You are on page 1of 5

10.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA
ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
10.1. Nghiên Cứu Ngoài Nước
a) Cây Gáo:
Cây gỗ Gáo là cây rừng thường xanh có tốc độ sinh trưởng cực kỳ nhanh, do đó
không những có thể giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc mà còn làm nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp khác. Tuy vậy, các nghiên cứu về Gáo trắng và Gáo vàng trên thế giới
còn rất hạn chế, đặc biệt là về chọn tạo giống, các kỹ thuật gây trồng và chế biến. Hầu hết
các nghiên cứu chỉ tập trung vào phân loại, mô tả hình thái, đặc điểm phân bố và sinh
trưởng của chúng.
 Cây Gáo Trắng:
Đặc điểm hình thái:
Gáo trắng có tên khoa học là: Neolamarckia cadamba (Roxb.) Bosser, thuộc họ Cà
phê (Rubiaceae), là cây gỗ lớn cao đến 45 m, thân tròn thẳng có đường kính thân 100 -
160 cm. Lá đơn mọc đối hình trái xoan hoặc trứng ngược dài 15 - 50cm, rộng 8 – 25 cm,
lá kèm hình tam giác sớm rụng. Hoa tự hình cầu mọc lẻ ở đầu cành, hoa thường bắt đầu
khi cây được 4 - 5 năm tuổi. Quả phức hình cầu, khi chín màu vàng chứa khoảng 8.000
hạt. Cây Gáo trắng sinh tưởng nhanh trong 6 - 8 năm đầu, sau đó tốc độ sinh trưởng sẽ
chậm lại.
Phân bố:
Cây Gáo trắng phân bố tự nhiên ở Úc, Trung Quốc, Bangladesh, Nepal, Xri Lanka,
Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, Singapore và Việt Nam.
Chúng được giới thiệu và trồng thành công ở Costa Rica, Puerto Rico, Nam Phi,
Surinam, Đài Loan, Venezuela và các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Orwa et al.,
2009). Nghiên cứu của tác giả Slik (2006) cho thấy Gáo trắng đã được trồng trên một quy
mô lớn tại Indonesia kể từ năm 1930. Bởi vì cây tăng trưởng rất nhanh, khả năng phát
triển trên nhiều loại đất, ít bị côn trùng gây hại nên Gáo trắng đã được sử dụng cho tái
trồng rừng và trồng rừng cho các đồn điền công nghiệp và thường được trồng để thay thế
rừng Tếch trồng sau khi thu hoạch. Loài này cũng được dự kiến sẽ ngày càng trở nên
quan trọng đối với ngành công nghiệp gỗ, đặc biệt là khi nguồn cung cấp gỗ ván từ rừng
tự nhiên giảm (Nair và Sumardi, 2000).
Đặc điểm sinh thái:
Cây Gáo là cây rừng mưa, nửa rụng lá của vùng Nam Á nhiệt đới, tập trung phân bố
ở vùng có nhiệt độ không khí bình quân năm 20 – 24 oC, lượng mưa trung bình hàng năm
từ 1.500 - 5.000 mm. Độ cao phân bố của Gáo từ 300 m và 800 m trên mực nước biển.
Trong vùng xích đạo nó được tìm thấy đến một độ cao 1.000 m (Martawijaya et al.,
1989). Gáo trắng là một loài cây tiên phong điển hình phát triển tốt ở vùng đất có tầng
canh tác sâu, ẩm, các vùng đất phù sa, dọc theo bờ sông và vùng chuyển tiếp giữa đầm
lầy và vùng ngập định kỳ. Nó phát triển ưu thế trên đất đai màu mỡ và chậm hơn trên
vùng đất bị ngập úng và thiếu thoáng khí (Soerianegara và Lemmens, 1993).
