You are on page 1of 123

CHƯƠNG I: NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT LÂM SINH

Hệ sinh thái rừng có quy luật phát sinh, sinh trưởng, phát triển và diệt vong.
Các quy luật này được hình thành trong mối quan hệ tương tác giữa thành phần
sinh vật với các nhân tố môi trường. Từ đó, nhà lâm học hệ thống hóa những hiểu
biết về các quy luật này, xây dựng những tri thức đó thành các biện pháp kỹ thuật
cụ thể phù hợp với điều kiện tự nhiên để tác động vào rừng và hình thành nên một
lĩnh vực nghiên cứu đó là Kỹ thuật lâm sinh. Nói cách khác, ứng dụng nguyên lâm
học trong thực tiễn dựa trên các yếu tố kinh tế xã hội được gọi là kỹ thuật lâm sinh
1.1. Khái niệm kỹ thuật lâm sinh: là những kỹ thuật tạo rừng, chăm sóc, nuôi
dưỡng và khai thác rừng. Là việc ứng dụng sinh thái rừng trong tái tạo phục hồi
rừng, đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng nhằm duy trì và phát triển
một cách bền vững những lợi ích của rừng, đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội và
môi trường. (Phùng Ngọc Lan, 1992). Kỹ thuật lâm sinh có liên quan tới quá trình
hình thành rừng và chất lượng của thảm thực vật.
1.2. Phương thức lâm sinh: Một hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động
vào rừng trong cả một luân kỳ kinh doanh để đạt tới mục đích quản lý và kinh
doanh rừng
Theo G.Baur (1964), “Một phương pháp tác động về mặt lâm học được xây
dựng phù hợp với các nguyên lý đã được chấp nhận, nhờ đó các lớp cây cấu
thành rừng được nuôi dưỡng, thu hoạch và thay thế bằng những lớp mới với
những hình thái phân biệt rõ” được định nghĩa là một phương thức lâm sinh. Hiểu
một cách đơn giản hơn phương thức lâm sinh bao gồm phương thức tái sinh và
phương thức khai thác.
1.2.1.Phương thức tái sinh: Tái sinh rừng được hiểu là quá trình phục hồi thành
phần cơ bản của rừng: cây gỗ và các thành phần khác của lâm phần. Sự xuất hiện
của lâm phần mới góp phần hình thành môi trường rừng và các thành phần khác như
thực vật tầng thấp, động vật, vi sinh vật đặc trưng cho mỗi loại rừng. Trong kinh
doanh rừng, tái sinh rừng chỉ xem xét đối với thành phần cây gỗ. Có 3 phương thức

1
tái sinh rừng cơ bản: Tái sinh tự nhiên, tái sinh nhân tạo và xúc tiến tái sinh tự nhiên
và có 3 hình thức tái sinh là: Tái sinh hạt, tái sinh chồi, tái sinh thân ngầm.
1.2.1.1.Tái sinh tự nhiên: Là quá trình hình thành thế hệ rừng mới bằng con đường
tự nhiên nhưng ta phải hiểu nó theo 2 khía cạnh: Thứ nhất: Quá trình tái sinh của
rừng diễn ra ở rừng tự nhiên mà không có sự can thiệt của con người. Tính chất tự
nhiên này tuân theo những quy luật xác định như quy luật giảm mật độ theo tuổi.
Thứ hai: Tái sinh tự nhiên là một quá trình được nhà lâm học điều khiển, định
hướng hay tái sinh tự nhiên xảy ra dưới ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh như nhà lâm học có thể lựa chọn phương thức khai thác, xử lý đất, xử lý thảm
thực bì…tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát tán, tiếp đất, này mầm, sinh trưởng và
phát triển của cây tái sinh. Như vậy, phương thức tái sinh tự nhiên là một trong
những phương thức tạo rừng.
1.2.1.2. Tái sinh nhân tạo: Là quá trình hình thành rừng mới bằng con đường nhân
tạo, bằng sự can thiệt của con người trong quá trình tạo rừng. Chẳng hạn, trồng rừng
mới bằng cây con nuôi dưỡng trong vườn ươm hoặc trồng rừng mới bằng cách gieo
hạt trực tiếp.
1.2.1.3. Tái sinh phối hợp hay xúc tiến tái sinh tự nhiên: là quá trình hình thành rừng
mới bằng cách phối hợp giữa tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo trên cùng một
khoảnh rừng. Ví dụ: Trên một khoảnh khai thác trắng người ta vừa giữ lại cây non
chưa đến tuổi khai thác vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sự gieo giống tự nhiên của
nguồn cây mẹ để lại đồng thời trồng thêm những cây non vào những nơi thiếu tái
sinh tự nhiên hoặc nơi nguồn giống không thể phát tán đến.
Tóm lại, để lựa chọn một phương thức tái sinh phù hợp ta phải căn cứ vào mục tiêu
kinh doanh, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- kỹ thuật để có thể tạo rừng mới
với chất lượng tốt.
1.2.2. Các hình thức tái sinh rừng
1.2.2.1. Tái sinh hạt: là quá trình tái sinh mà thế hệ rừng mới hình thành từ hạt
giống và quá trình tái sinh hạt về cơ bản phải trải qua 3 giai đoạn: Ra hoa, kết quả
và phát tán hạt giống, Hạt giống nảy mầm, Sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh

2
 Ra hoa, kết quả và phát tán hạt giống: Cây rừng phải đạt tới một độ tuổi nhất
định mới có khả năng ra hoa kết quả và các loài cây khác nhau thì tuổi ra hoa kết
quả cũng khác nhau. Ví dụ, tuổi ra hoa kết quả của cây Phi lao là 2-3 tuổi, Bồ đề,
Bạch đàn là 5 -6 tuổi. Cùng một loài cây nhưng cây chồi ra hoa kết quả sớm hơn cây
hạt chẳng hạn cây Tếch mọc từ chồi ra hoa sớm hơn cây Tếch mọc từ hạt từ 7 -8
tuổi (Mohanty,1956)
Đặc tính di truyền quyết định đến khả năng ra hoa kết quả của cây rừng tuy
nhiên điều kiện hoàn cảnh lại ảnh hưởng đến tuổi ra hoa kết quả. Chẳng hạn, cùng
một loài cây ở cùng một điều kiện lập địa nhưng cây mọc lẻ ra hoa sớm và nhiều
hơn ở trong rừng do cây mọc lẻ có điều kiện dinh dưỡng tốt, ánh sáng nhiều, nhiệt
lượng đầy đủ và hệ rễ phát triển mạnh nên thành thục tái sinh đến sớm hoặc cây
rừng trồng được chăm sóc nên ra hoa kết quả sớm hơn rừng tự nhiên.
Mùa ra hoa kết quả của các loài cây diễn ra hầu như quanh năm nhưng phần
lớn tập trung cuối mùa mưa và kéo dài trong mùa khô
Thời kỳ chín, thời kỳ rơi rụng của quả và hạt, phát tán hạt do đặc điểm sinh
vật học của loài cây quyết định. Chẳng hạn, Bạch đàn, Phi lao sau khi chín và rụng
hàng loạt. Quả Lim xanh sau khi chín thì hạt rụng dần. Loài Đước, hạt nảy mầm
ngay trên cây rồi mới rụng xuống đất mới bồi ven biển để không bị thủy triều lôi
cuốn hạt ra biển.
Phương thức phát tán hạt giống thường nhờ gió, nhờ động vật, chẳng hạn hạt
của cây họ Dầu quả có cánh để phát tán hạt đi xa.
Đây là giai đoạn góp phần thành công của các phương thức tái sinh, chúng ta cần
phải nắm rõ từng giai đoạn phát triển để xác định được tuổi thành thục tái sinh đó là
thời điểm đến ngay sau khi cây rừng đạt đến giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất. Dựa
vào đặc tính di truyền của loài xác định được năm sai quả và bằng các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh như tỉa thưa, bón phân trong kinh doanh rừng giống để có thể thúc
đẩy cây sinh trưởng, nhanh đạt thành thục tái sinh và rút ngắn chu kỳ năm sai quả
đồng thời xử lý môi trường thúc đẩy tái sinh tự nhiên bằng hạt diễn ra thuận lợi.

3
 Nảy mầm hạt giống
Sức sống, điều kiện nảy mầm và quá trình hình thành cây mầm ở rừng có biến
đổi rất nhiều: Sau khi phát tán tuổi thọ của hạt giống bị biến đổi nhanh chẳng hạn
hạt giống của cây học Dầu thường mất sức sống , sức nảy mầm rất nhanh chỉ 1 -2
tuần sau khi hạt giống rụng. Hạt Thông, hạt Hồi dễ mất sức nảy mầm hơn hạt Lim
Xanh, hạt các loại cây họ Đậu.
Phần lớn hạt giống của cây rừng nảy mầm ngay sau khi rụng xuống đất ít ngày
thậm chí có những loài hạt giống nảy mầm ngay từ trên cây và cũng có loài chỉ nảy
mầm khi qua xử lý bằng hóa học, nhiệt hay cơ học như quả Trám..
Một số cây gỗ rừng thứ sinh chỉ tái sinh nhờ vào nguồn hạt lưu trữ trong đất qua
một thời gian dài, sự nảy mầm của hạt giống bị trì hoãn, nhiều hạt giống rơi xuống
đất không nảy mầm ngay mà sống tiềm ẩn qua nhiều tháng hoặc lâu hơn: Keo lá
tràm , 1 số loài Bạch đàn.
 Sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh
Cây tái sinh phát triển từ cây mầm đây là giai đoạn chuyển hóa chất dự trữ trong hạt
để nuôi cây sang giai đoạn từ đồng hóa chất vô cơ, hữu cơ, sự sinh trưởng của cây
mầm phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện môi trường nhất là tiểu hoàn cảnh rừng
Giai đoạn cây mạ: tán và hệ rễ mới hình thành nên khả năng đồng hóa còn yếu,
cây có khả năng chịu bóng, sức đề kháng yếu
Giai đoạn cây non: tán cây và hệ rễ đã phát triển, khả năng chống đỡ với môi
trường cao hơn
Trường hợp tái sinh dưới tán rừng quá trình tái sinh hạt sẽ kết thúc khi cây con tham
gia vào tán rừng
Trường hợp tái sinh ở lỗ trống quá trình tái sinh sẽ kết thúc khi rừng non phục hồi
bắt đầu khép tán.
1.2.2.2.Tái sinh chồi
Tái sinh chồi diễn ra bằng con đường sinh sản vô tính – một cây mới là một bộ
phận của cây mẹ được tách ra.

4
Trong tự nhiên tái sinh chồi của các loài cây gỗ diễn ra qua các con đường chồi
gốc, chồi thân, chồi rễ và chồi cành.
 Chồi gốc hình thành hoặc từ các chồi ngủ (chồi dự phòng) phân bố trên thân
cây hoặc từ các chồi phụ xuất hiện ở lớp tượng tầng tiếp giáp giữa gỗ và vỏ. Đa số
các loài cây gỗ đều có khả năng tái sinh chồi gốc từ các chồi ngủ như Bạch đàn,
Dầu song nàng, Dầu cát, Dầu trà beng và từ chồi phụ như Bằng lăng, Phượng vỹ.
Chồi gốc phát sinh trên các gốc cây mẹ bị đổ gãy do gió bão, khai thác hoặc cháy
rừng. Sự phát sinh các chồi gốc này phụ thuộc vào kích thước và tuổi của gốc chặt
 Chồi thân là các chồi phát sinh trên thân cây chưa bị đổ gãy, các chồi thân
thường phát triển kém, chất lượng gỗ xấu.
 Trong tự nhiên còn gặp tái sinh chồi rễ và chồi cành nhưng các chồi này ít có
ý nghĩa trong lâm học và trong kinh doanh rừng
Khi tiến hành nghiên cứu tái sinh chồi cần làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến tái
sinh chồi như vai trò của loài cây, tuổi cây mẹ và mùa trong năm, chẳng hạn, loài
cây lá Kim không tái sinh bằng chồi, các loài cây lá rộng chỉ tái sinh chồi ở một tuổi
nhất định hoặc một giới hạn kích thước nhất định như đa số loài cây họ Dầu chỉ tái
sinh khi D từ 25 -39cm và loài cây ưa sáng tái sinh chồi mạnh hơn loài cây chịu
bóng và thời tiết đầu xuân (miền Bắc) và đầu hè (miền Nam) thích hợp cho tái sinh
chồi hơn các mùa khác trong năm. Chiều cao gốc chặt cũng ảnh hưởng đến chất
lượng cây tái sinh chồi như gốc chặt càng lớn thì số chồi càng nhiều và cây chồi
càng yếu nên gốc chặt từ 5-20 cm bảo đảm cho cây chồi sinh trưởng khỏe và nhanh.
Tùy theo mục tiêu kinh doanh của rừng chồi cần có các phương thức xử lý lâm sinh
thích hợp, chẳng hạn nếu rừng chồi với mục tiêu kinh doanh lấy gỗ nhỏ và trung
bình thì mỗi gốc chặt nên để từ 2-3 chồi, còn với mục tiêu kinh doanh gỗ lớn thì mỗi
gốc chỉ nên để một chồi to, khỏe .
1.3. Phương pháp nghiên cứu tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một hiện tượng sinh học quan trọng nhất trong đời sống của
rừng. Hiện tượng này không chỉ phụ thuộc vào đặc tính sinh học của loài cây mà
còn chịu sự chi phối của môi trường vốn phức tập và đa dạng

5
Trong nghiên cứu tái sinh rừng vấn đề quan trọng hàng đầu phải xác định chính xác
mục tiêu và đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn, nếu rừng là một đối tượng kinh
doanh thì các kết quả nghiên cứu phải hướng vào mục tiêu phục vụ kinh doanh rừng
còn nếu rừng là một đối tượng để bảo tồn thì các kết quả nghiên cứu phải hướng vào
mục tiêu bảo tồn là chính. Khi nghiên cứu tái sinh rừng có nhiều phương pháp tuy
nhiên hiện nay có các phương pháp cơ bản sau
1.3.1. Phương pháp so sánh: Trong nghiên cứu tái sinh rừng phương pháp so sánh
có ý nghĩa lớn vì tất cả các quan trắc, đo đạc cần phải đặt ở nhiều nơi và ít nhất là 2
nơi hoặc 2 kiểu hoàn cảnh khác nhau, 2 điều kiện lập địa. Cách bố trí thí nghiệm
như vậy cho phép ta có thể so sánh phát hiện những sai sót trong việc đánh giá riêng
rẽ từng hiện tượng đồng thời giúp ta phát hiện ra những tính chất chung sẽ làm rõ
hiện tượng hơn là gán cho nhân tố nào đó dẫn đến tạo ra sự sai lệch hoặc sai số khi
nghiên cứu.
1.3.2. Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp cần được xem là bắt buộc trong
nghiên cứu tái sinh rừng. Nhà lâm học cần tiến hành phân tích nhiều thành phần có
ý nghĩa ấn định tái sinh như đất, khí hậu, thủy văn…sau đó đi đến chọn lựa các mối
liên hệ tồn tại chặt chẽ.
1.3.3. Phương pháp thực nghiệm kết hợp với phương pháp quan trắc theo các điểm
định vị là hết sức quan trọng. Chẳng hạn, khi ta cần làm rõ ảnh hưởng của chế độ
ánh sáng, nhiệt độ hay thành phần dinh dưỡng khoáng của đất đến tái sinh ta cần bố
trí thí nghiệm trong phòng hoặc vườn ươm cây con theo chế độ thí nghiệm nghiêm
ngặt. Phương pháp này cho phép ta tránh phải chờ đợi sự xuất hiện của các yếu tố
nghiên cứu ở ngoài rừng vốn khó theo dõi và phân tích. Kết hợp với phương pháp
quan trắc theo các điểm định vị vì tái sinh rừng luôn gắn với các hiện tượng tự
nhiên việc quan trắc các hiện tượng này phải lặp lại nhiều lần ở nhiều điểm khác
nhau giúp ta phát hiện ra mối liên hệ giữa tái sinh rừng với biến động hoàn cảnh
sống của chúng

6
1.3.4. Các công cụ khi tiến hành nghiên cứu tái sinh
Rừng là một hệ thống sinh học tự nhiên rất phức tạp nhưng hoạt động của chúng
luôn tuân theo những quy luật xác định đồng thời các quy luật sống của rừng chịu
sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố vì thế chúng ta sử dụng công cụ lý thuyết
xác suất thống kê đặc biệt là phương pháp phân tích đa nhân tố để khám phá quy
luật sống của rừng. Tuy nhiên ở một mức độ nhất định ta có thể sử dụng các công cụ
đơn giản để tiến hành mục trắc, đo đạc.
1.4.Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tái sinh rừng
1.4.1. Mật độ cây tái sinh
Trong nghiên cứu tái sinh các loài cây gỗ chỉ tiêu mật độ bên cạnh nhiều chỉ tiêu
khác như sức sống có ý nghĩa thuyết minh yêu cầu sinh thái của chúng tức là ở
những nơi có điều kiện môi trường thuận lợi có mật độ loài cây có thể nhiều hơn nơi
có môi trường không thuận lợi ngược lại, nơi có mật độ loài thấp chứng tỏ nơi đó
không thuận lợi cho tái sinh của loài. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những kết luận ban
đầu mang tính khách quan vì khả năng tái sinh của loài còn phụ thuộc vào nguồn
giống có phong phú hay không. Trong đánh giá mật độ cây tái sinh chúng ta còn
dựa vào ý nghĩa kinh tế của loài. Về ý nghĩa kinh tế số lượng cây tái sinh được thừa
nhận là đủ khi mật độ cây tái sinh có chiều cao >1m nhiều hơn 1000 cây/ha và số
lượng cây tái sinh được thừa nhận là đủ khi mật độ cây tái sinh có chiều cao <1m
nhiều hơn 5000 cây/ha. Tuy nhiên, các quy định trên chỉ là gần đúng vì không phải
bất kỳ đâu cũng cho kết quả như vậy song quy định này là rất cần thiết vì cho phép
ta giảm thấp hoặc loại trừ các sai lầm khi quyết định lựa chọn các phương thức tái
sinh rừng
Để thống kê hay xác định mật độ cây tái sinh trước tiên ta lập các ô dạng bản:
Số lượng và kích thước ô dạng bản phụ thuộc vào tình hình tái sinh và yêu cầu độ
chính xác của kết quả nghiên cứu, Chẳng hạn ở những nơi có mật độ tái sinh từ
5000 -10000 cây/ha ta sử dụng các ô dạng bản có S = 2 -10m2 và số lượng tối thiểu
là 30 ô cho một lô rừng có S = 2 -5ha. Ở những nơi có mật độ cây tái sinh < 5000

7
cây/ha dùng các ô dạng bản có diện tích 10 -20 m2 với số lượng ô dạng bản được
tính theo phương pháp lấy mẫu trong thống kê toán học với công thức n = S/Sn.
1.4.2. Thành phần loài cây
Đây là chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu tái sinh rừng và quyết định phương thức
kinh doanh rừng. Theo thành phần loài cây phân biệt loài ưu thế, loài thứ yếu, loài
mục đích. Từ thành phần loài và phân bố tuổi của chúng ta có thể phán đoán khuynh
hướng phát triển rừng và đề ra biện pháp xử lý thích hợp
1.4.3. Sinh trưởng của cây tái sinh
Sinh trưởng của cây tái sinh trong quan hệ với môi trường nhất là quan hệ với độ tàn
che có ý nghĩa to lớn, chỉ tiêu này cho phép dự báo khuynh hướng vươn lên tán rừng
của các loài cây và đánh giá mức độ ức chế của môi trường với chúng. Tuy nhiên
đây là chỉ tiêu khó xác định chính xác bởi ta không biết chính xác tuổi thực của cây
con. Thay vì thế trong nghiên cứu tái sinh tự nhiên người ta đề nghị phân chia cây
tái sinh theo cấp chiều cao (H,cm)
1.4.4. Trạng thái sức sống và chất lượng cây tái sinh: Đây là chỉ tiêu phản ánh tác
động tổng hợp của các yếu tố môi trường đối với cây tái sinh đồng thời còn cho biết
khả năng thích ứng của chúng đối với sự thay đổi của môi trường. Ngoài ra phân
biệt chính xác chất lượng cây tái sinh còn là một yêu cầu về mặt kinh tế vì việc phân
loại cây tái sinh đúng đắn thì tránh được những thiệt hại về kinh tế trong khi quyết
định phương án xử lý tái sinh rừng.
Trạng thái sức sống của cây con còn được chia làm 3 mức độ: Khỏe, trung bình
(nghi ngờ) và yếu
 Cây khỏe là cây luôn luôn xanh tốt, sinh trưởng và phát triển tốt, không bị
Sâu bệnh, không có biểu hiện bị ức chế
 Cây yếu được phản ánh bằng sức sinh trưởng kém và không ổn định, cây con
đang chết dần từng phân
 Cây trung bình (nghi ngờ) cây sinh trưởng bình thường, có thể bị sâu bệnh

8
nhẹ, bị ức chế nhưng vẫn có khả năng vươn lên tầng trên. Trong lâm học những cây
có chất lượng trung bình còn được gọi là cây nghi ngờ - đó là những cây chưa thật
rõ là cây tốt hay xấu
Chất lượng cây tái sinh còn được phân biệt theo 2 ý nghĩa sinh học và kinh tế. Đối
với ý nghĩa sinh học chúng được phân biệt dựa vào các chỉ tiêu sinh lý – hóa sinh
nhưng thực tế có thể gặp những cá thể có chất lượng tốt về mặt sinh học nhưng lại
không thỏa mãn về mặt lâm học như cây con bị cụt ngọn, 2 thân có thể vẫn biểu
hiện sức sống bình thường nhưng chúng không thể coi là cây tốt về mặt kinh tế vì
chúng không có khả năng tạo ra gỗ lớn. Để phân biệt chính xác chất lượng cây tái
sinh phải dựa vào chỉ tiêu sinh lý – sinh hóa của nó nhưng khi xác định ngoài thực
địa rất khó xác định chính xác. Cần nhận thấy rằng sức sống và chất lượng cây tái
sinh có mối liên hệ chặt chẽ với hình thái thân cây và tán lá do đó dựa vào hình thái
thân cây và tán lá để phân loại chất lượng cây con. Mặt khác sử dụng chỉ tiêu hình
thái thân cây và tán lá của cây tái sinh có ưu điểm là đơn giản, dễ xác địn ngoài rừng
và áp dụng được mọi cấp chiều cao
 Hình dạng thân cây: Thân thẳng, tròn đều và không bị gãy ngọn đặc trưng
cho cây khỏe và đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, cây yếu là cây thân cong, 2 thân, cụt ngọn
 Hình dạng tán lá: Cây khỏe có tán lá phát triển tốt nên tán có dạng tháp hay
hình nón còn cây yếu có dạng tán là hình dù. Hình dạng tán lá do 2 chỉ tiêu sau đây
quy định:
 Chỉ số bề rộng tán là tỷ lệ % giữa đường kính tán lá ở vị trí rộng nhất và
chiều dài tán. Cây khỏe là cây có chỉ số bề rộng tán > 50% , cây yếu < 50%
 Chỉ số chiều dài tán là tỷ lệ % chiều dài tán và chiều cao thân cây, cây khỏe
có chỉ số chiều dài tán >50% và cây yếu <50%
Bất kỳ một chỉ tiêu riêng rẽ nào cũng không phản ánh chính xác chất lượng cây con
vì thế việc đánh giá chất lượng cây con phải được thực hiện dựa trên nhiều chỉ tiêu
khác nhau tuy nhiên về ý nghĩa kỹ thuật đôi khi một chỉ tiêu thân cây cũng đã biết
chất lượng cây như thế nào. Một cây cụt ngọn chưa hẳn là một cây yếu nhưng về
mặt kinh tế nó không có khả năng tạo gỗ lớn nên nó trở thành cây yếu

9
1.4.5. Phân bố cây tái sinh trong không gian
Để xác định phân bố cây trên mặt đất có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau:
lý thuyết xác suất thống kê, độ thường gặp hay mục trắc bằng mắt.
 Dùng lý thuyết xác suất thống kê có thể áp dụng công thức của Poisson (1992)
W = S2 / Xbq trong đó : S là phương sai, X là giá trị bình quân số cây /ô
W = 1: phân bố cây tái sinh trên mặt đất là phân bố ngẫn nhiên
W <1: phân bố cây tái sinh trên mặt đất là phân bố đều
W > 1: phân bố cây tái sinh trên mặt đất là phân bố cụm
1.1.3.6. Xác định nguồn gốc cây tái sinh: Hạt hay chồi
1.1.3.7. Dự báo triển vọng và xác lập các biện pháp tái sinh
1.5. Phương thức khai thác: Là toàn bộ trình tự những công việc chặt hạ ở những
lâm phần có những đặc trưng nhất định, theo một kỳ hạn nhất định và theo một
phương thức phối trí không gian nhất định. Đặc trưng cơ bản của rừng ở tuổi thành
thục (hỗn loài hay thuần loài, đều tuổi hay khác tuổi) thời gian hoàn thành việc chặt
hạ (một năm hay nhiều năm) và cách thức bố trí các khoảnh chặt hạ theo không gian
và thời gian khác nhau: thực tiễn khai thác rừng đã hình thành nên 3 phương thức
khai thác chính: khai thác chọn, khai thác dần và khai thác trắng. Mặc dù 3 phương
pháp khai thác này có đặc điểm tái sinh và nội dung kỹ thuật khác nhau nhưng đều
có chung một số yêu cầu sau:
Phải đảm bảo tái sinh rừng. Mỗi phương thức khai thác chính phải xác lập
được phương thức tái sinh phù hợp theo quan điểm “ Khai thác đồng nghĩa với tái
sinh rừng”
Hạn chế tới mức thấp nhất những xáo trộn về cấu trúc và tiểu hoàn cảnh rừng
Duy trì và nâng cao khả năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái của rừng
Tận dụng sản phẩ, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành khi khai thác
Chúng ta có thể thấy những yêu cầu trên là quá tham vọng và mâu thuẫn với
nhau. Trong thực tế để giải quyết hài hòa những mâu thuẫn này, điều kiện cần và đủ
cho một phương thức khai thác chính được thể chế hóa bằng quá trình xây dựng các

10
chỉ tiêu kỹ thuật trong từng phương thức khai thác và được giới thiệu chi tiết ở các
chương sau
1.6. Những đặc trưng cơ bản của HST rừng liên quan đến kỹ thuật lâm sinh
1.6.1. Tác dụng tổng hợp của HST rừng
Hệ sinh thái rừng chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên và có nhiều chức năng
như: chức năng phòng hộ ( bảo vệ nguồn nước, kiểm soát xói mòn đất, bảo vệ gắn
liền với bảo tồn các nguồn gen ) , chức năng sản xuất tạo ra năng suất cơ sở của hệ
sinh thái. Chức năng xã hội: cung cấp việc làm, vui chơi giải trí… Các phương thức
lâm sinh giúp quản lí kinh doanh rừng theo quan điểm kinh doanh toàn diện, lợi
dụng tổng hợp tài nguyên rừng. Một phương thức lâm sinh hợp lí có các xử lý lâm
sinh phù hợp với mối quan hệ tương tác giữa khí hậu thổ nhưỡng và các quần xã
thực vật sẽ thúc đẩy khả năng sản xuất của rừng với năng suất ổn định và cao nhất.
Mối quan hệ giữa các giá trị về mặt xã hội với các phương thức lâm sinh làm thỏa
mãn những yêu cầu về mặt quản lý theo mục tiêu mà nhu cầu xã hội đòi hỏi.
1.6.2. Tái sản xuất mở rộng tài nguyên của HST
Rừng là một hệ sinh thái trong đó thành phần thực vật là các thực thể sống bởi
vậy các nguyên lý sinh thái học là vấn đề chung cung cấp nền tảng cho các phương
thức lâm sinh mà các phương thức này phải mang tính khu vực (vùng sinh thái) và
thay đổi theo từng kiểu rừng. Những nguyên lý kỹ thuật lâm sinh xoay quanh sự
hiểu biết về toàn bộ mối quan hệ tương tác giữa thực vật với môi trường thể hiện ở
các quy luật tái sinh, sinh trưởng, phát triển của tài nguyên rừng. Tài nguyên rừng là
nguồn tài nguyên có thể tái tạo và tái sinh rừng là đặc thù cơ bản của đặc điểm này.
Chính điều này đảm bảo cho việc tái sản xuất mở rộng tài nguyên rừng và tiền để
quan trọng để tái sản xuất mở rộng kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp. Do vậy, phải
tạo ra vốn rừng để tái sản xuất và bảo vệ môi trường sống của dân tộc là nhiệm vụ
của kỹ thuật lâm sinh.
1.6.3. Chu kỳ sản xuất kinh doanh trong lâm nghiệp
Cây rừng có đời sồng dài vì vậy mọi biện pháp kỹ thuật lâm sinh phải gắn
được những lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài. Đầu tư cho kinh doanh lâm nghiệp

