You are on page 1of 8

PHẦN II: CÂY ĐẬU TƯƠNG

CHƯƠNG 5: Tổng quan về cây đậu tương


11. tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam, liên hệ thực tế sản xuất ở địa phương.
Ở VN đậu tương có lịch sử phát triển lâu đời nhưng trong thời gian dài năng suất bình
quân của đậu tương ở VN khá thấp do sản xuất chưa được coi trọng
 Trước năm 1975, diện tích trồng đậu tương ở nước ta chỉ khoảng 32.000 ha và năng
suất thấp 4,1 tạ/ha.
 Sau năm 1975, từ 1976 - 2004, diện tích trồng đậu tương tăng gấp 5 lần, và năng suất
tăng gấp 2,5 lần, nhờ việc sản xuất đậu tương đã được chú trọng hơn.
 Từ năm 2005 đến 2019, diện tích và sản lượng đậu tương có xu hướng mạnh (khoảng
80%) , năng xuất tăng nhẹ, do VN định hướng tập trung phát triển các loại cây nông
nghiệp khác (đặc biệt là lúa), và chủ yếu nhập khẩu đậu tương từ nước ngoài.
 Năm 2020, diện tích trồng đậu tương của VN là 41,5 nghìn ha, sản lượng 65,4 nghìn
tấn, năng suất 15,7 tạ/ha. So với 2019, năng suất tăng nhẹ, nhưng diện tích trồng và
sản lượng đều giảm, do tác động của dịch bệnh Covid-19.
Liên hệ sản xuất ở địa phương (như câu 2).

CHƯƠNG 6: Đặc điểm thực vật học, phân loại cây đậu tương
12. đặc điểm rễ, thân và cành cây đậu tương. Liên hệ một số biện pháp kỹ thuật
trồng trọt để xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và nốt sần ở cây đậu tương.
 Rễ: gồm rễ chính và rễ phụ:
- Rễ chính: xuất phát từ rễ mầm, có kích thước lớn nhất, mọc thẳng xuống, có thể sâu
tới 1 m, rộng 25 - 50 cm.
- Rễ phụ: mọc theo rễ chính, ăn rộng ra 4 bên, tập trung ở tầng đất mặt, rễ ngắn và
mảnh.
Trên rễ có nhiều nốt sần, là sự cộng sinh giữa vi khuẩn Rhizobium Japonicum háo khí
trong đất với cây đậu tương, tập trung ở tầng đất từ 0 - 20 cm. Nốt sần có khả năng cố
định đạm khí trời cung cấp cho cây.
 Thân: Đậu tương là cây thân thảo, trên thân có nhiều lông nhỏ. Thân khi còn non có
màu xanh hoặc tím, khi về già thân chuyển sang màu nâu nhạt. Căn cứ vào tập tính
sinh trưởng của thân, cành và đặc điểm ra hoa của các giống đậu tương, chia các
giống làm 3 dạng chính:
- Sinh trưởng vô hạn
- Sinh trưởng hữu hạn
- Sinh trưởng trung gian
 Cành: Thân đậu tương phân cành ngay nách lá. Đối với những giống chín sớm, thì có
1 - 2 cành; giống chín muộn, có 4 - 10 cành. Thời kỳ phân cành có thể kéo dài 20 - 35
ngày bắt đầu từ khi cây có 1 - 2 lá thật và kết thúc vào lúc cây bắt đầu nở hoa. Cành
tạo với thân chính thành các dạng cây chụm hoặc xòe nan quạt.
Liên hệ rễ và nốt sần (như câu 3)