Nhân giống:
Gáo trắng được nhân giống bằng nhiều hình thức khác nhau như: hạt, giâm hom,
cấy mô và chồi sau khi thu hoạch. Hạt giống phải được thu từ cây mẹ trên 5 tuổi, hạt
giống được lưu trữ đúng cách có thể nẩy mầm sau 2 năm, hạt giống lưu trữ ở điều kiện
nhiệt độ phòng có thể duy trì khả năng nầy mầm không quá 6 tháng (Joker, 2000). Hạt
nảy mầm 2 - 3 tuần sau khi gieo, hạt Gáo nảy mầm tốt nhất khi giá thể là đất 100%. Cây
Gáo con có sự tăng trưởng về chiều cao và đường kính tốt nhất đối với giá thể ruột bầu
gồm đất, phân ủ từ phân bò và than củi (tỷ lệ 3:1:1) (Irawan and Purwanto, 2014). Sau 6 -
7 tháng, cây con cao khoảng 30 – 40 cm, có thể sử dụng để trồng rừng. Nếu được chăm
sóc tốt cây con có thể trồng khi chiều cao 10 – 15 cm. Theo Soerianegara và Lemmens
(1993), cây giống có đường kính khoảng 1 cm trồng rừng cho kết quả cao.
Trồng và chăm sóc:
Cự ly trồng cây Gáo trắng thường được áp dụng là 3 x 3 m (1.100 cây/ha) và 4 x 4
m (625 cây/ha) (Soerianegara và Lemmens, 1993). Tuy nhiên, ở Nam Kalimantan người
dân có thể trồng khoảng cách 5 x 5m (400 cây/ha) xen với hoa quả, cây lương thực và
cao su (Martawijaya et al., 1989). Trồng kết hợp cây keo dậu giữa các hàng Gáo trắng đã
được báo cáo là có kết quả đầy hứa hẹn (Soerianegara và Lemmens, 1993).
Ở Indonesia, khoảng cách tối ưu để trồng cây là 4m x 4m, hố trồng có kích thước 40
x 40 x 40 cm, mỗi hố được bót lót 100 – 150 g phân NPK và 2 – 5 kg phân compốt. Gáo
trắng sau khi trồng 3 năm sẽ được tỉa thưa và sau đó trồng thêm Gáo đỏ dưới tán cây Gáo
trắng. Các cây giống dễ bị cỏ dại xâm hại, vì vậy sau khi trồng, xung quanh các cây con
phải được dọn sạch cỏ. Chế độ làm cỏ dại thường 3 tháng/1 lần trong năm đầu tiên và 6
tháng/ lần trong các năm sau cho đến khi rừng khép tán (Soerianegara và Lemmens,
1993). Để cây tăng trưởng nhanh, phân Ure và phân Super Phosphate được sử dụng rộng
rãi nhất. Theo Soerianegara và Lemmens (1993), bón phân urê với liều lượng 15 g cho
mỗi cây sẽ giúp cho cây có tốc độ tăng trưởng hiệu quả hơn.
Trồng dặm thường được thực hiện hai lần, lần đầu tiên sau khi trồng 1 tháng và lần
thứ 2 vào cuối năm thứ 2 (Krisnawati et al., 2011). Tỉa thưa nên được thực hiện sớm và
thường xuyên, tùy thuộc chất lượng và cự ly trồng rừng, tỉa thưa bắt đầu từ 2 - 4 năm sau
khi trồng, tỉa thưa được thực hiện 1 - 3 lần trong chu kỳ kinh doanh (Krisnawati et al.,
2011). Theo Krisnawati et al. (2010), khuyến cáo rằng trồng rừng với một luân kỳ 15
năm, với cự ly 3 x 2 m, sẽ thực hiện 3 lần tỉa thưa vào lúc 2, 4 và 8 tuổi; trồng rừng với
cự ly 3 × 3 m, tỉa thưa nên được thực hiện tại 2, 4 và 7 năm với chu kỳ 13 năm. Trồng
rừng với cự ly 4 × 4 m, tỉa thưa được thực hiện 1 lần trong khoảng thời gian 3 - 4 năm
tuổi với chu kỳ kinh doanh 10 - 15 năm.
