You are on page 1of 53

PHẢN VỆ

ĐỊNH NGHĨA

 Phản vệ (anaphylaxis) là một phản ứng toàn thân cấp tính với
những triệu chứng của phản ứng dị ứng xảy ra ngay tức thì và có thể
ảnh hưởng toàn thân cũng như có khả năng đe dọa tính mạng.

 Định nghĩa của phản vệ không thống nhất trên toàn cầu, hiện nay có
nhiều cách phân loại khác nhau được sử dụng trên toàn cầu.
ĐỊNH NGHĨA
 Phản ứng phản vệ (Anaphylactoid reactions)
 Là tình trạng nghiêm trọng nhất được thấy trong dị ứng.
 Biểu hiện lâm sàng tương tự phản vệ nhưng khác cơ chế với phản
vệ. Không qua trung gian IgE. Gây giải phóng trực tiếp các hóa chất
trung gian.

 Là tình trạng nghiêm trọng nhất trong dị ứng, có thể tự giới hạn hoặc
tiến triển dù được điều trị đầy đủ.

=> Phản vệ là một tình huống cấp cứu cần được chẩn đoán và xử trí
kịp thời.
DỊCH TỄ

 Tỷ lệ mới mắc thay đổi rất lớn, từ 1,5/100.000 người–năm đến


32/100.000 người–năm, có xu hướng tăng dần qua mỗi năm.

 Tỷ lệ từ vong trong các trường hợp phản vệ, sốc phản vệ thay đổi từ
0,5% đến 1,8% tùy theo nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau.

 Phân bố về giới tính trong phản vệ khác nhau tùy theo từng nghiên
cứu:

Vd: Nam > nữ ở một số nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Trung
Quốc. Ngược lại tại Mỹ, Châu Âu và Việt Nam thì nữ > nam.
Bảng 1. Các tác nhân gây phản ứng phản vệ nặng ở trẻ em và người lớn

Tác nhân Trẻ em Người lớn

Thức ăn 58% 16%

Nọc độc côn trùng 24% 55%

Thuốc 8% 21%
CƠ CHẾ BỆNH SINH
NSAID
Thức ăn Chất cản quang
Thuốc Vancomycin
CƠ CHẾ BỆNH SINH
 Tương bào (mast cells) hoặc bạch cầu hạt ái kiềm (basophil
granulocytes) phóng thích các hóa chất trung gian khác nhau
(histamine, prostaglandins, leukotrienes, tryptase, yếu tố hoạt hóa tiểu
cầu, cytokines, chemokines,…).
 Histamin đóng vai trò trung tâm trong phản ứng phản vệ.
CƠ CHẾ BỆNH SINH
 Hầu hết thường là phản ứng dị ứng qua trung gian IgE.

 Những kháng thể đặc hiệu của các dòng khác có thể khởi phát những
triệu chứng phụ thuộc bổ thể tương tự thông qua hình thành các
phức hợp miễn dịch lưu hành phản vệ phức hợp miễn dịch.
 Một số lượng lớn các phản ứng phản vệ trong đó không phát hiện
được sự nhạy cảm miễn dịch phản ứng dị ứng giả hay phản vệ
không dị ứng.
CƠ CHẾ BỆNH SINH
 Cơ chế của PVKDU: giải phóng trực tiếp các chất trung gian vận
mạch, kích hoạt trực tiếp hệ thống bổ thể thông qua protein G, tương
tác với hệ thống kallikrein-kinin, tương tác với chuyển hóa acid
arachidonic cũng như cơ chế phản xạ tâm sinh lý.
 Tóm lại, có 2 nhóm cơ chế:

Hoạt hóa tương Hoạt hóa tương bào/basophil và


bào/basophil qua trung các tế bào miễn dịch khác
gian IgE không qua trung gian IgE
CƠ CHẾ BỆNH SINH