CHƯƠNG 7: Đặc điểm sinh trưởng phát triển, yêu cầu sinh thái cây đậu tương.
13. các giai đoạn chính trong chu kỳ sinh trưởng của cây đậu tương. đặc điểm thời
kỳ cây con của cây đậu tương, liên hệ một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt để cây
con sinh trưởng tốt.
 Chu kỳ sinh trưởng: chu kỳ sinh trưởng ở cây đậu tương từ 60 - 70 ngày, có khi tới
200 ngày.
 Chu kỳ sống của cây đậu tương gồm các giai đoạn:
- Giai đoạn trước ra hoa: Thời kì nảy mầm, Thời kì cây con,
- Giai đoạn ra hoa và hình thành quả.
- Giai đoạn hình thành quả
- Giai đoạn quả chín
 Đặc điểm thời kỳ cây con:
 Là thời gian tính từ khi cây mọc đến trước lúc ra hoa, biến động từ 20 - 50 ngày.
 Sau khi nảy mầm 3 ngày, xuất hiện 2 lá thật đơn đầu tiên. Sau đó 9 - 15 ngày, xuất
hiện lá kép có 3 lá chét và đều có chồi mầm (có thể phát triển thành nhánh hay
chùm hoa)
 Thời kỳ phân cành kéo dài 20 - 35 ngày, bắt đầu từ khi cây có 1 - 2 lá thật và kết
thúc lúc cây bắt đầu nở hoa. Đầu thời kỳ này, cây con sinh trưởng rất chậm,
nhưng, bộ rễ phát triển nhanh, các nốt sần được hình thành và phát triển. Đến khi
cây chuẩn bị ra hoa, thì cây sinh trưởng nhanh.
 Thời kỳ cây con lượng chất khô tích lũy ít nhưng là thời kỳ quan trọng, quyết định
năng suất cây đậu tương.
Liên hệ một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt để cây con sinh trưởng tốt:
- Chọn các giống tốt, có cây con khỏe mạnh thích nghi với điều kiện địa phương, thân
lá và rễ phát triển tốt, sớm hình thành nốt sần, số lượng nốt sần cao, tỷ lệ nốt sần hiệu
lực cao.
- Trồng đúng thời vụ, để cây con phát triển khỏe mạnh, thân lá và bộ rễ phát triển tốt,
tránh những tháng quá khô nóng hay quá ẩm ướt, sẽ cây khô héo kém hoặc bị úng, nốt
sần cũng khó phát triển.
- Chọn những vùng trồng thuật lợi, có khí hậu phù hợp đảm bảo yếu tố nhiệt độ và độ
ẩm cho cây con. Chọn vùng đất canh tác có đất tơi xốp, thoáng khí giúp rễ cây con đễ
phát triển.
- Các biện pháp kĩ thuật:
 Làm đất kĩ càng, xới xáo cho đất tơi xốp thông thoáng, lên luống phù hợp.
 Bón phân cân đối đầy đủ cho cây, trong đó chú trọng phân đạm giúp cây phát triển
thân cành lá khỏe mạnh, phân lân giúp rễ và nốt sần phát triển.
 Tưới nước phù hợp, giúp duy trì độ ẩm và điều hòa nhiệt độ đất.
 Trồng đúng mật độ, khoảng cách, phù hợp với giống và điều kiện canh tác để các
cây con được phát triển đồng đều.
 Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM, để phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại
cho cây con.

14. vai trò của yếu tố nhiệt độ đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương.
Liên hệ một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt để hạn chế ảnh hưởng bất lợi của yếu
tố nhiệt độ.
Nhiệt độ chi phối các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiệt độ ảnh hưởng đến
khả năng nẩy mầm của hạt giống, ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ, nốt sần. Nhiệt
độ ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước, hút nước và chất khoảng của cây, các quá
trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, và hình thành quả của cây.
Tổng tích ôn của cây đậu tương thay đổi tùy vào giống. Giống chín sớm có tổng tích ôn
từ 1.700 - 2.0000C, chín muộn từ 3.000 - 3.5000C.
Đối với cây đậu tương để sinh trưởng phát triển tốt nhiệt độ từ 15 0C trở lên, nhưng mỗi
thời kỳ khác nhau thì nhiệt độ tối ưu khác nhau.
- Thời kỳ nảy mầm: Nhiệt độ tối thích là 31 – 35oC.
- Thời kỳ cây con: Nhiệt độ tối thích là 20 - 250C.
- Thời kỳ ra hoa: Nhiệt độ tối thích là 26 - 280C,
- Thời kỳ tích lũy các chất: Nhiệt độ tối thích là 21 - 250C. Liên hệ nhiệt độ (như câu 6)
15. vai trò của yếu tố dinh dưỡng: lân, canxi đối với sự sinh trưởng, phát triển của
cây đậu tương.
Đậu tương cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển
tốt. Nếu thiếu bất cứ nguyên tố nào cũng đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất cây. Trong đó đáng chú ý là các nguyên tố đa lượng đạm, lân, kali, canxi, ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và tạo thành phẩm chất hạt.
 Lân: đối với đậu tương, lân phát triển bộ rễ, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát
triển nốt sần ở rễ, hoạt động của những vi sinh vật. Như vậy, lân gián tiếp làm tăng
lượng đạm cho cây.
Lân còn giúp giảm tỷ lệ rụng hoa, tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng tỷ lệ dầu trong hạt. Lân
còn là thành phần của nhiều đại phân tử, hoặc các hợp chất men xúc tác cho các phản
ứng sinh hóa của cây.
Biểu hiện thiếu lân: tốc độ sinh trưởng của thân, lá chậm lại, lá nhỏ chuyển sang màu
xanh đậm đen, một số giống thân có màu đỏ tím khi thiếu lân trầm trọng.
 Canxi: Canxi có tác dụng trung hòa độ chua đất, tạo môi trường trung tính cho vi
khuẩn nốt sần hoạt động. Đồng thời, bón vôi còn giúp phát huy hiệu lực phân chuồng,
phân khoáng; ngưng tụ chất sắt, nhôm di động.
Qua đây ta thấy được vai trò vô cùng quan trọng của lân và canxi đối với cây đậu tương.
Vì vậy trong sản xuất cần chú ý bón đầy đủ và cân đối.