Tăng trưởng và năng suất:
Gáo trắng trồng ở Indonesia với đường kính trung bình dao động từ 6,0 đến 16,4
cm, đường kính tối đa 25,3 cm cho cây nhỏ hơn 5 năm tuổi. Chiều cao trung bình từ 4,1
đến 14,6 m, tối đa 17,1 m. Cây trồng 10,5 tuổi chiều cao trung bình là 22 m và đường
kính trung bình là 40,5 cm (Soerianegara và Lemmens, 1993). Cây trồng 16 tuổi với cự ly
2 × 2 m có đường kính trung bình 49 cm (với đường kính tối đa là 70 cm) và chiều cao 21
m. Đường kính ngang ngực của Gáo trắng tăng khá nhanh ở cây rừng dưới 5 tuổi. Tuy
nhiên, tỷ lệ tăng trưởng chậm đáng kể sau 10 năm và đường kính bắt đầu chững lại sau
15 năm. Ở Thái lan rừng gáo trắng trồng tăng trưởng chiều cao bình quân 3 - 7 m/năm;
tăng trưởng đường kính trung bình 4cm/năm. Ở Quảng Tây, Trung Quốc, trong 1 - 5 năm
đầu, cây vươn cao nhanh, lượng tăng trưởng chiều cao bình quân năm tới 3 – 3,5 m, giai
đoạn 3 - 10 năm là thời kỳ lớn về thân, lượng tăng trưởng bình quân năm của đường kính
3 – 4 cm.
Kết quả nghiên cứu năng suất gỗ cho thấy cây Gáo trắng một chu kỳ 30 năm có
chiều cao trung bình 38 m và có đường kính trung bình 65 cm, sản xuất 350 m 3/ha
(Soerianegara và Lemmens, 1993). Báo cáo của Sudarmo (1957) cho thấy, rừng trồng
trong một số vùng ở Java tăng trưởng hàng năm là 20 m 3/ha/năm ở các vùng có chất
lượng tốt, rừng 9 tuổi trữ lượng lên tới 183 m3/ha. Trong các khu vực chất lượng trung
bình, lượng tăng trưởng hàng năm là 16 m 3/ha/năm, rừng 9 tuổi năng suất lên đến 145
m3/ha. Trong các khu vực kém chất lượng, lượng tăng trưởng hàng năm 15 m 3/ha/năm,
rừng 9 tuổi năng suất lên đến 105 m3/ha.
Sử dụng:
Ở Indonesia, khi cây Gáo trồng được 6 – 8 năm với đường kính trên 20 cm sẽ được
thu hoạch. Sau khi khai thác chồi cây sẽ mọc lên, do đó cây trồng 01 lần và được thu
hoạch 3 lần. Gỗ Gáo thích hợp cho nhiều mục đích sử dụng như: bột giấy, ván ép, ván
sàn, ván khuôn, ván trần nhà, vật liệu xây dựng nhẹ, làm đồ mộc, đóng thùng đựng linh
kiện, những cành nhánh nhỏ được sử dụng để trồng nấm (Soerianegara và Lemmens,
1993). Chiết xuất từ lá có thể làm nguyên liệu kem đánh răng và lá tươi được sử dụng
làm thức ăn cho gia súc. Vỏ cây được sử dụng như tannin hoặc thuốc nhuộm, ngoài ra vỏ
cây cũng được sử dụng để làm thuốc giảm sốt (Soerianegara và Lemmens, 1993).
 Cây Gáo vàng:
Đặc điểm hình thái:
Gáo vàng có tên khoa học là: Nauclea orientalis (L.) L, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), là
cây gỗ lớn, cao 8 – 35 m, cành nhẵn, màu xám hoặc trắng. Lá dài 7 – 30 cm, rộng 4 – 18
cm, phía dưới 5 - 8 đôi gân màu vàng nổi bật, cuống lá dài 4 – 9 cm. Hoa nhỏ, thơm, dài
8 – 10 mm đường kính 3 – 5 mm hình ống, bề mặt bên trong có màu vàng cam với nhị
hoa màu trắng, hoa lưỡng tính với 5 nhị hoa ngắn và riêng biệt (Hyland, et al., 2010). Ở
Úc hoa nở từ tháng 9 đến tháng 1 (Douglas et al., 2006), ở Philippines từ tháng 8 đến
tháng 10 (Dayan et al., 2007).