 Phát hiện IgE đặc hiệu trong máu không có nghĩa là phải có triệu
chứng lâm sàng của dị ứng hay phản vệ.
 Tuy nhiên, nếu có tăng nồng độ tryptase và/hoặc tương bào trong
máu, phản vệ có thể rất nặng.
CƠ CHẾ BỆNH SINH
 Sử dụng các thuốc đối kháng thụ thể β (khóa hiệu quả kích hoạt tim
mạch của adrenaline) hoặc thuốc ức chế men chuyển (làm giảm thoái
giáng bradykinin  giãn mạch) có thể làm nặng thêm các triệu chứng
phản vệ.
 Uống các thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs cũng có thể làm
nặng thêm các phản ứng phản vệ do tăng sự tạo thành leukotriene và
tăng hấp thu các kháng nguyên đường ruột.
Tryptase, Histamine
NGUYÊN NHÂN
 Ba nguyên nhân thường gặp nhất là: thuốc, thức ăn, côn trùng đốt

 Các yếu tố nguy cơ phản vệ bao gồm tuổi, giới, tiền căn dị ứng và bệnh
tim mạch đi kèm

Tác nhân Trẻ em Người lớn THỨC


THUỐC
ĂN
Thức ăn 58% 16%
Nọc độc côn trùng 24% 55% CÔN
TRÙNG
Thuốc 8% 21% ĐỐT
NGUYÊN NHÂN: THỨC ĂN

 Các loại thức ăn thường gây phản ứng dị ứng và phản vệ bao gồm: sữa
bò, trứng, hải sản, bột mì, đậu nành, các loại hạt, các loại trái cây.

 Đặc trưng về phổ dị nguyên thức ăn gây phản vệ khác nhau tùy theo
lứa tuổi và khu vực địa lý.

 Gây phản vệ và chủ yếu là qua trung gian kháng thể IgE.
NGUYÊN NHÂN: THUỐC

 Hai loại thuốc thường gây phản vệ và sốc phản vệ nhất là kháng sinh và
các loại NSAIDs
 Trong các loại thuốc kháng sinh, nhóm betalactam là nhóm kháng sinh
thường gây dị ứng nhất.
NGUYÊN NHÂN: THUỐC
Quá mẫn muộn qua trung gian Phản ứng chéo giữa các
Nhóm kháng sinh Dị ứng qua IgE
lympho T thuốc trong nhóm
Penicillin Có thể Có thể Thường gặp
Sulfonamide Ít khả năng Có thể Hiếm

Macrolide Ít khả năng Ít khả năng Chưa thấy


Cephalosporin Có thể Có thể Hiếm
Tetracyclin Ít khả năng Ít khả năng Chưa thấy
Quinolone Có thể Không rõ Thường gặp
Nitrofurantoin Ít khả năng Ít khả năng Không rõ

Clindamycin Ít khả năng Có thể Không rõ

Metronidazole Ít khả năng Có thể Không rõ

Cơ chế gây phản ứng dị ứng với một số thuốc


kháng sinh
NGUYÊN NHÂN: THUỐC

 Cơ chế phản ứng quá mẫn do NSAIDs: qua trung gian miễn dịch hoặc không.

o Không qua TGMD: triệu chứng lâm sàng có thể xuất hiện sau khi sử dụng nhiều
loại thuốc có cùng cơ chế ức chế COX-1, gây ra sự chuyển dịch chuyển hóa acid
arachidonic sang 5-lipoxigenase để tạo ra các leukotriene và cysteinyl
leukotriene.

o Qua TGMD: thường chỉ có một loại thuốc nào đó gây ra triệu chứng và phản ứng
có thể qua trung gian IgE (quá mẫn tức thì) hoặc qua trung gian lympho T (quá
mẫn muộn).
LÂM SÀNG
Hoàn cảnh xuất hiện và biểu hiện:

⮚ Khởi phát:

▪ 5 – 30 phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên qua đường tiêm

