truyền bệnh virus.
- Phát triển nhanh khi nắng
nóng, thừa đạm
Biện pháp phòng trừ
Cần kết hợp các biện pháp tổng hợp như:
- Vệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ dại.

- Trồng xen cải và cà rốt.

- Phát hiện ổ rầy mềm giết bằng tay, ngắt tiêu hủy.

- Phun dung dịch thảo mộc, chế phẩm sinh học định kỳ
3. Sâu tơ

Đặc điểm sinh sống và gây hại:


- Vòng đời 16 – 26 ngày.
- Sâu non ăn mặt dưới lá.
- Khi bị động nhả tở rơi khỏi lá
lẫn trốn.
Biện pháp phòng trừ

• Luân, xen canh cây họ cà, hành, hẹ . . . Để xua đuổi con


trường thành tới đẻ trứng.
• Tưới nước bằng vòi phun mưa buổi chiều để ngăn cản
việc giao phối, rửa bớt trứng, sâu non.
• Thu dọn tàn dư sau khi thu hoạch .
• Phun dung dịch thảo mộc và chế phẩm sinh học định kỳ.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!!!

You might also like