You are on page 1of 35

AI CẬP

Cộng hòa Ả Rập Ai Cập


Quốc kỳ Quốc huy

tiếng Ả Rập: ‫علمـ مصـر‬


Vị trí địa lý
Là một quốc gia xuyên lục địa. Phần
lớn lãnh thổ nằm ở Bắc Phi cùng với
bán đảo Sinai nằm ở Tây-Á. Ai Cập
giáp với vùng biển Địa Trung Hải và có
biên giới với Dải GaZa và Isreal về
phía đông bắc, giáp vịnh Aqaba về phía
Đông, giáp biển Đỏ về phía Đông và
Nam, giáp Sudan về phía Nam, và
Libya về phía Tây.
Thủ đô CAIRO
Cairo có diện tích 453 km2.Trong tiếng Ả Rập có
nghĩa là “ thắng lợi”. Khoảng giữa TK XIV, Cairo
phát triển nhanh chưa từng thấy, trở thành thành
phố lớn nhất Châu Phi và Tây Á lúc bấy giờ. Sau
đó vài thế kỷ, Cairo trải qua nhiều bước thăng
trầm. Năm 1922, Ai Cập trở thành vương quốc độc
lập. Năm 1952, tổ chức sĩ quan do Gamal Abdel
Nasser lãnh đạo phát động “Cuộc cách mạng tháng
7”, lật đổ vương triều Farouk, năm sau đổi thành
nước Cộng hòa. Đến nay, Cairo là trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa của Ai Cập.
Những đặc trưng về Ai Cập
01 02 03 04 05
Chữ viết Văn học Toán học Tôn giáo Kiến trúc