▪ Trong 2 giờ đầu hoặc hơn trường hợp tiếp xúc qua đường ăn uống

▪ Thời gian khởi phát càng nhanh càng gia tăng mức độ nguy hiểm

⮚ Biểu hiện ở các hệ cơ quan da niêm (80 – 90%), hô hấp (50 – 70%), tuần
hoàn (50 – 70%), tiêu hoá (20 – 30%), thần kinh.
TUẦN HOÀ
LÂM SÀNG
Da niêm Tuần hoàn Hô hấp
(80-90%): (50-70%): (50-70%):
nổi mề đay, phù chóng mặt, ngất, rối khò khè, khó thở, thở
mạch, đỏ da toàn loạn nhịp và tụt huyết rít, khàn tiếng
thân, ngứa. áp

Tiêu hoá
Thần kinh:
(25-40%):
co giật và mất nhận
nôn ói, đau quặn
thức
bụng, tiêu chảy
LÂM SÀNG
 Triệu chứng da niêm có thể giúp phân biệt phản vệ với các tình trạng
khác như nhồi máu cơ tim, tuy nhiên khoảng 10-20% bệnh nhân có
thể không có triệu chứng này
 Các triệu chứng về hô hấp và hoặc tuần hoàn thường đi kèm với các
trường hợp phản vệ nặng nguy hiểm đến tính mạng
 Phản xạ tăng nhịp tim thường là thứ phát sau khi giai đoạn giảm thể
tích và giúp phân biệt giữa phản vệ và phản ứng thần kinh phế vị
 Cần lưu ý rằng triệu chứng lâm sàng có thể rất thay đổi giữa các
bệnh nhân với cùng dị ứng nguyên
LÂM SÀNG

⮚ Phản vệ tái phát (phản vệ 2 pha): pha 1 đến pha 2 kéo dài 2 – 13 giờ hoặc
có thể kéo dài đến 72 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của
pha 1, cần theo dõi ít nhất 24h...

⮚ Yếu tố nguy cơ của phản vệ hai pha gồm: tiền sử từng bị phản vệ hai pha trước đó,
dị ứng thức ăn, dùng epinephrine muộn hoặc liều epinephrine không phù hợp,
không dùng corticosteroid
CHẨN ĐOÁN

Hiện nay, chưa có một xét nghiệm nào đủ chính xác để chẩn đoán phản vệ, vì
vậy phản vệ vẫn là một chẩn đoán lâm sàng.
Chẩn đoán phản vệ:

⮚ Tiêu chuẩn chẩn đoán phản vệ của Viện Dị ứng và nhiễm trùng Hoa
Kỳ (NIAID) (độ nhạy > 95%).

⮚ Chẩn đoán phản vệ khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:


Bệnh cấp tính vài giây đến vài giờ, Ít nhất 2 trong các triệu chứng sau, xuất Tụt huyết áp sau khi đã tiếp xúc với 1 chất đã
có triệu chứng da niêm đặc hiệu hiện 1 thời gian ngắn sau tiếp xúc với dị biết là dị nguyên
(mề đay, phù mạch, ngứa) kèm ít nguyên
nhất 1 trong 2 triệu chứng:

Triệu chứng da niêm Chất đã biết là dị nguyên là một chất đã từng


Triệu chứng hô hấp Mề đay, phù mạch, ngứa, sưng môi lưỡi phản ứng trên bệnh nhân
Khó thở, thở rít, thở khò khè, ran miệng
rít, giảm oxy máu, giảm tốc độ dòng
khí thở ra Triệu chứng hô hấp Chất nghi ngờ là dị nguyên: là 1 chất bệnh
Khó thở, thở rít, thở khò khè, ran rít, giảm nhân tiếp xúc trước khi khởi phát bệnh,có
oxy máu, giảm tốc độ dòng khí thở ra thể gây ra các triệu chứng phản vệ, bệnh
nhận chưa từng tiếp xúc