11
nhất là đầu tư cho trồng rừng thường có thời gian thu hồi vốn lâu, nhiều rủi ro do
đó xây dựng các phương thức lâm sinh phải quán triệt được quan điểm lấy ngắn
nuôi dài. Áp dụng công nghệ - kỹ thuật để tăng tốc độ sinh trưởng và chất lượng
rừng từ đó rút ngắn được tuổi thành thục của rừng và chu kỳ kinh doanh.
1.7.Những mục tiêu xác định phương thức lâm sinh
1.7.1. Mục tiêu kinh doanh: Khi xác định mục tiêu kinh doanh trước hết phải dựa
vào Chiến lược phát triển lâm nghiệp đã được xác lập ở mỗi vùng kinh tế sinh thái.
Ở Việt nam rừng được chia làm 3 loại chính: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng
đặc dụng. Sự phân chia này là cơ sở khoa học đầu tiên cho việc lựa chọn loài cây
trồng. Tiêu chuẩn chọn loài cây trồng và loài cây kinh doanh ở mỗi địa phương khác
nhau các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cũng khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là
mục tiêu tổng quát có tính định hướng, mỗi biện pháp kỹ thuật cụ thể sẽ có mục tiêu
riêng. VD: Rừng sản xuất phải phân biệt rõ được mục tiêu sản xuất gỗ lớn, gỗ giấy,
gỗ sợi hay gỗ trụ mỏ, đặc sản… theo đó các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phải dẫn
dắt rừng đạt mục tiêu sản xuất ở cuối luân kỳ kinh doanh.
1.7.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Hiện nay, các phương thức lâm sinh tác động vào rừng theo nguyên lý“ Tiếp
cận kỹ thuật gần với tự nhiên, phù hợp với các quy luật tự nhiên”. Cách tiếp cận này
chỉ có thể thành công khi được các yếu tố kinh tế - xã hội ủng hộ: đầu tư vốn, hiệu
quả kinh tế mang lại, điều kiện dân sinh, phong tục tập quán của mỗi dân tộc.
Nghề rừng mang tính xã hội sâu sắc. Nước ta khi chuyển từ lâm nghiệp quốc
doanh sang cơ chế quản lý lâm nghiệp xã hội đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn về
chính sách lâm nghiệp. Khi đó lâm nghiệp xã hội là 1 cách tiếp cận để phát triển
một nền lâm nghiệp do dân và vì dân và gắn liền với sự thành công của các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh phải bắt đầu từ các giải pháp phát triển kinh tế xã hội.
1.7.3. Thực trạng phát triển khoa học – công nghệ
Khi quyết định lựa chọn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần phải phân tích
thực trạng phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ ở từng địa phương. VD: Thâm
canh rừng phụ thuộc vào: Trình độ, khả năng cơ giới hóa ( làm đất, đào hố, khả

12
năng ứng dụng công nghệ sinh học trong tạo cây con, lai tạo giống mới, công nghệ
hom, nuôi cấy mô, công nghệ sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu)
Trong nhiều trường hợp sự thành bại của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nằm
ở chỗ những kỹ thuật mới có phù hợp với kinh nghiệm tại chỗ của người dân hay
không và không thể không xem xét đến hệ thống kiến thức bản địa.
1.7.4. Điều kiện tự nhiên – sinh vật học
Bản chất của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh là giải quyết mâu thuẫn giữa đặc
tính di truyền của cây trồng với môi trường sinh thái và mâu thuẫn sinh thái giữa các
sinh vật với nhau nhằm tạo ra một hệ sinh thái rừng ổn định, có năng suất kinh tế và
hiệu quả phòng hộ cao. Tiền đề sinh vật học ( điều kiện sinh cảnh. khí hậu, đất đia,
địa hình) đặc tính sinh thái loài, quy luật sinh trưởng – phát triển của cá thể, quần
thể, quần xã thực vật rừng. Cho nên, căn cứ vào mục tiêu kinh doanh, tiền đề sinh
vật học mới có cơ sở khoa học để xác định rõ đối tượng kinh doanh đến từng loài
cây và kiểu cấu trúc rừng . Không xác định được đối tượng kinh doanh thì không có
căn cứ để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
Quá trình hình thành quần xã thực vật rừng mang tính giai đoạn, những đặc
trưng về điều kiện tự nhiên sinh vật học đều thể hiện trong các giai đoạn đó.Vì vậy,
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đều có tính giai đoạn tương ứng và phải tác động
kịp thời. VD: Biện pháp kỹ thuật lâm sinh chăm sóc rừng chủ yếu tiến hành ở giai
đoạn rừng trước khi khép tán, sau khi khép tán là các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng
và cuối cùng khi rừng đã thành thục biện pháp kỹ thuật thích hợp là khai thác.
Bất kỳ một biện pháp kỹ thuật lâm sinh nào cũng có thể tiễn hành theo nhiều
phương pháp khác nhau: Khai thác rừng có thể áp dụng khai thác trắng, khai thác
dần và khai thác chọn. Tái sinh rừng có thể tái sinh tự nhiên, tái sinh nhân tạo và
xúc tiến tái sinh tự nhiên. Tuy nhiên, việc xác định cách thức tiến hành các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh đều phải xuất phát từ điều kiện tự nhiên (khi hậu, đất đai, địa
hình) đặc trưng của rừng ( thuần loài hay hỗn loài, đều tuổi hay khác tuổi, 1 tầng
hay nhiều tầng). Trong điều kiện rừng hỗn loài khác tuổi cùng với công nghệ chế
biến chưa phát triển khả năng tiêu thụ hàng hóa thấp, nếu tiến hành khai thác trắng

13
trên diện tích lớn sẽ dẫn tới lãng phí tài nguyên và phá vỡ môi trường sinh thái. Vì
vậy, lựa chọn phương thức lâm sinh không thể tách rời việc phân tích các tiền đề về
điều kiện tự nhiên, xã hội và sinh vật học.
Tóm lại: Để đánh giá 1 phương thức lâm sinh có thể áp dụng được hay không
phải thông qua 5 tiêu chuẩn như sau:
Đáp ứng được mục tiêu quản lý rừng bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường
Duy trì và nâng cao được các chức năng sản xuất, chức năng bảo vệ và chức
năng xã hội của hệ sinh thái rừng
Đảm bảo yêu cầu tái sinh rừng không khai thác lạm vào vốn rừng
Thúc đẩy tăng trưởng của cây rừng từ đó rút ngắn được luân kỳ kinh doanh rừng
Kết hợp hài hoà kiến thức bản địa và khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao
năng suất lao động, hạ giá thành trong xây dựng, nuôi dưỡng và khai thác rừng.
1.8. Lược sử của kỹ thuật lâm sinh
Sự phát triển của lâm sinh học gắn liền với lịch sử phát triển xã hội loài người
Ở mỗi một hình thái xã hội có những nhu cầu xã hội riêng, một nền văn minh
riêng nội dung của kỹ thuật lâm sinh được hình thành.
Trong buổi sơ khai của loài người- xã hội cộng sản nguyên thủy – con người
đã gắn bó với rừng, rừng là môi trường sống, là nhà, là nơi cung cấp thức ăn
những hiểu biết đầu tiên về rừng được hình thành và tích lũy thông qua các hoạt
động săn bắn, hái lươm ý thức tìm chọn manh nha hình thành.
Chuyển sang xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, rừng trở thành đối tượng
bị khai phá mở mang diện tích trồng trọt đã hình nên một nền văn minh rực rỡ, đa
dạng của loài người đó là văn minh nông nghiệp, với nhu cầu xã hội và phân hóa
giai cấp ngày càng cao rừng khi đó được coi là tài nguyên vô tận cung cấp nguyên
vật liệu xây dựng các lâu đài, cung điện, các công trình văn hóa tín ngưỡng  Giai
cấp thống trị đã biết hưởng thụ những sản phẩm quý từ rừng kiến thức của loài
người cũng vì thế ngày càng phong phú hơn Mầm móng của khai thác chọn
manh nha hình thành và phát triển trong giai đoạn lịch sử này

14
Bước sang giai đoạn CM công nghiệp của chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ 18 ở
Châu âu  tạo ra sự nhảy vọt về nhu cầu gỗ cho các nhà máy chế biến, gỗ tà vẹt, gỗ
cột điện, gỗ xây dựng, đóng tàu và chế biến giấy lúc đó khả năng cơ giới hóa
trong khai thác cao  kỹ thuật chặt trắng ra đời, cùng với nó là các kỹ thuật trồng
rừng mới, NDR được phát triển để đáp ừng nhu cầu ngày càng cao của công nghệ
chế biến. Như vậy, giai đoạn này, rừng trở thành đối tượng kinh doanh và hệ thống
kỹ thuật lâm sinh phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh đó được phát triển  hình
thành các lý thuyết về chọn cây trồng, gieo ươm, sinh trưởng và sản lượng rừng…
Cũng giai đoạn này người ta nhanh chóng nhận ra những nhược điểm của chặt trằng
đặc biệt là vấn đề sinh thái khai thác dần ra đời để đối phó và khắc phục những
nhược điểm của chặt trắng. Tiếp đó là chủ nghĩa xã hội  vai trò của rừng trong
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thức cao hơn rừng không còn
là nguồn tài nguyên vô tận nữa đặc biệt là rừng nhiệt đới Kỹ thuật lâm sinh sẽ
không chỉ nhằm thỏa mãn những nhu cầu phát triển hiện tại mà phải bảo đảm những
điều kiện phát triển của hệ sinh thái rừng nhằm đáp ứng nhu cầu của tương lai
Phát triển kỹ thuật lâm sinh trong tương lai phải là những kỹ thuật gần với tự
nhiên
1.9. Xu hướng phát triển kỹ thuật lâm sinh
Một cách tổng quát quan điểm phát triển của kỹ thuật lâm sinh trong tương lai
là những kỹ thuật Gắn với thiên nhiên. Vấn đề đặt ra là tại sao phải xây dựng một
nền lâm học gần với tự nhiên.
Nếu lâm sinh học được hiểu là một khoa học nghiên cứu vể quy luật sống của
rừng thì nhiệm vụ của nó là phải hệ thống hóa được những tri thức này, xây dựng
những hiểu biết đó thành những hệ thống kỹ thuật tác động vào rừng nhằm thỏa
mãn những mục tiêu của con người trên cở tôn trọng tự nhiên. Như vậy, gần với tự
nhiên là những tác động của con người vào rừng chỉ được phép nằm trong giới hạn
nhất định để sao cho cân bằng sinh thái sau khi bị phá vỡ có thể tự thiết lập lại.Ý
nghĩa thực tiễn lâm học gần với tự nhiên là lâm học không có chặt trắng, là việc

15
khai thác lợi dụng rừng để rừng có thể tái tạo lại những cái đã bị con người khai
thác lợi dụng.
Một nền lâm học gần với tự nhiên là cách tiếp cận có thể chấp nhận cho những mục
tiêu kinh doanh và phát triển rừng ở nhiệt đới một cách sáng tạo. Quản lý sử dụng
nguyên rừng nhiệt đới theo mục tiêu phát triển bền vững là cơ sở cho việc lựa chọn
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
1.10. Một số phương thức xử lý lâm sinh được coi gần với tự nhiên ở VN
1.10.1. Tu bổ rừng
Thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổng cục lâm nghiệp đã ban hành một quy trình kỹ
thuật rất nổi tiếng là tu bổ rừng
Khái niệm tu bổ rừng là một hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được
tác động tổng hợp, liên hoàn vào rừng thứ sinh nghèo để đảm bảo tái sinh phục hồi
rừng phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
Đối tượng tác động là rừng thứ sinh nghèo được hình thành do nhiều nguyên
nhân khác nhau và tu bổ rừng nhận mạnh vào đối tượng rừng tự nhiên sau khi khai
thác chọn thô
Tại sao tu bổ rừng phải là hệ thống các biện pháp kỹ thuật? Bởi vì thứ 1,
rừng sau khai thác chọn thô ở cường độ cao, cấu trúc rừng bị xáo trộn về cấu trúc tổ
thành, cấu trúc về mật độ… quá trình phục hồi lại phải trải qua những giai đoạn
với những biến đổi phức tạp về thành phần loài cây và hình thức tái sinh … cho nên
không có một biện pháp đơn lẻ nào đáp ứng được tính phức tạp của quá trình phục
hồi đó. Thứ hai, quá trình phục hồi rừng chịu sự chi phối tổng hợp của các nhân tố
ngoại cảnh nên các biện pháp kỹ thuật phải được tác động một cách tổng hợp mới
đáp ứng được nhu cầu của cây rừng trong quá trình phục hồi
Tại sao tu bổ rừng được coi là giải pháp kỹ thuật lâm sinh tiếp cận được với ý
tưởng gần với tự nhiên? Bởi vì, những tác động kỹ thuật của nó được dựa trên thực
tế là nếu biết tác động đúng quy luật thì rừng sẽ hoàn trả lại cái chúng đã bị mất.
1.10.2. Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi

16
Nghĩa là tận dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế rừng tự nhiên để tạo lại
rừng thông qua các biện pháp ngăn chặn có tính chất hành chính các tác động từ bên
ngoài như khai thác, chặt phá, chăn thả, lửa rừng.
1.10.3. Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung
Là giải pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh, diến thế tự nhiên để phục hồi
rừng thông qua các biện pháp bảo vệ, biện pháp kỹ thuật lâm sinh và trồng rừng bổ
sung cần thiết.
1.10.4 .Các ứng dụng thực tiễn nhằm tiếp cận với nền lâm học gần với tự nhiên
Việc thành lập các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh
quyển, rừng bảo vệ đầu nguồn và các loại rừng đặc dụng khác… được quy hoạch
nhằm bảo đảm cho tính đa dạng của các quần xã thực vật rừng và quá trình phục hồi
lại rừng theo đúng quy luật diễn thế rừng tự nhiên vốn có.
Một ứng dụng của lâm học gần với tự nhiên là việc lựa chọn những loài cây
bản địa trong kỹ thuật tái sinh, phục hồi rừng bởi vì những loài cây này có tính thích
ứng cao với điều kiện hoàn cảnh nơi mọc.
Lợi dụng môi trường có sẵn, trồng cây tạo môi trường mới  thúc đẩy hình
thành các tiểu hoàn cảnh rừng, khai thác chọn đảm bảo tái sinh hay nông lâm kết
hợp là những hoạt động được xây dựng dựa trên nguyên lý cơ bản là gần với tự
nhiên.

17
CHƯƠNG II: KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG RỪNG
2.1. Những khái niệm chung
Sản xuất lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài và thường chia làm 3 giai đoạn
Giai đoạn tạo rừng: Đây là giai đoạn tạo rừng thông qua các kỹ thuật tái sinh
rừng (tái sinh tự nhiên, tái sinh nhân tạo và xúc tiến tái sinh tự nhiên).
Giai đoạn nuôi dưỡng rừng: Đây là giai đoạn dài nhất trong cả chu kỳ với những
biến đổi sâu sắc về cấu trúc và hoàn cảnh rừng ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.
Giai đoạn khai thác lợi dụng: Là giai đoạn thu hoạch sản phẩm đồng thời cũng là
giai đoạn tạo ra tiền đề cần thiết để tạo rừng mới ở chu kỳ sau.
2.1.1. Khái niệm nuôi dưỡng rừng
Là tổng hợp các tác động xử lý lâm sinh được tiến hành ở giai đoạn nuôi dưỡng
rừng được tiến hành theo 2 hướng tiếp cận kỹ thuật
Hướng thứ nhất: Bao gồm các biện pháp tác động trực tiếp vào hoàn cảnh rừng
thúc đẩy sinh trưởng của cây rừng, cách tiếp cận này theo hướng thâm canh với các
kỹ thuật cụ thể như bón phân, tưới nước, xử lý đất. Ưu điểm của biện pháp này là
thúc đẩy sinh trưởng nhanh, cải thiện môi trường sống trực tiếp. Áp dụng cho rừng
có yêu cầu thâm canh cao như rừng giống, rừng đặc sản và rừng cây gỗ quý. Nhược
điểm: Đầu tư lớn, địa bàn sản xuất rộng, địa hình khó khăn nên khó triển khai trên
quy mô rộng.
Hướng thứ 2: Các biện pháp tác động trực tiếp vào cấu trúc lâm phần và các
thành phần thực vật khác của rừng chủ yếu tầng cây gỗ nhằm thay đổi hoàn cảnh
rừng.VD: Phát luống cây bụi, dây leo, tỉa thưa nhằm tăng cường độ chiếu sáng và
thời gian chiếu sáng, thay đổi chế độ tiểu khí hậu rừng, giảm bớt cạnh tranh của hệ
rễ nhằm thúc đẩy sinh trưởng của cây rừng mong muốn.
Chặt nuôi dưỡng là biện pháp chính để nuôi dưỡng rừng bằng cách chặt bớt đi
một số cây rừng nhằm tạo điều kiện cho những cây có phẩm chất tốt được giữ lại
sinh trưởng, nuôi dưỡng tạo tán, tăng lượng sinh trưởng, cải thiện chất lượng gỗ và
nâng cao các chức năng có lợi khác của rừng. Chặt nuôi dưỡng là một khâu quan
trọng trong việc điều khiển quá trình hình thành rừng, là biện pháp thay đổi định

18
hướng phát triển của cây rừng và lâm phần trước thu hoạch nhưng không thay thế
nó bằng một lâm phần mới.
2.1.2. Cơ sở lí luận của chặt nuôi dưỡng
Ỏ giai đoạn còn nhỏ, mối quan hệ giữa cây rừng với nhau thường là mối quan
hệ hỗ trợ, khi cây rừng khép tán mối quan hệ đó chuyển dần thành mối quan hệ cạnh
tranh bởi sự thiếu hụt không gian sống như ánh sáng, dinh dưỡng, các chất khoáng
do kích thước về đường kính, chiều cao, đường kính tán… của các cá thể cây rừng
tăng lên theo thời gian. Tại thời điểm khép tán, hiện tượng tỉa cành tự nhiên bắt đầu
xảy ra, đây cũng là thời điểm tiểu hoàn cảnh rừng có những thay đổi sâu sắc cho nên
hiện tượng phân hóa cây rừng diễn ra và kết quả cuối cùng là sự đào thải tự nhiên
theo quy luật “ Giảm mật độ theo tuổi”. Cơ sở khoa học của chặt nuôi dưỡng trên
thực tế được thông qua việc xác định mật độ tối ưu.
2.1.3. Những vấn đề cơ bản trong chặt nuôi dưỡng
Điều chỉnh tổ thành rừng theo thời gian phù hợp với mục tiêu kinh doanh
Xác lập mật độ thích hợp của quần thể và quần xã thực vật rừng theo thời gian
Xây dựng phương pháp xác định cường độ chặt nuôi dưỡng cho từng đối
tượng rừng
Xác định các nguyên tắc và tiêu chuẩn bài cây
Xác định chu kỳ chặt nuôi dưỡng
Đánh giá hiệu quả của chặt nuôi dưỡng về mặt tăng trưởng, sản lượng..
Xây dựng các quy phạm quy trình kỹ thuật trong chặt nuôi dưỡng
2.1.4. Tính tất yếu của chặt nuôi dưỡng
Quá trình sinh trưởng – phát triển của cây rừng và lâm phần bị chi phối bởi
quy luật phân hóa – tỉa thưa tự nhiên. Chặt nuôi dưỡng sẽ thay thế quá trình chọn
lọc tỉa thưa tự nhiên vô thức nhiều khi đi ngược lại với mong muốn của con người
bằng tỉa thưa chọn lọc nhân tạo. Trong môi trường tự nhiên, phân bố cây rừng
không đồng đều hoặc phân hóa cây rừng mạnh mẽ, không gian sống bị thay đổi nên
cây rừng không tận dụng triệt để điều kiện lập địa cho nên chặt nuôi dưỡng sẽ điều
tiết mạng hình phân bố để cây rừng có điều kiện sống thích hợp. Dựa vào nguyên lý

19
“ rừng và hoàn cảnh là một khối thống nhất” Chặt nuôi dưỡng làm thay đổi chế độ
ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, cải thiện các đặc tính lý hóa và tăng cường hoạt động vi
sinh vật. Chặt nuôi dưỡng sẽ điều chỉnh kết cấu rừng phù hợp với chức năng của
mỗi loại rừng như rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng di tích, danh lam thắng cảnh.
Do chu kỳ sản xuất lâm nghiệp dài nên chặt nuôi dưỡng có thể tận thu sản phẩm
trung gian để giải quyết lợi ích ngắn hạn.
2.1.5. Nhiệm vụ của chặt nuôi dưỡng
2.1.5.1. Điều chỉnh tổ thành
Khái niệm :Tổ thành là nhân tố biểu thị tỷ trọng của mỗi loài cây hay nhóm
loài cây nào đó chiếm trong lâm phần.
Hệ số tổ thành :Tỷ trọng của mỗi loài cây hay nhóm loài cây tham gia trong
lâm phần được gọi là hệ số tổ thành. VD: Hệ số tổ thành của Sao đen là 0,5 ( tính
theo hệ 10) hoặc 50% tính theo %
Công thức biểu thị hệ số tổ thành của các loài cây trong lâm phần được gọi là
công thức tổ thành. Nó bao gồm chữ cái viết tắt của tên loài và hệ số phần mười
hoặc phần trăm của chúng
Phương pháp tính hệ số tổ thành (IV) theo phương pháp tính của Danie
IVi% = Ni% +Gi%
2
Trong đó: IVi: Hệ số tổ thành của loài i
Ni: Số cây của loài i trong quần xã
Gi: Tiết diện ngang của loài i trong quần xã
IV > 5% có nghĩa về sinh thái
Ni % = Ni * 100 /N
Gi% = Gi*100/G
N : Tổng số cây điều tra
G : Tổng tiết diện ngang của N cây điều tra

20
Phương pháp tính hệ số tổ thành theo công thức của Curtis Mc Intosh:
Fi% + Di% + Doi%
IVi% = ------------------
3
Trong đó : IVi : Hệ số tổ thành của loài i
Fi : Độ thường gặp loài i
Di : Độ ưu thế tính bằng mật độ cây của loài i
Doi : Độ ưu thế tính bằng tiết diện ngang của loài i
Phương pháp tính hệ số tổ thành theo công thức của Thái Văn Trừng (1998)
Ni% + Gi% + Vi%
IVi% = ------------------
3
Trong đó: Ni: Mật độ của loài i
Gi: Tiết diện ngang của loài i
Vi: Thể tích của loài i
Cách biểu thị tổ thành rừng được ghi như sau:
Loài cây nào có IV hoặc có số lượng nhiều thì được ghi đầu tiên, sau đó đến các loài
cây khác đồng thời ghi kèm theo tỷ lệ tham gia của mỗi loài.
Điều chỉnh tổ thành loài: Căn cứ trên cơ sở tổ thành mục đích tức là mục tiêu
cần đạt tới về thành phần loài cây khi rừng thành thục. Nhiệm vụ này không thể giải
quyết trong 1 lần nuôi dưỡng với cường độ mạnh .
Điều chỉnh tỷ lệ loài: Khi điều chỉnh thành phần loài cần chú đến tỷ lệ loài.
Điều chỉnh kiểu hỗn loài: Cần điều chỉnh theo 2 chiều: Chiều ngang là sự phân
bố các loài cây theo nhóm, theo băng thậm chí theo cây. Chiều thẳng đứng là nhằm
tạo ra cấu trúc khép tán dọc để hình thành nên các tầng tán khác nhau.
Tính toán độ hỗn giao (loài)
K= X/N
Trong đó: K: Độ hỗn giao
X: tổng số loài

21
N: Tổng số cây
0< K<0,5 rừng có tỷ lệ hỗn giao thấp
0,5<K <1 rừng có tỷ lệ hỗn giao cao
Xác định đa dạng loài cây gỗ: Đa dạng loài cây gỗ (D>=8cm) bao gồm 3 thành
phần: Chỉ số giàu có về loài được xác định theo chỉ số Margalef ký hiệu dMargalef, chỉ
số đồng đều được xác định theo chỉ số Pieluo ký hiệu J’; chỉ số đa dạng loài được
xác định theo chỉ số đa dạng Shannon – Weiner ký hiệu H’
2.1.5.2. Điều chỉnh mật độ
Bản chất của điều chỉnh mật độ trong chặt nuôi dưỡng là thay thế tỉa thưa tự
nhiên bằng tỉa thưa nhân tạo. Điều chỉnh mật độ trong chặt nuôi dưỡng dựa trên:
Xác định mật độ tối ưu. Điều chỉnh mật độ sao cho duy trì được lâm phần có mật độ
tiệm cận với mật độ tối ưu để tạo điều kiện cho cây rừng tận dụng được điều kiện
lập địa và cho lượng tăng trưởng tối đa. Mật độ tối ưu phụ thuộc vào: Loài cây:
cùng một loài cây nhưng điều kiện lập địa khác nhau, tuổi khác nhau thì mật độ tối
ưu khác nhau.
2.1.5.3. Điều chỉnh mạng hình phân bố
Là điều chỉnh phân bố cây rừng trong lâm phần. Bản chất của nhiệm vụ này
là điều chỉnh không gian dinh dưỡng cho từng cá thể sao cho không gian đó phù hợp
với nhu cầu ánh sáng, nước, dinh dưỡng của cây rừng trong từng giai đoạn phát
triển
2.1.5.4. Nâng cao chất lượng lâm phần
2.2. Các loại chặt nuôi dưỡng
2.2.1. Chặt giải phóng (chặt trừ, chặt thấu quang, chặt cải thiện)
Đối tượng chặt của các loại chặt này là rừng non ở giai đoạn khép tán. Chặt
giải phóng chặt cải thiện áp dụng cho các quần xã hỗn loài. Chặt thấu quang hay
chặt trừ là kỹ thuật xử lí cho các lâm phần đều tuổi. Chặt giải phóng là pha đầu tiên
của quá trình chất nuôi dưỡng mang ý nghĩa phóng thích cho các loài cây chủ yếu
không bị cạnh tranh bởi những loài cây phi mục đích. Mục đích của chặt giải phóng
là điều chỉnh tổ thành và cải thiện điều kiện sinh trưởng của toàn bộ cấu trúc ban

22
đầu theo những định hướng đặt ra. Đặc trưng quan trọng nhất của chặt giải phóng là
cần có đầu tư về tài chính và không có thu hoạch sản phẩm trung gian.
2.2.2. Chặt tỉa thưa
Được tiến hành ở rừng sau khép tán, từ giai đoạn rừng sào đến trước khai thác
chính một cấp tuổi cho các lâm phần đều tuổi. Mục đích là điều chỉnh mật độ sao
cho lâm phần luôn tiệm cận với mật độ tối ưu để thúc đẩy sinh trưởng chiều cao,
đường kính cho những loài cây để lại nuôi dưỡng nên loại chặt này còn gọi là “chặt
sinh trưởng”. Tỉa thưa là một loại chặt nuôi dưỡng có tận thu sản phẩm trung gian,
về nguyên tắc các sản phẩm tỉa thưa phải có giá trị ít nhất để bù lại kinh phí tỉa thưa.
2.2.3. Tỉa cành
Tỉa cành là một loại chặt nuôi dưỡng quan trọng được áp dụng cho tất cả các
đối tượng rừng trong thời gian nuôi dưỡng. Tỉa cành có 2 loại: Tỉa cành khô và tươi.
Tỉa cành khô là kỹ thuật cắt những cành chết nhưng chưa rơi rụng nhằm làm cho vết
cắt cành sớm được liền sẹo nhờ sinh trưởng của thân cây phủ kín lại. Tỉa cành tươi:
mục đích là cắt bỏ những cành còn sống nhưng hiệu quả quang hợp thấp nằm ở phía
dưới tán lá qua đó làm tăng chiều cao dưới cành, tạo hình cho thân cây. Thời gian
tỉa cành thích hợp là trước mùa sinh trưởng hàng năm. Trong nuôi dưỡng rừng tỉa
cành cần được tiến hành khi đường kính thân cây chưa vượt quá 1/3 đường kính cần
đạt khi khai thác.
2.2.4. Chặt tận dụng
Loại chặt này mang nghĩa cải thiện. Chặt tận dụng nhằm thu hoạch những
cây chết, sinh trưởng kém ở giai đoạn rừng trung niên hoặc rừng già
2.2.5. Chặt vệ sinh
Nhằm loại bỏ những cây bị tổn thương, gãy cành, gãy ngọn thường áp dụng
cho những lâm phần bị phá hoại bởi thời tiết
2.3. Các phương pháp chặt nuôi dưỡng
2.3.1. Phương pháp chặt nuôi dưỡng áp dụng trong chặt thấu quang hay chặt
giải phòng (chặt trừ)

23
Đối tượng áp dụng cho phương pháp này là rừng non ở giai đoạn khép tán
hoặc bắt đầu khép tán. Đây là phương pháp nhằm tiếp tục nhiệm vụ chăm sóc rừng,
tùy theo tình hình phân hóa cây rừng, tình hình hỗn giao, đặc điểm quần xã và khả
năng đầu tư có thể áp dụng một trong 3 phương pháp cụ thể sau
Phương pháp chặt nuôi dưỡng trên toàn diện tích
Áp dụng cho các đối tượng rừng có các cây mục đích chiếm ưu thế, phân bố
đều trên toàn diện tích cần xử lý đồng thời trong điều kiện địa hình cho phép, có khả
năng đầu tư và nhân công thuận lợi.
Phương pháp chặt nuôi dưỡng theo băng
Chặt nuôi dưỡng theo băng là phương pháp áp dụng khi những cây phi mục
đích, cây sinh trưởng kém chiếm tỷ lệ nhiều, việc chặt toàn diện có thể không đủ
kinh phí hoặc làm xáo trộn lớn về mật độ. Khi tiến hành chặt nuôi dưỡng, rừng chia
thành các băng hẹp từ 2 -4m, trên các băng đó tiến hành chặt bỏ những cây không
mong muốn. Khi các cây trên băng chặt đã phát triển tốt tiến hành chặt các băng còn
chưa chặt.
Phương pháp chặt nuôi dưỡng theo đám
Phương pháp này được tiến hành ở những nơi cây rừng mọc dày, có sự cạnh
tranh, chèn ép giữa cây mục đích và cây phi mục đích. Phương pháp này được tiến
hành ở quy mô từng đám nhỏ với các cây mục đích phân bố không đều.
3.2.2.Phương pháp chặt nuôi dưỡng cho chặt tỉa thưa hay chặt sinh trưởng
Phương pháp này được áp dụng cho các đối tượng là lâm phần sau khi đã
khép tán hoàn toàn, sự phân hóa cây rừng diễn ra mạnh mẽ. Tùy theo mức độ phân
hóa cây rừng và đặc điểm cấu trúc lâm phần, chặt tỉa thưa hình thành nên ba phương
pháp chặt khác nhau
3.2.2.1. Phương pháp tỉa thưa tầng dưới
Phương pháp tỉa thưa tầng dưới ra đời lần đầu tiên và áp dụng tại Đức do G.L
Hartig (1791) đề xuất trong “các quy tắc tỉa thưa rừng”. Sau đó được H.Cotta (1817,
C. Heyer (1854) tiếp tục phát triển, đặc biệt khi có phân cấp cây rừng theo Kraft

