You are on page 1of 20

BÀI 3: QUÁ TRÌNH DẠY – HỌC NGHỀ

Thời lượng: 12 tiết


MỤC TIÊU
• Trình bày được bản chất, nguyên tắc và
nhiệm vụ của quá trình dạy - học nghề;
phương pháp, hình thức dạy - học nghề.
• Áp dụng được nguyên tắc, phương pháp và
hình thức dạy - học nghề vào thiết kế và thực
hiện bài dạy trình độ trung cấp, cao đẳng.
• Chủ động, linh hoạt, sáng tạo khi áp dụng
kiến thức của quá trình dạy - học nghề vào
thiết kế và thực hiện bài dạy trình độ trung
cấp, cao đẳng theo yêu cầu đổi mới giáo dục
nghề nghiệp.
Nội dung bài học
• Những vấn đề chung của quá trình dạy –
học nghề.
• Phương pháp dạy – học nghề.
• Hình thức tổ chức dạy – học nghề.
• Thực hành/Thảo luận
Những vấn đề chung của quá trình
dạy – học nghề
• Khái niệm quá trình dạy – học nghề;
Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức điều
khiển của người dạy, người học nghề tự giác, tích cực, chủ động tự tổ
chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm
thực hiện những nhiệm vụ dạy học
Quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của 2 thành tố cơ
bản trong quá trình dạy học – hoạt động dạy và hoạt động học

Quá trình dạy và học liên hệ mật thiết với nhau, diễn ra đồng thời
và phối hợp chặt chẽ với nhau sẽ tạo nên sự cộng hưởng giưa hoạt
động dạy và hoạt động học, tạo nên hiệu quả quá trình dạy học.
Những vấn đề chung của quá trình
dạy – học nghề
• Các thành tố của quá trình dạy – học nghề:
- Mục đích dạy học;
- Nội dung dạy học;
- Phương pháp, phương tiện dạy học;
- Hình thức tổ chức dạy học;
- Giáo viên và hoạt động dạy;
- Học sinh và hoạt động học;
- Kết quả dạy học.
Những vấn đề chung của quá trình dạy –
học nghề
• Bản chất của quá trình dạy- học nghề: Là quá trình nhận thức độc đáo của
người học nghề.
- Nó được tiến hành trong quá trình dạy học với những điều kiện nhất định
của môi trường sư phạm. Quá trình độc đáo đó nhận thức cái mới cho bản thân
học sinh, tái tạo một bộ phận tri thức trong kho tàng hiểu biết chung của loài
người. Trong quá trình nhận thức đó, với việc chiếm lĩnh tri thức kỹ năng kỹ
xảo, phát triển năng lực trí tuệ và năng lực hành động, học sinh dần sẽ phát
triển được thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức của con người
mới.
- Sự lĩnh hội hay nhận thức của học sinh được chỉ đạo về mặt sư phạm thông
qua giáo viên và nó chứa đựng các khâu kiểm tra đánh giá và củng cố tri thức.
- Quá trình đi tìm chân lý của học sinh có sự hướng dẫn của giáo viên để dẫn
dắt học sinh đến “kết luận”, quá trình này không phải qua mò mẫm, thử và sai.
Những vấn đề chung của quá trình dạy – học
nghề
• Nhiệm vụ dạy học nghề:
- Nhiệm vụ dạy học kiến thức - kỹ năng:
Trang bị cho người học những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng
về một lĩnh vực khoa học, kỹ thuật nhất định ở trình độ hiện đại để
sau khi ra trường họ có khả năng lập nghiệp.
- Nhiệm vụ dạy học phương pháp:
Trang bị cho người học phương pháp luận khoa học, phương
pháp nghiên cứu và phương pháp tự học; giúp họ phát triển những
phẩm chất và năng lực họat động trí tuệ sáng tạo.
- Nhiệm vụ dạy học thái độ
Góp phần bồi dưỡng cho người học lý tưởng, niềm tin, hình thành ở
họ nhân sinh quan, thế giới quan khoa học; những phẩm chất đạo
đức tốt đẹp cũng thái độ, tác phong của con người mới.
Những vấn đề chung của quá trình dạy – học nghề
• Logic của quá trình dạy-học nghề:
- Logic của quá trình dạy học là trình tự vận động hợp quy luật của quá
trình đó nhằm đảm bảo phát triển cho học sinh từ trình độ tri thức, kỹ
năng kỹ xảo và phát triển năng lực nhận thức tương ứng với khi kết thúc
môn học.
- Cấu trúc logic của quá trình dạy học:
+ B1: Giáo viên đặt vấn đề nêu vấn đề;
+ B2: Tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới;
+ B3: Tổ chức điều khiển việc ôn tập, củng cố tri thức;
+ B4: Tô chức điều khiển học sinh rèn luyện kỹ năng kỹ xảo;
+ B5: Tổ chức điều khiển việc kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, tự
đánh giá tri thức, kỹ năng kỹ xảo của học sinh;
+ B6: Phân tích kết quả quá trình dạy học.
Những vấn đề chung của quá trình dạy – học nghề

• Nguyên tắc dạy – học nghề:


- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học;
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa dạy học và giáo
dục;
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn;
- Nguyên tắc đảm bảo mối liên hệ giữa cái cụ thể và cái
trừu tượng;
- Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc;
- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức;
- Nguyên tắc phát huy tính tự giác và tích cực của người
học.
Phương pháp dạy học nghề
• Khái niệm:
- Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương
tác, phối hợp, thống nhất của giáo viên và học sinh
trong hoạt động dạy học, được tiến hành dưới vai trò
chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy
học.
- Một phương pháp dạy học bao gồm 3 yếu tố:
+ Lý luận nòng cốt;
+ Các phương tiện, điều kiện để thực hiện phương
pháp;
+ Kỹ thuật, thủ thuật triển khai thực hiện.
Phương pháp dạy học nghề
 Đặc điểm của phương pháp dạy học nghề:
• Phương pháp dạy học gắn liền với nội dung
dạy học kỹ thuật (tri thức kỹ thuật, kỹ năng
thực hành);
• Gắn liền với phương tiện dạy học kỹ thuật: vật
thật, hình vẽ, mô hình, trang thiết bị thực
hành, nguyên nhiên vật liệu;
• Phù hợp với đặc điểm người học nghề.
Phương pháp dạy học nghề
• Các phương pháp dạy học thường dùng trong đào
tạo nghề
- Phương pháp thuyết trình
Dùng lời trình bày rõ một vấn đề trước nhiều người.
- Phương pháp đàm thoại
Người dạy đặt ra một hệ thống các câu hỏi để người
học trả lời, đồng thời có thể trao đổi qua lại giữa
người dạy- người học, người học- người học dưới
sự chỉ đạo của người dạy, qua đó người học lĩnh hội
được nội dung học tập
Phương pháp dạy học nghề
• Các phương pháp dạy học thường dùng trong đào
tạo nghề
- Phương pháp sử dụng sách, giáo trình và tài liệu
tham khảo
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách (sách giáo
khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo) qua đó mở rộng,
đào sâu vốn hiểu biết của họ.
- Phương pháp trình diễn thao tác mẫu
Người dạy kết hợp lời giải thích với vật mẫu, hành
động mẫu giúp cho người học hình thành biểu tượng
về hình mẫu và công việc phải làm.
Phương pháp dạy học nghề
• Các phương pháp dạy học thường dùng trong đào
tạo nghề
- Phương pháp hướng dẫn học sinh quan sát
Tạo điều kiện cho người tri giác trực tiếp đối tượng
học tập hay mô hình của chúng để nâng cao hiệu quả
quá trình dạy học.
- Phương pháp tự quan sát
Người học tự mình tiếp xúc với đối tượng cần nghiên
cứu qua đó tìm hiểu, ghi chép những điều quan sát
được và rút ra những kết luận cần thiết
Phương pháp dạy học nghề
• Các phương pháp dạy học thường dùng trong đào tạo nghề
- Phương pháp hướng dẫn người học tham quan
Tổ chức cho học sinh thâm nhập cuộc sống thực tế thông qua vịêc
quan sát và nghiên cứu trực tiếp các sự vật, hiện tượng, các quá trình
diễn ra trong thực tiễn cuộc sống, qua đó họ có thê mở rộng, đào sâu
vốn tri thức có liên quan đến nội dung, chương trình học tập đó quy
định.
- Phương pháp tổ chức làm thí nghiệm
Là phương pháp trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh
sử dụng những thiết bị, dụng cụ thí nghiệm tiến hành thí nghiệm
nhằm làm sáng tỏ, khẳng định những vấn đề lý thuyết thuộc nội dung
học tập nhằm làm củng cố, đào sâu những kiến thức đã lĩnh hội hoặc
vận dụng lý luận để nghiên cứu những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Phương pháp dạy học nghề
• Các phương pháp dạy học thường dùng trong đào tạo nghề
- Phương pháp tổ chức luyện tập
Lặp đi lặp lại nhiều lần những động tác, hành động nhất định
được tổ chức có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành và
củng cố cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết.
- Phương pháp dự án
Phương pháp trong đó cá nhân hay nhóm học sinh thiết lập
một dự án có nội dung gắn kết với nội dung học tập; dựa vào
tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng vốn có, trên cơ sở phân tích
thực tiễn thuộc phạm vi học tập, cùng với tài liệu, phương
tiện, học sinh đề xuất ý tưởng, thiết kế dự án, soạn thảo và
hoàn chỉnh dự án.
Phương pháp dạy học nghề
• Các phương pháp dạy học thường dùng trong đào tạo nghề
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Là phương pháp đưa học sinh vào những tình huống có vấn
đề, làm cho họ ý thức được vấn đề để tìm ra được cách giải
quyết tối ưu.
- Phương pháp bốn giai đoạn
: Là phương pháp dựa trên nguyên tắc: Giáo viên làm mẫu,
học sinh bắt chước làm theo. Người học học các hành động
khác nhau ở những công việc tổng hợp, những cái cơ bản của
hoạt động thể hiện ở sự điều chỉnh động cơ tâm lý của kế
hoạch hành động dưới sự hướng dẫn của người dạy
Phương pháp dạy học nghề
• Các phương pháp dạy học thường dùng trong đào tạo nghề
- Dạy học chương trình hóa
Dạy học chương trình hóa là phương pháp dạy học được thực hiện
dưới sự chỉ đạo sư phạm của một chương trình dạy. Trong đó hoạt
động của thầy và trò được chương trình hóa, tức là được soạn
thành algorith dạy học.
- Dạy học theo nhóm nhỏ
Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp
đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong
học tập”. Dạy học theo nhóm nhỏ là kiểu phương pháp dạy học
trong đó học sinh được chia thành nhóm và dưới sự chỉ đạo của
giáo viên, trao đổi những ý nghĩ, nguốn kiến thức, giúp đỡ, hợp tác
với nhau trong việc lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
Phương pháp dạy học nghề
Thảo luận
Chọn một nội dung dạy học và lên ý tưởng
dạy học nội dung đó theo các phương
pháp dạy học khác nhau.
Kết thúc giáo án 03

You might also like