Triệu chứng tim mạch Triệu chứng tim mạch Tụt huyết áp:
Tụt huyết áp hay các triệu chứng rối Tụt huyết áp hay các triệu chứng rối loạn • Người lớn: HATT <90mmHg hoặc giảm
loạn chức năng cơ quan đích (rối chức năng cơ quan đích (rối loạn ý thức, >30% mức HA trước đó
loạn ý thức, ngất, tiêu tiểu mất tự ngất, tiêu tiểu mất tự chủ) • Trẻ em 1 tháng – 1 tuổi: HATT <70mmHg
chủ) • Trẻ em 1 đến 10 tuổi :HATT <70 + tuổi x2
Triệu chứng tiêu hoá • Trên 10 tuổi : như người lớn
Đau quặn bụng, nôn ói
CHẨN ĐOÁN

 Phản vệ được chẩn đoán NIAID theo nguyên tắc triệu chứng đặc hiệu xuất
hiện nhanh, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan/hệ thống (> 1 cơ quan/hệ thống)
 Triệu chứng da niêm là triệu chứng rất thường gặp trong phản vệ, do đó đa số
trường hợp phản vệ có thể chẩn đoán bằng tiêu chuẩn 1
 Một số trường hợp không có triệu chứng da niêm thì có thể chẩn đoán bằng
tiêu chuẩn 2.
 Tiêu chuẩn 3 thường sử dụng để chẩn đoán phản vệ trong mổ khi chỉ có tụt
huyết áp đột ngột là dấu hiệu gợi ý phản vệ trong khi các triệu chứng khác rất
ít gặp vì ảnh hưởng của thuốc mê.
CHẨN ĐOÁN

Điểm khác biệt của tiêu chuẩn chẩn đoán theo Hội Dị ứng và
Miễn dịch lâm sàng Úc (ASCIA) so với chẩn đoán theo NIAID:

 Tiêu chuẩn 2: nếu chỉ có triệu chứng da niêm và triệu chứng tiêu hóa
sau khi phản úng với thức ăn thì không được coi là phản vệ

 Tiêu chuẩn 3: tụt huyết áp hoặc có triệu chứng co thắt phế quản, tắc
nghẽn đường hô hấp trên sau khi tiếp xúc dị nguyên.
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán mức độ:

⮚ Cần lưu ý phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự,
bệnh nhân có thể tụt huyết áp, suy hô hấp khi chưa có triệu chứng
da niêm

⮚ Các yếu tố liên quan tới phản vệ nặng gồm: phản vệ do thuốc, có
tiền sử bệnh phổi

⮚ Phản vệ nặng cũng là yếu tố nguy tái phát phản vệ (phản vệ hai pha)

⮚ Có 3 mức độ: phản vệ nhẹ (độ I), phản vệ vừa (độ II), phản vệ nặng
(độ III)
CHẨN ĐOÁN

Phản vệ nhẹ Phản vệ vừa Phản vệ nặng

Chỉ có triệu chứng, Có triệu chứng từ Tụt huyết áp hoặc


mô dưới da và hai cơ quan trở lên giảm oxy máu
niêm mạc như: mề (da niêm, hô hấp, (SpO2 < 92%)
đay, ngứa, phù tim mạch, tiêu
mạch. hóa).
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán phân biệt:
Sốc do nguyên nhân khác Bệnh thần kinh
• Sốc mất máu • Động kinh
• Sốc nhiễm trùng hoặc sốc tim • Tai biến mạch máu não
Bệnh hô hấp Bệnh có hiện tượng đỏ da
• Hen ác tính • U tuyến thượng thận hoặc HC
• Tràn khí màng phổi cận ung thư
• Thuyên tắc động mạch phổi • Tiền mãn kinh
• Vancomycin
Các nguyên nhân khác: Hạ đường máu, rối loạn lo âu
ĐIỀU TRỊ

⮚ Epinephrine 🡪 thuốc điều trị phản vệ đầu tay.