24
(1884) ra đời đã củng cố thêm căn cứ trong những nguyên tắc đào thải cây trong
chặt tỉa thưa tầng dưới
Đặc điểm của chặt tỉa thưa tầng dưới là loại bỏ những cây ở phía dưới tầng
rừng chính, thường là những cây sinh trưởng lạc hậu, cong queo, chất lượng kém,
tán lệch… Theo phân cấp Kraft, những cây này thuộc về các cấp V, IV và một số ít
cây cấp III. Kết quả của phương pháp chặt tỉa thưa tầng dưới là hình thành rừng một
tầng. Khi tiến hành theo phương pháp này thường dựa vào một số phương pháp
phân cấp cây phổ biến như Kraft, Shedelin…
Phương pháp chặt tỉa thưa tầng dưới có ưu điểm là lợi dụng những cá thể bị
đào thải trong quá trình chọn lọc tự nhiên, thúc đẩy sinh trưởng thông qua điều
chỉnh không gian dinh dưỡng cho những cây giữ lại nuôi dưỡng, cải thiện điều kiện
vệ sinh lâm phần. Phương pháp này đơn giản về kỹ thuật, tạo lâm phần có cấu trúc
thuần nhất. Nhược điểm của chặt tầng dưới là chỉ thích hợp cho rừng thuần loài
(nhất là cây lá kim) đều tuổi và cây rừng phân bố đều trên toàn diện tích.
3.2.2.2.Phương pháp tỉa thưa tầng trên
Tỉa thưa tầng trên là một phương pháp chặt nuôi dưỡng có xuất xứ từ Pháp
do P.C. Varenne de Fenille (1790) phát triển. Đến đầu thế kỷ XX, Jolyett(1901) đã
phát triển phương pháp này theo phương châm “ mở quang tán lá, bảo vệ thân cây
bằng các loài cây phù trợ và giữ ẩm cho hệ rễ”.
Đặc điểm của phương pháp này là chặt những cây có kích thước lớn, ít giá trị,
phẩm chất gỗ kém, những cây chèn ép có hình thù xấu, cây lớn bị rỗng ruột, cụt
ngọn, hình thù xấu… đều là đối tượng cần loại bỏ và cần điều chỉnh cây khi phân bố
không đồng đều.
Phương pháp này áp dụng cho các đối tượng rừng là quần xã hỗn loài, khác
tuổi hoặc các quần thể thuần loài khác tuổi. Về nguyên tắc chỉ loại bỏ những cây
cản trở tầng chính, việc áp dụng kỹ thuật chặt tầng trên đòi hỏi phải hết sức cẩn
trọng bởi kỹ thuật này can thiệt không chỉ bởi mục đích kinh doanh rừng mà còn
can thiệp vào các đặc điểm sinh vật học và các quy luật kết cấu quần xã. Khi tiến

25
hành tỉa thưa tầng trên nhất thiết phải phân cấp cây rừng. Đặc trưng cuối cùng của
chặt tỉa thưa tầng trên là tạo được kết cấu nhiều tầng.
Ưu điểm của tỉa thưa tầng trên là tăng tốc độ sinh trưởng của những cây tốt
và nhờ đó tăng được sản lượng gỗ có giá trị cao khi lâm phần thành thục. Kỹ thuật
tỉa thưa tầng trên mặc dù đòi hỏi thận trọng nhưng linh hoạt, sản phẩm thu được
qua tỉa thưa lớn.Hạn chế của phương pháp này là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi phải
nắm chắc từng giai đoạn phát triển trong các quy luật kết cấu lâm phần, thời gian
nuôi dưỡng lâm phần dài.
3.2.2.3.Phương pháp tỉa thưa tổng hợp
Là một phương pháp thường được áp dụng cho những khu rừng hỗn giao, đối
tượng tỉa thưa có thể nằm bất kỳ vị trí nào trong từng tán rừng. Chặt tổng hợp là
phương pháp áp dụng phổ biến, rộng rãi để nuôi dưỡng rừng, đặc biệt là các quần xã
có mục tiêu kinh doanh gỗ lớn có giá trị.
Khi tiến hành phương pháp này có thể sử dụng các hệ thống phân cấp cây
của Shedelin đối với rừng trồng hoặc phân cấp của G.S. Gulisaxvinly (1978) đối với
rừng hỗn giao tự nhiên khác tuổi nhiều tầng. Khi bài cây chặt đầu tiên phải xác định
được loài cây mục đích. Chú ý đến các đặc tính sinh vật học khi điều chỉnh tổ thành
và tầng thứ. Kết quả cuối cùng của phương pháp này là tạo được rừng có kiểu khép
tán dọc (theo chiều thẳng đứng). Cường độ chặt không được quy định trước một
cách cứng nhắc mà phụ thuộc vào sự cần thiết phải tác động để nuôi dưỡng cây
chọn lọc. Nguyên tắc chung là chỉ chặt khi thực sự cần thiết và cần tác động nhiều
lần nhưng với cường độ mỗi lần nhỏ.
3.2.3.Phương thức tỉa thưa
Cùng với tuổi tăng lên, các đại lượng D, H, G, M, N không ngừng biến đổi.
Vì vậy sinh trưởng của lâm phần được coi là sự biến đổi theo thời gian của các đại
lượng mà chúng ta quan tâm
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của lâm phần luôn xảy ra 2 quá
trình ngược chiều nhau. Thứ nhất, đó là kích thước của cây rừng tăng lên đồng thời

26
cùng với thời gian. Thứ hai, một bộ phận cây mất đi do đào thải tự nhiên hoặc thông
qua các biện pháp của con người. Khi nghiên cứu lâm phần cần chú ý đặc điểm sau :
Chỉ tiêu bình quân như D, H, V luôn tăng theo tuổi. Sự tăng lên của các chỉ tiêu
này do 2 nguyên nhân : (1) kích thước từng cá thể luôn tăng làm tăng giá trị bình
quân, (2) Cây có kích thước nhỏ thường bị mất sau mỗi lần tỉa thưa cũng làm cho
giá trị bình quân tăng lên.
Do kích thước của mỗi cây tăng lên làm cho tổng tiết diện ngang và trữ lượng
tăng theo nhưng do một bộ phận cây mất đi qua mỗi lần tỉa thưa làm cho G và M
giảm. Khi tiến hành tỉa thưa chúng ta có những khái niệm
 Bộ phận trước tỉa thưa tại tuổi Ai (ký hiệu : M1, N1, G1, V1…)
 Bộ phận tỉa thưa tại tuổi Ai ( ký hiệu : Mc, Nc, Gc, Vc…)
 Bộ phận nuôi dưỡng tại tuổi Ai ( kí hiệu : M2, N2, G2, V2…)
Trong năm diễn ra tỉa thưa, lâm phần xuất hiện 2 trạng thái
 Trạng thái trước tỉa thưa : Thuộc bộ phận tổng hợp
 Trạng thái sau tỉa thưa : Bộ phận nuôi dưỡng + Bộ phận lấy đi sau tỉa thưa
gọi là bộ phận lợi dụng (vì thông qua tỉa thưa chủ rừng có điều kiện lợi dụng
sản phẩm trung gian)
 Ví dụ : Trữ lượng giữa các bộ phận : Trước tỉa thưa kí hiệu M1, sau tỉa thưa
M2, bộ phận tỉa thưa : Mc  M2 = M1 – Mc
Gọi thể tích cây bình quân sau tỉa thưa ( V2bq ) và thể tích cây bình quân trước tỉa
thưa (V1bq). Căn cứ vào tỷ số V1bq/V2bq để xác định phương thức tỉa thưa
 V1bq/V2bq = 1 : Phương thức tỉa thưa cơ giới
 V1bq/V2bq > 1 :Phương thức tỉa thưa tầng trên
 V1bq/V2bq <1 : Phương thức tỉa thưa tầng dưới
Hệ số tỉa thưa
Để đánh giá mức độ thay đổi về cấu trúc lâm phần qua tỉa thưa tùy theo cường
độ tỉa thưa mạnh hay yếu ta dựa vào hệ số tỉa thưa
 Hệ số tỉa thưa theo thể tích : Kv = Vcbq/V1bq

27
 Trong đó : Vcbq : Thể tích cây bình quân của bộ phận tỉa thưa
V1bq : Thể tích cây bình quân của bộ phận trước tỉa thưa
Kv = 1 : Tỉa thưa cơ giới hay tỉa thưa đều các tầng
Kv < 1 : Tỉa thưa tầng dưới
Kv > 1 : Tỉa thưa tầng trên
Muốn đánh giá mức độ tác động vào lâm phần mạnh hay yếu cần biết : thể tích
cây bình quân của từng bộ phận lâm phần có nghĩa phải biết trữ lượng và số cây
tương ứng với mỗi bộ phận lâm phần
 Hệ số tỉa thưa theo tiết diện ngang :Kg = Gcbq/G1bq
 Trong đó : G1bq : Tiết diện ngang bình quân của bộ phận trước tỉa thưa
Gcbq : Tiết diện ngang bình quân của bộ phận tỉa thưa
Kg : 0,6 – 0,8 : Tỉa thưa tầng dưới lần 1
Kg : 0,8 -1 : Tỉa thưa tầng dưới các lần tiếp theo
Kg : 1 : Tỉa thưa đều các tầng
Kg : 1,1 -1,3 : Tỉa thưa mở tán
Kg >1.3 : Tỉa thưa tầng trên lần tiếp theo
2.4. Các chỉ tiêu kỹ thuật trong chặt nuôi dưỡng rừng
2.4.1. Cường độ chặt
Khái niệm: Cường độ chặt nuôi dưỡng là chỉ tiêu kỹ thuật cho biết mức độ tác
động của một lần chặt nuôi dưỡng và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa phần
bị chặt so với toàn bộ lâm phần trước khi chặt. Cường độ chặt tính thông qua một số
phương pháp:
Cường độ chặt nuôi dưỡng tính theo số cây chặt

Nc
In =  100%
N

Cường độ chặt nuôi dưỡng tính theo tổng tiết diện ngang cây chặt

Gc
Ig =  100%
G

28
Cường độ chặt nuôi dưỡng tính theo thể tích cây chặt

Vc
Iv =  100%
M

Trong đó : In, Ig, Iv là cường độ tính theo số cây, tiết diện ngang và thể tích cây
chặt

Nc, ∑ Gc, ∑ Vc: là số cây, tổng tiết diện ngang và tổng thể tích cây chặt.

N, ∑ G. M là số cây, tiết diện ngang và trữ lượng của lâm phần trước khi
chặt

Bảng 2.1. Cường độ chặt nuôi dưỡng theo trữ lượng

Mức độ Cường độ chặt (%)

Yếu < 15

Trung bình 16 – 25

Mạnh 26 – 35

Rất mạnh >35

2.4.2. Một số phương pháp xác định mật độ tối ưu

Khi chưa có biểu sản lượng và biểu cấp đất thích hợp, việc xác định Nopt có
thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Tất cả công thức tính toán Nopt
theo hướng này đều là các công thức thực nghiệm, do đó việc vận dụng những công
thức này cần phải được xem xét và phân tích kỹ lưỡng ở từng đối tượng rừng và
điều kiện lập địa cụ thể. Một số phương pháp chủ yếu đã và đang áp dụng trong
nuôi dưỡng rừng như sau:

2.4.2.1. Tính Nopt dựa vào đường kính tán bình quân (Dt bq)

Theo hướng này, việc xác định diện tích dinh dưỡng thích hợp cho toàn lâm
phần dựa vào diện tích dinh dưỡng cần thiết cho một cây. Cũng với giả thiết rằng,

29
các cây trong lâm phần phân bố tương đối đồng đều, diện tích dinh dưỡng cần thiết
của một cây được giới hạn bằng một hình vuông ngoại tiếp đường tròn có đường
kính bằng đường kính tán lá bình quân của những cây sinh trưởng tốt trong lâm
phần. Từ diện tích đó sẽ xác định được Nopt

Theo P.R.Kell (1932)

10.000
Nopt 
DT 2

Trong đó: 10.000 là diện tích một ha (m2)

Dtbq: là đường kính tán lá bình quân (m)

Phương pháp xác định Nopt của B.A. Xustov (1938)

10.000
Nopt  2
cos   D T

Trong đó: α là độ dốc, với α = 300  cosα = 0,866

2.4.2.2. Tính Nopt dựa vào chiều cao bình quân của lâm phần

Theo V.G. Nesterov (1954), với đa số loài cây, tỷ lệ Dtbq/Hbq trung bình là 1/5. Từ
đó ông xác định: Dtbq/ Hbq = 1/5  Dtbq = Hbq/ 5

Trong đó: Hbq là chiều cao bình quân của lâm phần (m)

2.4.2.3. Phương pháp tính Nopt dựa vào đường kính ngang ngực bình quân (D1.3bq)

10.000
Nopt  ;
0,164  D1,3  D1,3

Trong đó: 0,164 là một hàng số

30
2.4.2.4. Phương pháp tính Nopt dựa vào tổng tiết diện ngang và độ đầy lâm phần

Nopt = G.P/ gbq

Trong đó: G: Tổng tiết diện ngang lâm phần (m2)

P: độ đầy lâm phần

Gbq: tiết diện ngang trung bình (m2)

2.5. Chu kỳ chặt nuôi dưỡng

Chu kỳ chặt nuôi dưỡng là số năm cách nhau giữa hai lần chặt kế tiếp nhau ở
cùng một lâm phần. Với ý nghĩa là một chỉ tiêu kỹ thuật cho biết số lần chặt nuôi
dưỡng, chu kỳ chặt có quan hệ chặt chẽ với cường độ chặt. Cường độ chặt càng lớn,
chu kỳ chặt càng dài và số lần chặt sẽ ít đi. Chu kỳ chặt dài hay ngắn phụ thuộc vào
loài cây, tuổi cây và điều kiện lập địa.

Tại rừng hỗn giao, cấu trúc phức tạp, cần phải chặt thường xuyên hơn so với rừng
thuần loài. Ví dụ, theo kinh nghiệm của Nga thì kỳ giãn cách ở lần chặt tỉa thưa đầu
và lần hai thường cách nhau 4 năm.

Ở giai đoạn rừng sào hoặc nửa đầu của tuổi trung niên thường từ 4 -10 năm. Nói
chung, nếu điều kiện sinh thái không thuận lợi kỳ giãn cách thường ngắn do đó số
lần chặt sẽ nhiều và cường độ chặt theo đó cũng nhỏ hơn.

Xét về mặt sinh vật học, chặt nuôi dưỡng với chu kỳ ngắn và cường độ nhỏ sẽ có lợi
hơn vì lâm phần ít bị biến đổi, mật độ lâm phần luôn bám sát với mật độ tối ưu để
đảm bảo lâm phần có mức sinh trưởng lớn nhất. Ngược lại, chặt nuôi dưỡng với kỳ
giãn cách dài sẽ có lợi về mặt chi phí đầu tư. Do đó, khi xác định chu kỳ chặt nuôi
dưỡng cần cân nhắc cả hai mặt lợi ích sinh thái và lợi ích kinh tế.

Chu kỳ chặt thường xác định theo một số phương pháp sau đây :
Chu kỳ chặt nuôi dưỡng thường được xác định bằng một khoảng thời gian
nhất định có thể là 2 năm (Quế), 3 năm như Keo, 5 năm cho các loài mọc nhanh
hay 10 năm cho các loài cây mọc chậm. Khoảng thời gian này là cần thiết để phát

31
huy hiệu quả của mỗi lần chặt. Chu kỳ chặt nuôi dưỡng theo phương pháp này phụ
thuộc vào loài cây và cấp sinh trưởng. Các loài cây sinh trưởng nhanh có chu kỳ
ngắn hơn lâm phần của các loài cây sinh trưởng chậm. Xác định chu kỳ chặt nuôi
dưỡng bằng một số năm cứng nhắc theo cách này có ưu điểm là đơn giản nhưng
không phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của lâm phần.
Một phương pháp khác là dựa vào sinh trưởng chiều cao của lâm phần khi
đó lượng tăng trưởng chiều cao giữa 2 lần chặt liên tiếp được quy định bằng một
con số nhất định. Ví dụ : Đối với Thông quy định khi tăng trưởng chiều cao đạt 2m
tiến hành chặt nuôi dưỡng 1 lần.
Ngoài ra, chu kỳ chặt nuôi dưỡng còn được xác định bằng cách đơn thuần
dựa vào tuổi lâm phần : Thời gian giữa hai lần chặt được xác định bằng A/10, trong
đó A là tuổi lâm phần

2.6. Nguyên tắc bài cây trong chặt nuôi dưỡng

Xây dựng nguyên tắc bài cây là một trong những chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng
của chặt cây nuôi dưỡng, bởi lẽ chỉ tiêu này không chỉ phụ thuộc vào mục đích chặt
nuôi dưỡng mà còn chi phối bởi cường độ chặt. Nguyên tắc bài cây là vấn đề lựa
chọn cây chặt cây chừa trong mỗi lần tác động. Khi xác định được lượng chặt ở mỗi
lần chặt, việc đánh giá nhanh, chính xác đặc điểm các cá thể để chọn đối tượng chặt
có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả của chặt nuôi dưỡng. Lựa chọn cây chặt, cây
chừa cần được cân nhắc đồng thời trên cả 3 phương diện: kỹ thuật, sinh vật, kinh tế.
Về mặt kỹ thuật: cây tốt là cây không bị khuyết tật, thân thẳng, tán cân đối và có giá
trị sử dụng vượt trội. Về mặt sinh học, cây tốt là cây phát huy được tiềm năng của
lập địa và có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng đến những cây xung quanh. Về
mặt kinh tế, cây tốt phải là cây phù hợp với mục đích kinh doanh và có triển vọng
đem lại giá trị kinh tế cao.

Cơ sở để bài cây là những đặc điểm về hình thái thân cây, tán cây, trạng thái
sinh trưởng và phát triển cùng với vị trí từng cá thể trong lâm phần. Đối với đa số
loài cây. H. Thomasius (1975) đã phân biệt hình thái tốt xấu như sau:

32
Bảng 2.2. Phân biệt hình thái trong xây dựng nguyên tắc bài cây

Tiêu chí Cây tốt Cây xấu

Thân Tạo thành trục rõ ràng và liên tục Không tạo thành trục chính và

Thân thẳng và cân đối phân thành nhiều đoạn

Tròn, đều ít cành Cong, mọc nghiêng

Không u bướu, ít mắt Không tròn đều, nhiều cành

Vỏ bình thường, không vặn Thân vặn, vỏ không bình thường

Tán lá Chiều dài tương ứng với độ dài Tán ngắn


thân cây Tán rộng nhưng không cân đối và
Hẹp, cân đối dàn trên một mặt phẳng

Cành nhỏ, không gãy ngọn Cành to, gãy ngọn

Tình Phù hợp với tuổi và vị trí trong Sinh trưởng lạc hậu
trạng sinh lâm phần Có biểu hiện sâu bệnh
trưởng Khỏe mạnh, chống chịu lớn Khả năng chống chịu kém

Việc đánh giá từng cá thể trong lâm phần thường dựa vào phân cấp cây rừng. Khi
tiến hành bài cây trên cơ sở của một hệ thống phân cấp nào thì những đối tượng chủ
yếu bị loại bỏ khỏi lâm phần sẽ thuộc về một hay một số cấp nhất định của hệ thống
phân loại đó. Nhìn chung, rừng sản xuất những đối tượng cần chặt bỏ trong CND
được xem xét theo nguyên tắc sau:

Những cây thuộc loài có giá trị kinh tế thấp, không phù hợp với mục đích
kinh doanh, không có triển vọng mang lại hiệu quả

Những cây có phẩm chất kém, cong queo, lệch tán, thót ngọn, nhiều cành
nhành, mấu mắt, khuyết tật

33
Cây có sức sản xuất thấp, sinh trưởng kém, tán lá kém phát triển, phân cành
sớm, hình thân xấu..

Các loài cây có hại cho vệ sinh rừng, cây có sức đề kháng yếu, khô ngọn,
tróc vỏ, bị sâu bệnh

Chú ý, nguyên tắc bài cây trong chặt nuôi dưỡng luôn luôn phải phù hợp với đặc
điểm sinh trưởng ở mỗi giai đoạn phát triển của rừng. Mặt khác, các nguyên tắc này
còn phải xem xét theo các chức năng ở mỗi loại rừng khác nhau.

2.7. Phân cấp cây rừng trong chặt nuôi dưỡng

Trong sinh trưởng và phát triển của cây rừng trong lâm phần, quy luật phân
hóa cây rừng là căn cứ quan trọng nhất để tiến hành phân cấp cây gỗ. Hiện tượng
cây rừng hơn kém nhau về kích thước và có vị trí khác nhau trong cấu trúc theo mặt
phẳng đứng gọi là hiện tượng phân hóa cây.Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa cây
rừng là : (1) Không đồng nhất về phẩm chất di truyền của hạt giống, (2) Sự không
đồng đều về điều kiện đất đai và hoàn cảnh sống. Do sự chi phối của hai nguyên
nhân trên dẫn đến những cây có phẩm chất di truyền kém, những cây không “may
mắn” mọc ở nơi không thuận lợi sẽ sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng. Các
cây khác có lợi thế hơn sẽ sinh trưởng vượt trội, chèn ép, đào thải các cây sinh
trưởng lạc hậu. Tỉa thưa tự nhiên của rừng xảy ra. Tỉa thưa tự nhiên là một quy luật
cơ bản trong đời sống của rừng. Ứng dụng quy luật này trong chặt nuôi dưỡng cần
thiết phải tiến hành phân cấp cây bởi phân cấp cây cho phép lựa chọn được những
cây có khả năng, triển vọng tốt để nuôi dưỡng và việc bài cây chặt sẽ nhằm vào cây
kém triển vọng hơn. Có nhiều phương pháp phân cấp cây rừng khác nhau trong thực
tiễn chặt nuôi dưỡng rừng trên thế giới sẽ giới thiệu dưới đây.

2.7.1. Phân cấp G.Kraft (1884)

Phân cấp cây rừng là cơ sở khoa học quan trọng để các nhà lâm học tiến hành
chọn lọc nhân tạo, giữ lại những cây rừng có phẩm chất tốt và đào thải những cây có

34
phẩm chất xấu.G. Kraft là người đầu tiên xây dựng hệ thống phân cấp cây rừng ở
Đức vào năm 1884. Theo phân cấp này, cây rừng được chia thành 5 cấp:

Cấp I: gồm những cây to, cao nhất trong lâm phần, tán vượt khỏi tầng rừng
chính. Trong các lâm phần cây lá kim, cây cấp I thường chiếm tỷ lệ xấp xỉ 5% tổng
số cây và có chiều cao lớn hơn chiều cao bình quân của rừng từ 20 -30%.

Cấp II: Những cây cấp II là các cây chiếm ưu thế, tán lá phát triển cân đối.
Chiều cao cây cấp II lớn hơn chiều cao bình quân của rừng từ 10% -20%, trong lâm
phần cây lá kim, cây cấp II thường chiếm tỷ lệ 20 -40% tổng số câu và trữ lượng của
các cây trong cấp này chiếm từ 40 -60% thể tích cây đứng trong lâm phần

Cấp III: gồm những cây có đường kính, chiều cao bằng đường kính, chiều
cao bình quân của lâm phần.

Cấp IV: Là những cây bị chèn ép, có vị trí ở phần dưới tán rừng chính, tán
cây phát triển không đều. Cây cấp IV có chiều cao nhỏ hơn chiều cao bình quân của
lâm phần từ 10 -15%. Trữ lượng cây cấp IV ít vượt quá 10% tổng thể tích cây đứng.
Các cây cấp IV được chia thành 2 cấp phụ:

Cấp IVa: gồm những cây tán phát triển bình thường, phần trên tán lá vươn
tới tầng rừng chính và tận hưởng được ánh sang lọt qua tầng tán chính.

Cấp IVb: gồm những cây tán lệch, không nhận được ánh sang do ảnh hưởng
của tán những cây lớn ở tầng chính.

Cấp V: Là những cây hoàn toàn nằm dưới tán rừng chính, bị chèn ép
nghiêm trọng, sinh trưởng rất kém hoặc đã và đang chết. Cấp V cũng chia thành hai
cấp phụ:

Cấp Va: cây có tán đã chết khô, thân còn sống yếu ớt

Cấp Vb: cây đã chết khô hoàn toàn nhưng chưa đổ gãy

35
Phân cấp của G.Kraft là một phân cấp đơn giản, dễ áp dụng cả cho lâm phần cây lá
rộng. Phân cấp này chỉ áp dụng cho các lâm phần thuần loài, đều tuổi. Nhược điểm
của phân cấp này chưa chú ý đến chất lượng lâm phần.

7.2.2. Phân cấp G.S Shedelin (1972)

Tại Thụy điển, năm 1972, Shedelin đã tiến hành phân cấp cây rừng theo chỉ tiêu số
lượng và trên hệ thống chỉ số hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị, mỗi chỉ số có 3
đơn vị
Hàng trăm (100,200,300) : cho biết đặc điểm, vai trò của cây gỗ trong lâm phân
Hàng chục (10,20,30) : chỉ số phản ánh chất lượng thân cây
Hàng đơn vị (1,2,3) : chỉ số phản ánh chất lượng tán cây
Cụ thể
+ Hàng trăm : 100 : là những cây trong tầng tán chính của lâm phần
200 : là cây trong tầng tán phụ của lâm phần
300 : Cây trong tầng dưới, lệ thuộc và bị chèn ép
+ Hàng chục : 10 : cây có chất lượng thân tốt
20 : chất lượng thân trung bình
30 : chất lượng thân xấu
+ Hàng đơn vị : 1 : Chất lượng tán cây tốt
2 : Chất lượng tán trung bình
3 : Chất lượng tán xấu
VD : 111 : là cây tốt nhất về điều kiện sống tốt nhất về hình thái tán cây và hình
thân
333 là cây xấu nhất cả 3 chỉ tiêu trên
Ưu điểm : đơn giản, dễ áp dụng trong thực tế
Nhược điểm : Đối với rừng khác tuổi, rừng còn quá non hoặc các lâm phần tỉa thưa
trong thời gian dài khó đạt độ chính xác như mong muốn.
7.2.3. Phân cấp cây rừng của IUFRO

36
Theo hệ thống phân cấp này, việc phân cấp dựa vào 6 tiêu chí: (1) Cấp chiều
cao, (2) Khả năng sống của cây trong lâm phần, (3), Xu hướng phát triển của cây
trong quần xã, (4) Giá trị kinh tế của cây, (5) Chất lượng hình thân cây, (6) Chất
lượng tán lá. Dựa vào tiêu chí trên, phân cấp này xác định như sau:

2.7.3.1. Tình trạng cây trong quần xã (đặc trưng của cây trong quần xã)

Cấp chiều cao H: được xác định theo hàng trăm chia làm 3 cấp: 100 là những
cây tạo thành tán rừng chính , 200 là những cây có chiều cao trung bình, tham gia
vào tán rừng, 300 là những cây tầng dưới tán.

Khả năng sống của cây trong lâm phần: chỉ tiêu này xác định theo đơn vị
hàng chục và cũng chia làm 3 mức: 10 là những cây phát triển tốt, 20 là những cây
phát triển trung bình, 30 là những cây phát triển kém, yếu ớt.

Xu hướng phát triển của cây trong quần xã, tiêu chí này được xác định theo
hàng đơn vị và có ba tiêu chí: 1 là những cây sinh trưởng vượt yêu cầu, 2 những cây
sinh trưởng trung bình tức là ổn định trong quần xã, 3 là những cây sinh trưởng lạc
hậu, yếu kém.

2.7.3.2. Hiện trạng giá trị của cây theo mục đích kinh doanh (đặc điểm lâm học)

Cấp giá trị thân cây được xác định theo đơn vị hàng trăm có 3 tiêu chí: 400 là
những cây chọn lọc, có giá trị đặc biệt cần để lại nuôi dưỡng, 500 là những cây bạn,
cây phù trợ có ích, 600 là những cây đi kèm có hại là đối tượng chặt

Chất lượng hình thân cây: được đánh giá theo đơn vị hàng chục và cũng được
đánh giá qua 3 tiêu chí: 40 các cây có hình thân đẹp, gỗ có giá trị kinh tế những cây
này chiếm trên 50% trữ lượng rừng, bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của thị trường
khi khai thác chính, 50 là những cây đảm bảo yêu cầu tối thiểu 50% trữ lượng rừng
có chất lượng theo yêu cầu thị trường khi khai thác chính, 60 gồm những cây gỗ
lệch tâm, chất lượng gỗ bảo đảm yêu cầu dưới 50% trữ lượng rừng khi khai thác
chính

37
Cấp chất lượng tán lá: chỉ tiêu này được phân cấp dựa vào tương quan giữa
chiều dài tán lá (Lt) với chiều cao (H) thân cây và được xác định theo hàng đơn vị: 4
cây có Lt >1/2H (cây có tán lá dài), 5 cây có Lt = ¼ -1/2H ( tán lá trung bình), 6 cây
có Lt < 1/4H ( cây có tán lá ngắn, xấu)

Tổng hợp 6 chi tiêu trên sẽ biết được trị số trong hệ thống phân loại của IUFRO.
Đây là hệ thống phân cấp tương đối đơn giản, áp dụng được cho nhiều đối tượng,
việc áp dụng phân cấp này sẽ cho kết quả nhanh chóng, chính xác. Phân cấp này là
tiền để quan trọng để chọn lọc cây theo các giai đoạn phát triển của rừng trước
thành thục. Hiện tại phân cấp này không chỉ áp dụng đê nghiên cứu khoa học mà
còn áp dụng trong thực tiễn chặt nuôi dưỡng rừng. Ưu điểm quan trọng nhất của
phân cấp này là có thể lượng hóa các chỉ tiêu nên dễ áp dụng trong kỹ thuật tính
toán và xử lý số liệu

2.7.4. Phân cấp của G.S. Gulisaxvinly (1974)

Phân cấp này áp dụng cho đối tượng rừng hỗn loài khác tuổi, về cơ bản phân
cấp này không dựa vào tuổi. Từ thực tế nghiên cứu của rừng nhiệt đới ở Brazin,
Châu phi, Đông nam á, tác giả đã căn cứ vào cấp D1.3, cấp H và tình hình sinh
trưởng của cây rừng trong quần xã để phân chia rừng tự nhiên nhiệt đới thành 3
thầng chính với một số nhóm phụ.