06 07 08 09 10
Phong tục Người dân Văn hóa Điều cấm Trang phục
1.Chữ viết
Khoảng hơn 3000 năm TCN, người Ai Cập đã sáng tạo ra chữ tượng
hình . Muốn chỉ một vật gì thì họ vẽ những nét tiêu biểu của sự vật đó. Để diễn
tả những khái niệm trừu tượng thì họ mượn ý. Ví dụ để diễn tả trạng thái khát
thì họ vẽ balàn sóng nước và cái đầu bò đang cúi xuống hoặc để nói sự công
bằng thì họ vẽ lông chim đà điểu (vì lông đà điểu hầu
như dài bằng nhau)
Chữ viết người Ai Cập thường được viết trên giấy
papyrus, họ lấy thân cây chẻ thành từng thanh mỏng
rồi ép mỏng phơi khô. Để viết trên loại giấy đó, người
Ai Cập dùng bút làm thành thân cây sậy, mực thì làm
bằng bồ hóng
2. Văn học
Văn học Ai Cập phát triển rất sớm, người Ai Cập
cổ đại đã sáng tác rất nhiều tác phẩm văn học
thuộc mọi thể tài. Điều đó chứng tỏ trình độ phát
triển cao của nền văn hóa Cổ Ai Cập và sức sáng
tạo vô cùng phong phú của người Ai Cập thời kỳ
này. Hầu hết các tác phẩm văn học đó đều lấy đề
tài trong thần thoại, tôn giáo
Write your topic or idea và đều không còn
mang tên tác giả.
Những tác phẩm tiêu biểu còn lại như Truyện hai
anh em, Nói Thật và Nói Láo, Đối thoại của một
người thất vọng với linh hồn của mình,...
3. Toán học
Hằng năm, nước sông Nin dâng cao
khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị
xóa nhòa nên mỗi khi nước rút, người
Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại
diện tích. Vì vậy, họ rất giỏi về hình
học. Những hiểu biết này là cơ sở để
họ xây dựng những kim tự tháp kỳ vĩ
4. Tôn Giáo
Người Ai Cập cổ đại theo đa thần giáo, họ thờ rất nhiều thần. Ban đầu, mỗi
vùng thờ mỗi vị thần riêng của mình, chủ yếu là những vị thần tự nhiên. Đến
thời kì thống nhất quốc gia, bên cạnh những vị thần riêng của mỗi địa phương
còn có các vị thần chung như thần Mặt trời ( Ra ), thần sông Nin (Osiris)
*Tục ướp xác của người Ai Cập
Người Ai Cập cổ tin rằng con người có
hai phần : hồn và xác. Khi con người chết
đi, linh hồn thoát ra ngoài nhưng có thể
một lúc nào đó lại tìm về nơi xác ( Họ tin
rằng như khi bị ngất , hồn thoát ra ngoài
tạm thời). Vì vậy những người giàu có
tìm mọi cách để giữ gìn thể xác. Kĩ thuật
ướp xác vì vậy cũng rất phát triển.
5. Kiến Trúc
Người
Ai Cập cổ đại đã xây dựng rất nhiều
đền đài, cung điện, nhưng nổi bật
nhất phải kể đến là các kim tự tháp
hùng vĩ, vĩnh cửu. Người thiết kế ra
kim tự tháp đầu tiên để làm nơi yên
nghỉ cho các pharaon là Imhotép.
Kim tự tháp ở Giza cao 139m, được xem là Kim tự tháp cao nhất ở Ai Cập và
được xây dựng bởi 3 thế hệ: Khufu, Khafre và Menkaure. Tòa kim tự tháp vĩ
đại của Khufu là cổ xưa nhất và là công trình duy nhất trong 7 kỳ quan thế giới
còn lại.
Trong nghệ thuật Ai Cập, điêu khắc và hội họa
thường trộn lẫn. Các tác phẩm, tranh vẽ thường
được tìm thấy ở phần dưới của các mảng điêu
6. Nghệ Thuật khắc trên tường. Chúng được các nghệ sĩ sáng tạo
để sử dụng nơi công cộng hay trong các lăng mộ
với những cảnh, những câu chuyện về vinh quang
của các vị thần hay pharaon.
7. Người dân Ai Cập
Phụ nữ ở Ai Cập đa số là khá bảo thủ và
khiêm tốn, tuân theo các nguyên tắc Hồi
giáo. Trong nền văn hóa Ai Cập, một
chiếc khăn đội đầu thường được đeo như
một biểu tượng của sự khiêm tốn trong
đời sống của phụ nữ Ai Cập. Nam giới
không được mặc áo cộc tay thay vào đó
là những bộ comple hoặc quần áo lịch
thiệp
8. Văn hóa giao tiếp
Trong giao tiếp người Ai Cập thường gặp gỡ trực
tiếp, giáp mặt và đứng hoặc ngồi gần nhau để trao
đổi, nói chuyện. Khi chào hỏi, cần lưu ý trong việc
gọi tên của người đó. Tên của người Ai Cập được viết
bằng tiếng A-rập, không sử dụng bản chữ latinh như
tiếng Anh đều này gây khó khăn trong việc nhớ đầy.
Đôi khi cách phát âm cũng làm chúng ta hiểu sai ý
nghĩa về tên của họ. Cho nên, cần chắc chắn về tên
riêng của người Ai Cập khi gọi tên họ.
Điểm cần lưu ý là phụ nữ và nam giới không bao giờ
bắt tay.
9. Những điều cấm kỵ ở Ai Cập
Phong cách ăn mặc kín đáo, tránh để lộ thân thể
Tại các nước Hồi giáo, bạn nên chú ý khi ăn mặc
để lộ da thịt (đặc biệt là phụ nữ) vì người Hồi giáo
xem đó là hành động mang tính vô cùng khiêu
khích, chướng tai gai mắt. Người phụ nữ ở các
quốc gia này ăn mặc kín mít, áo choàng phủ khắp
người chỉ chừa đôi mắt theo một quy luật khá
nghiêm khắc. Cho nên, khi lựa chọn trang phục để
ra ngoài tham quan các di tích, đền đài hay các khu
dân cư ở các nước Hồi giáo bạn cần tránh mặc áo
phông hở ngực, quần sooc, váy quá ngắn,...
Không nên thể hiện cử chỉ thân mật nơi công cộng
Những hành vi biểu lộ tình cảm nơi công cộng như nụ
hôn không cho phép ở Dubai. Và quan hệ ngoài hôn
nhân được công bố là phạm pháp trên toàn thể các khối
Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Dù là vợ
chồng, bạn cũng không nên bày tỏ tình cảm quá lộ liễu ở
chốn đông người như ôm, hôn, khoác vai …
Không đồ uống có cồn Lợn là con vật dơ bẩn