⮚ Điều trị hỗ trợ:

▪ Bù dịch

▪ Corticosteroids

▪ Kháng Histamine
Tác động dựa vào cơ chế đồng vận trên 3 receptor
• Co mạch ngoại biên
• Tăng huyết áp và giảm triệu chứng
sốc
• Giảm triệu chứng phù thanh quản

• Tăng sức co bóp cơ tim


• Tăng nhịp tim

• Dãn phế quản


• Ngăn ngừa phóng thích hóa chất
trung gian
Lợi ích của Epinephrine

⮚ Lợi ích > nguy cơ (ngay cả trên những bệnh nhân lớn tuổi và có bệnh tim
mạch trước đó) 🡪 Không có chống chỉ định tuyệt đối.

⮚ Có bằng chứng cho việc điều trị phản vệ mạnh hơn tất cả các loại thuốc
khác 🡪 Được khuyến cáo là thuốc được lựa chọn đầu tiên để cứu mạng.

⮚ Làm tăng khả năng tưới máu của mạch vành thông qua hai cơ chế:
• Tăng thời gian tâm trương so với tâm thu

• Tác động dãn mạch gây ra bởi tăng sức co bóp cơ tim.

🡪 Giúp bù trừ tác động gây co mạch của epinephrine trên mạch vành.
Lợi ích của Epinephrine

Việc đạt được nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương và mô của
epinephrine giúp tối ưu hóa khả năng cứu mạng bệnh nhân. Kết quả một số
nghiên cứu hồi cứu trên người cho thấy trì hoãn sử dụng epinephrine có
liên quan đến kết cục điều trị xấu.
Nguy cơ của Epinephrine

⮚ Vẫn có trường hợp bệnh nhân tử vong do phản vệ


dù đã được điều trị với epinephrine.
⮚ Nguyên nhân:
• Chậm trễ sử dụng thuốc
• Không đủ liều
• Đường dùng không phù hợp
• Dùng epinephrine quá hạn
• Bệnh nền của bệnh nhân nặng nề (hen phế
quản kiểm soát kém, bệnh tim mạch, ...).
Nguy cơ của Epinephrine

Một nghiên cứu tiến hành tại Anh cho thấy chỉ có 14% trong tổng số 164
bệnh nhân phản vệ được điều trị với epinephrine trước khi có ngưng tim
hoặc ngưng thở, đây là những triệu chứng thường xảy ra khoảng 5 phút
sau khi bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng bất thường trong phản vệ vô
căn, khoảng 15 phút đối với các trường hợp dị nguyên là nọc độc của côn
trùng và 30 phút trên bệnh nhân phản vệ do dị ứng thức ăn.
Trì hoãn sử dụng Epinephrine

Trì hoãn sử dụng epinephrine cho đến khi có triệu chứng tụt huyết áp xảy ra 🡪 việc đạt

nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương và hồi phục huyết động kém hiệu quả 🡪 có thể

gia tăng nguy cơ dẫn đến phản vệ hai pha, bệnh não do thiếu oxy và tử vong.
Cửa sổ liều của epinephrine
▪ Cửa sổ điều trị tương đối hẹp (tương quan
giữa lợi ích và nguy cơ).

▪ Các tác động dược lý thường gặp trên bệnh


nhân gồm có: lo lắng, đau đầu, chóng mặt,
run, xanh tái, hồi hộp đánh trống ngực. Thiếu
máu hoặc nhồi máu cơ tim hậu quả, QTc kéo
dài, phù phổi cấp, loạn nhịp thất, tăng huyết
áp, xuất huyết não cũng có thể xảy ra dù
hiếm gặp hơn và thường khi dùng
epinephrine với liều cao và truyền tĩnh mạch
Liều dùng và đường dùng
Liều epinephrine (epinephrine pha loãng 1:1000, 1 mg trong 1 ml)

✔ 0,2 đến 0,5 mg (0,01 mg/kg ở trẻ em, liều tối đa 0,3 mg), tiêm bắp mồi 5 đến
15 phút tùy theo độ nặng của phản vệ

✔ Ở những cơ địa béo phì hoặc thừa cân, lớp mỡ dưới da dày có thể ảnh
hưởng đến việc tiêm bắp
Liều dùng và đường dùng