Tầng I: (1) những cây thành thục, sinh trưởng nhanh, mạnh và cao nhất, (2)
những cây đang vượt lên khỏi tầng chính, (3) những cây già, khô ngọn, (4) những
cây già đang chết.

Tầng II: (1) những cây tuổi trung niên hoặc gần thành thục, (2) những cây
chịu bóng đang bị chèn ép, yếu ớt, lệch tán hoặc nhọn tán, (3) Những cây bị chèn ép
mạnh từ các phía, ngọn vươn cao, (4) những cây đã chết khô.

Tầng III: (1) Những cây tái sinh đang sinh trưởng, (2) Những cây chịu bóng
bị chèn ép, (3) Các loài cây bụi, cỏ, dây leo.

38
Với loại rừng này cần tiến hành chặt nuôi dưỡng theo phương pháp tổng hợp. Khi
chọn cây bài chặt cần chú ý đến tính đa dạng sinh học để bảo tồn nguồn gen.

2.7.5. Phân cấp đơn giản

Đối với rừng tự nhiên, một cách đơn giản dễ áp dụng trong thực tiễn để chặt nuôi
dưỡng thì việc phân cấp cây thường được dựa vào vai trò của cây rừng trong quần
xã. Ở các nước ôn đới và nhiệt đới phân cấp đơn giản cho các quần xã tự nhiên hỗn
loài được xác định như sau:

Cấp I: Là những cây tốt, phù hợp với mục đích kinh doanh, có hình thái cân
đối, là đối tượng để lại nuôi dưỡng

Cấp II: Những cây kém giá trị kinh tế nhưng là cây phù hợp cho cây cấp I
như bổ sung tàn che, tạo tiểu hoàn cảnh, tạo thân, tạo tán… những cây này thường
để lại nuôi dưỡng, chỉ chặt bỏ khi quá dày, chèn ép, cạnh tranh với cây cấp I

Cấp III: Là những cây hoặc loài cây không mong muốn, không đáp ứng
được yêu cầu kinh doanh về chủng loại, về hình thái và ảnh hưởng xấu đến sinh
trưởng của cây cấp I, cấp II. Đây là những cây cần chặt bỏ.

2.8. Chặt nuôi dưỡng rừng ở Việt nam

Lịch sử phát triển chặt nuôi dưỡng rừng ở Việt nam còn tương đối non trẻ và
phần lớn mới chỉ tập trung nghiên cứu để ứng dụng cho chặt nuôi dưỡng ở rừng
trồng thuần loài đều tuổi. Mặc dù còn có một số hạn chế nhất định về các phương
pháp phân cấp cây và xác định mật độ tối ưu nhưng những kết quả bước đầu nghiên
cứu trong lĩnh vực nay này đã góp phần đáng kể cho việc từng bước xây dựng hệ
thống các biện pháp kỹ thuật xử lý lâm sinh trong CND rừng nhiệt đới ở Việt Nam.

2.8.1. Chặt nuôi dưỡng áp dụng cho rừng tự nhiên

2.8.1.1. Chặt nuôi dưỡng cho rừng tự nhiên đều tuổi

39
Trong những điều kiện lập địa khá cực đoan hoặc ở những nơi có quá trình
tái sinh tự nhiên đồng loạt thường hình thành nên các quần xã tương đối đều tuổi
hay còn gọi là rừng tự nhiên đều tuổi
Thời điểm CND : Tiến hành CND từ khi rừng non khép tán đến trước khai
thác chính từ 3-5 năm đối với rừng kinh doanh gỗ nhỏ và từ 8 -12 năm đối với kinh
doanh gỗ lớn.
Mục đích của CND : Điều chỉnh và tạo tổ thành hợp lý cho rừng hỗn loài ở
từng giai đoạn nuôi dưỡng đồng thời loại trừ cây phẩm chất xấu, cây sâu bệnh nhằm
tạo ra mật độ hợp lý cho từng giai đoạn tuổi để rừng đạt năng suất và giá trị thương
phẩm cao, rút ngắn chu kỳ kinh doanh với điều kiện không ảnh hưởng đến năng suất
Về kỹ thuật : Biện pháp chủ yếu là chặt tỉa thưa, đồng thời kết hợp dùng biện
pháp tỉa cành, xử lý đất. Đối tượng để lại nuôi dưỡng là những cây sinh trưởng bình
thường có phẩm chất tốt, tán lá cân đối, ít cành mắt lớn và không có biểu hiện sâu
bệnh và phân bố đều. Cây bài là những cây sinh trưởng xấu, sắp bị đào thải, cong
queo, sâu bệnh, cụt ngọn và cây kém giá trị kinh tế, nhiều cành, mắt hoặc chèn ép
cây mục đích. Mùa chặt nuôi dưỡng tốt nhất là trước mùa sinh trưởng, số lần chặt
đối với rừng kinh doanh gỗ nhỏ nhiều nhất là 2 lần, rừng kinh doanh gỗ lớn nhiều
nhất là 3 lần, trong một sô trường hợp đặc biệt với chu kỳ kinh doanh ngắn hoặc
rừng có mật độ hợp lý thì có thể không cần chặt nuôi dưỡng.
2.8.1.2. Chặt nuôi dưỡng rừng tự nhiên phục hồi trên trảng cỏ và nương rẫy
Rừng non phục hồi tự nhiên trên trảng cỏ, cây bụi hoặc nương rẫy thường có
tổ thành phức tạp gồm nhiều loài cây ưa sáng, mọc nhanh, các loài cây tiên phong
có đời sống ngắn
Mục đích CND : Điều chỉnh và tinh giản tổ thành nhằm tạo điều kiện cho
cây mục đích tái sinh, sinh trưởng nhanh và dẫn dắt rừng theo cấu trúc có định
hướng. Do chất lượng nguồn giống khác nhau nên rừng phục hồi của đối tượng trên
được chia thành 2 loại và theo đó kỹ thuật chặt nuôi dưỡng cũng khác nhau
Tầng cây cao của rừng có đủ số lượng cây mục đích với phẩm chất tốt. Đối tượng
nuôi dưỡng chính là tầng cây này. Nội dung CND tầng này như sau :

40
Kỹ thuật bài cây :
+ Chọn cây nuôi dưỡng là những cây sinh trưởng khỏe mạnh thuộc nhóm loài cây
mục đích có giá trị kinh doanh. Chọn cây phù trợ : Là những cây ít giá trị nhưng
không có biều hiện chèn ép cây mục đích góp phần tạo hoàn cảnh rừng, độ tàn che
và nuôi dưỡng hình thân cho cây mục đích. Chọn cây bài chặt là cây có hại, cong
queo sâu bệnh, phẩm chất kém, cây hoại sinh, thắt nghẹt, cây có giá trị kinh tế thấp
+ Cường độ chặt : Sao cho không hạ thấp độ tàn che của rừng xuống dưới 0,5
+ Số lần chặt : Chặt một hoặc 2 lần khi rừng mới khép tán cho đến khi rừng đạt tuổi
trung niên.
Tầng cây cao của lâm phần không đủ số lượng cây mục đích có phẩm chất tốt
nhưng ở tầng dưới có cây mục đích đảm bảo mật độ thì đối tượng nuôi dưỡng là lớp
cây tái sinh và cây gỗ ở tầng thấp có giá trị kinh doanh.Tác động kỹ thuật cho đối
tượng này quy định như sau :
+ Chặt nuôi dưỡng lần đầu : Hạ độ tàn che của tầng cây cao xuống 0,3 theo trình tự
bài cây từ cây có hại, cây phù trợ cho đến khi đạt độ tàn che thích hợp. Trong lần
chặt này kết hợp chặt cây dây leo có hại, cây bụi thảm tươi chèn ép cây mục đích.
+ Chặt nuôi dưỡng lần hai hoặc lần ba với nội dung tương tự phần trên cho tới khi
tầng cây tái sinh đạt tuổi trung niên.
2.8.2. Chặt nuôi dưỡng cho rừng trồng thuần loài đều tuổi
Phần lớn rừng trồng nước ta là rừng thuần loài đều tuổi. Tập đoàn cây trồng chủ yếu
là cây nhập nội. Các loài cây bản địa trồng rừng không nhiều và hầu như đang còn
trong giai đoạn thử nghiệm. Cho dù rừng trồng với mục đích là rừng sản xuất hay
rừng phòng hộ, việc CND vẫn là cần thiết.
2.8.2.1. Thiết kế kế hoạch tỉa thưa : Bản thiết kế tỉa thưa phải hoàn thành trước khi
tỉa thưa trên 6 tháng đến 1 năm. Nội dung chính trong thiết kế : Diện tích lô tỉa thưa,
tuổi rừng, mật độ, Đường kính bình quân, chiều cao bình quân, M,G trên toàn lô.
Ngoài ra cần mô tả hiện trạng thảm thực vật rừng : tầng cây cao, cây bụi, thảm tươi.
Mùa tỉa thưa tốt nhất là mùa khô, sau mỗi lần tỉa thưa cần vệ sinh rừng, làm đường
băng cản lửa. Cây bài chặt là những cây mọc ở nơi quá dày, cây chết, cây gãy ngọn,

41
sâu bệnh, sinh trưởng chậm và cây bài chặt phải được đánh dấu theo quy định. Bài
cây chặt theo phương pháp chọn trực tiếp
2.8.2.2. Chặt nuôi dưỡng áp dụng cho các loại rừng trồng
Chặt nuôi dưỡng rừng thông nhựa
Chặt nuôi dưỡng cho rừng thông đuôi ngựa
Chặt nuôi dưỡng cho rừng Thông ba lá
Chặt nuôi dưỡng cho rừng sa mộc
Chặt nuôi dưỡng rừng Mỡ
Chặt nuôi dưỡng rừng Quế
Chặt nuôi dưỡng rừng bồ đề
Chặt nuôi dưỡng rừng keo lá tràm
Chặt nuôi dưỡng rừng keo tai tượng
Chặt nuôi dưỡng rừng Bạch đàn

42
CHƯƠNG III: KHAI THÁC RỪNG
3.1. Quan niệm về khai thác: Các hoạt động khai thác rừng hầu hết liên quan đến
khai thác gỗ và các lâm sản khác nên khai thác rừng được gọi là quá trình thu hoạch
gỗ hay là khai thác chính. Tuy nhiên, khai thác rừng không nên chỉ quan niệm đơn
thuần là một biện pháp kinh doanh cuối một chu kỳ nhằm mục đích lợi dụng sản
phẩm gỗ, thu hoạch gỗ mà khai thác rừng còn xúc tiến tái sinh rừng như mở tán
rừng cải thiện hoàn cảnh rừng tạo thuận lợi cho tái sinh tự nhiên hay tạo lập rừng
mới như tái sinh nhân tạo khi đó quan niệm khai thác rừng đồng thời với tái sinh
rừng. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng thì khai thác rừng còn là
các biện pháp nhằm vệ sinh rừng, tạo điều kiện cho cây rừng chừa lại chưa khai thác
được sinh trưởng và phát triển tốt như chặt tỉa thưa, chặt tỉa cành, chặt vệ sinh, chặt
giải phóng, chặt tận dụng. Như vậy, theo cách hiểu của kỹ thuật lâm sinh thì khai
thác rừng không chỉ là thu hoạch gỗ mà còn là phương thức tái lập rừng và nuôi
dưỡng rừng

3.1.1. Phân loại các phương thức khai thác rừng

3.1.1.1. Khái niệm: Phương thức khai thác rừng là tổng thể các biện pháp xử lý lâm
sinh được thực hiện ở rừng nhằm thu hoạch gỗ, các lâm sản, tái sinh rừng và nuôi
dưỡng rừng. Các phương thức khai thác rừng được phân loại thành 3 nhóm lớn

 Khai thác chính

 Khai thác trung gian (Chặt nuôi dưỡng)

 Khai thác tổng hợp (Khai thác đồng thời với tái sinh rừng)

3.1.1.2. Khai thác chính: Khai thác chính tiến hành vào đối tượng rừng bắt đầu
thành thục có thể thành thục về số lượng, thành thục về công nghệ, thành thục về tái
sinh với nhiệm vụ chính là: Thu hoạch gỗ và các lâm sản khác. Phương thức khai
thác chính quyết định phương thức tái sinh rừng nên khai thác chính còn có nhiệm
vụ là lựa chọn phương thức tái sinh rừng: chẳng hạn khi tiến hành khai thác trắng
thì phương thức tái sinh thường là tái sinh nhân tạo hay xúc tiến tái sinh tự nhiên.

43
Khai thác chọn và khai thác dần thường có phương thức tái sinh tự nhiên hay xúc
tiến tái sinh tự nhiên

3.1.1.3 Khai thác trung gian (Chặt nuôi dưỡng)

Chặt trung gian tiến hành ở các lâm phần bắt đầu ở giai đoạn rừng non khép tán đến
khi rừng gần đạt tuổi thành thục nhằm mục đích nâng cao chất lượng lâm phần và
phẩm chất gỗ. Trong quá trình khai thác có thể tận thu được các sản phẩm gỗ trong
quá trình chặt nuôi dưỡng.

3.1.1.4. Khai thác tổng hợp: Quá trình khai thác gỗ, chặt nuôi dưỡng và chặt tái sinh
tiến hành khéo léo với nhau trên một lâm phần. Chẳng hạn, ở lâm phần rừng hỗn
giao tự nhiên ta có thể áp dụng khai thác dần để chặt bỏ một số cây gỗ có phẩm chất
xấu nhằm mở tán rừng, cải thiện chế độ chiếu sáng cho cây rừng ra hoa kết quả
đồng thời tạo khoảng trống cải thiện chế độ tiểu khí hậu tạo môi trường sẵn sàng
cho hạt giống nảy mầm , xúc tiến tái sinh tự nhiên diễn ra thuận lợi

3.2. Phương thức khai thác trắng

3.2.1. Khai thác trắng ở Châu Âu

3.2.1.1.Khái niệm: Khai thác trắng (chặt trắng) được chú vào giữa thế kỷ 18 ở Châu
Âu. Khai thác trắng được định nghĩa “ là chặt toàn bộ những cây rừng đã thành thục
trên một khoảnh ( hay từng đám cây thành thục) trong một mùa chặt thông thường
trong một năm.

3.2.1.2.Đặc điểm của khai thác trắng

Tái sinh rừng được tiến hành ngay sau khi khai thác xong. Rừng hình thành
sau khai thác trắng là rừng đều tuổi. Ở phương thức tái sinh sau chặt trắng những
loài cây ưa sáng sẽ thích nghi hơn những loài cây trung sinh và chịu bóng. Hoàn
cảnh rừng sau khi chặt trắng thường bị biến đổi sâu sắc (tán rừng bị mất, đất rừng bị
phi sáng hoàn toàn) đây là những thay đổi mang tính bất lợi cho tái sinh rừng. Đối
với những loài có khả năng tái sinh chồi tốt thì có thể lợi dụng tái sinh chồi gốc ở
cây chặt. Chặt trắng là chặt toàn bộ những cây rừng thành thục nhưng khi điều kiện

44
cho phép xúc tiến tái sinh tự nhiên có thể để lại những cây con mục đích có sẵn hoặc
để lại một số cây mẹ làm nhiệm vụ gieo giống

3.2.1.3. Các loại chặt

Tùy thuộc vào diện tích được khai thác hình thành nên 2 loại chặt:

Chặt trắng trên diện tích lớn: diện tích khoảng chặt trên 1ha, chiều rộng
khoảng chặt lớn hơn 250m. Tái sinh sau chặt trắng trên diện tích lớn thường là tái
sinh nhân tạo. Khi tiến hành chặt trắng trên diện tích lớn có đủ điều kiện về cơ giới
trong khai thác, vận chuyển, vận xuất gỗ, máy móc. Địa hình phải bằng phẳng và
yêu cầu phòng hộ không cao. Loài cây tái sinh sau khai thác là loài cây ưa sáng.

Chặt trắng trên diện tích nhỏ: diện tích khoảng chặt nhỏ hơn 0,5 -1ha có
chiều rộng khoảng chặt nhỏ hơn 250m. Tái sinh có thể là tái sinh nhân tạo hoặc xúc
tiến tái sinh tự nhiên. Chặt trắng trên diện tích nhỏ lợi dụng các vách rừng trên các
băng chưa khai thác cung cấp nguồn giống cho tái sinh trên các băng đã chặt trước
đồng thời duy trì được tác dụng phòng hộ của rừng

3.2.1.4. Hình dạng và kích thước băng chặt

Hình dạng khoảnh chặt: Lâm phần dự kiến khai thác được chia thành các
băng chặt hoặc khoảnh chặt. Hình dạng thường là hình vuông hoặc hình chữ nhật.
Tuy nhiên, hình dạng băng chặt là hình chữ nhật là kiểu lâu đời và phổ biến nhất
trong quá khứ ở Châu Âu vì nó thực hiện được 4 mong muốn cơ bản sau đây: Lợi
dụng được đầy đủ kết quả của tái sinh tự nhiên bằng hạt của những cây giống phân
bố ở các vách rừng chừa lại. Giảm thiểu được chi phí tạo rừng sau khai thác. Hạn
chế được những ảnh hưởng xấu đên môi trường như hạn chế tán rừng bị mất, mặt
đất bị phơi sáng hoàn toàn…Giữ được chức năng phòng hộ của rừng

Kích thước khoảnh chặt: Đối với địa hình bằng phẳng, chiều rộng khoảnh
chặt thích hợp khoảng 50 -100m. Chiểu dài kéo dài tùy theo địa hình cho phép. Nơi
có địa hình dốc chiều rộng băng chặt có liên quan chặt chẽ đến việc bảo vệ đất,
chống xói mòn và thường hẹp hơn so với những nơi có địa hình tương đối bằng

45
phẳng. Chiều rộng của băng chặt thường vuông góc với đường đồng mức. Chiều dài
bố trí theo chiều dài của đường đồng mức.

3.2.1.5. Hướng của khoảnh chặt và hướng chặt

Hướng của khoảng chặt là hướng của chiều dài băng chặt. Xác định hướng của
khoảnh chặt dựa vào: Hướng gió và địa hình

Hướng gió: Hướng của khoảnh chặt vuông góc với hướng gió chính nhằm phân
tán hạt giống và phòng hộ

Địa hình: Căn cứ vào đường đồng mức để xác định hướng của khoảnh chặt. Đối
với địa hình dốc hoặc đồi bát úp hướng của khoảnh chặt là chiều dài của đường
đồng mức và tiến hành chặt tuần tự theo các đường đồng mức.

Hướng chặt là hướng tuần tự khai thác các băng chặt sau khi đã chặt băng đầu
tiên. Cách xác định hướng chặt: Theo hướng gió: Nếu địa hình bằng phẳng hướng
chặt ngược chiều với hướng gió chính. Nếu địa hình dốc gió từ đỉnh núi thổi xuống
hướng chặt tiến hành tuần tự từ dưới lên trên đỉnh để thuận lợi cho vận xuất gỗ,
phòng hộ và gieo giống

3.2.2 .Sắp xếp bố trí các khoảnh chặt

Bố trí băng chặt kiểu liên tục: Là cách bố trí băng khai thác sau đặt liền kề băng
khai thác trước và cứ như vậy cho tới khi khai thác xong rừng

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016


1 2 3 4 5 6 7

46
Bố trí băng chặt kiểu luân phiên đều đặn: Là kiểu bố trí băng khai thác sau đặt
sau băng khai thác trước bằng 1 băng chừa lại.

2010 2014 2011 2015 2012 2016 2013


1 5 2 6 3 7 4

Bố trí băng chặt kiểu không đều: chừa lại 1,2,3 và cứ như thế bố trí tuần tự cho
tới khi khai thác xong rừng

2010 2013 2015 2011 2014 2016 2012


1 4 6 2 5 7 3

3.2.3. Chu kỳ chặt

Là số năm cách nhau giữa 2 lần chặt liên tiếp ở 2 băng nhau. Tóm lại, chỉ chặt
khoảnh bên cạnh khi tái sinh rừng trên khoảnh chặt trước đã hoàn tất. Thường người
ta căn cứ vào chu kỳ sai quả bình quân của loài cây kinh doanh để xác định. Xét về

47
mặt lí luận, chu kỳ khai thác kéo dài sẽ có lợi cho quá trình tái sinh nhưng mâu
thuẫn với khai thác lợi dụng gỗ của các băng chưa chặt và ngược lại

3.2.4 .Ưu nhược điểm của khai thác trắng ở Châu Âu

Ưu điểm

Phương thức tái sinh đơn giản,

Kỹ thuật chặt hạ, các đường vận xuất gỗ đơn giản

Công việc hoàn tất trước khi tái sinh nên không ảnh hưởng đến cây tái sinh

Dễ áp dụng cơ giới hóa nên giá thành khai thác thấp

Nhược điểm

Đất rừng bị phơi trống hoàn toàn sau khi khai thác dẫn đến thay đổi tiểu khí
hậu và hoạt động của vi sinh vật rừng

Ở những nơi có độ dốc, lượng mưa lớn dễ gây ra xói mòn và thoái hóa đất
nếu tái sinh không thành công

Chặt trắng làm mất đi vẻ đẹp chung của cảnh quan rừng

Sau khai thác đòi hỏi có vốn lớn để trồng rừng

Điều kiện áp dụng

Về đối tượng chặt trắng là các lâm phần đều tuổi thuần loài ở giai đoạn rừng
thành thục

Về loài cây tái sinh phải là các loài cây ưa sáng, mọc nhanh có sức cạnh
tranh tốt với cỏ dại, cây bụi và dây leo

Về địa hình chỉ nên áp dụng chặt trắng ở những nơi có địa hình tương đối
bằng phẳng, có lượng mưa không tập chung theo mùa và ít chịu ảnh hưởng bất lợi
của thời tiết

48
Áp dụng cho những nơi có sự chuẩn bị tốt về kỹ thuật nhân lực cho tái sinh
rừng sau khai thác

3.2.4. Khai thác trắng ở Việt Nam

Năm 1993, Bộ Lâm nghiệp đã ban hành quy phạm về các giải pháp kỹ thuật
lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QP14 -92) trong đó chặt trắng
được quy định cụ thể như sau

3.2.4.1.Đối tượng tiến hành chặt trắng: rừng trồng, rừng tự nhiên đều tuổi và rừng
tự nhiên khác tuổi nhưng có đủ các tiền đề về kinh tế - kỹ thuật để tái sinh rừng

3.2.4.2.Nội dung kỹ thuật trong chặt trắng quy định

Đối với chặt trắng theo băng: chiều rộng của băng chặt nơi có độ dốc dưới
150 không vượt quá 60m, hướng của băng chặt thẳng góc với hướng gió chính, độ
dốc 15 -250 không vượt quá 30m, bố trí băng chặt song song với đường đồng mức

Đối với băng chặt theo đám: Áp dụng nơi có địa hình phân cắt mạnh hay đồi bát
úp. Diện tích không vượt quá 5 ha không được chặt trắng đồng thời 2 đám kề nhau.
Chỉ khai thác các đám chặt tiếp theo khi cây tái sinh ở đám chặt liền kề đã khép tán.

3.2.4.3.Kỹ thuật xúc tiến tái sinh và chăm sóc rừng sau khai thác

Xử lí thực bì toàn diện ngay trước ngay mùa hạt chín

Trong điều kiện cho phép có thể cày và phát luống theo băng hoặc theo đám để
xử lí đất

Sau 4 -5 năm lớp cây tái sinh không đủ hoặc phân bố không đều cần chặt hết
cây mẹ và trồng lại rừng hoặc trồng bổ sung theo đám.

3.2.5. Tái sinh trong khai thác trắng

Trong chặt trắng vấn đề biến đổi hoàn cảnh rừng sau khai thác là điểm quan
tâm nhất vì những biến đổi này ảnh hưởng trực tiếp tới tái sinh rừng. Vì vậy tái sinh
trong chặt trắng được xác định theo một số phương thức sau:

49
3.2.5.1.Khai thác trắng và tái sinh nhân tạo

Sau chặt trắng thì hoàn cảnh rừng kể cả tiểu khí hậu và đất rừng đều có biến
đổi sâu sắc. Biến động này phụ thuộc chặt chẽ vào diện tích đám chặt hay chiều
rộng của băng chặt. Sự thay đổi hoàn cảnh đó tạo điều kiện cho cỏ dại, cây bụi phát
triển mạnh mẽ làm ảnh hưởng xấu đén tái sinh tiên và mất công sứa trong tái sinh
nhân tạo

Với phương thức tái sinh nhân tạo khai thác trắng không ràng buộc nhiều
trong việc xác định các chỉ tiêu kỹ thuật như ở xúc tiến tái sinh tự nhiên. Theo
hướng tái sinh nhân tạo hiện nay thì chặt trắng theo đám và tái sinh nhân tạo tỏ ra
khá thành công. Hầu hết các rừng tái sinh nhân tạo sau khai thác trắng là rừng thuần
loài và chủ yếu là cây nhập nội.

3.2.5.2. Xúc tiến tái sinh tự nhiên trong khai thác trắng

Phương thức này đặc biệt chú ý đến nguồn giống. Để xúc tiến tái sinh thành
công nguồn giống phải được xem xét dựa vào một số chỉ tiêu kỹ thuật sau:

Khả năng tái sinh chồi gốc

Nguồn hạt lưu trữ sẵn trong đất

Khả năng giao giống của vách rừng hoặc khu rừng kế cận

Các cây tái sinh có sẵn trong khoảnh chặt

Để lại cây mẹ để gieo giống

Khi lựa chọn cây giống cần căn cứ một số tiêu chuẩn sau:

Sản lượng hạt giống của mỗi cây

Chất lượng hạt giống

Tỷ lệ phần trăm hạt giống nảy mầm

Tỷ lệ phần trăm cây mạ trưởng thành từ cây mầm

Diện tích gieo giống của cây mẹ

50
Xác định số lượng cây mẹ giao giống dựa vào công thức sau

N = a/ b.p.m

Trong đó: N: Số lượng cây giống cần trên 1 ha

A: Lượng cây con cần trên 1ha

B: Sản lượng bình hạt bình quân một cây giống

P: Tỷ lệ nảy mầm

M: Tỷ lệ hạt nảy mầm có thể trở thành cây con

Có hai phương pháp để lại cây mẹ gieo giống là để lại từng cây cá biệt hay
từng đám. Những cây mẹ sẽ được chặt hạ khi tái sinh rừng thành công.

3.3. Phương thức khai thác dần

3.3.1. Khai thác dần ở Châu Âu

3.3.1.1. Khái niệm: Chặt dần là chặt toàn bộ cây rừng đã thành thục trên khoảnh
chặt, quá trình chặt được tiến hành nhiều lần sao cho trong thời gian chặt hạ một thế
hệ rừng mới được hình thành nhờ sự gieo giống của rừng già.

3.3.1.2. Đặc điểm của chặt dần

Quá trình tái sinh được tiến hành song song đồng thời với quá trình khai thác
có nghĩa là quá trình khai thác hoàn thành thì rừng non bắt đầu khép tán. Rừng hình
thành sau khai thác dần là rừng tương đối đều tuổi. Quá trình khai thác được chia là
nhiều làm chặt trong thời gian tương đối dài bằng thời gian của luân kì kinh doanh.
Chỉ có lần chặt cuối mới chặt sạch toàn bộ cây rừng để giải phóng thế hệ tái sinh
rừng. Mỗi lần chặt là một lần thực hiện cho một yêu cầu sinh thái của tái sinh và tái
sinh được hoàn thành trước khi luân kỳ của quần thụ cũ kết thúc( khai thác và tái
sinh đồng thời)

3.3.1.3.Ưu nhược điểm của chặt dần

51
Ưu điểm: Cây tái sinh luôn luôn được che phủ và bảo vệ có hiệu quả tránh khỏi
những tác động bất lợi của thời tiết như sương gió, tuyết, gió hại…

Mặt đất rừng luôn có cây che phủ, tán rừng không bị mất nên hạn chế được
xói mòn, rửa trôi và sự xâm lấn của cỏ dại

Về mặt thẩm mỹ, chặt dần không làm cho cảnh quan thay đổi theo chiều
hướng xấu như chặt trắng

Nhược điểm: Phức tạp trong việc xác định các chỉ tiêu kỹ thuật: kỳ giãn cách…

Khó áp dụng cơ giới hóa trong khai thác rừng nên giá thành khai thác cao. Hiệu
quả khai thác thấp

Trong quá trình khai thác dễ làm tổn thương đến lớp cây tái sinh khi chặt hạ và
vận xuất gỗ ở những lần chặt cuối cùng

Thời gian tái sinh kéo dài hơn so với khai thác trắng

3.3.2. Chỉ tiêu kỹ thuật của khai thác dần

Để xúc tiến tái sinh rừng thành công, ở phương thức khai thác dần việc xác
định các chỉ tiêu kỹ thuật mang tính quyết định.

3.3.2.1. Số lần chặt : là chỉ tiêu quan trọng bởi nó không chỉ được xây dựng dựa trên
yêu cầu tái sinh mà cả mục tiêu thu hoạch gỗ. Được chia làm 4 lần chặt cho một lâm
phần

Chặt dự bị ( chặt lần 1) : Đây là bước xử lí đầu tiên nhằm mở tán rừng .Mục
tiêu là: Chuẩn bị dần điều kiện cho lâm phần trước các tác động từ bên ngoài. Cải
thiện không gian dinh dưỡng cho các cây phẩm chất tốt ra hoa, kết quả cung cấp
giống cho tái sinh như cải thiện ánh sáng cho lớp cây rừng ra hoa kết quả, tạo
khoảng trống cải thiện chế độ tiểu khí hậu rừng nhằm xúc tiến hoạt động của vi sinh
vật, phân giải lớp thảm mục tạo môi trường sẵn sàng cho hạt giống nảy mầm. Đối
tượng trong chặt dự bị là: Là những cây kém giá trị, cây bị sâu hại, cây đã chết hoặc

52
sinh trưởng kém, cây bị đổ do gió bão gây ra. Cường độ khai thác thay đổi từ 15 -
20% trữ lượng rừng.