16. kỹ thuật xác định mật độ, khoảng cách gieo trồng của cây đậu tương, từ đó liên
hệ thực tế sản xuất ở địa phương.
Bố trí mật độ và khoảng cách hợp lý để tận dụng hiệu quả dinh dưỡng, ánh sáng, nước.
Nếu trồng quá dày cây sẽ thiếu dinh dưỡng và ánh sáng nên cây ít phân cành, số hoa, số
quả/cây ít, hiệu quả kinh tế không cao, tốn giống. Nếu trồng thưa quá cây phân cành
nhiều, số hoa, quả /cây nhiều, nhưng mật độ thấp nên năng suất không cao, lãng phí đất
đai, ánh sáng, nước.
Việc bố trí mật độ thích hợp dựa vào: Đặc điểm giống, Thời vụ gieo trồng, Mức độ thâm
canh.
Nhìn chung, mật độ từ 20 - 60 cây/m2 là phù hợp. Khoảng cách hàng cách hàng 30-
40cm, cây cách cây 5-10cm. Gieo theo hàng, theo hốc hoặc gieo vãi. Độ sâu 2,5 - 4 cm.
Liên hệ thực thế sản xuất ở địa phương tại tỉnh Đak Lak: (khái quát như câu 2)
VD: Trong vường cà phê (nhỏ tuổi), trồng với khoảng cách 3mx3m, vào đầu mùa mưa,
điều kiện thuận lợi, có thể trồng xen đậu tương giữa các hàng cà phê với khoảng cách
30cmx5cm thì được 60 cây/m2, gieo theo hốc.

CHƯƠNG 8: Kỹ thuật trồng trọt


17. kỹ thuật xen canh của cây đậu tương. Cho ví dụ minh họa.
* Khái niệm: Xen canh là trồng đồng thời 2 hoặc nhiều loài cây khác nhau trở lên trên
cùng một diện tích đất, với bố trí không gian nhất định, xen kẽ giữa các loại cây.
* Tác dụng: Sử dụng tài nguyên nước, ánh sáng, đất tốt hơn. Hạn chế dịch bệnh và cỏ dại
nhờ đa dạng sinh học. Xen canh với cây họ đậu giúp cải tạo và bảo vệ đất.
* Nguyên tắc: (giống luân canh câu 7)
* Hình thức xen canh:
- Trồng xen đậu tương với cây ngắn ngày: ngô, mía, bông, sắn…, đặc biệt sự kết kết hợp
giữa ngô và đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao.
- Trồng xen đậu tương với các cây công nghiệp, cây ăn trái lâu năm ở thời kỳ kiến thiết
cơ bản, giúp tận dụng ánh sáng, đất đai, vừa tăng thu nhập cho người lao động, bồi
dưỡng, cải tạo đất.
* Ngoài ra, đậu tương có thể áp dụng chế độ trồng gối.
VD: Mô hình trồng xen đậu tương và ngô, tùy vào mục đích mà lựa chọn cách bố trí. Ngô
hàng cách hàng 70-80cm. Xen giữa 2 hàng ngô là 1-2 hàng đậu tương, đậu tương hàng
cách hàng 20cm, cây cách cây 5-10cm. Trồng xen ngô với đậu tương vừa tiết kiệm đất
đai vừa mang lại hiệu quả kinh tế.

18. một số loại sâu, bệnh hại phổ biến ở cây đậu tương. bệnh gỉ sắt ở cây đậu tương.
 Một số sâu hại phổ biến ở cây đậu tương:
- Sâu hại cây con: Sâu xám, dế dũi,
- Nhóm sâu hại lá: sâu xanh, sâu khoang, sâu đo, bọ xít, bọ rầy, bọ rệp, bọ nhậy.
- Sâu hại quả, hạt: Sâu dụng quả đậu tương, bọ xít hút chích, sâu róm mèo, sâu đo, sâu
xanh, bọ cánh cứng, mọt đục hạt.
- Sâu hại thân: Dòi đục thân.
 Một số bệnh hại phổ biến ở cây đậu tương: Bệnh đốm góc, Bệnh gỉ sắt, Bệnh đốm lá
nâu, Bệnh lở cổ rễ, Tuyến trùng hại rễ,…

 Bệnh gỉ sắt trên cây đậu tương:


 Tác nhân: nấm Phakopsora pachyrhizi gây ra.
 Triệu chứng: Các túi bào tử như các nốt mụn màu vàng xuất hiện ở mặt dưới dưới
phiến lá và các túi bào tử vỡ ra bào tử có màu nâu đỏ. Lá vàng khô rồi rụng hàng
loạt. Bệnh hại nặng làm giảm năng suất đậu tương nghiêm trọng.
 Con đường lan truyền: Bào tử nấm có thể phát tán nhờ gió, mưa tạt, côn trùng
chích hút, và nông cụ nhiễm mầm bệnh.
Biện pháp phòng trừ: Giống câu 10.