Chưa có nghiên cứu so sánh hiệu quả của epinephrine tiêm bắp và tiêm
dưới da trong giai đoạn cấp của phản vệ. Tuy nhiên, trên những bệnh nhân
nhi và người lớn không triệu chứng được tiêm bắp epinephrine vào cơ
trước bên đùi, hấp thu thuốc diễn ra hoàn toàn, nhanh chóng hơn và nồng
độ trong huyết tương cao hơn.
Liều dùng và đường dùng
Cơ chế tác dụng: Ở liều và đường dùng được khuyến cáo trong phản vệ
1. Tác dụng đồng vận alpha gây co mạch giúp cải thiện tình trạng dãn mạch ngoại
biên, tụt huyết áp cũng như giảm sung huyết, phù mạch, mề đay.
2. Tác dụng đồng vận beta của epinephrine giúp dãn phế quản, tăng sức co bóp cơ
tim và ức chế sự phóng thích các hóa chất trung gian từ tế bào mast và bạch cầu ái
kiềm.
✔ Tuy nhiên, epinephrine với nồng độ thấp (0,1 mcg/kg) lại có thể gây dãn mạch, tụt
huyết áp và tăng tiết hóa chất trung gian.
3. Tiêm epinephrine tại chỗ có thể làm giảm hấp thu kháng nguyên từ vết chích/đốt
của côn trùng hoặc thuốc tiêm, tuy nhiên phương pháp này chưa được nghiên cứu
một cách hệ thống.
Liều dùng và đường dùng

Epinephrine pha loãng ở nồng độ thấp hơn 1:10 000 hoặc 1: 100 000

✔ Có thể dùng truyền tĩnh mạch liên tục trong trường hợp ngưng tim hay tụt huyết
áp không đáp ứng với điều trị
Liều dùng và đường dùng

Một số tác giả cho rằng việc sử dụng epinphrine bằng đường truyền
tĩnh mạch sớm là tương đối an toàn hiệu quả và dung nạp tốt, mặc dù
chưa có những đánh giá so sánh với epinephrine dùng đường tiêm bắp
một cách hệ thống qua các nghiên cứu đoàn hệ.
Liều dùng và đường dùng
▪ Tại các quốc gia phát triển, epinephrine với dạng chế phẩm bút tiêm tự động được
lưu hành rộng rãi trên thị trường, tuy nhiên do giá thành cao (98 đô la Mỹ/bút) nên
còn giới hạn tại các nước kém phát triển khác
▪ Mặc dù tính hiệu quả của epinephrine dạng bút tiêm tự động đã được chứng minh,
nhưng chế phẩm này cũng có một sổ điểm hạn chế: 1/ chỉ có hai hàm lượng cố định
là 0,15 mg và 0,3 mg, 2/ thời hạn sử dụng ngắn 12 – 18 tháng và 3/ thiếu an toàn
trong những trường hợp vô ý tiêm nhầm epinephrine.
🡺 Nhằm khắc phục những nhược điểm trên, một số loại bút tiêm epinephrine tự
động được cải tiến và đang giới thiệu vào thị trường với hàm lượng thay đổi0,5 mg,
kéo dài thời hạn dùng lên đến 24 tháng và ngày càng an toàn hơn.
▪ Bút EpiPen: dành cho người từ 30kg trở lên, với liều
lượng 0,3 mg.
▪ Bút EpiPen Jr dành cho người từ 15 – 30 kg, với đơn
liều 0,15mg
Sơ đồ chi tiết về chẩn đoán và xử trí phản vệ
Ban hành kèm theo thông tư 51/20177TT – BYT ngày 29 tháng 12
năm 2017 của Bộ trưởng Bộ y tế
Bù dịch
⮚ Là biện pháp quan trọng trong ổn định huyết động bệnh nhân phản vệ.

⮚ Hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế và Hội Miễn dịch lâm sàng châu Âu khuyến cáo
lượng dịch truyền trong giờ đầu tiên 1000 – 2000 ml.