Chặt gieo giống (chặt lần 2): Được chặt vào những năm cây rừng sai
quả.Chặt đồng đều trên toàn diện tích nhằm giúp cho phân bố hạt giống phân bố đều
trên toàn diện tích.Tạo thuận lợi về không gian dinh dưỡng cho nảy mầm hạt giống
và sinh trưởng của cây mầm. Đối tượng chặt là những cây gỗ tán rộng, cây đã hoàn
thành chức năng gieo giống. Cường độ khai thác của bước này là 25 -30 % thậm chí
là 50%.

Chặt ánh sáng (chặt lần 3) : Đây là lần chặt được tiến hành khi nhu cầu của
lớp cây tái sinh cao hơn nhưng chưa chịu được ánh sáng chiếu hoàn toàn do vậy vẫn
cần thiết phải giữ lại 1 số cây tầng trên. Cần chặt đồng đều trên toàn diện tích. Giữ
tàn che thích hợp cho tái sinh

Chặt lần cuối (chặt lần 4): Được tiến hành khi lớp cây tái sinh đã đòi hỏi ánh
sáng chiếu hoàn toàn. Đây cũng chính là thời điểm rừng non bước vào thời kỳ khép
tán, sự tồn tại của tầng cây cao không còn ý nghĩa che bóng mà trở thành yếu tố ức
chế cho lớp cây tái sinh.

3.3.2.2. Cường độ chặt: Được tính bằng % lượng cây chặt trong mỗi lần chặt hay độ
tàn che và độ đầy giảm đi so với lâm phần trước khi chặt. Chặt dần là phương thức
chia ra làm nhiều lần, mỗi lần chặt thực hiện mục đích cho từng giai đoạn tái sinh
nên cường độ chặt có ys nghĩa quyết định thành bại của tái sinh loài và tạo rừng mới.
Khi xác đinh cường độ chặt cần phải căn cứ vào: Số lần chặt, mục đích và yêu cầu
của lần chặt đó, đặc tính sinh vật học và sinh thái học của loài cây, đặc tính lâm
phần và điều kiện lập địa.Thường độ đầy lâm phần và độ tàn che thường được giữ
lại sau mỗi lần chặt là: Lần chặt 1: 0,7, lần chặt 2 là 0,5-0,6, lần chặt 3: 0,3 -0,4

3.3.2.3. Thời kỳ tái sinh là khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành công việc chặt
hạ cây rừng và hoàn thành quá trình tạo lập tái sinh rừng. Trong thực tế, thời kỳ tái
sinh bắt đầu tính từ lúc hạt giống phát tán, tiếp đất đến khi cây con sinh trưởng và

53
phát triển ổn định, có khả năng sống độc lập mà không cần đến sự che chở của tán
quần thụ cây mẹ. Đó là lúc rừng non khép tán thì thời kỳ tái sinh kết thúc.

3.3.2.4. Kỳ giãn cách: là số năm cách nhau giữa 2 lần chặt liên tiếp. Kỳ giãn cách
giữa lần chặt 1 và 2: Căn cứ vào chu kì sai quả bình quân của loài tạo rừng, lần chặt
2 -3 thì căn cứ vào yêu cầu ánh sáng của lớp cây tái sinh, lần chặt 3 -4 căn cứ vào số
năm cần thiết để cây tái sinh giao tán

4.3.2.4. Hướng chặt và hướng băng chặt: Nơi đất bằng phẳng thì hướng chặt ngược
chiều với hướng gió chính. Hướng của khoảnh chặt vuông góc với hướng gió chính.
Nơi đất dốc thì hướng chặt từ dưới chân lên đỉnh và hướng của khoảnh chặt theo
chiều dài của đường đồng mức.

3.3.3. Các loại chặt dần: Căn cứ vào cách tuyển chọn cây chặt, sự phân bố khoảnh
chặt và kết cấu rừng đưa vào chặt dần người ta phân thành 3 loại

3.3.2.1. Chặt dần theo băng hay dải: Chia khu khai thác thành từng băng, các lần
chặt được bố trí so le nhau 1 lần chặt từ băng đầu tới băng cuối cùng và cứ như vậy
tiếp tục theo kỳ giãn cách cho tới chặt xong rừng. Bố trí như vậy sẽ lợi dụng được
các băng chặt sau còn nhiều cây hơn băng chặt ttrước phát huy khả năng phòng hộ
và bổ sung tái sinh cho băng chặt trước.

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016


1 1 1 1 Chưa Chưa Chưa
2 2 2 chặt chặt chặt
3 3
4

54
3.3.2.2. Chặt dần đồng đều: Là cách bố trí các lần chặt liên tiếp nhau trên cùng một
khoảnh chặt (áp dụng cho những nơi ít rừng và nhu cầu về gỗ không cao)

3.3.2.3. Chặt dần theo đám: Việc làm đầu tiên là tạo nên các lỗ trống tự nhiên có
sẵn và có quá trình tái sinh và được tiến hành vào những năm cây rừng sai quả.
Trường hợp không có lỗ trống thì tiến hành tạo ra các lỗ trống bằng cách chặt hạ
từng đám nhỏ. Bằng cách này một loạt các lỗ trống sẽ được mở ra và phân bố đều
trên toàn bộ khu vực khai thác. Ở một số trước hợp ngươi ta tạo lỗ trống bằng cách
chặt hạ những cây lớn nhất.Ngay sau khi có tái sinh trong các lỗ trỗng này, việc chặt
giống mở rộng diện tích lỗ trống được tiến hành xử lí như chặt dần đều đặn.

3.3.3.Chặt dần ở Việt Nam

Hiện nay ở VN chưa có công trình nào thuộc lĩnh vực khai thác dần được
thực hiện, ở vài trường hợp những xử lí lâm sinh mang tính chất cải thiện hoặc tạo
lớp tái sinh được thực hiện ở một vài kiểu xử lí lâm sinh cho rừng thứ sinh nghèo sẽ
trình bày trong phần sau, việc đưa chặt dần tái sinh dưới tán rừng nhiệt đới vào kinh
doanh của nước ta vẫn còn một khoảng trống về lí luận và thực tiễn. Đây là thác
thức lớn trong công cuộc hoàn thiện các hệ thống lâm sinh trong kinh doanh rừng
nhiệt đới Ở Việt Nam.

3.4. Khai thác chọn

3.4.1..Khai thác chọn kinh điển ở Châu ÂU

3.4.1.1. Khái niệm: Chặt chọn được hiểu là khai thác những cây cá biệt hay từng
đám cây thành thực, quá trình khai thác được tiến hành làm nhiều lần với một
khoảng thời gian xác định

3.4.1.2. Đặc điểm của khai thác chọn

Không có thời kỳ tái sinh rõ ràng, hình thức tái sinh là tái sinh lỗ trống, hình
thành rừng sau khai thác chọn là rừng khác tuổi

55
Do chặt đi những cây thành thục đã đạt tới một cỡ kính nhất định nên hình
thành và duy trì cấu trúc nhiều tầng

Hoàn cảnh rừng ít bị xáo trộn, đất rừng không bị phơi trống, những lớp cây tái
sinh kế tiếp nhau mọc lên, rừng gồm những cây có kích thước lớn nhỏ khác nhau
thuộc nhiều cấp tuổi khác nhau

3.4.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của khai thác chọn

Theo thời gian quần xã thực vật rừng luôn luôn xảy ra 2 quá trình trái ngược
nhau. Một là quá trình chết tự nhiên của cây già và hai là quá trình phát sinh và xuât
hiện của thế hệ cây mới. Hai quá trình này biểu hiện khác nhau tùy theo tuổi , kết
cấu quần thụ và điều kiện lập địa.Trong quần thụ đồng tuổi những cây gỗ bị chết có
thể do cạnh tranh nhất là ở giai đoạn rừng sào. Trong quần thụ khác tuổi, sự đào thải
tự nhiên của cây già xảy ra mạnh hơn lớp cây non. Khai thác chọn can thiệp vào
rừng ngoài mục đích kinh doanh cây gỗ lớn còn ngăn ngừa sự đào thải tự nhiên của
các cây gỗ già cỗi bằng cách thu hoạch chúng ngày ở tuổi thành thục và tạo môi
trường thuận lợi cho tái sinh rừng. Nếu khai thác chọn ở rừng đều tuổi (cùng cỡ
kính và thuần loài) thì mất đi ý nghĩa của khai thác chọn. Cho nên đối với rừng khác
tuổi, nhiều loài (có nhiều cỡ tuổi khác nhau trong lâm phần) thì phương thức khai
thác chọn là thích hợp nhất. Do tồn tại khái niệm tính chất khác tuổi, nhiều loài cây
với đặc tính sinh học và sinh thái khác nhau nên khai thác chọn phù hợp với bản
chất của đời sống rừng và từ lý luận đó người ta xác định được luân kỳ chặt chọn:
Đó là số năm cần có để các cây gỗ ở cấp kích thước nhỏ nhất đạt đến kích thước cho
phép khai thác.

Rừng tự nhiên với nhiều loài cây khác tuổi là một khó khăn cho kinh doanh rừng. Vì
tuổi thực tế của cây gỗ rất khó xác định nên thường tính luân kỳ chặt chọn theo tuổi
kinh doanh- đó là số năm đảm bảo cho cây gỗ chuyển từ cấp kích thước nhỏ nhất
đến cấp kích thước khai thác có lợi nhất.

56
Cách tính như sau: Xác định tuổi của cây nhỏ nhất thuộc lớp kế cận khai thác
(A), tiếp đến là tìm tuổi của cây thuộc lớp kích thước nhỏ nhất cho phép khai thác
(B)

Luân kỳ khai thác chọn = B -A

3.4.3. Các loại chặt chọn: Chặt chon thô và chặt chọn tỷ mỷ

3.4.3.1. Chặt chọn thô: Là lựa chọn cây chặt căn cứ vào cỡ đường kính được phép
khai thác

Khi xác định kỹ thuật chặt hạ người ta cân nhắc nhiều đến yêu cầu về quy cách
sản phẩm cần chặt hạ và thường không xem xét đến các yêu cầu tái sinh sau khai
thác do đó những cây chừa lại sau khai thác là những cây không đáp ứng được
những đòi hỏi về mặt lâm sinh.

Các chỉ tiêu kỹ thuật:

Cường độ chặt: biểu thị bằng tỷ lệ lượng thể tích gỗ trong mỗi lần chặt so với
lâm phần trước khi chặt. Cường độ chặt trong chặt thô thường 40 -60% trữ lượng
rừng

Kỳ dãn cách: Là khoảng thời gian cách nhau giữa 2 lần chặt liên tiếp. Cách xác
định kỳ dãn cách phụ thuộc vào cường độ chặt, nếu cường độ chặt nhiều thì kì dãn
cách cần phải kéo dài để rừng sinh trưởng bù đắp cho lượng gỗ đã lấy đi.

Tiêu chuẩn cây chặt: Trong cách chặt này chỉ chú í đến cấp kính mà không
chú í đến loài cây và phẩm chất cây

Nhược điểm của chặt chọn thô

Thường dựa vào đường kính cây rừng để khống chế cường độ chặt dẫn đến
cây có đường kính lớn thì cường độ chặt lớn, cây có đường kính nhỏ thì cường độ
chặt nhỏ, cường độ chặt khác nhau ở các lâm phần khác nhau, lượng khai thác hàng
năm không ổn định. Để khắc phục nhược điểm trên phương thức chặt chọn tỷ mỷ ra
đời

57
3.4.3.2. Chặt chọn tỷ mỷ: là phương thức khai thác được dựa trên nguyên tắc khai
thác ở mỗi lần chặt luôn nhỏ hơn hoặc bằng lượng tăng trưởng thường xuyên hàng
năm của rừng.

Đặc trưng quan trọng nhất của rừng sau chặt chọn tỷ mỷ là đưa rừng trở về
trạng thái cân bằng theo cấp tuổi hoặc cấp kính dưới dạng mô hình tương quan giữa
số cây trên 1 ha với cỡ đường kính D1.3 theo dạng:

N = k. e-D1.3.A

Trong đó: N: Số cây/ha

K: Tham số phản ánh cây tái sinh

D: Đường kính ngang ngực

A: Tùy theo loài cây và điều kiện sống

Như vậy: trạng thái cân bằng theo cấp tuổi là trạng thái có cấu trúc N/D toàn rừng
tuân theo luật giảm số cây theo tuổi.Tại mỗi cấp đường kính phân bố cấu trúc N/D
có dạng một đỉnh, tiệm cận với phân bố chuẩn. Tùy theo phân bố của cây chặt theo
không gian mà có thể phân biệt chặt chọn tỷ mỷ theo cây hay theo đám

Chặt chọn tỷ mỷ từng cây là chặt cây rừng đã đến tuổi khai thác với cách thức
chặt từng cây phân tán. Quá trình chặt hình thành nên các lỗ trỗng với diện tích nhỏ,
tạo điều kiện cho tái sinh tại chỗ của những loài cây chịu bóng.

Chặt chọn tỷ mỷ theo đám: chặt từng đám nhỏ cây thành thục một cách linh
hoạt.

Các chỉ tiêu kỹ thuật chặt chọn tỷ mỷ:

Cường độ chặt tỷ mỷ là chỉ tiêu kỹ thuật cho biết tỷ lệ % giữa thể tích các cây
chặt so với trữ lượng rừng trước khai thác. Với nguyên tác lượng khai thác nhỏ hơn
hoặc bằng lượng tăng trưởng thường xuyên của rừng nên cường độ chặt không vượt
quá 30% trữ lượng rừng.

58
Luân kỳ khai thác là số năm cần thiết để thế hệ cây gỗ có kích thước nhỏ nhất
thuộc lớp cây kế cận khai thác đạt đến kích thước khai thác theo yêu cấu kinh doanh.

Luân kì khai thác giữa hai lần khai thác liên tiếp trên cùng một khoảnh rừng được
tính theo phương pháp sau:

Khi biết được kích thước cho phép khai thac (Vt,m3) và lượng tăng trưởng
bình quân định kỳ Zbq thì kỳ dãn cách (n, năm) được tính theo công thức

n = Vt /Z (năm)

Khi biết cường độ khai thac và lượng tăng trưởng bình quân định kỳ thì kỳ
dãn cách tính theo công thức

n = I/Zbq

Ngoài ra kỳ dãn cách tính theo năm ổn định sao cho rừng vẫn luôn ổn định.
Ví dụ cách tính bằng độ dài thời gian của kế hoach trung hank 5 năm hoặc dài hạn
10 năm của nhà nước

+ Sản lượng khai thác: Lượng khai thác tính theo lượng tăng trưởng hàng năm nhằm
dẫn dắt rừng về cấu trúc chuẩn (5:3:1, thành thục: kế cận : dự trữ)

S = I + (Va- Vi)/n

Trong đó: S: lượng chặt điều chỉnh

I : Lượng tăng trưởng hàng năm

Va: Trữ lượng rừng hiện tại

Vi: Trữ lượng rừng sau khai thác

n: số năm điều chỉnh

Tiêu chuẩn cây chặt: chặt theo nguyên tắc chặt cây xấu giữ lại cây tốt, chặt cây
già giữ lại cây non

Ưu nhược điểm của chặt chọn tỷ mỷ

59
Ưu điểm: Bảo vệ và duy trì độ tàn che của quần xã, đất rừng không bị phơi
trống, tiểu hoàn cảnh rừng ít bị xáo trộn hạn chế xôi mòn rửa trôi

Hạt giống được cung cấp đều đặn hàng năm cho tái sinh và cây con được bảo
vê .Không tốn công chăm sóc cây con

Nhược điểm:

Đòi hỏi đồng bộ về kỹ thuật: kỹ năng bài cây. Chặt hạ vận xuất, theo dõi quá
trình tăng trưởng, giám sát quá trình tái sinh và điều chế rừng theo cấp tuổi

Giá thành khai thác gỗ khá cao, khó áp dụng cơ giới hóa

3.5. Phương thức lâm sinh trong kinh doanh rừng chồi hạt

3.5.1. Khái niệm chung

Phương thức lâm sinh trong kinh doanh rừng chồi là một thuật ngữ dùng để
phân biệt một hệ thống áp dụng trong kinh doanh các quần thể hình thành thông qua
kỹ thuật tái sinh vô tính. Theo nghĩa hẹo có nghĩa người ta lợi dụng khả năng tái
sinh chồi ở gốc chặt hoặc rễ để phục hồi rừng mới. Chính xác hơn là sự trẻ hóa cây
rừng chủ yếu bằng chồi ngủ ở gốc cây và hiếm hơn ở rễ cây. Thông thường rừng có
nguồn gốc từ hạt gọi là rừng cao, từ chồi gọi là rừng thấp và từ hạt – chồi gọi là
rừng trung. Hầu hết các loài cây là rộng đều có khả năng tái sinh chồi tuy nhiên khă
năng sản xuất cây trồi phụ thuộc rất lớn vào tuổi cây khai thác, thông thường cây lá
rộng trên 40 tuổi khả năng tái sinh chồi gốc kém, cây lá kim có nhiều loài có khả
năng tái sinh chồi như Sa mộc. Cây chồi những năm đầu thường sinh trưởng nhanh
hơn cây hạt do chất dinh dưỡng được gốc chặt và hệ rễ tích lũy nhiêu hơn so với cây
con có nguồn gốc từ hạt.

Phương thức lâm sinh này chia làm 4 loại

3.5.1.1. Tái sinh chồi gốc: Cây chồi gốc tái sinh phát triển từ chồi ngủ. Chồi ngủ là
chồi có sẵn trong cấu tạo thứ cấp của thân cây. Thông thường chồi ngủ này bị ức
chế bởi dòng Auxin từ trên tán cây đưa xuống gốc. Sau khi bị chặt, các chồi ngủ

60
được giải phóng khỏi sưi ức chế và hình thành cây chồi. Chồi ngủ có thế mọc ở mọi
tầm cao của thân cây nên nếu chặt sát mặt đất chồi gốc có thể phát sinh ra hệ rễ mới
và trở thành cây độc lập khi gốc bị mục thối. Do chồi gốc phát sinh từ chồi ngủ nên
có ý nghĩa trong phương thức tái sinh rừng chồi.

3.5.1.2 Tái sinh chồi rễ: Có rất nhiều loài cây tái sinh từ chồi rễ. Chồi rễ thường
phát sinh ở hệ thống rễ ăn nông trong những rễ bàng có cỡ kính khoảng dưới 5-
6cm và cách mặt đất chừng 1 -3cm. Đối với cây ăn quả chồi rễ có hiệu quả như Khế,
Chanh, Hồng.. đối với cây rừng có thể gặp chồi rễ ở một số loài như Chẹo, Lóng
mực, Cam xe..

3.5.1.3. Tái sinh mô hom: Công nghệ sản xuất cây con bằng nuôi cấy mô hay bằng
hom là công nghệ nhân vô tính. Ưu điểm lớn nhất của hình thức nhân giống này bảo
đảm phẩm chất di truyền của cây mẹ, hệ số nhân giống cao và là tiến bộ khoa học
mới trong lĩnh vực giống cây rừng. Tồn tại lớn nhất hiện nay là việc áp dụng công
nghệ này mới tập trung vào một số loài cây nhập nội như bạch đàn Uro, keo lai, phi
lao một số loài tre trúc. Hình thức tái sinh này về bản chất là một phương pháp tạo
cây con cho trồng rừng thông qua kỹ thuật nhân giống vô tính do đó tái sinh bằng
công nghệ mô hom hoàn toàn khác với nội dung tái sinh chồi

3.5.1.4. Tái sinh bằng thân ngầm: Hình thức này chủ yếu là các loài tre, nứa, vầu,
luồng… Có 2 loại thân ngầm chủ yếu là thân ngầm mọc cụm và thân ngầm mọc tán
(vầu, trúc)

3.5.2. Quá trình hình thành rừng chồi hạt

Rừng chồi – hạt hình thành với hình thức khác nhau. Thứ nhất có thể kinh
doanh rừng chồi – hạt từ một quần thể rừng thuần loài đều tuổi. Khi rừng đạt đến
một tuổi nhất định bằng kỹ thuật chặt sinh trưởng trong chặt nuôi dưỡng ở giai
đoạn rừng trung niên cây chồi được hình thành và tạo ra một thế hệ thứ hai và hình
thành rừng hai tầng. Khi cây ở tầng trên đã dạt đủ điều kiện khai thác, gốc chặt chọn
tạo cây chồi gốc, cấu trúc rừng chồi – hạt hình thành

61
Rừng chồi – hạt thường có cấu trúc 2 tầng, tầng dưới với cây chồi về cơ bản
đều tuổi, tầng này sẽ được khai thác với chu kỳ đều đặn, có thể chọn lọc và giữ lại
những cá thể có hình thái tốt để tiếp tục sinh trưởng thành cây gỗ lón và tầng trên
được cấu thành bởi những cây có nguồn gốc từ hạt với độ tuổi khác nhau. Với một
cấu trúc như vậy có thể nhận thấy trong kinh doanh rừng chồi hạt người ta có thể áp
dụng chặt trắng cho tầng cây chồi và chặt chọn cho tầng cây gỗ lớn để duy trì cấy
trúc rừng khác tuổi

3.5.3. Những yếu tố để tạo cấu trúc rừng chồi – hạt

Việc chọn cây gỗ có nguồn gốc từ hạt để hình thành tầng trên cần chọn

Thứ nhất: Loại cây: Chọn cây tầng trên nên chọn những cây ưa sáng bởi vì
chúng tồn tại độc lập với tán không quá lớn ít gây cản trở cho phát triển cây chồi

Thứ hai: Nguồn gốc: ưu tiên những cây con có nguồn gốc mọc từ hạt bởi
những cây này sẽ tạo ra những cây gỗ tầng trên với tuổi thọ cao và cung cấp những
cây chồi khỏe mạnh từ những gốc chặt ở tuổi non, những cây chồi từ gốc chặt có
tuổi già thường có nguy cơ sớm bị rỗng ruột và bị mục thối.

Thứ 3: Hình dáng; Chọn những cây cá thể thân thẳng, vươn cao, tán lá cân đối

Thứ 4: Số lượng cây tầng trên: Độ tàn che của cây gỗ tầng trên có thể là nhân
tố hỗ trợ hay kìm hãm sự hình thành của cây chồi. Việc quyết định bao nhiêu % cây
tầng trên là căn cứ vào đặt điểm sinh vật học của cây chồi theo từng giai đoạn sinh
trưởng kết hợp với các yếu tố khí hậu đất đai…

Thứ 5: Phân phối số cây tầng trên do tán rừng dần được mở rộng ra theo tuổi
cây tăng lên nên thực chất việc phân phối số cây ở tầng trên cũng tuân theo luật
phan bố giảm số cây theo tuổi. Do đó khi chặt trắng tầng cây chồi đều phải chặt
chọn tầng cây cao

3.5.4. Chu kỳ chặt kinh doanh trong rừng chồi – hạt

62
Chỉ được đặt ra đối với tầng cây chồi còn những cây tầng trên chỉ có khai thác
chọn khi khai thác rừng chồi. Hiện rất khó xác định chu kỳ chặt bởi sự biến động rất
lớn trong sinh trưởng của cây chồi. Về nguyên tắc chung chu kỳ không nên quá dài
để có thể tận dụng khả năng đâm chồi tiếp theo của gốc chặt. Như vậy chu kỳ chặt
phụ thuộc vào mục đích sử dụng sản phẩm cây chồi

3.5.5. Ưu nhược điểm của rừng chồi –hạt

Rừng chồi hạt là rừng có cấu trúc mang tính trung gian giữa rừng hạt khác tuổi
và rừng chồi đều tuổi

Ưu điểm: Làm giảm nhẹ những ảnh hưởng bất lợi của yếu tố tự nhiên. Trên
cùng một diện tích rừng cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng hơn. Về đầu tư rừng chồi
hạt rẻ hơn so với rừng nhân tạo

Nhược điểm: có hiệu quả khi có thị trường tiêu thụ gỗ có kích thước nhỏ hơn
nữa việc điều chỉnh cấu trúc rừng rất phúc tạp đặc biệt là điều chỉnh số lượng cây
tầng trên.

63
CHƯƠNG IV: KỸ THUẬT LÂM SINH CHO RỪNG THỨ SINH NGHÈO

4.1. Rừng thứ sinh nghèo và đặc điểm của rừng thứ sinh nghèo

Rừng thứ sinh thường dùng để diễn tả một quần xã thực vật hình thành bởi quá
trình phục hồi lại sau khi bị gián đoạn trong chuỗi diễn thế nguyên sinh. Hoặc ở
những nơi có hệ thống diễn thế nguyên sinh đang tồn tại nhưng bị gián đoạn bởi các
lực tác động từ bên ngoài như khai thác nương rẫy, lửa rừng, sâu bệnh hay gió bão..
rừng được phục hồi sau đó thì gọi là rừng thứ. Rừng thứ sinh nghèo: Theo nghĩa
hẹp, rừng thứ sinh nghèo là nghèo vè trữ lượng tuy nhiên rừng thứ sinh nghèo còn
bao hàm nghèo về các tiền năng phát triển tài nguyên rừng mà nguyên nhân chính là
do tác động quá mức của con người

4.1.1.Những đặc trưng lâm học của rừng thứ sinh nghèo

Rừng thứ sinh nghèo thường có quy luật cấu trúc không rõ ràng. VD: Rừng
sau nương rẫy, sau khai thác trắng rừng non có cấu trúc tương đối thuần nhất nhưng
ở giai đoạn tiếp theo cấu trúc bị phá vỡ và đảo lộn lại hình thái cấu trúc ban đầu

Sau khai thác chọn thô với cường độ lớn nhiều loài cây thứ sinh giá trị thấp
tham gia vào tổ thành quần thụ bên cạnh những cây giỗ nhỏ thuộc các loài thứ yếu ở
tầng dưới của tán rừng cũ. Tán rừng bị phá vỡ do phân bố không đều của các cây
còn lại

Tất cả những đặc điểm này làm mất đi tính quy luật trong kết cấu lâm phần
đặc biệt là cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng thứ, độ tàn che, mật độ và tuổi loài cây
tham gia hình thành quần xã. Cây bụi dây leo phát triển mạnh mẽ trong cấu trúc
rừng thứ sinh nghèo.

Rừng thứ sinh nói chung và thứ sinh nghèo nói riêng đều có chiều cao trung
bình thấp hơn so với rừng nguyên sinh so kích thước những loài cây thứ sinh nhỏ
hơn cây gỗ rừng nguyên sinh. Điều này dẫn đến sản lượng và giá trị kinh tế kém đi
vì trữ lượng cây rừng phụ thuộc vào chiều cao, tổng tiết diện ngang của cây đứng.
Các loài cây phi mục đích sâu bệnh, hình dáng xấu, phẩm chất kém chiếm tỷ lệ cao

64
thiếu mật độ của những cây mục đích nên rừng mất đi khă năng kinh doanh bền
vững. Rừng thứ sinh nghèo không chỉ về trữ lượng tâng cây cao mà còn thể hiện
ngay ở lớp cây tái sinh trên 2 phương diện sau

Một là, loài cây mục đích chiếm tỷ lệ không đạt yêu cầu trong lớp cây tái sinh

Hai là, số lượng cây tái sinh thiếu và thường hình thành theo đám, phân bố
không đều

Những đặc điểm này làm tăng thêm tính kèm thuần nhất trong cấu trúc của rừng
thứ sinh nghéo khi lớp cây tái sinh phát triển tham gia vào kết cấu tổ thành tầng cây
cao trong tương lai

4.1.2. Phân loại rừng thứ sinh nghèo:

Hiện nay trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp của nước ta hệ thống phân loại
trạng thái rừng thứ sinh nghèo được vận dụng theo quy phạm thiết kế kinh doanh
rừng ( QP84). Theo quy phạm này rừng thứ sinh nghèo tạm thời phân loại như sau:

Nhóm 1: Nhóm chưa có rừng

Đây là nhóm không có rừng hoặc hiện tại chưa thành rừng chỉ có cỏ cây bụi,
cây gỗ và tre nứa mọc rải rác có độ che phủ dưới 30%. Tùy theo hiện trạng nhóm
này lại được chia thành:

Kiểu IA: Trạng thái này đặc trung bởi lớp thực bì, cỏ, lau lách hoặc chuối rừng

Kiểu IB: Thực bì, cây bụi có thể có một số cây gỗ, tre mọc rải rác

Kiểu IC: Cây thân gỗ tái sinh có chiều cao trên 1m và đạt 1000cây/ha

Nhóm II: Kiểu rừng phục hồi cây tiên phong có đường kính nhỏ.

