You are on page 1of 5

Hướng dẫn trồng thảo quả dưới tán rừng

hiệu quả nhất


Những năm gần đây, người dân ở các xã vùng cao đã và đang tích cực trồng
cây thảo quả dưới tán rừng để tăng thu nhập, nâng cao đời sống đồng thời bảo
vệ, phát triển rừng bền vững. Để cây trồng đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả
kinh tế bà con cần tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thảo quả sau đây.

Thời vụ trồng

Nếu trồng thảo quả bằng hom thân ngầm thì tiến hành trồng vào tháng 4, lúc này cây
nhẹ chưa ra hoa, hàm lượng nước trong thân ít.

Nếu trồng bằng cây con rễ trần thì tiến hành trồng từ tháng 4-9, vào ngày mưa, râm mát,
lúc này độ ẩm đất và độ ẩm không khí cao.

Môi trường trồng thảo quả

Nên chọn vùng có độ cao từ 800- 900m trở lên, tốt nhất là từ 1000 - 1500m so với mực
nước biển.
Khí hậu ẩm mát quanh năm, nhiệt độ bình quân năm: 15 - 20 độ C. Lượng mưa: Trên
2000mm. Độ ẩm không khí trên 70- 80%.

Đất đai cần tơi xốp, giàu mùn, đạm, kali. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ.
Đất mát ẩm, thoát nước, độ pH 5- 6. Tầng đất sâu dày trên 50- 60cm.

Thực bì: dưới tán rừng thưa có độ tàn che từ 0,3 - 0,7, tốt nhất là từ 0,4 - 0,5.

Chọn giống

Cây con từ hạt: Là những cây được nuôi dưỡng trong vườn ươm từ 12 - 24 tháng, chiều
cao từ 30 -60 cm, đường kính cổ rễ 0,6 - 0,7cm có 5 - 7 lá, cây không bị sâu bệnh.

Cây từ hom gốc: Hom gốc có phần thân ngầm dài từ 7 - 10 cm, không bị khô, héo, dập
nát, sâu bệnh; Phần gốc có chiều cao từ 45 - 60cm, Bộ rễ không quá dài khoảng 3 -
5cm, không bị héo.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc thảo quả

Trước khi trồng cần lưu ý do đất dưới tán rừng thường kín thường ẩm, độ cao 1.500 –
2.200 m, bề mặt tương đối bằng phẳng, hoặc có độ dốc dưới 15 độC. Bà con cần chặt
phá bỏ tất cả các loại cây ở tầng dưới tán. Ở tầng tán chỉ để lại một số cây gỗ, đủ tạo
nên tàn che 0,4 – 0,6%.
Sau đó bổ hố trồng cự ly 3 x 4m/cây. Thảo quả không cần trồng sâu nhưng cần giẫm
chặt gốc. Đất rừng mới khai phá còn màu mỡ không cần bón phân.

Thảo quả là cây trồng bán tự nhiên thường được chăm sóc trong 3 - 5 năm.

Năm thứ nhất: Chăm sóc 1 - 2 lần

Lẩn 1: Sau trồng 1 - 2 tháng; Lần 2 vào cuối mùa khô (tháng 11 - 12). Cần phát dọn dây
leo, cỏ dại xâm lấn, xới đất và vun đất xung quanh bụi thảo quả với đường kính rộng từ
1,0 - 1,5m, vun gốc bằng lớp đất mặt, không được làm tổn thương đến mầm cây đang
sinh trưởng dưới mặt đất.

Năm thứ 2,3: Chăm sóc 3 lần

Lần 1: Chăm sóc vào tháng 2 - 3. Bà con nên phát dây leo, bụi rậm, cỏ dại xâm lấn, xới
đất, vun đất và làm vệ sinh quanh gốc cây thảo quả với đường kính rộng từ 1,0 - 1,5m.

Lần 2: Chăm sóc vào tháng 5 - 6. Cần phát dây leo, bụi rậm, cỏ dại xâm lấn, xới đất,
vun đất và làm vệ sinh quanh gốc cây thảo quả với đường kính rộng từ 1,0 - 1,5m kết
hợp với bón phân. Bón phân NPK 12.5.10, liều lượng 200g/cây hoặc phân chuồng hoai
2kg/cây bằng cách rải phân xung quanh gốc cách gốc cây khoảng 30 - 40 cm về phía
trên sườn dốc, cho phân vào rạch phía trên rồi lấp lại.
Lần 3: Chăm sóc vào tháng 10 - 11. Cần phát thực bì, dây leo cây bụi xâm lấn và làm
vệ sinh quanh gốc cây thảo quả.

Năm thứ 4,5: Chăm sóc 2 lần

Lần 1: Chăm sóc đầu mùa xuân: Tháng 3 -4. Phát dây leo, bụi rậm, cỏ dại xâm lấn, xới
đất, vun đất và làm vệ sinh quanh gốc cây thảo quả với đường kính rộng từ 1,0 - 1,5m.

Lần 2: Chăm sóc cuối mùa khô - Tháng 10 - 11. Phát dây leo, bụi rậm, cỏ dại xâm lấn,
xới đất, vun đất và làm vệ sinh quanh gốc cây thảo quả với đường kính rộng từ 1,0 -
1,5m kết hợp với bón phân. Bón phân NPK 12.5.10, liều lượng 200g/cây hoặc phân
chuồng hoai 2kg/cây bằng cách rải phân xung quanh gốc cách gốc cây khoảng 30 - 40
cm về phía trên sườn dốc, cho phân vào rạch phía trên rồi lấp lại.
Thu hoạch và chế biến

Vào khoảng tháng 10 đến hết tháng 11, khi thảo quả già thì tiến hành thu hoạch. Dùng
dao cắt cả chùm quả đem về phơi hoặc sấy.

Thu hái về đem phơi hoặc sấy ngay, trong thời gian sấy thường xuyên đảo, nhiệt độ sấy
phải phù hợp với từng giai đoạn sấy. Thời gian sấy tuỳ thuộc vào khối lượng thường
sấy từ 2 - 3 ngày liên tục được một mẻ, khi nào thấy vỏ quả có mầu xám đen, nhăn lại
thành các vết dọc và có một lớp phấn trắng phủ bên ngoài là quả đã khô.

Hoặc, khi thu hái quả về cho vào nước sôi 2 - 3 phút rồi vớt ra rải đều cho ráo vỏ sau
đó đem phơi hay sấy khô, phương pháp này tốn công nhưng giữ được màu vỏ quả tươi
đẹp hơn.

Quả khô để nguội cho vào túi ni lông buộc chặt để trên gác bếp hoặc sàn nhà nơi khô
ráo tránh ẩm mốc. Thảo quả có tinh dầu nóng cay nên ít khi bị mối mọt. Nếu cất trữ lâu
trong nhà thì thường xuyên kiểm tra khi phát hiện thấy Thảo quả ẩm phải mang ra phơi
nắng ngay.

You might also like