Phân bố:
Cây Gáo vàng phân bố tự nhiên từ vùng nhiệt đới miền Bắc Australia và New Guinea tới
khu vực Đông Nam Á, từ Việt Nam, Malaysia đến Myanmar và Thái Lan (khu vực địa
sinh học Malesia) (Orwa et al., 2009).
Đặc điểm sinh thái:
Cây Gáo vàng thường phát triển ở độ cao từ 0 đến 500 m so với mực nước biển, thường ở
ven suối và các đầm lầy (Orwa et al., 2009). Tại Philippines chúng thường được tìm thấy
trong rừng thứ sinh (Dayan et al., 2007)
Nhân giống:
Tương tự Gáo trắng, Gáo vàng cũng được nhân giống bằng nhiều hình thức khác nhau
như: hạt, giâm hom, cấy mô và chồi tái sinh. Hạt Gáo vàng rất nhiều nhưng thời gian lữu
trữ càng lâu khả năng nẩy mầm càng thấp. Do đó không thể sấy khô hoặc bảo quản lạnh
hạt giống trong thời gian dài. Hạt giống nảy mầm trên mặt đất khoảng 15 ngày sau khi
gieo hạt (Dayan et al., 2007). Khả năng tồn tại của hạt Gáo vàng là khá ngắn nên không
thể lưu trữ.
Sử dụng:
Cây gáo vàng được trồng làm cảnh, trái là thức ăn của các loài chim (Hyland, et al.,
2010). Ở Malaysia, trái là một trong những nguồn thức ăn của Khỉ vòi (Matsuda, 2008).
Gỗ có màu vàng nhạt đến màu cam được sử dụng để làm khung xây dựng, đồ mộc nội
thất, ván sàn, giấy.... Vỏ cây được sử dụng để làm chất độc diệt cá. Trong y học dân gian,
người bản địa Úc sử dụng để điều trị đau bụng, bị thú vật cắn và điều trị vết thương
(Hyland, et al., 2010). Ngoài ra vỏ cây Gáo vàng còn là nguyên liệu của một loại thuốc
nhuộm màu vàng. Các nghiên cứu về indole alkaloid chiết xuất từ cây Gáo vàng cũng đã
chỉ ra tác dụng chống ung thư và có thể chống sốt rét (Sichaem et al., 2010).
 Sâu, bệnh hại trên cây Gáo:

Các nghiên cứu cho thấy rễ cây Gáo giai đoạn 1 – 2 năm tuổi dễ bị tấn công bởi ấu trùng
của một số loài bọ cánh cứng (Intari và Natawiria, 1973). Lá bị các loài nấm và một số
loài sâu gây hại, phổ biến là sâu cuốn lá (Chung et al., 2009). Sâu cuốn lá thường gây
hại cây trồng với đặc điểm tập tính đặc trưng là ăn lớp biểu bì, cuốn lá làm tổ sau đó làm
lá cây bị héo, khô và rụng (Baksha, 2000). Sâu cuốn lá đã được ghi nhận có phân bố
nhiều tại các nước Đông Nam Á và Úc (Walker, 1859; Chung và Mustapha, 2013), Nam
Á (Baksha, 2007; Suresh và Bulganin, 2015) và trải rộng tới tận Thụy Điển (Svensson,
2010). Bên cạnh đó, một số loài Sâu ăn lá cũng gây hại đối với cây Gáo. Tuy vậy cho
đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào công bố về các loại bệnh hại nghiêm trọng đối với
rừng trồng Gáo vàng và Gáo trắng ở trên thế giới

You might also like