Dựa vào hiện trạng, nguồn gốc chia nhóm này thành:

Kiểu IIA: Đây là trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy được đặc trưng bởi
lớp cây tiên phong, ưa sáng mọc nhanh, thường đều tuổi và kết cấu 1 tầng

65
Kiểu IIB: Là trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt. Thành phần loài
phức tạp không đều tuổi cho tổ thành loài cây ưu thế không rõ ràng. Vượt lên khỏi
tán rừng ở trạng thái IIB có thể sót lại một số cây của quần thụ cũ nhưng trữ lượng
không đáng kể. Ở trạng thái này đường kính phổ biến không vượt quá 20cm

Nhóm III: Kiểu rừng thứ sinh đã bị tác động

Nhóm này bao gồm các quần thụ rừng đã bị tác động khai thác của con người
ở nhiều mức độ khác nhau làm cho kết cấu rừng có sự thay đổi. Tùy theo tác dụng,
khả năng tái sinh và cung cấp lâm sản nhóm này có một số trạng thái sau được phân
loại là rừng thứ sinh nghèo

Kiểu IIIA: Trạng thái rừng kiểu IIIA có đặc trưng: quần thụ bị khai thác
nhiều, khả năng khai thác hiện tại bị hạn chế, cấu trúc của rừng bị phá vỡ hoàn toàn
hoặc thay đổi cơ bản. Trạng thái này chia thành một số kiểu phụ

Kiểu IIIA1: Rừng bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ từng mảng lớn,
tầng trên còn sót lại một số cây cao to nhưng phẩm chất xấu nhiều dây leo, bụi dậm
tre nứa xâm lấn. Tùy theo tình hình tái sinh mà trạng thái được chia nhỏ thành các
loại:

 IIIA1-1: Thiếu tái sinh < 1000cây/ha cây tái sinh mục đích có chiều cao
trên 1m

 IIIA1-2: Đủ cây tái sinh trên 1000cây/ha cây tái sinh có chiều cao trên 1m

Kiểu phụ IIIA2: Rừng đã qua khai thác quá mức nhưng đã có thời gian phục
hồi tốt đặc trưng là hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế tái sinh với lớp cây
đại bộ phận có đường kính từ 20 -30cm, rừng có từ 2 tầng trở lên. Tùy theo tình
hình cây mục đích của tầng giữa và tình hình tái sinh chia nhỏ thành các loại sau:

 IIIA2-1: Thiếu tái sinh

 IIIA2 -2: Đủ tái sinh

66
 IIIA3: Là trạng thái rừng còn trữ lượng, tái sinh đủ nên cũng không được
phân loại vào trạng thái rừng thứ sinh nghèo

4.2. Một số kỹ thuật lâm sinh cho rừng thứ sinh nghèo hiện nay

4.2.1.Kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên

Là biện pháp phục hồi rừng dựa vào năng lực tái sinh tự nhiên của rừng
nghèo hiện có( hạt hay chồi) là chính, thông qua kỹ thuật người ta có thể bổ sung
mật độ và tổ thành cây tái sinh để đảm bảo rừng được phục hồi và đáp ứng các mục
tiêu đề ra

Đối tượng áp dụng xúc tiến tái sinh tự nhiên: Xúc tiến tái sinh bằng hạt: áp dụng
cho rừng nghèo kiệt rừng sau khai thác trắng, nương rẫy bỏ hóa, trảng cỏ cây bụi,
bãi bồi có tiềm năng tái sinh để hình thành rừng tự nhiên

Biện pháp tác động:

Xử lí đất cục bộ bằng phương pháp thủ công, cuốc rãnh hay cày phay cho hạt
giống được vùi trong đất, sớm nảy mầm, tránh sự phá hoại của côn trùng. Biện pháp
này phù hợp với một số loài thông. Lim xẹt. vối thuốc

Xử lí cây bụi, thảm tươi khi đã có sẵn lớp cây tái sinh nhưng bị chèn ép. Biện
pháp này áp dụng chủ yếu trên các trảng cỏ cây bụi hay nương rẫy

Trong trường hợp đặc biệt có thể đốt cây bụi thảm tươi trước mùa hạt rụng

Đối với những loài ra hoa kết quả sớm thì được phép trồng cây hay khóm cây
rải rác trên những vị trí thuận lợi cho việc phát tán hạt giống để xúc tiến tái sinh tự
nhiên

Ở trạng thái rừng nghèo kiệt tầng cây cao không đủ số cây mục đích nhưng
có sẵn hạt giống, cần hạ thấp độ tàn che của tầng cây cao, phát luỗng dây leo cây
bụi thảm tươi tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm> Khi đủ cây tái sinh chuyển
sang chế độ nuôi dưỡng rừng

67
Xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng cây chồi được áp dụng chủ yếu đối với những
rừng có các loài cây có tái sinh chồi gốc, chồi rễ chủ yếu nhằm sản xuất gỗ nhỏ

4.2.2 .Kỹ thuật phục hồi rừng khoanh nuôi

Là giải pháp tận dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên để tạo lại
rừng thông qua các biện pháp ngăn chặn có tính chất hành chính từ bên ngoài như
khai thác, chặt phá, chăn thả, lửa rừng. Theo định nghĩa này thì việc phục hồi rừng
bằng khoanh nuôi thực chất là một giải pháp kinh tế - xã hội. Có 3 nội dung trong
biện pháp này

Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên, sinh vật học và điều kiện kinh tế - xã hội

Khoanh nuôi chỉ là một xử lí ban đầu của một phương án cải thiện rừng vì
vậy thời gian khoanh nuôi không nên kéo dài khi có một lớp cây tái sinh hoàn chỉnh
cần có những tác động xử lí lâm sinh tiếp theo

Đối tượng khoanh nuôi: Đất chưa có rừng, nương rẫy cũ, phù sa bồi đắp

4.2.3. Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung:
Đây là một giải pháp tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế và xã hội nhằm phục hồi lại rừng
trong một thời gian xác định. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung là
một giải pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng
thông qua các biện pháp bảo vệ, biện pháp kỹ thuật lâm sinh và trồng bổ sung cần
thiết

Đối tượng: Là đất lâm nghiệp đã mất rừng mà quá trình tái sinh và diễn thế và
diễn thế tự nhiên cho phép phục hồi lại rừng cụ thể:

Đất đã mất rừng do khai thác kiệt

Nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng

Trảng cỏ cây bụi xen cây gỗ tầng đất mặt dày trên 30cm

Các đối tượng trên phải có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau

Cây con mục đích tái sinh phải có trên 300cây/ha với chiều cao trên 50cm

68
Gốc mẹ có khả năng tái sinh chồi có trên 150gốc /ha, phân bố tương đối đều

Có ít nhất 25 cây mẹ gieo giống tại chỗ/ha, nguồn gốc từ các khu rừng lân cận

Các loại tre nưa phục hồi sau khai thác nương rẫy có độ che phủ trên 20%diện
tích, phân bố đều

Thời gian tác động và tiêu chuẩn rừng được công nhận hoàn thành khoanh
nuôi có tác động:

Đối với rừng phòng hộ đặc dụng

Thời gian từ 4 -6 năm

Độ tàn che cây gỗ từ 0,6 trở lên và dưới tán có cây bụi thảm tươi

Rừng tre nứa phải có độ che phủ trên 80%

Rừng phòng hộ ở khu vực xung yếu và rất xung yếu có độ che phủ của cây
trên 1m trên 80%

Đối với rừng sản xuất

Thời gian từ 5 -8 năm

Rừng phục hồi phải có ít nhất 500 cây mục đích/ha, phân bố đều, chiều cao
trung bình trên 4m, độ tàn che tối thiểu 0,5

Rừng tre nứa có độ che phủ trên 80% và cây đạt tiêu chuẩn khai thác trên 25%

4.3. Cải tạo rừng


4.3.1. Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt
4.3.1.1. Các khái niệm cơ bản
Rừng tự nhiên nghèo kiệt: là rừng tự nhiên có trữ lượng rất thấp, chất lượng
kém; khả năng tăng trưởng và năng suất rừng thấp, nếu để rừng phục hồi tự nhiên sẽ
không đáp ứng được yêu cầu về kinh tế, yêu cầu phòng hộ.
Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt không
còn khả năng phục hồi có hiệu quả nếu áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái

69
sinh tự nhiên bằng trồng lại cây rừng để khôi phục thành rừng có năng suất, chất
lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao hơn.
4.3.1.2. Điều kiện rừng tự nhiên nghèo kiệt áp dụng biện pháp cải tạo
Khu rừng tự nhiên ở trạng thái nghèo kiệt (không thuộc rừng núi đá) áp dụng biện
pháp cải tạo phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(1) Thuộc quy hoạch rừng sản xuất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt, giao;
(2) Có dự án và kế hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
(3) Tiêu chí rừng tự nhiên áp dụng biện pháp cải tạo
a) Rừng tự nhiên nghèo kiệt áp dụng biện pháp cải tạo, phải được đánh giá không có
khả năng phục hồi thành trạng thái rừng có chất lượng cao hơn với mức tăng trưởng
tối đa 2 m3/ha/năm đối với rừng gỗ nếu tiến hành nuôi dưỡng hoặc khoanh nuôi tái
sinh rừng tự nhiên; tổ thành loài cây mục đích thấp dưới 50%, phân bố không đều.
b) Cấu trúc tầng tán rừng đã bị phá vỡ; cây mục đích phân bố không đều trong lô
rừng; độ tán che của cây gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 mét trên mặt đất từ 08 cen-
ti-mét trở lên nhỏ hơn 0,3 trên một lô rừng;
c) Điều kiện lập địa phù hợp với đặc tính sinh trưởng và phát triển của các loài cây
trồng để cải tạo rừng nghèo kiệt. Trường hợp cải tạo rừng toàn diện thì độ dốc các lô
rừng cải tạo dưới 25 độ, diện tích tối đa được cải tạo một lần không quá 100 (một
trăm) héc-ta trong một tiểu khu rừng, khi cây trồng trên diện tích đó đủ tiêu chí
thành rừng mới được thực hiện ở diện tích rừng nghèo kiệt liền kề.
(4) Tiêu chí lâm học cụ thể đối với các loại trạng thái rừng như sau:
- Rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá: số lượng cây gỗ tái sinh mục đích có
chiều cao vút ngọn từ 01 mét trở lên dưới 800 cây/ha, phân bố không đều trên diện
tích một lô rừng; trữ lượng gỗ của tất cả các cây có đường kính tại vị trí 1,3 mét trên
mặt đất từ 08 cen-ti-mét trở lên dưới 50 m3/ha.
- Rừng gỗ lá rộng rụng lá theo mùa: số lượng cây gỗ tái sinh mục đích có chiều cao
vút ngọn từ 01 mét trở lên dưới 700 cây/ha, phân bố không đều (đối với tái sinh chồi
từ một gốc cây mẹ có nhiều chồi chỉ tính 01 chồi tái sinh tốt nhất) trên một lô rừng;

70
trữ lượng gỗ của tất cả các cây có đường kính tại vị trí 1,3 mét trên mặt đất từ 8 cen-
ti-mét trở lên dưới 40 m3/ha trong một lô rừng.
- Rừng lá kim: số cây có đường kính bình quân tại vị trí 1,3 mét trên mặt đất từ 08
cen-ti-mét trở lên dưới 80 cây/ha, phân bố không đều trên diện tích một lô rừng.
- Rừng tràm: số cây có đường kính bình quân tại vị trí 1,3 mét nhỏ hơn 6 cen-ti-mét
dưới 2.500 cây/ha; từ 6 đến 10 cen-ti-mét dưới 1.500 cây/ha; từ trên 10 đến 14 cen-
ti-mét dưới 1.500 cây/ha; trên 14 cen-ti-mét dưới 1.000 cây/ha trong một lô rừng.
- Rừng ngập mặn: số cây có đường kính bình quân tại vị trí 1,3 mét trên mặt đất nhỏ
hơn 12 cen-ti-mét dưới 1.000 cây/ha; từ 12 đến 18 cen-ti-mét dưới 600 cây/ha; từ
trên 18 đến 24 cen-ti-mét dưới 400 cây/ha; trên 24 cen-ti-mét dưới 200 cây/ha trong
một lô rừng.
- Rừng tre nứa: số cây có đường kính tại vị trí 1,3 mét trên mặt đất từ 05 cen-ti-mét
trở lên dưới 3.000 cây/ha trong một lô rừng; trường hợp lô rừng chỉ có tre nứa
đường kính nhỏ hơn thì không phụ thuộc vào mật độ.
- Rừng hỗn loài tre nứa và gỗ: trữ lượng gỗ của tất cả các cây có đường kính tại vị
trí 1,3 mét trên mặt đất từ 08 cen-ti-mét trở lên dưới 25 m3/ha; số cây tre nứa có
đường kính tại vị trí 1,3 mét trên mặt đất từ 05 cen-ti-mét trở lên dưới 1.500 cây/ha
trong một lô rừng.
4.3.1.3. Kỹ thuật cải tạo rừng nghèo kiệt
1. Xác định ranh giới, diện tích khu rừng nghèo kiệt áp dụng biện pháp cải tạo: phát
hoặc đánh dấu ranh giới khu rừng điều tra trên thực địa; tính toán diện tích, lập bản
đồ hiện trạng rừng tỉ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 phù hợp với quy mô diện tích khu
rừng.
2. Lập ô tiêu chuẩn đo đếm trữ lượng gỗ và số lượng cây (tổng diện tích các ô tiêu
chuẩn tối thiểu là 2 % diện tích khu rừng thiết kế), cụ thể như sau:
a) Đối với rừng tự nhiên nghèo kiệt lá rộng thường xanh, rừng rụng lá theo mùa,
rừng lá kim lập ô tiêu chuẩn có diện tích 1.000 m2 thu thập số liệu: tên, phẩm chất
cây rừng theo 3 cấp (tốt, trung bình, xấu); đo đường kính ở vị trí 1,3 mét trên mặt
đất và chiều cao vút ngọn của tất cả cây trong ô tiêu chuẩn có đường kính từ 08 cen-

71
ti-mét trở lên. Mỗi ô tiêu chuẩn được ghi vào một phiếu điều tra. Tính trữ lượng cây
đứng bình quân theo lô bằng tổng hợp từ việc xác định thể tích cây đứng theo công
thức: Vcây = G.Hvn.f, trong đó: Vcây là thể tích thân cây; G là tiết diện ngang của cây
tại vị trí 1,3 mét trên mặt đất; Hvn là chiều cao vút ngọn của cây; f là hình số độ
thon (đối với rừng tự nhiên f = 0,45). Căn cứ vào kết quả điều tra ô tiêu chuẩn để
tính toán sản lượng gỗ, tỷ lệ gỗ tận dụng, dự kiến sản phẩm gỗ, củi từng lô rừng và
toàn bộ diện tích thiết kế.
b) Đối với rừng tràm và rừng ngập mặn lập ô tiêu chuẩn có diện tích 1.000 m2. Thống
kê số lượng cây trong ô tiêu chuẩn có đường kính từ 6 cen-ti-mét trở lên tại vị trí 1,3
mét trên mặt đất, trên cơ sở kết quả tổng hợp trong ô tiêu chuẩn xác định mật độ và
đường kính bình quân một héc-ta của lô rừng và của toàn bộ diện tích thiết kế.
c) Đối với rừng tre nứa lập ô tiêu chuẩn 100 m2. Thống kê số lượng cây trong ô tiêu
chuẩn có đường kính từ 5 cen-ti-mét trở lên tại vị trí 1,3 mét trên mặt đất, trên cơ sở
kết quả tổng hợp trong ô tiêu chuẩn xác định mật độ bình quân một héc-ta của lô
rừng và của toàn bộ diện tích thiết kế
4.3.1.4. Thiết kế kỹ thuật cải tạo rừng
* Phương pháp cải tạo: Cải tạo theo băng, theo đám trong một lô rừng hay cải tạo
trên toàn bộ lô rừng
(1) Xử lý thực bì:
Bước 1: Điều tra cấp thực bì để phân cấp thực bì

Ph©n lo¹i cÊp thùc b× ph¸ vì

CÊp thùc
b× ph¸t Lo¹i thùc b× ph¸t vì

CÊp 1 - Gåm c¸c lo¹i cá thÊp, cá tranh, cá mü, lau l¸ch,
chÌ vÌ chÝt cã chiÒu cao ≤ 0,5 m, chiÕm tØ lÖ ≤
20%.
- C¸c lo¹i sim, mua, thÈu tÊu, thµnh ng¹nh, tÕ
guét cã chiÒu cao ≤ 0,5 m, chiÕm tØ lÖ ≤ 20%.
CÊp 2 - Gåm c¸c lo¹i cá thÊp, cá tranh, cá mü, lau l¸ch,
chÌ vÌ chÝt cã chiÒu cao 0,5  1 m, chiÕm tØ lÖ 20

72
 30%.
- C¸c lo¹i sim, mua, thÈu tÊu, thµnh ng¹nh, tÕ
guét cã chiÒu cao 0,5  1 m, chiÕm tØ lÖ 20  30%.
- C¸c lo¹i nøa, sÆt, may lay, le, lå « cã chiÒu
cao 0,5  1 m, chiÕm tØ lÖ ≤ 20%.
- C¸c lo¹i c©y gç nhá phi môc ®Ých cã chiÒu cao
0,5  1 m, chiÕm tØ lÖ ≤ 20%.
Nhãm 3 - Gåm c¸c lo¹i cá thÊp, cá tranh, cá mü, lau l¸ch,
chÌ vÌ chÝt cã chiÒu cao 1  1,5 m, chiÕm tØ lÖ 30
 40%.
- C¸c lo¹i sim, mua, thÈu tÊu, thµnh ng¹nh, tÕ
guét cã chiÒu cao 1  1,5 m, chiÕm tØ lÖ 30  40%.
- C¸c lo¹i nøa, sÆt, may lay, le, lå « cã chiÒu
cao 1  1,5 m, chiÕm tØ lÖ 20  30%.
- C¸c lo¹i c©y gç nhá phi môc ®Ých cã chiÒu cao 1
 1,5 m, chiÕm tØ lÖ 20  30%.
CÊp 4 - Gåm c¸c lo¹i cá thÊp, cá tranh, cá mü, lau l¸ch,
chÌ vÌ chÝt cã chiÒu cao > 2 m, chiÕm tØ lÖ 40 
50%.
- C¸c lo¹i sim, mua, thÈu tÊu, thµnh ng¹nh, tÕ
guét cã chiÒu cao 1,5  2 m, chiÕm tØ lÖ 30  40%.
- C¸c lo¹i nøa, sÆt, may lay, le, lå « cã chiÒu
cao 1,5  2 m, chiÕm tØ lÖ 30  35%.
- C¸c lo¹i c©y gç nhá phi môc ®Ých cã chiÒu cao
1,5  2 m, chiÕm tØ lÖ 30  35%.
CÊp 5 - C¸c lo¹i sim, mua, thÈu tÊu, thµnh ng¹nh, tÕ
guét cã chiÒu cao > 2 m, chiÕm tØ lÖ 40  45%.
- C¸c lo¹i nøa, sÆt, may lay, le, lå « cã chiÒu
cao 2  2,5 m, chiÕm tØ lÖ 35  40%.
- C¸c lo¹i c©y gç nhá phi môc ®Ých cã chiÒu cao 2
 2,5 m, chiÕm tØ lÖ 35  40%.
CÊp 6 - C¸c lo¹i nøa, sÆt, may lay, le, lå « cã chiÒu
cao > 2,5 m, chiÕm tØ lÖ 35  40%.
- C¸c lo¹i c©y gç nhá phi môc ®Ých cã chiÒu cao
>2,5 m, chiÕm tØ lÖ 35  40%.
Bước 2: Xử lý thực bì
Trước khi làm đất tùy theo điều kiện cụ thể mà thảm thực bì giữ nguyên, chặt một
phần hay chặt trắng

73
(1) Thực bì giữ nguyên: Thực hiện ở nơi thực bì thưa, thấp không gây cản trở
cho làm đất, sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
(2) Phát một phần thực bì thực hiện theo 3 cách
+ Chặt theo băng: Băng chặt phải chạy theo đường đồng mức, chiều rộng băng chặt
bằng hoặc gấp 2-3 lần băng chừa lại.
Yếu tố cơ bản làm cơ sở để xác định bề rộng của băng chặt là chiều cao của thảm
thực bì, thông thường bề rộng băng chặt tối thiểu bằng chiều cao trung bình của
thảm thực bì
+ Chặt quanh hố trồng cây: Chặt thực bì quanh hố trồng cây có đường kính rộng 1-
2m
+ Chặt phân tán từng cây: Nhằm điều chỉnh độ tàn che cho phù hợp với đặc tinh
sinh vật học của loài cây trồng.
( 3) Chặt trắng: Tùy theo địa hình ( độ dốc và chiều dài dốc) chặt trắng được thực
hiện theo 2 cách
 Nếu độ dốc < 15 độ, chiều dài dốc < 100m, thực bì được phát trắng toàn
bộ, trên sườn dốc, thực bì được phát thanh những băng rộng 1-2m, chạy
dài theo đường đồng mức , phơi khô rồi đốt, trước khi đốt phải làm băng
cản lửa rộng 30 -50m, khi đốt phải có người kiểm soát.
 Nếu độ dốc > 15 độ và chiều dài dốc >100m, khi phát thực bì để lại chỏm
thực bì trên đỉnh có đường kính 5 -10m, giữa sườn dốc và chân dốc giữ
lại các băng chừa rộng 2-3m , chạy dài theo đường đồng mức.
 Nước ta hiện nay xử lý thực bì chủ yếu theo phương pháp thủ công, dùng
dạo, rựa chặt/phát sát gốc.
(2) Làm đất
Bước 1: Điều tra cấp đất
Ph©n lo¹i ®Êt trång rõng

Nhãm §é nÐn
Lo¹i ®Êt chñ yÕu
®Êt chÆt

74
- §Êt c¸t pha thÞt, Èm, t¬i xèp ®é s©u tÇng
®Êt mÆt 0,4  0,5 m, tØ lÖ ®¸ vµ rÔ c©y lÉn Cuèc bµn
Ýt ≤ 10%. (tiªu
1 - §Êt rõng cßn tèt, tÇng ®Êt mÆt s©u > 40 chuÈn nhµ
cm, xèp Èm, tØ lÖ ®¸ vµ rÔ c©y lÉn Ýt ≤ 10%. n-íc)
- §Êt c¸t dÝnh t¬i, xèp, m¸t tØ lÖ sái ®¸ ®µo nhÑ
lÉn Ýt ≤ 10%.
- §Êt thÞt nhÑ vµ trung b×nh, ®é s©u tÇng Cuèc bµn
®Êt mÆt 0,3  0,4 m, tØ lÖ rÔ c©y tõ 10  (tiªu
25%; tØ lÖ ®¸ lÉn tõ 10  20%. chuÈn nhµ
- §Êt thÞt pha c¸t, Èm xèp tØ lÖ rÔ c©y n-íc)
2 ®µo ph¶i
kho¶ng 20%, tØ lÖ ®¸ lÉn tõ 10  15%.
dïng mét
- §Êt rõng cßn tèt, tÇng ®Êt mÆt trung b×nh,
lùc t-¬ng
Èm xèp, tØ lÖ rÔ c©y tõ 25  30%; tØ lÖ ®¸ ®èi m¹nh
lÉn tõ 15  20%.
- §Êt sÐt nÆng h¬i chÆt, ®Êt m¸t. TØ lÖ rÔ Cuèc bµn
c©y tõ 20  30% trong ®ã rÔ c©y cã ®-êng kÝnh (tiªu
lín ≥ 30%.; tØ lÖ ®¸ lÉn tõ 20  35% trong ®ã chuÈn nhµ
®¸ lé ®Çu kho¶ng 20%. n-íc)
3 ®µo ph¶i
- §Êt ®¸ ong ho¸ nhÑ, chÆt, ®Êt m¸t. TØ lÖ
dïng mét
rÔ c©y tõ 15  20%; tØ lÖ ®¸ lÉn tõ 30  35%
lùc m¹nh
®¸ lé ®Çu lín h¬n 30%.
- §Êt sÐt pha c¸t, h¬i chÆt, m¸t
- §Êt sÐt pha thÞt, chÆt kh« tÇng ®Êt mÆt Cuèc bµn
máng. TØ lÖ rÔ c©y tõ 25  30%; tØ lÖ ®¸ lé (tiªu
®Çu tõ 30%  40% chuÈn nhµ
- §Êt sÐt pha sái ®¸, chÆt kh«, tÇng ®Êt mÆt n-íc)
4
®µo ph¶i
máng. TØ lÖ rÔ c©y tõ 30  40%; tØ lÖ ®¸ lÉn
dïng mét
40%  50%, nhiÒu ®¸ lé ®Çu vµ ®¸ t¶ng. lùc rÊt
- §Êt sÐt nÆng, kh« chÆt. m¹nh

Bước 2: Xử lý đất
Có 2 phương thức làm đất trồng cây: làm đất toàn diện và làm đất cục bộ
 Phương thức làm đất toàn diện: Thường được áp dụng ở nơi có địa hình
bằng phẳng hoặc có độ dốc <10 độ. Làm đất toàn diện có 2 phương pháp
là phương pháp cơ giới và thủ công.
 Phương thức làm đất cục bộ: gồm 3 phương pháp làm đất:

75
- Phương pháp làm đất cơ giới: Nơi có địa hình bằng phẳng hoặc có độ
dốc <20 độ, sử dụng máy cày làm đất theo dải có bề rộng 0,5 -5m
hoặc theo luống có bề rộng 0,1 -1m, chiều dài chạy theo đường đồng
mức.
- Phương pháp làm đất thủ công: Sử dụng người để cuốc hay trâu bò
kéo nơi có địa hình dốc <30 độ, làm đất theo giải có bề rộng <2m, cày
sâu 10 -15cm hoặc làm theo luống có bề rộng 1m, bề cao luống 10 -
20cm, chạy dài theo đường đống mức.
- Phương pháp làm đất theo hố: Sử dụng cuốc đào hố theo kích thước
30 x30 x30. Đây là phương pháp làm đất chủ yếu hiện nay bởi không
bị giới hạn về điều kiện địa hình
(3) Xác định mật độ trồng : Mật độ trồng xác định bằng cự ly hàng và cự ly cây
và thường trồng cự ly 2 x 1 hoặc 2 x2…
(4) Bón lót
Bón lót là bón trước hoặc đồng thời với lúc trồng cây. Hiện nay thường sử
dụng 3 loại phân: Phân chuồng hoai, phân vô cơ và phân vi sinh:
- Phân chuồng hoai thường bón với liều lượng 1-3kg/hố
- Phân vô cơ thường dùng phân hỗn hợp NPK với liều lượng 0,1 -
0,2kg,hố
- Phân vi sinh với liều lượng 0,1 -0,5kg/hố
(5) Kỹ thuật trồng
 Trồng cây con có bầu
Tháo bỏ vỏ bầu, đặt bầu giữa hố, bầu và thân cây thẳng đứng, đường kính cổ rễ cách
mặt đất 2-3 cm, lấp đất tơi xốp cao tới 1/2 đến 2/3 bầu, nén chặt xung quanh bầu.
Sau đó lấp đất tới đường kính cổ rễ.
 Trồng cây rễ trần
Đặt cây con vào chinh giữa hỗ hoặc rãnh cày, thân thẳng đứng, rễ cọc không uốn
cong, rễ ngang và rễ con phân rải tự nhiên không bị túm lại, đường kính cổ rễ cách
mặt đất 2-3cm, lấp đất tơi nhỏ và nén chặt.

76
(6) Trồng dặm
Sau khi trồng được 1-3 tháng phải tiến hành trồng dặm. Nếu tỷ lệ cây sống >95% và
số cây chết phân bố đều thì không phải trồng dặm nhưng nếu chết tập trung theo
đám thì phải trồng dặm.
Trồng dặm tiến hành vào vụ kế tiếp, cùng loài cây, cùng kích thước, cùng tuổi với
cây đã trồng, theo cự ly hàng và cự ly cây như ban đầu.
(7) Chăm sóc
Nội dung chăm sóc chủ yếu bao gồm: làm cỏ , xới đất, vun gốc.
(8) Thiết kế băng phòng chống cháy rừng
4.3.1.5. Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
- Xác định các biện pháp kỹ thuật cải tạo rừng
- Xác định các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật (dựa vào quyết định 38)
- Tính chi phí đầu tư cho 01 ha, từng lô kế hoạch cải tạo rừng trong từng năm và
toàn bộ thời gian thực hiện cải tạo
- Lập bản đồ thiết kế
- Xây dựng báo cáo thuyết minh thiết kế cải tạo rừng.

4..4.Kỹ thuật làm giàu rừng

Khái niệm: làm giàu rừng được hiểu là một giải pháp lâm sinh nhằm cải thiện
tỷ lệ cây mục đích ở rừng nghèo mà không loại bỏ thảm thực vật cũ và cây non mục
đích có sẵn

Mục tiêu của làm giàu rừng là tạo ra một lâm phần mới với cây trồng làm giàu
rừng chiếm ưu thế hỗn giao với những loài cây có giá trị kinh tế của rừng cũ

Đối tượng làm giàu rừng có 5 đối tượng

Rừng trồng hoặc rừng phục hồi tự nhiên tương đối thuần loài đều tuổi ở giai
đoạn khép tán đến trước khai thác chính từ 4 -5 năm đối với rừng kinh doanh gỗ nhỏ
và 8 -10 năm đối với rừng kinh doanh gỗ lớn

77
Rừng đang trong giai đoạn phục hồi, hỗn loài khác tuổi, tầng trên có một số loài
phù hợp với mục đích kinh doanh gieo giống

Rừng tự nhiên sau khai thác chọn không đạt tiêu chuẩn về tầng cây cao nhưng
tầng dưới có đủ cây tái sinh, phân bố đều và chất lượng tốt

Rừng tre nứa pha gỗ cần duy trì trạng thái hỗn loài ổn định cho mục tiêu kinh tế
và môi trường

Kỹ thuật làm giàu: Hiện nay có 2 kỹ thuật chủ yếu được áp dụng phổ biến

Kỹ thuật làm giàu theo rạch

Kỹ thuật làm giàu theo đám

Kết luận: Kỹ thuật làm giàu rừng hiện nay thực chất là chuyển hóa dần từ rừng
tự nhiên thành rừng nhan tạo với cấu trúc thuần nhất của những loài cây bản địa
được tuyển chọn theo mục đích kinh doanh. Kỹ thuật làm giàu rừng không nên hiểu
đơn thuần là làm giàu về trữ lượng mà phải làm giàu các tiềm năng cung cấp đa
dạng các loại sản phẩm. Làm giàu rừng tiết kiệm được đầu tư ban đầu và hạ giá
thành sản phẩm

4.5.Trồng rừng thay thế

Trồng rừng thay thế chỉ áp dụng cho những nơi bằng phẳng và có mục đích
kinh doanh thay đổi khi thực vật rừng không đáp ứng được mục tiêu đó. Nội dung
kỹ thuật:

Xử lí thực bì thường là chặt trắng, phát đốt hoặc don cành nhánh

Chọn loài cây trồng, làm đất, thời vụ và mật độ trồng theo các quy định
chung trong kỹ thuật trồng rừng hiện hành

Phương thức trồng theo hướng hỗn loài đều tuổi hoặc không đều tuổi

78
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Xuân Hoàn (2003). Lâm học. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội.