Phần III: CÂY ĐẬU XANH


CHƯƠNG 9: Sơ lược về cây đậu xanh
19. đặc điểm của rễ, thân cành và lá của cây đậu xanh. Liên hệ một số biện pháp kỹ
thuật trồng trọt để xúc tiến cây sinh trưởng phát triển tốt.
 Rễ: Rễ cây đậu xanh gồm:
- Rễ chính: xuất phát từ rễ mầm.
- Rễ phụ: xuất phát từ các vị trí khác nhau trên rễ chính.
Rễ có thể ăn sâu từ 50 – 80 cm. Trên rễ có nhiều nốt sần, là sự cộng sinh giữa vi khuẩn
Rhizobium háo khí trong đất với cây đậu xanh, có khả năng cố định đạm.
 Thân: Thân đậu xanh có 4 cạnh, màu xanh hoặc tím đỏ, cao 40 - 80 cm (tối đa là 150
cm), có lông tơ. Thân có nhiều cành, có dạng bụi. Thân có các đốt mang cuống lá,
mầm nhánh hay mầm phát hoa.
 Cành: Cây đậu xanh 2 - 5 cành, số cành tùy thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.
Mật độ càng dày thì càng ít cành. Cành mọc từ nách các lá kép, cành đầu tiên xuất
hiện khi trên thân chính có 4 - 5 lá.
 Lá:
- Lá mầm: lá có kích thước tùy giống.
- Lá thật: gồm lá thật đơn và lá thật kép. Lá có màu xanh.
+ Lá đơn: là lá đơn nguyên, phiến lá có thùy, mọc đối nhau trên thân chính.
+ Lá kép: lá mọc từ đốt thân, cuống dài từ 5 - 15 cm, có 3 lá chét. Lá chét là lá nguyên,
có lông tơ hoặc trơn.
- Lá kèm: Lá kèm xuất hiện trên cuống lá chét. Hai lá mỗi bên có 1 lá kèm ở cuống, riêng
lá chét giữa có 2 lá kèm ở 2 bên.
- Lá bắc: lá có kích thước nhỏ, mọc thành từng đôi ở gốc cuống hoa.
Liên hệ biện pháp kĩ thuật (giống câu 13).

20. kỹ thuật bón phân của cây đậu xanh, liên hệ thực tế sản xuất ở địa phương.
- Khi xây dựng kỹ thuật bón phân cần dựa vào: đặc tính giống, tính chất đất đai, địa hình,
thời vụ, mật độ khoảng cách, chế độ canh tác áp dụng, kỹ thuật thâm canh, phương tiện
canh tác, tình trạng sinh trưởng cây trồng...
- Lượng phân bón cho 1 ha:
5 tấn phân chuồng hoặc phân hữu cơ khác.
30 - 50 kg N + 50 - 60 kg P2O5 + 50 - 60 kg K2O. Nếu đất chua thì bón thêm 300 - 500
kg vôi bột/ha.
- Cách bón
+ Bón lót: phân hữu cơ, phân lân, vôi, 1/2 lượng đạm,1/2 lượng kali. Phân hoá học được
trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn, sau đó bón phân hữu cơ. Sau khi bón lót, lấp một
lớp đất nhẹ phủ kín phân rồi mới gieo hạt.
+ Bón thúc khi cây có 5-6 lá thật: 1/2 lượng đạm,1/2 lượng kali. Bên cạnh đó, còn bón
thêm phân vi lượng: Bo, molipđen, mangan cho cây.

Liên hệ sản xuất ở Dak Lak: (Khái quát giống câu 2)


Liên hệ về việc bón phân: Đất đỏ bazan ở Dak Lak tốt cho phát triển cây trồng nhưng đất
có tính chua hoặc rất chua. Vì vậy người nông dân rất chú trọng đến việc bón vôi cho đất
để khử chua, hạn chế sử dụng các loại phân hóa học có tính sinh lý chua, mà sử dụng các
loại phân bón có tính kiềm phù hợp với đất chua (như lân văn điển). Ngoài ra chú ý bỏ
xung chất hữu cơ để cải tạo đất chua.
21. kỹ thuật xen canh của cây đậu xanh. Cho ví dụ minh họa.
Giống câu 17.

You might also like