⮚ Về sinh lý: Tụt huyết áp không chỉ do tăng tính thấm thành mạch mà còn còn do
giảm trương lực mạch máu vốn đáp ứng kém với bù dịch 🡺 Nếu bệnh nhân vẫn
còn tụt huyết áp sau lượng dịch truyền ban đầu thì việc tiếp tục bù dịch phải
cân nhắc rất thận trọng.

⮚ Trong một loại sốc dãn mạch khác là sốc nhiễm trùng thì việc dùng thuốc vận
mạch sớm hơn để ổn định huyết động đem lại kết cục khả quan hơn.
Corticosteroids Việc sử dụng corticosteroids trong
phản vệ dựa trên hiệu quả ức chế
phản ứng viêm thông qua
• Các hóa chất trung gian của phản
vệ.
• Điều tiết gen 🡪 thường xảy ra muộn
(khoảng 4 – 6h).

🡺 Thường được dùng trong phản vệ


để ngừa phản vệ kéo dài hoặc phản vệ
hai pha nhất là trên bệnh nhân có tiền
sừ hen phế quản.
Có thể dùng methylprednisolone 1 – 2 mg/kg hoặc hydrocortisone 100 – 200 mg tiêm
mạch (thông tư 51).
Corticosteroids
• Không tìm thấy bất cứ nghiên cứu có đối chứng nào đánh giá hiệu quả cùa corticosteroids
trong phản vệ, kể cả tử vong cũng như phản vệ tái phát và phản vệ kéo dài.
• Gần đây, một hồi cứu trên bệnh nhân bị phản ứng dị ứng vào cấp cứu cho thấy có 48%
bệnh nhân được dùng corticosteroids, thậm chí có 63% trong số các bệnh nhân này được
dùng corticoscteroids sau khi xuât viện. Tuy nhiên, việc dùng corticosteroids không làm
giảm được tỳ lệ dị ứng tái phát trong vòng 7 ngày (tỷ số chênh 0,86; khoảng tin cậy 95%
0,63 – 1,17). Hay nói cách khác cần sử dụng corticosteroids cho 40 bệnh nhân mới giảm
được một lần tái phát.
• Nếu tính đến những tác dụng bất lợi của corticosteroids như tăng đường máu, tăng huyết
áp thì kết quả của nghiên cứu này làm cho việc sử dụng corticosteroids phải rất thận
trọng.
Kháng histamin
• Mặc dù histamine là hóa chất trung gian chính
trong phản vệ, tuy nhiên kháng histamine H1 và
kháng histamine H2 chỉ có tác dụng trên thụ thể
H1, H2 do đó chỉ có hiệu quả với các triệu chứng
da niêm, triệu chứng tiêu hóa chứ không có tác
dụng trên các triệu chứng tim mạch.
• Tuy nhiên, cần thấy là epinephrine cũng có tác
dụng trên các triệu chứng này.
Kháng histamin

• Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của kháng histamine trong phản vệ
về cải thiện tử vong và triệu chứng.
• Thông tư 51 Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng kháng histamine trong phản vệ độ I (chỉ có
triệu chứng da niêm). Ngoài ra, kháng histamine được xem như một biện pháp điều trị
hỗ trợ trong các dạng phản vệ nặng.
✔ Kháng histamine H1 là diphenhydramine 25-50 mg tiêm mạch hoặc tiêm bắp (trẻ
em 10-25 mg).
✔ Kháng histamine H2 là ranitidine 50 mg tiêm mạch (trẻ em 1 mg/kg).
KẾT LUẬN

• Phản ứng phản vệ có thể diện ra ở bất cứ đâu với bất kỳ loại thuốc
hoặc dị nguyên nào.
• Diễn biến lâm sàng phong phú, phức tạp, khó lường trước.

• Cần nhận biết sớm các tình huống phản vệ đã xảy ra, đồng thời sẵn
sàng cấp cứu kịp thời hiệu quả.

You might also like