2. Phạm Xuân Hoàn (2004). Một số vấn đề trong Lâm học Nhiệt đới. Nhà xuất
bản Nông nghiệp Hà nội

3. Hoàng Kim Ngũ – Phùng Ngọc Lan (1998). Sinh thái rừng. Nhà xuất bản
Nông nghiệp. Hà nội.

4. TS. Lê Bá Toàn (2008) Bài giảng Kỹ Thuật Lâm sinh.

5. PGS. TS. Nguyễn Văn Thêm (2004). Lâm sinh học. Nhà xuất bản Nông
nghiệp

79
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01: BÀI TẬP
DẠNG 1: MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH TÁI SINH RỪNG
1. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả xử lý số liệu nhằm trả lời những câu hỏi sau đây:
(1) Kết cấu loài cây tái sinh của quẫn xã thực vật như thế nào?
(2) Quần xã thực vật bao gồm bao nhiêu loài cây tái sinh? Thuộc chi, họ bộ
nào? Loài nào thuộc nhôm gỗ nào?
(3) Loài cây gỗ nào chiếm ưu thế?
(4) Những loài cây gỗ nào là đồng ưu thế?
Nội dung 1. Xác định kết cấu loài cây tái sinh.
Kết cấu loài cây tái sinhvcủa QXTV được tổng hợp theo Bảng 1.
Bảng 1. Kết cấu loài cây tái sinh tự nhiên của QXTV.

80
TT Loài cây N (cây/ha) N(%)
(1) (2) (3) (4)
1
2
3
4
5

Cộng 5 loài
1 Loài khác
Tổng cộng

Nội dung 2. Xácđịnh phân bố cây tái sinh theo cấp H


Phân bố N/H đượctập hợp theo Bảng 2.
Bảng 2. Phân bố cây tái sinh theo cấp H.
Phân bố cây tái sinh theo cấp H (cm):
TT Cấp H (cm)
N (cây/ha) Tỷ lệ (%)

(1) (2) (3) (4)

1 < 50
2 50 – 100
3 100 – 150
4 150 – 200
5 200 – 250
6 > 250

Tổng

81
Phân chia chiều cao cây tái sinh theo giai đoạn
Phân bố cây tái sinh theo cấp H (cm):
TT Cấp H (cm)
N (cây/ha) Tỷ lệ (%)

(1) (2) (3) (4)

1 1-20
2 21-40
3 41-50
4 51 – 150
5 151 – 200
6 201 – 250
>250
7

Tổng

Nội dung 3. Phân tích nguồn gốc cây tái sinh củaQXTV
Nguồn gốc cây tái sinh của QXTV được tập hợp theo Bảng 6.3.
Bảng 3. Nguồn gốc cây tái sinh của QXTV.
Tổng số Phân chia theo nguồn gốc:
Cấp H
TT (N, cây/ha) Hạt Chồi
(cm)
N % N % N %
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
1 < 50 100
2 50 - 100 100
3 100 - 150 100
4 150 - 200 100
5 200 - 250 100

82
6 ≥ 250 100
Tổng số 100
Nội dung 4. Phân tích chất lượng/phẩm chất cây tái sinh của QXTV
Chất lượng cây tái sinh của QXTV được tập hợp theo Bảng 6.4.
Bảng 4. Chất lượng cây tái sinh của QXTV.
Tổng số Phân theo chất lượng:
Cấp H
TT (N, cây/ha) Tốt Trung bình Xấu
(cm)
N % N % N % N %
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
1 < 50 100
2 50 - 100 100
3 100 - 150 100
4 150 - 200 100
5 200 - 250 100
6 ≥ 250 100
Tổng số 100

 Nội dung 5: Xác định phân bố số cây tái sinh trên mặt đất
 Ta có nhiều cách để xác định phân bố cây tái sinh trên mặt đất. Một trong
những cách đó là theo công thức tính Poison:

 S2 là phương sai mẫu, tính theo công thức:

o : Số cây trung bình.


o xi: Số cây mỗi ô.
o
n : Tổng số ô.
 Xbq là giá trị bình quân số cây /ô.
 Nếu:

83
o W = 1: phân bố cây tái sinh trên mặt đất là phân bố ngẫn
nhiên.
o W < 1: phân bố cây tái sinh trên mặt đất là phân bố đều.
o W > 1: phân bố cây tái sinh trên mặt đất là phân bố cụm.
 Kết quả tính toán:

Bảng 5: Phân bố số cây tái sinh trên mặt đất theo phân phối Poison
ODB Số cây (xi) n -1 W
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

84
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
Tổng

DẠNG 2: MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH QX THỰC VẬT RỪNG


1 Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả xử lý số liệu nhằm trả lời những câu hỏi sau đây:
(1) Kết cấu loài cây gỗ của QXTV như thế nào?
(2) Quần xã thực vật bao gồm bao nhiêu loài cây gỗ?
(3) Loài cây gỗ nào chiếm ưu thế sinh thái?

85
(4) Những loài cây gỗ nào là đồng ưu thế?
(5) Cấu trúc của QXTV như thế nào?
Nội dung 1. Xác định kết cấu loài cây gỗ của QXTV.
Đối với mỗi ô mẫu 2000 m2,xác định kết cấu loài cây gỗ theo phương pháp
của Thái Văn Trừng (1999) (Công thức 1.1); trong đó IVI% là chỉ số giá trị quan
trọng của mỗi loài cây gỗ; N%, G% và V% tương ứng là mật độ tương đối của loài,
tiết diện ngang thân cây tương đối của loài và thể tích thân cây tương đối của loài.
Giá trị V = g*H*F, với F = 0,45.
IVI% = (N% + G% + V%)/3 (1.1)

Sau đó quy đổi N, G và V ra đơn vị 1 ha. Cuối cùng tập hợp kết quả kết cấu
loài cây gỗ theo Bảng 1.
Bảng 1. Kết cấu loài cây gỗ của QXTV.
N G V Tỷ lệ
TT Loài cây gỗ
(cây/ha) (m2/ha) (m3/ha) N% G% V% IVI%
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
1
2
3
4
5
6
7
Cộng 7 loài
8 Loài khác
Tổng cộng

Từ số liệu ở Bảng 1, phân tích:

86
 Mật độ trung bình của QXTV; mật độ của những loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu
thế; mật độ củanhững loài cây gỗ khác.
 Tiết diện ngang trung bình của QXTV; trong đó phân ra những loài cây gỗ ưu
thế và đồng ưu thế, những loài cây gỗ khác.
 Trữ lượng trung bình của QXTV; trong đó phân ra những loài cây gỗ ưu thế và
đồng ưu thế, những loài cây gỗ khác.
 Chỉ số IVI% trung bình của các nhóm cây gỗ.
 Độ tàn che của QXTV.

Nội dung 2. Xác định cấu trúc của QXTV


2.1. Xác định kết cấu của QXTV
Kết cấu mật độ (N, cây/ha), tiết diện ngang (G, m2/ha) và trữ lượng gỗ (M,
m3/ha) được tập hợp theo nhóm D (Bảng 2).
Bảng 2. Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường kính.
N G M Tỷ lệ:
Nhóm D (cm)
(cây/ha) (m2/ha) (m3/ha) N% G% M% IVI%
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
< 20
20 - 40
40 - 60
> 60
Tổng số

Từ số liệu ở Bảng 1.2, phân tích tỷ lệ N%, G% và M% theo nhóm D.


2.2. Xác định phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D)
Để xác định phân bố N/D, phân chia D của tất cả những loài cây gỗ theo cấp
D; mỗi cấp D = 6 cm. Sau đó thống kê số cây theo cấp D theo Bảng 1.3 và 1.4.
Bảng 3. Đặc trưng thống kê phân bố N/D của QXTV. Đơn vị tính: 0,25 ha.

87
TT Thống kê Giá trị
(1) (2) (3)
1 N (cây)
2 D (cm)
3 ± Sd (cm)
4 CV%
5 Dmin (cm)
6 Dmax (cm)
7 Sk
8 Ku

Bảng 4. Phân bố N/D đối với QXTV. Đơn vị tính: 1,0 ha.
TT Cấp D (cm) N (cây/ha) N% N(Tích lũy) N%(Tích lũy)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 ≤8
2 14
3 20
4 26
5 32
6 38
7 44
8 50
9 ≥ 56
Tổng số

Từ số những đặc trưng thống kê phân bố N/D ở Bảng 1.3 và 1.4, phân tích:
 Đường kính bình quân và phạm vi biến động đường kính (Dmin – Dmax).
 Hệ số biến động đường kính.
 Hình dạng đường cong phân bố N/D.
 Độ lệch và độ nhọn của đường cong phân bố N/D.

88
2.3. Xác định phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H)
Để xác định phân bố N/H, phân chia H của tất cả những loài cây gỗ theo cấp
H; mỗi cấp H = 4 m. Sau đó thống kê số cây theo cấp H theo Bảng 1.5 và 1.6.
Từ số những đặc trưng thống kê phân bố N/H ở Bảng 1.5 và 1.6, phân tích:
 Chiều cao bình quân và phạm vi biến động đường kính (Hmin – Hmax).
 Hệ số biến động chiều cao.
 Hình dạng đường cong phân bố N/H.
 Độ lệch và độ nhọn của đường cong phân bố N/H.
Bảng 5. Đặc trưng thống kê phân bố N/H của QXTV. Đơn vị tính: 0,25 ha.

TT Thống kê Giá trị


(1) (2) (3)
1 N (cây)

2 H (m)

3 ± Sh (m)
4 CV%
5 Hmin (m)

6 Hmax (m)

7 Sk

8 Ku

Bảng 6. Phân bố N/H đối với QXTV. Đơn vị tính: 1,0 ha.
TT Cấp H (m) N (cây/ha) N% N(Tích lũy) N%(Tích lũy)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 ≤
2
3
4
5
6

89
7
8 ≥
Tổng số

Cỡ 8 8,5 9 9,5 10 10,5 11 11,5 12 12,5 13 13,5 14 14,5 T


D(cm) ổ
n
g
Cấp H 9 9,5 10 10,5 11 11,5 12 12,5 13 13,5 14 14,5 15 15,5
(m)
N1 12 15 12 18 20 12 9 8 5 16 17 4 9 7
(cây)

DẠNG 3: XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG THỨC TỈA THƯA

Dạng 1: Biết N1, N2 tìm Nc


1. Tính In%, Ig%, Iv% =?
2. Tính Kv, Kg = ?
3. Em nhận xét về cường độ chặt Iv% và cho biết đặc điểm của phương thức
tỉa thưa đã tính toan được?

90
N2 12 15 12 16 19 9 5 4 2 11 12 2 5 3
(cây)
Nc

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI

Bước 1: Tính In% : ∑N1 = ?, ∑Nc =?


Bước 2: Tính Ig%: ∑G1=?, ∑Gc =?
Bước 3: Tính Iv%: ∑V1 =?, ∑Vc =?
Bước 4: Tính Vcbq = ∑Vc/ ∑Nc, V1bq = ∑V1/ ∑N1
Bước 5: Tính Kv
Bước 6: Tính : Gcbq = ∑Gc/ ∑Nc, G1bq= ∑G1/ ∑N1
Bước 7: Tính Kg

Dạng 2: Biết N2, Nc tìm N1


Cỡ D
(cm) 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27
Cỡ H (m) 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
N1 (cây)
N2 (cây) 5 10 8 10 9 10 5 4 4 3 1
Nc (cây) 0 2 3 8 9 5 4 1 2 2 2

1. Tính In%, Ig%, Iv% =?


2. Tính Kv, Kg = ?
3. Em nhận xét về cường độ chặt Iv% và cho biết đặc điểm của phương thức
tỉa thưa đã tính toán được?

PHỤ LỤC 02
NỘI DUNG THỰC HÀNH -THỰC TẬP MÔN KTLS
Chương 1: Viết thuyết minh thiết kế cho các nội dung

91
+ Trồng rừng
+ Khoanh nuôi
+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung

THUYẾT MINH THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG

I. THÔNG TIN CHUNG


1. Tên công trình lâm sinh: Xác định tên công trình lâm sinh là trồng rừng Keo,
Bạch đàn, Thông….
2. Thuộc dự án: Tên dự án, số quyết định phê duyệt, ngày…. tháng ….ban hành.
3. Mục tiêu: Xác định rõ mục tiêu trồng rừng : nhằm mục đích phòng hộ, đặc dụng,
sản xuất, làm giàu rừng hay trồng rừng thay thế
4. Địa điểm xây dựng: Theo địa danh (tỉnh, huyện, xã), theo hệ thống đơn vị tiểu
khu, khoảnh, lô.
5. Chủ quản đầu tư: cấp quyết định đầu tư.
6. Chủ đầu tư, chủ khu đất, chủ khu rừng: nếu đất rừng được giao, khoán rừng
cho hộ gia đình và cộng đồng thì chủ khu đất, khu rừng thuộc hộ gia đình hoặc cộng
đồng).
7. Cơ sở pháp lý và tài liệu liên quan: những tài liệu liên quan trực tiếp đến dự án
lâm sinh bao gồm:
- Quy hoạch và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương đã được phê
duyệt;
- Dự án bảo vệ và phát triển rừng;
- Các văn bản liên quan khác.
8. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Khảo sát các yếu tố tự nhiên ( Tổng hợp tại bảng 01)

Bảng 1: Khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất


Tiểu khu:
Khoảnh:
Hạng mục Khảo sát

92
Lô.... Lô.... Lô....
1. Địa hình
- Độ cao (tuyệt đối, tương đối)
- Hướng dốc
- Độ dốc
2. Đất
a. Vùng đồi núi.
- Đá mẹ
- Loại đất, đặc điểm của đất.
- Độ dày tầng đất mặt: m
- Thành phần cơ giới: nhẹ, trung bình, nặng
- Tỷ lệ đá lẫn: %
- Độ nén chặt: tơi xốp, chặt, cứng rắn.
- Đá nổi: %
- Tình hình xói mòn mặt: yếu, trung bình, mạnh
3. Thực bì
- Loại thực bì.
- Loài cây ưu thế.
- Chiều cao trung bình (m).
- Tình hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu).
- Độ che phủ.
4. Cự ly vận chuyển cây con (m) và phương tiện vận
chuyển.
5. Cự ly đi làm (m) và phương tiện đi lại

II. NỘI DUNG THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG


1.Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng ( bảng 02 và 03)
Bảng 2: Thiết kế trồng, chăm sóc rừng năm thứ nhất
Tiểu khu:

93
Khoảnh:
Lô thiết kế
Biện pháp kỹ thuật
Lô ... Lô... …
I. Xử lý thực bì:
1. Phương thức
2. Phương pháp
3. Thời gian xử lý
II. Làm đất:
1. Phương thức:
- Cục bộ
- Toàn diện
2. Phương pháp (cuốc đất theo hố, kích thước hố, lấp
hố...):
- Thủ công
- Cơ giới
- Thủ công kết hợp cơ giới
3. Thời gian làm đất
III. Bón lót phân
1. Loại phân
2. Liều lượng bón
3. Thời gian bón
IV. Trồng rừng:
1. Loài cây trồng
2. Phương thức trồng
3. Phương pháp trồng
4. Công thức trồng
5. Thời vụ trồng
6. Mật độ trồng:
- Cự ly hàng (m)
- Cự ly cây (m)

94
7. Tiêu chuẩn cây giống (chiều cao, đường kính cổ rễ,
tuổi)
8. Số lượng cây giống, hạt giống (kể cả trồng dặm)
V. Chăm sóc, bảo vệ năm đầu:
1. Lần thứ nhất: (tháng ….. đến tháng …..)
- Nội dung chăm sóc:
+ ...
2. Lần thứ 2, thứ 3...: Nội dung chăm sóc như lần thứ
nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích
hợp
3. Bảo vệ:
- …..
Bảng 3: Thiết kế chăm sóc bảo vệ rừng trồng năm thứ 2, 3...
Tiểu khu:
Khoảnh:
Vị trí tác nghiệp
Hạng mục
Lô Lô Lô
I. Đối tượng áp dụng (rừng trồng năm thứ II, III, vườn
thực vật ..v.v..)
II. Chăm sóc:
1. Lần thứ nhất (tháng .... đến ... tháng....)
a. Trồng dặm.
b. Phát thực bì: (toàn diện, theo băng, theo hố, hoặc
không cần phát).
c. Làm cỏ, xới đất, vun gốc, cày bừa đất v.v...
d. Bón phân: (loại phân bón, liều lượng, kỹ thuật bón...)
………………
2. Lần thứ 2, thứ 3,...: nội dung chăm sóc tương tự như
lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung
thích hợp.
III. Bảo vệ:
1. Tu sửa đường băng cản lửa.

95
2. Phòng chống người, gia súc phá hoại
……………………………..
……………………………..
2.. Thiết kế công trình phòng chống cháy rừng.
3.. Tính chi phí đầu tư cho 01 ha, từng lô, kế hoạch trồng rừng trong từng năm
và toàn bộ thời gian thực hiện ( Bảng 04)
Bảng 4: Chi phí trực tiếp cho trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng
1. Tiểu khu: 4. Diện tích (ha):
2. Khoảnh: 5. Chi phí (1.000 đ):
3. Lô:
Căn cứ
xác định
Đơn vị Định Khối Đơn Thành
TT Hạng mục định
tính mức lượng giá tiền
mức, đơn
giá
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
A Tổng = B* Diện tích lô
B Dự toán/ha (I+II)
I Chi phí trồng rừng
1 Chi phí nhân công
Xử lý thực bì
Đào hố
Lấp hố
Vận chuyển cây con thủ
công
Vận chuyển và bón phân
Phát đường ranh cản lửa
Trồng dặm

2 Chi phí máy thi công
Đào hố bằng máy

96
Vận chuyển cây con bằng cơ
giới
Ủi đường ranh cản lửa
Chi phí trực tiếp khác
3 Chi phí vật liệu
Cây giống
Phân bón
Thuốc bảo vệ thực vật

Chi phí chăm sóc và bảo vệ
II
rừng trồng
1 Năm thứ hai
Công chăm sóc, bảo vệ
Vật tư
…….
2 Năm thứ ba
Công chăm sóc, bảo vệ
Vật tư
……….
3 Năm thứ ...
Công chăm sóc, bảo vệ
Vật tư
…………….

Bảng 5: Tổng hợp khối lượng thực hiện


ĐVT Kế hoạch thực hiện
Khối
STT Hạng mục (ha/lượt Ghi chú
lượng Năm... Năm... Năm...
ha)

97
1

4. Xây dựng bản đồ hiện trạng


III. Nghiệm thu rừng trồng
3.1. Nghiệm thu bước 1 (chuẩn bị trồng rừng)
Chỉ tiêu Nội dung Tiêu chuẩn đánh giá Biện pháp xử lý
Đúng thiết kế trong
Đạt tiêu chuẩn nghiệm thu
hợp đồng ký kết
1. Phát dọn Kỹ thuật phát dọn
thực bì thực bì Một trong các nội
Phát dọn lại, nếu không thực
dung không đúng thiết
hiện, không được trồng rừng
kế trong hợp đồng
Đạt kích thước, đạt cự
Đạt tiêu chuẩn nghiệm thu
li
Kích thước hố, cự
2. Cuốc hố li hố theo thiết kế Không đạt tiêu chuẩn nghiệm
trong hợp đồng Không đạt kích thước, thu, cuốc lại cho đúng kích
cự li thước, nếu không thực hiện
không được trồng rừng
Đạt thiết kế Đạt tiêu chuẩn nghiệm thu
Quy định bón lót Không đạt tiêu chuẩn nghiệm
3. Bón lót theo thiết kế Không đạt quy định
thu, yêu cầu bón lót lại đúng
trong hợp đồng theo thiết kế trong quy định, nếu không thực hiện
hợp đồng
không được trồng rừng

3.2. Nghiệm thu bước 2 (sau khi trồng rừng)


Chỉ tiêu Nội dung Tiêu chuẩn đánh giá Biện pháp xử lý
1. Diện Diện tích thực Trồng đủ diện tích Nghiệm thu thanh toán 100%

98
tích trồng so với
diện tích trong Thực trồng <100% Nghiệm thu thanh toán theo
hợp đồng diện tích thực trồng

Đúng loài, cây giống đạt


Được nghiệm thu
2. Loài Kiểm tra loài tiêu chuẩn quy định
cây trồng cây trồng Không nghiệm thu, báo cáo cấp
Không đúng loài
trên có thẩm quyền xem xét
Nghiệm thu thanh toán 100%
≥ 85%
giá trị hợp đồng
Nghiệm thu thanh toán theo
Tỷ lệ cây sống quy định về tỷ lệ cây sống tốt,
3. Tỷ lệ
tốt so với mật diện tích này đưa vào kế hoạch
cây sống 50% đến < 85%
độ thiết kế chăm sóc năm thứ 2, trồng dặm
tốt
trong hợp đồng cho đủ mật độ quy định (≥
85%)
Không nghiệm thu, báo cáo cấp
< 50%
trên có thẩm quyền xem xét
3.3.. CHỈ TIÊU NGHIỆM THU CHĂM SÓC RỪNG TRỒNG
Chỉ tiêu Nội dung Tiêu chuẩn đánh giá Biện pháp xử lý
1. Phát dọn Diện tích phát dọn ≥ 90% Nghiệm thu thanh toán 100%
thực bì thực bì đúng thiết kế < 90% Không nghiệm thu

2. Cuốc xới Diện tích cuốc xới ≥ 90% Nghiệm thu thanh toán 100%
vun gốc vun gốc đúng thiết kế < 90% Không nghiệm thu

Số gốc có bón thúc ≥ 90% Nghiệm thu thanh toán 100%


3. Bón thúc đúng loại phân quy Không nghiệm thu, yêu cầu bón lót
định < 90%
bổ sung cho đủ

4. Tỷ lệ cây ≥ 70% so với mật độ


Nghiệm thu thanh toán 100%
sống tốt thiết kế trồng
Tỷ lệ cây sống tốt sau 50% - < 70% so với mật Nghiệm thu thanh toán theo tỷ lệ
khi trồng dặm độ thiết kế trồng cây sống tốt
< 50% mật độ thiết kế Không nghiệm thu, báo cáo cấp trên
trồng có thẩm quyền xem xét

IV. Tờ trình thuyết minh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỦ ĐẦU TƯ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

99
-------
………….., ngày ….. tháng ….. năm…….

BIÊN BẢN NGHIỆM THU


TRỒNG RỪNG
(Nghiệm thu bước 1: Chuẩn bị trồng rừng)
1. Tên dự án, công trình
2. Cấp nghiệm thu
3. Địa điểm: (tên lô, khoảnh, tiểu khu) .........................
4. Thành phần nghiệm thu
- Đại diện chủ đầu tư (bên A)
+ ông/bà
- Bên B:
+ ông/bà:
- Bên liên quan khác (nếu có):
+ ông/bà:
5. Kết quả nghiệm thu bước 1 (chuẩn bị trồng rừng)
a) Diện tích thực hiện ……… ha, so với hợp đồng đạt ……%
b) Đúng thiết kế/không đúng thiết kế.
6. Số liệu đo đếm chi tiết:
Phát dọn thực Cự ly, kích
Cuốc hố Bón lót
Số hiệu lô bì thước hố
hoặc số hiệu Số
TT
ô tiêu chuẩn Đúng Không hố/diện Tỷ lệ Đúng Không Đúng Không
đo đếm thiết kế đúng tích đo đạt % thiết kế đúng thiết kế đúng
thiết kế thiết kế thiết kế
đếm
Tiểu khu
Khoảnh

Ô số 1
Ô số 2
…..

100
7. Kết luận và kiến nghị
………………………………………………………………………………………
……………….

Đại diện bên A Đại diện bên B Bên liên quan khác

CHỦ ĐẦU TƯ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………….., ngày ….. tháng ….. năm…….

BIÊN BẢN NGHIỆM THU


TRỒNG RỪNG
(Nghiệm thu bước 2: Sau khi trồng rừng)
1. Tên dự án, công trình:
2. Cấp nghiệm thu:
3. Địa điểm (tên lô, khoảnh, tiểu khu) ………………
4. Loài cây trồng mới/trồng bổ sung theo thiết kế ……………………………..
5. Mật độ trồng theo thiết kế: ……………………………
6. Thành phần nghiệm thu:
- Đại diện chủ đầu tư (bên A):
+ ông/bà
- Đại diện bên B:
+ ông/bà:
- Đại diện bên liên quan khác (nếu có)
+ ông/bà
7. Kết quả nghiệm thu
a) Diện tích thực hiện ………….. ha, so với hợp đồng đạt …………. %
b) Loài cây trồng: Đúng/không đúng thiết kế.
c) Mật độ trồng, tỷ lệ sống (số liệu tổng hợp đo đếm ô tiêu chuẩn)………………
8. Số liệu đo đếm chi tiết:
Số thứ Số hiệu lô hoặc số hiệu ô tiêu Mật độ trồng Tỷ lệ cây sống

101
tự chuẩn đo đếm Số cây
Số Tỷ lệ Tỷ lệ
sống
cây/ha đạt % đạt %
tốt/ha
Tiểu khu
Khoảnh

Ô số 1
Ô số 2
… ……..
9. Kết luận và kiến nghị
………………………………………………………………………………………
…………………

Đại diện bên A Đại diện bên B Bên liên quan khác

CHỦ ĐẦU TƯ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………….., ngày ….. tháng ….. năm ……

BIÊN BẢN NGHIỆM THU


CHĂM SÓC RỪNG TRỒNG NĂM THỨ.....
(Lần: ………)
1. Tên dự án, công trình:
2. Cấp nghiệm thu:
3. Địa điểm (tên lô, khoảnh, tiểu khu) ……………………………
4. Thành phần nghiệm thu:
- Đại diện chủ đầu tư (bên A):
+ ông/bà:
- Đại diện bên B:
+ ông/bà:

102
- Đại diện bên liên quan khác (nếu có):
+ ông/bà
5. Kết quả nghiệm thu lần 1/2/3….
a) Diện tích thực hiện ………ha, so với hợp đồng đạt ……………%
b) Kỹ thuật chăm sóc: Đúng thiết kế ……….. ha, không đúng thiết kế……… ha, đạt
tỷ lệ…….%.
6. Số liệu đo đếm chi tiết:
Số cây sống trong
Phát chăm sóc Xới đất vun gốc Bón thúc
ô sau khi dặm
Số
thứ Ô đo đếm Đạt Không Đạt kỹ Không Bón Không
tự kỹ đạt kỹ đủ số đủ số
thuật đạt kỹ Cây/ôCây/lô Tỷ lệ
thuật thuật gốc gốc
(ha) thuật (ha)
(ha) (ha) (ha) (ha)
- Tiểu khu
Khoảnh

Ô số 1
Ô số 2
…….
7. Kết luận và kiến nghị

Đại diện bên A Đại diện bên B Bên liên quan khác

CHỦ ĐẦU TƯ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………… ……, ngày….. tháng.... năm ……..

103
TỜ TRÌNH
Thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh
Kính gửi:
Các căn cứ pháp lý:
………………………………………………………………………………………
………………..
Chủ đầu tư trình thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh với các
nội dung chính sau:
1. Tên công trình lâm sinh
2. Thuộc dự án:
3. Chủ đầu tư, hình thức đầu tư
- Chủ đầu tư:
- Hình thức đầu tư:
4. Địa điểm công trình lâm sinh
5. Mục tiêu của công trình
6. Nội dung và qui mô của công trình
……….
……….
7. Tổng mức đầu tư:
Trong đó:
a) Chi phí xây dựng
b) Chi phí thiết bị
c) Chi phí quản lý
d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
đ) Chi phí khác, gồm
e) Chi phí dự phòng
8. Dự toán kinh phí và tiến độ giải ngân
STT Nguồn vốn Tổng số Năm 20.. Năm 20.. Năm 20..
Tổng

104
9. Thời gian, tiến độ thực hiện:
Stt Hạng mục Đơn vị tính Năm 20.. Năm 20.. Năm 20..

10. Tổ chức thực hiện


11. Các nội dung khác:
Chủ đầu tư trình... thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh./.

Chủ đầu tư
Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng
- Như trên; dấu)
- Lưu:

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………. …………, ngày ….. tháng ….. năm ………

BÁO CÁO
Kết quả thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh
Kính gửi: ...(Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)...
- Căn cứ Thông tư số... /2016/TT-BNNPTNT ngày ... tháng 6 năm 2016 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số nội dung quản
lý công trình lâm sinh;
- Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Sau khi thẩm định, (Tên cơ quan thẩm định) báo cáo kết quả thẩm định dự án ……..
như sau:
1. Tóm tắt các nội dung chủ yếu của công trình
a) Tên công trình, chủ đầu tư, hình thức đầu tư
b) Thuộc dự án
c) Địa điểm xây dựng công trình

105
d) Mục tiêu của công trình
đ) Nội dung và qui mô của công trình
2. Kết quả thẩm định thiết kế
a) Sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của công trình
b) Các giải pháp kỹ thuật
c) Quy mô, thời gian, tiến độ thực hiện công trình
d) Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của
vùng, của địa phương
e) Nhu cầu sử dụng đất; khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của công trình;
kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư
f) Khả năng hoàn trả vốn vay (nếu có)
g) Các yếu tố ảnh hưởng đến công trình như khu di tích lịch sử, văn hóa hoặc liên
quan đến tín ngưỡng của cộng đồng dân cư trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của các
cơ quan liên quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan
h) Năng lực của đơn vị thực hiện công trình: kinh nghiệm và nguồn nhân lực
i) Các vấn đề rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm ảnh hưởng đến kết
quả đầu tư
k) Điều kiện, năng lực của tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát thi công
l) Thẩm định thiết kế lâm sinh, thiết kế phòng chống cháy rừng.
3. Kết quả thẩm định dự toán
a) Tính chính xác của việc áp dụng định mức, đơn giá, chế độ, chính sách và các
khoản mục chi phí theo quy định của Nhà nước có liên quan đến các chi phí tính
trong dự toán.
b) Kết quả thẩm định dự toán được tổng hợp như sau:
Trong đó:
a) Chi phí xây dựng
b) Chi phí thiết bị
c) Chi phí quản lý
d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
đ) Chi phí khác, gồm
e) Chi phí dự phòng
…….
…….