Đồ uống có cồn thường bị cấm tại các Các nước Hồi giáo kiêng ăn thịt lợn và
quốc gia Hồi giáo và những người những con vật đã chết trước khi được cắt
theo đạo Hồi cũng không được phép tiết theo nghi thức. Ở một vài nơi, họ còn
uống ở những nơi công cộng. Uống kiêng ăn các loại gia cầm, những động vật
các chất kích thích như rượu, bia cũng vừa sống trên cạn hay ăn thịt sống và ăn
là điều cấm kỵ. Tuy nhiên, ở một vài tạp. Thậm chí, họ cũng không lại gần con
nơi vẫn khu vực bán các loại đồ ăn, heo hay chuồng heo, chỉ dùng thịt bò làm
thức uống này cho khách du lịch. thực phẩm chính hằng ngày.
Giới tính là vấn đề lớn ở các nước đạo Hồi
Nếu một gia đình Hồi giáo mời bạn đến dùng bữa, đừng ngạc
nhiên nếu bạn và người bạn khác giới phải ăn riêng bởi đôi
khi phụ nữ không được bữa cùng đàn ông. Một điều cần chú
ý là không vào nhà riêng hay nơi ở của người Hồi giáo nếu
bạn không được mời sẽ khiến họ khó chịu lắm đấy. Bạn cũng
tránh đứng gần, hỏi, nhìn hay nói chuyện với phụ nữ, nhất là
các nam du khách.
Tháng ăn chay Ramadan
Tùy vào từng năm mà tháng chay
Ramadan được xác định ngày cụ thể nhưng
vào thời điểm này, bạn không nên ăn uống,
hút thuốc trước mặt những người theo đạo
Hồi. Bởi vì họ không ăn, không uống cho
đến khi mặt trời lặn vì thế hành động ăn
uống của bạn khiến họ khó chịu và nghĩ
rằng bạn đang trêu chọc họ. Những món ăn nhẹ Iftar chuẩn bị
được dùng sau khi đã chấp hành
việc nhịn ăn
Bàn tay trái được cho là không sạch sẽ
Một số nước Hồi giáo không sử dụng tay trái cho
những việc thiêng liêng, quan trọng. Do đó, bạn nên
tránh việc cầm đồ ăn hay đồ lễ bằng tay trái. Khi tặng
quà hay đỡ đồ ăn, bạn có thể sử dụng cả hai tay, tay
trái đặt dưới đỡ tay phải. Việc dùng ngón tay trỏ để
chỉ đường hay là thói quen của bạn khi nói chuyện
cũng là một điều tối kỵ. Vì vậy, bạn dùng ngón cái
bàn tay và 4 ngón tay còn lại nắm chặt khi cần chỉ
đường hay có hành động chỉ trỏ nào đó.
Kiêng kỵ khi tham quan giáo đường Hồi giáo
Tuy là địa điểm tham quan thu hút đông khách du lịch
nhưng bạn cần nắm các quy tắc trước khi bước vào. Ở một
vài giáo đường, nữ du khách được phát một bộ áo và khăn
choàng đầu để che phủ toàn bộ cơ thể. Mọi người nên bỏ
giày dép, mũ, rửa tay chân, lau mặt trước khi vào thánh
đường. Một nguyên tắc cần biết là không nên đụng chạm
vào sách Kinh Koran hay chụp ảnh, đi trước mặt các tín đồ
trong lúc họ đang cầu kinh. Thứ Năm và thứ Sáu là hai ngày
cầu nguyện chính nơi đất nước Hồi giáo nên bạn sẽ không
được phép tham quan giáo đường trong những ngày này.
Ai Cập cổ đại nằm ở phía Đông Bắc của châu lục
nào?

A. Châu Phi B. Châu Á

C. Châu Âu D. Châu Mĩ
Ai Cập cổ đại nằm ở phía Đông Bắc của châu lục
nào?

A. Châu Phi B. Châu Á

C. Châu Âu D. Châu Mĩ
Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên lưu vực ?

A. Sông Hoàng Hà B. Sông Nin

C. Sông Ơ-phrat và D. Sông Trường


Ti-gro Giang
Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên lưu vực ?

A. Sông Hoàng Hà B. Sông Nin

C. Sông Ơ-phrat và D. Sông Trường


Ti-gro Giang
Đứng đầu nhà nước Ai Cập là ?

A. Hoàng đế B. En - Xi

C. Tăng lữ D. Pha - ra - ông


Đứng đầu nhà nước Ai Cập là ?

A. Hoàng đế B. En - Xi

C. Tăng lữ D. Pha - ra - ông


Người Ai Cập cổ đại viết chữ trên ?

A. Những tấm đất sét B. Giấy làm từ cây


còn ướt pa-pi-rút

C. Thẻ tre, trúc D. Mai rùa, xương


thú
Người Ai Cập cổ đại viết chữ trên ?

A. Những tấm đất sét B. Giấy làm từ cây


còn ướt pa-pi-rút

C. Thẻ tre, trúc D. Mai rùa, xương


thú
Chữ viết của người Ai Cập là gì?

A. Chữ Phạn B. Chữ số La Mã

C. Chữ tượng hình D. Chữ hình nêm


Chữ viết của người Ai Cập là gì?

A. Chữ Phạn B. Chữ số La Mã

C. Chữ tượng hình D. Chữ hình nêm


Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai
Cập là ?

A. Tượng nhân sư B. Mặt nạ vua Tu-tan


-kha-mun

C. Tượng bán thân D. Kim tự tháp


Nê-phéc-ti-ti.
Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai
Cập là ?

A. Tượng nhân sư B. Mặt nạ vua Tu-tan


-kha-mun

C. Tượng bán thân D. Kim tự tháp


Nê-phéc-ti-ti.
Trong Toán học, người Ai Cập giỏi trong lĩnh
vực nào?

A. Hình học B. Giải tích

C. Đại số D. Toán cao cấp


Trong Toán học, người Ai Cập giỏi trong lĩnh
vực nào?

A. Hình học B. Giải tích

C. Đại số D. Toán cao cấp


CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN
ĐÃ THEO DÕI

You might also like