106
Tổng cộng:
4. Kết luận:
a) Đánh giá, nhận xét:
b) Những kiến nghị:

Đại diện cơ quan thẩm định


Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng
- Như trên; dấu)
- Lưu:...

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ……….., ngày ….. tháng ….. năm …..

QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh
(Tên cơ quan phê duyệt)
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của...;
Căn cứ Thông tư số... /2016/TT-BNNPTNT ngày ... tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình
lâm sinh;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Xét đề nghị của... tại Tờ trình số...của (tên ) ngày... và hồ sơ kèm theo;
Theo đề nghị của (tên cơ quan, đơn vị đầu mối thẩm định) tại báo cáo kết quả thẩm
định số .... ngày …. tháng ... năm 20...,

QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình ... với các nội dung chủ yếu
sau:
1. Tên công trình, chủ đầu tư, hình thức đầu tư

107
- Tên công trình
- Thuộc dự án
- Chủ đầu tư
- Hình thức đầu tư
2. Địa điểm xây dựng công trình
3. Mục tiêu xây dựng công trình
4. Nội dung và qui mô của công trình
5. Tổng mức đầu tư của công trình:
Trong đó:
a) Chi phí xây dựng
b) Chi phí thiết bị
c) Chi phí quản lý
d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
đ) Chi phí khác, gồm
e) Chi phí dự phòng
6. Nguồn vốn đầu tư và tiến độ giải ngân
7. Thời gian thực hiện dự án
8. Các nội dung khác
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.

Cơ quan phê duyệt


Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng
- Như Điều 3; dấu)
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu:

108
Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt
1.Công tác chuẩn bị
a) Thu thập tài liệu có liên quan
- Bản đồ địa hình có hệ tọa độ gốc VN 2.000 có tỷ lệ 1/10.000; 1/25.000 (nếu có)
- Bản đồ hiện trạng (nếu có)

109
- Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng và định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng cơ
bản (Quyết định 38)
b) Dụng cụ kỹ thuật, văn phòng phẩm, bao gồm: Máy định vị GPS, thiết bị đo vẽ,
dao phát, dây ni lông, thước dây, phiếu điều tra thu thập số liệu,...
c) Chuẩn bị lương thực, thực phẩm, phương tiện, tư trang...
2. Lập thiết kế lô cải tạo rừng
- Khảo sát lô thiết kế cải tạo rừng nghèo kiệt, dùng GPS để xác minh lại diện tích,
định vị và lưu tọa độ của vị trí khu vực cần thiết kế.
- Xác định toàn bộ ranh lô thiết kế và vẽ lô thiết kế trên Ao theo dạng bản đồ và
sơ đồ.
- Thiết kế các băng cải tạo, băng chừa theo các tỷ lệ (1 x 4, 2 x 3, 3 x 2, 4 x1)
- Xác định các diện tích lỗ trống trong lô, thiết kế cải tạo rừng theo lỗ trống.
3. Điều tra tài nguyên rừng trong lô thiết kế cải tạo
- Phương pháp rút mẫu:
Diện thích điều tra : 5% diện tích lô. Tối thiểu 3 ô tiêu chuẩn/lô;
- Diện tích ô tiêu chuẩn: 500 m2, kích thước 20 m x 25 m.
- Nội dung điều tra trong ô tiêu chuẩn
1) Xác định cấp đất ( theo quyết định 38 – phần 7 ( trang 78)
2) Xác định cấp thực bì ( theo quyết định 38 – phần 7 ( trang 78 -79)
3) Điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng
+ Đo đường kính: Đo đường kính của tất cả những cây gỗ có đường kính D 1,3 ≥ 6
cm; chiều cao Hvn > 8m
Xác định tên cây, phẩm chất từng cây theo 3 cấp (Tốt, trung bình, xấu);

4. Xác định sản lượng gỗ tận dụng


- Xác định và đánh dấu bằng sơn những loài cây chặt tận dụng: số lượng và tên loài
- Xác định trữ lượng gỗ tận dụng trong lô rừng cải tạo
5. Các biện pháp kỹ thuật cải tạo rừng
+ Dự kiến loài trồng cải tạo? Lý do chọn loài cây cải tạo đó?
+ Phương thức cải tạo nào? Băng hay lỗ trống ? Vì sao
+ Số lượng cây cải tạo/băng/ha/lô cải tạo
+ Các biện pháp kỹ thuật cải tạo rừng

110
 Phương thức phát dọn thực bì: toàn diện/cục bộ
 Kích thước hố trồng cây cải tạo
 Kỹ thuật lấp hỗ trồng cây cải tạo
 Định mức bón phân/hố
 Tiêu chuẩn cây con đem trồng cải tạo
 Thiết kế băng phòng chống cháy rừng
 Thiết kế các biện pháp chăm sóc trong một luân kỳ là 10 năm
6. Tính toán nội nghiệp
- Xác định sản lượng khai thác tận dụng thực hiện theo quy định hiện hành về thiết
kế khai thác.
- Trên cơ sở các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá hiện hành, dự toán
cho 1 ha, cho từng lô cải tạo và tổng dự toán cho toàn bộ diện tích

- Xây dựng bản đồ khu vực thiết kế cải tạo rừng


- Xây dựng báo cáo thuyết minh thiết kế cải tạo rừng

7.2 Khoanh nuôi tái sinh rừng


I. Công tác chuẩn bị
1 Thu thập tài liệu có liên quan
- Bản đồ địa hình có hệ tọa độ gốc VN 2.000 có tỷ lệ 1/10.000; 1/25.000.
- Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng và định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng cơ
bản (Quyết định 38)
- Tài liệu, văn bản khác có liên quan đến công tác thiết kế.
2. Dụng cụ kỹ thuật, văn phòng phẩm, bao gồm: Máy định vị GPS, thiết bị đo vẽ,
dao phát, dây nilon, thước dây, sơn các màu, phiếu điều tra thu thập số liệu,...
3. Chuẩn bị lương thực, thực phẩm, phương tiện, tư trang...
II. Công tác ngoại nghiệp
1.Sơ thám khảo sát xác định hiện trường khu thiết kế khoanh nuôi tái sinh;
- Khảo sát lô thiết kế khoanh nuôi/khoanh nuôi tái sinh/khoanh nuôi tái sinh có
trồng bổ sung, dùng GPS để xác minh lại diện tích, định vị và lưu tọa độ của vị trí
khu vực cần thiết kế.
- Xác định toàn bộ ranh lô thiết kế và vẽ lô thiết kế trên Ao theo dạng bản đồ và
sơ đồ.

111
III. Điều tra thu thập số liệu
1. Khảo sát các yếu tố tự nhiên trong lô

Đến từng lô khoanh nuôi đã thiết kế đánh giá về các yếu tố: địa hình, đất đai, thảm
thực bì… ( ghi số liệu bảng 03)
1) Xác định cấp đất ( theo quyết định 38 – phần 7 ( trang 78)
2) Xác định cấp thực bì ( theo quyết định 38 – phần 7 ( trang 78 -79)
2. Lập các ô điều tra

Mỗi lô lập 3 ô điều tra có S = 1000m2 tiến hành xác định: Tổ thành tầng cây cao,
tổ thành cây tái sinh, xác định loài cây gỗ ưu thế, xác định loài cây tái sinh mục
đích, Trữ lượng rừng, mật độ rừng, mật độ cây tái sinh, mật độ cây tái sinh triển
vọng ( Hvn>1m), mật độ cây tái sinh mục đích , số lượng gốc cây mẹ có khả
năng tái sinh chồi , số cây mẹ có khả năng gieo giống tại chỗ (cây /ha).
3. Công tác nội nghiệp
3.1. Tính toán về lớp cây tái sinh và tầng cây cao
+ Mật độ cây tái sinh
 Số lượng cây tái sinh được thừa nhận là đủ khi
N> 1000 cây/ha ( H>1m), N> 5000c/ha ( H<1m) tiến hành khoanh nuôi tái
sinh các biện pháp kỹ thuật được thực hiện theo bảng 04 ( có thể bổ sung các
biện pháp kỹ thuật khác tùy từng điều kiện khu thiết kế)
 Số lượng cây tái sinh thiếu- tiến hành khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có
trồng bổ sung
 Xác định tổ thành tầng cây cao và xác định tổ thành cây tái sinh-> xác
định loài cây trồng bổ sung, cây làm giảu rừng
 Xác định các biện pháp lâm sinh, trồng bổ sung (nếu có) và các biện
pháp quản lý bảo vệ và Xác định thời hạn cần tác động ( theo bảng 4,
5,6)
3.2. Dự toán kinh phí cho 01 ha; cho từng lô, từng biện pháp tác động và cho toàn
bộ kế hoạch thực hiện trong năm (Bảng 7, 8)
3.3. Lập bản đồ thiết kế khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh có trồng bổ sung
3.4 Xây dựng báo cáo thuyết minhthiết kế khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung

7.3. Nuôi dưỡng rừng


I Công tác chuẩn bị vật liệu

112
1. Thu thập tài liệu có liên quan
- Bản đồ địa hình có hệ tọa độ gốc VN 2.000 có tỷ lệ 1/10.000; 1/25.000.
- Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng và định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng cơ
bản
( Quyết định 38)
2. Dụng cụ kỹ thuật, văn phòng phẩm, bao gồm: Máy định vị GPS, thiết bị đo vẽ,
dao phát,dây ni lông, sơn, bút lông, giấy A0, phiếu điều tra thu thập số liệu,...
3. Chuẩn bị lương thực, thực phẩm, phương tiện, tư trang...
II NỘI DUNG NUÔI DƯỠNG RỪNG
2.1. Nuôi dưỡng rừng tự nhiên
2.1.1 Thiết kế ngoại nghiệp
1)Sơ thám.
- Khảo sát lô thiết kế cải tạo rừng nghèo kiệt, dùng GPS để xác minh lại diện tích,
định vị và lưu tọa độ của vị trí khu vực cần thiết kế.
- Xác định toàn bộ ranh lô thiết kế và vẽ lô thiết kế trên Ao theo dạng bản đồ và
sơ đồ.

2) Điều tra tài nguyên rừng.


Số ô mẫu điều tra
- Tỷ lệ ô điều tra : 3 - 5% diện tích thiết kế.
- Diện tích ô tiêu chuẩn đo đếm tầng cây gỗ lớn: 500 m2 (20 x 25 m). Đặt 4 ô
dạng bản 4 m2 (2 x 2 m) ô 4 góc của ô tiêu chuẩn để đo đếm cây tái sinh.
- Bố trí ô tiêu chuẩn: theo phương pháp : Ô tiêu chuẩn điển hình.
Nội dung điều tra trong ô tiêu chuẩn
1. Xác định: Vị trí, hướng phơi, độ cao tuyệt đối, độ dốc, loại đất, kiểu rừng,
trạng thái, độ tàn che tán rừng, tình hình dây leo cây bụi , thảm tươi và độ
nhiều, tình hình tác động và các đặc điềm khác của rừng
Xác định cấp đất ( theo quyết định 38 – phần 7 ( trang 78)
Xác định cấp thực bì ( theo quyết định 38 – phần 7 ( trang 78 -79)

2. Đo đếm toàn bộ cây gỗ có đường kính D l,3 ≥ 8 cm. Xác định tên cây,chiều
cao vút ngọn, Hdc, phẩm chất từng cây theo 3 cấp:

113
Phẩm chất a: Cây thẳng đẹp, sinh trưởng tốt.
Phạm chất b: Cây sinh trưởng bình thường.
Phẩm chất c: Cây phẩm chất xấu, cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn
3. Đo đếm toàn bộ cây tái sinh ở các ô dạng bản 4m2, phân ra cây tái sinh
( Hvn < 0,5m, Hvn = 0,6 – 1m, Hvn 1 -2m và H > 2m)
4. Độ tàn che: Là tỷ lệ phần trăm diện tích đất rừng ở ô đo đếm bị che khuất. Ghi
chung cho tất cả các loài.
3. Kỹ thuật bài cây và điều chỉnh cấu trúc rừng
+ Xác định bài cây
- Chọn cây nuôi dưỡng: Là cây sinh trưởng khoẻ mạnh, phẩm chất tốt, thuộc
nhóm loài cây mục đích mọi thế hệ.Dùng sơn đỏ đánh số thứ tự vào thân cây
nuôi dưỡng.
- Chọn cây phù trợ: Các loài cây kém giá trị kinh tế, nhưng khỏe mạnh và có tác
dụng hỗ trợ cây mục đích. Dùng sơn xanh đánh số thứ tự vào thân cây phù trợ
- Cây bài chặt: Cây phẩm chất xấu, cong queo, sâu bệnh, thắt nghẹt, hoại sinh,
cây tạp chèn ép cây mục đích. D ùng sơn vàng đánh số thứ tự vào thân cây bài
chặt ( cây tỉa thưa)
+ Điều chỉnh cấu trúc sau chặt tỉa thưa
- Cấu trúc rừng sau nuôi dưỡng phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý (5-3-2) giữa các lớp:
Dự trữ (D1.3 = 8 - 35 cm)- Kế cận (D1.3 = 36 - 48 cm) - Thành thục (D1.3 > 48
cm).
Định hướng cấu trúc rừng (phân bố số cây theo cỡ đường kính-thế hệ) sau nuôi
dưỡng đối với rừng kinh doanh gỗ lớn đạt được như sau:
Đơn vị tính:Cây
Tái sinh Thế hệ dự Thế hệ kế Thế hệ Trong đó Tổng cộng
triển vọng trữ cận thành thục cây gieo
Hvn>2m giống

600 220-250 80-100 25-30 25-30 325-380


- Cường độ chặt nuôi dưỡng:
Cường độ chặt theo trữ lượng không quá 15%. Gỗ tận dụng các loại không quá
l0 m3/ha. Củi không quá 15 m3/ha.
Độ tàn che của rừng sau nuôi dưỡng không quá xuống dưới 0,5.

114
2.1.3. Tính toán nội nghiệp
1. Xác định tổ thành thực vật của lô thiết kế
- Bước 1: Xác định số loài trong LP điều tra
- Bước 2: Xác định tổng N điều tra
- Bước 3: Xác định Ni cho mỗi loàiđiều tra
- Bước 4: Tính Ni% của mỗi loài cây điều tra
- Bước 5: Tính tổng G cho các loài điều tra
- Bước 6: Tính Gi cho mỗi loài điều tra
- Bước 7: Tính Gi% cho mỗi loài điều tra
- Bước 8: Tình Vi cho mỗi loài điều tra
- Bước 9: Tính tổng V của LP Vi%
- Bước 10: Tính IVi% cho mỗi loài điều tra
- Bước 11: Viết công thức tổ thành
2. Phương pháp tính Nopt dựa vào D1.3bq
B.E.Ukhot (1972)
10.000
Nopt  ;
0,164  D1,3  D1,3
3. Xác định số cây bài chặt
Bước 1: Điều tra mật độ hiện tại của LP Nht

Bước 2: Điều tra các chỉ tiêu D1.3, Dt, Hvn


Bước 3: Tính Nopt dựa vào các chỉ tiêu BQ
Bước 4: Xác định số cây cần CND
Nc = Nht – Notp
Nc> 1 tức là tiến hành CND
Nc =0 : Nht tiệm cận với Nopt: giữa nguyên mật độ hiện tại không tiến hành
CND cũng như tái sinh nhân tạo
Nc< 1: Tái sinh nhân tạo
4. Đánh dấu và xác định cây bài
STT ODT STT( ODT) Tên loài D1.3 Hvn PC

115
5. Xác định cường độ chặt
Cường độ chặt tính theo số cây

In % = Nc x 100
N1
Trong đó: Nc: Số cây chặt
N: mật độ lâm phần trước khi chặt
 Cường độ chặt tính theo tiết diện ngang cây chặt
Gc
 100%
Ig = G
 Cường độ chặt tính theo thể tích cây chặt

Vc
 100%
Iv = M
+ Xác định cấu trúc tổ thành và phân bố số cây theo các lớp: Dự trữ - kế cận-
thành thục
Xác định sơ bộ kỹ thuật nuôi dưỡng rừng.
1. Luồng phát dây leo, cây bụi: Luồng các loại dây leo có hại và phát cây bụi,
thảm tươi chèn ép cây tái sinh phải chặt đứt ở hai vị trí: sát gốc và ngang tầm
với.
2.Chặt tỉa thưa cây nằm trong đối tượng bài chặt.
3. Vệ sinh rừng : Phần còn lại tại rừng của những cây đã chặt phải được chặt
thành nhiều đoạn nhỏ, dập sát đất không được để thành ụ, đống nhằm ngăn ngừa
sâu bệnh, lửa rừng
2.2. NUÔI DƯỠNG RỪNG TRỒNG
2.1.1 Thiết kế ngoại nghiệp
1. Sơ thám.
- Giống với rừng tự nhiên
2. Điều tra tài nguyên rừng.
Số ô mẫu điều tra
- Tỷ lệ rút mẫu: 3% diện tích thiết kế.

116
- Diện tích ô tiêu chuẩn đo đếm : 200 m2 (20 x 10 m).
- Bố trí ô tiêu chuẩn:
+ Ô tiêu chuẩn hệ thống: Trên lô bố trí một số tuyến song song cách đều.
Nội dung điều tra trong ô tiêu chuẩn
1. Ghi chép vào phần mô tả các yếu tố sau: Vị trí, hướng phơi, độ cao tuyệt đối,
độ dốc, loại đất, kiểu rừng, trạng thái, độ tàn che tán rừng, tình hình dây leo cây
bụi , thảm tươi và độ nhiều, tình hình tác động và các đặc điềm khác của rừng .
2. Đo đếm toàn bộ cây gỗ có đường kính D l,3 ≥ 6 cm. Xác định tên cây,chiều
cao vút ngọn, Hdc, phẩm chất từng cây theo 3 cấp:
Phẩm chất a: Cây thẳng đẹp, sinh trưởng tốt.
Phạm chất b: Cây sinh trưởng bình thường.
Phẩm chất c: Cây phẩm chất xấu, cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn
+ Xác định bài cây
- Chọn cây nuôi dưỡng: Là cây sinh trưởng khoẻ mạnh, phẩm chất tốt, thuộc
nhóm loài cây mục đích mọi thế hệ. Dùng sơn đỏ đánh số thứ tự vào thân cây
nuôi dưỡng.
- Chọn cây phù trợ: Các loài cây kém giá trị kinh tế, nhưng khỏe mạnh và có tác
dụng hỗ trợ cây mục đích. Dùng sơn xanh đánh số thứ tự vào thân cây phù trợ
- Cây bài chặt/ cây chặt tỉa thưa: Cây phẩm chất xấu, cong queo, sâu bệnh, thắt
nghẹt, hoại sinh, cây tạp chèn ép cây mục đích. D ùng sơn vàng đánh số thứ tự
vào thân cây bài chặt ( cây tỉa thưa)
3. Tính toán nội nghiệp
1. Phương pháp tính Nopt dựa vào D1.3bq
B.E.Ukhot (1972)
10.000
Nopt  ;
0,164  D1,3  D1,3
2. Xác định số cây bài chặt
Bước 1: Điều tra mật độ hiện tại của LP Nht

Bước 2: Điều tra các chỉ tiêu D1.3, Dt, Hvn


Bước 3: Tính Nopt dựa vào các chỉ tiêu BQ
Bước 4: Xác định số cây cần CND

117
Nc = Nht – Notp
Nc> 1 tức là tiến hành CND
Nc =0 : Nht tiệm cận với Nopt: giữa nguyên mật độ hiện tại không tiến hành
CND cũng như tái sinh nhân tạo
Nc< 1: Tái sinh nhân tạo
3. Đánh dấu và xác định cây bài
STT ODT STT ( Tên D1.3 Hvn (m) Hdc Phẩm
ODT) loài (cm) (m) chất

4. Xác định cường độ chặt


Cường độ chặt tính theo số cây

In % = Nc x 100
N1
Trong đó: Nc: Số cây chặt
N: mật độ lâm phần trước khi chặt
 Cường độ chặt tính theo tiết diện ngang cây chặt
Gc
 100%
Ig = G
 Cường độ chặt tính theo thể tích cây chặt

Vc
 100%
Iv = M

Xác định sơ bộ kỹ thuật nuôi dưỡng rừng.


1. Luồng phát dây leo, cây bụi: Luồng các loại dây leo có hại và phát cây bụi,
thảm tươi chèn ép cây tái sinh phải chặt đứt ở hai vị trí: sát gốc và ngang tầm
với.
2.Chặt tỉa thưa cây nằm trong đối tượng bài chặt.
3. Vệ sinh rừng : Phần còn lại tại rừng của những cây đã chặt phải được chặt
thành nhiều đoạn nhỏ, dập sát đất không được để thành ụ, đống nhằm ngăn ngừa
sâu bệnh, lửa rừng.
4. Phát luỗng dây leo cây bụi, Thiết kế tuyến phòng chống cháy rừng

118
7.4 Khai thác rừng
1. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, bản đồ, bảng biểu và các tài liệu có liên quan.
2. Công tác ngoại nghiệp.
2.1 Sơ thám khu vực thiết kế: Khảo sát địa hình mô tả cụ thể về độ cao, độ dốc, hệ
thống sông suối, đặc điểm địa hình, đất đai, dân cư, đường vận xuất vận
chuyển.v.v…
- Khảo sát lô thiết kế cải tạo rừng nghèo kiệt, dùng GPS để xác minh lại diện tích,
định vị và lưu tọa độ của vị trí khu vực cần thiết kế.
- Xác định toàn bộ ranh lô thiết kế và vẽ lô thiết kế trên Ao theo dạng bản đồ và
sơ đồ.
2.2 Xác minh rừng.
- Xác định quyền sở hữu đất rừng.
- Xác định ranh giới lô thiết kế trên bản đồ và thực địa.
2.3. Xác định trạng thái rừng.
2.4. Xác định nhanh trữ lượng rừng:
Lập hệ thống ô tiêu chuẩn tại các vị trí: chân, sườn, đỉnh. Diện tích lập ô tiêu chuẩn
tối thiểu bằng 2% diện tích lô, diện tích mỗi ô tiêu chuẩn tối thiểu là 100 m2 đối với
rừng trồng, 500 m2 đối với rừng tự nhiên (rừng gỗ; hỗn giao gỗ vầu nứa; rừng vầu,
nứa).
Đo đếm các chỉ tiêu đường kính, chiều cao vút ngọn của tất cả các cây trong ô tiêu
chuẩn (Đối với cây gỗ, đo đếm và thống kê số lượng cây gỗ và cây tái sinh trong ô
tiêu chuẩn theo 2 loại: Cây gỗ có D1.3 > 6 cm, cây tái sinh có Doo< 6 cm).
Kết quả đo đếm được ghi vào phiếu điều tra theo các mẫu phiếu sau:
PHIẾU THÔNG TIN VỀ LÔ RỪNG KHAI THÁC
- Tên chủ rừng (đơn vị khai thác)………………………………….
- Mục đích khai thác………………………………………………..
I. Tình hình cơ bản khu khai thác
1. Vị trí, ranh giới khu khai thác:
a) Vị trí: Thuộc lô………………., khoảnh,……………….. Tiểu khu …...;
b) Ranh giới:
- Phía Bắc giáp…………………………..
- Phía Nam giáp…………………………..

119
- Phía Tây giáp…………………………..
- Phía Đông giáp…………………………..
2. Diện tích khai thác:…………..ha;
3. Loại rừng đưa vào khai thác.
II Các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh:
1. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình
quân…………………..………………...
2. Sản lượng cây đứng…
3. Tỉ lệ gỗ lợi dụng:
4. Sản lượng khai thác.
III. Sản phẩm khai thác:
Khoảnh……..

- Tổng sản lượng khai thác……………
+ Gỗ: số cây…….…., khối lượng ………..….m3
+ Lâm sản ngoài gỗ……………….(( m3/ cây/tấn..)
- Chủng loại sản phẩm
. Thiết kế khai thác
3.1. Mở đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ
- Xây dựng bãi tập trung gỗ sau khai thác: Vị trí đặt bãi gỗ, khoảng cách trung bình
từ lô thiết kế đến bãi gỗ, diện tích bãi gỗ.
3.2 Thiết kế băng chặt
- Hình dạng băng chặt thường thiết kế là hình chữ nhật
Kích thước băng chặt
+ Chiều rộng băng chặt đối với địa hình tương đối bằng phẳng thường 50 -100m
Chiều dài băng chặt kéo dài tùy điều kiện địa hình cho phép
+ Địa hình dốc: Chiều rộng băng vuông góc với đường đồng mức.
Chiều dài của băng chặt bố trí song song với đường đồng mức .
Hướng của băng chặt
Hướng của băng chặt là hướng của chiều dài băng chặt
• Cách xác định hướng của băng chặt
+ Hướng gió: Hướng của băng chặt vuông góc với hướng gió chính nơi có địa hình
bằng phẳng

120
Hướng chặt
• Hướng chặt là hướng tuần tự khai thác các băng chặt sau khi đã chặt băng
đầu tiên.
• Khi xác định hướng chặt căn cứ:
+ Hướng gió: Hướng chặt ngược chiều với hướng gió chính
• Địa hình dốc việc bố trí hướng chặt tiến hành tuần tự từ dưới lên.
. Sắp xếp bố trí các băng chặt
Bố trí băng chặt theo 3 cách sau
• Bố trí băng chặt kiểu liên tục
• Bố trí băng chặt kiểu luân phiên đều đặn
• Bố trí băng chặt kiểu không đều
Xác định cây bài chặt
Căn cứ vào trữ lượng rừng, đối tượng, cường độ khai thác, tiêu chuẩn cấp kính cây
bài tiến hành xác định số cây bài tối đa trong lô khai thác.
Dùng sơn đánh số thứ tự cả phần gốc và ngọn của cây bài chặt
Kỹ thuật chặt hạ
4. Tính toán nội nghiệp
- Tính toán số lượng cây bài chặt trên toàn lô thiết kế
Xác định phân bố số cây bài chặt theo cấp kính
Xác định trữ lượng khai thác
Xác định trữ lượng gỗ thành phẩm
Xác định cường độ khai thác theo số cây và trữ lượng cây bài chặt

7.5. Kết quả đánh giá buổi thực tập: Thang điểm: 10đ
- Tinh thần làm việc theo nhóm: đoàn kết, nhiệt tình, phân công công việc hợp lý:
2điểm
- Thiết kế biểu ghi số liệu đúng, đầy đủ, dụng cụ thực tập chuẩn bị đầy đủ: 1 điểm
- Thiết kế lô khai thác:đúng kỹ thuật, đủ các chỉ tiêu trên hiện trường và mô hình
hóa trên A0 (3đ)
- Báo cáo trình bày lưu loát, phản biện đủ đúng : 2 điểm
- Lập được thuyêt minh khai thác: đầy đủ, đúng, nộp đúng thời gian: 2 điểm

121
Thiết kế khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung. Quá trình thiết
kế gồm 3 bước

Bước 1: Chuẩn bị bản đồ và các dụng cụ thiết kế, các tài liệu quy hoạch cấp xã, kinh
tế xã hội có liên quan

Bước 2: Điều tra ngoại nghiệp: Thu thập các số liệu về đất đai, hiện trạng thực bì,
khả năng tái sinh, nguồn giống. Xác định diện tích, ranh giới lô, mốc và bảng ngoại
thực địa

Bước 3: Xử lí số liệu: Lập bản đồ tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/10000 thể hiện địa danh, diện
tích hiện trạng và biện pháp tác động, Xác định các biện pháp lâm sinh, trồng bổ
sung và các biện pháp quản lí bảo vệ, Xác định thời hạn, biện pháp tác động và tiêu
chuẩn cần đạt, Dự toán kinh phí cho đơn vị 1ha và toàn lô

Viết bản thuyết minh thiết kê:

Thành quả thiết kế gồm: Bản thuyết minh, bản đồ thiết kế, các bảng biểu liên
quan văn bản phê duyết theo quy định hiện hành

Các biện pháp kỹ thuật trong khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ
sung. Các biện pháp kỹ thuật chia làm 2 mức độ

Mức độ tác động thấp: Chủ yếu là quản lí bảo vệ như cấm chăn thả, phòng
cháy, bảo vệ cây mẹ gieo giống và cây tái sinh

Mức độ tác động cao: Sử dụng tổng hợp các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng
hoặc xúc tiến tái sinh như phát luỗng, làm đất, tra hạt hoặc trồng dặm cây con, tỉa
chồi loại bỏ cây phi mục đích.

Các biện pháp kỹ thuật này có thể áp dụng cho 3 loại rừng: rừng sản xuất,
phòng hộ và đặc dụng. Các tiêu chuẩn đảm bảo cho khoanh nuôi thành công bao
gồm

Đối tượng khoanh nuôi là đất nương rẫy bỏ hóa hay đất rừng đã tàn kiệt đã có
cây tiên phong phục hồi

122
Đất đã có chủ thực sự được quyền sử dụng và tự chủ sản xuất kinh doanh

Phải có đầu tư kỹ thuật, đầu tư vốn, không chỉ bảo vệ mà còn phải chăm sóc kể
cả trồng thêm, được giúp đỡ và hướng dẫn kỹ thuật

Phải có nguồn giống hoặc khả năng cung cấp giống cho các cây tái sinh

Phải có nguồn lâm sản cho thu nhập sớm nhất là các sản phẩm truyền thống

Phải có vốn và đầu tư kỹ thuật nuôi dưỡng và khai thác sử dụng hợp li

123

You might also like